Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Ở đâu lại về đấy, như cụ Giáp thôi mờ!



Gấp rút chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình 

Phan Anh
Dân Việt

Thứ Bảy, ngày 22/09/2018 15:41 PM (GMT+7) 

(Dân Việt) Con đường dài gần 200 m được tu sửa, nhiều đèn đường được thắp sáng để chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang theo nghi thức cao nhất cấp Nhà nước tại quê nhà thuộc tỉnh Ninh Bình.


Trong hai ngày 21 và 22.9, công tác chuẩn bị mặt bằng ở xã Quang Thiện 
(huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), quê hương Chủ tịch nước Trần Đại Quang 
đang được gấp rút diễn ra để chuẩn bị lễ tang. 


Một khối lượng lớn vật liệu xây dựng được tập kết gần nhà Chủ tịch nước. 
Nơi đây sẽ đón các đoàn quốc tế, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 


Hàng chục máy móc chuyên dụng và nhiều xe tải lớn làm việc liên tục, gấp rút. 


Khu vực được lựa chọn làm lễ viếng dài gần 200 m, nằm ngay đối diện 
cổng nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 


Nơi này cách quốc lộ 10 khoảng 2 km, thuộc xã Quang Thiện 
(huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). 


Các hoạt động thi công tại đây đều được giám sát chặt chẽ.
.


Ngoài công tác giải phóng mặt bằng, đường điện thắp sáng cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng.
.


Dưới thời tiết nắng gắt, nhiều người dân tiến hành quét dọn vệ sinh những khu vực đã hoàn thành thi công. 
 

Kênh dẫn nước qua trước mặt khu vực này được kè đá kiên cố. 


Xung quanh nơi này được lực lượng công an và bộ đội bố trí chốt chặn 
để bảo vệ an ninh từ xa. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó Thủ tướng Triều Tiên đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi sự giúp đỡ của Hàn Quốc.


  • Chia sẻ với các phóng viên ngày 21/9, cố vấn kinh tế đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim Hyun-chul, cho biết Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong-nam đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ trong cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong tuần này.
    Trước đó ngày 18/9, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong và các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng để dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
    Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên thừa nhận sự yếu kém của nền kinh tế.
    Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng chia sẻ điều này với Tổng thống Moon Jae-in và bản thân ông cũng đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế bị đình trệ của Triều Tiên sau nhiều năm theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ kẻ thù thành đối tác


https://baomai.blogspot.com/
Bìa ấn bản tiếng Việt của cuốn ''From Enemies to Partners'' đã phát hành bản tiếng Anh tại Mỹ

Đồng tác giả cuốn sách về dioxin ra mắt ấn bản tiếng Việt vào cuối tháng này nói rằng "mục đích là giúp người đọc hiểu đúng hơn về vấn đề dioxin".

Dự kiến hôm 26/9, Nhà xuất bản Thế Giới tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Từ Kẻ Thù Thành Đối Tác - Việt Nam, Hoa Kỳ Và Chất Da Cam của hai tác giả Charles Bailey và Lê Kế Sơn tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội.

https://baomai.blogspot.com/
  
Vào tháng 11/2017, bản tiếng Anh của cuốn này (From Enemies to Partners: Vietnam, the U.S. and Agent Orange) đã được ra mắt tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Nhận thức không đầy đủ

Hôm 18/9, ông Lê Kế Sơn, đồng tác giả và là cựu Phó tổng cục Tổng cục Môi trường Việt Nam:

"Mục đích của cuốn sách là giúp bạn đọc từ hai phía, Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là những người xây dựng chính sách, nghiên cứu, tổ chức các hoạt động khắc phục hậu quả dioxjn hiểu rõ hơn, hiểu đúng hơn mọi vấn đề liên quan đến dioxin, để từ đó có những hoạt động có hiệu quả hơn."

https://baomai.blogspot.com/
  
"Trước đây, vì nhiều lý do, trong đó có lý do khoa học, đã có những nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai về hậu quả của chất da cam. Cuốn sách của chúng tôi đã đề cập đến những điều này."

Ông Sơn nói "những nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai" đã được đề cập trong cuốn sách.

Trả lời câu hỏi về việc liệu có chi tiết nào "nhạy cảm" bị biên tập hoặc cắt bỏ khỏi bản in cuối cùng, ông Sơn đáp: "Các Nhà xuất bản G.Anton (bản tiếng Anh) và Nhà xuất bản Thế Giới (bản tiếng Việt) hoàn toàn tôn trọng nội dung cuốn sách."

"Điều trăn trở duy nhất của tôi là làm sao cuốn sách có nhiều thông tin nhất, bảo đảm tính chính xác, chân thực, có sức thuyệt phục đối với người đọc."

Phản hồi của người đọc

https://baomai.blogspot.com/
Tiến sĩ Charles Bailey (Swarthmore '67) là Giám đốc danh dự của Chương trình Aspen Institute Agent Orange tại Việt Nam. Tiến sĩ Bailey là đại diện Quỹ Ford tại Việt Nam từ 1997-2007. TS. Lê Kế Sơn là cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam. Ông cũng là một bác sĩ y khoa với bằng tiến sĩ về chất độc và phục vụ như một y sĩ trong Quân đội nhân dân trong 25 năm.

Về bản tiếng Anh của cuốn Từ Kẻ Thù Thành Đối Tác - Việt Nam, Hoa Kỳ Và Chất Da Cam, Essie Harmon viết trên trang Goodreads:

"Đọc phần mở đầu, tôi biết rằng đây sẽ là một cuốn sách tuyệt vời với một thông điệp có giá trị. Cuốn sách này đem lại cảm giác trung lập khích lệ cả hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác để chấm dứt hệ lụy của dioxin."

Một người khác, Brenda viết:

"Tác phẩm của Lê Kế Sơn và Charles R. Bailey là một cuốn sách mang tính khai sáng, gây sốc và đem lại cảm hứng. Tôi đã rất ngạc nhiên vì những điều tôi đọc trong sách. Và tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ cần đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp người Việt Nam xử lý tình trạng trẻ em khuyết tật do chất độc này, và thực tế là họ cần dọn dẹp những gì còn sót lại, như tại sân bay Biên Hòa."

https://baomai.blogspot.com/  
Đại sứ Mỹ Ted Osius và tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tham quan khu xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng hồi tháng 10/2016

Trong một diễn biến khác, Đài NHK của Nhật hôm 5/9 cho hay, Tập đoàn Shimizu và Bộ Quốc phòng Việt Nam chuẩn bị cho dự án khử nhiễm đất nhiễm dioxin triển khai vào tháng 11/2018 tại sân bay Biên Hòa. 850.000 tấn đất tại khu vực này bị cho là nhiễm dioxin.

https://baomai.blogspot.com/
  
Shimizu sẽ sử dụng công nghệ "thân thiện hơn với môi trường và rẻ hơn phương pháp thông thường" để làm sạch đất, NHK viết.

Cuối tháng trước, tin cho hay Việt Nam yêu cầu công ty Monsanto bồi thường cho nạn nhân dioxin.

https://baomai.blogspot.com/
  
Thời điểm đó, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà nói trong cuộc họp báo định kỳ: "Chúng tôi ủng hộ phán quyết ngày 10/8 của tòa án San Francisco buộc công ty Monsanto phải bồi thường cho công dân Mỹ về tác động từ chất diệt cỏ đến sức khỏe của công dân này".

https://baomai.blogspot.com/
  
"Đây là án lệ bác lại những luận điểm trước đây cho rằng chất diệt cỏ mà công ty Monsanto cũng như các công ty hóa chất khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là không gây tác hại cho sức khỏe con người."

"Công ty Monsanto cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân dioxin Việt Nam về những tác hại từ chất diệt cỏ mà công ty này đã cung cấp".

https://baomai.blogspot.com/  
Dự án tẩy dioxin ở sân bay Đà Nẵng được triển khai từ năm 2012

Tháng 11/2017, khi đến Đà Nẵng dự APEC, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không dự lễ công bố hoàn thành dự án tẩy dioxin tại sân bay Đà Nẵng "vì lý do hậu cần và lịch làm việc" dẫn lời ông Christopher Abrams, Trưởng văn phòng Môi trường và Phát triển Xã hội, USAID ở Việt Nam.

Chủ đề nhạy cảm

Theo USAID, dự án tẩy một phần đất của sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được triển khai từ năm 2012, với chi phí gần 105 triệu đôla.

Dự án tẩy dioxin ở Đà Nẵng đã được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.

Tiếp theo sau sân bay Đà Nẵng, dự án tẩy dioxin đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng để triển khai tại sân bay Biên Hòa.

Theo website VTV, dự án này có tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng và được thực hiện đến năm 2020.

https://baomai.blogspot.com/
  
Chất dioxin và hậu quả của việc sử dụng chất da cam trong cuộc chiến Việt Nam từng là chủ đề nhạy cảm, không muốn được nhắc tới trong các cuộc gặp gỡ chính thức giữa giới chức hai bên.

Hồi năm 2004, đại diện cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam đã nộp đơn kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, vốn cung cấp chất khai quang, trong có dioxin, trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam.

Tới tháng 2/2008, một tòa phúc thẩm liên bang đã giữ nguyên phán quyết cấp sơ thẩm, theo đó bác đơn của các nạn nhân Việt Nam với lý do họ "đã không đưa ra đủ lý lẽ để buộc tội các công ty hóa chất của Hoa Kỳ".

https://baomai.blogspot.com/
  
Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, phía Mỹ đã huy động hơn 200 triệu đôla cả từ nguồn vốn chính phủ lẫn các nguồn khác cho việc xử lý hậu quả dioxin tại Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÃY CHUYỂN BIẾN SỚM HƠN

 Khi ông Phan Đình Diệu qua đời, ngoài các công trình khoa học, người ta nhắc đến những phát biểu của ông, về các vấn đề chính trị xã hội rất trực tiếp. Những phát biểu đã hai mư ơi năm trước này đã gây cho ông bao phiền phức khi đang sống nhưng lại là cái điều người ta trân trọng nhất trong cái nhìn của một trí thức.
          Còn khi ông Phan Huy Lê qua đời,  bè bạn và những người yêu mến ông thích nhắc tới những phát biểu mới nhất của ông về sử Việt Nam, như vấn đề triều Nguyễn, vấn đề nhà nước của người Chàm ở miền Nam Trung Bộ, và nói chung là sự có mặt của các dân tộc ngoài người Kinh trên lãnh thổ Việt Nam...
        Người ta bảo rằng ông Lê đã khỏa lấp nhiều khoảng trống lịch sử. Nhưng oái oăm thay, đó lại là những khoảng trống do chính ông tạo ra. Trong gần suốt cuộc đời ông -- theo chỗ đọc được của tôi -- đã để hết tâm huyết khởi động và cầm chịch cho thứ lịch sử cổ lỗ, trì trệ mà người ta đang sử dụng để định hướng quyền lực và dạy cho học sinh .
          Sự khác nhau giữa Phan Đình Diệu và Phan Huy Lê về căn bản chính là sự khác nhau giữa một người trí thức thực thụ và một trí thức cung đình hiện đại, nhưng được hình thành theo kiểu sử quan thời phong kiến.
         Những chuyển biến cuối đời của Phan Huy Lê rất đáng quý nhưng hơi muộn. Bản di chúc cuối đời của ông, nếu có, thì theo tôi đoán nó sẽ là một câu ngắn gọn:
    --Hỡi những người làm sử, ngay trong chuyên môn của mình, hãy chuyển biến sớm hơn!

QUAN CHỨC VÀ GIỚI CHUYÊN MÔN THỜI NAY 
Ngày xưa, một viên tri phủ, tri huyện, ít ra nó cũng phải nể một vài người. Một vị cao tăng, một tên ăn cướp, một ông đồ có những học trò nổi tiếng, một thày thuốc. Bây giờ, một tay bí thư huyện uỷ không còn sợ ai 
-- Không sợ gì các loại thầy kể cả các chức sắc tôn giáo
-- Không sợ gì kẻ cướp -- tự ông ấy là một kể cướp lớn. Còn như nếu ông ấy nói về văn nghệ, thì một nhà văn cỡ nhất nước như Nguyên Hồng, cũng có thể nói rằng: Ối giời ôi, chân lý đơn giản thế, mà trước đây, tôi không hay biết gì cả.
Nhận xét trên là do ông Chế Lan Viên đưa ra. Ông nói với Ng Khải và ông Khải nói lại với tôi từ những năm 1972-73.
 Tôi nhớ tới cái ý đó khi theo dõi vụ lùm xùm trong giáo dục đang kéo dài.

VỀ NHỮNG TÌM TÒI CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI 
Trong một môi trường tù đọng, trì trệ, mọi sự tìm tòi dù có đúng đắn đến đâu, cũng không tránh khỏi những khía cạnh mà người ta phải gọi là kỳ dị.
Tôi đã nghĩ như vậy nhân một lần nói chuyện với học giả Nguyễn Hiến Lê năm 1976 về trường hợp nhà văn Nguyễn Tuân. Khi tôi nói với ông Lê rằng ở miền Bắc, đời sống nghệ thuật trì trệ nhất là về mặt hình thức, ông Lê nói rằng không, ở Bắc cũng có người cũng có tìm tòi đấy chứ và ông nêu trường hợp Nguyễn Tuân là ví dụ. Tôi không có dịp trình bày chi tiết về sự phát triển ngòi bút của Nguyễn Tuân trong những năm chống Mỹ, nhưng tôi nói ngay cái điều mà tôi đã nghĩ từ trước rằng một số tìm tòi của Nguyễn Tuân không được tự nhiên, cái cuộc tìm tòi ấy có gì không tự nhiên không phải do nhu cầu nội tại, nó do rỗi rãi chán chừng quá mà tìm, bế tắc mà tìm, và đứng về mặt mỹ học mà nói thì những tìm tòi đó có màu sắc kì quái.
Tôi lại muốn sử dụng ý đó đối với những tìm tòi của GS Hồ Ngọc Đại, trên lĩnh vực dạy tiếng Việt cho học sinh cấp một nói riêng và hướng phát triển giáo dục nói chung. Trong lúc tiếng Việt, kể cả tiếng Việt ở nhà trường đang bị bao nhiêu thách thức, thì câu chuyện dạy tiếng Việt cho học sinh mới đi học chỉ là chuyện nhỏ, tôi nghĩ là không cần phải dành cho nó nhiều thì giờ và tâm huyết đến thế.
Ngoài ra, tôi lại thấy ngay trong quan niệm của GS về ngôn ngữ cũng còn có vấn đề mà tôi không thể chia sẻ. Quan niệm của GS Đại và các đồng nghiệp của ông cho rằng trong ngôn ngữ thì phần âm là phần chủ, phần chữ viết là phần thay thế. 
Tôi thấy ngược lại, chính ra trong ngôn ngữ, chữ viết mới là phần quan trọng vì nó là phần trí tuệ tự giác trong nhận thức ngôn ngữ của một cộng đồng. Trong tiếng Hán chẳng hạn nhiều từ đã có chữ viết trước rồi mới có cách đọc.
 GS Đại  cho biết nguyên tắc sư phạm của ông  là trò làm lấy mọi việc, trong tiết học  thầy giáo là người giao việc học trò mới là kẻ thi công bài học. Tôi rất dị ứng với cái công thức này vì nó trái với lẽ phải thông thường. Về nguyên tắc phải dạy như thế nào để học sinh có thể chủ động trong tiếp thu tiếp nhận. Nhưng nói rằng các em có thể hiểu ý đồ của thầy rồi tự mình tìm tòi trong lĩnh vực kiến thức, thì quả là câu chuyện xa vời, chỉ có những học sinh thiên tài nào đó mới có thể thấu hiểu ý định của những ông thầy thiên tài nói trên.
Tôi có một cháu trai năm nay 25 tuổi. Cháu nói rằng có nhiều bạn cùng tuổi từng học ỏ trường thày Đại và các bạn ấy có nếp tư duy tốt. Nhưng 20 năm trước tôi không xin cho con vào trường thục nghiệm và bây giờ cũng không lấy làm tiếc.Theo tôi, những tìm tòi của GS Đại có đúng chăng nữa thì là chỉ đúng với những trường hợp lý tưởng, mà không thể sử dụng đại trà ở các lớp, nhất là trong trường hợp nhà trường và học trò nước ta hiện nay.
Dẫu sao trường thực nghiệm cũng còn là một cái gì có hình thù rõ rệt. Nó khác hẳn với những cuộc tìm tòi khác trong ngành giáo dục mà người ta đã chi phí không biết bao nhiêu tiền của, nhưng kết cục thì không ai  thấy rõ là như thế nào.
Qua trường hợp của trường thực nghiệm, tôi càng thấy rằng nền giáo dục ta hiện nay là vô phương cứu chữa, như mấy bài về giáo dục mà tôi đã viết mấy năm trước và sẽ còn định viết tiếp.

VCN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động


Lê Hồng Hiệp - Đảng sẽ phải tìm kiếm một ứng cử viên để điền vào vị trí mà ông Quang để lại. Quyết định về vấn đề này có thể sẽ được đưa ra tại Hội nghị trung ương lần thứ tám của Uỷ ban Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng 10 tới. Sau đó, ứng cử viên được lựa chọn sẽ được Quốc hội phê chuẩn, nhiều khả năng tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2019. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi vị Chủ tịch nước mới được bổ nhiệm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Nguồn: TTXVN)
Việc Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 là một cú sốc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù ông Quang được biết là đã bị bệnh một thời gian, ông vẫn được nhìn thấy tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác nhau cho đến một vài ngày gần đây. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức tiết lộ rằng ông bị phát hiện nhiễm một loại vi-rút “hiếm”, “độc hại” và không thể chữa được vào tháng 7 năm 2017 và đã trải qua sáu đợt điều trị tại Nhật Bản.

Ông Quang là Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên qua đời khi đang đương chức kể từ khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần năm 1980. Khi qua đời, ông Quang mới chỉ phục vụ được 2 năm và 172 ngày trong cương vị Chủ tịch nước. Vì vị trí Chủ tịch nước nhìn chung mang tính lễ nghi trong khi tình trạng bệnh tật đã hạn chế hoạt động của ông trong hơn một năm qua, di sản mà ông Quang để lại không có nhiều nổi bật. 


Đồng thời, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã phơi bày nhiều vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Công an, nơi ông Quang từng giữ chức Bộ trưởng từ năm 2011 đến năm 2016. Mặc dù ông Quang chưa chính thức bị quy trách nhiệm về những bê bối này, chúng vẫn phủ bóng đen lên nhiệm kỳ của ông. Cùng với tình trạng sức khỏe kém, khả năng ông bị quy trách nhiệm cho các vụ bê bối kể trên đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng ông có thể bị loại khỏi vị trí Chủ tịch nước trong tương lai gần.

Sự qua đời của ông Quang đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam không phải tiến hành thủ tục nhiều khả năng sẽ khó khăn và nhạy cảm này nếu xét việc từ trước tới nay chưa có lãnh đạo nào trong hàng ngũ “tứ trụ” của Việt Nam từng bị cách chức hoặc thay thế khi đang còn tại vị. 

Tuy nhiên, Đảng sẽ phải tìm kiếm một ứng cử viên để điền vào vị trí mà ông Quang để lại. Quyết định về vấn đề này có thể sẽ được đưa ra tại Hội nghị trung ương lần thứ tám của Uỷ ban Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng 10 tới. Sau đó, ứng cử viên được lựa chọn sẽ được Quốc hội phê chuẩn, nhiều khả năng tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2019. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi vị Chủ tịch nước mới được bổ nhiệm.

Hiện tại, vẫn chưa rõ ai sẽ được Đảng đề cử để đảm nhận chức vụ này. Có các tin đồn cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cũng có thể là một ứng cử viên tiềm năng.

Mặc dù vị trí Chủ tịch nước phần lớn mang tính lễ nghi, nhưng ai được chọn để tiếp quản vị trí này trong thời gian tới lại có thể có một số tác động quan trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai. Ví dụ, nếu ông Nhân được chọn, cấu trúc lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, bao gồm bốn chức vụ (Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội) do bốn chính trị gia khác nhau nắm giữ, có thể sẽ được duy trì. Tuy nhiên, trong trường hợp Đảng chọn ông Vượng, người hiện cũng được xem là ứng viên tiềm năng nhất thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì có một khả năng là ông Vượng sẽ nắm giữ cả hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sau Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2021.

http://nghiencuuquocte.org/2018/09/21/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-doi-va-tac-dong/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc đại chiến Thương mại Mỹ - Trung, ai thắng?


Lưu Trọng Văn - Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trong cuộc gặp Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng nước gã đề nghị: cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là hai bên cùng hợp tác khai thác.
Gã nghe mà rơn rơn ... sướng.
Image result for Phạm Bình Minh,  hai bên cùng hợp tác khai thác.
Học tập bài của Vương Nghị gã viết thư cho Vương Nghị:
Thưa đồng chí kính và mến. Tôi và đồng chi đều có tình cảm nồng nàn sâu sắc với người mà đồng chị gọi là vợ. Để chúng ta không là tình địch của nhau và giải quyết ổn thoả tranh chấp... tình trên, tôi đề nghị chúng ta cùng hợp tác và khai thác... nàng.
Gửi đồng chí lời chào láng giềng bốn... tốt.

Nguyên nhân Liên Xô sụp đổ là do kinh tế bị kiệt quệ khi sập bẫy Chạy đua vũ trang mà cao trào là cuộc đua Chiến tranh trên các vì sao.

Tình báo cùng hệ thống truyền thông khổng lồ đã nống lên về sức mạnh vũ khí Mỹ dẫn đến bao tiềm lực kinh tế của Liên Xô dồn cho quận sự, chinh phục vũ trụ và niềm tự hào hão: Sức mạnh vô địch của cộng sản trên toàn thế giới.

Cuộc đua ấy càng dài, càng tăng tốc, kinh tế bao cấp càng bộc lộ sức mạnh ảo để rồi toác rỗng.

Trump giờ đây đang tập trung vào đối thủ mới và chính của Mỹ: Trung Quốc. Bài mới không ẩn danh Chạy đua vũ trang, chinh phục các vì sao mà toẹt thẳng: Đại chiến thương mại và chinh phục kinh tế toàn cầu.

Trump tấn công hai gọng kìm, một trực diện với hàng hoá khổng lồ của Trung Quốc, một vạch mặt các cuộc xâm lăng của Trung Quốc bằng kinh tế rồi chi phối chính trị các nước trên thế giới để các nước trên thế giới đồng khởi chống lại.

Đại chiến thương mại này phần thắng thuộc về ai?

Là nhà kinh doanh Trump quá biết cuộc đua cạnh tranh kinh tế phần thắng chỉ thuộc về kẻ trường vốn tức kẻ thực sự mạnh. Trump cũng quá hiểu kẻ thực sự mạnh phải là kẻ làm chủ công nghệ, làm chủ quan hệ sản xuất, làm chủ các thương hiệu và làm chủ niềm tin của khách hàng - thị trường.

Và ở những nền tảng ấy thì số lượng hàng hoá tràn ngập, giá rẻ cùng mạng lưới nhân công rẻ, khổng lồ chưa nói lên điều gì.

Phát lệnh tấn công. Trump áp thuế lên hàng trăm tỷ hàng hoá Trung Quốc. OK, Trung Quốc áp thuế đáp trả lên hàng hoá Mỹ.

Lúc đầu cả hai nhà sản xuất và tiêu dùng đều thiệt hại nặng. Nhưng Trump tin vào cuộc đua đường dài khi Mỹ làm chủ đồng đola chi phối cùng niềm tin không chỉ 300 triệu dân Mỹ mà niềm tin toàn cầu vào sản phẩm, thương hiệu, công nghệ cũng như công bằng bản quyền hàng hoá của Mỹ thì Trung Quốc sẽ gục ngã.

Gã cũng tin như vậy.

Gã biết rằng lâm vào cuộc đua này hàng trăm triệu người dân Trung Quốc sẽ khốn khó sinh nhai, sẽ mất việc làm, hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phá sản. Gã không vui vì thảm cảnh ấy.

Nhưng đổi lại, gã tin, rất tin cuộc đại chiến thương mại và cuộc đồng khởi các quốc gia toàn thế giới chống ách đô hộ kinh tế bẩn của Trung Quốc mà phần thất bại thuộc về Trung Quốc, Tập Cận Bình và Trung Nam Hải nếu không tỉnh ngộ chiến lược Thiên hạ coi Thiên hạ là nô bộc của mình để buộc Trung Quốc chân thành làm bạn tử tế của thế giới thì Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã như Liên Xô đã sụp đổ và tan rã.

Đất nước gã có gì hạnh phúc hơn nếu có một láng giềng tử tế, tôn trọng các giá trị của Tạo hoá và Nhân loại. 


Một Trung Quốc như thế sẽ tác động mạnh vào nước gã giúp nước gã sớm trở thành một quốc gia tử tế và tôn trọng các giá trị của Tạo hoá và Nhân loại.

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đây là thông tin vừa được tờ Tân Hoa Xã, trích dẫn từ thông cáo chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho hay.


Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 05/2017.
Theo đó, chiều ngày 21/09, sau khi nhận được thông tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời, Chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức có công điện chia buồn chính thức gửi tới Chính phủ Việt Nam.
Công điện chia buồn cho biết, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự mất mát vô cùng to lớn, là sự tổn thất nghiêm trọng đối với Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
Công điện do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ký cũng cho biết, người đứng đầu Trung Quốc sẽ đến Việt Nam để dự Quốc tang và viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Hiện vẫn chưa rõ lịch trình cụ thể đến Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra khi nào.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
Trước đó, theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10 giờ 5 phút ngày 21.9.2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thanh Hiền

Phần nhận xét hiển thị trên trang