Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào: Sống giữa đô thị lộn xộn con người dễ lộn xộn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM



KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VÀ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Lê Quý Hiền

Tôi, nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền với tư cách công dân khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nước CHXHCNVN xem xét ngay việc xuất hiện việc dạy thí điểm cải cách chữ viết và phát âm Tiếng Việt. Vấn đề không chỉ là chuyện nên hay không, đúng hay sai mà nghiêm trọng hơn là cách thay đổi này làm xáo trộn xã hội, xâm phạm đến Quốc hồn Quốc túy, bản sắc của Dân tộc là Tiếng Việt vì những lý do sau: 


1-Ngôn ngữ Tiếng Việt hình thành là do nhân dân tiếp thu, và được hoàn thiện từ thế hệ này qua thế hệ khác một cách tự nhiên chứ không phải là những quy định, phát kiến của cá nhân hay cơ quan tổ chức nào.

2- Đặc điểm của ngôn ngữ là từ chữ tìm âm thích hợp để thể hiện chữ và phân biệt nghĩa chứ không áp đặt âm vào chữ. Khi trong ngôn ngữ Việt có chữ C, K, Q đã có âm cờ, ca, quờ để phân biệt, nay lại định gộp làm một thành âm cờ sẽ rất phức tạp và dẫn đến sự lộn xộn của ngữ nghĩa, trước hết việc viết sai chính tả sẽ trầm trọng hơn, tiếng Việt sẽ mất đi sự phong phú và vẻ đẹp tinh tế.

Ví dụ từ “Tổ quốc” là thiêng liêng nếu cải tiến , “Tổ quốc” sẽ thành “Tổ cuốc” sẽ ra sao ? Người ta chỉ gọi Tổ quốc thành tổ cuốc với ý định mỉa mai sao nỡ định biến sự mỉa mai thành chính thức?

3- Đất nước nào cũng cần ổn định và phát triển, ngôn ngữ một Dân tộc càng phải thế. Trẻ Việt sinh ra biết nói tiếng Việt (phát âm) là từ gia đình, cha mẹ, quê hương chứ không biết nói tiếng Việt từ những người khoác áo khoa học ngồi trong phòng nghĩ ra phát kiến, cải tiến.

4- Khoa học nào cũng phải bắt đầu từ thực tế, căn cứ vào thực tế để cải tiến và phát triển chứ không thể xóa bỏ thực tế để phát kiến cái gọi là mới rồi áp đặt theo biện pháp hành chính ( dạy cho trẻ trong trường học , trong sách giáo khoa theo “phát kiến mới” cũng là một cách áp dặt hành chính).

5- Thừa nhận ngôn ngữ Việt ( hay bất cứ ngôn ngữ nước nào) cũng có một số bất cập và cộng đồng hiểu theo thói quen. Ví dụ : “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược” hay “Quyết tâm đánh bại giặc xâm lược” thì từ “bại” “thắng” dù trái nghĩa nhưng đều là quyết tâm để ta thắng giặc bại. Ngôn ngữ từng dân tộc cũng phụ thuộc vào thói quen của mỗi dân tộc khác nhau. Nước ngoài lấy đối tượng so sánh nên nói “máy bay bay dưới trời, con kiến bò trên đất” , còn dân ta lấy vị trí mắt người thấy nên thành “ máy bay bay trên trời” và “con kiến bò dưới đất”. Ví dụ vậy là để thấy cần tôn trọng thói quen thành nếp của cả một dân tộc, không thể quy định cả dân tộc phải nói “máy bay bay dưới trời “ hay gọi "Tổ quốc" là "Tổ cuốc" hoặc đánh vần "quê hương" là "cuê hương" được!

6 – Ngôn ngữ dân tộc quan trọng hơn bất kỳ một dự án lớn nào, quan trọng cũng như Quốc ca, Quốc kỳ khi có thay đổi phải được Chính phủ và Quốc hội thông qua chứ bộ GD-ĐT hay ai đó nhân danh nhà khoa học không thể tùy tiện thay đổi được. Kể cả cái gọi là "thí điểm" cũng phải được QH thông qua và Chính phủ cho phép ! Không thể coi thầy cô giáo và học sinh là chuột bạch. Càng không thể coi TIẾNG VIỆT thiêng liêng thành như đất sét để tùy tiện nhào nặn theo ý chủ quan.

7- Tiếng Việt mất ổn định thì đất nước mất ổn định. Đằng sau "phát kiến cải tiến " này liệu có phục vụ cho âm mưu nào để hủy hoại Văn hóa Việt, gây bất ổn xã hội? 

Vì tính cấp thiết trước một vấn đề tưởng nhỏ song rất quan trọng tới Văn hóa của cả một Dân tộc , tôi viết những đề nghị này một cách ngắn gọn, mong Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nhanh chóng xem xét.. 

Kính
Lê Quý Hiền

(Hy vọng ý kiến này đến được với các vị đang có trọng trách với đất nước. Mong ai gần cận các vị đọc được làm ơn chuyển hộ vì tôi chả quen biết, tiếp cận được) .

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thành cô hồn hết rồi sao???

Người Tàu rải tiền bố thí, người Việt trở thành trò mua vui cho họ trên chính quê hương của mình.

VdaiLy Poster | 

Cả trăm người tranh nhau gi.ật tiền gia chủ ném ra trong buổi lễ cúng cô hồn. Nhiều nhóm suýt lao vào đán.h nhau nhưng may mắn lực lượng công an có mặt kịp thời giải tán đám đông.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 1.
Trưa 26/8 (16/7 Âm lịch) tại một nhà hàng người Hoa trên đường Nguyễn Biểu (phường 2, quận 5, TP. HCM) làm mâm cỗ cúng cô hồn với đầy đủ thịt gà, heo, bánh, hoa quả,..
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Theo gia chủ, năm nào tại đây cũng cúng cô hồn nhưng năm nay chọn cúng ngày 16 âm lịch thay vì ngày 15 âm lịch như các năm trước.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Việc lùi ngày cúng cô hồn nên mâm cỗ cũng linh đình hơn, số tiền gia chủ rải xuống đường cũng nhiều hơn. Mặc dù theo lịch 13h30 mới chính thức rải tiền sau lễ cúng cô hồn nhưng từ 11h cả trăm người đã tập trung chờ sẵn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 4.
Đến 11h30 số lượng thanh niên đi giật tiền cúng cô hồn càng tăng lên và 30 phút tiếp theo thì chật kín cả con đường, giao thông ùn ứ.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Để đảm bảo an ninh, công an phường và dân phòng đã có mặt từ sớm kiểm soát tình hình, điều tiết giao thông. 12h15 ngày 26/8, trời nắng khá gắt nhưng rất đông người chỉ yếu là thanh niên vẫn rất kiên nhẫn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 6.
Lần này người dân không dùng các dụng cụ tự chế như vợt, bao bì như trước để hứng tiền. Đám đông bắt đầu xô đẩy khi gia chủ cầm bịch tiền khá to (khoảng chục triệu đồng) đi ra hướng ban công của lầu 1 để chuẩn bị rải xuống đất, nơi có hàng trăm người đang hỗn loạn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 7.
Một nắm tiền trên tay của gia chủ rải xuống, rồi đến nắm thứ 2 thì tất cả mọi người bên dưới đã quỳ hoặc khom xuống đất để nhặt tiền. Nếu ai nhanh tay hoặc tinh mắt ở thì nhảy lên hoặc lấy nón hứng tiền.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 8.
Thậm chí có người bất chấp nguy hiểm trèo lên mái nhà để nhặt tiền bị mắc kẹt.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 9.
Thành quả của 1 người đàn ông khi lao vào đám đông giành giật tiền cúng cô hồn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 10.
Tất cả tạo nên khung cảnh khá hỗn loạn cho đến khi những thanh niên bắt đầu tranh giành rồi suýt dùng nắm đấm để “nói chuyện”.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 11.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 12.
Rất may, lúc này cảnh sát nhanh chóng có mặt để ngăn chặn kịp thời màn ẩu đả để giật tiền cúng cô hồn. Màn rải tiền sau lễ cúng diễn ra khoảng 15 phút nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy thoả mãn vì nhặt được nắm tiền trên tay. Theo các thanh niên này, giật tiền cúng cô hồn là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong năm.
http://soha.vn/ca-tram-nguoi-lao-vao-tranh-cuop-suyt-au-da-vi-giat-tien-cung-co-hon-o-sai-gon-20180826165355833.htm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Cát, phá, Bộ Quốc phòng và Cà Mau sẽ biến mất


Cát, phá và… Bộ Quốc phòng
Trân Văn - Từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất cảng 43 triệu khối cát nhiễm mặn sang Singapore. Từ 1960 Singapore liên tục mua cát ở khắp nơi trên thế giới để bồi đắp, mở rộng diện tích lãnh thổ của họ. Đến nay, diện tích lãnh thổ của Singapore đã tăng thêm 24%, phần lớn nhờ cát mua từ Việt Nam. Việt Nam mất bao nhiêu phần trăm diện tích do khai thác cát? Không có số liệu chung về sạt lở nhưng chắc chắn con số đó hết sức kinh khủng. Theo một vài thống kê đã được công bố thì gần đây, mỗi năm, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long mất năm cây số vuông mặt đất do sạt lở tại sông rạch và bờ biển.Với tốc độ sạt lở như hiên nay, người ta ước đoán sau vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.

Từ 2007 đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát
Giống như Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long), địa hình, địa mạo Đông Nam bộ tiếp tục biến dạng, vỡ nát vì khai thác cát. Trong loạt bài mô tả tình trạng tuyệt vọng của sông Đồng Nai, phóng viên tờ Người Lao Động kể rằng, tình trạng sạt lở không thể ngăn chặn được đã trở thành đại họa thường trực, đe dọa dân chúng cư ngụ dọc sông Đồng Nai, suốt từ Cát Tiên – Lâm Đồng (thượng nguồn) đến Tân Uyên – Bình Dương (hạ du). Chẳng riêng vườn tược, nhà cửa mà chợ cũng sụp xuống sông. Dòng sông hiền hòa, nguồn cung ứng nước cho các cộng đồng dân cư rộng lớn, bao gồm cả Sài Gòn đang quẫy đạp trong cơn hấp hối.Nguyên nhân chính là do khai thác cát tràn lan, vô tội vạ, dòng chảy biến đổi, cộng thêm với tác động của thủy điện và sản xuất công nghiệp.

Nguyên nhân đó đã được xác định cách nay chừng… 20 năm nhưng nước thải công nghiệp vẫn đổ thẳng vào sông, giấy phép xây dựng các công trình thủy điện, giấy phép khai thác cát vẫn được hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương tung ra như bươm bướm. Không tìm được tấm áo “nạo vét, tận thu” thì khai thác lậu. Về lý thuyết, lậu là bất hợp pháp, với sông Đồng Nai, lậu đồng nghĩa với hủy diệt môi sinh, môi trường sống nhưng hệ thống công quyền không hành động mà chỉ than… “quá khó (1).

Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực tại Việt Nam từng liên tục nhắc nhở, cát không chỉ là khoáng sản hay vật liệu xây dựng mà còn là nền móng lãnh thổ nhưng tại Việt Nam, giới hữu trách từ trung ương đến địa phương vẫn thi nhau ký - cấp giấy phép hoặc “thỏa thuận miệng” cho một số doanh nghiệp khai thác cát.

Theo sau những tờ giấy phép do hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau ký – cấp là tình trạng sạt lở ở ven suối, ven sông, bờ biển xảy ra khắp nơi. Bởi khai thác cát – sạt lở còn hủy hoại tài sản và hủy diệt sinh kế của dân chúng, hàng trăm cuộc biểu tình, một số biến thành bạo động suốt từ ngoài Bắc vào tới trong Nam vẫn không làm những viên chức hữu trách run tay.

Phần lớn cát đã khai thác được xuất cảng với giá rẻ mạt. Theo các số liệu do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố, từ 2007 đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, cát xuất cảng chủ yếu được móc từ lòng các con sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khối lượng khoảng 24 triệu mét khối. Do bị các chuyên gia và dân chúng chỉ trích kịch liệt, cuối năm 2009, chính phủ Việt Nam cấm xuất cảng cát.

Đến năm 2013, Bộ Xây dựng Việt Nam tìm ra một con đường mới để tiếp tục móc cát mang đi bán: Giao cho một số doanh nghiệp tự bỏ tiền “khai thông, nạo vét luồng lạch” rồi được “tận thu, xuất cảng” cái gọi là “cát nhiễm mặn” để trang trải chi phí. Bộ Xây dựng Việt Nam gọi con đường mới này là “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải”!

Dẫn đầu “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” là Bộ Quốc phòng Việt Nam. Kế đó là chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Tính đến đầu năm ngoái, các chủ đầu tư bao gồm Bộ Quốc phòng và chính quyền 11 tỉnh đã trình 40 dự án, nhằm móc khoảng 250 triệu khối cát từ lòng biển để xuất cảng.

Từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất cảng 43 triệu khối cát nhiễm mặn sang Singapore. Từ 1960 Singapore liên tục mua cát ở khắp nơi trên thế giới để bồi đắp, mở rộng diện tích lãnh thổ của họ. Đến nay, diện tích lãnh thổ của Singapore đã tăng thêm 24%, phần lớn nhờ cát mua từ Việt Nam. Việt Nam mất bao nhiêu phần trăm diện tích do khai thác cát? Không có số liệu chung về sạt lở nhưng chắc chắn con số đó hết sức kinh khủng. Theo một vài thống kê đã được công bố thì gần đây, mỗi năm, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long mất năm cây số vuông mặt đất do sạt lở tại sông rạch và bờ biển. Với tốc độ sạt lở như hiên nay, người ta ước đoán sau vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.

Đầu năm 2017, tờ Tuổi Trẻ công bố một loạt phóng sự điều tra về khai thác – xuất cảng cát sang Singapore. Theo đó, trên các hợp đồng xuất cảng, giá bán cát chỉ từ 80 cents đến 1,3 Mỹ kim/khối, trong khi giá bán trên thực tế là hơn 4 Mỹ kim/khối. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ mất tài nguyên, lãnh thổ rỗng ruột mà chẳng thu được bao nhiêu từ thuế xuất cảng cát bởi trên giấy tờ, giá bán cát xuất cảng quá thấp.

Do tác động của dư luận, sau loạt phóng sự điều tra vừa kể, tháng 3 năm 2017, chính phủ Việt Nam triệu tập một cuộc họp bất thường và chỉ đạo tạm dừng cấp giấy phép xuất cảng cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án xã hội hóa để bù đắp chi phí nạo vét, duy tu các thủy đạo, gia tăng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đang thực hiện, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chẳng biết có phải các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” để xuất cảng sang Singapore với khối lượng lớn đều thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam (chủ nhiều quân cảng) hay không mà scandal trốn thuế, có đầy đủ dấu hiệu tổ chức buôn lậu tài nguyên, hủy diệt môi sinh, môi trường, đã được tờ Tuổi Trẻ tường trình cụ thể, chìm nghỉm. Tác động duy nhất của loạt phóng sự điều tra tưởng như sẽ bắc một cây cầu, đưa nhiều viên chức, “doanh nhân khả úy” ra vành móng ngựa chỉ là lệnh tạm dừng xuất cảng cát nhiễm mặn rồi… thôi.

***
Bởi cát gắn chặt với các công trình, chẳng riêng các chuyên gia mà một số doanh nghiệp tại Việt Nam bắt đầu đề cập đến việc xử lý cát nhiễm mặn, theo họ, nếu phải “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” thì con đường tốt nhất là tận dụng cát nhiễm mặn để thỏa mãn nhu cầu trong nước (san lấp, thay cát sông làm vật liệu xây dựng) (2). Thậm chí có những chuyên gia bỏ thời gian phân tích sâu để chứng minh cát biển quý hơn vì tốt hơn, đa dụng hơn, rẻ hơn cát sông (3). Tận dụng cát nhiễm mặn từ những dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” sẽ giải quyết được chuỗi vấn đề đang là vấn nạn mà các viên chức hữu trách ở Việt Nam vẫn than là không có hướng ra: Không khai thác cát thì thiếu vật liệu xây dựng cần thiết, giá cát tăng, phải nhập cảng cát. Khai thác cát thì sạt lở còn xuất cảng cát rõ ràng chỉ mất tài nguyên, ngân sách chẳng thêm được bao nhiêu chưa kể di họa cho môi sinh, môi trường.

Tin mới nhất là sau một năm rưỡi im hơi lặng tiếng, Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa đề nghị Thủ tướng Việt Nam cho phép bộ này tiếp tục thực hiện ba dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” theo “cơ chế đặc thù cá biệt”. Cụ thể là những doanh nghiệp được chọn “nạo vét luồng vào các cảng quân sự tại Cam Ranh và Phú Quốc” xong thì được xuất cảng 25 triệu khối cát nhiễm mặn. Cần lưu ý rằng tiếng là “xin chủ trương” nhưng công văn của Bộ Quốc phòng có tính chất giống như một “tối hậu thư”: Thủ tướng lắc đầu thì chính phủ phải chi 6.000 tỉ đồng, gật đầu thì không mất 6.000 tỉ và có thêm 656 tỉ tiền thuế! Giống như trước, với Bộ Quốc phòng, “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” mà không cần tổ chức đua tranh, lằng nhằng trong việc lựa chọn nhà thầu, chưa cần biết Thủ tướng gật hay lắc, doanh nghiệp đã được Bộ Quốc phòng tín nhiệm có thể chủ động tìm kiếm đối tác, thương lượng hợp đồng – định giá mua bán, thay luôn cả hệ thống công quyền xác định nghĩa vụ thuế chính xác đến… hàng đơn vị (656.077.911.360 đồng) (4).

Các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” mà Vùng 5 Hải quân làm chủ đầu tư từng là nguyên nhân khiến chính quyền tỉnh Kiên Giang phản đối kịch liệt việc móc hàng triệu khối cát quanh đảo Phú Quốc xuất cảng sang Singapore, trong khi các công trình xây dựng trên đảo này phải chở cát từ đất liền ra. Đó cũng là nguyên nhân kích thích tờ Tuổi Trẻ thực hiện loạt phóng sự điều tra vạch trần những lắt léo liên quan đến “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” hồi đầu năm ngoái.

Còn các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” mà Vùng 4 Hải quân làm chủ đầu tư ở Cam Ranh, Khánh Hòa thì từng đẩy dân chúng thị xã Cam Ranh đổ ra quốc lộ 1 biểu tình vì tôm, cá nuôi tại các ao quanh đầm Thủy Triều chết sạch trong khi việc bồi thường và hỗ trợ di dời thì lại không thỏa đáng. Cuộc biểu tình khiến quốc lộ 1 bị nghẽn ba ngày hồi tháng 4 năm 2015 ấy đã bùng phát trở lại hồi tháng 9 năm 2015. Lần này có hai trong số 60 ghe, xuồng của dân chúng phường Cam Phúc Bắc tham gia ngăn chặn việc “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” bị tàu của Vùng 4 Hải quân đâm chìm và hàng chục người bị bắt, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng”, cản trở việc thực hiện một… “dự án quốc phòng”!

Theo Bộ Quốc phòng, do “tác động mạnh của biến đổi khí hậu”, lối ra vào các quân cảng của các chiến hạm, thủy phi cơ không còn an toàn, nạo vét – khơi thông các thủy đạo là “cần thiết và cấp bách”. Bộ Quốc phòng chưa cho biết sự “cần thiết và cấp bách” ấy nhằm bảo đảm cho các chiến hạm, thủy phi cơ tiếp tục quay mũi vào bờ hay hướng ra biển Đông.

Trân Văn
----------------
Chú thích
(1) https://nld.com.vn/thoi-su/tieng-keu-tuyet-vong-tu-song-dong-nai-tan-nat-doi-bo-20180827221724528.htm
(2) https://www.thesaigontimes.vn/td/276346/dung-tao-tien-le-co-che-dac-thu-ca-biet-voi-cat-.html
(3) https://www.thesaigontimes.vn/td/276682/cat-bien-quy-hon-cat-song.html
(4) http://vneconomy.vn/bo-quoc-phong-kien-nghi-duoc-xuat-khau-25-trieu-m3-cat-nhiem-man-20180728113152715.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Phùng Xuân Nhạ và ngành Giáo dục không thấy điều "kỳ lạ" này hay sao?


Từ Kế Tường
rối rắm, và hoàn toàn biến dạng lối chữ truyền thống mà các thế hệ trước đây đã học tôi không cho rằng đây là sáng tạo khoa học đổi mới chữ viết theo quy chuẩn của một người có đầu óc bình thường mà là một dạng tâm thần. Thế rồi một số người hùa theo chứng tỏ mình có đầu óc đổi mới, a dua theo xu hướng nghiên cứu một công trình tầm cỡ cho thấy người bất bình thường trong vụ đổi mới tiếng Việt này không phải chỉ có mình ông Bùi Hiền. Và nếu ông Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho thử nghiệm vụ chữ Việt kỳ lạ này tôi e rằng chính đầu óc ông Phùng Xuân Nhạ cũng có vấn đề chứ không phải chỉ có tật nói ngọng nờ lờ và ngược lại.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có một người tên Nguien Ngu Í đã “sáng tạo” ra loại chữ biến dạng này và thử áp dụng viết lại tên ông ta, những bài thơ, bài văn của ông ta theo lối “chữ lạ” này người ta cho là ông bị điên và nghe đâu có một thời gian ông Nguien Ngu Í đã vào chữa bệnh trong nhà thương điên Biên Hòa. Không lẽ ông Bùi Hiền, những người a dua theo ông và những ai có trách nhiệm ở Bộ Giáo dục, kể cả Phùng Bộ trưởng cũng muốn nối gót ông Nguien Ngu Í vào đấy để có thời gian “nghiên cứu” thêm cái vụ chữ viết kỳ lạ này. Hay mấy ông, mấy bà muốn cả dân tộc này bị điên? Không, tôi không điên, con cháu tôi không điên, bạn bè tôi không điên, dân tộc này không điên.
Vụ này chưa xong lại tới vụ đánh vần chữ viết học sinh lớp 1 theo “công nghệ Giáo dục". Thế hệ chúng tôi, ở lứa tuổi chúng tôi và nhiều lứa tuổi về sau này cho tới tận trước ngày các ông có đầu óc đầy sáng kiến, đầy cải cách, vẫn đánh vần chữ viết theo truyền thống, đơn giản, dễ nhớ, mau thuộc chứ đâu có rối rắm, khó hiểu, quẹo lưỡi và tăm tối như cái cách mà mấy ông vẽ ra để buộc các cháu học sinh lớp 1 đầu óc còn ngây thơ trong sáng nhét vào. Thầy cô giáo vì miếng cơm manh áo, vì đồng lương đứng lớp mà bắt buộc phải dạy các cháu nhỏ ngây thơ cách đánh vần rối rắm, khó hiểu khiến đầu óc chúng bi mụ đi, tiếp thu không nổi. Và rồi thì chúng tôi, những phụ huynh đã học chữ viết, đọc chữ truyền thống a, b,c, d,đ ngày xưa, rối ráp vần thuộc lòng ô thì đội mũ, ơ thì mang râu, chữ i móc ngược, chữ tờ gạch ngang…sẽ không còn biết cách kèm cặp con cháu mình ra sao.
Ngày xưa khi chúng tôi vào lớp 1 đã tắm đẵm trong “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”…Và, bộ sách “Quốc văn Giáo khoa thư” đã dạy chúng tôi không chỉ có văn hóa, kiến thức, lịch sử, văn chương mà cả học làm người với chuyện Mẫn Tử Khiêng khóc măng, Nhị thập tứ hiếu, Chuyện mẹ thầy Mãnh Tử dạy con... Lớn lên, chúng tôi có những bộ sách Giáo khoa cho từng năm, từng lớp nhưng nhiều năm sau, nhiều lớp sau vẫn học, đọc lại được vì không thay đổi, không cải cách. Bây giờ cứ cải cách xoành xoạch mỗi năm, cải cách thi cử, cải cách tuyển sinh, cải cách lùng tùng xòe và ngày càng lộn tùng phèo. Bằng chứng là dẫn đến gian lận điểm thi, lo tiền bạc chạy trường điểm, trường chuyên. Mỗi lần cải cách, mỗi mùa thi là cả nước nháo nhào, phụ huynh lo lắng, học sinh hoang mang, xã hội bấn loạn, mất an ninh trật tự trong môi trường Văn hóa, Giáo dục.
Một nền Giáo dục mãi lo cải cách, mãi lo tìm chữ lạ, cách đánh vần lạ để hành học sinh, hành phụ huynh, làm rối tinh xã hội, môi trường sư phạm loạn xà bần là có động cơ gì? Và kết quả của nó ra sao? Đó là học sinh đánh học sinh rồi quây clip tung lên mạng cã hội coi như chiến tích, thầy đánh trò, trò đánh thầy, lịch sử mù mờ, tập làm văn ngây ngô… nhưng những trò chơi cộng đồng thì đều hướng đến sự phản cảm, kém văn hóa, thậm chí thô tục. Rồi nhan nhãn gameshow nhảm nhí, đến gần đây diễn ra gameshow “Nụ hôn hẹn hò” với sự trần trụi của sự kích dục, hình ảnh nam nữ ngậm môi nhau, cố nút lưỡi để chứng tỏ nụ hôn ấn tượng, ngọt nào… để được cô bạn gái lạ hoắc mới gặp lần đầu chọn để cặp bồ, hẹn hò…
Văn hóa do Giáo dục mà ra. Văn hóa xuống tận đáy là đồng hành với môi trường Giáo dục, cách Giáo dục ngày càng “kỳ lạ” và còn tỏ ra nguy hiểm. Ông Phùng Xuân Nhạ và ngành Giáo dục không thấy điều "kỳ lạ" này hay sao?

Phần nhận xét hiển thị trên trang