Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)


Người dịch: Việt Xuân
TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP
Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.
Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.
Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?
Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát.
“Ở đây thật tuyệt,” Wan nói và cười phá lên.
Sự hài lòng đó của anh ta là có lý do. Mặt trời tỏa sáng và tiền thì không thành vấn đề.
Wan Qian không phải là một ông chủ thực dân mới mà chỉ là một triệu phú bình thường. Anh ta đã có được tài sản của mình từ việc thành lập và điều hành một nhà máy sản xuất kính quang học ở Vân Nam, Trung Quốc.
Wan kể rằng anh ta đã mua một căn hộ ở Athen cách đây nửa năm. Đó là căn nhà thứ hai của anh ở châu Âu. Nhà đầu tiên anh ta mua ở Bỉ, nhưng vợ anh ta không thích ở Bỉ, vì nơi đó trời lạnh và con người sống khép kín.
“Ở đó thì 10/12 ngày trời mưa như trút nước,” Wan than phiền. Ở Athen mọi cái khác hẳn. Những người hàng xóm mới rất mau miệng, nếu muốn xa xỉ một chút cũng không khó và không tốn nhiều tiền.
“Vợ tôi là một phụ nữ Thượng Hải điển hình. Cô ấy thích mua bán, thích lượn chợ và gần nhà chúng tôi có một xưởng làm bánh mỳ rất ngon mà cô ấy rất thích.”
Mua nhà ở Athen chỉ là chuyện nhỏ. Căn hộ gần 200mtại Vrilissiasta, khu phố trung lưu bậc trên, giá chỉ 270.000 euro. Nó quá rẻ so với căn hộ thứ ba của gia đình anh ta ở Thượng Hải. Căn hộ đó có giá trên 1 triệu euro, dù diện tích nhỏ hơn.
“Nói chung sống ở đây rẻ,” Wan nói. Cậu con trai của Wan học ở trường quốc tế tư thục, học phí mỗi năm 14.000 euro, chỉ bằng 1/3 học phí ở Thượng Hải.
“Ngay con trai tôi cũng thích cuộc sống ở đây. Giáo viên ở đây hoàn toàn khác so với ở Trung Quốc. Giáo viên Trung Quốc rất nghiêm khắc.”
Còn một lý do khác, quan trọng nhất khiến gia đình Wan đến sống ở Hy Lap.
Hy Lạp cấp cho công dân nước ngoài “thị thực vàng” nếu những người này mua một căn hộ với giá từ 250.000 euro trở lên ở Hy Lạp. Thị thực này có giá trị trong 5 năm và tiếp tục được gia hạn khi người chủ vẫn tiếp tục sử dụng căn hộ đó.
“Thị thực vàng” này đã mở toang cánh cửa vào khắp châu Âu.
Với thị thực của mình Wan Qian được tự do đi lại trong tất cả các nước Schengen. Việc dễ dàng đi lại rất quan trọng với anh ta, vì khách hàng của anh ở khắp châu Âu. Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Điển.
Có lẽ châu Âu là sân chơi rộng lớn với anh ta chăng?
“Đúng thế. Cũng có thể nói như vậy,” anh ta thừa nhận.
Wan là một trong 3.000 người Trung Quốc đã có “Thị thực vàng” ở Hy Lạp. Số lượng người Trung Quốc được nhận thị thực này liên tục tăng trong mấy năm qua. Cả Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malta và Litva cũng có các chương trình thị thực được ưa chuộng như thế này. Nhưng chương trình của Hy Lạp rẻ và dễ dàng hơn nhiều quốc gia khác.
Đối với công dân các quốc gia ngoài châu Âu, “thị thực vàng” là đòn bẩy để họ tiến vào châu Âu.
***
Cũng theo cách của Wan, nhà nước Trung Quốc đang tìm đòn bẩy cho mình khắp nơi ở châu Âu. Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất đã được tìm thấy ở Hy Lạp.
Quốc gia đang run rẩy trong vòng xiết của nền kinh tế suy sụp và gói cứu trợ khắc nghiệt mà EU đưa ra đã mở rộng vòng tay đón nhận tiền mà Trung Quốc chào mời. Những thương lượng mua nhà của người Trung Quốc chỉ nhỏ xíu so với điều mà các công ty nhà nước Trung Quốc đã đem đến đất nước này.
Thương vụ mua bán lớn nhất của Trung Quốc ở Hy Lạp là việc mua hải cảng Pireus, nằm ngay bên sườn Athen. Công ty vận tải Cosco của nhà nước Trung Quốc đã mua cổ phần đa số của hải cảng này vào mùa hè năm 2016 với giá 280 triệu euro. Công ty này đã chi ra hơn 1 tỉ euro để mua cảng và giấy phép hoạt động.
Sau đó công ty điện lực nhà nước của Trung Quốc đã mua một phần tư số cổ phần của công ty năng lượng quốc gia Hy Lạp. Người Trung Quốc còn có mặt trong rất nhiều dự án trị giá hàng tỉ euro, nơi mà người ta xây dựng một khu vui chơi giải trí với diện tích lớn gấp 3 lần Monaco.
Hải cảng Pireus không phải là một địa điểm đầu tư thông thường, mà được gọi là “đầu rồng”. Nó là cánh cổng quan trọng nhất của hạm đội thương mại Trung Quốc vào châu Âu, là nút thắt của con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.
Từ hải cảng Pireus, các công-ten-nơ hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được vận chuyển đi bằng đường sắt và đường bộ vào Trung Âu. Đường này đi qua Macedonia, Serbia, Hungari và đến Ba Lan và Đức.
Các tuyến đường này là một phần dự án khổng lồ “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Trong dự án này, mạng lưới đường bộ và đường thủy với hàng ngàn km nối liền Trung Quốc-Trung Đông-Châu Phi và châu Âu. Có thể coi dự án này là chiến lược đối ngoại của Trung Quốc với một cái tên mới thi vị hơn.
Trong tương lai có khả năng Phần Lan cũng trở thành một phần trong con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Khi giao thông đường thủy trên vùng Bắc cực phát triển thì Trung Quốc có thể đến được phía nam qua tuyến đường biển Bắc Băng Dương giáp Phần Lan và qua đường ngầm Helsinki-Tallin. Ít nhất thì Trung Quốc đang dự định như vậy.
Dự án “Một vành đai một con đường”
***
Việc Trung Quốc tung tiền của mình ra như vậy là có mục đích của nó. Rất nhiều nhà quan sát hiện tượng Trung Quốc đã nói như vậy. Điều nguy hiểm ở đây là các quốc gia châu Âu, nhất là những nước nghèo, không chỉ bán đất đai mà còn bán cả những giá trị cơ bản của mình. Ví dụ về điều này đã có rất nhiều rồi. Một trong những ví dụ điển hình và được nói đến nhiều nhất nằm ở Athen, nơi sản sinh nền dân chủ.
Chỉ mấy tháng sau thương vụ cảng Perius, Hy Lạp đã ngăn EU đưa ra tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc trong Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Đó là lần đầu tiên một thành viên của EU sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản chỉ trích chung của cả liên minh.
Một tình trạng hệt như vậy cũng xảy ra năm 2016 khi các nước EU không ra được một tuyên bố chung về những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Cùng với Hy Lạp, Hungary – nước nhận rất nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc, được biết ít nhất là 2 tỉ euro – đã phản đối.
Hungary còn ngăn cản EU lên án Trung Quốc về việc bắt bớ và tra tấn những người bất đồng chính kiến.
“Nhiều năm rồi tôi chưa ghi chép nhiều như thế. Bài phát biểu thực sự hấp dẫn”, Ioannis Bournous không giấu diếm sự ngưỡng mộ của mình khi ông ta kể về chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Hy Lạp và tiếp kiến chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Mười một năm ngoái.
Bournous ngồi trong văn phòng của Thủ tướng Hy Lạp trong lâu đài Maximos, phía sau Nghị viện nước này. Ông ta là trưởng phòng kế hoạch chiến lược của thủ tướng Aléxis Tsipras và phụ trách quan hệ quốc tế và chính sách EU của đảng cánh tả Syriza. Người đàn ông 38 tuổi này là một trong những nhân vật quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Hy Lạp.
“Từ trước đến nay tôi vẫn khâm phục tính tổ chức có kế hoạch của Trung Quốc”, ông ta nhớ lại bài phát biểu dài 40 phút của chủ tịch Tập Cận Bình. Tháng Ba vừa qua ông Tập đã được trao quyền giữ chức chủ tịch nước cho đến cuối đời. Quyền lãnh đạo không bị giới hạn về thời gian là dấu hiệu cho thấy cách lãnh đạo của Tập Cận Bình ngày càng độc đoán hơn. Dưới thời Tập Cận Bình cho đến nay đã có hàng trăm nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam, internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn và sự độc quyền của Đảng Cộng sản ngày càng tăng lên.
Đây là vấn đề nan giải, Bournous thừa nhận.
“Nhưng chúng ta cũng phải nói thật là không có một nước nào phải lãnh đạo đến 1 tỉ rưỡi người. Ở châu Âu, chúng ta không hiểu được điều đó là như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.”
Bournous nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần là các nước phương Tây đã lớn tiếng phê phán Trung Quốc, mặc dù nền dân chủ của chính mình đang bị lung lay: Các đảng dân túy đang xuất hiện ở nhiều nước. Hy Lạp và Italia bị bỏ mặc trong cuộc khủng khoảng người tị nạn. Các chiến dịch của các nước EU ở châu Phi và Trung Đông đã đem lại mọi thứ, trừ hòa bình, ông ta liệt kê.
“Đó là sự hai mặt”, Bournous nói với vẻ bức xúc, hai ngón tay gõ xuống bàn mạnh đến mức cốc cà phê rung lên.
Hơn nữa giữa việc Trung Quốc đầu tư nhiều và việc Hy Lạp chỉ trích Trung Quốc ít là hai vấn đề không liên quan đến nhau, ông ta nhấn mạnh.
Rồi Bournous bình tĩnh lại. Chính chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết với đoàn đại biểu Hy Lạp là Trung Quốc sẽ kiến thiết hòa bình, chống chiến tranh và thảm họa môi trường.
“Không có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng Trung Quốc áp đặt cho chúng ta chế độ chính trị của họ”, Bournous khẳng định.
Một nhóm chuyên gia phương Tây nghiên cứu về Trung Quốc tin rằng chính những lời nói như của Bournous là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Khi tiền đổ vào thì cách nhìn về Trung Quốc trở nên thiện chí hơn.
***
Điều này đã xảy ra với những quốc gia nhỏ như Hy Lạp và Hungary, song cũng thấy cả ở một số nước lớn hơn. Trung Quốc đã gia tăng quyền lực của mình một cách kiên quyết và nhanh chóng.
“Chúng ta phải thức tỉnh trước một hiện tượng mà trước nay chúng ta làm ngơ. Trung Quốc đã mua cho mình thế lực chính trị bằng cách rất thông minh,” Thorsten Benner, giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách công Toàn cầu nói. Ông ta là một nhà bình luận rất có tiếng cho những tờ báo lớn có uy tín như Financial Times và Die Zeit.
Viện này, có trụ sở ở Berliin, cùng với một viện nghiên cứu khác của Đức vừa xuất bản một báo cáo trong đó Trung Quốc được so sánh thẳng với những mối hiểm nguy do Nga gây ra.
Sự lớn mạnh của quyền lực Trung Quốc độc tài đã thách thức châu Âu và các giá trị dân chủ của nó, các nhà nghiên cứu viết.
“Chúng ta ở châu Âu, Phần Lan cũng như các nước khác, tập trung quá nhiều vào ảnh hưởng của Nga với lý do chính đáng. Nhưng theo tôi đảng Cộng sản Trung Quốc là mối lo ngại lớn hơn,” Venner nói.
Cả Trung Quốc lẫn Nga đều rất giỏi trong việc tăng cường thế lực của mình ở châu Âu, nhưng khác nhau trong cách làm. Chiến thuật của Nga là hiếu chiến hơn hay theo cách nói của giám đốc Benner là “in-your-face” (trực diện). Khi thì dùng hacker phá hoại các cuộc bầu cử, khi thì người ta ngờ là điệp viên Nga đã rải chất novitchok và polonium phá hoại hệ thần kinh.
“Trung Quốc quỷ quyệt hơn. Mục tiêu của nó không phải là để hủy diệt hoạt động của EU trong vai trò một hệ thống chính trị hoàn chỉnh,” Benner nói.
“Một châu Âu linh động và nhún nhường có lợi cho Trung Quốc hơn. Nhất là khi Trung Quốc cố sức kiểm soát một số quốc gia ở châu Âu và tác động tới việc ra quyết định tới tận Brussel”.
Theo Benner, Trung Quốc ngày càng chuyển đến châu Âu không những hàng hóa mà cả hệ tư tưởng của mình. Họ đưa ra hình mẫu độc tài của mình như một sự thay thế cho dân chủ yếu kém. Quyền lực tuyệt đối của chế độ độc đảng và sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế quốc gia là sự kết hợp không thể đánh bại, điều mà nhiều nguyên thủ quốc gia chỉ có thể mơ đến trong giấc ngủ trưa của mình.
“Trung Quốc có thể đem lại cho các nhà lãnh đạo độc đoán một sự khích lệ. Cùng lúc đó họ lái sự phát triển của châu Âu theo hướng độc tài nếu như điều đó có lợi cho họ.”
Con bài Trung Quốc đã được đưa ra rất nhiều lần. Khi từng quốc gia riêng lẻ trong EU mâu thuẫn với toàn khối thì việc đặt Trung Quốc và EU đối chọi nhau là có lợi.
Ví dụ Hungary đã bị EU khiển trách vì việc làm suy yếu nền pháp quyền. Giới lãnh đạo nước này đã sửa đổi hệ thống bầu cử và hạn chế quyền biểu tình của người dân.
“Nếu như EU không có khả năng cấp cho Hungary vốn thì chúng tôi sẽ xin từ Trung Quốc,” Viktor Orbán, thủ tướng Hungary đã nói thẳng như vậy.
Tổng thống Cộng hòa Séc, Miloš Zeman, từng tuyên bố rằng mối quan hệ rất xấu với Trung Quốc ngày xưa nảy sinh từ việc quá hạ mình trước EU và Mỹ.
Macedonia, quốc gia đang muốn trở thành thành viên của EU đã đặt Trung Quốc trong sự đối chọi với EU.
“Chúng ta đang ở trong một tình thế buộc phải quay lưng lại với EU khi chúng ta dùng tiền của Trung Quốc. Điều đó cũng như là một sự mời gọi đối với Trung Quốc,” ông Gjorge Ivanov, tổng thống Macedonia đã nói như vậy hồi cuối năm 2017.
***
Hàng ngàn và lại hàng ngàn người Trung Quốc đang sống ở châu Âu. Có phải họ đang chịu sự điều khiển của nhà nước độc tài Trung Quốc không?
Ít nhất nhà triệu phú Wan Qian làm chủ cuộc sống của mình. Wan luôn cười rất thoải mái và tỏ ra tự tin, hài lòng.
Ông ta kể nhiều chuyện về gia đình và nói về cậu con trai rất âu yếm. Điều quan trọng nhất ở đây đối với vị phụ huynh Trung Quốc này không phải là kết quả cao trong trường học mà là đứa trẻ cảm thấy thoải mái. Sự cạnh tranh trong trường học chỉ đưa lại những sự căng thẳng không cần thiết.
“Con trai tôi rất thỏa mãn với cuộc sống ở đây. Là người cha, tôi rất vui với điều đó.” Những người thành công như ông Wan tự mình tạo lập cho thành công của mình và họ tự do đi lại nơi nào họ muốn. Các doanh nhân thành công của Mỹ hay Phần Lan đều như vậy.
Song, có nhiều công ty tư nhân của người Trung Quốc có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên cũng không nên nghĩ rằng tất cả các công ty tư nhân Trung Quốc đều liên hệ với chính quyền của họ. Nhà nghiên cứu Jyrki Kallio của viện Chính trị ngoại giao nói.
“Không nên nghĩ rằng hoạt động của tất cả các công ty Trung Quốc đều có nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau”.
Cả Kallio lẫn Benner đều nhấn mạnh rằng châu Âu phải cảnh giác hơn trong việc xem xét khi nào nguồn tiền đến từ ngoài châu Âu gắn với việc mua bán quyền lực chính trị và khi nào thì không.
“Đã là cường quốc thì không vị tha đâu”, Jyrki Kallio nhấn mạnh.
Bất cứ công dân EU bình thường cũng có thể bắt gặp ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc, ví dụ như thông qua các phương tiện truyền thông. Tờ nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc,China Daily, có phụ bản China Watch mà rất nhiều nhật báo lớn của châu Âu cũng phát hành nhưLe Figaro ở Pháp, The Daily Telegraph ở Anh và El País ở Tây Ban Nha.
Trên các trang mạng của một số tờ nhật báo, China Watch thường xuất hiện dưới một số tiêu đề hứa hẹn sẽ đưa ra những tin tức về “sự phát triển rất năng động của Trung Quốc ngày nay.” Ở Phần Lan, nội dung mà Trung Quốc trả tiền để phát ít nhất có thể nghe được trên Classic Radio.
Những nội dung tìm thấy ở YouTube cũng có thể thay đổi sự tưởng tượng về thành công của Trung Quốc. Ví dụ như một loạt video được làm rất thô thiển này. Trong clip ngắn này của China Daily một bé gái người Mỹ bảo bố mình kể về dự án “Một vành đai một con đường” của Trung Quốc. Người cha đã so sánh dự án khổng lồ này với con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại từ đêm này sang đêm khác.
“Mấy năm trước đây chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc có đưa ra nhiệm vụ là làm những con đường mới như ngày xưa, nhưng phải to lớn hơn.”
“Bố ơi, thật là tuyệt”, cô bé mừng rỡ reo lên.
Những cách “tác động mềm” như thế này rất nhiều.
Tại Brussel hình ảnh của Trung Quốc được đánh bóng bởi các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Một người như thế có ảnh hưởng nhất ở Brussel là Luigi Gambardella, lãnh đạo người Italia của nhóm China-EU, người đã miêu tả về bức tranh tương lai của chủ tịch Tập Cận Bình “rất truyền cảm”.
Theo nhà nghiên cứu Thorsten Benner ở Berlin thì những ảnh hưởng của Trung Quốc dễ nhận thấy và vì vậy không có lý do gì để “quá hoảng sợ”. Nhà nghiên cứu Jyrki Kallio từ Viện Chính trị Ngoại giao cũng đồng ý như vậy.
“Điều quan trọng là phải giữ cho cái đầu lạnh và phải nhận biết chúng ta đang làm việc với một quốc gia như thế nào,” Kallio nói.
Đôi khi việc giữ cho cái đầu lạnh bị quên lãng, ví dụ như với các chính trị gia.
Ngay cả các chính trị gia Phần Lan cũng nhiều lần phải giải thích quan điểm của họ về vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. Ví dụ chủ tịch Nghị viện Phần Lan, Maria Lohela (Đảng Người Phần Lan đích thực), đã thừa nhận các vấn đề về nhân quyền không nằm trong nghị trình chuyến thăm Trung Quốc của bà ta năm 2015. Vài năm sau trong chuyến thăm Trung Quốc khác bà Lohela lại nhấn mạnh rằng không chỉ ra những vấn đề tồn đọng.
“Liệu chúng ta cảm thấy như thế nào nếu khách đến ngồi đối diện với chúng ta và trách chúng ta thế này thế khác?” Lohela nói.
Ngay cả thủ tướng Matti Vanhanen đã nói hồi năm 2005 rằng việc đưa ra các vấn đề nhân quyền có thể làm ảnh hưởng đến thương mại.
Theo nhà nghiên cứu Jyrki Kallio, truyền thống tuân thủ đã bén rễ trong suy nghĩ của người Phần Lan hàng chục năm nay. Kallio nhận thấy hiện tượng này như một sự phụ thuộc về mặt chính trị cho dù đó là lãnh đạo Hy Lạp hay Phần Lan: ở châu Âu người ta nghĩ rằng điều tệ hại nhất là khi ở Trung Quốc xảy ra hỗn loạn khiến nền kinh tế bị chao đảo. Vậy nên tốt nhất là các quốc gia khác để mặc cho Trung Quốc làm theo cách của họ.
Cả các chính trị gia lẫn thương nhân nên thảo luận với nhau về vấn đề này, Kallio nhấn mạnh. Nếu không sẽ rất nguy hiểm vì phương Tây sẽ nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề nhân quyền cũng như các vấn đề khác ở Trung Quốc.
“Về phía Phần Lan rủi ro lớn hơn chính là ở người Phần Lan chúng ta. Rất nhiều lần chúng ta tin rằng Trung Quốc sẽ tưởng thưởng cho sự nhún nhường của chúng ta, mặc dù hoàn toàn không phải như vậy,”Kallio nói.
***
Trung Quốc có tham vọng lớn với châu Âu hay không? Chưa có câu trả lời nào cho câu hỏi đó.
Ít nhất Trung Quốc không muốn cả thế giới thay đổi theo hình mẫu của mình. Thế nhưng nó sẽ được lợi rất lớn từ những quốc gia đi theo họ. Bởi vì như thế dịch vụ thương mại sẽ dễ hơn rất nhiều. Cũng có thể nghĩ rằng sự lan tỏa của việc theo Trung Quốc sẽ khiến cho thể chế độc tài của đảng Cộng sản vững mạnh hơn. Những người Trung Quốc bất đồng chính kiến sẽ có ít hình mẫu hơn, và mọi quyền tự do đều có thể bị tước đoạt không hạn chế.
Điều chắc chắn là thương mại và quá trình quốc tế hóa của Trung Quốc đang ngày càng mạnh lên. Thế kỉ 21 là của Trung Quốc. Ngày càng nhiều người Trung Quốc trở thành kẻ chiến thắng.
Wan Qian nghĩ rằng anh ta sẽ ở lại Hy Lạp lâu hơn. Ở đây anh ta cũng tìm cho mình những sở thích mới đó là những bảo tàng của Athen. Trong đó thời kỳ hoàng kim của Hy Lạp cổ đại được kể lại một cách rất hấp dẫn.
Còn con trai anh ta thì sao?
“Tất cả bạn bè của nó đều ở đây. Tôi tin rằng con trai tôi không bao giờ muốn quay lại Trung Quốc nữa”, Wan nói.
Bây giờ chúng ta buộc phải sống chung với cường quốc phương Đông này.
Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina Kreikan raunioilla của Suvi Turtiainen, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước cờ của ông Trọng chống ‘thời kỳ trước’


Cát Linh, RFA 2018-07-02 - Thế nhưng tại sao lần này UBKTTU lại không đề ra và thông báo hình thức kỷ luật Đảng với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn? Mà lại đề nghị cấp thẩm quyền xem xét? Như vậy câu hỏi đặt ra là cấp thẩm quyền là ai? Trên UBKTTU Đảng là ai? Là Thường trực Ban bí thư? Hay Bộ chính trị? Hay Nguyễn Phú Trọng? - Ông Phạm Chí Dũng

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn (phải)
Sự vắng mặt của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn
Vào ngày cuối cùng của tháng 6, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTU) Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đề nghị khai trừ ra khỏi đảng đối với hai quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông là ông Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, và ông Phạm Đình Trọng - Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có hai vị lãnh đạo khác được cho là có liên đới trách nhiệm là ông Cao Duy Hải, Tổng Giám đốc MobiFone cũng bị UBKTTU đề nghị cách chức tất cả các chức vụ trong đảng, và ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông bị khiển trách.

Đây có thể được xem là cách xử lý tiếp theo của UBKTTU sau khi uỷ ban này đưa ra kết luận chính thức về những vi phạm của một loạt các quan chức thuộc Bộ Thông tin Truyền thông liên quan vụ MobiFone mua 95% cổ phần của công ty truyền hình An Viên (AVG) gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước.

Tuy nhiên, những quyết định kỷ luật trên sẽ không có gì đặc biệt để các nhà quan sát đặt nghi vấn, nếu như kết luận “vụ MobiFone mua AVG là vi phạm nghiêm trọng” do UBKTTU đưa ra vào đầu tháng 6 vừa qua có nêu đích danh 2 nhân vật là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.

Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết việc ông Lê Nam Trà, người được cho là 1 trong những mắc xích chính trong vụ MobiFone mua AVG, bị khai trừ Đảng hoàn toàn hợp lý. Nhưng, câu hỏi lớn được ông đưa ra là:
“Tại sao mới đầu tháng 6, cũng chính UBKTTU đã công bố 1 kết luận đối với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Rất nghiêm trọng nghĩa là 1 bậc, 1 hình thức mức độ vi phạm kỷ luật đặc biệt. Nếu tương ứng với chuyện của Đinh La Thăng năm 2017 thì ÍT NHẤT có chuyện khai trừ Đảng. Thế nhưng tại sao lần này UBKTTU lại không đề ra và thông báo hình thức kỷ luật Đảng với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn? Mà lại đề nghị cấp thẩm quyền xem xét? Như vậy câu hỏi đặt ra là cấp thẩm quyền là ai? Trên UBKTTU Đảng là ai? Là Thường trực Ban bí thư? Hay Bộ chính trị? Hay Nguyễn Phú Trọng?”
Qua tất cả những thông tin, tình tiết báo chí trong nước về vụ MobiFone mua AVG từ mấy năm nay, dấu hiệu cho thấy việc cố ý làm trái và tham nhũng của hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất rõ. Ông Nguyễn Bắc Son khi còn là Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông đã chỉ đạo trực tiếp cho ông Lê Nam Trà trong thương vụ mua AVG. Ông Trương Minh Tuấn khi đó là Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, là người ký văn bản chỉ đạo cho MobiFone mua AVG.Từ hàng loạt câu hỏi trên, ông Phạm Chí Dũng đưa ra một nhận định, đó là theo cảm giác ông đón nhận vấn đề, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn “thuộc 1 diện không chỉ Bộ chính trị và Ban bí thư quản lý, mà là Nguyễn Phú Trọng quản lý”.
Đây cũng là kết luận của Uỷ ban thanh tra chính phủ  đưa ra hồi tháng 3/2018.
Cũng theo nhận định của ông Phạm Chí Dũng, ông tiết lộ có những nguồn tin cho rằng hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ được “hạ cánh an toàn” bằng những hình thức kỷ luật sơ sài.
“Mấy ngày nay cũng có thông tin ngoài lề cho rằng Nguyễn Phú Trọng giơ cao đánh khẽ, đập chuột sợ vỡ bình, sắp tới sẽ xử lý Nguyễn Bắc Son giống như Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương là cắt tất cả chức vụ trong chính quyền. Nhưng đối với Trương Minh Tuấn thì chỉ cảnh cáo đảng và cho giữ nguyên chức vụ hiện nay.”
Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV
Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV Photo: RFA
Trước đây, sau khi kết thúc Hội nghị TW 7, rất nhiều ý kiến cho rằng vụ AVG – MobiFone có thể đã ‘chìm xuồng”. Nhưng thời điểm đó, nhà báo Trương Duy Nhất có nhấn mạnh rằng những vụ án tầm cỡ như AVG kéo rất dài và ông không nghĩ rằng AVG sẽ bị người có thẩm quyền “bỏ rơi”.
“Tôi cho là vụ AVG không thể chìm xuồng được.
Theo tôi biết, đó là 1 trong những vụ án được đưa vào diện quan sát đặc biệt, tức là những vụ án do Ban Bí thư chỉ đạo. Tiến trình điều tra thế nào, xử lý thế nào thì phải có ý kiến của Ban bí thư.
Vụ đó xử đến ai, mức độ nào chứ tôi cho rằng bên phía Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu chuyển qua công an khởi tố, mà khi Thanh tra chính phủ đưa qua thì chắc chắn có chỉ đạo của Ban bí thư rồi thì khởi tố AVG không thể khác được, chỉ là dính đến nhân vật nào thôi.”
Theo tôi khả năng khởi tố Phạm Nhật Vũ rất cao. Cho nên mặc dù phía ông Vũ và AVG đã trả lại số tiền đó, thì nếu, tôi chỉ cho là nếu, nếu gọi đó là hành vi phạm tội thì coi như hành vi phạm tội đã hoàn thành, thì việc anh trả lại tiền chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi. - Ông Trương Duy Nhất

Ảnh hưởng của Phạm Nhật Vũ

Nếu ông Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi về sự vắng mặt của Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son trong quyết định của UBKTTU vừa đưa ra, thì ông cũng đặt dấu hỏi về một nhân vật đang được những người theo dõi vụ AVG-MobiFone nhắc đến, ông Phạm Nhật Vũ.
“Tại sao lại không có Phạm Nhật Vũ? Vì rất nhiều người biết là Phạm Nhật Vũ cùng với Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đóng vai trò chủ chốt trong vụ MibiFone mua AVG. Tại sao Phạm Nhật Vũ không có tên trong kết luận của UBKTTU từ đầu tháng 6/2018 và cả lần này?
Liệu Phạm Nhật Vũ cũng ‘được’ như Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son không? Hoặc có phải là vì Phạm Nhật Vũ là em ruột của Phạm Nhật Vượng, ông chủ của ‘cá mập’ Vingroup chi phối gần như 1 bộ phận kinh tế  ở Việt Nam và nhiều quan chức trong đảng?”
Tuy nhiên nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc khởi tố Phạm Nhật Vũ là 1 khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
“Theo tôi khả năng khởi tố Phạm Nhật Vũ rất cao. Cho nên mặc dù phía ông Vũ và AVG đã trả lại số tiền đó, thì nếu, tôi chỉ cho là nếu, nếu gọi đó là hành vi phạm tội thì coi như hành vi phạm tội đã hoàn thành, thì việc anh trả lại tiền chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi.”
Chi tiết ông Trương Duy Nhất nhắc đến là hai ngày trước khi có kết luận của thanh tra chính phủ , AVG và Mobifone đã nhóm họp hôm 12/3/2018 để thống nhất chấm dứt hợp đồng mua bán và AVG sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền Mobifone đã thanh toán.

Và cái bóng của Trần Bắc Hà

Trước đây, nhiều ý kiến nghĩ rằng “lò của ông Trọng bắt đầu nguội lạnh” sau Hội nghị TW7, nhưng nhà báoTrương Duy Nhất cho rằng không nên chủ quan với suy nghĩ đó. Theo ông, sự tạm thời im lặng tạm thời có nhiều khả năng là chiến thuật trước một cơn bão lớn của ông Tổng bí thư.
Điều này có vẻ như đã được dần chứng minh qua kỳ họp của UBKTTU cuối tháng 6 vừa qua. Vì bên cạnh một AVG-MobiFone, còn có một nhân vật khác, đó là ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Theo phân tích của ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà chỉ là 1 cá nhân so với cả 1 tập thể của vụ AVG, nhưng vai trò của Trần Bắc Hà lại quan trọng đến nỗi là tâm điểm sự chú ý của dư luận.
Chờ xem Trương Minh Tuấn có bị rụng sợi lông nào không? - Facebook Đinh Kim Phúc
“Khi Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng thì rất nhiều dư luận cho là Trần Bắc Hà lúc đó có 1 vai trò rất lớn bên cạnh Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù Trần Bắc Hà lúc đó chỉ là Chủ tịch HĐQT của BIDV nhưng qua mặt cả Nguyễn Văn Bình, là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc đó.”
Với tất cả những diễn tiến mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, dư luận vẫn chờ đợi một sự bùng nổ. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ghi trên trang cá nhân của ông: “Chờ xem Trương Minh Tuấn có bị rụng sợi lông nào không?”
Nhà báo Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi “Công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng liệu có ý nghĩa gì vì nó không khách quan”.
Và ông gọi đây không chỉ là nước cờ đốt lò mà còn là nước cờ chính trị, nước cờ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đối với “thời kỳ trước.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-game-of-npt-07022018151911.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Tổ tiên" nào để lại Biển Đông cho ông Tập Cận Bình?


Hồng Thủy 02/07/18 (GDVN) - Nếu hiểu lịch sử, cái gì không phải của mình thì 1 phân cũng không thiết, ông Tập Cận Bình nên trả những vùng lãnh thổ không phải của Trung Quốc, cho chủ cũ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch 
Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Time / Getty Images.
The New York Times ngày 29/6/2018 đưa tin, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, các quan chức Trung Quốc đang tăng cường giáo dục chính trị cho sinh viên hơn 2500 trường đại học tại quốc gia này. Các sinh viên Trung Quốc buộc phải hoàn thành 5 môn chính trị mới có thể tốt nghiệp, bao gồm: Chủ nghĩa Mác, Tư tưởng đạo đức, Lịch sử Trung Quốc cận hiện đại, Tìm hiểu tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Chính sách với các dân tộc thiểu số. [1]

Tham vọng của ông Tập Cận Bình trên Biển Đông

Ngày 27/6/2018 trước những chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, leo thang căng thẳng và gây lo ngại trong khu vực, ông Tập Cận Bình nói rằng:
"Lãnh thổ mà tổ tiên để lại, một tấc cũng không được đánh mất. Thứ gì của người khác thì một phân chúng tôi cũng không cần".

Đáp lại phát biểu này của ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis một lần nữa nhắc lại rõ ràng về lợi ích của Mỹ cũng như tất cả các quốc gia trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải trên Biển Đông. Ông nói:

"Chúng tôi nghe được rất nhiều phàn nàn và quan ngại của các nước trong khu vực về hành vi của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc theo đuổi 
(những gì Bắc Kinh cho là) lợi ích của mình.
Nhưng chúng tôi nhìn thấy khả năng phản tác dụng của những hành vi này đối với lợi ích của người dân Trung Quốc."

Một quan chức quân sự Mỹ tham dự cuộc gặp này cho biết, giới chức Trung Quốc bày tỏ họ rất thất vọng trước việc Lầu Năm Góc hủy lời mời Bắc Kinh tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 vì quân sự hóa Biển Đông.

Tướng James Mattis đã giải thích rõ ràng về mục đích của cuộc tập trận này, và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với các giá trị và nguyên tắc ấy nên Mỹ phải hủy lời mời. [2]
Trước đó nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định, nước này sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, không theo con đường bành trướng và chủ nghĩa thực dân, càng không làm cho thế giới hỗn loạn.


Phát biểu trên của ông Tập Cận Bình được cho là đáp lại những chỉ trích của tướng James Mattis về việc Trung Quốc bành trướng quân sự trên Biển Đông và nhấn mạnh lập trường bảo vệ tự do hàng hải, luật pháp quốc tế trên vùng biển này.
Khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, tướng James Mattis cũng nhắc lại lời hứa của ông Tập Cận Bình năm 2015 về việc không quân sự hóa Biển Đông.
Ông Giả Khánh Quốc - Phó Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh nói với The New York Times:
Các động thái và phản ứng của Trung Quốc, Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông và Đài Loan đều có xu hướng gia tăng căng thẳng, bởi sự hoài nghi lẫn nhau đang chi phối, điều này có thể làm tăng rủi ro mất kiểm soát.
Bắc Kinh đặc biệt "quan ngại" vấn đề Đài Loan và khả năng nội các Tổng thống Donald Trump sẽ thử giới hạn chịu đựng của Trung Quốc trong vấn đề này.
Còn trên Biển Đông, các hành động phản ứng của Hoa Kỳ với Trung Quốc chủ yếu mang tính tượng trưng như việc Mỹ cho B-52 bay qua Trường Sa, trong khi Trung Quốc đã cài đặt (bất hợp pháp) tên lửa phòng không, chống hạm trên các đảo, đảo nhân tạo. [3]

"Tổ tiên" nào để lại Biển Đông cho ông Tập Cận Bình?

Trước tuyên bố của ông Tập Cận Bình rằng "một tấc lãnh thổ tổ tiên để lại" quyết không để mất khi đáp lại các chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về hành vi bành trướng trên Biển Đông, nhà bình luận người Duy Ngô Nhĩ, Ilshat Hassan đã đặt câu hỏi:
Vậy tổ tiên của ông Tập Cận Bình là ai?

Nhà bình luận Ilshat Hassan, ảnh: Uyghurnet.
Để làm rõ tuyên bố của ông Tập Cận Bình trong bối cảnh này có hợp lý và có căn cứ hay không, Ilshat Hassan cho rằng phải làm rõ ai là "tổ tiên" của ông ấy (để lại yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông)?
Ilshat Hassan tin rằng làm rõ việc này không khó, bởi lịch sử Trung Quốc về cơ bản không quá phức tạp.
"Tổ tiên" mà ông Tập Cận Bình đề cập, chỉ có 2 khả năng, một là các đế quốc Nguyên Mông và Mãn Thanh đã chinh phục Trung Nguyên.
Đây là 2 triều đại xâm lược và chinh phục đất đai nhiều nhất lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là nhà Mãn Thanh.
Nhưng nếu coi 2 triều đại này là "tổ tiên", Ilshat Hassan cho rằng ông Tập Cận Bình đã nhận lầm, tri thức lịch sử Trung Quốc bằng không.
Nếu xem các vương triều Trung Nguyên của người Hán là "tổ tiên" và ông Tập Cận Bình là người kế thừa, thì triều đại cuối cùng là nhà Minh, trên đất liền lấy Vạn Lý Trường Thành làm biên giới, các vùng duyên hải lấy bờ biển làm biên giới.


Ngoài thái giám Trịnh Hòa có chuyến đi thám hiểm Tây phương, có thể nói nhà Minh là triều đại bế quan tỏa cảng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Cho nên, nếu coi nhà Minh là "tổ tiên" thì chẳng những Biển Đông không phải "của" nhà Minh truyền lại cho ông Tập Cận Bình, mà ngay cả Tân Cương, Tây Tạng, Nam Mông Cổ, Mãn Châu và Đài Loan cũng không phải của "tổ tiên" ông ấy để lại, Ilshat Hassan bình luận.
Vì vậy, nếu am hiểu lịch sử Trung Hoa và khẳng định, cái gì không phải của mình thì 1 phân cũng không thiết, ông Tập Cận Bình nên trả những vùng lãnh thổ không phải của Trung Quốc, cho chủ cũ, ông Ilshat Hassan kết luận. [4]

Nguồn:
[1]https://cn.nytimes.com/china/20180629/chinese-classrooms-education-communists/
[2]http://freebeacon.com/national-security/mattis-hits-south-china-sea-military-buildup-talks-xi/
[3]https://cn.nytimes.com/china/20180628/mattis-xi-china-sea/?utm_source=top10-in-article&utm_medium=email&utm_campaign=web
[4]http://www.uyghurnet.org/cn/%E8%B0%81%E6%98%AF%E4%B9%A0%E8%BF%91%E5%B9%B3%E7%9A%84%E8%80%81%E7%A5%96%E5%AE%97%EF%BC%9F-%EF%BC%88%E4%BC%8A%E5%88%A9%E5%A4%8F%E6%8F%90%EF%BC%89/

Hồng Thủy
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/To-tien-nao-de-lai-Bien-Dong-cho-ong-Tap-Can-Binh-post187564.gd


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Phải có một đất nước quái đản để đày đọa những ai kiếp trước ở ác..."



Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
4-7-2018
Chúng Ta Đang Xây Dựng Chủ Nghĩa Nào?

Hầu như tất cả các khoảng đất công sản gồm nhiều nhà máy, nhiều tập đoàn nhà nước, văn phòng kho tàng bến bãi của nhiều Tổng công ty ở Hà Nội, ở tp Hồ Chí Minh và các thành phố (có đất béo bở) khác biến thành đất của tư nhân. Địa chủ bây giờ đâu chỉ có vài mẫu đất? Chúng có vài trăm vài ngàn ngàn mẫu. Gọi là Đại Chủ Đất!

Tầng lớp giàu có ( Tư bản) không chì vài trăm cân vàng mà từng hiến cho Việt Minh, cho cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa. Chúng, gọi là ai, khi có hàng tỉ đô? Bao kẻ trong đó giàu lên do mua rẻ bán đắt ruộng đất của nhân dân, (chủ yếu của nông dân), đất của cái tên mĩ miều, song hoàn toàn không thực chất: Sở Hữu Toàn dân

Nhóm Lợi ích ấy, tụi Chủ Đất Và Tư Bản ấy đang chi phối, nhúng bàn tay đầy máu của chúng vào cả nền chính trị làm ra mối nguy hiểm khôn lường, tạo áp lực sinh thành những quyết sách để: "bất an lòng dân" và, bao năm qua, từ thời nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, thực chất đã cố tạo ra nhiều lỗ thủng, cho hàng loạt quan chức cao cấp từ Bộ chính trị tới quan lại cỡ đầu tỉnh sa vào tội lỗi...Tội ác lớn nhất trong 20 năm cầm quyền của ông Dũng là đưa văn hóa đạo đức Việt tụt xuống tận đáy vực thẳm.

Tất cả trở thành câu hỏi nhức nhối cho tôi, cho một cựu binh, một đảng viên cả đời hết lòng vì đất nước, theo gương ông Hồ Chí Minh phấn đấu xây dựng giấc mơ dành Độc Lập, tự do, xây dựng đất nước Chủ nghĩa xã hội, người già được chăm sóc, trẻ em được học hành v.v....

Hỡi các Nhà kinh tế, các nhà triết học, chính trị gia các nhà chém kinh viện, hãy trả lời tôi xã hội như vậy theo phép Biện chứng lịch sử gọi là xã hội nào?

Đất nước này của ai?
Của nhân dân?
Của một nhóm tư bản?
Thế nào là cho dân , vì dân, an lòng dân?
Trời ơi muốn tự làm ngọn đuốc sống mà chết quách đi cho hết đau khổ?

Hãy trả lại tên cho em:
- Đảng Lao Động VN.
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Đây là note nghiêm túc. Ai lợi dụng quyền dân chủ chủi rủa ( chửi xéo) bùa bãi, ko lí luận, thiếu thiện chí xây dựng đất nước, tổ quốc, tôi thẳng tay Block, đây là luật an ninh mạng của riêng FB Thọ Muối.

 nhận xét :
  1. Trong nhân dân VN, tâm trạng tuyệt vọng là đa phần. Có bác già chuyên nghiên cứu tử vi còn phán (dĩ nhiên là tôi không đề cao sự an phận, nhưng đưa ra chuyện này cho vui): "Phải có một đất nước quái đản để đày đọa những ai kiếp trước ở ác...", khi lý giải tại sao VN hôm nay là một đất nước khác hẳn với phần còn lại của thế giới (trừ TQ).
    Trả lời
  2. Chủ nghĩa Cá nhân, Chủ nghĩa Nhóm, Chủ nghĩa Tham nhũng,..chứ còn chủ nghĩa nào nữa ạ! Những giá trị cao đẹp cũng chết dần, chết mòn mất thôi
    Trả lời
  3. Hoan hô cựu binh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Thời gian gần đây nhà văn đã có một số bài viết hợp lòng dân. Những con người yêu nước một cách nghiêm túc, chân chính, đêm ngày trăn trở về hiện tình đất nước sẽ chẳng ai "chửi xéo" nhà văn cả. Có chăng chỉ có Trần Nhật Quang (Quang lùn) và bộ sậu của hắn!
    Hy vọng sẽ còn được đọc nhiều bài hay của nhà văn như bài trên.
    Trả lời
  4. Ông nhà văn này nói năng cứ như đám dân thường ấy . Những giáo sư ,những nhà sử học nổi tiếng có ai nói như ông này đâu .
    Trả lời



Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHÁT HIỆN QUY HOẠCH SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT ĐÃ CÓ TỪ 1994




Bản vẽ Quy hoạch tổng thể TSN đến năm 2015 được Thủ tướng phê duyệt năm 1995.
PGS. TS Nguyễn Thiện Tống
04 - 07 - 2018

PHÁT HIỆN QUY HOẠCH SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT 
ĐÃ CÓ TỪ 1994

Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đã được lập năm 1994 với đầy đủ các giải pháp giao thông xung quanh sân bay và giải pháp về cấp thoát nước.

Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất được Viện Nghiên cứu Quy hoạch Xây dựng và Kiến trúc Độ thị - TP Hồ Chí Minh thực hiện theo Hợp đồng ký kết ngày 23/08/1993 với Cụm cảng Hàng không miền Nam.


Quy hoạch này dựa trên các cơ sở sau:

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể sân bay Tân Sơn Nhất theo thông báo số 14/TB ngày 20/01/1993.

- Quy hoạch tổng thể mặt bằng TP Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng chính phủ duyệt tháng 01/1993.

- Thông báo kết luận của Thủ tướng chính phủ số 48/TB ngày 28/03/1994 đã định hướng quy hoạch tổng thể sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án 1 và phương án 1B.

- Diện tích đất của sân bay Tân Sơn Nhất là 1.122 ha

Phương án Quy hoạch định hướng cải tạo phát triển sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 2 năm 1995.

Phương án chọn năm 1995 có hai nhà ga hành khách Bắc, Nam nằm hai bên đường CHC Đông – Tây 25R/07L và 25L/07R, đều thỏa mãn các yêu cầu của ICAO và các tiêu chuẩn quốc tế tĩnh không, đường CHC, nhà ga hành khách, ga hàng hóa, giao thông và các công trình phụ trợ khác…


  Bản vẽ Quy hoạch tổng thể TSN đến năm 2015 được Thủ tướng phê duyệt năm 1995.

  Bản đồ Quy hoạch mạng lưới thoát nước.

  Bản đồ Quy hoạch giao thông.

  Xem Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đai.




____________
 
GS. Nguyễn Đăng Hưng: THẾ LỰC NÀO ĐÃ DÁM HUỶ BỎ THIẾT KẾ HÀI HOÀ HỢP LÝ ĐÃ ĐƯỢC THỦ TƯỚNG THÔNG QUA ĐỂ CHÈN SÂN GOLF VÀO TÂN SƠN NHẤT CHO VIỆC DU HÍ ?? 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Facebook bạc bẽo với 60 triệu tài khoản tại Việt Nam'


 04/07/2018 - "Thừa nhận sai sao không xin lỗi", "Facebook bạc bẽo với gần 60 triệu tài khoản tại Việt Nam" là bức xúc của cộng đồng mạng. Trong quá khứ, Facebook rất hiếm khi chịu xin lỗi. “Đây là một lỗi kỹ thuật và chúng tôi đã sửa lỗi này", "Bản đồ trong Trình quản lý quảng cáo và bản đồ trong Bản đồ Live củaFacebook đã được sửa và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không hiển thị thuộc lãnh thổ Trung Quốc nữa”, đại diện Facebook trả lời Zing.vn.

Người dùng tại Việt Nam tỏ ra bất bình với cách 
hành xử của Facebook. Ảnh chụp màn hình.
Bạc bẽoTrước lời biện bạch từ Facebook, sự giận dữ của người dùng tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao chứ không có dấu hiệu lắng xuống. Phản hồi trong các bài viết của Zing.vn, nhiều độc giả tỏ ra bức xúc trước lời giải thích của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

“Thừa nhận bản đồ sai lệch mà sao lại không xin lỗi? Nếu vậy tôi chắc sẽ từ bỏ Facebook và bảo cả người thân nữa” độc giả Mai bất bình. Đồng quan điểm này, độc giả Ngân Tuyết khẳng định “nếu Facebook không xin lỗi Việt Nam, chúng ta không nên tiếp tục sử dụng mạng xã hội này nữa”.

“Tôi đã xóa cả Facebook và Messenger từ hôm qua rồi. Chúng ta nên buộc họ phải biết xin lỗi một đất nước. Không phải làm sai xong đổ cho lỗi kỹ thuật là xong”, độc giả Nam nhận xét.


Trên mạng xã hội này, anh Hữu phân tích: “Facebook bạc bẽo với gần 60 triệu tài khoản Việt Nam là điều bình thường vì Mark Zuckerberg chỉ biết đến quyền lợi của mình. Thị trường Trung Quốc là thứ họ thèm khát. Hãy nhìn cách Mark xin Tập Cận Bình đặt tên cho con đầu lòng và bị từ chối”.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về động thái “sửa sai” của Facebook, thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên Đại học Luật TP.HCM nói: “Tôi thấy dù Facebook đã sửa, sai sót hiện tại cũng không khác gì trước đó. Facebook cần thể hiện đúng tên gọi hai quần đảo này".
Không xin lỗi người dùng là văn hóa của Facebook?

“Thừa nhận sai, nhưng không xin lỗi là cách trước giờ Facebook vẫn làm khi có sự cố. Từ việc dùng dữ liệu người dùng cho một công ty thứ ba đến đăng ký bằng sáng chế nghe lén người dùng. Chúng ta đang đang phải đối diện với sự thật rằng, chúng ta là những món hàng để Facebook mang đi bán khắp thế giới”, độc giả Nguyễn Chester nói.

“Xin lỗi” là cụm từ rất ít khi được phát ra từ Facebook và những nhà lãnh đạo công ty này. Trong scandal được xem là lớn nhất trong lịch sử khi Facebook cho phép Cambridge Analytica truy cập trái phép dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng phục vụ cho mục đích chính trị, người ta thấy rõ điều này.


Phải đến khi sự bức xúc của dư luận lên đến đỉnh điểm, CEO Mark Zuckerberg mới chính thức đưa ra lời xin lỗi trong scandal liên quan đến Cambridge Analytica hồi tháng 3. Ảnh: CNN.

3 ngày sau khi scandal nổ ra, khiến Facebook mất khoảng 60 tỷ USD giá trị vốn hóa, CEO Mark Zuckerberg mới đưa ra phát ngôn đầu tiên. Tuy nhiên, ông này chỉ lặp lại một vài thông tin đại diện Facebook từng nói và khẳng định “nếu không thể bảo vệ người dùng, chúng tôi không xứng đáng phục vụ các bạn”.

Với phát ngôn này, sự phẫn nộ của dư luận mới lên tới đỉnh điểm bởi đại diện Facebook không đưa ra bất cứ lời xin lỗi nào. Sau đó, Zuckerberg buộc phải xuất hiện trên CNN và New York Times để xin lỗi người dùng và hứa đưa ra biện pháp khắc phục.


Việt Nam cần hành động quyết liệt

“Rất nhiều Facebooker tại Việt Nam bất bình, nhưng bất bình là chưa đủ mà cần có hành động rõ ràng”, thạc sĩ Hoàng Việt nói.

“Chúng ta nên viết một lá đơn rõ ràng, chỉ ra những điểm sai của Facebook, gửi cho công ty này. Cần lên tiếng một cách bài bản và tập thể. Trong sự kiện bản đồ của Hội Địa lý Mỹ bị sai về Hoàng Sa - Trường Sa, các trí thức Việt kiều đã gửi một lá thư trực tiếp lên Hội Địa lý Mỹ. Trong vụ Google Maps, rất nhiều học giả cũng đã vào cuộc.

Trong vụ việc này, chúng ta cần phối hợp giữa các nhà khoa học, chính quyền, viết một lá thư chính thức, gửi đến công ty mẹ của Facebook ở Mỹ và Facebook Việt Nam tại Singapore, yêu cầu Facebook có hành động. Cần nêu rõ các luận điểm sai ở đâu, cần sửa như thế nào, kêu gọi dư luận ký tên. Cần tạo một áp lực rõ ràng. Tôi cho rằng Facebook chắc chắn phải thay đổi”, ông Việt nói.

Ông Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, cho rằng Facebook không chỉ phải xin lỗi, cải chính mà cần bồi thường thiệt hại khi đăng thông tin sai lệch như vậy - nhất là vấn đề lớn như chủ quyền, lãnh thổ. Cơ quan chức năng cũng có thể yêu cầu các doanh nghiệp, người dân không quảng cáo trên Facebook.

- Ngày 1/7, người dùng Việt Nam phát hiện ra bản đồ hiển thị quảng cáo của Facebook đưa 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc. Qua kiểm tra, cả bản đồ Livestream của hãng này cũng gọi Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Sansha (Tam Sa).

- Ngày 2/7, người dùng trong nước, cơ quan chức năng đồng loạt lên tiếng yêu cầu Facebook gỡ bỏ thông tin sai lệch."Việc này là hoàn toàn sai trái", ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường nói.

- Chiều tối 2/7, Facebook sửa thông tin sai lệch về bản đồ.

- Ngày 3/7, Facebook chính thức trả lời về việc đưa sai thông tin bản đồ. Hãng này giải thích đây là lỗi kỹ thuật, đã sửa sai nhưng không xin lỗi người dùng Việt Nam.

Facebook thừa nhận bản đồ sai lệch nhưng không xin lỗi
Ngày 3/7, Facebook đã thừa nhận bản đồ hiển thị sai chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Mạng xã hội này thông báo đã sửa sai nhưng không lên tiếng xin lỗi.


Thành Duy - Phương Thảo
https://news.zing.vn/facebook-bac-beo-voi-60-trieu-tai-khoan-tai-viet-nam-post857165.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn muôn xưa sẽ chẳng là gì!

ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC
Thơ Chu Mộng Long - FB Chu Mộng Long
(Trường ca của Chu Mộng Long. Phỏng thơ Nguyễn Duy.
Tặng các bạn đang phản tỉnh và chưa thức tỉnh.)
Ừ, thì ta đánh thức bằng cưỡng chế đổ nền phân lô cho đất đai
chung cư cao tầng và mênh mông biệt phủ
tiềm lực thức dậy rồi cho thằng đầy tớ ngồi trên lưng ông chủ
nguyên khí bị hút kiệt cùng
hiền tài chạy trốn khỏi quê cha đất tổ
mặt đất giàu mà lòng đất rỗng không!


Hãy thức dậy đất đai!
cho đầy tớ tôi không còn mũ cối và áo vá vai
cho phần ở mỗi nhà không còn chung cư ngăn vách nứa
xin bắt đầu từ siêu xe, biệt phủ
rồi đi xa hơn – lập đặc khu cho Tàu và mua nhà bên Mỹ.

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
dầu lửa vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng từng vỉa
đào hết, khoan hết, chặt hết, bán hết một lần
rừng chết đằng rừng, sông chết đằng sông, bể chết đằng bể
không khí ngợp ngụa thì em thở thế nào?
cây chết, thú chết, chim chết, cá chết, thực phẩm độc hại thì em sống ra sao?
không phải câu hỏi tu từ đâu mà anh hỏi thật
mai đi thi em nhớ trả lời mau!

***

Bây giờ ta làm thơ cho nhau
đất nước có bao giờ đẹp thế này đâu
tiềm lực ngủ hay người ngủ mà đánh thức?
thức dậy đi, bằng bão lũ, bằng sạt núi, bằng triều cường…

***

Linh hồn núi sông tan tác thành khói sương
trách nhiệm của nhà thơ thì vẫn làm thơ như thường…

***

Tôi lớn lên bên bờ bãi titan
bước chân thần khổng lồ in dấu thành cửa bể
má ướm chân bao lần như câu chuyện kể
Gióng chẳng ra đời mà chỉ thấy giặc giã đến từ các loại máy xúc máy cào
hàng phi lao gục ngã, mương máng ngổn ngang chiến hào
đất thanh bình bỗng gầm rú trận mạc
một cơn gió có gì to tát

bao nhiêu căn nhà, vườn rau ngập cát sa mạc mênh mông
bao nhiêu dân đen mất đất mất đồng
đời đi biển mong manh ra khơi gặp ngay lũ cướp
thây làm mồi cho cá, hồn bèo dạt mây trôi
tiềm lực đánh thức rồi mà vẫn chết đói chết chìm vì nhân tai lẫn thiên tai
đói thâm niên
đói truyền đời
câu hát ru hời bốn nghìn năm vẫn khóc...

***

Tôi đã qua những chặng đường từ Hoàng Liên Sơn đến dãy Trường Sơn
nàng Vọng Phu đã hóa thành vôi xây biệt phủ cho thằng đầy tớ
bản làng ông chủ thì tả tơi bùn lũ
phía Tây là Trường-Sơn-cây-xanh
bên đông là Trường-Sơn-núi-trọc
cửa rừng đóng để nuôi lâm tặc
nhà đầy tớ thành nhà tù nhốt thi hài cây thần
hồn núi sông cháy khét lẹt cõi phong trần
con gió Lào thổi tiếng dân oan nghe rát ruột...

Ai cực lạc nơi nghĩa trang cao cấp?
ai khóc than mất nhà mất đất mất mồ mả ông cha?
gót giày đinh đạp lên người già ngoắc ngoải
những trẻ em quấn khăn tang mồ côi
không còn sĩ phu đạp đất đội trời.

***

Tôi đến quê choa Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên
nghe sông Lam núi Hồng rú gọi hồn Nguyễn Du
sao nỡ bỏ cô Kiều khấp khểnh đứng bên đường chờ khách
chiếc xe ngựa gập ghềnh ba trăm năm giữa Đèo Ngang còn lơ lửng
họ Mã còn nghêu ngao tìm gái cho Tú Bà
cá chết giữa Tiền Đường không dám gọi formosa
à ơi, cha đi kéo lưới lệ nhòa
sóng trào độc tố vỡ òa máu đen...

***

Tôi đến Tây Nguyên rừng xanh đại ngàn
nay đất đỏ thành hồ bùn đỏ
lửng lơ treo thay núi lửa phụt trào
quặng biến mất chỉ thừa bùn cho dân tắm
lũ sâu rầy ăn rỗng ruột hồ tiêu
hạt cà phê nhuộm pin liêu xiêu quán sớm
rừng cao su nhựa ứ thân cụt đầu.

***

Tôi về quê em châu thổ một thời
những con lạch no bùn rác ứ đầy hơi
chín con rồng quay lưng về phía biển
đất cuồn cuộn sinh sôi nay chết điếng
cây mắm cây tràm cũng giơ tay kêu cứu giữa trời xanh
rồng thiêng thành quái thú quẫy cơn lũ triều cường
Sài Gòn chưa mưa mà người và xe bơi chới với
đất tân sinh mà cấu cào trên mặt nhằng nhịt
lòng khô rang như phơi giữa bom càn
má sung sức và tía cường tráng thế
man mác âu sầu trong câu hát ru em.

Đã qua đi những huyền thoại cũ mèm
đất nước bao giờ giàu có thế này em?
nhà máy mọc lên trên bờ xôi ruộng mật
nhà máy ỉa ra sông nước chảy đen ngòm
tiềm lực đó thi nhau đánh thức
tiềm lực cho lũ đầy tớ giàu vét kiệt sức của anh và em!

Sông vẫn còn đó thôi và đồng ruộng vẫn đó thôi
nhưng đầu nguồn đã bị chặn và đồng ruộng quanh năm nhiễm mặn
con cá rô không biết trú nơi nào
mùa nước nổi thành chìm, cây ăn muối rát cổ cồn cào
những cô gái trẻ xinh như tơ phải bán mình sang xứ lạ
đem chữ trinh đổi lấy tiền nuôi tía má
câu vọng cổ ca lên nghe nhức nhối cỗ quan tài…

***

Ừ, thì ta đánh thức bằng cưỡng chế đổ nền phân lô cho đất đai
chung cư cao tầng và mênh mông biệt phủ
tiềm lực thức dậy rồi cho thằng đầy tớ ngồi trên lưng ông chủ
nguyên khí bị hút kiệt cùng
hiền tài chạy trốn khỏi quê cha đất tổ
mặt đất giàu mà lòng đất rỗng không!

Này, đất nước của núi sông linh thiêng
nay khăn tang phủ khắp ba miền
tiềm lực ngủ bao giờ mà đòi đánh thức?
tiềm lực sống bốn ngàn năm nay đánh chết một lần...

***

Lúc này tôi làm thơ tặng em
em có nghĩ tôi cũng là nhà thơ vô ích?
nhả nước bọt bôi trơn đít quan
nghiến răng chửi dân đen là quân thù địch?

Em có nghĩ tôi là con chó sủa gâu gâu thành câu thơ
nhổ lông vịt lũ dân đen lót ổ trại sáng tác?

Khi nhà thơ nhìn cục đất hóa vàng ròng
nhà thơ đã nuốt chửng linh hồn cha ông
thải ra câu thơ đánh thức tiềm lực của đất.
tiềm lực cho lũ đầy tớ nhảy múa trên lưng chủ nhân.

Em có nghĩ tôi chỉ vẽ hoa trên trang giấy?
những trang giấy nhà máy làm ra không dành cho trẻ học bài
những trang giấy làm ra để in hàng vạn câu thơ từ loại cây chỉ biết hút hết chất màu và xả độc?
khi Sơn Tinh bị ép cạo trọc đầu đi tu
nàng Mỵ Nương một mình nuôi con với phận ốc
đàn con suốt đời nơm nớp sợ Thủy Tinh trả thù
những cánh đồng khô khốc
lũ ếch nửa đêm không còn râm ran lòng yêu nước thương nòi.

Em có nghĩ...
mà thôi!

***

Em hãy nhìn những người cày cuốc
(tôi cũng từng nai lưng cày cuốc)
ngực vai nở nang theo nhịp cuốc cày
cái cuốc cái cày không làm hại đến con ếch con cua
chiền chiện ca vang giữa mùa cày ải
đàn cá tung tăng giữa mùa nước nổi
trời thì cao xanh
đất thì yên bình
đất trời làm nên cái ăn sạch sẽ và nhịp thở lành mạnh
đẹp lắm chứ sự hiền hòa cày cuốc!

Em hãy nhìn người trồng rau và chăn nuôi
(tôi cũng từng tưới rau và cho lợn gà ăn)
rau tưới bằng phân bò phân heo và lợn gà ăn cám thóc
đẹp lắm chứ nghề nuôi trồng không hóa chất!

Em hãy nhìn những người đi biển
(tôi cũng từng ra khơi và quăng lưới)
khơi xa nghìn trùng và lưới đầy cá tôm
đẹp lắm chứ khi biển yên bình không giặc cướp!

Những cái đẹp thế kia... có thể không đủ tiền xây biệt phủ
nhưng bốn mùa vẫn cơm no áo đủ
hít thở khí trời trong lành
ăn uống thực phẩm sạch
sự đói nghèo là do đất bạc màu hay do cường hào?
sự đói nghèo là do dân ngu hay do mác lê mao?
tiềm lực đất đai từng đánh thức trong câu hát:
bàn tay ta làm nên xã tắc
có sức người phân bắc cũng thành cơm
toàn dân noi gương thằng bờm
ăn cục xôi mình làm ra mà phải biết ơn những thằng phú ông khôn vặt.

Ôi cái thuở tự hào đánh giặc
câu hát vang lên ngọn lửa bập bùng
bánh xe lịch sử từ liên xô lăn về kho lương nuôi lính
nhai gãy răng mà nhầm tưởng anh hùng.

Em có quặn lòng chăng
khi khẩu hiệu đất đai đánh thức
tiềm lực từng thức dậy long trời lở đất
thây trí phú địa hào thành phù sa nuôi cánh đồng
tội ác thành chiến công
hiền tài thành hung khí từ đó!

Em có quặn lòng chăng
hè phố huy hoàng được đánh thức bằng trồng khoai sắn
hàng đoàn xe cải tiến chở đầy phân
phân rơi tung tóe mặt đường mà tưởng hoa nắng.

Em có quặn lòng chăng
đường quốc lộ mấy trăm năm nay đắp bằng máu dân
cứ mươi cây số bỗng xuất hiện một toán cướp
tiền mãi lộ vẫn được hợp thức
tiềm lực tang tóc và loạn ly thức dậy hàng ngày.

Em có buồn nôn chăng
hơn bốn triệu đầy tớ chỉ biết ngủ gật
nói theo lời một người và vỗ tay hô muôn năm và bấm nút
bán đất bán rừng bán biển và bịt mồm tiếng nói chủ nhân.

Em có buồn nôn chăng
hàng vạn giáo sư tiến sĩ ngồi quán rượu nghĩ ra dự án đạo văn và tán dóc
mặc dân quê tự nghĩ cách sinh tồn
hạt giống cây trồng phải đánh thức bằng thuốc độc
thuốc độc ngấm vào máu vào hồn tuổi xanh
à ơi con ngủ cho lành
này cây trái ngọt này tình môi răng.

Em có buồn nôn chăng
ông tổ vua Hùng cũng thành kẻ tham ăn
nuốt cả tấn bánh chưng ỉa thúi cả đất
ấn đền Trần cũng thành tài thành lộc
tranh cướp nhau thành văn hóa cổ truyền
chém heo đâm trâu để diễn tập chống biểu tình.

Em có buồn nôn chăng
quả đấm thép đánh thức chủ quyền trên biển
những con tàu và ụ nổi mua bằng núi tiền
nhưng lưỡi bò vẫn hiên ngang liếm đến gần bờ và con tàu thì bẹp dúm thành đống sắt rỉ
Hoàng Sa và Gạc Ma vẫn nhạt nhòa cát trắng và hồn ma
người câu cá trên bờ thả câu câu nước và nghĩ về tiềm lực
tiềm lực rơi vào tay giặc hết rồi…

***

Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo
quen gian khổ nên không than sầu kể khổ
ăn bát cơm nghĩ đến máu cha ông mình
ăn dè sẻn để dành phần cho trẻ nhỏ.

Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất
sống nhờ đất chết về với đất
đâu cần một cái mả xây cấp cao
gặp thiên tai mất mùa còn con cua con ốc
nước dòng sông tưới mát ngọn gió lào.

Thuở tới trường tôi đi bằng dép lốp
hòn đá cuội giật đứt quai
miệng ăn khoai còn dính đất rôm rốp
vẫn ê a học bài
con trâu giẫm chân nhìn ngọn đèn dầu leo lét
nghe hát bài về tiềm lực đất nước bay cao:
núi rừng có điện thay sao
nông thôn có máy làm trâu cho người.

***

Mới hôm nào
tôi và em không còn là trẻ trâu nữa
thằng đầy tớ vẫn gọi ta là lũ ngố
dụ ăn cứt gà mà ngợi ca là đường nấu cao
dù ngoài khơi dầu mỏ đã phụt trào
quặng bô-xít đã vào lò kim loại
vẫn tăng giá xăng và tràn trề nợ xấu
trẻ em chưa ra đời đã khóc vỡ tử cung
Em còn phải dạy con hãy làm người hùng
thi đua yêu nước bằng kế hoạch góp lông vịt?

Bây giờ
tôi và em đã bắt đầu lên lão
đôi thúng mẹ gánh chúng ta chạy qua hai cuộc chiến tranh
vẫn còn trong ký ức
nhưng chiến công hào hùng thì đã mủn nát
có hát bài ngợi ca thì cũng chỉ ngợi ca mẹ ta thôi
mẹ là tiềm lực, mẹ yêu ơi…
lòng biết ơn phải là lòng trung thực
không biết ơn bằng lời nịnh hót
người ta vắt kiệt sức mẹ mình sao ta phải đời đời biết ơn?

***
Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành
tiềm lực mẹ nuôi ta lớn khôn để hát bài đánh thức
đánh thức chính mình và đánh thức cho nhau
giữ đất yên lành cho mẹ ngủ!

Tiềm lực trong chúng ta
Không phải tiềm lực của đất.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh đập theo nhịp vỗ tay.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mắc bệnh nghĩ theo cái chổi cùn của thằng đầy tớ.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong con mắt nhìn đất chỉ thấy vàng.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong lỗ tai chỉ nghe hai từ vô địch muôn năm.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong ống mũi chỉ ngửi thấy mùi thơm.

Tiềm lực còn ngủ yên
trong lớp da mặt dày không biết xấu hổ.

Thức dậy cả đi nào
từ mỗi giác quan, từ mỗi tế bào
chấm dứt ngàn năm ăn theo nói leo kẻ khác!

***

Cần phản tỉnh
tiếng Việt như bùn và như lụa
bùn thật thà nhưng lụa thì điêu toa
cờ bạc thành mua số kiến thiết
đĩ điếm thành nhiệm vụ chính trị
ăn cướp thành thu hồi
vét thuế thành đóng nghĩa vụ
thu phí thành thu giá
kẻ hèn nhát ngực đầy huân chương
sự hoang dã có thể thành văn hóa
mọi thẳng ngay đều bị đạp xuống bùn.

Cần phản tỉnh
có một nền thị trường định hướng lạ lắm
mua bán huân chương mua bán cả học hàm
mua bán đất cho ngoại tộc
mua bán ghế và mua bán việc làm
mua bán hóa đơn và mua bán cả giấy an toàn thực phẩm
mua bán chỗ nằm và mua bán cả thuốc giả cho con bệnh ung thư.

Cần phản tỉnh
có ăn cắp mới nên đầy tớ trung thành
có đạo văn mới thành giáo sư
có rước ma quỷ vào chùa mới thành cửa phật
nam mô cứu khổ cứu nạn thằng đầy tớ ăn cắp
hết phong ba nhảy tót lên cõi Niết Bàn.

Bộ sưu tập những tiềm lực u mê ấy
đánh thức tôi và em phản tỉnh.

***

Tôi muốn được làm tiếng hát ru em
đỡ nhớ mẹ trong những ngày nắng gió
tiếng hát êm đềm trong chiến tranh và gian khó
tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai
gánh tôi và em chạy giặc đường dài
tiếng ru phản tỉnh thứ tiềm lực bội ước
tiếng ru nghe như lời non nước
nghẹn đắng một tình yêu
à ơi, đất nước em đẹp như Kiều
mới ba trăm lạng đã liều trao thân…
Chu Mộng Long
Đón tháng Báo hiếu Mẹ Cha 2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang