Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok


https://baomai.blogspot.com/ 
Trong lúc sinh mạng của blogger Mẹ Nấm được gia đình cho là đang 'bị đe dọa', cuốn phim tài liệu về gia đình blogger này trình chiếu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả.

"Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết," bà Tuyết Lan thuật lại lời dặn mới nhất của blogger Mẹ Nấm với bà tại nhà tù tại Thanh Hóa.

Vừa trở về từ chuyến thăm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), bà Tuyết Lan chưa hết xúc động trong cuộc trao đổi hôm 28/6.

https://baomai.blogspot.com/ 

Bà nói cách đây gần một tháng đã đi thăm blogger Mẹ Nấm, nhưng cuối tuần qua linh tính chẳng lành nên bà lại vượt hơn 1,000 cây số từ Khánh Hòa đi Thanh Hóa thăm con.

"Đúng như linh tính, lần này sắc mặt Quỳnh xanh sao, không ổn. Mới đó mà Quỳnh suy sụp nhanh quá."

"Quỳnh nói không muốn làm tôi lo lắng, nhưng lần này nó không chịu đựng được nữa vì cảm thấy tính mạng bị đe dọa thực sự. Quỳnh mong tôi cố gắng mỗi tháng thăm Quỳnh một lần để biết con còn sống hay chết."

"Có thể sau cuộc gặp này con không còn được gọi điện về nữa," Quỳnh đã khóc nói với tôi như vậy," bà Tuyết Lan nghẹn ngào.

https://baomai.blogspot.com/ 
Bà Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng hai con nhỏ của Quỳnh

Theo bà Lan, trong câu chuyện giữa hai mẹ con, blogger Mẹ Nấm nhắc đến việc phải sống chung phòng với một phụ nữ luôn gây sự, chửi bới mình bằng những lời thô tục.

"Quỳnh không nói lại được. Quỳnh có trình bày với giám thị trại giam, đề nghị được chuyển phòng, nhưng họ không thực hiện. Họ lập biên bản với nội dung Quỳnh gây gổ nhưng Quỳnh không đồng ý."

"Quỳnh còn cho biết trong trại còn có một phạm nhân nữ được gọi là Liên Híp. Người này thường xuyên xuất hiện cùng một cán bộ trại giam tên Vũ Thị Mai và thường tỏ thái tộ hung hăng, đe dọa khi thấy Quỳnh."

https://baomai.blogspot.com/ 

"Rồi còn những chuyện khác như ổ khoá phòng Quỳnh không mở được. Giám thị tới kiểm tra nói bị bỏ cát và xà phòng vào, nhưng không gọi được thợ khóa đến sửa ngay do thợ ở tận thành phố… Rồi cúp điện bất thường nhiều đêm. Quỳnh đã nhiều lần yêu cầu lãnh đạo trại giam giải quyết nhưng không được," bà Tuyết Lan nói.

Sự việc này xảy ra sau khi blogger Mẹ Nấm tuyệt thực, từ chối thức ăn trại giam cấp vì gặp phải những triệu chứng lạ sau khi ăn.

https://baomai.blogspot.com/ 

Bà Tuyết Lan cũng nói blogger Mẹ Nấm vẫn kiên quyết với con đường đấu tranh của mình và khẳng định không làm gì sai, 'nhưng chỉ sợ Quỳnh sẽ quỵ vì những áp lực tinh thần hiện nay trong tù.'

"Quỳnh nói đã từng sống trong phòng giam không lỗ thông hơi suốt hai tháng mà vẫn chịu đựng được. Nhưng lần này Quỳnh có lẽ đã chạm tới giới hạn rồi," bà Lan nghẹn ngào.

Cuốn phim 'gây sốc'

https://baomai.blogspot.com/ 
Bé Nấm con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Một cảnh trong phim tài liệu 'Khi mẹ vắng nhà'

Tối 26/7 khi bà Tuyết Lan còn trên chuyến tàu từ Khánh Hòa quay lại Sài Gòn, mang theo những lo âu về sinh mạng của con gái, phim tài liệu về gia đình blogger nổi tiếng này được chiếu tại Bangkok, Thái Lan.

Phim 'Khi mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi blogger này đi tù đã khiến nhiều nhà khán gỉa, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'.

Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa tháng tháng đi thăm nuôi con trong tù. Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bị bà răn dậy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài.
Mặc dù có ý kiến cho rằng phim cần có thêm nhiều thông tin về quá trình hoạt động của blogger Mẹ Nấm, để người xem hiểu được vì sao blogger này bị chính quyền bỏ tù, hầu hết khán gỉa có mặt thừa nhận 'không thể cầm lòng' trước những cảnh phim ghi lại đời sống hàng ngày của hai đứa con thiếu mẹ.

https://baomai.blogspot.com/ 

Nhiều nhà báo quốc tế đặt câu hỏi về tình trạng chính phủ Việt Nam kìm kẹp tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng chính kiến từ câu chuyện của Mẹ Nấm.

Tình trạng nguy cấp cho sinh mạng của mẹ Nấm cũng được cập nhật tới các nhà báo quốc tế có mặt trong sự kiện chiếu phim.

Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc.

Được biết, Clay Phạm, người quay và đạo diễn phim, từng gặp nguy hiểm trong quá trình làm phim, sau đó bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Trong thư gửi ban tổ chức và khán giả tham gia buổi chiếu phim tại Bangkok đêm 27/6, Clay Phạm nói đây là phim đầu tay, cũng là cũng là phim tài liệu đầu tay về tù nhân lương tâm của ông.

https://baomai.blogspot.com/ 
Blogger Mẹ Nấm trong một phiên tòa

Clay Phạm nói có ba lý do khiến ông thực hiện phim này:

"Mong muốn phim mang cái nhìn chân thực nhất về gia đình của tù nhân lương tâm, những khó khăn gặp phải trên con đường đi tìm chân lý của họ. Họ chỉ là những còn người hết sức bình thường, có chăng tình cảm họ dành cho quê hương rất nhiều."

"Tìm thêm sự đồng cảm với hoàn cảnh của blogger Mẹ Nấm để chị được trả tự do về với gia đình nhỏ của chị."

"Cảm nhận rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà hoạt động xã hội, miễn là họ có tấm lòng cho con người VIệt Nam."

Bà Tuyết Lan cho hay chưa xem phim, nhưng bà mong mỏi cuốn phim, cùng với tiếng nói quốc tế sẽ "nhem nhúm thêm một tia hy vọng" để blogger Mẹ Nấm sớm được tự do.

https://baomai.blogspot.com/ 

Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.

Trong tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Năm 2010, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Năm 2015, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.

Năm 2017 blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩ lan man về đất




"Đường làng quê tôi". Ảnh Hồng Trọng Mâu

1
Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giẫy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giẫy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giẫy. Giẫy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, giũi một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giũi nữa.

Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất bị trôi đi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giũi xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái, rất quen thuộc. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau.

Cô tôi bảo:

- Ðất là của quý, cháu ạ. Không có đất rồi lấy gì mà trồng, lấy gì mà ăn? Cho nên mới phải be bờ cho sân, cho vườn. Mưa nhiều, màu trôi đi hết, có mà ăn cám!

Không phải chỉ riêng cô tôi quý đất. Không chỉ người làng tôi, người vùng tôi, mà người ở đâu trên đất nước ta cũng vậy.

Nhà nông ở đồng bằng sông Hồng là những người rất hiểu đất. Và yêu đất. Họ lo cho sức khoẻ của đất không khác gì lo cho người. Sau khi thu hoạch, người ta không hối hả làm ngay vụ sau, mà để cho đất được nghỉ ngơi rồi mới cày. Những tảng đất cày lộn được xếp chồng lên nhau thành những bức tường dài, cao khoảng một mét, gọi là xếp ải. Ðến lúc sắp cấy mới tháo nước vào, những bức tường nọ đổ sụp xuống làm thành đất mùn cho những giẻ mạ non.

Giữa người và đất có tình có nghĩa.

Đất không phải chỉ là những mét vuông, những sào, những mẫu.

Đất là máu, là thịt của con người. Là con người, phải biết yêu đất, bảo vệ đất.

2
Rừng là nơi con người từ đó đi ra, là cội nguồn của sự sống, cũng không được tôn trọng, bị coi là thứ chỉ để khai phá.

Rừng bắt đầu bị xẻ thịt từ thời kháng chiến chống Pháp. Nhưng thôi, chuyện ấy không kể, đó là chuyện vạn bất đắc dĩ, khi bộ đội thiếu gạo ăn, chỉ trông vào sắn. 

Chiến tranh qua rồi, di hại nạn phá rừng vẫn tồn tại.

Một người bạn tôi được giao một đại đội đào binh làm nhiệm vụ vỡ hoang hai cánh rừng gỗ tếch để trồng sắn. Thu hoạch xong vụ đầu tiên, anh toát mồ hôi: công lao của bấy nhiêu con người cả năm trời chỉ đủ mua ba cây tếch, nhiều nhất là ba cây rưỡi. Tôi hỏi anh đã báo cáo lên cấp trên cách anh tính toán chưa, anh nói anh không dám. Người ta đã báo cáo lên cấp trên thành tích khai hoang rồi, nói thế có mà chết.

Những cái đầu đất phá rừng để lấy thành tích khai hoang chưa kịp chết thì lũ con buôn đã thế chỗ. Chúng nhân danh phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu gỗ, đốn bất cứ cây nào bán được. Chúng không biết rằng những người sơn tràng xưa chỉ dám hạ những cây gỗ lưu niên không còn có thể lớn thêm.

Tôi vốn không thích những con số thống kê. Chúng khô khan và chẳng bao giờ cho ta một hình dung dù lờ mờ nhất về cái mà những con số nói tới. Chẳng hạn, có con số cho biết diện tích rừng ngày nay ở nước ta so với 50 năm trước chỉ còn lối 25 phần trăm. Tôi đã nghĩ con số này được thổi phồng. Chỉ tới khi được nhìn tận mắt những bản đồ rừng bị tàn phá, được xem phim quay từ vệ tinh tại trạm khí tượng tỉnh Strassbourg (Pháp), tôi mới tin nó có thật.

Hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ qua bến Trung Hà là đã tới rừng, vượt qua vùng bưởi Ðoan Hùng là đã gặp rừng nguyên sinh. Vậy mà nay lên tới tận Tuyên Quang vẫn còn là trung du. Diện tích rừng so với bây giờ chắc chắn còn bị thu hẹp nhiều hơn nữa. Và tốc độ tàn sát rừng chưa có dấu hiệu giảm. Hết rồi rừng vàng, hết rồi biển bạc, hết luôn những trang tự sướng từng được viết nắn nót trong sách giáo khoa.

Rừng ăn đời ở kiếp với người, nuôi sống con người, đã bị con người khai thác đến kiệt quệ.

Giờ đây, nó hấp hối.

3
Đầu Công nguyên, dân số toàn thế giới ước tính có khoảng 170 triệu người. Đến năm 2016, dân số thế giới đã là 7,4 tỉ người.

Người đông lên, nhưng diện tích đất thì vẫn nguyên đấy.

Có nhiều cơ hội tiếp xúc với họ, tôi hiểu được cách nghĩ của những người cầm quyền thế hệ tôi. Trong quá khứ, họ đều là những chiến sĩ cách mạng đáng trọng, xuất thân từ những tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng không phải là những người uyên bác. Cách mạng đặt họ vào những vị trí họ không bao giờ nghĩ tới là quản trị một xã hội.

Ngồi bàn giấy bóng lộn, trên đầu quạt trần quay vù vù, được chỉ đạo bằng một lý thuyết mơ hồ học vội, họ không biết làm việc gì khác ngoài việc sản xuất các nghị quyết. Khi thì“ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chiếu cố thích đáng công nghiệp nhẹ”, khi thì ngược lại, “ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, chú trọng xây dựng nền móng công nghiệp nặng”… Những nghị quyết được đúc trong một lò cái này na ná cái kia, trong đó những câu chữ sang trọng được các thư ký chấp bút nhào lộn thành thạo như làm xiếc.

Cơn mê công nghiệp hóa chiếm lĩnh toàn bộ ý nghĩ của nhà cầm quyền. Thảng hoặc có nói tới nông nghiệp người ta thì cũng chỉ lớt phớt, những từ ngữ chính trị đều hướng về chuyện cải tạo quan hệ sản xuất.

Lê Duẩn, người được ca tụng có trí tuệ sáng như ”ngọn đèn 200 bu-gi” đã phát biểu tại Đại hội Đảng III, tháng 9/1960 như sau: “Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển”(nguyên văn).

Người nông dân với mảnh ruộng của mình được coi là chế độ sở hữu tư liệu không xã hội chủ nghĩa, cần được nhanh chóng cải tạo thành sở hữu xã hội chủ nghĩa. 

“Cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa” của ngọn đèn sáng chói nọ đã đem lại kết quả thế nào, thì người không cần sáng mắt cũng thấy. Để rồi sau những thất bại, những người bắt người khác phải làm theo những sáng tạo của họ không một chút ngượng ngùng vỗ ngực bồm bộp khoe họ đã tài tình và sáng suốt “cởi trói” cho cái bị chính họ trói.

Trong cải cách ruộng đất, Trường Chinh giảng giải: “Cải cách ruộng đất về cơ bản là một cuộc đấu tranh chính trị”. Thì ra các “lãnh tụ” đâu có muốn sửa đổi tình trạng bất bình đẳng trong sở hữu đất đai. Họ muốn cái khác kia. Cho nên chưa chia lại ruộng thì phải đấu tố cái đã.

Dưới khẩu hiệu “Đánh đổ giai cấp địa chủ” là cả một phong trào vu cáo để tàn sát những người đã ủng hộ Cách mạng Tháng Tám trong chính quyền thôn xã, những người ngây thơ và cả tin rằng có cách mạng là có bình đẳng giữa những đồng chí thề hy sinh tất cả vì độc lập, vì tự do. Cần phải diệt cho bằng hết những kẻ bất mãn với tôn ti trật tự mới được du nhập từ Trung Quốc vĩ đại - đó mới là mục đích của cải cách ruộng đất.

Có bao nhiêu người không tên tuổi đã mất mạng trong cuộc giết chóc lớn lao nhất trong lịch sử?

4
Khẩu hiệu: “Chính trị là thống soái” được đặt ở hàng đầu trong thời gian dài. Các nhà khoa học, các chuyên gia được đưa về nông thôn, vào các xưởng máy, không phải để nghiên cứu cái gì, mà để học tập tinh thần lao động. Mao Trạch Đông đã dạy: “Trí thức không bằng cục cứt”. Những người nắm quyền lực trong tay không mơ thấy gì khác ngoài những nhà máy nhả khói lên trời và những ô tô chạy băng băng trên “đường ta rộng thênh thang tám thước” (thơ Tố Hữu).

Chúng tôi được ăn no nê bo bo cùng với những nghị quyết không cho phép cãi lại về một phương thức sản xuất tiên tiến, hứa hẹn một thiên đường mai sẽ có.

Đó là chuyện đã xưa. Chỉ có thể tự an ủi rằng ít nhất thì cái “Chính trị là thống soái” được tuyên bố ra miệng cũng còn đỡ dơ dáy hơn cái “Tiền là thống soái” không nói ra sau này. 

Những nghiên cứu khoa học cho ta biết: Ở nước ta nhiệt độ trung bình trong năm từ 22ºC đến 27ºC (bây giờ cao hơn nhiều do hậu quả của nạn phá rừng, chặn sông, lấp hồ). Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².

Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, mưa ít. Do ảnh hưởng gió mùa, địa hình phức tạp, khí hậu nước ta luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Nhưng chính vị trí địa lý và sự đa dạng về địa hình lại là điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về chủng loại thực vật.

Nước ta là một nước nông nghiệp. Nó được thiên nhiên hào phóng ban cho những điều kiện tốt nhất để làm nông. Thay vì chú trọng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thì những thế hệ cầm quyền nối tiếp nhau ra sức làm cái khác: công nghiệp hóa theo cách những nước không được thiên nhiên ưu đãi làm nông nghiệp.

Người ta hối hả mời tư bản nước ngoài vào để sản xuất ô tô, thực chất là bán sức lao động tại chỗ trong việc lắp ráp. Nền công nghiệp được tạo ra bằng nghị quyết và khẩu hiệu không làm ra được cái đinh ốc cho ra hồn. Được chính quyền bảo kê, những nhà tư bản nội địa cướp đất của dân, đẩy hàng vạn người suốt đời làm nông nghiệp ra khỏi mảnh đất cha ông, bắt họ phải sống vật vã trong cảnh bần cùng.

Có cần phải đưa dẫn chứng không?

Không.

Đất ruộng bị cướp, rừng bị phá tan hoang, chỉ để xây dựng những thứ không nhất thiết phải có ngay lập tức - những khu công nghiệp hoành tráng của nước ngoài, những ngôi nhà chọc trời, làm những khu nghỉ dưỡng sang trọng, những sân gôn mênh mông.

Hậu quả nhỡn tiền là lũ lụt triền miên, ô nhiễm lan tràn từ Nam chí Bắc, khí hậu biến đổi. Việt Nam từ một nước bình thường trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Biết bao người Việt, phải tha phương cầu thực trong cái gọi là "xuất khẩu lao động"thậm chí bỏ mạng ở xứ ngưòi.

Nông dân ngày xưa không biết đến các thứ phân bón hóa học. Cũng không có những giống lúa cao sản lùn tịt cho năng suất cao, nhưng không cho rạ như bây giờ. Rạ là nhiên liệu không thể thiếu của người nông dân, cho việc nấu ăn, chế tạo phân chuồng, làm đống rấm chống lạnh có sương muối v.v…

Cũng ngày xưa ấy có nhiều giống lúa, rất đa dạng và thích hợp với từng cánh đồng, từng chân ruộng. Gạo cho những bữa cơm cũng nhiều thứ. Cho dù năng suất không cao, gạo tám thơm mà thế hệ tôi được ăn là thứ gạo tuyệt ngon, con cháu bây giờ không biết mặt mũi nó thế nào. Thứ tám thơm hạt dài, nấu cơm ở cuối ngõ, đầu ngõ nghe thấy hương bay ngào ngạt.

Cái cũng mang danh tám thơm mà các cửa hàng đặc sản ngày nay dọn cho khách sẵn tiền là cũng là thứ gạo hạt dài, đẹp mã, giỏi lắm cũng chỉ là bà con xa của thứ tám thơm đã tuyệt chủng.

Bây giờ thiên hạ mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Người rủng rỉnh tiền mới được ăn các thứ rau quả giá đắt từ các cửa hàng bio đang mọc lên như nấm, chỉ ở đó mới có những thứ trời sinh người dưỡng. Người nghèo thì đành ra chợ nhắm mắt mua về những thứ được tẩm đẫm hoá chất độc hại nhập cảng từ đất nước “bạn vàng”. Hậu quả của cuộc chạy đua theo lợi nhuận còn là sự hủy hoại tâm hồn những người nông dân hiền lành, biến họ thành những sát thủ giấu mặt.

Đường là do người đi lại nhiều mà thành. Đó là thuận theo tự nhiên. Những con đường được vẽ ra trong đầu những người tự xưng “lãnh đạo” và bắt dân làm theo ý mình, không dẫn tới phồn vinh mà dẫn tới đói nghèo.

May thay cho các dân tộc không có những nhà lãnh đạo tự xưng như ta có.

Tôi có anh bạn Nga giám đốc một công ty du lịch. Công ty của anh khá phát đạt. Anh cho biết: “Du khách của tôi có hai loại. Một là loại thích xem di tích lịch sử. Một loại thích tìm đến thiên nhiên hoang dã. Loại thứ hai ngày một đông. Người ta không đến nước Nga để xem các nhà máy mới xây dựng. Họ muốn được chiêm ngưỡng những gì còn lại của thiên nhiên chưa bị hủy hoại”.

Nhiều quốc gia trở nên giàu có nhờ du lịch. Người ta không đến Tây Nguyên để ngắm những công trình bằng bê tông cao ngất, để ngủ trong những căn phòng sang trọng của những khách sạn đắt tiền. Người ta muốn được xem những nhà sàn, nhà rông, những tượng gỗ mốc meo ở những nhà mồ, được lang thang trong những rừng già nguyên sinh.

Những thứ đó không còn nữa.

Một câu hỏi bất giác nảy ra trong tôi: “Liệu tiền của kiếm được từ những nhà máy làm ô tô, những công xưởng người nước ngoài được mời gọi đặt ở nước ta, so với cái thu được từ du lịch sinh thái sẵn có, rồi cái nào sẽ lớn hơn”?

5
Bây giờ có người đã tỉnh ra, nói: “Lỗi ở chúng ta. Chúng ta đã không thuận theo thiên nhiên”.

Tôi không thể nói như thế.

Từ “chúng ta” bị lạm phát vô tội vạ. Dân chúng, tức là chúng ta, từ lâu đã mất hết mọi quyền, kể cả quyền có lỗi. Người không làm thì sao có thể gây ra lỗi?

Lỗi ở kẻ khác.

Lỗi ở kẻ nắm quyền cai trị đất nước, kẻ tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, dân chỉ có việc nghe theo, vì chúng vĩnh viễn “duy nhất đúng”  “vô cùng sáng suốt”, chỉ có chúng mới xứng đáng để cầm đầu dẫn dắt bá tính.

Bây giờ, một lần nữa, chúng lại xưng “đúng” khi mang đất đai của tổ tiên ra bán từng phần.

Trước khi chúng sắn tay áo bán tất!

FB VŨ THƯ HIÊN 11.06.2018

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trôi xe khách tại ngầm võ lao Lào cai

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lũ quét kinh hoàng tại Yên Bái - Mênh mông biển nước - Trận lũ lớn nhất ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

20 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ


1. Chính bạn là người quyết định tương lai của bạn, đừng trông chờ hay trách móc vào một ai khác
Đúng vậy, tất cả những gì bạn nghĩ và làm ngày hôm nay sẽ quyết định chính tương lai của bạn sau này. nếu hôm nay bạn lười biếng, ỉ lại thì tương lai sau này của bạn ắt hẳn sẽ rất khó khăn. Nếu ngay bây giờ bạn cố gắng, chăm chỉ, định hướng cuộc đời, tương lai của bạn sẽ tốt hơn. Đừng trông mong vào sự may mắn hay sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Vì nó sẽ làm bạn luôn thụt lùi. Cuộc sống giống như một viên đá vậy, chính bạn là người quyết định để viên đá đó mọc rêu hay trở thành viên ngọc sáng.
2. Bạn không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người
Không bao giờ bạn có thể làm được điều đó. Vì vậy, hãy làm những gì bạn thích và nói những gì bạn muốn. Nếu ai đó ghét những gì bạn làm, hãy cứ để họ tự do làm điều đó. Đừng thay đổi bản thân chỉ vì muốn làm vừa lòng một ai vì họ sẽ chẳng bao giờ ngừng đòi hỏi. Hãy chấp nhận việc lúc nào bạn cũng sẽ có điểm gì đó khiến người khác không vừa lòng. Tuy nhiên, bạn cần phải linh hoạt và biết làm vừa lòng một số người trong từng trường hợp cụ thể để khiến cuộc sống dễ dàng hơn. Ví dụ như với sếp trực tiếp của bạn chẳng hạn.
3. Không có bài học hay kinh nghiệm nào miễn phí
Để có được kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, bạn phải đánh đổi bằng một cái khác và không phải lúc nào chỉ có tiền bạc. Đối với một số bài học nhất định, bạn phải bỏ ra những cái “vô hình” như công sức, chất xám, thời gian và đôi khi còn phải trải qua đau khổ, mệt mỏi, thất vọng để lĩnh hội. Nếu bạn bị thất tình, hãy xem giai đoạn “trái tim tan nát” là cái giá phải trả để bạn biết rằng tình cảm lứa đôi không phải lúc nào cũng “happy ending” như những câu chuyện cổ. Nếu bạn thất bại trong việc nộp hồ sơ xin học bổng du học, hãy để những thất vọng dạy bạn rằng con đường đến thành công chưa bao giờ dễ dàng.
4. Bạn bè đến rồi đi
Bạn có nhận thấy rằng càng trưởng thành thì số lượng bạn bè mình thường liên lạc càng ít hơn xưa? Khi càng lớn, mỗi người chọn cho mình một con đường riêng, một công việc riêng nên thật khó để vẫn giữ liên lạc. Bạn ắt hẳn đã từng rất thân với một người nào đó nhưng rồi bỗng dưng cả hai không nói chuyện với nhau nữa mặc dù chẳng có xích mích gì xảy ra. Bạn nên chấp nhận điều này và tiếp tục đón chờ những mối quan hệ mới xuất hiện trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều mối quan hệ vẫn trường tồn với thời gian nên nếu bạn may mắn có được mối quan hệ này thì hãy trân trọng nó mỗi ngày.
5. Đừng bao giời tin tưởng tuyệt đối một ai khác ngoài cha mẹ
Vì sao ư? Vì sống trong cái xã hội này, khi mà đồng tiền đã che mắt tất cả, đồng tiền đã làm mờ mắt con người thì tình cảm, sự chân thành dường như đã không còn ý nghĩa gì so với đồng tiền cả. Người ta yêu nhau vì tiền, chơi với nhau vì tiền…Sự lừa lọc, đố kỵ, lòng tham của con người đã giết chết lòng tin của con người. Anh em, bạn bè có thể phản bội nhau chỉ vì tiền.
Trên đời này, người duy nhất chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối chính là cha me đã sinh ra ta. Vì sao ư? Vì chẳng có người cha mẹ nào không muốn tốt cho con cái cả. Họ sống vì con cái, làm tất cả mọi việc vì con cái. Nên dù họ có làm gì đi nữa, họ vẫn luôn nghĩ về con cái, bảo vệ và muốn con cái của mình có được những thứ tốt đẹp nhất.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Bài học này chỉ nhắc mọi người đừng quá tin tưởng vào ai chứ không khuyên mọi người sống không có một chút niềm tin nào vào cuộc sống.Những người bạn gặp trong đời đôi lúc muốn lấy của bạn, đố kỵ ban, ghét bạn, đối xử tệ với bạn…Nhưng tất cả điều đó làm nên bạn. Không có niềm tin xe không cảm nhận đwọc giá trị cuộc sống mang lại. Vì vậ hãy đặt niềm tin đúng lúc, đúng chỗ.
6. Ai cũng có những vấn đề riêng của mình
Chúng ta thường có thói quen nhìn vào bạn bè, đồng nghiệp rồi tự so sánh với bản thân và thấy mình sao thấp kém. Tại sao họ lại đạt được những thành tựu mình không có? Tại sao cuộc sống của họ hoàn hảo hơn của mình? Nếu bạn đã từng nghĩ những điều đó thì hãy tự dặn lòng rằng: ai cũng có có những vấn đề và thử thách riêng trong cuộc sống dù bề nổi của họ có hào nhoáng đến đâu. Chúng ta không là họ nên làm sao biết được những người bạn và đồng nghiệp ấy đã trải qua những gì để đạt được thành công. Thay vì ganh tỵ với người khác, bạn nên dành thời gian chăm chút cho con đường sự nghiệp của bản thân.
7. Đừng quan tâm tới người khác nghĩ gì, miệng lưỡi thế gian là điều không tránh khỏi
Chắc hẳn các bạn cũng đã đọc qua câu chuyện ” hai ông cháu và con cừu”. Khi mà bạn làm bất cứ điều gì thì người ta cũng có thể nói xấu bạn. Khi bạn qua tâm, sợ hãi và làm theo những gì người ta nói, bạn sẽ chẳng bao giờ làm hài lòng được tất cả mọi người. Vậy tại sao chũng ta không làm theo những gì mình muốn, bỏ qua thứ gọi là “miệng lưỡi thế gian”.
8. Những mối quan hệ có thể giúp bạn tiến xa hơn
Hãy chăm ra ngoài, gặp gỡ mọi người và có những mối quan hệ bền vững. Đừng cố gắng biết hết tất cả mọi người vì như vậy chẳng khác nào bạn không biết một ai. Tập trung đầu tư vào một số mối quan hệ nhất định và dành thời gian tìm hiểu họ. Những người này không nhất thiết phải đảm nhiệm ở vị trí cao hay có thế lực, đó có thể là đồng nghiệp, người cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ, vân vân. Dù là ai thì bạn cũng nên đến với họ bằng tấm lòng chân thành và bạn sẽ nhận lại được những gì xứng đáng.
9. Bạn cần phải hiểu rằng, trong xã hội này, loại người nào cũng có
Chính cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã tạo nên những con người cũng muôn màu muôn vẻ. Không phải ai cũng tốt và cũng chẳng phải ai cũng xấu. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nhận xét, đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài và nghĩ rằng trên đời làm gì có ai như vậy. Không phải như bạn nghĩ đâu nhé. xấu xa, giả tạo, ba hoa, phản bội, lừa dối…Tất cả những con nười bạn nghĩ là không thể tồn tại, thì vẫn tồn tại.
10. Nếu bạn sợ sai lầm và thất bại, bạn sẽ không bao giờ thành công
” Thất bại là mẹ thành công”, câu nói tưởng chừng như quá quen thuộc này ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được. Sợ thất bại, sợ sai lầm là hai thứ cản đường bạn đi đến thành công. Hãy gạt bỏ nỗi lo sợ và hãy thử. Cuộc sống cấn lắm những phép thử. Người thông minh là người biết sử dụng những phép thử một cách hiệu quả.

11. Ai cũng làm việc nhẹ thì việc khó cho ai?
Nếu bạn được phân công một nhiệm vụ khó nhằn trong khi bạn bè hay đồng nghiệp lại được làm các công việc dễ dàng thì hãy cố gắng… vui vẻ làm việc đi. Hãy làm quen với việc người làm ít người làm nhiều trong một tập thể miễn là kết quả cuối cùng tốt là được. Khi làm những việc khó, bạn sẽ có cơ hội học hỏi những điều mới nhiều hơn.
12. Vấn đề của bạn phải tự bạn giải quyết
Ngừng than thở và khóc lóc về những vấn đề của bản thân và xắn tay áo lên giải quyết nó ngay hôm nay. Bạn có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng không ai có thể giải quyết vấn đề tốt hơn chính bản thân bạn vì chỉ có bạn mới biết mình thật sự muốn gì. Khi tự giải quyết, bạn cũng phải tự trách nhiệm với bất kì quyết định nào mình đưa ra.
13. Không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn
Nếu họ giúp đỡ bạn, hãy biết ơn họ. Nếu họ không giúp, đừng ghét họ vì vốn dĩ họ không hề có nghĩa vụ phải làm vậy. Bạn là một cá thể độc lập và nếu muốn đạt được một điều gì đó chỉ có một cách là hãy cố gắng làm việc chăm chỉ.
14. Ngoại hình quan trọng nhưng không nên là tất cả
Thời nay mà bảo ngoại hình không quan trọng thì thật không phải. Không nhà tuyển dụng nào lại muốn nhận một người lôi thôi lếch thếch. Không ai muốn hẹn hò với những người không biết tự chăm chút cho bản thân. Bạn nên chăm sóc bản thân nhưng đừng dành toàn bộ thời gian chỉ để đắp mặt nạ dưỡng da vì ngoại hình của bạn sẽ không là điểm cộng nếu như bạn thiếu kĩ năng, không biết ngoại ngữ và yếu kém về chuyên môn. Hãy cố gắng cân bằng mọi thứ và phát triển bản thân một cách toàn diện.
15. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng
Sẽ có người được cuộc đời ưu ái về nhiều mặt hơn một số người khác. Việc này không phải lỗi của bất kì ai cả. Chúng ta buộc phải chấp nhận việc này dù không dễ dàng một chút nào. Bạn cứ cố gắng phấn đấu hàng ngày để hoàn thiện bản thân, nếu không đạt được đến đích mình muốn thì ít nhất cũng tiến đến đến điểm xa hơn chỗ bạn đã từng đứng.
16. Cái tôi của bạn thật sự không có ích lợi gì
Nếu bạn làm lỗi, hãy xin lỗi kể cả với người bạn ghét nhất. Nếu bạn không thích sếp của mình, hãy bỏ qua cái tôi và chuyện cá nhân để làm việc như một người chuyên nghiệp. Để cái tôi kiểm soát hành động của bạn sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội cả trong cuộc sống lẫn công việc.
17. Chỉ có bạn mới khiến bản thân hạnh phúc
Nếu bạn trông chờ người khác đem đến hạnh phúc cho mình thì hãy yên tâm là bạn sẽ phải thất vọng dài dài. Hãy yêu thương và chăm sóc bản thân mình hàng ngày trước để cảm thấy yêu đời, yêu người sau đó.
18. Bạn sẽ không bao giờ có được mọi thứ mình muốn
Bạn sẽ luôn muốn một thứ mình không có trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Ngay cả khi bạn đã có cái mình muốn, bạn sẽ lại muốn có thêm cái khác. Quan trọng là bạn nên cảm thấy hài lòng với những gì mình có để bớt cảm thấy căng thẳng.
19. ,Cái gì cũng có hai mặt
Đừng vội tin những câu chuyện chỉ được kể từ một phía. Đừng để những hình ảnh hào nhoáng trên mạng xã hội dắt mũi bạn. Hãy tìm hiểu mọi thứ thật kĩ càng trước khi đặt niềm tin.
20. Làm người tốt không bao giờ thiệt thòi
Có thể những người chọn cách sống lươn lẹo sẽ đạt được nhiều thành tựu nhanh chóng nhưng những ai chọn làm người mới có thể đi đường dài. Hãy là một người tốt cho dù bạn có bị cuộc đời đối xử tệ bạc đến đâu đi chăng nữa. Đơn giản là vì làm người tốt trước hết giúp bạn có giấc ngủ ngon vì không phải lo lắng bất kì chuyện xấu nào của mình chẳng may bị phát giác.
Tony buổi sáng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Triều Tiên và Việt Nam: hai cuộc chiến hai vĩ tuyến


https://baomai.blogspot.com/ 

Ngày 25/06 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc Nam tiến ồ ạt và chỉ hai hôm sau đã 'tràn ngập' thủ đô Seoul của miền Nam.

https://baomai.blogspot.com/ 
Chiến tranh Triều Tiên: ký ức của một cựu chiến binh Anh, James Grundy

Trước đó hơn một tháng, ngày 13/05 có chuyến tàu đặc biệt chở Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) sang gặp Mao Trạch Đông để xin viện trợ "giải phóng đất nước".

Nhưng ông Kim cũng chỉ thông báo cho Mao là kế hoạch đánh Đại Hàn Dân Quốc được chính Joseph Stalin "thông qua và ủng hộ" mà không nói ngày giờ.

Tệ hơn, Bắc Kinh không hề nhìn thấy văn bản nào từ Moscow nói về chuyện này nên Mao đành hứa giúp ba quân đoàn.

Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, ông Kim Nhật Thành có 135 nghìn quân, được hàng nghìn chuyên gia quân sự Liên Xô hỗ trợ, cùng xe tăng, máy bay, pháo lớn.

Ở phía Nam, sau khi rút quân, Hoa Kỳ chỉ để lại cho lực lượng 98 nghìn quân của Tổng thống Rhee Syngman vũ khí hạng nhẹ.

Quân miền Nam thua liên tiếp trong tám tuần, bị dồn xuống cực Nam bán đảo và lực lượng miền Bắc nhanh chóng làm chủ 90% lãnh thổ.

Được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, Quân đoàn 8 của Hoa Kỳ đổ bộ vào Pusan.

https://baomai.blogspot.com/ 
Bình Nhưỡng năm 1958: Thủ tướng Kim Nhật Thành đón các cựu Chí nguyện quân TC để cảm ơn họ về công lao 'Kháng Mỹ viện Triều'

Đại Hàn chỉ còn nửa quân số sau vài tháng thua trận nhưng nhờ vị chỉ huy mới, thiếu tướng Chung Il-kwon, đã phản công và giành một số thắng lợi.

Sau đó, Tư lệnh liên quân LHQ, Tướng Douglas MacArthur đã ra hai quyết định quan trọng:

1_ Trên bộ, chiến lược của ông là 'Nam đánh xuống Naektong, Bắc đánh lên Áp Lục', với tên hai con sông trở thành hai trận tuyến.

2_Trên biển, ông có ý tưởng đổ bộ bằng tàu chiến để chia đôi quân địch và cuối cùng đã chọn bến Incheon.

Ngày 14/09/1950, Hoa Kỳ pháo kích, rồi cho tàu đổ bộ đưa Sư đoàn 7 cùng một số đơn vị Đại Hàn đổ xuống cảng này, cắt đôi quân Bắc Hàn.

Hơn 10 ngày sau Hoa Kỳ đã giải phóng Seoul.

Chỉ trong hai tháng giao tranh với quân Mỹ, quân đội của ông Kim Nhật Thành bị thương vong 50 nghìn, và 13 nghìn bị bắt làm tù binh.

Trên đà chiến thắng, chính phủ Truman ủy nhiệm cho ông MacArthur đem quân vượt Vĩ tuyến 38 ra Bắc.

Dù Bắc Hàn đã thua trận nhưng hành động của Hoa Kỳ đem quân vượt tuyến đã khiến Trung cộng vào cuộc.

Các binh đoàn Chí nguyện quân để 'Kháng Mỹ viện Triều' do nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy đã vào Triều Tiên.

Ngày 25/10, quân Trung cộng đã giao chiến lần đầu với quân Mỹ ở trận Onjong-Unsan, phá tan nhiều trung đoàn Mỹ -Hàn.

Liên Xô cũng đưa MiG-15 do phi công Liên Xô lái vào bầu trời bán đảo khiến Mỹ đáp trả bằng cách điều động các phi đoàn F-86 Sabre sang Nhật Bản.

Cuộc chiến lên đỉnh điểm là tháng 4/1951, với Mỹ - Hàn bị đẩy lui về phía Nam để rồi lại vượt Vĩ tuyến 38 lần hai đánh quân Trung - Triều.

Sang năm 1952, cuộc chiến tiếp tục leo thang nhanh chóng về số thương vong và tập trung quân đội.

Hơn một triệu quân Trung-Triều đối mặt với liên quân Mỹ, Hàn, Anh, Úc, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Cuba (800 nghìn), trong thế bất phân thắng bại.

Thủ tướng Anh Clement Attlee, cho đến 1950 còn không biết Triều Tiên nằm ở đâu, cũng cử 90 nghìn quân giúp cho Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/ 
Tù binh Thổ Nhĩ Kỳ bị Chí nguyện quân Trung cộng áp tải trong cuộc chiến Triều Tiên

Trung đoàn Gloucestershire chỉ với 600 quân đã lập kỳ tích bên sông Imjin, chặn đứng 10 nghìn Chí nguyện quân Trung cộng mà chỉ hy sinh 59 'Glorious Glosters'.

Nhưng Thế Chiến 3 có nguy cơ nổ ra ở châu Á với ý tưởng đưa bom nguyên tử vào chiến sự.
Tổng thống Truman đúng là đã ra lệnh đem bom hạt nhân Mark-4 sẵn sàng ném xuống Mãn Châu và Sơn Đông, nếu Trung cộng tiếp tục đánh vào quân Mỹ.

Nhưng từ tháng 5/1951, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đồng ý về giải pháp vãn hồi hòa bình mà không phải bằng biện pháp quân sự.

Mao cũng muốn đàm phán vì cuộc chiến đã tốn kém tới mức ông phải bỏ cả kế hoạch giành lấy Đài Loan còn Liên Xô cũng không phản đối hòa đàm.

Từ Triều Tiên đến Việt Nam

Ngày nay nhìn lại, các sách dạy lịch sử trên thế giới chú ý đến các điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam hư sau:

* Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam đều là 'proxy war', lại là chiến tranh nóng, trong lòng Chiến tranh Lạnh;

* Xung đột có màu sắc ý thức hệ nhưng vấn đề dân tộc cũng rất quan trọng;

* Chiến tranh Triều Tiên đánh kiểu châu Âu còn ở Việt Nam là chiến tranh du kích;

* Chiến tranh Triều Tiên (3 năm), ngắn hơn Cuộc chiến Việt Nam nhưng không kém độ tàn khốc;

* Sau chiến sự, Nam Bắc Hàn vẫn chia đôi, còn ở Việt Nam, miền Bắc cộng sản đã thắng, và VNCH đã thua;

Nhưng điểm giống nhau nổi bật nhất trong lịch sử hai dân tộc là sự chia cắt đất nước ở Vĩ tuyến 38 tại Hàn Quốc-Triều Tiên, và Vĩ tuyến 17 ở Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/ 
Về Bắc hay vào Nam? Tại trạm trao đổi tù binh 'Lối đến Tự do' trong ảnh chụp ngày 11/08/1953 ở Bàn Môn Điếm trên Vĩ tuyến 38, tù binh miền Bắc được quyền chọn về nhà hay bước sang phía Nam

Vì sao có Vĩ tuyến 38?

Hội nghị Potsdam vào tháng 7/1945 đã thấy cần chọn ra một đường phân định tạm thời cho quân Mỹ và Liên Xô ở Triều Tiên.

Một sĩ quan trẻ, Dean Rusk (sau làm Bộ trưởng Ngoại giao thời Chiến tranh Việt Nam) lấy cuốn National Geographic và chọn vĩ tuyến 38 độ Bắc để áng chừng là chia đôi bán đảo.

Không ai buồn hỏi một chuyên gia địa lý, lịch sử hay một người Triều Tiên nào về quyết định này.

Quân đội và 700 nghìn dân Nhật bị tống về nước, để lại một di sản khác về kinh tế: miền Bắc giàu có hơn vì nhận 60% cơ sở công nghiệp mà chỉ có 7 triệu dân.

Phía Nam không chỉ nghèo lại đông dân hơn (16 triệu) và bị chiến tranh tàn phá nặng.

Hội nghị Moscow sau đó đã chính thức công nhận Vĩ tuyến 38 và đường phi giới tuyến DMZ rộng mỗi bên 2 km để chia đôi Triều Tiên.

Sông Imjin vẫn chảy từ Bắc xuống Nam cắt qua đường biên để đổ vào sông Hàn rồi ra Hoàng Hải.

Nhưng cây cầu xe lửa trên sông bị cắt làm đôi từ đó đến nay.

Tại sao chọn Vĩ tuyến 17 cho Việt Nam?

Hội nghị Geneva 1954 ra đời để cũng bàn về Triều Tiên là chính, hai chữ Việt Nam còn không được nói đến mà chỉ là một phần trong điểm phụ về Đông Dương.

VNDCCH chỉ được Liên Xô đã thông báo là họ đã họp tại Berlin vào tháng 2/1954 cùng Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung cộng để mở hội nghị Geneva vào tháng 4.

Liên Xô hiểu ông Hồ Chí Minh rất lo ngại về hội nghị Geneva, như một điện thư của Đảng Cộng sản Liên Xô (26/02/1954) giải mật cho thấy.

Không người Việt Nam nào muốn chia đôi đất nước.

https://baomai.blogspot.com/ 
Quân đội Mỹ tại Triều Tiên

Thủ tướng Pháp Georges Bidault cũng viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại, đảm bảo là không có chuyện chia cắt Việt Nam.

Hoa Kỳ từ chối bắt tay đoàn Trung cộng và chỉ có Ngoại trưởng Anthony Eden của Anh là muốn thúc đẩy cho một giải pháp nào đó qua đàm phán.

Vấn đề cốt lõi cho Trung cộng vẫn là Triều Tiên, như báo cáo của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa 02/03/1954, gửi lên Trung ương Đảng C̀ộng sản.

Theo đó, Chu Ân Lai chỉ đạo là về Đông Dương thì "cần phải đạt kết quả gì đó" (to make sure that the Geneva Conference will not end without any result).

Trung cộng còn muốn là qua hội nghị để tạo ra "khó khăn gia tăng cho Pháp và Mỹ".

Sợ Đông Dương rơi vào tay cộng sản như đã "mất Trung cộng", Mỹ gợi ý với Pháp về việc ném vũ khí nguyên tử 'chiến thuật' xuống quân Việt Minh ở Điện Biên.

https://baomai.blogspot.com/ 
Việt Nam sau ngày chia cắt: tàu Pháp chở người tỵ nạn vào Đà Nẵng tháng 8/1954

Theo giáo sư Fred Logevall, ĐH Cornell thì Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles 'ít nhất đã nói rất chung chung về khả năng này, về người Pháp sẽ nghĩ sao về việc có thể sử dụng hai hoặc ba vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các vị trí của quân địch.'

Nhưng cuối cùng thì Pháp, với sự hỗ trợ của Mỹ đã thúc đẩy cho giải pháp tạm chia đôi Việt Nam.

Chu Ân Lai đã thuyết phục được Hà Nội đành phải chấp nhận Vĩ tuyến 17 để "tạm thời chia cắt đất nước".

Trên thực địa, người ta lấy sông Bến Hải ở về phía Nam vĩ tuyến một chút để phân chia.
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng bị chia bởi sông Gianh.

Hiệp định Geneva cấm coi Vĩ tuyến 17 là biên giới chính trị và lãnh thổ (it should not in any way be interpreted as constituting a political or territorial boundary) và người dân hai miền hoàn toàn có quyền thông thương.

Bầu cử tự do phải được tổ chức trước tháng 7/1956 để thống nhất đất nước.

Nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại hoàn toàn khác hẳn.

Khi hội nghị chấm dứt, không bên nào ký vào văn bản cuối cùng.

Hệ quả cho hơn nửa thế kỷ

https://baomai.blogspot.com/ 
Sĩ quan Pháp bàn giao doanh trại cho bộ đội Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 sau trận Điện Biên Phủ

Theo Jean Lacouture, chính phủ Hồ Chí Minh thiệt thòi nhất vì Hoa Kỳ và Nam Việt Nam từ chối tổng tuyển cử.

Phe Việt Minh đã kiểm soát nhiều hơn quá nửa lãnh thổ ở cả hai miền Nam Bắc nhưng phải chấp nhận Vĩ tuyến 17.

Chính phủ Hồ Chí Minh nhận một miền Bắc nghèo hơn, bị cắt đứt khỏi vùng nông nghiệp giàu có trong Nam.

Chính vì thế, Hà Nội phải xin viện trợ từ Bắc Kinh, Moscow, trở nên phụ thuộc họ cả về ý thức hệ độc đoán và phải tiến hành Cải cách Ruộng đất tàn khốc, theo Jean Lacouture.

Nhưng đến năm 1959, Bắc Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc chiến, và vài năm sau, Hoa Kỳ chính thức vào cuộc.

Cuộc chiến 'nóng' cuối cùng đã diễn ra ở Đông Dương lần hai, nhưng lần này, Hoa Kỳ và Trung cộng tránh không chạm trán trên chiến trường.

Trong hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Liên Xô và Trung cộng đều luôn chú ý đến thái độ của Hoa Kỳ với lo ngại phải đối đầu trực diện với Mỹ;

https://baomai.blogspot.com/ 
Xe bọc thép Mỹ bắn súng phun lửa ở Nam VN: cuộc chiến nóng trong lòng Chiến tranh Lạnh

Sau chiến tranh, như hội đàm với Kim Jong-un cho thấy, Hoa Kỳ vẫn là bên chủ động 'chia bài' ở châu Á và Trung cộng, Nga chỉ ứng phó tốt nhất cho quyền lợi của mình.

Quyền lợi của các nước nhỏ hơn luôn chỉ là thứ yếu.

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang