Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

NGÀY 24.4: TOÀ ÁN TỐI CAO ĐỨC XỬ NGHI CAN NGUYỄN HẢI LONG VỤ BẮT CÓC TXT


kỳ 1
Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra cho đến nay, đây là lần đầu tiên tờ Der Spiegel (Tấm gương) – tuần báo lớn nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới – có một bài tường thuật dài 3 trang với nhiều chi tiết mới mà trước đây chưa hề được các nhân viên điều tra của Đức tiết lộ. Tờ tuần báo có tầm vóc định hướng dư luận này đã cho đăng bài tường thuật trên chuyên mục TỘI PHẠM và đăng đúng vào lúc phiên tòa xét xử nghi can mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long sắp sửa khai mạc. Sau đây là bản dịch bài tường thuật:
MộT CUộC HẹN GặP ĐầY TAI HọA
 Mật vụ Việt Nam bắt cóc một cựu quan chức đảng và người tình của ông ta từ Berlin. Các thủ phạm đã trốn thoát, chỉ có một tòng phạm giờ đây ra trước tòa.
Đội đặc vụ cấp cao gồm 8 người
Khoảng 10 giờ sáng ngày 19.07.2017 đội đặc vụ cấp cao Việt Nam đã gặp nhau tại phòng đón khách của sân bay Tegel ở Berlin. Ông Đường Minh Hưng -một vị tướng hai sao mang kính không vành với chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam- đã đến. Đại tá Nguyễn Đức Thoa, đại diện tình báo của Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin cũng xuất hiện. Hai mật vụ bay từ Paris đến và 4 người khác đi bằng xe ô tô từ Praha thủ đô CH Séc đến. Cuối cùng tổng cộng gồm 8 người.
Họ biết rằng máy bay chở một trong những nạn nhân của họ từ Paris cũng sẽ đáp xuống đây, có điều họ không biết khi nào máy bay đến, vì vậy họ đã phải chờ đợi cả 3 tiếng đồng hồ.
tuong tinh báo pho TCAN
Ảnh 1: Ông Đường Minh Hưng một vị tướng hai sao mang kính không vành chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam.
do thi minh phuong con chim moi
 ảnh 2: Đỗ Thị Minh Phương bị dùng làm “chim mồi“ mà cô không hề biết.
 Chiếc máy bay chở đối tượng đến trể 16 phút và hạ cánh lúc 12 giờ 56 phút, và sau đó cô Đỗ Thị Minh Phương đón một chiếc xe taxi. Các đặc vụ ngồi trong chiếc xe BMW X5 màu ánh bạc mang biển số 1AM-2246 đã bám theo sát xe Taxi này. Gần một giờ sau, cô đến nhận phòng tại khách sạn Sheraton gần công viên Tiergarten (Vườn thú) ở Berlin. Tại đây, cô hẹn gặp người tình của mình, doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh hiện nay 52 tuổi. Ông đã chạy trốn sang Đức và xin tị nạn, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tình ái với cô gái 24 tuổi này từ Hà Nội.
Những người đàn ông mật vụ từ phòng đón khách của sân bay đã bám theo người phụ nữ đến khách sạn Sheraton và kể từ đó không để hai người lọt ra khỏi tầm mắt của họ, kể cả khi hai người vào một cửa hàng kính cũng như khi hai người vào một quán Ý ăn tối. Bốn ngày sau đó họ đã ra tay.
Đỗ Thị Minh Phương, người tình của Trịnh Xuân Thanh, bị dùng làm “chim mồi“ mà cô không hề biết.
NHIềU NHÂN CHứNG TRÔNG THấY Vụ BắT CÓC
 Sáng chủ nhật, ngày 23 tháng 7, bầu trời u ám. Đúng 10 giờ 39 phút cặp nhân tình rời khỏi khách sạn và đi bộ trong công viên Tiergarten (Vườn thú).
Vụ bắt cóc diễn ra không đầy một phút. Những người đàn ông tóm lấy cô gái, cô ta đã chống cự kịch liệt đến nỗi các nhân chứng tưởng rằng cô ấy đang bị động kinh. Trịnh Xuân Thanh cũng đấm đá dữ dội, ngay cả khi ông ta bị đẩy xuống sàn xe bắt cóc VW Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140. Kính râm và điện thoại Iphone 7 của ông bị rơi trên vỉa hè. Khi người qua đường nhặt nó lên, thì hình ảnh của một bông hoa hiện ra trên màn hình.
chiec xe bat coc
Ảnh 3: Kính râm và điện thoại Iphone 7 (với bông hoa hiện trên màn hình) của Trịnh Xuân Thanh tại hiện trường, và chiếc xe bắt cóc VW Multivan (Ảnh minh họa của nhật báo Süddeutsche Zeitung).
Buổi sáng hôm đó cảnh sát đã nhận được nhiều cuộc điện thoại báo động của các nhân chứng. Một nhân chứng đã bám theo chiếc xe bắt cóc đến Cổng Brandenburg. Khi xe dừng ở đèn đỏ anh ta nhảy ra khỏi xe và chạy đến những nhân viên cảnh sát để báo động, nhưng chiếc xe VW bắt cóc đãphóng chạy mất. Đúng 11 giờ 13 phút, chiếc xe bắt cóc đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow. Chiếc xe đã đỗ tại đây suốt 5 tiếng đồng hồ.
Sau đó Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Hà Nội bằng máy bay, có lẽ là qua Moskau, có lẽ ngụy trang dưới hình thức chuyên chở bệnh nhân nằm trên cáng cứu thương. Ngày 03.08.2017 truyền hình nhà nước Việt Nam đưa ông lên truyền hình trình diễn như một người thú tội, ăn năn. Đầu năm nay 2018, Tòa án nhân dân Hà Nội đã kết án ông hai lần tù chung thân.
Cuối cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đạt được mục tiêu của mình và loại bỏ một đối thủ gây phiền nhiễu, có lẽ cũng là một người tham nhũng.
CÔNG NGHệ GIÁM SÁT ĐÃ GIÚP CÁC NHÀ ĐIềU TRA ĐứC.
 Hầu hết các thủ phạm có lẽ không bị truy tố về hình sự.
Vào ngày 24.04 sắp tới đây, Tòa tối cao Berlin sẽ bắt đầu phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long hiện nay 47 tuổi, mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch CH Séc, bị cáo buộc về hoạt động gián điệp và hỗ trợ việc cưỡng đoạt tự do. Nhưng, như các Công tố viên công nhận, Nguyễn Hải Long chỉ giữ một vai trò nhỏ trong nhóm thực hiện vụ bắt cóc. Ông Long đã làm những gì mà người ta ra lệnh cho ông.
Liệu rằng bị cáo Long biết rõ ông tham gia vào vụ bắt cóc như các công tố viên nhà nước Đức quả quyết, hoặc liệu rằng bị cáo Long hoàn toàn không biết như ông ta đã khai, thì các thẩm phán phải làm rõ trong phiên tòa xét xử mà được dự kiến gồm 21 phiên xử.
Các nghi phạm khác có lẽ đã trốn thoát từ lâu, như Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng và những mật vụ đến từ Paris. Hoặc là họ được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chẳng hạn như các nhân viên của Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin được cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc. Sau đó 2 trong số họ đã bị Chính phủ Liên bang Đức trục xuất, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa đại diện chính thức của tình báo. Một hành động tượng trưng, không có gì nhiều hơn.
Trong vụ này, hầu như không có bất kỳ người tham gia nào cung khai, kể cả 2 nạn nhân bị bắt cóc dẫu rằng họ có thể nói. Mặc dù thế, các nhà điều tra Đức đã tái dựng được từng phút của vụ bắt cóc. Công nghệ giám sát đã giúp họ: chiếc xe do nghi phạm Nguyễn Hải Long thuê mướn đều có trang bị hệ thống định vị GPS. Nhờ đó mà họ biết được chính xác lộ trình của xe và xác định chính xác hành trình di chuyển đúng từng giây. Các đoạn băng video thu từ các trạm xăng đã tiết lộ ai đã lái xe, chiếc xe nào và khi nào. Một hệ thống kiểm tra tự động biển số xe, gọi là hệ thống Kesy, được sử dụng trong bang Brandenburg nhằm chống trộm xe, đã cung cấp thêm thông tin. Từ đó, các nhà điều tra đã phác họa được một họa đồ di chuyển của các thủ phạm và những chiếc xe của họ.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch và tiến hành từ 9 tháng trước đó.
Kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức có lẽ đã hình thành từ 9 tháng trước khi vụ bắt cóc xảy ra. Ngoài Berlin thì Praha là một cơ sở quan trọng của kế hoạch thực hiện vụ bắt cóc.
Theo báo cáo của nhân viên liên lạc của Sở Cảnh sát hình sự Liên bang Đức tại Cộng hòa Séc cho các đồng nghiệp của ông ở Đức, một tổ công tác cao cấp của Cục Cảnh Sát Truy Nã Tội Phạm (C52) Bộ Công An đã đến Praha vào tháng 9 năm 2016. Họ muốn kích hoạt các nguồn của mạng lưới tình báo ở Praha, một phần từ “khu xã hội đen (tội phạm hình sự) ở đây”, để truy tìm Trịnh Xuân Thanh ở đâu.
 Ngày 16.09.2016, các cơ quan điều tra Việt Nam đã ban hành lệnh bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Là giám đốc một công ty con thuộc tập đoàn dầu khí quốc doanh Petro Vietnam, ông Thanh chịu trách nhiệm về khoản lỗ 130 triệu Euro.
Ngày 30.09.2016, một lệnh truy nã quốc tế của nhà chức trách Việt Nam đã được gửi đến Đức. Như thông thường trong những trường hợp như vậy, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Liên bang Đức đã kiểm tra yêu cầu này. Phía Đức phản ứng một cách thận trọng: Trước nhất chỉ có địa điểm lưu trú của Trịnh Xuân Thanh cần phải được xác định mà thôi.
Tuy nhiên, trong tháng 10 năm 2016 một tổ công tác của Bộ Công an Việt Nam đã đến Đức, một nhân viên liên lạc của Sở Cảnh sát Liên bang Đức tại Hà Nội đã xác định như thế. Mục tiêu của họ: tìm ra kẻ đào thoát Trịnh Xuân Thanh. Vào ngày 04.11.2016, Bộ Công an Việt Nam đã thông báo với phía Đức, họ biết rằng ông Trịnh đang ở Đức. Ngày nay khi nhìn lại thì điều đó giống như là một lời cảnh báo cuối cùng.
Quyết định bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Mùa hè năm ngoái, chính phủ Việt Nam tăng áp lực lên phía Đức. “Có một mối quan tâm lớn lao đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng”, trong một báo cáo của cảnh sát Đức viết như vậy. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg vào đầu tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hình như đã nói chuyện với bà Thủ tướng Đức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng có lẽ bà Angela Merkel đã làm cho ông Phúc ít hy vọng rằng Trịnh Xuân Thanh có thể được dẩn độ.
Trể nhất là vào lúc bấy giờ, lãnh đạo của Tổng cục An ninh đã quyết định dùng vũ lực bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Việt Nam. Các đặc vụ tình báo biết rằng cô Đỗ Thị Minh Phương, người mà ông Thanh quen biết từ Bộ Công Thương, muốn bay đến Đức gặp người yêu của mình vào tháng Bảy năm 2017, như mọi khi bay ngang qua Paris. Đây là một cơ hội tốt để thực hiện vụ bắt cóc mà được giữ tối mật.
Nghi phạm Nguyễn Hải Long
Các nhà điều tra Đức không thể nói chính xác, nghi phạm Nguyễn Hải Long đã nhận lệnh từ ai. Vào ngày 18.07.2017, ông đã thuê mướn một chiếc xe BMW X5 màu ánh bạc của một văn phòng cho thuê xe tại khu chợ Sapa Việt Nam ở Praha. Văn phòng dịch vụ chuyển tiền của ông Long chỉ cách đó một vài mét.
Nguyễn Hải Long là người lao động hợp tác thời Đông Đức cũ, nhưng chỉ sống ở Đông Đức trong một thời gian ngắn. Năm 1990, ông trở về Việt Nam, vào năm 1991, ông lại sang Đức xin tị nạn, và cuối cùng bị từ chối vào năm 1996. Từ năm 1999, ông sống ở Cộng hòa Séc cùng với bạn gái và con cái của họ.
Sau khi thuê chiếc xe BMW X5, ông Long đã đưa chiếc xe này cho một người đàn ông Việt Nam để lái đến Berlin với một người Việt Nam khác. Chiếc xe này được sử dụng để theo dõi và giám sát ngày đêm cặp tình nhân. Hai ngày sau, ông Long thuê một chiếc xe VW Multivan màu ánh bạc, cũng tại văn phòng cho thuê xe ở Praha, chiếc xe này chính là chiếc xe được dùng để bắt cóc. Ông Long đã đích thân lái chiếc xe này Berlin. Tuy nhiên, vào buổi sáng ngày thực hiện vụ bắt cóc, chiếc xe này lại do một người khác lái.
Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng
Những kẻ bắt cóc cố gắng che giấu danh tính của họ, nhưng vô ích. Mặc dù họ đột ngột thay đổi khách sạn, trong thời gian ngắn họ hủy bỏ phòng đã được đặt trước và thanh toán bằng tiền mặt, nhưng khi đặt trước phòng ở khách sạn, họ lại lấy tên thật.
Dường như họ cũng không để ý đến các camera giám sát trong các khách sạn, sau này các nhân viên điều tra Đức dễ dàng nhận ra những khuôn mặt của họ. Chỉ có tướng Đường Minh Hưng là hành động thận trọng hơn. Phòng của ông ở khách sạn Sylter Hof đã được thuê bởi một nhóm mật vụ khác, phòng này đã trở thành trung tâm chỉ huy vụ bắt cóc. Người đàn ông mật vụ cao cấp hiếm khi rời khỏi phòng và ít tiếp khách, chẳng hạn như Nguyễn Đức Thoa đồng nghiệp tình báo của ông từ Đại sứ quán Berlin.
Vào buổi sáng xảy ra vụ bắt cóc, tướng Hưng rời khách sạn lúc 8 giờ 18 phút và không trở lại. Cùng ngày, Nguyễn Hải Long đã đến quầy lễ tân khách sạn để hủy bỏ phòng đã được đặt trước cho những ngày kế tiếp, trong khi một mật vụ khác từ Praha đến khách sạn lấy dùm hành lý cho Trung tướng Hưng.
Chỉ vài giờ sau vụ bắt cóc ở Tiergarten, cô Đỗ Thị Minh Phương, người tình của Trịnh Xuân Thanh, được đưa ra khỏi nước Đức. Một nhân viên Đại sứ quán lái xe cùng một người bạn đến khách sạn Sheraton để lấy hành lý. Một chiếc vali, đồ trang điểm, túi giấy của Louis Vuitton và Chanel. Họ chỉ không nhìn thấy, bỏ quên một chiếc áo sơ mi nam trong phòng khách sạn. Sau đó họ mang hành lý đến Sân bay Tegel cho cô Minh Phương.
Hai người Việt Nam đi kèm theo canh giữ cô Minh Phương trên phi cơ bay qua Bắc Kinh và Seoul đến Hà Nội, Đại Sứ quán ở Berlin đã đặt mua vé máy bay này của hãng hàng không Trung Quốc. Sau đó từ Hà Nội cô Đỗ Thị Minh Phương đã viết cho một người bạn gái nói rằng cô đã bị gãy cánh tay và phải đến bệnh viện. Có lẽ cô đã bị thương khi chống cự lại những kẻ bắt cóc cô. Nhà chức trách Đức không biết hiện nay sức khỏe cô như thế nào.
Tướng Đường Minh Hưng cũng vội vàng rời khỏi nước Đức. Ông được một mật vụ dùng xe thể thao hạng sang Porsche chở đến Praha. Còn Nguyễn Hải Long lái chiếc xe VW bắt cóc trở lại thủ đô Séc.
Vào buổi tối, cả ba gặp nhau trong một nhà hàng Việt Nam ở Praha. Đó có phải là buổi tiệc ăn mừng thực hiện thành công vụ bắt cóc hay không?
Mọi người đã uống rất nhiều bia, Nguyễn Hải Long kể lại với cảnh sát như thế. Ngày hôm sau, vị tướng này đi đến Moscow để bay trở về Hà Nội. Cho đến nay các nhà điều tra Đức vẫn không biết Trịnh Xuân Thanh bị chở bằng máy bay về Việt Nam khi nào và như thế nào. 
Xe Porsch
Ảnh 5: Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng vội vàng rời khỏi nước Đức bằng chiếc xe thể thao hạng sang Porsche – ảnh minh họa
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC
Bộ Ngoại giao Đức lên án, vụ bắt cóc này là “vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và công pháp quốc tế mà chưa từng có tiền lệ”. Chính phủ Liên bang Đức sau đó đã triệu tập Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng và trục xuất hai nhân viên đại sứ quán được cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa đại diện chính thức của tình báo.
Việt Nam đã không công khai xin lỗi về hành động bạo ngược của mình, như yêu cầu của chính phủ Đức cho nên chính phủ Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Các nhà ngoại giao Việt Nam không còn được phép nhập cảnh vào Đức mà không có visa. Việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam cũng đã bị đình trệ do hậu quả của vụ bắt cóc.
Trước mắt, áp lực của Đức đã có hiệu quả: Các quan sát viên của Đại Sứ quán Đức được vào tham dự 2 vụ án xét xử Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội. Hình phạt tử hình cũng được loại trừ.
BAN DO NOI BAT COC
ảnh 6: Bản đồ : Trịnh Xuân Thanh và vợ thỉnh thoảng chơi gôn ở Câu lạc bộ Gatow tại Berlin (Foto: Google maps)
Hiếu Bá Linh
Thoibao.de


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổ tư vấn của Thủ tướng dự báo triển vọng kinh tế 2018 - 2020


20/4/2018 - Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm. Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Chiều 20-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách và điều hành kinh tế xã hội phát triển tốt hơn. 

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.

Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.

Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%.

Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.

Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.

Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.

Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.

Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.

Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.

Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.

Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.

Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.

Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.

Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.

Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.

Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.

Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…

Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.


http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thoi_su/2018/50467/To-tu-van-cua-Thu-tuong-du-bao-trien-vong-kinh-te.aspx

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rủi ro khi Trung Quốc vượt Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam


VOA Tiếng Việt - “Việt Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc từ lâu rồi và Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc ở nhiều mặt hàng hơn nữa”, theo TS Dũng, cũng là một nhà báo độc lập. Bloomberg cảnh báo với kim ngạch xuất khẩu gần tương đương 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, việc quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu có thể đặt ra rủi ro cho kinh tế Việt Nam. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đó là Trung Quốc.

Cờ Việt Nam và Trung Quốc trước lễ đón Chủ tịch 
Tập Cận Bình tại Văn phòng Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội.
Trung Quốc trong năm qua đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cảnh báo có nhiều rủi ro khi Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong khi ảnh hưởng của Mỹ giảm dần.

Trung Quốc thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và làm cho mong muốn ‘thoát Trung’ của quốc gia Đông Nam Á ngày càng khó khăn.

Mỹ là những nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong 15 năm qua cho đến khi Trung Quốc chiếm lĩnh vị trí này vào năm ngoái, theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được Bloomberg trích dẫn.

Gần đây một số chính sách của Hoa Kỳ có tính chất bảo hộ nhiều hơn và vì vậy cho nên có thể sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định cho xuất khẩu của Việt Nam. Lê Đăng Doanh, TS kinh tế

Sự thay đổi này bắt đầu vào năm 2017 khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 33,5% so với năm trước đó trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 20%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam dựa vào Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam trong nhiều mặt, bao gồm cả kinh tế và chính trị. Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump có chủ trương hướng nội bằng việc theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại mà ông gọi là “Nước Mỹ trên hết”, Trung Quốc đã nổi lên để lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại bằng cách tăng cường thương mại và đầu tư ở khu vực Đông Nam Á.

Hai chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh và Phạm Chí Dũng nhận định với VOA rằng chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Trump là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sụt giảm tầm ảnh hưởng về kinh tế thương mại đối với Việt Nam và tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

“Gần đây một số chính sách của Hoa Kỳ có tính chất bảo hộ nhiều hơn và vì vậy cho nên có thể sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định cho xuất khẩu của Việt Nam”, theo TS Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một tuyên bố tăng thuế nhập khẩu đối với sắt và nhôm tại Nhà Trắng ở Washington hôm 8/3. Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu nhôm vào thị trường Mỹ.

Ngay sau khi lên nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2017, ông Trump lập tức rút Mỹ ra khỏi hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Việt Nam được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất, mà theo ông nói để bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ. Trong những tháng gần đây vị tổng thống này đã áp dụng tăng các mức thuế đối với nhiều mặt hàng như nhôm, thép, tôm và cá – là những mặt hàng mà Việt Nam xuất nhiều sang Mỹ. Ông Trump cũng đưa Việt Nam vào danh sách 16 nước có thể gây hại cho kinh tế Mỹ. Việt Nam đứng thứ 5 với mức thặng dư thương mại 38,3 tỷ USD trong cán cân thương mại với Mỹ.

Daniel Lacalle @dlacalle_IA
Countries with the biggest trade surplus with the US
1 China $375.2bn
2 Mexico 71.1
3 Japan 68.8
4 Germany 64.3
5 Vietnam 38.3
6 Ireland 38.1
7 Italy 31.6

Countries with most pages in US “barriers to trade” report to WTO:
1. China
2. EU
3. Japan
4. Mexico
5. India

“Nguyên tắc của Trump là công bằng và đối ứng trong kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam", theo TS Dũng. "Vậy có thể nói thị trường Mỹ đang đóng cửa dần đối với Việt Nam. Trước mắt nếu tăng thuế lên từ 200-300% đối với thép và nhôm và tăng gấp 4 lần đối với tôm và cá basa thì có thể nói là thép, nhôm và cá basa (của Việt Nam) không còn cửa vào thị trường Mỹ nữa”.

Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng cho rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2018 sẽ giảm đáng kể so với 2017.

Trong 2 tháng đầu năm nay, lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 6 tỷ USD trong khi sang Trung Quốc đạt 9,4 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.

Ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc

Kim ngạch buôn bán với Việt Nam không là gì so với con số 600 tỷ USD/năm giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc có thể lấy vai trò tư thế nước lớn để áp đặt và khống chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Phạm Chí Dũng, TS kinh tế

Việc “Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành thị trường có kim ngạch buôn bán lớn nhất với Việt Nam chẳng phải là điều hay ho”, theo TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo độc lập. Theo phân tích của vị TS này, trong 1/4 thập kỷ qua Việt Nam mỗi năm nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 50 tỷ USD, gồm cả hàng tiểu ngạch, và mức nhập siêu sẽ lớn hơn nữa khi nước láng giềng phương Bắc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

“Việt Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc từ lâu rồi và Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc ở nhiều mặt hàng hơn nữa”, theo TS Dũng, cũng là một nhà báo độc lập.

Bloomberg cảnh báo với kim ngạch xuất khẩu gần tương đương 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, việc quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu có thể đặt ra rủi ro cho kinh tế Việt Nam. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đó là Trung Quốc.

“Với vai trò tư thế của một nước lớn chuyện kim ngạch buôn bán với Việt Nam không là gì so với con số 600 tỷ USD/năm giữa Trung Quốc và Mỹ. Cho nên Trung Quốc có thể lấy vai trò tư thế nước lớn để áp đặt và khống chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc”, theo nhận định của TS Dũng.

TS Phạm Chí Dũng nêu một trong nhiều ví dụ cho thấy việc khống chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Đó là tình trạng dồn ứ của các xe tải chở trái cây qua cửa khẩu Móng Cái sang tiêu thụ ở Trung Quốc gần đây do việc “đánh thuế hoặc một động tác gì đó về mặt hải quan” của phía Trung Quốc.


Repsol đã bị chính phủ Việt Nam yêu cầu dừng khai thác dầu khí trên vùng biển Đông có tranh chấp dưới sức ép của Trung Quốc.

Việc Việt Nam gần đây phải 2 lần dừng các dự án thăm dò dầu khí với đối tác Repsol của Tây Ban Nha tại mỏ Cá Rồng Đỏ trên biển Đông dưới sức ép của Bắc Kinh, theo TS Dũng, cho thấy việc Trung Quốc có thể ảnh hưởng và khống chế Việt Nam.

TS cho rằng Trung Quốc “đã không có thiện chí trong vấn đề dầu khí thì nó là một chứng minh cho thấy trong (con dao) cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam thì Trung Quốc nắm đằng chuôi”.

TS Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cũng có nhận định tương tự và cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Chúng tôi nhắm mục đích tăng cường xuất khẩu tới các thị trường khác”, người đứng đầu Vụ chính sách thương mại đa biên của Bộ Công thương, Lương Hoàng Thái, cho Bloomberg biết.

Việt Nam cũng đang tìm cách tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để tăng cường khả năng tiếp cận vào các thị trường mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việt Nam là một trong 11 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới được ký kết hôm 8/3 trong khi vẫn theo đuổi hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên theo nhận định của nhiều nhà quan sát, việc xúc tiến EVFTA đã bị dừng lại do vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/rui-ro-khi-trung-quoc-vuoi-my-tro-nhap-khau-nhieu-nhat-tu-viet-nam/4357764.html



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì người hay vì mình?

Người Việt Nam

Có người hỏi: Sao có người nói rằng “Nên sống vì mình” Còn người khác lại nói “Nên sống vì người.” Và cả hai người này đều nổi tiếng. Vậy túm lại nên sống vì mình hay vì người?

Biết sao có câu hỏi này không? Vì câu hỏi này là câu hỏi cơ bản của kẻ đang bước chân trên con đường Thánh đạo. Sống vì mình hay vì người? Câu trả lời là Sống vì cả 2. Lời Phật dạy La Hầu La như sau:
Cái gì có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm.
Cái gì chỉ có lợi cho mình mà không có lợi cho người thì không làm.
Cái gì có lợi cho người mà không có lợi cho mình thì không làm.
Chỉ làm những gì có lợi cho cả mình lẫn người.

Biết vì sao chỉ làm điều gì có lợi cho cả mình và người không?
Dựa trên pháp nhị nguyên thì mình là một đầu cán cân, đầu kia là người. Nếu chỉ có lợi cho mình thì cán cân nghiêng về phía mình nhiều quá, vậy là mất thăng bằng. Nếu chỉ có lợi cho người thì cán cân nghiêng về phía người nhiều quá, vậy là cũng mất thăng bằng. Có lợi cho cả mình lẫn người thì cán cân không nghiêng về phía nào. Vậy là thăng bằng được duy trì nên mới có sự phát triển. Sự việc là vậy đó. Hiểu hơm?

Cái có người hỏi: Ủa, gì kì vậy? Vậy các Bồ tát toàn là làm điều có lợi cho người mà quên mất bản thân như sẳn sàng chết cho người được sống, sẳn sàng cắt da xẻ thịt cho người ăn,…..Toàn là làm vì chúng sanh chứ họ có làm điều gì vì họ đâu.

Đáp: Bất thối Bồ tát là những người thong dong trong cõi Ta bà vì hạnh nguyện. Nói cách khác là phàm phu phiêu dạt trong cõi Ta Bà vì nghiệp lực, còn Bồ tát phiêu dạt là vì hạnh nguyện. Để thực hiện một hạnh nguyện nào đó thì họ có những hành động như vậy. Mình đâu phải là họ thì làm sao mình biết được hạnh nguyện của họ chứ. Tất cả những gì họ làm mà mình nhìn thấy là để phục vụ cho một hạnh nguyện nào đó của họ. Vậy họ cũng làm điều có lợi cho họ đấy chứ có phải tất cả vì người cả đâu. Ví như khi họ bố thí tất cả kể cả mạng sống chính mình thì đó là vì mục đích hoàn thiện Bố thí Ba la mật chứ đâu phải họ là Bất thối Bồ tát cái họ làm chuyện khơi khơi mà hổng có mục đích gì cả đâu. Túm lại Bất thối Bồ tát làm gì cũng đều do hạnh nguyện còn phàm phu làm gì cũng đều do nghiệp lực.

Thêm nữa rằng, khi mình chưa chứng ngộ Tam Pháp Ấn Khổ - Vô thường – Vô Ngã thì mình vẫn là hành giả đang bước chân trên con đường Thánh quả, chứ mình có phải là Bất thối Bồ tát đâu mà mình đi so sánh với họ. Bồ tát sống vì hạnh nguyện, còn mình có sống được vì hạnh nguyện đâu mà đòi so sánh. Túm lại khi còn đang trên con đường Thánh quả thì cứ bám chặt lấy lời Phật dạy La Hầu La làm hành trang mà bước để cho cán cân được thăng bằng trước cái đã. Cán cân mất thăng bằng rồi thì đứng còn không vững chứ đừng nói chi đến việc chứng ngộ hay đắc đạo.

Túm lại, điều gì vừa có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm. Bằng không thì không làm vì mình không phải là Bất thối Bồ tát, vì mình chưa phải là bậc sống vì hạnh nguyện.


Phần nhận xét hiển thị trên trang