Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Tại sao Thái Lan lại tự hào trong chiến tranh Việt Nam

Tháng vừa rồi 50 năm trước đây, những người lính tình nguyện Thái Lan đầu tiên, một đơn vị cỡ trung đoàn được gọi là Mãng Xà (Queen’s Cobras), được đưa đến Biên Hòa ở miền Nam Việt Nam để chiến đấu bên cạnh người Mỹ như là một phần của cái được gọi là Lực lượng Thế giới Tự do. Cuối cùng thì có khoảng 40.000 người lính Thái và thủy thủ đã phục vụ. Trong khi Chiến tranh Việt Nam được tưởng nhớ một cách đúng đắn như là một tấn bi kịch ở Hòa Kỳ lẫn ở Việt Nam, ở Thái Lan lại không giống như vậy. Ở đó, cuộc chiến được mô tả rất lạc quan bởi những người đã tham gia, trong lịch sử quân đội và từ các tượng đài chính thức.
Lính Thái ở Nam Việt Nam
Lính Thái ở Nam Việt Nam
Vào đầu những năm 2000, tôi đã phỏng vấn hơn 60 cựu chiến binh Thái trong Chiến tranh Việt Nam từ nhóm đầu tiên này và những người kế nhiệm nhóm đó, một đơn vị cỡ sư đoàn được biết dưới tên Hắc Báo (Black Panthers). Họ luôn nhấn mạnh đến lợi ích về kinh nghiệm và vật chất mà cuộc chiến đã mang lại cho họ. Họ nói về việc lần phục vụ của họ đã ngăn cản thành công không cho chủ nghĩa cộng sản lan sang Thái Lan như thế nào. Họ ngạc nhiên nhìn thấy Thái Lan đã thay đổi ra sao trong những năm chiến tranh. Và trong khi họ nhận thấy cuộc chiến mang lại những hệ lụy đáng sợ như thế nào cho người dân khắp Đông Nam Á, kể cả cho một vài chiến hữu của họ, thì họ hầu như chỉ nói vềviệc  cuộc chiến đã giúp họ và quốc gia của họ như thế nào. Tuy nhiên, điều thật sự gây ấn tượng đối với tôi là niềm tự hào mà họ mang trong hình ảnh của họ như là những người lính Phật giáo.
“Thai Buddha, No. 1!” Trong các cuộc phỏng vấn của tôi, tôi luôn nghe câu nói đó, mà nguyên thủy là do quân lính Mỹ nói tại cuộc gặp gỡ với quân lính Thái ở Pidgin. Hầu hết các binh lính tác chiến người Thái đều đeo trên người những vật hộ mệnh Phật giáo khi ra trận. Những người mộ đạo mang hàng chục sợi dây ngang dọc quanh thân thể họ. Nhóm binh lính Thái này tin tưởng rất nhiều vào sức mạnh bảo hộ của những cái bùa đó, nói rằng bùa hộ mạng có thể làm thay đổi đường bay những viên đạn phe địch quanh thân thể họ hay tạo ra một trường lực để chận lại lực nổ của một quả mìn chống người. Họ xem sự nhiệt tình của người Mỹ cho màn trình diễn kỳ diệu đó như là bằng chứng cho tính ưu việt những loại bùa hộ mệnh Phật giáo so với những quyến rũ Kitô giáo tương tự như thập tự giá hay huy chương St. Christophorus. Và họ hạnh phúc chia sẻ những lá bùa hộ mạng của họ với bất cứ người Mỹ nào yêu cầu.
Một vài người cảm thấy rằng bùa hộ mạng khiến cho họ tập trung tư tưởng trong lúc giao tranh; Đức Phật là một mẫu mực mà sự tinh thông điềm tỉnh thiền định của Ngài trước đạo quân ác quỷ của Mara sẽ giúp họ tránh được sợ hãi và hoảng loạng. Tượng Phật đi cùng với quân đội Thái trong những chiếc chiến xa chở người và xe tải. Trong những ngày nghỉ, nhiều người lính Thái đã tình nguyện dọn dẹp và sửa chữa những ngôi chùa Việt Nam bị bỏ rơi. Họ trích dẫn “tâm từ”, nguồn lực Phật giáo thúc đẩy làm việc thiện, như là nguồn gốc cho những hành động dân sự này. Quân đội Thái Lan tự nhìn họ như là những chiến binh Phật giáo Nguyên thủy đang trên đường thực hiện sứ mạng thiêng liêng nhằm bảo vệ nước láng giềng Phật giáo Đại thừa của họ.
Những người Thái đầu tiên lên đường sang Việt Nam sau các nghi lễ chia tay ngoạn mục tại những địa điểm tôn kính nhất ở Bangkok. Họ đã thề trước bàn thờ của biểu tượng Phật giáo thiêng liêng nhất Thái Lan, Wat Phra Kaew hay Đức Phật Ngọc. Các nhà sư Phật giáo làm phép chúc may mắn cho những hàng ngũ đang đi qua, khi họ diễu hành trước hàng chục ngàn khán giả cổ vũ. Đám đông đã chen đến cảng Khlong Toei của Bangkok để nhìn những người lính đang ra đi.
Trong những năm đầu tiên họ tham chiến, từ 1967 đến 1969, khi giới công chúng Mỹ nhanh chóng quay sang chống chiến tranh, báo chí Thái Lan đã đăng những bài phóng sự ca ngợi các thành công to lớn trên chiến trường của quân đội Thái. Vua Thái Bhumibol Adulyadej mang quà đến cho các tình nguyện viên bị thương đầu tiên tại bệnh viện Thái Lan. Và nhà vua, người rất được lòng dân trong thời đó, đã giám sát các tang lễ quân sự đầu tiên tại các chùa Phật giáo do hoàng cung hiến tặng.
Theo tất cả những tường thuật, quân đội Thái chiến đấu tốt. Từ căn cứ của họ ở Bear Cat Camp trong tỉnh Biên Hòa, họ đụng độ với Việt Cộng trong những trận đánh vừa và nhỏ dọc theo Quốc lộ 15 huyết mạch nối liền cảng Vũng Tàu với những vùng quanh Sài Gòn. Nhật báo Thái tường thuật về những thành công với những tỷ lệ đầy ấn tượng giữa quân lính địch và tử sĩ Thái Lan, trông giống như họ là người chiến thắng một sự kiện thể thao, như “trong 150 trận đánh, 100 [người Thái] đã chết, 1000 Việt Cộng bị giết chết.” Nhiều cựu chiến binh nhớ rằng Tướng William C. Westmoreland, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã khen ngợi họ.
Niềm tự hào đó cũng mang tính văn hóa, một dấu hiệu cho thấy đất nước của họ đã bước lên được chính trường quốc tế. Người lính Thái nhớ Chiến tranh Việt Nam như là một cơ hội hàng năm để quan sát chủ nghĩa tiêu thụ kiểu Mỹ mà sẽ ảnh hưởng đến Thái Lan trong những năm 1970, 80 và 90. Những người lính vui mừng với những món hàng tiêu thụ giá rẻ của Mỹ mà họ tìm thấy trong các cửa hàng chuyên bán cho quân đội, PX. Họ để dành tiền của họ để mua những cái máy ống kính rời, máy truyền hình, tủ lạnh, giàn máy stereo, sâm banh, rượu Scotch và tạp chí Playboy.
Sự chú tâm đến vật chất này sẽ làm hư hỏng danh tiếng của họ. Sự hân hoan mà người Thái biểu lộ lúc tìm mua hàng hóa Mỹ trong các cửa hàng PX đã khiến cho các nhà báo quốc tế chú ý đến. Những tường thuật mô tả binh lính Thái Lan tham gia vào trong các kế hoạch bán hàng PX ra chợ đen Sài Gòn xuất hiện trên báo chí Mỹ, kể cả trên tờ New York Times. Đầu những năm 1970, trong các cuộc điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện về Chiến tranh Việt Nam, người ta đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ phải trả toàn bộ chi phí cho lần tham chiến của Thái Lan. Tiết lộ này và những tường thuật PX không hay đã góp phần làm nên tiếng xấu của quân đội Thái Lan trong lịch sử như là “những người lính đánh thuê của Mỹ”.
Điều đó không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Thái Lan là một nước hưởng lợi nhiều từ cường quốc Mỹ trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Chính phủ do quân đội thống trị của Thái Lan là một đồng minh kiên quyết của Hoa Kỳ kể từ những ngày đầu tiên của cuộc Chiến Tranh Lạnh và đã đưa lãnh thổ, con người và tài nguyên của đất nước vào trong cuộc chiến do người Mỹ dẫn đầu để chống lại Hà Nội và các đồng minh của họ. Đổi lại, Hoa Kỳ đã đổ 1,1 tỷ dollar tiền viện trợ kinh tế và quân sự vào Thái Lan; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đưa thêm 530 triệu dollar.
Thái Lan là người chủ nhà của bảy căn cứ quân sự mà từ đó máy bay quân sự Mỹ cất cánh thi hành nhiệm vụ hằng ngày, để tấn công các mục tiêu chiến lược ở Lào, Bắc Việt và Nam Việt. Hoa Kỳ tài trợ cho công cuộc xây dựng nhanh chóng một căn cứ hải quân và cảng biển để mang hàng hóa phục vụ chiến tranh vào trong vùng. Trên đỉnh cao của cuộc chiến, có khoảng 50.000 nhân viên quân sự Mỹ đóng quân khắp Thái Lan. Các doanh nhân Thái, nhiều người có quan hệ với chính phủ, đã xây hàng chục khách sạn, nhà hàng và quán rượu mới, để phục vụ cho làn sóng lính Mỹ hào phóng đến nước này qua chương trình nghỉ dưỡng R&R. Lính Mỹ góp thêm 111 triệu dollar vào cho nền kinh tế Thái. Vào cuối cuộc chiến, Thái Lan đã giữ lại tất cả các thiết bị và hạ tầng quân sự này. Vương quốc Phật giáo được hiện đại hóa nhanh chóng nhờ chiến tranh.
Tại quê nhà, chiếc nhãn “lính đánh thuê” ít gây tổn hại cho danh tiếng của những người lính. Các tưởng niệm chính thức của Thái Lan cho cựu chiến binh Việt Nam của nước này trong Chiến tranh Việt Nam ca ngợi thành công trên chiến trường, tính chuyên nghiệp quân sự và danh dự. Đài Tưởng niệm Cựu Binh Chiến tranh Việt Nam ở Kanchanaburi gợi nhớ đến tượng đài Đệ nhị Thế chiến nổi tiếng hơn ở Bangkok, mang tên Đài Chiến Thắng. Những hình ảnh chạm nổi mô tả quân đội Thái Lan được trang bị tốt đang đánh bại du kích Việt Cộng hỗn tạp. Quân đội Hoàng gia Thái Lan ghi nhận cuộc Chiến tranh Việt Nam như là một trong những khoảnh khắc tự hào nhất của họ trong thế kỷ 20. Những cảnh vật và đồ trưng bày trong Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia chính thức ở ngoại ô Bangkok cho thấy quân đội Thái Lan đang giết chết những kẻ địch Cộng sản của họ trong các sắp đặt nhấn mạnh tới việc bảo vệ thành công Thái Lan.
Ngày nay, người ta ít nhìn thấy cái giá đáng sợ mà Thái Lan đã trả cho lần tham gia vào cuộc chiến này. Ngoài 351 người chết trong khi chiến đấu và 1351 người bị thương, Thái Lan còn gởi những nhóm quân tình nguyện sang Lào vào trong cái được gọi là Cuộc chiến Bí Mật mà nhiều người trong số họ đã chiến đấu và chết dưới những điều kiện khủng khiếp. Chiến tranh Việt Nam và sự hiện diện của nhân viên quân sự Mỹ đóng một vai trò kích động trong những khoảng thời gian của các quá khích về chính trị giữa thập niên 1970, đặc biệt là lần thảm sát khủng khiếp các sinh viên đang biểu tình bởi quân đội, nhân viên cảnh sát và băng nhóm trong năm 1973 và 1976.
Khu đèn đỏ đầy tai tiếng của Bangkok, phục vụ cho khách du lịch tình dục Tây Phương có nguồn gốc của nó từ những chuyến thăm nghỉ dưỡng R&R của quân đội Mỹ. Một số những người lính này đã để lại đằng sau mình những đứa con không được thừa nhận từ những mối quan hệ ngắn hạn với phụ nữ Thái; nhiều trẻ em này được nuôi dưỡng trong tình cảnh nghèo đói và bị tẩy chay. Nhưng tất cả những sự kiện đó – và đặc biệt là liên kết của nó với cuộc chiến – phần lớn đã bị lược ra khỏi những tưởng niệm và lịch sử chính thức của Thái Lan.
Tuy vậy, khó có thể buộc tội Thái Lan và những cựu chiến binh của nước này cho việc nhìn cuộc chiến này tựa như là một thành công quốc gia. Trong hai thập kỷ sau khi Hà Nội chiếm Sài Gòn, một nước Việt Nam thống nhất đã phải chịu đựng chiến tranh, đói nghèo và cô lập. Những hình ảnh phổ biến nhất của Việt Nam trong thời kỳ đó là những người tỵ nạn tuyệt vọng bằng đường biển – những thuyền nhân Việt Nam –, những người đã liều mạng sống của mình để trốn thoát khỏi sự thiếu thốn và đàn áp trong thời kỳ sau chiến tranh.
Trong cùng thời gian mà Việt Nam phải chịu đựng nghèo khổ, Thái Lan nhìn thấy đầu tư nước ngoài tăng vọt. Những tuyến đường cao tốc do Mỹ xây đã liên kết các vùng nông thôn với Bangkok và các thành phố trung tâm trong vùng. Miền nông thôn trồng lúa có thêm các nhà máy và xưởng chế biến trong một giai đoạn công nghiệp hóa nhanh chóng. Hệ thống hạ tầng R&R trước đây, do chiến tranh để lại, đã trở thành nền tảng cho một nền công nghiệp du lịch nổi tiếng thế giới mà từ giữa những năm 1970 đã tăng trưởng hết sức nhanh chóng; trong năm nay, người ta dự đoán khách du lịch người nước ngoài sẽ mang thêm gần 50 tỉ dollar vào cho nền kinh tế Thái Lan.
Với tất cả những mặt tối mà Thái Lan nhìn thấy như là đồng minh của Mỹ trong một cố gắng bị thất bại, nước này có thể tuyên bố một cách chính đáng, như đã thực hiện với các đài tưởng niệm, trong lịch sử chỉ huy và trong hồi tưởng của các cựu chiến binh, rằng đất nước này đã bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam như là một người thắng lợi.
Richard A. Ruth là phó giáo sư môn lịch sử tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ và là tác giả của quyển ” In Buddha’s Company: Thai Soldiers in the Vietnam War.”
Phan Ba dịch
Advertisements


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc có biến truyền thông xã hội thành vũ khí?


Kent Harrington 
Phạm Nguyên Trường dịch

Giờ đây, sau khi Nga đã chỉ cho người ta thấy chiến thuật trên không gian mạng và thủ thuật thông tin có thể khuynh đảo các chế độ dân chủ đã được củng cố như thế nào, chắc chắn Trung Quốc sẽ học cách làm của điện Kremlin. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rõ rằng duy trì sự ổn định ở trong nước và đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài là nhiệm vụ của chính phủ.


Từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, với những phát hiện về quá trình can thiệp của Nga, các quan chức châu Âu đã và đang canh phòng các cuộc tấn công tương tự. Nhưng người châu Âu không phải là những người duy nhất chú ý đến hiện tượng này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang xét xem họ có thể học được gì từ những thành công của Kremlin.


Đối với Chủ tịchTrung Quốc, Tập Cận Bình, giữ vững ổn định ở trong nước là ưu tiên hàng đầu, ngân sách hàng năm của Trung Quốc chi cho an ninh nội bộ cho thấy rõ chuyện này. Con số chính thức, đã bị rút đi, cũng đã là trên 100 tỷ USD. Tương tự như các khoản chi cho quốc phòng, con số thực tế cao hơn rất nhiều, đấy là do có một số khoản chi tiêu không được tính tới, trong đó có chi cho nghiên cứu và phát triển.

Ví dụ, Trung Quốc đang tìm hiểu cách thức sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) nhằm theo dõi mọi thứ, từ phương tiện truyền thông xã hội đến chi tiêu trên thẻ tín dụng và lập kế hoạch phân loại tất cả các công dân theo mức độ tin cậy xã hội nhằm loại bỏ những người có thể gây rắc rối trong tương lai. Chiến lược theo kiểu Orwell (ám chỉ tác phẩm 1984 của George Orwell – ND) của chế độ tập trung vào các phương tiện truyền thông xã hội và kiểm soát không chỉ những điều người dân nói, mà còn kiểm soát cách thức thông tin đi vào và lan truyền trên khắp cả nước.

Hơn nữa, chính quyền đang buộc các công ty công nghệ tuân thủ những đạo luật cứng rắn mới và những cuộc điều tra về an ninh mạng. Đối với Tập Cận Bình, việc Kremlin dễ dàng thao túng Facebook và Twitter chứng tỏ rằng họ cần siết chặt chặt hơn nữa các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hiện đang đòi cho người của mình tham gia ban giám đốc của các công ty như WeChat, Weibo, và Tencent, và đòi hỏi quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người sử dụng các mạng này.

Gián điệp trên mạng của Trung Quốc cũng đang nghiên cứu những thành công của Nga. Chắc chắn là, tin tặc Trung Quốc có hiểu biết về kỹ thuật. Họ đã tung ra những cuộc tấn công mạng nhắm vào các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, các phong trào của người Tây Tạng lưu vong, và các nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ. Họ thâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học ở phương Tây đang nghiên cứu về Trung Quốc. Thậm chí, họ đã tấn công vào các hãng tin tức phương Tây từng tung ta những câu chuyện đáng xấu hổ về của cải của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể học được điều gì đó từ đội quân trực tuyến chuyên phá rối (troll and bot), được phối hợp nhịp nhàng của Nga.

Tương tự như vậy, các chiến lược gia trong Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) dường như đang mải mê nghiên cứu công việc của Kremlin để định hình chiến thuật không gian mạng của chính họ. Tư duy chiến lược của Trung Quốc về “chiến tranh chính trị” cho rằng, các tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế của đối thủ - đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng – phải trở thành mục tiêu trước khi cuộc chiến tranh bằng súng đạn bắt đầu. Với mục đích như thế, việc lan truyền những tin tức giả và thuyết âm mưu thông qua các phương tiện truyền thông do chính phủ Nga tài trợ như TV và vệ tinh chứng tỏ là đáng phải học tập.

Ngoài việc mở rộng khả năng trên không gian mạng của Trung Quốc, Tập Cận Bình cũng đã phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc thông qua các sáng kiến về kinh tế, xã hội, văn hoá và truyền thông. Và, mặc dù ông ta vẫn chưa kết hợp các chương trình này với các lực lượng bí mật của Trung Quốc nhằm khởi động cuộc tấn công táo bạo, làm xáo trộn cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, rõ ràng là ông ta đang củng cố các phương tiện để làm như vậy. Gần đây người ta đã phát hiện ra rằng Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng rộng khắp ở Australia, họ sử dụng các tổ chức chính thức trong các trường đại học nhằm giám sát các sinh viên đại học người Trung Quốc, theo dõi hiệp hội kinh doanh nhằm thúc đẩy quyền lợi của Trung Quốc và các nhà ngoại giao nhằm theo dõi các phương tiện truyền thông nói tiếng Hoa. Cuối năm ngoái, một thượng nghị sĩ Australia bị buộc phải từ chức vì những bị cáo buộc về những mối quan hệ với một tỷ phú Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đang khuếch trương sự hiện diện của các phương tiện truyền thông của họ trên toàn cầu. Theo một số ước tính, mỗi năm chính phủ nước này đầu tư khoảng 7 tỷ USD vào các phương tiện truyền thông và các kênh phát sóng mới ra nước ngoài. Cơ quan thông tấn chính thức của nước này, Tân Hoa Xã, có hơn 170 văn phòng trên khắp thế giới và xuất bản bằng 8 thứ thiếng. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có hơn 70 văn phòng ở nước ngoài và chương trình phát sóng đến 171 quốc gia bằng sáu thứ tiếng. Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc là đài phát thanh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau BBC, phát sóng bằng 64 thứ tiếng, từ 32 văn phòng nước ngoài, đến 90 đài phát thanh trên toàn thế giới.

Không tổ chức nào trong số đó tự coi mình là nguồn tin tức quốc tế. Nhưng họ đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng cho những người sống ở những khu vực kém phát triển như Trung Đông và Châu Phi, họ cung cấp quan điểm của Trung Quốc và đang xây dựng những cộng đồng khán thính giả có cảm tình với Trung Quốc trong những khu vực này.

Đồng thời, Trung Quốc đang mua “quảng cáo tự nhiên” [native advertising - Quảng cáo tự nhiên là loại hình quảng cáo cho phép lồng ghép nội dung quảng bá cùng với ngữ cảnh trải nghiệm của những người dùng sao cho tự nhiên nhất. Chính vì lý do này mà khi xem Native Advertising người dùng có cảm giác như đang xem một nội dung bình thường chứ không phải quảng cáo - ND] trên các tờ báo của Australia, Mỹ, và châu Âu. Cách làm như thế tạo điều kiện cho Trung Quốc đưa các nội dung có tên tác giả về vấn đề đang gây tranh cãi – ví dụ, xây dựng hòn đảo được quân sự hóa ở Biển Đông - bên cạnh các bài của ban biên tập của các nhà xuất bản.

Tập Cận Bình cũng chơi những trò chơi dài hơi, thông qua những khoản đầu tư vào phim ảnh và các hình thức giải trí khác nhằm gây ảnh hưởng lên cách thức mà nền văn hóa đại chúng trên toàn thế giới đối xử với mọi thứ của Trung Quốc. Mặc dù gần đây chính phủ Trung Quốc đã kìm bớt dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, các công ty Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đầu tư vào các tài sản lớn của Hollywood. Chỉ riêng tập đoàn Dalien Wanda của Trung Quốc đã có khoảng 10 tỷ USD trong các cơ sở giải trí ở Mỹ, châu Âu và Australia. Các công ty tài chính và Internet khổng lồ khác của Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Hony Capital, cũng như các công ty quốc doanh như China Film Group, đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào các liên doanh điện ảnh của Mỹ.

Với những khoản tài chính như thế, chính phủ Trung Quốc đã nắm trong tay đòn bẩy vượt ra khỏi hình thức kiểm duyệt lỗi thời. Các giám đốc trường quay của Hollywood nhìn vào thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc sẽ phải quỵ lụy trước các yêu cầu “mang tính sáng tạo” của chính phủ khi xem xét kịch bản, quyết định phân vai..v.v... Năm 2017, với doanh thu 8,6 tỷ USD, doanh thu phòng vé của Trung Quốc chỉ đứng sau Bắc Mỹ mà thôi. Nhưng, Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu 38 bộ phim nước ngoài mỗi năm, khiến các nhà làm phim phải nỗ lực hết mình để có thể làm hài lòng các nhà kiểm duyệt.

Tất nhiên, các giám đốc điều hành Hollywood không phải là người phương Tây duy nhất giúp Tập Cận Bình thực hiện chương trình nghị sự của ông ta. Quyết định gần đây của Apple về việc chuyển kho lưu trữ dữ liệu người dùng Trung Quốc cho đối tác Trung Quốc và thông báo của Google rằng họ sẽ đặt một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo mới ở Trung Quốc, các gã khổng lồ công nghệ Mỹ này không chỉ tiến hành các thỏa thuận vì lợi ích của “những cổ đông” của mình. Họ còn chuyển cho Tập Cận Bình và những chuyên viên trên không gian mạng của ông ta công nghệ và bí quyết độc quyền, thậm chí quyền tiếp cận trong tương lai tới các mục tiêu của Mỹ.

Câu hỏi đã trở nên rõ ràng: Nếu Nga có thể phá rối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi chưa có các mối quan hệ kinh doanh gần gũi như vậy, thì Trung Quốc sẽ có thể làm gì trong những năm tới? Cho rằng quan tâm duy nhất của Trung Quốc là kiếm tiền, một giám đốc điều hành Hollywood gần đây thừa nhận, là quá “ngây thơ và nguy hiểm”.

Kent Harrington, cựu chuyên gia phân tích của CIA, là quan chức tình báo quốc gia phụ trách khu vực Đông Á, Trưởng trạm ở Châu Á, và Giám đốc về sự vụ công của CIA.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ


Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan.

Quân Pháp xâm lược Bắc Kì, trận chiếm thành Hải Dương .
Nguyễn Ngọc Lanh - Năm 1906 lần đầu tiên trên tiêu đề của một bài báo (ở Pháp) xuất hiện từ mới toanh, trước đó chưa hề có: “trí thức”. Từ này dành cho nhà văn Zola vì hành động cao cả và dũng cảm của ông. Cụ thể, ông đã lên tiếng phản đối, và phản đối tới cùng, một bản án bất công do giới quyền lực áp đặt cho một nghi can là người Do Thái. Trớ trêu, dư luận xã hội – do kỳ thị chủng tộc – đã nhiệt liệt ủng hộ bản án phi nghĩa này. Nhà văn rất ý thức về sự nguy hiểm cho bản thân, nhưng ông trọng công lý và sự thật hơn lợi ích riêng.

Sau mấy năm chịu đựng sự đàn áp, Zola đã thắng và trở thành một biểu tượng của trí thức. Thế là, khái niệm trí thứcra đời. Tuy nhiên, dẫu trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Đúng ra, trước 1906 đã có nhiều nhân vật mà phẩm chất cao đẹp không kém Zola. Có điều, thời xưa chưa có từ ngữ thích hợp để gọi họ mà thôi.
Một điều rút ra: Muốn hiểu nghĩa gốc của từ “trí thức” nhất thiết phải trở về hành vi chống bất công, bảo vệ công lý của nhà văn Zola. Nếu không, rất dễ vô tình (tùy tiện) hoặc cố ý làm sai lạc nghĩa ban đầu của từ ngữ. Quả vậy, gần đây, nghĩa của “trí thức” đã được đưa ra thảo luận, vì có trường hợp bị hiểu sai,  thậm chí bị lạm dụng, bóp méo, kể cả trong các văn bản chính thống. Một sai lầm là đặt trí thức vào “đội ngũ”, phải chăng xuất phát từ ý đồ muốn họ mặc đồng phục, xếp hàng nghiêm và sẵn sàng nghe những khẩu lệnh?.
Xã hội ta có trí thức từ khi nào? Chu Văn An có phải trí thức? Các vị trọng thần dưới triều Tự Đức khi có dịp ra nước ngoài (Pháp, Hồng Công…) đều khuyên vua thực hiện canh tân để tiến kịp thời đại. Ví dụ, Phan Thanh Giản, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ… Họ đã là trí thức chưa?
Thất thủ Kỳ Hòa
– Năm 1861, đại đồn Kỳ Hòa thất thủ. Không thiếu tư liệu tham khảo; trong đó một nguyên nhân khiến quân ta thua trận là do vũ khí quá cổ lỗ, mà lòng dũng cảm không thể bù đắp được. Và nếu cứ thua trận liên tiếp, lòng dũng cảm cũng chẳng còn. Trận này, quân ta nhiều gấp 8 lần quân Pháp, cầm cự được 40 giờ. Sau 12 năm (1873) khi Pháp đánh Hà Nội, quân giữ thành nhiều gấp 20 lần quân Pháp mà chỉ sau 1 giờ đã mất thành.
Triều đình Tự Đức rất ý thức trận Kỳ Hòa là cuộc đọ sức mang tính thắng-bại cho toàn cục trong tương lai; do vậy đã huy động tối đa mọi nguồn lực: Số quân tham gia; số danh tướng được cắt cử, số nhân công phục vụ và số tiền bạc đã bỏ ra… Đồn lũy Kỳ Hòa có từ lâu, nay được mở rộng, gia cố suốt 2 năm trời, được bảo vệ bằng 21 ngàn quân chính quy và 10 ngàn quân địa phương. Điều ngược đời là – dù phải đánh công kiên – nhưng phía Pháp chỉ cần 4 ngàn quân là đủ thắng. Càng ngược đời, dù có thành cao hào sâu bảo vệ mà quân ta vẫn thương vong nhiều gấp 3 lần quân địch. Hơn nữa, số quân đông hơn, lại có lợi thế về địa hình, mà chỉ cầm cự được 40 giờ là vỡ trận. Vũ khí quân ta tin tưởng và hy vọng là voi chiến, nay nghe mà nực cười.
Từ sau trận này, Pháp hết lưỡng lự, chỉ tìm mọi cớ để chiếm thêm đất, còn chuyện thương lượng – nếu có – chỉ là để tạm thời hòa hoãn.  
– Quả vậy, ngay năm sau (1862), Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Bộ. Hai bên thương lượng đi tới một hòa ước, với các điều khoản hoàn toàn bất bình đẳng.
– Năm sau nữa (1863) Nguyễn Trường Tộ gửi vua các bản điều trần đầu tiên, nhưng chưa được chú ý.
– Trong khi đó, (cũng 1863), vua lại cử cụ Phan Thanh Giản sang Pháp xin “chuộc” lại 3 tỉnh nói trên. Qua đó, ta thấy triều đình chưa nhận ra ý đồ dứt khoát của Pháp: Chúng sẽ đánh rộng ra, và nếu thương lượng, phía Đại Nam chịu thiệt, cho tới khi bị thôn tính. Khi ba tỉnh phía đông đã mất, tự nhiên ba tỉnh phía tây thành cô lập. Quả nhiên, bốn năm sau mất nốt.
Chính hoàn cảnh lúng túng về đường lối – phân vân giữa chủ chiến và chủ hòa – đã cho phép xuất hiện một số nhân vật có viễn kiến, dám kiên nhẫn đề xuất và vận động nhiều người khác ủng hộ. Với thời đó, đáng gọi là trí thức.
Ba cụ trong sứ bộ Phan Thanh Giản có phải “trí thức”?
Năm 1863, khi đã 67 tuổi, cụ Phan đưa sứ bộ sang Pháp (trợ giúp, có phó sứ Phạm Phú Thứ, bồi sứ Ngụy Khắc Đản – đều đã vượt tuổi “tri thiên mệnh”) để xin “chuộc” lại ba tỉnh Nam Bộ. Ba cụ đã tận mắt thấy kỹ thuật mọi ngành (bách ban) của Pháp đã tinh xảo ở mức “tề thiên địa” (ngang Trời-Đất). Nếu vậy, quyền của Tạo Hóa chỉ còn duy nhất là quyết định sự sống-chết của con người mà thôi. Câu thơ trong lá sớ dâng vua đủ nói lên sự choáng ngợp của tác giả:
Bách ban tinh xảo: Tề thiên địa
Duy hữu tử sinh: Tạo hóa quyền
Cụ năn nỉ đồng bang (người cùng một nước) hãy thức tỉnh, tiến cho kịp thời đại, nhưng chẳng ai tin lời cụ.  
Từ ngày đi sứ đến Tây kinh,
Thấy việc Âu Châu phải giựt mình.
Kêu tỉnh đồng bang: “mau kịp bước”,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin
Như vậy, các cụ đủ tiêu chuẩn 1 của trí thức (là người “có học”: tiến sĩ). Tiếp, khi nhận ra sự bất cập xã hội các cụ đã “năn nỉ” vua và mọi người “mau kịp bước”. Không ai thèm nghe, thì các cụ… đau khổ. Chỉ có thế. Do vậy, phải có thêm nhiều “giá mà”… (không tưởng) để các cụ đủ tiêu chuẩn trí thức. Ví dụ, giá mà các cụ kiên nhẫn vận động “tới cùng” để vua và các quan khác đồng lòng với kiến nghị của mình. Giá mà các cụ dám từ chức. Bởi vì, nếu vẫn cứ là viên chức (dù rất cao: thượng thư = bộ trưởng) làm sao dám phản biện cấp trên?. Giá mà các cụ trẻ lại… Trong khi đó, dù bị nghi kỵ (công giáo) cụ Nguyễn Trường Tộ đã kiên nhẫn vận động các vị trọng thần và liên tục gửi điều trần lên vua, kỳ tới khi vua cho gặp và cháp nhận những cải cách dễ nhất (mở trường kỹ thuật)…
Chủ chiến có sẵn trong tâm thức. Còn chủ hòa là từ suy xét, lý trí
– Chủ chiến. Giặc từ phương Tây xa lắc, tự tìm đến nước ta, gây sự, chiếm đất của ta. Bọn này được sự tiếp tay của đám thầy tu đang lén lút truyền đạo. Làm sao triều đình có thể chấp nhận cái thứ “đạo” trái với Nho Giáo (ví dụ, tín đồ không được thờ cúng tổ tiên)? Do vậy, đương nhiên, ta phải chống lại cả hai. Tư tưởng chủ chiến xuất phát từ tâm thức, được hình thành từ lịch sử ngàn năm chống xâm lược. Do vậy, dễ hiểu khi phe chủ chiến chiếm ưu thế – và ưu thế trong thời gian rất dài. Đã đành, phải chiến đấu khi chưa mất nước. Nhưng mất nước rồi vẫn hưởng ứng lệnh Cần Vương mà chiến đấu tiếp. Kể từ trận Kỳ Hòa cho tới khi triều đình phải ký hòa ước “mất nước” là 23 năm. Từ phong trào Cần Vương cho tới thất bại của cụ Phan Bội Châu là 38 năm. Cộng là 61 năm. Trong khi đó, thời gian bị thực dân đô hộ cũng 61 năm. Không thể sưng sưng nói rằng vua quan nhà Nguyễn sẵn sàng bán nước.
Kể cũng hơi lâu, khi cụ Phan hoàn toàn thất bại, giới có học nước ta mới nhận ra: Không thể giành độc lập bằng cách đem sức mạnh (bạo lực) của văn minh nông nghiệp chống lại sức mạnh của văn minh công nghiệp. Khoảng cách giữa hai nền văn minh này ít nhất là 500 năm nếu cứ tự tiến hóa. Nhưng nếu học hỏi, sẽ ngắn hơn nhiều – mà sự canh tân ở Nhật là một tấm gương: chỉ cần 50 năm. Tiếc thay, trước khi mất nước, ta chưa đủ điều kiện để làm theo Nhật. Nay đã mất nước, ta phải tự tìm ra con đường thích hợp mà đi.
Chú thích. Sau trận Kỳ Hòa, không còn trận nào quy mô lớn như vậy nữa, nhưng kết quả chung thì vẫn vậy. Quân ta đông hơn, tuy cố thủ, nhưng vẫn thương vong nhiều hơn, vẫn mất thành, mất đất. Ví dụ, khi đánh Bắc Kỳ lần 1 (1873) chỉ huy cao nhất của phía Pháp chỉ là cấp đại úy, trong tay chưa tới 1000 lính; vậy mà chỉ cần huy động 100 tên, chỉ tốn một giờ, viên đại úy đã chiếm được thành Hà Nội – có 2000 quân ta cố thủ – bắt sống chủ tướng Nguyễn Tri Phương. Tiếp đó, Pháp cũng chỉ cần vài giờ là chiếm xong Hải Dương và chỉ cần để lại 15 lính và một thiếu úy trấn giữ thành này. Thành Nam Định tuy đã được 10 – 20 ngàn dân phu sửa sang, củng cố, lực lượng cố thủ gồm 6500 lính, chưa kể sau đó còn có thêm viện binh; nhưng quân Pháp đã chiếm thành nhanh, gọn, mà cả thảy chỉ có … 4 tên lính bị thương (!). Bên ta, thiệt hại 200 người, có cả chỉ huy cao cấp.
Cũng có trận ta chủ động đánh Pháp nhưng thiệt hại càng lớn. Trong trận tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá (Huế) Pháp chỉ chết 16, bị thương 80, nhưng phía ta chết đến 1.200-1.500 (không đếm xuể). Quân Pháp phản kích chiếm được trong kho số vũ khí gồm  812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai; 2,6 tấn vàng, 30 tấn bạc…
Cũng có trận ta thắng, nếu phục kích. Nhưng chủ yếu thắng về ý nghĩa, hơn là gây thiệt hại đáng kể cho Pháp. Đó là trận Cầu Giấy, lần 1 và 2 (cách nhau 10 năm). Trong trận Cầu Giấy 1 (1873), 1000 quân Cờ Đen phục kích (nấp kín, đợi sẵn) nhờ bất ngờ mới thắng được 200 lính Pháp đi lùng sục, giết được vài chục lính và viên đại úy chỉ huy. Trận Cầu Giấy 2 (sau đó 10 năm) 3000 quân Cờ Đen phục  kích 550 quân Pháp, giết được 30 lính và viên đại tá chỉ huy. Điều bất thường là bên phục kích lại tử vong nhiều hơn. Tuy hai trận không lớn, vẫn mãi mãi ghi vào lịch sử. Điều thú vị là sử sách nước ta rất sẵn những thành ngữ, chỉ việc lắp vào câu văn để nói về vai trò tích cực của nhân dân hưởng ứng quan điểm chủ chiến. 
– Chủ hòa. Ngay khi cuộc chiến giữ nước mới bắt đầu, chưa ai đoán được những thiệt hại sẽ rất lớn về sinh lực, vật lực, tài lực, nhưng đã có người – sau khi thấy được “các thế lớn trong thiên hạ” – nhận định rằng với lực lượng đang cóta chưa thể thắng giặc. Cần hòa hoãn, kể cả chịu thiệt, chịu nhục, để có thời gian bảo toàn và phát triển lực lượng. Như vậy, chủ hòa ở đây khác với chủ hàng và chủ bại. Dù đã quá muộn, nhưng đây là vẫn là những viễn kiến sáng suốt. Trong khi phe chủ chiến rất thành kiến và kỳ thị với đồng bào công giáo – coi họ như thù địch, nhưng phe chủ hòa có thái độ khác vì thấy được nguyên nhân. Nếu cứ theo đuổi chủ trương này, những nhân vật như Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… sẽ xuất hiện sớm hơn và đông đảo hơn.
Ý thức hệ
Di sản ngàn năm để lại, từ Nguyễn Trường Tộ (chủ hòa) tới Phan Bội Châu (chủ chiến) đều mang ý thức hệ “tôn quân”.
– Cụ Nguyễn, dù coi cách học cũ là vô tích sự, cần thay đổi triệt để; nhưng cụ vẫn viết (trong bản Điều Trần số 13)Ngôi vua là quýchức quan là trọng – để vua quan tự thấy có trách nhiệm chủ trì duy tân. Nhưng làm sao vua quan thời đó bỏ được Nho Giáo? Thực tế, phải 50 năm sau (1919) nền học cũ (cựu học) mới bị chấm dứt hẳn – mà lại do Pháp chủ trương. Thật nực cười.
– Còn cụ Phan? Cụ đã tiếp cận tân học, đã đọc Đại Thế Luận của Nguyễn Lộ Trạch, đã từng đàm đạo với Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn… nhưng cụ lại tôn một vị hoàng thân làm minh chủ (vua dự trữ – vua chống Pháp) để sau này thay “vua cũ” – vua theo Pháp. Đây là đại biểu cuối cùng của phe chủ chiến, nên cụ rất đơn độc. Sau cụ, tuy vẫn còn vài cuộc nổi dậy, nhưng chủ yếu là bột phát – như cuộc binh biến ở Thái Nguyên, Đô Lương… Chúng rất khác với các cuộc khởi nghĩa trước đó (có chuẩn bị, có kế hoạch, có xây dựng căn cứ địa và có gây cơ sở trong dân…).

Đại diện cuôi cùng và đầu tiên của 2 chủ trương, 2 ý thức hệ
Sống cùng thời, cùng là trí thức (viết hàng ngàn trang), cùng khâm phục và kế thừa  tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, cùng đọc “tân thư”, cùng  sang Nhật, và nhiều lần hai cụ đã đàm đạo với nhau, nhưng cụ Phan Chu Trinh lại khác hẳn cụ Phan Bội Châu, cả về chủ trương (chủ hòa, thậm chí hợp tác và học hỏi với Pháp) và cả về ý thức hệ (triệt để xóa bỏ nền quân chủ (quân trị) để kiến lập nền “dân trị”. Đây là đại biểu tiên phong của phải chủ hòa có ý thức hệ phù hợp với thời đại mới. Nối cụ, chính là nhóm trí thức Âu học (Quỳnh-Vĩnh-Tố-Tốn) và vị trí thức nho học đã “âu hóa”: Phan Khôi.
Bảng trên
– Cụ Nguyễn Trường Tộ chủ hòa để xây dựng lực lượng, khi đủ, mới chủ chiến. Trong các bản Điều Trần, cụ từng đưa ra những kế hoạch đánh Pháp để lấy lại các tỉnh đã mất ở Nam Kỳ. Nói khác, khi cần cụ vẫn chủ chiến. Do vậy, trong những người kế tiếp (lúc này đã mất nước) có cả chủ chiến và chủ hòa. Ví dụ, Cụ Nguyễn Lộ Trạch chủ trương bỏ kinh đô Huế, lập vùng kháng chiến ở Nghệ An. Cụ Trạch là cầu nối thế hệ 1 và 2, vì sống cùng thời với cả hai thế hệ này.
Chú thích. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan. Ngay thời nay, đã là quan chức thì quá khó để kiêm trí thức. Nếu trong quan chức có cái “mầm” trí thức, trong trường hợp can đảm nhất, có thể nó dám mọc khi đã về hưu.
– Thế hệ 2 là giao thời giữa hai đường lối và hai ý thức hệ. Từ giành độc lập bằng bạo động chuyển sang bằng đấu tranh ôn hòa; từ chấp nhận quân chủ sang đấu tranh cho dân chủ. Tiêu biểu là các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Thuộc thế hệ này còn nhiều cụ khác, đều xuất thân Nho Học, nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của “tân thư”: Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần… Như đã nói, cụ Phan Bội Châu là đại biểu cuối cùng của chủ trương bạo động và tôn vua. Do vậy, hầu hết các trí thức xuất thân nho học theo đường lối của cụ Phan Chu Trinh.
– Thế hệ 3 gồm 2 loại: những vị đấu tranh trong nước và những vị đấu tranh ở nước ngoài. Về sau, sớm hay muộn, các vị cũng về nước (muộn nhất là Nguyễn Tất Thành). Rõ ràng, các vị nhận ra chỉ có ở trong nước mới có thể đấu tranh thiết thực và hiệu quả, nhất là sứ mệnh nâng cao dân trí và giác ngộ quần chúng.   
        Nhóm trong nước gồm các trí thức “âu học”, ngay từ đầu đã được hưởng nền giáo dục mới. Tiêu biểu là các cụ Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố và nhiều vị khác. Ngoài ra, còn các vị có thời gian theo đuổi nho học, về sau chuyển sang âu học bằng tự học. Điển hình là cụ Phan Khôi (tú tài nho học).
       Nhóm ngoài nước, đấu tranh với thực dân ở ngay chính quốc (Pháp), đứng đầu là cụ Phan Văn Trường (tiến sĩ luật khoa) và các cụ khác trẻ hơn: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… Về sau các cụ cũng về nước đấu tranh với chính quyền thuộc địa.
Có 2 trường hợp riêng: 1) Cụ Phan Chu Trinh, thuộc thế hệ 2, sau khi thoát án tử hình, bị chính quyền thuộc địa đưa sang Pháp, cùng hoạt động với thế hệ 3 và do vậy đã xảy ra “mâu thuẫn thế hệ” (với Nguyễn Tất Thành – quá cấp tiến). Cuối đời, cụ mới về nước tiếp tục đấu tranh theo chủ trương nhất quán của mình. 2) Cụ Nguyễn Tất Thành, thuộc thế hệ 3 (theo tuổi) nhưng trong quá trình đấu tranh có sự thay đổi ý thức hệ, tuy chưa triệt để. Chính đây là nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn với thế hệ 4, đại diện là cụ Trần Phú, cấp tiến (triệt để theo chủ nghĩa Mac-Lenin).
– Thế hệ 4. Chủ yếu sinh ở thế kỷ 20. Nhóm Nguyễn Thái Học theo chủ nghĩa Tam Dân và nhóm Trần Phú theo chủ nghĩa Mac-Lenin (thực chất là chủ nghĩa Stalin).
https://nghiencuulichsu.com/2015/08/24/tu-nguyen-truong-to-toi-bo-ngu-vinh-quynh-ton-to-khoi-bai-4/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GS Dũng tính đưa vụ bộ trưởng ‘tự đạo văn’ lên TBT Trọng


26/02/2018 - Ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư gốc Việt ở Pháp, không loại trừ khả năng nêu vụ Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” lên Tổng bí thư (TBT) Đảng Nguyễn Phú Trọng, sau khi một tờ báo Việt Nam mới đây lên tiếng về vụ này nhưng đã rút bài nhanh chóng sau đó. Họ tìm mọi cách không minh bạch, không đàng hoàng để che lấp đi những sự giả dối trong khoa học. Tất cả những cách đấy chỉ chứng tỏ thêm họ thiếu tư cách.

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng trả lời phỏng vấn VOA. Bài báo có tên “Nói thẳng: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng”, được báo Người Lao Động đăng hồi 7h sáng ngày 26/2, cho hay, trong những ngày gần đây, báo cáo của Giáo sư (GS) Dũng và cộng sự chứa đựng bằng chứng cho thấy Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” đã gây sốt trên mạng xã hội.

“Báo cáo trên có mục đích làm rõ sự không bình thường trong việc phong hàm GS cho ông Nhạ hồi năm 2016 khi ông đã là bộ trưởng Bộ GD-ĐT [Giáo dục-Đào tạo]”, theo một đoạn của bài báo.

Bản báo cáo 10 trang của GS Dũng, thuộc Đại học Toulouse, Pháp, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng Nhạ. Ông Dũng đã gửi báo cáo tới tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam cách đây 10 ngày.

Bản báo cáo của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng

Hai vấn đề được nêu hàng đầu trong báo cáo là các hành vi “tự đạo văn” và “trích dẫn khống” của ông Nhạ.

Bài báo đăng trên Người Lao Động kêu gọi vị bộ trưởng GD-ĐT “nên lên tiếng chính thức” về báo cáo. Tác giả bài thậm chí còn đề xuất rằng “GS Nhạ cần có một báo cáo khoa học” để phản biện lại những vấn đề nêu trong báo cáo của GS Dũng và công sự”, và bình luận thêm rằng “đó là cách tốt nhất chứ không phải im lặng trước dư luận rất bất lợi như hiện nay”.
Câu kết của bài nhận định đó cũng là cách để GS Nhạ “bảo vệ” uy tín khoa học, uy tín cá nhân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và “đặc biệt là bảo vệ uy tín của Chủ tịch HĐCDGSNN [Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước]”, một chức vụ khác mà ông Nhạ kiêm nhiệm.

Trong vòng khoảng 8 tiếng kể từ khi được đăng, bài báo đã bị rút xuống. Báo Người Lao Động không công bố lý do rút bài.

GS Dũng cho biết VOA đến chiều 26/2, giờ Hà Nội, vẫn chưa có bất cứ hồi đáp chính thức nào từ cả hội đồng lẫn cá nhân ông Nhạ về báo cáo của ông.

Về sự xuất hiện và biến mất của bài báo liên quan đến vụ việc này trên một tờ báo trong nước, GS Dũng nói ông “không ngạc nhiên”, đồng thời nhận xét rằng “luôn có những nhà báo Việt Nam chuyên nghiệp muốn đưa những vấn đề như thế này ra để có thảo luận nghiêm túc”.

Giáo sư cho biết đã có một số nhà báo trong nước liên lạc để phỏng vấn ông, và điều đó cho thấy có mối quan tâm cao của báo giới trong nước.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng “ông Nhạ và phe của ông ấy” không dễ dàng chịu công nhận “cái sai, cái sự giả khoa học của mình”:

“Họ tìm mọi cách không minh bạch, không đàng hoàng để che lấp đi những sự giả dối trong khoa học. Tất cả những cách đấy chỉ chứng tỏ thêm họ thiếu tư cách”.

Vị giáo sư hiện mang quốc tịch Pháp mặc dù vậy bày tỏ niềm tin lạc quan rằng lãnh đạo chính trị cao nhất của Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, sẽ không đồng tình với việc làm của Bộ trưởng Nhạ, theo cách gọi của GS Dũng là “dùng chính trị để lấp liếm, tiêu diệt khoa học”.

Đưa ra lý do về sự lạc quan của mình, ông Dũng nói giữa ông và TBT Trọng có thể khác biệt quan điểm về nhiều vấn đề, nhưng về việc “cán bộ phải trong sạch, phải trung thực”, ông tin rằng người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng đồng ý với ông.

Nhấn mạnh mình là nhà khoa học nghiêm túc và theo đuổi một việc cho đến cùng, GS Dũng không loại trừ việc sẽ đưa báo cáo về sự “tự đạo văn, giả khoa học” của Bộ trưởng Nhạ lên TBT ĐCSVN:

“Tôi không muốn dính dáng đến chính trị. Nhưng tôi làm việc này là vì khoa học, vì giáo dục. Tôi sẽ làm mọi biện pháp cần thiết để cho vụ này được làm sáng tỏ. Tất nhiên là có chuyện liên hệ trực tiếp với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và không chỉ là liên hệ với ông Nguyễn Phú Trọng, tôi sẽ còn có nhiều biện pháp khác”.

Người đi đầu trong việc đưa ra báo cáo về Bộ trưởng Nhạ không nói thêm các biện pháp khác là gì. Song ông cho biết thêm ông không đơn độc mà có sự tham gia của “các nhà khoa học nghiêm túc khác” và nỗ lực hiện nay của họ là “cơ hội để làm trong sạch nền giáo dục Việt Nam”.

VOA đã cố gắng liên lạc Bộ trưởng Nhạ, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước và Văn phòng Trung ương Đảng để tìm hiểu phản ứng của họ, song không kết nối được.

Tất nhiên là có chuyện liên hệ trực tiếp với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và không chỉ là liên hệ với ông Nguyễn Phú Trọng, tôi sẽ còn có nhiều biện pháp khác.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng

Giáo sư Dũng cho VOA hay kể từ khi ông công bố báo cáo hôm 18/2, ông đã nhận nhiều lời đe doa và bôi nhọ, tài khoản mạng xã hội của ông bị tin tặc tấn công nhiều lần.

Sau khi báo cáo được công bố, nó đã được chia sẻ rộng rãi bởi nhiều người sử dụng mạng xã hội, thu hút hàng nghìn “phản ứng” và hàng trăm ý kiến bình luận. Cùng thời gian, một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội như nhà báo Trương Huy San, còn biết đến với tên Huy Đức, thậm chí đã kêu gọi ông Nhạ từ chức bộ trưởng.

https://www.voatiengviet.com/a/gs-dung-tinh-dua-vu-bo-truong-tu-dao-van-len-tbt-trong/4270803.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ trấn áp ý kiến bất đồng với đề xuất đưa chủ tịch lên ‘ngôi hoàng đế’


27/02/2018 - Nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu mạnh tay trấn áp các ý kiến bất đồng bình luận trên mạng xã hội, phản đối việc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm các sửa đổi hiến pháp để hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo cho chức vụ chủ tịch. Hàng loạt các từ khóa bị chặn trên mạng như “sửa đổi hiến pháp”, “quy định của hiến pháp”, “hoàng đế”, thậm chí cụm từ “tôi không đồng ý” cũng bị kiểm duyệt trên trang mạng xã hội SinaWeibo.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhiều người rất ngạc nhiên trước tuyên bố này và liên tục phản đối trên mạng, bất chấp việc chính phủ tìm cách bịt miệng các tiếng nói phản kháng. Thông báo này đưa ra không đầy một tuần trước khi Quốc hội Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nhóm họp. Trong kỳ họp quốc hội dự kiến kéo dài đến khoảng giữa tháng 3, nhiều khả năng đề xuất xóa giới hạn nhiệm kỳ hai năm của chủ tịch Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực.

Mặc dù truyền thông theo ý đảng cho biết việc sửa đổi này nhận được sự đồng tình lớn của công chúng, nhưng vẫn còn điều cần thảo luận thêm.

Trên mạng xã hội, một số cụm từ và bình luận vừa đăng lên thì ngay lập bị gỡ xuống. Tuy nhiên, các cụm từ bằng tiếng Hoa như "nhiệm kỳ suốt đời", "hoàng đế” và "không đồng ý" thì bị chặn ngay lập tức khi được đăng lên mạng.

Mạng Sina Weibo

Một số bình luận cũng vượt qua được sự kiểm duyệt của chính quyền, theo đó một số nói rằng việc điều chỉnh này hầu mở đường cho ông đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền không giới hạn là một bước lùi, một số khác bình luận rằng Trung Quốc đang trở nên giống như chế độ Triều Tiên.

Trong một bình luận, một người sử dụng mạng nói: "5.000 năm văn minh và chỉ trong một đêm, một bước lùi 5.000 năm."

Một số khác bình luận rằng đề xuất cho ông Tập nắm quyền vô thời hạn làm tăng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ quay lại thời kỳ Mao Trạch Đông, một số khác nói rằng ông Tập muốn trở thành hoàng đế Trung Hoa cho đến hết đời.

Freedom House, một nhóm vận động quyền tự do có trụ sở ở New York, cảnh báo rằng việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ là một dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát và đàn áp của ông Tập có vẻ sẽ tồi tệ hơn.

Trong một tuyên bố, ông Michael Abramowitz, Chủ tịch của tổ chức Freedom House cho biết quyết định này gửi đi một thông điệp lạnh lùng đến các tiếng nói dân chủ ở Hồng Kông và Đài Loan, cả hai nơi đều chịu sức ép từ Bắc Kinh.

Ông nói rằng điều này cũng "báo hiệu rằng Bắc Kinh đang cố tạo ra một trật tự thế giới mới, trong đó các thể chế và chuẩn mực dân chủ chỉ đóng vai trò nhỏ hoặc không có vai trò gì."

Các phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát ở Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ các tiếng nói phản kháng cho rằng đề xuất sửa đổi này nhằm giúp cho ông Tập trở thành hoàng đế kế tiếp hoặc lãnh tụ suốt đời của Trung Quốc.

Willy Lam, một cựu quan sát viên các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông nói rằng có vẻ như ông Tập sẽ tại vị nhiệm kỳ thứ ba cho đến năm 2028, và có lẽ đến năm 2033, nếu sức khoẻ cho phép. Khi đó, ông Tập sẽ được 80 tuổi.

Việc Trung Quốc tìm cách sửa đổi hiến pháp, mở đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình “nắm quyền vĩnh viễn”, cũng gây chú ý dư luận tại nước láng giềng Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng sự kiện ở nước láng giềng phương Bắc cũng sẽ khiến “Việt Nam bị ảnh hưởng” do ông Tập là người “cứng rắn.”

Truyền thông nhà nước Việt Nam cũng đăng tải nhiều bài viết về quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trung Quốc. Báo điện tử VnExpress chạy tít: “Sửa hiến pháp, Trung Quốc có thể giúp ông Tập nắm quyền lực tuyệt đối.”

https://www.voatiengviet.com/a/tq-tran-ap-y-kien-bat-dong-voi-de-xuat-dua-chu-tich-len-ngoi-hoang-de/4272676.html



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu đúng như này quả là quá kinh hãi?

Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi Vietnam vỡ nợ công lên hơn 2,7 triệu tỷ đồng ?
Liệu chúng ta đã đứng trên bờ vỡ nợ? Câu trả lời là: Chắc chắn. Chỉ là không biết sẽ vỡ vào lúc nào mà thôi. Dự đoán vỡ nợ không bao giờ là chính xác. Đơn cử như Nhật Bản đã được dự báo vỡ nợ từ 12 năm trước, đến nay vẫn đứng vững. Nhưng khoan hãy vui mừng nghĩ rằngViệt Nam cũng thế. Kinh tế Nhật mạnh hơn ta và khả năng quản lý tốt hơn ta gấp n+1 lần.
Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu nhất của việc: Cha chung không ai khóc – nhức nhối nhất trong xã hội ta từ xưa tới giờ. Mọi người đều nghĩ nó không liên quan gì tới mình nên thờ ơ sống và “KHÔNG QUAN TÂM”.


Gần đây trên truyền thông bắt đầu nói nhiều về nợ công hơn trước kia. Nhiều người trẻ đọc và lướt qua vì nghĩ nó là vấn đề quá vĩ mô chả liên quan gì tới mình.Người viết bài này sẽ phân tích cho các đọc giả thấy được những tác động gián tiếp và trực tiếp đến túi tiền của bạn nhé.

Xin thưa là nó liên quan nhiều hơn bạn tưởng. Sao có thể nói là không liên quan khi mỗi người trong chúng ta phải gánh 30 triệu đồng tiền nợ, từ đứa trẻ mới sinh cho tới cụ già móm không còn cái răng nào? Tại sao? Ta có vay mượn của ai đâu? Ồ, không phải bạn, chính phủ vay giùm và tiêu dùm thôi, không có gì ghê gớm. Giờ bạn muốn biết chính phủ đã vay thiếu bao nhiêu nợ? Con số đó có thể đè bẹp bạn đấy – 2,7 TRIỆU tỷ!!! 27.000.000.000.000.00 VND!!! (1) Nếu trừ người già sắp tiêu và trẻ em mới sinh thì số nợ mà những người trong độ tuổi lao động phải gánh là khoảng 40-50 triệu VND.



Lượng tiền dự trữ trong ngân khố nhà nước ngày càng cạn kiệt.

Vâng, có thể hiểu như thế vì chẳng có chú công an nào tới nhà thu 40-50 triệu đồng tiền nợ công cả, nhưng sẽ thu một cách “lịch sự” hơn bằng việc tăng học phí, viện phí, tiền điện, tiền nước, phí đường sá, bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, in thêm tiền gây lạm phát vân vân và vân vân… Nên nhớ rằng, sau mỗi loại phí tăng này, chúng ta luôn mặc nhiên đã phải chịu một loại thuế 10% gọi là VAT. Liệu ta có nên thay đổi tư duy rằng nợ công trực tiếp liên quan tới mình? Học hoặc là dốt, chữa bệnh hoặc là chết, đóng thuế hoặc vào tù, liệu nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta chưa?

Tại sao đất nước nợ công nhiều đến vậy? Để trả lời câu hỏi này thì có rất nhiều tá danh mục để liệt kê, tuy nhiên tôi sẽ chỉ ra một số điều thế này. Phần lớn chúng ta đều vui mừng khi đường sá được mở rộng, hoặc xây thêm để tiện cho việc đi lại phải không? Ừ, chuyện sẽ không có gì nếu chính phủ không vung tay quá trán. 

Thứ nhất là tiền dành cho đầu tư phát triển có hạn, mà ở Việt Nam là rất thấp, chỉ khoảng 17% ngân sách (năm 2014-2015), (2). Nếu chính phủ chi quá số tiền này, chẳng có cách nào hơn là đi vay nợ. Điều quan trọng hơn nữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nợ công chính là ở chỗ ăn hối lộ không thương xót. Đại để là công trình xây đường đại lộ ở Dubai chỉ tốn 4 triệu USD cho 1km xài 50 năm chưa hư, trong khi ở ta xây 1km mất 20 triệu USD xài 2 năm thì hư (3). Việt Nam ta là gì mà giàu có cỡ đó nào? Đây mới chỉ là nói đến các công trình đường xá, còn các công trình khác như tượng đài 1400 tỷ ở Sơn La (4) này nọ thì chưa nói tới.



Tình hình cuộc sống của người dân ngày một khó khăn do các loại thuế đánh trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày.

Liệu chúng ta đã đứng trên bờ vỡ nợ? Câu trả lời là: Chắc chắn. Chỉ là không biết sẽ vỡ vào lúc nào mà thôi. Dự đoán vỡ nợ không bao giờ là chính xác. Đơn cử như Nhật Bản đã được dự báo vỡ nợ từ 12 năm trước, đến nay vẫn đứng vững. Nhưng khoan hãy vui mừng nghĩ rằngViệt Nam cũng thế. Kinh tế Nhật mạnh hơn ta và khả năng quản lý tốt hơn ta gấp n+1 lần.

Điều gì sẽ xảy ra khi nhà nước vỡ nợ? Xin phép trích những ý kiến của tác giả Trần Diệu Chân:

1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm.

2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.

3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.

4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.

5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.

6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc.



Đồng tiền Việt nam đang có nguy cơ bị tuột giá trên thị trường tiền tệ thế giới.

Đọc những dòng trên chắc các bạn không khỏi bàng hoàng về những hệ lụy mà nó có thể mang lại. Nhưng điều còn đáng sợ hơn nữa không phải là chuyện vỡ nợ các bạn ạ. Nếu nó vỡ nợ 1 lần rồi thôi, đau 1 lần rồi xong thì có gì để mà nói. Vấn đề là nếu tiếp tục quản lý kém, Việt Namsẽ có thể vỡ nợ 10 lần như Venezuela, 9 lần như Brasil hay thậm chí 19 lần như Tây Ban Nha trong quá khứ (6) (có lẽ đó là lý do mà người ta gọi TBN là Tay Bán Nhà!).

Nhà nước sẽ làm gì khi vỡ nợ? Có bốn cách mà các nhà nước sẽ làm, có thể thực hiện cả 4 cách cùng lúc:


1. In tiền trả nợ
2. Tăng các loại thuế phí
3. Cắt giảm ngân sách nhà nước
4. Vay thêm (trái phiếu: ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ)

Tái cơ cấu sau khi vỡ nợ không làm cho mọi thứ biến mất, vì nợ vẫn còn đó, chúng ta đương nhiên không thể xù nợ. Sẽ không ai giao du với Việt Nam nếu biết đó là 1 quốc gia chuyên ăn quỵt. Điều này chỉ là cứu cánh tạm thời thôi, giống như từ mức báo động 10 giảm xuống 9 vậy. Cứ tưởng tượng như thể nước đã ngập tới đỉnh đầu của ta rồi, bây giờ ta sẽ làm gì đó đôn thêm cho cái đầu của ta ngóc lên khỏi mặt nước để thở. Nếu tiếp tục quản lý kém, ăn hối lộ, vay nợ vô tội vạ, đầu tư kém hiệu quả, nước sẽ tiếp tục ngập tới đỉnh đầu và Việt Nam lại tiếp tục ngụp lặn trong vỡ nợ thêm lần nữa (và lần nữa, rồi lần nữa…).

Vấn đề đáng sợ mà hôm nay tôi muốn nói là ở chỗ không có gì đảm bảo rằng nhà nước sẽ tốt lên sau 1 lần vỡ nợ cả. Và chẳng có gì chắc rằng dân ta sẽ bớt lầm than đi sau lần đó, hay lại trôi vào 1 thời kỳ vỡ nợ triền miên không lối thoát? Trông chờ vào việc quản lý “tự tốt lên” của chính phủ giống như kêu gọi 1 tên lười biếng bắt đầu siêng năng vậy.

Đã tới lúc chúng ta phải nghiêm túc nghĩ lại xem ta là những con chiên ngoan đạo “mọi việc đã có Ai Đó lo”, hay chúng ta là những con người khao khát tự do muốn làm chủ đời sống của mình? Việc chúng ta cần làm trước mắt, nhỏ nhoi thôi, là bắt đầu quan tâm xem tiền đóng thuế của ta đi về đâu, ai đã làm gì với nó, và tại sao chúng ta càng làm nhiều hơn nhưng lại không khấm khá hơn? Có thể các bạn không đồng ý, nhưng tôi thấy hầu hết người Việt Nam là thụ động trong việc quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội. Nhưng nguyên lý của mọi thành công trên đời lại là làm sao để luôn giữ được sự chủ động.

Lưu ý: Đây chỉ là nhận định cá nhân của tác giả bài viết.

Số liệu tổng hợp từ Fp Đà Nẵng.

Jessica N/newsvietuc.com

https://tamdiemduluan.com/dieu-khung-khiep-gi-se-xay-ra-khi-vietnam-vo-no-cong-len-hon-27-trieu-ty-dong.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang