Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Mugabe: độc tài nào cũng tan hoang đất nước


Một xã hội luôn bị đè bởi bằng đó tảng đá thì thở được bình thường đã là phép lạ, chứ đừng nói gì đến “cất cánh” hay “sánh vai thế giới”. Nhiều dân tộc đã không chấp nhận cái chết từ từ vì nghẹt thở và chọn đứng lên hất các khối đá xuống. Chẳng phải vì họ anh hùng mà vì đường nào cũng chết. Nếu đứng lên, ít nhất, họ được chết và con cháu họ được sống NHƯ NHỮNG CON NGƯỜI.

Tổng thống đôc tài Zimbabwe, 93 tuổi, ông Robert Mugabe. Ảnh: internet
Vũ Thạch - Tin tức từ đất nước Zimbabwe vẫn còn khá lùng bùng. Quân đội đưa xe tăng chận các ngã đường chính tại thủ đô, và cô lập Tổng thống Mugabe tại nhà riêng, nhưng vẫn tuyên bố trên đài truyền hình “đây không phải là cuộc đảo chính”. Tuy nhiên, ít nhà phân tích nào còn tin ông Mugabe sẽ trở lại nắm quyền.

Robert Mugabe là một nhà độc tài khét tiếng Phi Châu. Năm nay 93 tuổi, ông đã cai trị đất nước này 37 năm, nhân danh công trạng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Anh, giải phóng đất nước vào cuối thập niên 1970 của thế kỷ trước.

Kể từ đó, phần đất nổi tiếng giàu đẹp Rhodesia được đổi tên thành nước Zimbabwe, được cai trị bởi độc đảng Zanu-PF, đứng đầu là ông Mugabe, và tiến nhanh xuống hàng chót trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Nhà nước Zimbabwe cũng xóa sạch hệ thống nông trại nhân danh đánh tư sản da trắng, phân chia bổng lộc cho hệ thống cán bộ trung thành, và chuyên khai thác tài nguyên đem bán. Họ nổi tiếng thế giới vào năm 2008 khi mức lạm phát lên đến 231 triệu phần trăm (tức áp dụng tối đa công thức “cần tiền thì cứ in ra mà dùng” của cụ ...................).

Ông Mugabe cũng sử dụng nhuần nhuyễn bạo lực cách mạng dựa trên quân đội và công an. Đặc biệt ông mời các “thầy” Bắc Hàn vào dạy cho các lữ đoàn hung thần chuyên trấn áp quần chúng. Cứ mỗi lần cho bầu cử mà ông có vẻ thua phiếu, hàng chục ngàn người dân tại những vùng ủng hộ ứng viên đối lập lại bị thảm sát, mặc cho thế giới lên án. Và thế là các ứng viên đối lập lại trân trọng nhượng ghế tổng thống cho ông Mugabe, rồi khép mình vào ghế phó tổng thống hoặc chạy ra nước ngoài.

Lần này, quân đội ra tay vì mới tuần trước Tổng thống Mugabe hạ bệ Phó tổng thống Mnangagwa để chuẩn bị nhường ngôi cho bà vợ trẻ Grace Mugabe (thua ông 41 tuổi). Lỗi lầm của bà Mugabe là chưa lên tổng thống đã công khai chê bai quân đội.

Zimbabwe với Robert Mugabe một lần nữa tô đậm bài học: Độc tài, toàn trị, hay chuyên chính đều làm tan hoang đất nước, dù được bọc trong lá cờ Phát-xít, Cộng Sản, hay Giải Phóng.

Tại sao vậy? Lịch sử cận đại của nhân loại đã cung cấp những câu trả lời rõ đến độ hiển nhiên:

– Điều hiển nhiên thứ nhất: Chế độ độc tài không tận dụng được sức lực và trí tuệ của toàn dân.

Chẳng ai dại gì đổ sức ra làm chỉ để cán bộ “nhân danh nhân dân” độc quyền hưởng thụ. Những người có lòng với đất nước cũng không dám đề xuất sáng kiến vì có thể bị trừng phạt nặng nề nếu không hợp ý lãnh đạo. Đặc biệt những trường hợp mới hôm nay “có công”, ngày mai đã trở thành “có tội” vì quan điểm của Đảng đã thay đổi.

– Điều hiển nhiên thứ nhì: Chế độ độc tài là ổ sinh bệnh hoạn.

Quyền lực cá nhân tuyệt đối và dành riêng cho hệ thống cán bộ trung thành, tức tương đương hệ thống vua và chư hầu, không thể không dẫn đến các loại bệnh hoạn ăn sâu vào xương tủy Đảng và làm hấp hối cả xã hội:

– Bệnh tham nhũng tràn lan như một loại thuế phí bất thành văn.

– Bệnh hoang phí trong các cung điện giữa một đất nước cạn kiệt.

– Bệnh lừa dối, bịp bợm nhau hàng ngày và được xem là qui luật tự nhiên.

– Bệnh bạo hành như giải pháp nhanh gọn cho mọi vấn đề.

– …

– Điều hiển nhiên thứ ba: Chế độ độc tài không có khả năng chữa bệnh hay đổi đường đi.

Khi cả tập thể cán bộ đang sống “an lạc” với cơ chế đó, ai nghĩ đến kế hoạch chữa bệnh thường bị loại trừ ngay bởi chính đồng đội của họ. Lãnh đạo, do đó, chỉ NÓI về các căn bệnh mà thôi.

Chế độ độc tài cũng không có khả năng đổi đường đi dù biết sẽ chết nếu tiếp tục kéo dài các căn bệnh. Lý do đơn giản là vì các lãnh tụ sau lên nắm quyền đều dựa trên “công đức” của lãnh tụ khai sáng. Họ KHÔNG dám phê bình con đường do lãnh tụ khai sáng đã chọn, đặc biệt vì con đường ấy biện minh cho chiếc ghế cai trị độc tài họ đang ngồi. Hệ quả là họ chỉ dám điều chỉnh đôi chút nhưng giữ cốt lõi nguyên thủy theo tinh thần “hoà hợp chứ không hoà tan”, “đổi mới chứ không đổi màu”.

– Điều hiển nhiên thứ tư: Chế độ độc tài luôn có sóng ngầm bất ổn rất lớn.

Khi cả 3 ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp đều do 1 đảng nắm chặt để chỉ phục vụ kẻ cầm quyền, xã hội không có nơi thực sự giải quyết cho những nạn nhân từ các căn bệnh của cán bộ. Bức xúc chỉ có thể tích tụ ngày một cao.

Cùng lúc với việc không rút củi bức xúc ra khỏi đáy nồi đó, nắp nồi còn bị niềng ngày một chặt hơn bằng hệ thống công an, an ninh, trật tự, dân phòng, đảng ủy cơ quan, tổ dân phố theo nỗi lo của lãnh đạo. Trái bom uất ức, do đó, chỉ chờ ngày nổ chứ không có con đường nào khác.

Và đóng góp không nhỏ vào các cuộn sóng ngầm bất ổn là nạn giành quyền đến mức sinh tử giữa các phe cánh trong đảng, đặc biệt vào mỗi chu kỳ chia lại ghế.

Trong xã hội bất ổn đó (mà chỉ người sống bên trong mới biết) chẳng ai muốn làm gì lâu dài. Mọi người chỉ vừa làm vừa ngó dáo dác; cứ có lợi ngắn hạn trước mắt là chụp ngay, bất kể các tai hại lâu dài; và có được bao nhiêu của cải là đem cất kỹ bên ngoài đất nước.

oOo

Một xã hội luôn bị đè bởi bằng đó tảng đá thì thở được bình thường đã là phép lạ, chứ đừng nói gì đến “cất cánh” hay “sánh vai thế giới”.

Nhiều dân tộc đã không chấp nhận cái chết từ từ vì nghẹt thở và chọn đứng lên hất các khối đá xuống. Chẳng phải vì họ anh hùng mà vì đường nào cũng chết. Nếu đứng lên, ít nhất, họ được chết và con cháu họ được sống NHƯ NHỮNG CON NGƯỜI.

© Vũ Thạch


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cây xương khỉ trị ung thư hiệu quả

Phần nhận xét hiển thị trên trang

kỹ thuật xử lý ra hoa bưởi da xanh theo ý và tạo quả không hạt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông


Tác giả: Ngô Di Lân
Nói đến nước Mỹ, người ta sẽ lập tức nghĩ đến các bang lớn và nổi tiếng như California, Texas hay New York. Thế nhưng về mặt chính trị, đây không phải là những bang chủ chốt. Bằng chứng là số tiền các ứng viên tổng thống rót cho các chiến dịch tranh cử ở những bang lớn này thường thấp hơn nhiều so với số tiền được đổ vào những “bang chiến trường” (battleground state) như Michigan, Ohio, Pennsylvania, v.v… Trong khi đa số các bang còn lại gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng duy nhất thì những bang chiến trường có thể nghiêng về bất kỳ bên nào và do đó cả hai đảng buộc phải cạnh tranh quyết liệt tại những bang này để giành chiến thắng.
Xét trên phương diện này, chính trị quốc tế không khác chính trị Mỹ là bao. Ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới đều có những quốc gia quan trọng hơn và các quốc gia kém quan trọng hơn. Tương tự, ở đâu cũng có những nước nằm chặt trong bán cầu ảnh hưởng của một cường quốc nhất định và có những nước có thể ngả về bất kỳ bên nào tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Ở khu vực Biển Đông hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước chiến trường có vai trò đặc biệt quan trọng nhờ vị trí địa-chính trị trung tâm và mối quan hệ đặc biệt với cả hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng vị thế đặc biệt của mình hiện nay để mặc cả với cả hai siêu cường trong vấn đề Biển Đông, song điều này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro mà các nhà làm chính sách Việt Nam sẽ phải lường trước để chuẩn bị kế sách ứng phó.
Việt Nam trên bàn cờ Biển Đông
Không phải tình cờ mà Việt Nam trở thành tâm điểm của khu vực Đông Nam Á trong gần như suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngoại trừ Trung Quốc thì Việt Nam là nước duy nhất vừa nằm trên lục địa Á Châu, vừa có phần lãnh thổ trải dài, gần như bao quanh trọn một cạnh của Biển Đông. Trong khu vực Đông Nam Á chỉ có duy nhất Việt Nam vừa có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc, vừa có phần lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông. Thế nên xét về mặt địa lý, Việt Nam có vị trí vô cùng thuận lợi để tiếp cận với Biển Đông và các đảo, đá đang có tranh chấp.
Bên cạnh đó, tuy Việt Nam là một nước nhỏ nhưng lại là nước đông dân thứ ba trong khu vực (chỉ sau Indonesia và Philippines). Quân đội Việt Nam nổi tiếng thiện chiến và là nước duy nhất từng đánh bại nhiều cường quốc khác nhau qua các thời kỳ. Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một trong những nền kinh tế năng động bậc nhất ở khu vực Châu Á và nền chính trị Việt Nam cũng hết sức ổn định.
Về mặt ý thức hệ, Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc so với những nước như Mỹ, Nhật Bản, v.v… Tuy nhiên về mặt an ninh, sự song trùng lợi ích lại lớn hơn giữa Việt Nam và Mỹ cũng như một số quốc gia láng giềng khác. Hơn nữa, từ trước đến giờ chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn nhấn mạnh tính độc lập, thể hiện qua nguyên tắc đối ngoại – quốc phòng “ba không”. Vì vậy, không có lý do gì để bất kỳ ai nghĩ rằng Việt Nam “thuộc” về bất kỳ cường quốc nào. Tùy vào tình thế cụ thể, Việt Nam có thể là lực lượng trấn giữ con đường nam tiến của Trung Quốc, là tiền đồn cho bất kể thể lực nào muốn kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, mà cũng có thể là một nước láng giềng hữu nghị và là một vùng đệm để Trung Quốc ngăn chặn sự tiếp cận của các thế lực thù địch.
Nhà địa chính trị nổi tiếng Halford MacKinder từng viết rằng “Ai kiểm soát được Vùng đất trung tâm, sẽ chỉ huy được đảo-thế giới; ai kiểm soát được đảo-thế giới, sẽ chi phối được cả thế giới”. Ngày nay, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng “Ai kiểm soát được Việt Nam, sẽ chỉ huy được Biển Đông; ai kiểm soát được Biển Đông sẽ chi phối được khu vực Châu Á”. Vì lẽ đó, chừng nào Mỹ-Trung còn cạnh tranh quyền lực ở Biển Đông thì cả hai còn phải coi trọng mối quan hệ của mình với Việt Nam. Đây chính là con át chủ bài của Việt Nam vào lúc này.
Hàm ý đối với chính sách đối ngoại Việt Nam
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ diễn ra căng thẳng, các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đó đã khéo léo khai thác mâu thuẫn Trung-Xô, tránh nghiêng quá về bên nào nhưng cũng không hoàn toàn trung lập, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cả hai. Lúc này hơn bao giờ hết, với vị thế là một nước chiến trường, Việt Nam nên tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại “đu dây” giữa hai siêu cường Mỹ-Trung thay vì liên minh với một bên để chống lại bên còn lại. Lý do bởi một khi chúng ta chọn gắn mình với một siêu cường duy nhất thì chúng ta sẽ đánh mất vị thế của mình và không còn sức mặc cả với cả hai siêu cường nữa. Điều này rất có thể sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia khi hai siêu cường đạt được thỏa thuận với nhau hay một bên rút về và không tiếp tục can dự vào khu vực Châu Á nữa.
Mặt khác, để bảo toàn được vị thế này Việt Nam luôn phải để ngỏ khả năng sẵn sàng nghiêng về một bên nếu bị đẩy vào đường cùng. Nếu như chúng ta tuyên bố rằng Việt Nam sẽ kiên trì theo đuổi chính sách “ba không” dù bất kỳ chuyện gì xảy ra thì rất có thể sẽ gửi đi tín hiệu sai lệch đến các nước láng giềng và khiến một số nước hành xử hung hăng hơn. Các cường quốc sẽ hành xử một cách có kiềm chế đối với Việt Nam ngày nào họ còn tin rằng chúng ta có thể sẽ bắt tay với một bên khác để chống lại họ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng vị thế then chốt của Việt Nam chỉ được đảm bảo ngày nào Mỹ-Trung còn cạnh tranh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Nếu như Mỹ-Trung mặc cả thành công như khi Nixon đến Trung Quốc hay Mỹ không thể tiếp tục duy trì sự hiện chính trị – quân sự của mình ở khu vực này thì Việt Nam rất có thể sẽ lâm nguy.
Chính vì vậy, một trong những mục tiêu đối ngoại lớn trong thời gian trước mắt là duy trì được sự quan tâm của chính quyền Trump đối với khu vực Biển Đông. Trong chuyến thăm tới Việt Nam mới đây, Tổng thống Trump đã nói với Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng Mỹ sẵn sàng đóng vai trò “trung gian hòa giải” trong tranh chấp Biển Đông. Việc Mỹ đóng vai trò trung gian hòa giải không đảm bảo sẽ mang lại kết quả có lợi cho Việt Nam nhưng Trump luôn tự hào rằng mình là một nhà đàm phán “thượng thặng”, việc Việt Nam bật đèn xanh đối với mong muốn trở thành nhà trung gian hòa giải của Trump rất có thể sẽ duy trì được sự quan tâm của vị tổng thống Mỹ đối với khu vực này và giảm thiểu rủi ro Mỹ rút lui khỏi Châu Á hoặc dùng Việt Nam làm con bài để mặc cả với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.
Ngô Di Lân là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thần đồng


Cu Tèo năm nay 6 tuổi, học lớp ba trường tiểu học . Nhưng được tiếng thông minh, như thần đồng tí hon: Mấy tuần lễ vừa qua: Tèo vào lớp chỉ ngủ, không chịu học hành gì cả. Cô giáo gạn hỏi, Tèo nói:
- Thưa cô, học chán lắm rồi. Cái gì Tèo cũng biết cả, học làm gì nữa. Chương trình học thấp lè tè. "Cô xin cho Tèo lên học Trung học đi." 


Cô giáo dẫn Tèo lên văn phòng Ông Hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện.
Ông Hiệu Trưởng bán tín bán nghi, bàn với Cô giáo là ông và cô sẽ thay nhau trắc nghiệm, cả về kiến thức tổng quát, toán học và khoa học xem Tèo có đúng là thần đồng để được lên Trung học, học trước tuổi không. 


Ông Hiệu Trưởng lần lượt hỏi:
- 25 lẩn 25 là bao nhiêu?
Tèo chằng cần tính toán trả lời ngay:
- Dạ, 625 

- Công thức tính diện tích vòng tròn?
- Dạ là bình phương bán kính nhân Pi
- Nước bốc hơi khi nào ?
- Dạ nước bốc hơi ở độ sôi 100 độ C 

Sau gần tiếng trắc nghiệm Ông Hiệu Trưởng rất hài lòng về khả năng toán và trình độ khoa học của Tèo. Đến phần Cô giáo khảo hạch về kiến thức tổng quát.

Cô giáo:
- Con gì càng lớn càng nhỏ?
Ông Hiệu Trưởng hơi chột dạ, nhưng Tèo đáp ngay:
- Thưa cô, con cua có càng lớn, càng nhỏ 

- Cô giáo: trong quần Tèo có cái gì mà cô không có?
Ông Hiệu Trưởng giật nẩy người, Tèo từ tốn, điềm tĩnh trả lời:
- Trong quần Tèo có 2 túi quần, quần cô không có. 

Cô giáo:
- Ở nơi đâu lông đàn bà quăn nhiều nhất? .
Ông Hiệu Trưởng tái mặt nhưng Tèo trả lời đễ dàng:
- Dạ ở Phi châu ... 

- Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?
Ông Hiệu Trưởng sợ đến há hốc mồm. Tèo nói:
- Dạ là cái đầu gối. . 
Cô giáo:
- Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?
Ông Hiệu Trưởng sợ đến gần chết điếng người, ra dấu định cho ngừng ngay cuộc sát hạch nhưng Tèo đã đáp:
- Dạ là cái lưỡi. 

Cô giáo:
- Cái gì của cô nhỏ bé và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
Ông Hiệu Trưởng ra dấu không cho Tèo trả lời nhưng Tèo vẫn đáp tỉnh bơ:
- Dạ là cái giường ngủ của cô. 

Cô giáo:
- Cái gì mềm mềm, nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra
Ông Hiệu Trưởng không dám nhìn cô giáo.
Tèo:
- Dạ thuốc sơn móng tay. 

Cô giáo:
- Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?
Ông Hiệu trưởng đứng phắt dậy, định nạt cô giáo bắt ngưng.
Tèo nói:
- Dạ, cây cà lem. .. 

Ông Hiệu Trưởng toát mồ hôi hột, la lớn:
- Thôi, cô giáo không được hỏi nữa, đủ rồi. Gửi Tèo lên đại Học ngay, không cần qua Trung học nữa: Nãy giờ Tèo nó đáp đúng cả, còn tôi, nếu trả lời, tôi ...không đúng đến được phân nửa!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

bày trò đào tạo tiến sĩ thật?


Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999, ông được cấp bằng Tiến sỹ Kinh tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?

Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Hình internet
Tròn một năm sau khi nổ ra vụ các cô giáo mầm non bị giới lãnh đạo Hà Tĩnh điều động đi tiếp khách với yêu cầu về “nhiệm vụ chính trị” như thể “chăm khách như chăm bé”, cùng thao tác tỏ ý bao che cho những kẻ điều động càn của Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ mà đã khiến dư luận phẫn nộ khi, ông Nhạ lại tiến thêm một bước dài vào cung đường không có lối ra của bộ trưởng giáo dục đào tạo thời trước là Nguyễn Thiện Nhân: dự án đào tạo 9.000 tiến sỹ.

Vào thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, chương trình đào tạo 20.000 tiến sỹ đã “nuốt” một khoản tiền khổng lồ từ đôi vai gày guộc è cổ đóng thuế của người dân, nhưng hiệu quả của chương trình này cho tới nay vẫn là một dấu hỏi rất lớn.

Những chương trình đào tạo tiến sỹ như thế lại phần nhiều là “hướng ngoại”, tức Bộ GDĐT hoặc những cơ sở do bộ này ủy quyền đã ký hợp đồng liên kết với một số trường đại học – nếu không được Hiệp hội các trường đại học quốc tế xếp vào loại 1 thì cũng phải là loại 2, loại 3… để đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khoảng một chục năm đào tạo theo cách này và đã cho ra lò không ít tiến sỹ, phần lớn người tốt nghiệp trở về nước và được đưa về một số cơ quan để làm việc đã nhận phải thái độ đố kị lộ rõ từ dàn lãnh đạo của những cơ quan này. Khá nhiều trường hợp tiến sĩ “ngoại” đã chỉ được bố trí làm công việc văn thư, soạn thảo văn bản, đánh máy và… điếu đóm. Kể cả một số tiến sĩ ngoại về công tác ở Bộ GDĐT cũng lâm vào sự cám cảnh như thế.

Một thời gian sau, lâu là 4-5 năm, còn ngắn chỉ một vài năm hoặc sáu tháng, một số “tiến sỹ ngoại” đã bỏ luôn cơ quan nhà nước để vù ra khu vực tư nhân làm việc vì được ưu đãi hơn và công việc phù hợp với chuyên môn hơn. Trong khi đó, “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ lớp đàn anh đi trước bị cho ngồi chơi xơi nước, nhiều người sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài đã không chịu quay trở về Việt Nam. Có thể cho rằng tình trạng trên là hậu quả từ nguồn cơn “đem con bỏ chợ” của Bộ GDĐT – cơ quan phát động phong trào đào tạo tiến sỹ nhưng cũng là một cơ quan thuộc loại vô trách nhiệm nhất, đặc biệt với những bộ trưởng thích hô hào hơn hành động như Nguyễn Thiện Nhân.


Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Hình internet

Còn vào lần này, dự án đào tạo 9.000 tiến sĩ của Bộ GDĐT dưới thời bộ trưởng mới là Phùng Xuân Nhạ đã nhận được ưu ái bất ngờ từ Chính phủ và Quốc hội. Dự toán cho dự án này được trình cho Chính phủ là 12 ngàn tỷ đồng, nhưng Quốc hội đã vừa duyệt chi con số lên đến 14 ngàn tỷ đồng.

Ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện và người dân đã lên tiếng phản bác quyết định đào tạo lẫn chi ngân sách bị xem là “lợi bất cập hại ấy”. Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt và chính quyền sôi sục đè đầu dân chúng để tróc thuế má mà đã khiến nhiều người dân phải thốt lên “thuế thời cộng sản còn dã man hơn cả thời thực dân”, cơ chế vung tiền cho những dự án trời ơi đất hỡi là một tội ác thật sự.


Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Hình internet

Cần nhắc lại, vào năm 2016 Bộ GDĐT đã ra gây ra một chấn động dư luận xã hội khi phát ra một cái giá trên cả kinh khủng để đòi Quốc hội và Chính phủ cấp tiền cho “đề án đổi mới sách giáo khoa”: 34.000 tỷ đồng. Nhưng sau đó khi bị dư luận xã hội phản ứng dữ dội, mức giá của đề án này đột ngột lao dốc chỉ còn… 400 tỷ (!?) Đó là một minh họa không thể hoàn chỉnh hơn về điều dược gọi là “tư cách” của giới quan chức Bộ GDĐT quen ăn trên ngồi trốc.

Cũng cần nhắc lại, vào năm 2016 nhiều dư luận đã đặt dấu hỏi về “thành tích” mà ông Phùng Xuân Nhạ đã đạt được, về văn bằng sau đại học của ông và ngày càng dấy lên những đòi hỏi về ông Nhạ phải từ chức. Một số người trên mạng xã hội đã truy tìm hồ sơ học vị của ông Phùng Xuân Nhạ và đặt ra nhiều dấu hỏi:

Năm 2002, ông Phùng Xuân Nhạ khai là “Sau Tiến sĩ” (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh, do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam. Ông Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ, nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ. Do đó, ông khai là “Sau Tiến sĩ” là khai man.

Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999, ông được cấp bằng Tiến sỹ Kinh tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?

Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Thực tế là năm 1994, ông Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) chi nhánh ở Nga, chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường cử nhân tại Manchester University (UK), mà chỉ là ghi danh học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội.

Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học “Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK”.

Ông khai có bằng Sau Đại học Manchester University (UK). Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK), thì không thể gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở trường này. Ông chỉ có thể được gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở Đại học Hà Nội mà thôi!

Vietfact


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Với chất lượng đào tạo hiện nay, thêm 9.000 hay 90.000 tiến sĩ cũng vậy


18/11/2017 Thanh Niên Online - Với chất lượng chung đào tạo tiến sĩ như hiện nay, bạn sẽ lắc đầu ngao ngán là dù có thêm 9.000, hay 90.000 người, thì cũng vậy thôi”, giáo sư Vũ Hà Vănbình luận. Nhà nước vừa ra một dự thảo dự án là sẽ dành 12.000 tỉ để đào tạo 9.000 tiến sĩ trong vòng một số năm. Dự thảo dự án tạo dư luận lớn, và nổi lên hai câu hỏi sau: (1) Chúng ta có cần thêm 9.000 tiến sĩ? (2)Nếu câu trả lời là có, làm thế nào để đầu tư một cách hiệu quả?

Giáo sư Vũ Hà Văn giảng bài tại Viện nghiên cứu 
cao cấp về toán trong một dịp về nước.ẢNH QUÝ HIÊN
Theo tôi, câu trả lời cho (1) là có. Nếu Việt Nam muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung, thì cần thêm rất nhiều nhà nghiên cứu trẻ có trình độ quốc tế.

Câu thứ hai mới là khó. Một lẽ là chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước gần đây là vấn đề nóng, vì sự thật hiển nhiên là một số rất lớn tiến sĩ được đào tạo ra còn xa mới đạt chuẩn quốc tế. Nhưng nếu gửi cả đi nước ngoài, thì xem ra lại không đủ tiền. Một số người chỉ ra phí đào tạo một tiến sĩ tại môt trường tương đối tốt tại Âu-Mỹ chừng 200.000 - 300.000 USD, tức là cỡ 5,6 tỉ môt người, mà khoản tiền nghìn tỉ kia chia đều ra mỗi tiến sĩ tương lai chỉ được 1.3 tỉ.
"Với câu hỏi là có nên tiếp tục sử dụng ngân sách để đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hay không, thì câu trả lời là không. Ít nhất không phải ở quy mô như chúng ta đang nghe nói", giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ.

Cảm tường của tôi về vấn đề này như sau.

Thứ nhất, không nên đem hết tiền cho sinh viên làm bằng tiến sĩ ở nước ngoài. Lý do chính là các nghiên cứu sinh, nếu được một trường tương đối danh tiếng nhận học, thường được học bổng của trường, và được thầy giáo giao làm các công việc nghiên cứu hay giảng dậy có lương. Nếu ai đó được nhận làm bằng tiến sĩ tại một đại học nào đó chỉ vì anh ta trả đủ số tiền đại học đó đòi hỏi, ta rất nên đặt câu hỏi về chất lượng của đại học này. Lý do thứ hai, theo thống kê, số lượng tiến sĩ loại giỏi tốt nghiệp ở nước ngoài về Viêt Nam là không nhiều.

Vây số tiền to kia, sẽ chia cho các tiến sĩ làm luận án trong nước? Câu trả lời cũng là không nốt. Với chất lượng chung tiến sĩ được đào tạo như hiện nay, bạn sẽ lắc đầu ngao ngán là dù có thêm 9.000, hay 90.000 người, thì cũng vậy thôi.

Phải chăng nên dùng phần lớn tiền ấy không phải cho các tiến sĩ, mà đầu tư vào các giáo sư? Một sự thật hiển nhiên là chất lượng của tiến sĩ phụ thuộc phần nhiều vào người thầy của họ. Một số luận án được phản ánh trên báo chí, sẽ không thể tồn tại dưới sự hướng dẫn của một giáo sư nghiêm túc. Ngoài ra, người làm luân án tiến sĩ, khi mới vào trường, thường hoàn toàn không biết nghiên cứu khoa học là gì. Điều này đúng với cả các đại học quốc tế. Thái độ và chuẩn mực của anh ta đối với việc nghiên cứu, hoàn toàn là ảnh hưởng từ người thầy và môi trường nghiên cứu xung quanh. Việc rất nhiều tiến sĩ còn xa mới đạt chuẩn quốc tế, hay thậm chí không biết việc nghiên cứu khoa học thật sự là như thế nào, phản ánh một sự thật đáng buồn về sự cẩu thả và thiếu sót về chuyên môn của những người hướng dẫn họ.

Đội ngũ các giáo sư giỏi, có kiến thức và thật sư yêu nghề ở Viêt Nam không nhiều. Và đáng tiếc, họ không phát huy được hết khả năng, vì điều kiện làm việc khá vất vả. Số giờ dậy ở các trường đại học rất cao và kinh phí làm nghiên cứu hạn hẹp. Một giáo sư giỏi có thể cùng lúc hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, vì họ cập nhật được các vấn đề nghiên cứu "nóng" trên thế giới. Nếu một giáo sư như vậy được trao một khoản kinh phí đáng kể, để họ có thể tăng thu nhập, giảm giờ dậy, mua sắm thiết bị, tham gia hội thảo quốc tế để trau dồi kiến thức, dám chắc hàng năm có thể cho ra lò đều đều 1 - 2 tiến sĩ với chất lượng hơn hẳn.

Nói nôm na, muốn sản xuất công nghiệp ta cần đầu tư máy mẹ thật tốt, hay muốn tăng gia, cần có lợn giống thật khoẻ. Việt Nam hiện cũng không có chính sách gì cụ thể để mang về các nhà nghiên cứu tầm cỡ từ nước ngoài, điều mà Trung Quốc và Hàn Quốc đã làm từ rất lâu. Nhiều tiến sĩ đào tạo từ hai nước này đã đủ trình độ cạnh tranh vào các trường đại học tại Mỹ, nếu họ muốn.

Vũ Hà Văn (Giáo sư Đại học Yale, Mỹ)
https://thanhnien.vn/giao-duc/voi-chat-luong-dao-tao-hien-nay-them-9000-hay-90000-tien-si-cung-vay-901412.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang