Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Chuyên gia: ‘Sẽ là thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình’


VOA - Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này. Các nhà phân tích nói rằng nếu Việt Nam du nhập Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ gây ra một ‘thảm họa’ cho đất nước.

Hôm 30/10 ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam, cũng là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm hiểu về tân tư tưởng của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, tại Bắc Kinh, ông Quân nói rằng Việt Nam muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và “Tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.”

Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với VOA rằng sẽ là một thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng Tập Cận Bình trở thành điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tai họa lớn nữa đối với Việt Nam. Tư tưởng Tập Cận Bình – thực chất là một tư tưởng độc tài toàn trị, phản dân chủ, dùng Đảng trị nước, giẫm đạp lên trên hiến pháp và pháp luật, và không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của nhân dân – nếu vận dụng đưa vào trong đất nước Việt Nam thì đấy là một thảm họa.”

Giáo sư Tương Lai, một đảng viên kỳ cựu, từng nắm nhiều chức vụ quan trọng hàng đầu về lãnh vực tư tưởng Marxist-Lêninnist, phân tích thêm về Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng này vẫn xoay quanh vấn đề độc đảng, các tổ chức xã hội dân sự đều nằm trong vòng tay kiểm soát của đảng. Đảng thì lãnh đạo tuyệt đối về quân đội và chính quyền, tập trung một cách gây gắt và quy lại hạt nhân lãnh đạo là ông Tập Cận Bình.”

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nâng Tư tưởng Tập Cận Bình ngang hàng với cựu lãnh tụ Mao Trạch Đông, người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.”

Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội 19 đã đưa tư tưởng quân sự của Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.

Từ bang California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc nhận định:

“Tên của Tập Cận Bình được đưa vào Điều lệ Đảng tức là những đối thủ của ông không thể thách thức ông được. Rõ ràng là ông dùng ‘Thời đại mới’ và ‘mang đặc tính Trung Quốc’ để nâng ông lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, như vậy là tôn sùng và thần thánh hóa lãnh tụ để củng cố độc tài cá nhân – chuyển từ độc tài cộng sản sang độc tài cá nhân trong một chế độ vẫn không từ bỏ xã hội chủ nghiã – như vậy là mang tính phát-xít.”

Tư tưởng Tập Cận Bình là học thuyết chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình đúc kết sau 5 năm cầm quyền. Trong đó tập trung vào việc thực hiện “Bốn toàn diện” (Tứ Toàn) để đạt mục đích tối hậu là sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa (Trung Quốc Mộng) bằng con đường đi đến hai mục tiêu trăm năm (Bách niên Mục tiêu) và xây dựng quân đội hùng mạnh trong khi không dung thứ hành động ly khai.

Trong ‘Trung Quốc Mộng,’ ông Tập đặt ra hai mục tiêu là xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, và đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, tức đúng dịp tròn 100 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thông qua nguyên tắc “Bốn Toàn diện”: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc toàn diện, xây dựng một nền pháp trị toàn diện và quản lý Đảng bằng kỷ luật một cách toàn diện.

Giáo sư Tương Lai phân tích mức độ nguy hiểm của sự bành trướng Trung Hoa theo tư Tưởng Tập Cận Bình, khi so sánh với tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Trung Hoa thời Đại Hán:

“Ông ta trở thành hoàng đế mới của Trung Quốc và với chức danh đó, ông muốn ứng xử với thế giới khi ông muốn Trung Quốc thống trị thế giới trở lại như mong muốn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán xưa kia. Nhưng nếu thực hiện bằng con đường của Tập Cận Bình dùng Đảng trị nước để phục hưng nước Trung Hoa vĩ đại thì sẽ rất gay go, bởi vì nó quy vào vai trò của một cá nhân quyết định như thời Mao, càng làm nguy hiểm cho thế giới và nguy hiểm cho những nước láng giềng châu Á, nằm trong tư tưởng của Tập Cận Bình, vẫn là tư tưởng bành trướng Đại Hán được hiện đại hóa.”

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox hôm 25/10 ngay sau khi ông Tập tái đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông Tập là “một người quyền lực, đến nay một vài người có thể xưng ông ấy là vua của Trung Quốc, dù họ chỉ gọi ông là Chủ tịch.” (“He’s a powerful man. Now some people might call him the king of China. But he’s called president.”)

Trong gần 100 năm lịch sử, Cộng Sản Trung Quốc chỉ ghi tên hai lãnh tụ với vai trò lý thuyết gia là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, với Tư tưởng Mao Trạch Đông được coi là chủ đạo từ năm 1945, trong khi Lý luận Đặng Tiểu Bình được vận dụng khí Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1997.

Trước “kỷ nguyên mới của Chủ Nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang “bế tắc” trong việc định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, chia rẻ, đấu đá nội bộ, và lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, giáo sư Tương Lai chia sẻ mối lo ngại:

“Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam tính từ đại hội đảng thứ 10 cho đến nay đã nằm gọn trong vòng tay của Bắc Kinh, đó là một thảm họa lớn nhất của đất nước này, khiến cho Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, Đảng CSVN không còn là một khối đoàn kết, mà chia rẻ, hình thành nhiều nhóm lợi ích, đấu đá tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì đến quyền lợi đất nước.”

Vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc bị ràng buộc bởi 16 chữ vàng Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan, tiến sĩ Lê Minh Nguyên nhận định rằng Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo trong khuôn khổ của Thập lục tự phương châm:

“Theo phương châm 16 chữ vàng thì tôi nghĩ Đảng CSVN cũng muốn bắt chước Trung Quốc, nhưng cái khó của Việt Nam là tư tưởng rất nghèo nàn. Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng nói rằng là những gì ta muốn nói thì Mao Chủ tịch đã nói hết rồi. Điều đó có nghĩa là tư tưởng của ông Hồ là tư tưởng của ông Mao. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư hiện nay có ra một quyển sách trên một ngàn trang, cũng chỉ góp nhặt những bài viết, những lý luận cùn mằn của Chủ nghĩa Marxist, chứ không nêu ra được viễn cảnh tương lai cho Việt Nam như thế nào. Chính ông Trọng mà còn nói đến hết thế kỷ không biết có tìm ra CNXH hay không. Như vậy là cả ông Trọng, ông Hồ đều không có tư tưởng. Vì vậy, tư tưởng của Đảng CSVN có lẽ sẽ bị Tư tưởng Tập Cận Bình ảnh hưởng theo chiều hướng của 16 chữ vàng.”

Ngoài ra, tiến sĩ Nguyên còn nhận định rằng Việt Nam sẽ có khó nhà lãnh đạo đương nhiệm nào có tư tưởng được đưa vào điều lệ Đảng do truyền thống lãnh đạo tập thể lâu nay và nếu có xuất hiện cá nhân lãnh đạo nào nổi trội thì ngay tức khắc sẽ bị ‘loại trừ.’

Các chuyên ra nhận định rằng Việt Nam nên đa dạng hóa các mối quan hệ, không nên “ngã vào lòng Trung Quốc, và phải từ bỏ thế “du dây” để không bị lao vào vòng xoáy bành trướng của Trung Quốc, một tư tưởng vừa được hơn 86 triệu đảng viên đúc kết và cụ thể hóa qua Tư tưởng Tập Cận Bình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” là có thâm ý


Ủy viên Bộ Chính trị phe Giang Quách Thanh Côn mới đây đã tiếp quản chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật. Có phân tích cho rằng, đây chính là nguyên nhân ông Tập Cận Bình tuyên bố phải thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” trong Đại hội 19.

Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Ông Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” là có dụng ý riêng của mình. (Ảnh: The Malaysian Insight)
Trong báo cáo công tác vào ngày khai mạc Đại hội 19 của ông Tập Cận Bình đã đề xuất phải thành lập “Tiểu tổ lãnh đạo toàn diện trị quốc theo pháp luật Trung ương”.Kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết, tiểu tổ này là “Trung ương thống nhất lãnh đạo”, do ông Tập Cận Bình thành lập.
Sau khi Hội nghị Trung ương 1 khóa 19 của ĐCSTQ kết thúc, danh sách các Ủy viên Bộ Chính trị, Thường ủy Bộ Chính trị khóa mới được công bố, ông Tập Cận Bình tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. Sau đó, Tập Cận Bình đã tiến hành điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Trung ương, địa phương, trong đó bao gồm cả Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nơi trường kỳ bị phe Giang kiểm soát.
Ngày 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị mới, Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn đã nhậm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, và ông Triệu Khắc Chí, người vừa mới từ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc cũng tham gia Hội nghị cấp cao ngày hôm đó của Ủy ban Chính trị Pháp luật, và rất có thể ông Triệu sẽ là người chưởng quản Bộ Công an. Truyền thông Hong Kong trước đây cũng từng đưa tin, ông Triệu Khắc Chí sẽ đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Ông Quách Thanh Côn được cho là người của phe Giang, tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thay cho ông Mạnh Kiến Trụ, đồng nghĩa với việc phe Giang sẽ tiếp tục nắm quyền chưởng quản hệ thống Chính trị và Pháp luật. Hệ thống Chính trị và Pháp luật 20 năm thuộc quyền kiểm soát các quan to phe Giang như Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ.
Trong khi ông Triệu Khắc Chí được cho là thuộc đội ngũ ông Tập Cận Bình. Nếu như ông Triệu tiếp quản Bộ Công an, thì chính là dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đã giành lại Bộ Công an Trung Quốc mà phe Giang kiểm soát gần 20 năm nay.
Bình luận viên Lý Lâm Nhất cho biết, Bộ Chính trị ĐSCTQ khóa mới đại đa số đều là thân tín và cấp dưới cũ của ông Tập Cận Bình, nhưng vẫn tồn tại một số nhân vật của phe Giang, trong đó có Quách Thanh Côn.
Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Ông Quách Thanh Côn và ông Chu Vĩnh Khang (đã bị bắt) đều là người của phe Giang Trạch Dân. (Ảnh: Meipaituw)
Lý Lâm Nhất nói, Quách Thanh Côn đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, có thể là do kết quả thỏa hiệp. Như vậy việc Tập Cận Bình thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” trong Đại hội 19, hẳn là phương án ứng đối với việc này.
Gần đây truyền Hong Kong đã tiết lộ rằng, cấp dưới cũ của ông Tập Cận Bình khi công tác ở Chiết Giang, Thị trưởng Thượng Hải Ưng Dũng đã đảm nhiệm chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc thay cho ông Chu Cường của phe Giang, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh của phe Giang cũng sắp bị thay thế, ông Uông Vĩnh Thanh, hiện đang là Bí thư trưởng Ủy ban Chính trị Pháp luật sẽ đảm nhận chức vụ này.
Ông Lý Lâm Nhất cho biết, ông Tập Cận Bình trước Đại hội 19 đã trù tính hết thảy, bố trí cấp dưới cũ của mình như Ưng Dũng, người có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong Tòa án tối cao tiếp quản Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, ông Uông Vĩnh Thành người thuộc Quốc Vụ viện tiếp quản Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc, ông Triệu Khắc Chí tiếp quản Bộ Công an Trung Quốc.
Về vấn đề liệu ông Quách Thanh Côn sẽ đảm nhiệm chức Tổ trưởng “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” hay không, ông Lý Lâm Nhất cho biết: “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật được ghi vào báo cáo Đại hội 19, vị trí Tổ trưởng chắc chắn sẽ do ông Tập Cận Bình đích thân đảm nhiệm, chứ không phải là Ủy viên Bộ Chính trị; mặt khác, nếu như ông Quách Thanh Côn ‘ngoan ngoãn nghe lời’, thì ông Tập Cận Bình cũng không cần phải thành lập tiểu tổ này”.
Ông Lý Lâm Nhất cho rằng, theo quy định mới của ĐCSTQ thì Ủy viên Bộ Chính trị hàng năm phải báo cáo công tác với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, nếu như ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm chức Tổ trưởng “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật”, đồng thời với việc người của ông Tập đảm nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao…, thì Quách Thanh Côn cũng không thể không đi vào khuôn khổ.
Học giả Bắc Kinh Quách Húc Cử gần đây cũng phân tích cho biết: “Trong Đại hội 18 cũng nhiều lần kêu gọi trị quốc theo pháp luật, nhưng căn bản không có hành động. Cho nên việc ‘Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật’ được thành lập, ý nghĩa là sau Đại hội 19, sẽ có một chiến dịch chỉnh đốn hệ thống Chính trị và Pháp luật”.
“Ủy ban Chính trị Pháp luật đã có từ trước khi ông Giang Trạch Dân chấp chính, năm đó Triệu Tử Dương cũng định bãi bỏ Ủy ban Chính trị Pháp luật, nhưng sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, Ủy ban Chính trị Pháp luật đã được Giang Trạch Dân đẩy lên trở thành một ủy ban có quyền lực thứ hai ở Trung ương, làm cho pháp chế Trung Quốc thụt lùi một bước lớn”.
Giáo sư luật Đại học Đông Nam Trương Tán Ninh gần đây cũng phân tích, ông Tập Cận Bình sau Đại hội 18 đã nhấn mạnh việc trị quốc theo pháp luật, nhưng đã gặp phải những cản trở vô cùng lớn, bước tiến là rất nhỏ. Ông Trương cho rằng, lực cản “trị quốc theo pháp luật” chủ yếu là đến từ chính hệ thống Chính trị Pháp luật.
Mười mấy năm qua, tại Trung Quốc có một án oan lớn nhất, chính là việc những người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại. Ngày 20/07/1999, cựu lãnh đạo ĐSCTQ – Giang Trạch Dân đã phát động toàn quốc bức hại Pháp Luân Công, áp dụng chính sách diệt tận gốc “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể“.
Giang Trạch Dân còn hạ mật lệnh, đối với người tu luyện Pháp Luân Công thì “đánh chết sẽ được tính là tự sát, đánh chết xong tiến hành hỏa táng không cần tra thân phận, nguồn gốc”, sau đó Giang Trạch Dân còn tiếp tục hạ lệnh mổ sống những người tu luyện Pháp Luân Công đang bị giam giữ để lấy nội tạng cung cấp cho hệ thống bệnh viện cấy ghép, để thu lợi bất chính.
Hệ thống Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ chính là cơ quan bức hại Pháp Luân Công chủ yếu nhất. Mặt khác, tập đoàn Giang Trạch Dân trong ĐCSTQ còn thông qua hệ thống Chính trị và Pháp luật, trường kỳ kiểm soát công an, Viện kiểm sát, pháp viện, tư pháp, bộ đội, cảnh sát vũ trang, hình thành nên một “quyền lực Trung ương thứ 2″, không chỉ âm thầm, ra mặt phản kháng Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình, mà còn bí mật thực hiện âm mưu đảo chính.
Vào ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân vì muốn tập trung đàn áp Pháp Luân Công nên đã cho thành lập Tổ 610 Trung ương, việc thiết kế ra văn phòng này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tu Pháp Luân Công.
Tuy không có cơ sở pháp lý, nhưng Phòng 610 được đặc cách trao cho quyền lực rất lớn, ngoài quản lý chung cả về công an, kiểm sát, pháp luật, còn can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đặc vụ, ngoại giao, tài chính, quân đội, y tế, thư tín… Như vậy, nó có thể điều động hầu như tất cả các cơ quan quyền lực trên toàn quốc, trở thành trung tâm quyền lực bậc nhất của ĐCSTQ.
Tap Can Binh, bức hại Pháp Luân Công, ban chính trị pháp luật,
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”. (Ảnh: Chinachange)
Luật sư của Văn phòng Luật sư Khải Thái tại Bắc Kinh Tạ Yên Ích nói: “Phòng 610 khẳng định đúng là một tổ chức phi pháp bởi vì nó không dựa trên một điều khoản pháp luật nào. Hiến pháp, pháp luật, luật tổ chức chính phủ, đều không thể có một tổ chức như vậy.
Tòa án có luật tổ chức tòa án, chính phủ có luật tổ chức chính phủ, đại hội đồng nhân dân thì có luật của đại hội đồng nhân dân, chỉ có Phòng 610 là không có. Mặc dù vậy, nó lại có quyền lực lớn như thế thì đều là phi pháp, thêm vào đó, thủ đoạn, phương thức, công năng, mục đích của nó khẳng định đều là phi pháp”.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức cho đến nay, đã liên tục tiến hành thanh tẩy hệ thống Công – Kiểm – Pháp – Tư mà phe Giang kiểm soát. Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ công an, thủ lĩnh Phòng “610” – Lý Đông Sinh; Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật – Chu Vĩnh Khang; Giám đốc Công an Thiên Tân – Võ Trường Thuận; Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc – Chu Bản Thuận; Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Hà Bắc – Trương Việt; và những quan chức lớn tham gia bức hại Pháp Luân Công đã lần lượt ngã ngựa.
Hiện tại, việc ông Quách Thanh Côn, người thuộc phe Giang, đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, thì phương án thành lập “Tiểu tổ trị quốc theo pháp luật” chính là cách ông Tập Cận Bình kiểm soát, ngăn chặn sự lộng quyền của Ủy ban Chính trị Pháp luật.
Lê Hiếu biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phây quan điểm:



Sơ kết một thời gian ngắn vào Facebook : Khi tôi lần đầu tiên lên fb nhiều bạn bè đón nhận và chúc mừng. Bây giờ tôi đã có 300 bạn fb. Thật tuyệt vời! Bèn có thơ rằng :
Lên phây ta vốn ko sành
Nhưng muốn kết bạn nên đành lên phây
Chẳng phây lại bảo chẳng phây
Phây rồi người cứ ngây ngây thế nào
Gặp ai chẳng hỏi, chẳng chào
Cắm cắm, cúi cúi chỗ nào cũng phây

Tôi cam đoan rằng có 50 phần trăm làng phây mắc hội chứng như tôi. Vậy ai mắc hội chứng này hãy nt kết bạn nha.
Bình luận
Quỳnh Nga Ui đúng quá anh ơi

Quản lý
Ky Luong Cái fay như dịch bệnh lây
Vào tận ngõ ngách đó đây mỗi ngày.
Rằng hay cũng có cái hay

Rằng dở lắm thứ phơi bày nhiều khi...
Thì cả thế giới thôi thì
Lên fay cả tỉ riêng gì bọn ta.
Fay ơi ! Đành Úmbala
"Nối vòng tay lớn" đúng là lên Fay...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cụ Lê Đình Kình họp báo TỐ CÁO Kế hoạch bắt cóc nhằm dập ngòi nổ khiếu k...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khảo cứu: CHUYỆN HUYỀN MÔN

Tags: 

Phần nhận xét hiển thị trên trang