Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SỐ 4. 2017



*   Nguyễn Duy Chính. Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung?
TÓM TẮT

Cho đến nay, chân dung của vua Quang Trung như thế nào vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử nước ta cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mức nào thì vẫn không ai dám khẳng định. Các hình vẽ, tượng đài vua Quang Trung lưu truyền hiện nay thật ra là bắt nguồn từ một bản sao vẽ vua Càn Long! Gần đây, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã công bố một bức chân dung có ghi rõ là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tức vua Quang Trung), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Qua đối chiếu nhiều nguồn sử liệu, tác giả bài viết này cho rằng, đây là một trong ba bức chân dung của vua Quang Trung do các họa gia cung đình triều Thanh vẽ khi ông cầm đầu phái đoàn sang chúc thọ vua Càn Long tại Bắc Kinh vào năm 1790.


*   Chu Xuân Giao. Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền Cổ Lương (tiếp theo).
TÓM TẮT
Từ kết quả khảo cứu nội dung của một đối liễn được hai vị quan Trần Tán Bình và Đào Huân liên danh dâng cho ngôi đền Cổ Lương (Hà Nội) vào năm 1922, rồi đặt nó đồng thời vào trong bối cảnh trực tiếp là kinh lịch và tư tưởng của nhà khoa bảng Trần Tán Bình, và vào bối cảnh rộng rãi hơn là khuynh hướng thẩm thấu hay hấp dẫn nhau giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa siêu nhiên của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, bài viết này đã đưa đến một nhận thức mới. Đó là, tới đầu thập niên 1920, chính tâm thế của thời đại đã xây dựng nên hình ảnh đan lồng vào nhau của nữ thần Liễu Hạnh với các nữ anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên hình ảnh Bà Trưng - Bà Triệu hiên ngang cưỡi voi ra trận được xuyên cài vào hình ảnh Mẫu Liễu áo đỏ giáng trần. Nữ thần Liễu Hạnh nhiệm màu vốn chưa từng được ghi chép vào chính sử, thì nay được sánh ngang với các nữ anh hùng xuất chúng có thực trong lịch sử chống ngoại xâm. Ở thời điểm đó, Mẫu Liễu không chỉ là nơi đón nhận sự ngưỡng vọng, tôn kính của lớp trí thức cựu học nhưng có tư tưởng canh tân mà lại phải dấn thân vào chốn quan trường như Trần Tán Bình, mà còn là một địa chỉ tin cậy để họ có thể giãi bày những tâm sự riêng tư.
Ngoài ra, bài viết còn đưa ra gợi ý về thời điểm xuất hiện tương đối sớm của ngôi đền Cổ Lương trong hệ thống các đền phủ thờ phụng Mẫu Liễu ở Thăng Long - Hà Nội. Rất có thể ở khoảng thời gian từ sơ kỳ tới hậu bán thế kỷ XVIII (1720 - 1770), khu vực làng Cổ Lương ở bên cạnh bến sông Tô Lịch ăn thông ra Sông Hồng, người ta đã bắt đầu thờ vọng Mẫu Liễu (có gốc từ Sòng Sơn và Vân Cát).

*   Đặng Vinh Dự. Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Davarãja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” thời các chúa Nguyễn.
TÓM TẮT
Devarāja là mô hình/quan niệm/tục thờ cúng gắn liền với các vương quốc cổ chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á. Mô hình này là sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền với sự bảo trợ của thần Shiva (hoặc Vishnu) thông qua biểu tượng linga quyền năng giúp cho vị vua/vương có thể lãnh đạo đất nước một cách chính danh. “Cư Nho mộ Thích” cũng là một tư tưởng/quan niệm đã giúp các chúa Nguyễn an dân, ổn định tình hình xã hội trong bước đường mở mang bờ cõi về phương Nam. Dựa trên những đặc tính về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, bài viết chỉ ra sự ảnh hưởng của mô hình devarāja trong tư tưởng “cư Nho mộ Thích”.

*   Lê Nguyễn Lưu. Quân đội xứ Đàng Trong: Pháo binh.
TÓM TẮT
Trong lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn, pháo binh được coi là một binh chủng bên cạnh tượng binh, tuy chưa phải là lực lượng nòng cốt như bộ binh. Ngoài các cơ súng hoạt động độc lập, còn có các thuyền súng phiên chế vào các cơ bộ binh và thủy binh để hỗ trợ tác chiến. Thời kỳ Nguyễn Phúc Tần ở ngôi chúa là thời kỳ căng thẳng của chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa cho lập trường tập bắn ở làng Hoằng Phúc (Thanh Phước, huyện Hương Trà). Theo những người phương Tây đã từng đến Đàng Trong, thì lính của chúa Nguyễn bấy giờ sử dụng súng rất giỏi. Súng là thứ vũ khí quan trọng, nhất là khi phòng thủ cũng như khi công đồn (đánh thành), gồm điểu thương (súng tay) và đại bác. Xứ Đàng Trong có nhu cầu rất cao về đại bác các cỡ, đặc biệt là trong thời gian chống nhau với quân Trịnh (1627-1672). Bấy giờ, đại bác của chúa Nguyễn xuất từ ba nguồn, một là vớt được ngoài biển do tàu phương Tây bị tai nạn chìm trừ trước, hai là do hoạt động thương mại, gởi mua ở các nước ngoài, và ba là do tượng ty (cục thợ) của nhà nước đúc, chỉ cần mua nguyên liệu đồng. Theo Lê Quý Đôn, thợ Phú Xuân (gốc hai làng Phan Xá và Hoàng Giang ở Quảng Bình) đúc súng rất khéo. Từ khi dời phủ chính vào Kim Long và Phú Xuân, các chúa Nguyễn thiết lập cơ sở đúc súng tại bờ nam Sông Hương, trên đất xã Dương Xuân, gọi là Trường Đồng hay Trường Đúc, tại đây, đã có một người thợ phương Tây tham gia về kỹ thuật và trang trí, là Joaõ da Cruz.

  Trần Trọng Dương. Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền hiện đại qua mẫu hình nhà Nho hành đạo Nguyễn Huy Quýnh.
TÓM TẮT
Bài viết này là một nghiên cứu sơ thám về hoạt động tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam trong quá khứ, thông qua trường hợp sách Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785), và là một nghiên cứu liên ngành giữa bản đồ học (cartography) với văn hiến học và literacy studies (nghiên cứu tri tạo kiến văn). Bài viết tiến hành khảo sát một số nguồn sử liệu liên quan đến địa lý, các hoạt động ghi ghép địa chí quốc gia, địa phương chí, các tập bản đồ… Từ các sử liệu thu lượm được, bài viết bước đầu thảo luận về các thực hành tri tạo kiến văn địa lý của Việt Nam thời xưa qua tác phẩm Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh.

  Nguyễn Thanh Lợi. Sách địa chí ở Nam Bộ.
TÓM TẮT
Trong nửa đầu thế kỷ XX (1901-1951) đã có 23 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản, thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ (Géographie Physique, Esconomique et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) khởi xướng. Các tập chuyên khảo này đã dựng nên một bức tranh tổng quát của Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Mỗi cuốn được biên soạn theo đề cương thống nhất của dự án, phản ảnh hiện trạng của mỗi tỉnh thành ở Nam Kỳ. Ngoài giá trị nghiên cứu, bộ sách còn cho ta kinh nghiệm biên soạn địa chí các tỉnh ở Nam Bộ ngày nay.

*   Lê Hải Đăng. Nhạc cụ truyền thống giữa biên giới văn hóa và biên độ dân tộc.
TÓM TẮT
Khi dựng lên thành lũy bảo vệ sự độc đáo của truyền thống văn hóa, chúng ta đối diện trước biên giới văn hóa và biên độ dân tộc. Biên giới nào cần duy trì, bảo vệ như một thành lũy nhằm bảo lưu tính độc đáo và biên độ nào cần vượt qua như một rào cản gây trở ngại trên con đường phát triển? Bài viết này đề cập tới vấn đề trên giới hạn trong phạm vi nhạc cụ dân tộc.

*   O. Péré et J. Cauvain (Nguyễn Đức Hiệp dịch). Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng Sa.
TÓM TẮT
Đây là bản dịch toàn văn bài báo kể lại vụ đắm tàu Europe tại đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) trên tuần báo Le Monde Illustré của Pháp xuất bản năm 1862. Theo đó, khi liên quân Pháp và Tây Ban Nha buộc phải rút khỏi Đà Nẵng, tàu Europe chở theo 1.100 lính Tây Ban Nha gốc Philippines đã va phải đá ngầm và bị đắm ở đảo Tri Tôn. Họ đã trải qua nhiều ngày khổ ải và tuyệt vọng trên đảo trước khi được tàu Norzagaray, một tàu hơi nước nhỏ của hải quân Pháp, từ Sài Gòn đến cứu thoát một cách hy hữu.
Qua sự kiện này có thể hiểu được tại sao phần lớn các bản đồ Tây phương đều công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, từ việc gọi tên đảo Tri Tôn theo tiếng Việt, đến kinh nghiệm ứng phó khi gặp sự cố đắm tàu tại vùng biển này đều phải cầu cứu chính quyền sở tại dọc theo bờ biển Việt Nam.

*   Phóng sự ảnh: Ngọt thơm thanh trà xứ Huế.

*   Phạm Võ Thanh Hà. Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công, giải nghĩa tiếng Việt sao cho đúng?
TÓM TẮT
Cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công vừa ra đời đã thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo bạn đọc. Nhìn chung đây là một công trình khảo cứu công phu, có giá trị khoa học, nhưng vẫn còn một đôi chỗ cần được trao đổi, góp ý với tác giả. Bài viết này trao đổi ý kiến về một số nội dung của cuốn sách nói trên với hy vọng nếu được tái bản, chất lượng của nó sẽ còn tốt hơn.

*   Đinh Văn Tuấn. Quốc hiệu nhà Lý.
TÓM TẮT
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt. Sự kiện này được các nhà sử học mặc nhiên thừa nhận từ trước đến nay.
Thế nhưng, qua tìm hiểu và khảo chứng từ thư tịch cổ Việt - Hoa, tác giả bài viết này cho rằng, dưới thời Lý, trong nước vẫn thường xưng tên nước là Việt, Đại Việt, Cự Việt, Nam Việt, là những tên nước đã từng được sử dụng ở các triều đại trước. Sự thật là vua Lý Thánh Tông chưa từng đặt quốc hiệu mới là Đại Việt vào năm 1054 như Đại Việt sử ký toàn thư đã chép.    
  
*   Võ Vinh Quang. Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán-Nôm.
TÓM TẮT
Nhân lầu Tàng Thơ sắp đi vào hoạt động sau nhiều năm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu tôn tạo (khởi công ngày 17/6/2014) với mong muốn xây dựng một “Thư viện Hoàng cung” lưu trữ và trưng bày tư liệu quý về văn hóa Huế (trong đó có văn hóa cung đình Huế), chúng tôi xin công bố bài viết về một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến lầu Tàng Thơ trong sử sách, bia ký nhằm phác thảo cái nhìn tổng quan về sự hình thành, đặc trưng kiến trúc, chức năng lưu trữ tư liệu… để góp phần khẳng định vai trò, chức năng và vị thế quan trọng của nó trong lịch sử.

https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=10&cn=211&tc=10761

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIỆT TÂN TUNG TIN THẤT THIỆT VỀ VIỆC NGÂN HÀNG PHÁ SẢN!



LOA LÀNG
Mới đây, Việt Tân tung tin đồn thất thiệt về việc “ngân hàng phá sản thì chỉ bồi thường tối đa 75 triệu đồng cho người gởi”, xúi giục người dân rút tiền để mua vàng và ngoại tệ khiến tâm lý một số người dân hoang mang. Qua tìm hiểu được biết thông tin trên hoàn toàn là bịa đặt sai sự thật. Hành vi đăng tải thông tin bịa đặt này của fb Việt Tân đã xâm hại đến các khách thể mà Bộ luật Hình sự điều chỉnh, đó là: Xâm hại đến An ninh quốc gia: độc lập, chủ quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân. Xâm hại an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức và đời sống xã hội không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà lan truyền trên toàn thế giới.
Việt Tân
Thông tin xuyên tạc từ trang mạng của Việt Tân, ảnh chụp màn hình
Việc sử dụng chiêu bài dùng kinh tế chuyển hóa chính trị là vấn đề không cũ ở Việt Nam, nhưng việc đăng tin đồn bịa đặt “ngân hàng phá sản” làm lũng đoạn kinh tế thì đây là vấn đề tương đối mới. Chúng ta đều biết tiền tệ là một công cụ rất quan trọng để duy trì, phát triển cho nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của đồng tiền như là phát hành thêm mệnh giá, thay đổi chất liệu của tiền hay thay đổi đồng tiền đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của quốc gia cũng như của đời sống nhân dân. Chính điều này đã thôi thúc Việt Tân tiến hành hoạt động của mình.
Mục đích của Việt tân là gì? Có phải chỉ đơn giản là câu “like” để kiếm tiền hay không? Chắc hẳn đây là cả âm mưu đồn thổi những nội dung sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế của Việt Nam, làm cho người dân hoang mang từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Và là cơ hội để Việt Tân thực hiện những âm mưu và hoạt động hoạt động chống phá.
Mọi hoạt động của đời sống xã hội đều nằm trong sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng và những thông tin chuẩn xác đều được thể hiện trên các trang báo chính thống. Do đó, người dân hết sức cảnh giác trước các tin đồn thất thiệt, bởi nó ảnh hưởng không chỉ tới bản thân mà còn làm rối loạn tình hình an ninh - xã hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Medical ID trên iPhone


https://baomai.blogspot.com/
Một tính năng rất hữu dụng và hoàn toàn miễn phí trên điện thoại iPhone mang tên Medical ID, nằm trong phần ứng dụng Health. 

Bác sĩ yêu cầu bạn thay đổi tính năng nhỏ này trên màn hình điện thoại, rất quan trọng !

Không ai biết trước được mình sẽ rơi vào hoàn cảnh không may nào. 

https://baomai.blogspot.com/

Những lúc đó, thông tin này trên điện thoại sẽ vô cùng quan trọng đối với mạng sống của bạn.

Sử dụng nhiều thiết bị điện tử thông minh vừa có những mặt bất cập, nhưng đôi lúc lại mang đến nhiều lợi ích to lớn.

Bởi thực chất không ai trong chúng ta biết tận dụng hết tất cả các tính năng hữu ích trên chiếc điện thoại của mình cả.

https://baomai.blogspot.com/

Một nữ y tá tên Julia Thompson đã kêu gọi mọi người cần thay đổi một điều nhỏ trên điện thoại sẽ có thể giúp đỡ rất nhiều các y bác sĩ trong việc cấp cứu, chữa trị cho bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp. Đây là vấn đề sinh tử!

Tuy nhiên khi bệnh nhân được đưa đến, chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì của họ cả khiến cho việc chẩn đoán và điều trị vô cùng khó khăn.

Trong lúc nguy cấp, chúng tôi cũng không biết người thân của bệnh nhân là ai để liên hệ vì điện thoại của họ cũng khóa.

Rất nhiều người không biết rằng, có một tính năng rất hữu dụng và hoàn toàn miễn phí trên điện thoại iPhone mang tên Medical ID, nằm trong phần ứng dụng Health.

https://baomai.blogspot.com/

Bạn có thể điền hết thông tin y tế của mình vào đó, bao gồm thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, nhóm máu, tiền sử bệnh tật hay dị ứng, số liên lạc khẩn cấp…

Nhờ đó, nhân viên y tế có thể nhanh chóng lấy được thông tin của bạn cho dù điện thoại có khóa, việc này giúp cho công việc cấp cứu của các y bác sĩ dễ dàng hơn…

Người dùng Android cũng có một ứng dụng tên ICE, cũng tương tự như trên, bạn có thể điền mọi thông tin cần thiết và quan trọng về sức khỏe của bản thân, số liên lạc của người thân…”

https://baomai.blogspot.com/

Tạo một Medical ID trên iPhone cũng rất đơn giản:

Bạn bật ứng dụng Health trên điện thoại. Chọn Medical ID dưới góc phải màn hình. Chọn vào phần “Edit”, điền tất cả thông tin cần thiết của mình vào. Bật chế độ “Show When Locked”.

https://baomai.blogspot.com/

Vậy là xong! Bây giờ bạn thử lại bằng cách khóa điện thoại, bấm vào nút “Home”, chọn vào dòng chữ “Emergency” bên góc trái sẽ thấy Medical ID hiện ra.

https://baomai.blogspot.com/ 
Với người dùng Android, hãy tải về ứng dụng ICE – Incase Of Emergency về điện thoại và làm theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt số điện thoại của những người thân vào danh sách khẩn cấp như sau:

https://baomai.blogspot.com/
Mở mục “Contacts” – Chọn tên người thân – Chọn “Assign” vào nhóm danh bạ “ICE – Emergency contacts”.

Khái niệm hồ sơ y tế chắc cũng còn khá xa lạ với đại đa số người Việt, nhưng lại là những thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết trong những trường hợp khẩn cấp.

Không ai có thể biết trước được tai nạn xảy ra lúc nào, khi đó thì những thông tin từ điện thoại này là thứ quí giá để giúp cứu sống tính mạng của chúng ta.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lật chồng báo cũ: HỒNG VỆ BINH - 52 NĂM TRƯỚC


Bà Yu Xiangzhen từng là một Hồng vệ binh. Ảnh: CNN
 
Luân Lê
30 Tháng 10 lúc 20:23

HỒNG VỆ BINH - 52 NĂM TRƯỚC

Hồng vệ binh chính là những đứa trẻ, những thanh niên trong sáng nhưng được tuyên truyền vào trong tâm hồn lòng thù hận sâu sắc đối với “những kẻ thù của cách mạng”. Và từ đó những đứa trẻ, những thanh niên với lòng nhiệt huyết đã đấu tố những người thân (trong gia đình), bạn bè, thày cô một cách đầy hào hứng và ác nghiệt. Và chính quyền cộng sản đã “tiêu diệt được hàng trăm ngàn trí thức, những người có tiếng nói bất đồng hoặc những ai không nghe theo lời của những nhà lãnh đạo độc tài”, cùng với đó là hàng triệu người sống trong sự lo sợ và kinh hãi trước những đòn tấn công của lực lượng Hồng vệ binh. Rồi ngay sau khi đạt được mục đích thanh trừng các phe phái và những người không cùng quan điểm, Mao Trạch Đông đã thủ tiêu lực lượng Hồng vệ binh này một cách dã man và tàn bạo vì lo sợ chúng sẽ phản lại mình. Kết cục của một công cụ như một nô lệ của chế độ bạo quyền và vô nhân.



Hồng vệ binh, với lực lượng cờ đỏ sao vàng, dư luận viên, chính là một. Và sau đó, với những con người còn sống sót, khi những tâm can này tỉnh thức, bản thân họ cảm thấy tủi nhục và lương tri họ bị ám ảnh đến hết phần đời còn lại đối với những gì mà họ đã nhiệt thành ủng hộ, nhiệt thành đấu tố và nhiệt thành tàn sát đối với đồng loại của mình.
Họ đã bị lợi dụng và bị lừa phỉnh.

Trích: "Chúng tôi sinh ra với sự thù hận, và được dạy dỗ để đấu tố và thù hận mọi người". "Một vài người bạn Hồng vệ binh của tôi cho rằng họ chỉ là những đứa trẻ ngây thơ bị dẫn dắt lầm lạc. Nhưng chúng tôi đều sai". Và "Đừng làm gì để sau này các con phải hối tiếc cả đời”.

Đây là lời dằn vặt của một Hồng vệ binh trung thành của Trung Quốc thời cách mạng văn hoá dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông - thời kỳ trí thức bị tàn sát dã man, hàng chục triệu người dân chết đói và nền văn hoá Trung Hoa bị xoá sổ.
__________________ 
Dằn vặt của Hồng vệ binh 
trong Cách mạng Văn hóa Trung Quốc 
VNE
Thứ ba, 17/5/2016 | 19:00 GMT+7 

50 năm sau ngày bắt đầu Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, bà Yu Xiangzhen chưa hết cảm thấy tội lỗi về những điều bà đã gây ra.
 
Yu Xiangzhen, một cựu biên tập viên đã về hưu, người mới chỉ là một cô bé 13 tuổi khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu tại Trung Quốc, cho biết mình đã sống cả đời trong sự ám ảnh của cảm giác tội lỗi.

Năm 1966, bà Yu là một trong số nhiều Hồng vệ binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Bản thân bà và hàng triệu học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông khác đã lên án giáo viên, bạn bè, gia đình mình. Họ cướp phá nhiều ngôi nhà, phá hoại tài sản của người khác.

Những cuốn sách giáo khoa ngày nay giải thích Cách mạng Văn hóa - với hàng trăm nghìn người bị sát hại và hàng triệu người khác bị lạm dụng và tổn thương tâm lý - như một phong trào chính trị được chủ tịch Mao khởi xướng và lãnh đạo "một cách sai lầm". "Nhưng trên thực tế, đó là một thảm kịch khủng khiếp mà tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm", bà Yu nhấn mạnh.

Ký ức đau buồn

Ngày 16/5/1966, khi bà Yu đang luyện chữ cùng 37 bạn học khác thì một giọng nói vang lên từ loa phóng thanh của trường, công bố quyết định của chính phủ về việc triển khai "Cách mạng Văn hóa". Lúc đó, bà Yu mới chỉ 13 tuổi.

"Các bạn học sinh thân mến, chúng ta phải theo sát Chủ tịch Mao", giọng đọc trên loa kêu gọi. "Hãy ra khỏi lớp học! Cống hiến bản thân mình cho Cách mạng Văn hóa!"

Ngay sau lời kêu gọi, hai cậu bạn học của bà Yu chạy ào ra khỏi cửa, hướng về phía sân trường và hét lên một điều gì đó. Bà Yu thì đi chậm rãi hơn, nắm tay người bạn thân nhất Haiyun cùng những người khác rời phòng học. Và đó là ngày cuối cùng bà được đến trường một cách bình thường.

Là những Hồng vệ binh bà Yu cùng những Hồng vệ binh khác sẽ buộc những ai bị xem là "tư sản" hoặc "người theo chủ nghĩa xét lại" phải chịu những hình phạt tàn nhẫn về tinh thần cũng như thể chất.

Và điều khiến bà Yu ân hận nhất là những gì đã làm với cô giáo Zhang Jilan.

"Tôi là một trong những học sinh tích cực nhất khi lớp học tổ chức một buổi đấu tố bà Zhang", bà Yu nhớ lại. "Tôi bịa ra những cáo buộc vô căn cứ, nói rằng bà ấy là một giáo viên nhẫn tâm, một phụ nữ lạnh lùng, mà tất cả đều sai".

Những người khác cáo buộc cô giáo là tín đồ Thiên chúa giáo bởi vì tên của bà có chữ "Ji", có thể liên quan tới đạo Thiên chúa. Những chỉ trích vô căn cứ của bà Yu và những người khác trong lớp sau đó được viết thành những biểu ngữ chữ lớn - một cách phổ biến để phê bình "những kẻ thù của giai cấp" và truyền bá thông điệp tuyên truyền. Những biểu ngữ này phủ kín cả bức tường bên ngoài phòng học.

Không lâu sau đó, giáo viên của bà Yu bị đưa tới chuồng bò - một nơi giam giữ tạm dành cho những người trí thức cùng "các nhân tố tư sản" - và phải chịu đủ hình thức lạm dụng, nhục mạ.

Mãi đến năm 1990 bà Yu mới gặp lại cô giáo của mình. Trong một cuộc họp lớp và đi chơi Vạn lý Trường thành, bà Yu và các bạn khác trong lớp đã chính thức nói lời xin lỗi cô giáo Zhang - người lúc đó đã ngoài 80 tuổi, về những gì họ gây ra cho bà.

Họ hỏi cô giáo mình về chuyện gì đã xảy ra trong chuồng bò. "Cũng không có gì quá tệ", người giáo viên nói. "Tôi bị bắt phải bò như một con chó trên mặt đất".

Khi nghe thấy điều này, bà Yu òa khóc. Khi đó bà chưa đầy 14 tuổi nhưng đã khiến cuộc sống của bà Zhang bi thảm. Hai năm sau khi được xin lỗi, bà Zhang qua đời. 
Một nhóm Hồng vệ binh gồm các học sinh sinh viên. Ảnh: AFP

Bất an

Trong những ngày cao trào của Cách mạng Văn hóa năm 1968, mỗi ngày đều có nhiều người bị đánh đến chết ngay trước công chúng trong các phiên đấu tố. Những người khác tự tìm đến cái chết bằng cách nhảy lầu. Không ai có thể an toàn, và nỗi sợ hãi bị những người khác tố giác, mà trong nhiều trường hợp chính là những người bạn thân nhất và thành viên trong gia đình, luôn ám ảnh bà Yu.

Ban đầu, bà Yu quyết tâm trở thành một Hồng vệ binh nhỏ mẫn cán, nhưng có điều gì đó khiến bà thấy bất an. Khi thấy một học sinh dội cả một xô hồ lên người hiệu trưởng năm 1966, bà Yu cảm thấy có điều gì đó không ổn. Bà trở về ký túc xá một cách lặng lẽ, với cảm giác bất an và tội lỗi, nhưng bà Yu cho rằng mình chưa đủ tinh thần cách mạng.

Sau đó, khi bà được đưa cho một sợi thắt lưng và bị yêu cầu đánh một "kẻ thù cách mạng", bà Yu bỏ chạy và bị những Hồng vệ binh khác gọi là một kẻ đào ngũ. Cũng trong mùa hè năm đó, bà Yu lần đầu được thấy chủ tịch Mao – mặt trời đỏ của những Hồng vệ binh, tại quảng trường Thiên An Môn, cùng với một triệu đứa trẻ khác, cũng háo hức không kém.

Bà Yu nhớ khi đó cảm thấy vui mừng khó tả. Nhưng cũng không quá lâu sau, bà nhận ra sự ly tưởng hóa chủ tịch Mao một cách mù quáng chính là một dạng tôn thờ còn cuồng tín hơn cả sự sùng bái.

Cha của bà Yu, một cựu phóng viên chiến tranh của Tân Hoa Xã, đã bị gài bẫy và vu cáo là điệp viên, và bị đấu tố. Nhưng trong gia đình, ông đã cảnh báo bà Yu và anh em rằng phải "nghĩ kỹ trước khi hành động".

"Đừng làm gì để sau này các con phải hối tiếc cả đời", bà Yu kể lại lời cha.

Dần dần, bà Yu bắt đầu cảm thấy ghét vợ của ông Mao, Giang Thanh, người giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Văn hóa. Bà miễn cưỡng cúi chào khi tổ lao động của mình tổ chức nghi thức bày tỏ sự tôn kính bắt buộc hàng ngày trước chân dung Mao Trạch Đông.

'Sữa sói'

Bà Yu tin rằng thế hệ của mình đã lớn lên bằng "sữa sói": "Chúng tôi sinh ra với sự thù hận, và được dạy dỗ để đấu tố và thù hận mọi người", cựu biên tập viên nói. "Một vài người bạn Hồng vệ binh của tôi cho rằng họ chỉ là những đứa trẻ ngây thơ bị dẫn dắt lầm lạc. Nhưng chúng tôi đều sai".

Bà Yu cảm thấy đau lòng khi nhiều người trong thế hệ của bà chọn cách lãng quên quá khứ, và một số thậm chí còn gọi đó là "những ngày xưa tốt đẹp", khi họ có thể đi khắp đất nước như những người có đặc quyền, những Hồng vệ binh vô tư lự.

Bà Yu thừa nhận bà phải chịu trách nhiệm về nhiều thảm kịch và các vụ hành hạ, và chỉ có thể bày tỏ hối tiếc với những người đã mất đi người thân trong Cách mạng Văn hóa.

"Nhưng tôi không muốn xin tha thứ. Tôi muốn kể sự thật về Cách mạng Văn hóa với tư cách một người đã trải qua những ngày điên rồ và hỗn loạn, để cảnh báo mọi người về sự hủy diệt khủng khiếp, để mọi người có thể tránh lặp lại nó", bà Yu chia sẻ.
Hoàng Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa


 Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy 



VOA
31-10-2017

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.

Bản tin của Reuters bình luận rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên hồi gần đây cùng với Ðại hội đảng hoành tráng ở Bắc Kinh đã thu hút hết sự chú ý của thế giới khiến cho vấn đề Biển Đông bị sao lãng trong mấy tháng qua.

Nhưng chưa một vấn đề tranh chấp căng thẳng thẳng nào trong khu vực được giải quyết và các hình ảnh vệ tinh mà Reuters xem được cho thấy Trung Quốc tiếp tục xây dựng các cơ sở trên Đảo Bắc và Đảo Cây thuộc quần đảo Hòang Sa, mà các chuyên gia gọi là một thủy lộ thương mại trọng yếu vẫn đang là một điểm nóng tranh chấp trên trên thế giới.

Một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ đáp chiến đấu cơ xuống các đường băng được xây dựng trên quần đảo Hòang Sa trong đợt triển khai đầu tiên chỉ nội trong vài tháng tới, trong khi các giới chức quân sự trong khu vực nói rằng Bắc Kinh đã đang sử dụng các cơ sở mới này để mở rộng hoạt động của hải quân và tuần dương Trung Quốc sâu xuống Ðông Nam Á.

Ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, nhận định: “Trong lúc Bắc Kinh xây dựng các cơ sở kiên cố này, cả các chuyên gia của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lẫn các chuyên gia dân sự luôn nói rõ rằng khi thời điểm chiến lược thích hợp đến, họ sẽ khai thác sử dụng hết chức năng các cơ sở đó.”

Ông Glaser nói với Reuters rằng theo ông thì câu hỏi đặt ra là “khi nào, chứ không phải liệu, Trung Quốc sẽ bắt đầu khẳng định các lợi ích của họ trên Biển Đông một cách mạnh mẽ hơn.”

Ành vệ tinh cho đấy đối thủ Việt Nam của Trung Quốc cũng đang hoàn thiện bồi đắp đảo và nối dài một đường băng ở căn cứ của họ trong quần đảo Trường Sa.

Khoảng lặng sau cơn bão

Việc xây dựng trên quần đảo Trường Sa thể hiện sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong nhiệm kỳ thứ nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, và sự quả quyết đó được nêu bật trong phát biểu của ông tại Đại hội Ðảng Cộng sản Trung Quốc hồi trước đây trong trong tháng.

Chủ tịch Tập phát biểu: “Xây dựng trên các đảo và bãi cạn trên Biển Nam Trung Hoa tiến triển đều đặn.”

Ông Michael Cavey, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: “Chúng tôi tiếp tục lo ngại về những căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là những mâu thuẫn do hoạt động bồi đắp đảo và quân sự hóa những địa điểm tranh chấp và hành động của một số nước sẵn sàng dùng sức mạnh cưỡng bức để khẳng định chủ quyền.”

“Chúng tôi luôn kêu gọi Trung Quốc cũng như các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo khác cố gắng kiềm chế và ngưng các hoạt động bồi đắp biển đảo, hay xây dựng thêm các cơ sở mới và quân sự hóa những địa điể m tranh chấp.”

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường mới đây tái khẳng định rằng các hải đảo đó là lãnh thổ không thể nào tranh cãi được của Trung Quốc, trong trả lời với các phóng viên báo chí.

Ông Nhậm nói: “Không ai có thể nói việc xây dựng trên các đảo và bãi cạn trên Biển Nam Trung Hoa và việc xây dựng cá cơ sở quốc phòng cần thiết là hoạt động mở rộng triển khai quân sự.”

“Chúng tôi tin rằng hiện trạng của Biển Nam Trung Hoa nhìn chung là tốt, và tất cả các bên liên quan phải tích cực làm việc với nhau để bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Nam Trung Hoa.”

Đại sứ Trung Quốc tại Washington, ông Thôi Thiên Khải, hôm thứ Hai 30/10, nói rằng Hoa Kỳ chớ nên “can thiệp vào những nỗ lực trong khu vực nhằm giải quyết những tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa.”

Trong một phát biểu tại Singapore trước đây trong tháng này, giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ trong khu vực nói rằng cho dù Washington kêu gọi Trung Quốc giúp trong vấn đề Bắc Hàn, Mỹ vẫn buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những hành động đi ngược với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nói: “Chúng tôi cũng muốn Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt các hành động gây hấn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang phát triển sức mạnh tác chiến và lấn chiếm các vị trí trong nỗ lực khẳng định chủ quyền thực tế đối với các vùng lãnh hải đang trong vòng tranh chấp.”

Chiến thuật chứ không phải sách lược

Một nghiên cứu mới đây của tổ chức RAND Corp có liên hệ với chính phủ Mỹ cân nhắc rủi to của một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đưa Biển Đông lên hàng đầu trong danh sách các điểm nóng tiềm năng.

Biển Đông được đẩy lên cao hơn cả Ðài Loan, nhưng thấp hơn Bán đảo Triều Tiên. Nghiên cứu ghi nhận rằng hải lộ này đã “trở thành một điểm chú ý ngoài dự đoán trong những mâu thuẫn Mỹ-Trung.”

Mặc dù Ngũ giác đài tiếp tục các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông thường xuyên, gọi tắt là FONOPS, để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, một số nhà phân tích tin rằng Mỹ đang chật vật đối phó với thế áp đảo đang mở rộng dần của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông ở Viện nghiên cứu Yosof Ishak của Singapore, nói: “Trung Quốc hình như đang theo đuổi chiến lược dài hạn và có suy tính kỹ lưỡng để giành quyền thống trị trên Biển Đông, trong khi Mỹ đáp lại bằng những cuộc tuần tra chiến thuật tức thời.”

“FONOS chỉ là hoạt động chiến thuật không phải là chiến lược, và các hoạt động đó không làm Trung Quốc mảy may xem xét lại kế hoạch của họ ở Biển Đông.”

Ông Ni Lexiong một chuyên gia về hải quân đang giảng dạy môn khoa học chính trị và luật tại Đại học Thượng Hải, nói rằng Trung Quốc hiện có rất ít nhu cầu phải tăng triển khai quân sự đáng kể, nhưng phần lớn tùy thuộc vào hành động của các nước khác.

Ông nói tiếp: “Miễn là các nước khác không cố tình có những hành động và khiêu khích, thì mọi sự đều ổn thỏa. Vấn đề là một số nước, như Mỹ lại đến đó khuấy động tình hình.” 
---------------
 
Tễu Blog: Nhân đây cũng hỏi luôn: Đất, đá bọn Tàu xây đảo nó lấy ở đâu?
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những khó khăn trong vụ Mỹ điều tra thương mại TQ


41739388 - The problem facing Trump's China probeBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCăng thẳng thương mại là chủ đề nóng trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Trump
Khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Trung Quốc, chủ đề nằm cao trong chương trình nghị sự là cuộc điều tra thương mại sâu rộng về thương mại Trung Quốc mà ông Trump đã lệnh tiến hành vào tháng Tám.
Nhà Trắng cho biết họ sẽ điều tra các hoạt động khuyến khích hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ - một thực trạng gây căng thẳng từ lâu nay ở Mỹ, Châu Âu và các nước khác.
Chính phủ Trung Quốc nói cuộc điều tra là "mối quan ngại nghiêm trọng" và cảnh báo sẽ không nhượng bộ nếu Mỹ có những hành động không công bằng.
Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với cuộc điều tra của ông Trump lại đến từ chính nước Mỹ.
Kể từ khi Nhà Trắng bắt đầu cuộc điều tra, một loạt các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đã chính thức nộp các góp ý tỏ ý quan ngại.
Tuy nhiên, chỉ có sáu công ty tỏ ra sẵn sàng khiếu nại, theo hồ sơ ghi nhận các nội dung góp ý được công bố. Nhiều công ty trong số đó là những doanh nghiệp nhỏ chỉ mô tả các sự việc đã được biết đến.
41739388 - The problem facing Trump's China probeBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMỹ có thể mạo hiểm một cuộc chiến tranh thương mại với đối tác Trung Quốc
Giới phân tích nói rằng các hãng do dự trong việc phải đặt mình vào tình thế rủi ro, dễ dẫn đến việc mất quyền tiếp cận vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới khi lên tiếng.
Tuy nhiên, việc im lặng cũng gây ra những hậu quả: nó nhiều khả năng sẽ hạn chế việc chính quyền đưa ra một vụ kiện vững chắc để chống lại Trung Quốc.
Nó cũng có thể bất lợi cho việc tìm biện pháp khắc phục hiệu quả, đồng thời khiến Nhà Trắng sẽ phải tính tới việc phải hành động đơn phương.
Lee Branstetter, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Carnegie Mellon, nói: "Việc các công ty không muốn cung cấp thông tin cụ thể sẽ là một vấn đề lớn vì như vậy chính phủ Hoa Kỳ sẽ rất khó hành động hiệu quả."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài viết đã bị gỡ: Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


LTS: Bài viết “Thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS TS Nguyễn Linh Khiếu, đăng trên Tạp chí Cộng sản lúc 11h2′, ngày 28/10/2017, nhưng hiện đã không còn trên mạng. Bài này BBC cũng đã có bài tóm lược tựa đề: Chủ nghĩa tư bản ‘khuyết tật nhưng phát triển’. Có lẽ do phát hiện PGS TS Nguyễn Linh Khiếu đã tiết lộ quá nhiều “bí mật quốc gia” trong bài viết, về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, nên Tạp chí Cộng sản gỡ bài? Chúng tôi xin được đăng lại bài viết này để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.
Chủ nghĩa xã hội dù đang khủng hoảng cả về lý luận và thực tiễn, nhưng với cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, nhân loại đã bước vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Với Đổi mới, Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, nắm bắt thời cơ, phát huy lợi thế, khai thác động lực mạnh mẽ bước vào thời kỳ phát triển mới nhằm sớm thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa xã (XHCN) không qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là một vấn đề lý luận cốt yếu trong lý luận cách mạng XHCN không chỉ đối với Việt Nam, mà cả với sự phát triển lý luận cách mạng XHCN ở các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

Mấy chục năm qua, các học giả đã có hàng chục nghìn công trình, bài viết nghiên cứu xoay quanh chủ đề con đường phát triển chủ nghĩa xã hội (CNXH). Các thành tựu nghiên cứu đạt được rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên, những kết quả ấy lại rất khác nhau, và thường không đạt được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu theo lập trường mác-xít. Đó là do mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, lập trường tư tưởng… khác nhau.

Hơn thế, phong trào XHCN vừa trải qua khủng hoảng toàn diện, nghiêm trọng cả về thực tiễn và lý luận. Đó là hệ thống lý luận xây dựng CNXH theo mô hình Xôviết trước đây là giáo điều, xơ cứng, chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan… đã thực sự lỗi thời, không phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Đó là hệ thống CNXH hiện thực rơi vào khủng hoảng toàn diện, tan rã ở châu Âu. Những nước XHCN còn lại đã mở cửa, đổi mới toàn diện và đã bước vào một giai đoạn phát triển mới không còn theo mô hình cũ.

Về mặt lý luận và thực tiễn cần phải nhìn nhận một cách khách quan, khoa học rằng sau hơn 30 năm cải cách ở Trung Quốc và 30 đổi mới ở Việt Nam, mô hình lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH mới mà hai quốc gia này chủ trương và tiến hành hiện thực hóa đã khác rất xa mô hình CNXH Xôviết trước đây. Tuy nhiên, cả lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc cơ bản là khác nhau, mặc dù về nguyên tắc và mục tiêu XHCN là tương đồng.

Dù có nhiều điểm khác nhau nhưng, sau cải cách, đổi mới các nước phát triển theo con đường XHCN mới đã tạo ra sự phát triển kinh tế – xã hội được đánh giá là thần kỳ. Trong khi, các nước Đông Âu và Liên Xô sau khi hệ thống XHCN ở châu Âu tan rã và không ít nước rơi vào khủng hoảng toàn diện cả kinh tế, chính trị và xã hội. Cho đến nay, mặc dù đã qua 30 năm, nhiều nước vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng. Mặc dù vậy, vào thời điểm hiện nay, dù nhiều quốc gia còn bất ổn, đời sống của người dân còn rất khó khăn nhưng hầu như đa số người dân ở các quốc gia này, không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây.

Rõ ràng, niềm tin của người dân về CNXH theo mô hình trước đây ở những quốc gia châu Âu đã từng xây dựng CNXH hiện thực ở thế kỷ XX đã bị tổn thương nặng nề. Chủ nghĩa xã hội như đã tồn tại trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống nhân loại. Chính điều này đặt ra cho những nhà nghiên cứu cần phải có cách tiếp cận mới với lý luận về CNXH của nghĩa Mác – Lênnin. Cần phải vận dụng sáng tạo lý luận ấy không chỉ bởi những điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, mà phải đặt nó trong bối cảnh mới của tiến trình lịch sử thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu không nằm trong chỉnh thể vận động và phát triển chung của toàn nhân loại.

Qua nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các quan điểm của các nhà kinh điển, của các học giả mác-xít và ngoài mác-xít xung quanh vấn đề CNXH và con đường XHCN ở các quốc gia theo mô hình Xôviết trước đây; tìm hiểu những nhân tố tác động đến quá trình phát triển định hướng XHCN không trải qua giai đoạn TBCN; các nhân tố thời đại và nhân tố đặc thù của mỗi nước; thực trạng công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở nước ta 30 năm qua, bước đầu chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề lý luận căn bản về thời kỳ phát triển định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Nêu vấn đề thời kỳ phát triển định hướng XHCN về mặt lý luận sẽ liên quan tới quan điểm “quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đây là một vấn đề lý luận hiện nay đã được khẳng định. Tìm hiểu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này từ khi thành lập đến nay ta thấy đây là một vấn đề lý luận cốt yếu nhưng cũng đã có nhiều sự điều chỉnh trong các thời kỳ cách mạng khác nhau.

Thật vậy, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay để tiến lên CNXH, đã có sự thay đổi căn bản: Từ “tiến thẳng lên CNXH”, đến “bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”, và hiện nay là “bỏ qua chế độ TBCN”. Cần làm rõ: có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) với tư cách là một chế độ xã hội được không ? Bỏ qua chế độ TBCN nhưng có sử dụng và phát huy những nhân tố nào của giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa?.

Đặt vấn đề về mặt tư duy: bỏ qua chế độ TBCN có phải là sự khẳng định chế độ TBCN là chế độ xã hội xấu xa đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của nhân loại, do đó cần phải “bỏ qua”, loại bỏ chế độ đó trong quá trình phát triển của lịch sử loài người hay không. Như vậy, có nhận thức đúng sự tồn tại khách quan, tất yếu hiện nay của CNTB không? có phù hợp với sự phát triển tự nhiên của lịch sử không? và có tiếp tục gây ra sự kỳ thị, đối kháng, đối đấu giữa sự phát triển của Việt Nam hiện nay với phần còn lại của thế giới là TBCN hay không? Có tách biệt sự vận động và phát triển của Việt Nam hiện nay ra khỏi quỹ đạo phát triển chung của thế giới ngày nay hay không? Đây là một vấn đề lý luận rất cốt yếu.

Với sự nhận thức phát triển của Việt Nam hiện nay là “thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa” nghĩa là chúng ta chỉ xác định con đường và đích đến của riêng Việt Nam, không đề cập, không làm tổn thương đến sự phát triển và mô hình phát triển của các quốc gia khác, các chế độ chính trị khác. Thực tế là với toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng tham gia một cách toàn diện vào đời sống chung của toàn cầu và đã trở thành một thực thể tích cực có nhiều đóng góp cho phát triển chung của khu vực và thế giới.

Thứ hai, về những điều kiện tiên quyết để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở “các nước lạc hậu” trong thời đại ngày nay


Những điều kiện tiên quyết mà C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lê-nin đã dự đoán khả năng các nước lạc hậu phát triển lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN đó là:

– Chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên tới đỉnh cao ở các nước tiên tiến;
– Cách mạng vô sản đã thắng lợi ở Tây Âu;
– Cách mạng vô sản ở Tây Âu kết hợp với cách mạng ở các nước lạc hậu;
– Sự nêu gương và sự ủng hộ tích cực của cách mạng XHCN ở phương Tây đối với các nước lạc hậu đi theo con đường XHCN;
– Những lực lượng tiên tiến của các nước “lạc hậu” chủ động thực hiện quá trình phát triển bỏ qua CNTB.

Rõ ràng, những điều kiện tiên quyết mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, dự báo khi đó đến nay hầu như không còn nữa /hay không còn phù hợp. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan các điều kiện này ta thấy, vào thời điểm đó, trong tư duy của các ông luôn thường trực ý thức quyết liệt rằng, giữa CNTB và chủ nghĩa cộng sản luôn hiện diện trong tình trạng đấu tranh sinh tử “một mất một còn”, kiểu như “chủ nghĩa xã hội là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Nghĩa là CNTB và CNXH luôn đối đấu và phủ định nhau. Nhân loại được đặt trước lựa chọn duy nhất: hoặc CNTB, hoặc CNXH. Hệ lụy của tư duy ấy là đã chia thế giới thành hai phe, hai hệ thống đối đầu nhau, tìm mọi cách tiêu diệt nhau… đã dẫn đến chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và cuối cùng là góp phần dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống XHCN ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XX. Trong cuộc đối đầu “một mất một còn” ấy CNXH hiện thực theo mô hình Xôviết về cơ bản đã bị tiêu diệt và CNTB với rất nhiều khuyết tật của nó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Vì lẽ đó, trong điều kiện hiện nay, khi mà các điều kiện tiên quyết nêu trên không còn thì để tiến lên CNXH chúng ta phải làm thế nào?.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, thế giới đã ở một trạng thái hoàn toàn mới. Có người gọi đó là một “thế giới phẳng”. Hầu như mọi rào cản giữa các quốc gia, các khu vực cơ bản đã được dỡ bỏ. Mọi quốc gia tồn tại trong trạng thái tùy thuộc lẫn nhau. Một sự kiện kinh tế, chính trị, an ninh, môi trường… diễn ra ở một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Đặc biệt sau khi hệ thống CNXH ở châu Âu sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc thì CNTB trở thành “nhân vật chính” của vũ đài thế giới và sự vận động, phát triển của lịch sử thế giới ngày nay nhìn chung bị chi phối bởi CNTB hiện đại.

Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quan hệ hữu nghị với hầu như các quốc gia trên thế giới; đặc biệt có quan hệ đối tác chiến lược với hầu như các cường quốc. Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực của cộng đồng thế giới mà còn là thành viên có vai trò và vị trí quan trọng trong các thế chể, định chế, các liên minh kinh tế, xã hội rộng lớn toàn cầu.

Trong bối cảnh mới, mặc dù chúng ta gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng rõ ràng chúng ta cũng có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển hơn. Vấn đề là ta phải đặt mình vào trong bối cảnh ấy, một cách khách quan và đề cao tính mục đích của thời kỳ phát triển định hướng XHCN để ta có chiến lược, chủ trương, biện pháp và giải pháp hướng tới ngăn chặn nguy cơ, hạn chế thách thức, có nhiều điều kiện để tận dụng thời cơ và cơ hội hơn cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Vấn đề quan trọng là trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng chúng ta cần phải đề cao tính mục đích của sự phát triển – đó là CNXH, từ sự đề cao mục đích, chúng ta phải biết tận dụng nhiều điều kiện, cơ hội khách quan, kịp thời nắm bắt thời cơ – nghĩa là tìm phương tiện, phương thức, nguồn lực, động lực để sớm đạt được mục đích xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.

Muốn vậy chúng ta phải ngày càng thực sự trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới; cũng như thực sự trở thành “bạn” của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đây chính là một điều kiện “tiên quyết”, “bắt buộc” để chúng ta thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực là những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự phát triển của mỗi quốc gia ở những thời điểm nhất định chỉ xuất hiện vào đúng những thời điểm đó, vì vậy, những dự báo lý luận dù có thần kỳ đến mấy cũng không thể bao chứa hết.

Thứ ba, xuất phát điểm của Việt Nam khi bước vào thời kỳ phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa 


Xuất phát từ tình hình cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất. Đây cũng chính là một nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật. Chỉ có xuất phát từ thực tiễn mới nắm vững được thực trạng đời sống xã hội, các xu thế vận động cũng như quy luật vận động của thực tiễn. Xa rời thực tiễn, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, quan liêu, bất chấp quy luật khách quan là những bài học đắt giá mà Đại hội VI của Đảng ta đã chỉ ra.

Không xuất phát từ thực tiễn đất nước sẽ ban hành những chỉ thị, nghị quyết không phù hợp với thực tiễn vì vậy sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Không xuất phát từ thực tiễn khi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế thường dập khuôn, máy móc, giáo điều xa lạ đối với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Khi đó, người dân sẽ không tích cực tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển đất nước.

Chẳng hạn, đối với nước ta hiện nay, nhiều người do xa rời thực tiễn, máy móc, giáo điều, duy ý chí… nên khi nhận định về xuất phát điểm của nước ta tiến hành “quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN”, nghĩa là khi bước vào thời kỳ phát triển định hướng XHCN họ vẫn “một mực” khẳng định xuất phát điểm của Việt Nam vẫn từ “một nước nông nghiệp lạc hậu”, “thực dân nửa phong kiến”, “chúng ta vừa bước ra từ chiến tranh và chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh tàn khốc”… Với sự nhận diện như thế, rõ ràng chúng ta không thể có chủ trương, đường lối, chính sách sát hợp để lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng CNXH hiện nay.

Thực ra, chúng ta đã “từ giã” nước “nông nghiệp lạc hậu”, “thực dân, nửa phong kiến” gần 70 năm, chúng ta đã bước ra khỏi chiến tranh đã 40 năm, và chúng ta đã có 30 năm thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Thực tiễn nước ta hiện nay, khác rất xa những năm trước năm 1945, những năm trước năm 1975. Sau 30 năm đổi mới chúng cũng đã khác rất xa năm 1986 khi đất nước ta bước vào đổi mới. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa nước ta trở thành một thành viên có vai trò, vị trí và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình… Vì vậy, nếu không xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước thì rõ ràng chúng ta không thể nhận diện đúng thời cơ, thách thức, nguồn lực, động lực… và do đó sẽ không thể có được các chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cũng sẽ không thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu của thời kỳ phát triển định hướng XHCN mà chúng ta đã đề ra.

Thứ tư, vấn đề phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa 
Sau 30 năm đổi mới thành tựu to lớn nhất, quan trọng nhất của chúng ta là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khẳng định là đột phá về mặt lý luận và thực tiễn. Lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN đã soi sáng cho sự phát triển của đời sống kinh tế của nước ta 30 năm qua. Tuy nhiên, xã hội là một cơ thể thống nhất và đồng bộ. Các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình vận động và phát triển dù có thể có sự phát triển không đều nhưng về căn bản các lĩnh vực, bộ phận phải tương thích, đồng bộ và thống nhất với nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Không có một cơ thể xã hội hài hòa ổn định thì không thể phát triển bền vững được.

Sự thành công hết sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thời gian qua chỉ cho ta thấy rằng cần phải xác định đúng thời điểm hiện nay Việt Nam đang tồn tại và phát triển ở trạng thái là thời kỳ phát triển định hướng XHCN. Đây không phải là cách diễn đạt khác của “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” mà là sự nhận diện thực trạng xã hội và xu hướng vận động tất yếu của nó. Ai cũng biết mọi sự vận động phát triển đều là thời kỳ quá độ từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách phổ biến. Xác định thời kỳ phát triển định hướng XHCN nghĩa là đề cao tính mục đích của sự phát triển. Nói cách khác, sự phát triển là quá trình vận động theo những quy luật khách quan nhưng có sự tham gia của nhân tố chủ quan để đạt tới mục đích đề ra.

Thứ năm, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển định hướng XHCN một điều kiện tiên quyết có tính nguyên tắc là phải kiên quyết giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và phải kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Đảng Cộng sản cộng sản Việt Nam người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 85 năm qua. Điều này đã được lịch sử khẳng định. Lịch sử cũng cho thấy vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản với cách mạng Việt Nam không phải bằng lý luận mà bằng chính thực tiễn đời sống.

Với xuất phát điểm là một xã hội chưa trải qua thời kỳ phát triển TBCN hội nhập vào sự phát triển chung của nhân loại, nếu theo sự phát triển bình thường của quá trình lịch sử tự nhiên thì như nhiều quốc gia khác, chúng ta tiến lên CNTB là một lẽ bình thường. Trong khi, CNTB sau hơn 200 tồn tại mặc dù mang lại cho nhân loại rất nhiều thành tựu nhưng cũng có những thời kỳ đen tối nhiều máu và nước mắt đối với tiến trình phát triển nhân loại. Chế độ bóc lột, phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo, chiến tranh và tha hóa con người là những sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa tư bản mà bất cứ quốc gia nào đi theo con đường TBCN không thể tránh khỏi.

Trong khi đó, giai đoạn hiện nay, nhiều nước tư bản phát triển đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, một chế độ xã hội mới. Đó là thời đại của sự phát triển đỉnh cao của nhân loại. Đó không còn là chủ nghĩa tư bản với đúng nghĩa của nó nữa. Có người gọi đó là xã hội hậu tư bản. Thực tiễn cho thấy, trong các nước tư bản phát triển ở đỉnh cao hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhân tố của chủ nghĩa cộng sản như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác dự báo.

Với Việt Nam từ một quốc gia đang phát triển với mức sống trung bình của thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay phát triển theo định hướng XHCN là hoàn toàn hiện thực và đó là một tất yếu khách quan. Thực chất, đây là một sự phát triển rút ngắn mà lịch sử cho thấy có nhiều dân tộc đã từng trải qua.

Vấn đề cốt lõi ở đây là chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người lãnh đạo đất nước ta đi theo con đường XHCN. Vì vậy, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam là một vấn đề có tính nguyên tắc, một điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, để giữ vững được nguyên tắc này Đảng Cộng sản Việt Nam cần thực hiện một số vấn đề cốt lõi sau:

Một là, Đảng Cộng sản không phân chia quyền lãnh đạo quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam cho bất cứ lực lượng chính trị nào khác nhằm đảm bảo sự thống nhất và tính nhất quán của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN;


Hai là, Đảng phải đổi mới toàn diện về tổ chức và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội.

Ba là, Đảng cần kiên quyết chỉnh đốn xây dựng đảng. Kiên quyết chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đảng viên nhất là đội ngũ lãnh đạo cao cấp; Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng xây dựng lòng tin trong nhân dân; Kiên quyết giải tán các tổ chức đảng cơ sở suy thoái, mất sức chiến đấu; Kiên quyết loại bỏ những phần tử thái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ Đảng.

Bốn là, Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực phản động trong nước và quốc tế nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng, giữ vững ổn định chính trị;

Năm là, Mở rộng quan hệ quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm đời sống hòa bình cho nhân dân.

PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu
Tạp chí Cộng Sản


Phần nhận xét hiển thị trên trang