Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Hủy toàn bộ bản án, điều tra xét xử lại vụ VN Pharma


Nghe tin này chắc bà Bộ trưởng Y tế chân tay rụng rời !!!

Hội đồng xét xử đã tuyên chấp thuận kháng nghị của Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM, huỷ toàn bộ bản án, trả hồ sơ để điều tra xét xử lại vụ án tại công ty VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng cùng đồng phạm thực hiện.
Sáng 30-10, TAND Cấp cao đã tuyên bản án xét xử vụ án tại công ty Cổ phần VN Pharma do tổng giám đốc Nguyễn Minh Hùng cùng đồng phạm thực hiện. Cho rằng bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đã bỏ lọt tội phạm, tội danh và nhiều nội dung khác chưa được làm rõ nên hội đồng xét xử đã tuyên chấp thuận toàn bộ kháng nghị của Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM, huỷ toàn bộ bản án, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu.

Bỏ lọt người, lọt tội

Theo Hội đồng xét xử, trong vụ án xảy ra tại Công ty VN Pharma, bị cáo Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm đã làm giả hồ sơ tài liệu kỹ thuật thuốc, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để làm hồ sơ xin nhập khẩu thuốc cũng như các thủ tục để nhập lô hàng H-Capita và 7 loại thuốc khác. Thuốc H-Capita có đủ căn xứ xác định là không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, cấp sơ thẩm chỉ xử các bị cáo về hành vi buôn lậu là chưa phản ánh đúng bản chất vụ án, hành vi của các bị cáo.

Chứng cứ và bản kết luận của Bộ Y Tế có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng trong kết luận lại thể hiện: "không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người", trong khi các bị cáo nhập về với mục đích chữa bệnh ung thư cho người.

Kết luận giám định lại cho rằng thuốc kém chất lượng mà không kết luận là thuốc giả là chưa phù hợp.

Thêm vào đó, ông Đỗ Văn Đông - phó Cục trưởng Cục Quản lý dược là người có tham gia cấp phép nhập khẩu thuốc cho VN Pharma - là người cần được xem xét trách nhiệm trong vụ án này lại là người tham gia hội đồng giám định tư pháp là chưa phù hợp.

Theo tòa, cần thiết phải trưng cầu giám định lại, để đảm bảo tính khách quan, trung thực và xử lý đúng bản chất vụ án.

Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt người phạm tội, bỏ lọt hành vi phạm tội của các bị cáo.
Cấp sơ thẩm xử nhóm bị cáo Hùng và một số bị cáo bị xử về hành vi buôn lậu là bỏ lọt tội danh, vì nhóm bị cáo này biết rõ, có sự bàn bạc, thực hiện việc làm giả tài liệu để xin cấp phép nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu lô thuốc H-Capita nên việc không xử lý hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức là bỏ lọt tội.

Hành vi của các dược sĩ khác tham gia viết hồ sơ kỹ thuật thuốc giả cho VN Pharma để xin cấp phép cũng phải được xem xét, xử lý. Một số người trong Công ty VN Pharma biết rõ việc làm giả, có tham gia nhưng chưa bị xử lý cần phải được xem xem xét xử lý.

Trách nhiệm Cục Quản lý Dược và 7,5 tỉ hoa hồng bác sĩ

Liên quan tới Cục Quản lý Dược, Bộ Y Tế - cơ quan cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu thuốc, hội đồng xét xử cũng đánh giá là có biểu hiện thiếu sót, sai phạm.

Trong vụ án này, các bị cáo nhập thuốc bằng hồ sơ giả, xuất phát từ việc làm tắc trách của các cán bộ cấp phép, thuộc Bộ Y Tế. Các bị cáo đã nhập thuốc, được Cục Quản lý Dược cấp số lưu hành, sau khi nhập khẩu, bị phát hiện, khởi tố hình sự mới thu hồi giấy phép.

Hội đồng xét xử cũng nêu cụ thể các thiếu sót của Bộ Y Tế: Trong quá trình xét hỏi, người đại diện Cục Quản lý Dược - Bộ Y Tế trả lời buộc phải có giấy phép vào thời điểm xét duyệt hồ sơ xin nhập khẩu thuốc, nhưng thực tế đã không có giấy phép này. Đây là sai phạm nghiêm trọng.

Vì Cục Quản lý Dược đã nhận đơn xin gia hạn giấy phép hoạt động của Công ty Austin Hồng Kông cách thời điểm xét hồ sơ xin nhập khẩu một tháng, trong khi đại diện Cục Quản lý Dược khẳng định phải có giấy phép này mới được cấp phép, tức là nắm rõ quy định, nắm rõ vụ việc nhưng vẫn cấp phép.

Như vậy, việc cấp phép nhập khẩu cho VN Pharma và giấy phép cho Công ty Helix Canada cần phải được làm rõ. Quá trình điều tra cần làm rõ nội dung này để xử lý những người có trách nhiệm.

Về vật chứng, các bị cáo khai số tiền 7,5 tỉ đồng được sử dụng vào việc phạm pháp, chi hoa hồng cho các bác sĩ kê toa thuốc nên cần điều tra, xử lý những người có liên quan.

Trước đó, khi kết luận về vụ án tại phiên tòa, đại diện Viện KSND Cấp cao đã đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy bản án của TAND TP.HCM đã xét xử Nguyễn Minh Hùng và các đồng phạm trong vụ án này để điều tra, xét xử lại.


Theo đại diện VKS, vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội phạm.

Ngày 23-10, cùng với việc tuyên bố quay lại phần thẩm vấn để xét hỏi bổ sung, hội đồng xét xử cũng công bố quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam hai bị cáo Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường tại phiên tòa.

Năm 2014 khi bị khởi tố bị cáo Hùng đã bị bắt tạm giam để điều tra. Sau khi bị tạm giam 3 năm, đến năm 2017, bị cáo Hùng được cho tại ngoại.

(Tuổi trẻ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Luật không quy định truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý"


XUÂN QUANG (GDVN) - "Trong nội dung thanh tra không có việc xác minh tài sản của vợ chồng ông Quý và luật cũng không quy định việc này", Cục trưởng Đạt cho hay.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng 
Phạm Trọng Đạt, ảnh: Báo Công an Nhân dân.
Vì sao không truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý?
Hôm 23/10, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố kết luận thanh tra liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đứng tên bà Hoàng Thị Huệ là vợ ông Phạm Sỹ Quý.

Cơ quan này đã kiến nghị:

"Tổ chức kiểm điểm, đề nghị có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với ông Phạm Sỹ Quý về vi phạm trong việc kê khai tài sản thu nhập; vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng với vai trò của người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường".

Về cơ bản, kết luận thanh tra đã chỉ rõ những vi phạm liên quan tới ông Phạm Sỹ Quý và bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý).


Tuy nhiên, điều mà dư luận quan tâm hơn cả là việc xác định nguồn gốc khối tài sản lớn mà vợ chồng ông Quý đang sở hữu thì vẫn chưa được làm rõ.

Mặt khác, chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái do cấp Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái quản lý. Như vậy, cơ quan này có trách nhiệm gì trước những vi phạm của đảng viên?

Trả lời những thắc mắc trên của dư luận xung quanh những vi phạm của ông Quý vừa được cơ quan thanh tra kết luận, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, ngoài xử lý về mặt chính quyền, những vi phạm của cán bộ này có thể xem xét, xử lý cả về mặt đảng.

"Trước những vi phạm trên, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái cần xem xét xử lý những vấn đề có dấu hiệu vi phạm về mặt đảng của ông Quý.

Trong trường hợp này, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái có thể căn cứ vào những vi phạm về mặt chính quyền để xử lý ông Quý về mặt đảng", ông Đạt nói.

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cũng cho rằng, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái không liên quan tới những vi phạm của ông Quý.


Vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý làm gì mà có lắm tài sản thế?

"Không thể quy kết Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái có trách nhiệm trước những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý.

Người nào vi phạm thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Đạt nói.

Một nghi vấn khác cần được làm rõ chính là việc, bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý) chỉ là giáo viên bình thường nhưng đứng tên rất nhiều tài sản.

Bà này cũng nhận được sự "ưu ái" của cơ quan có thẩm quyền trong việc chuyển hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp sang đất ở không đúng quy định. Vì sao lại có chuyện như vậy?

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc truy nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý, ông Đạt cho rằng, việc này rất khó thực hiện và không nằm trong nội dung thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

"Tất cả những tài sản của ông Quý và vợ đều có giải trình.

Chúng tôi không đi sâu vào việc xác định nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Quý do đâu mà có.

Luật không quy định việc truy nguồn gốc tài sản của người ta.

Làm sao mà truy được tài sản của họ nếu tài sản đó được người thân cho, tặng?

Việc truy nguồn gốc tài sản của cán bộ chỉ thực hiện được khi tài sản đó có dấu hiệu tham nhũng, lừa đảo...

Còn việc người ta vay ngân hàng làm nhà, thì mình cũng chỉ xác nhận khoản tiền đó là vay ngân hàng thôi. Trong nội dung thanh tra không có việc xác minh nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Quý.

Chúng tôi chỉ căn cứ vào tài sản của vợ chồng ông Quý kê khai không trung thực để làm rõ vi phạm và đề nghị xử lý", ông Đạt cho hay.

Tuyên bố "nếu làm sai tôi sẽ từ chức" của ông Phạm Sỹ Quý

Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái là nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.

Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh.

Trước đó, phát biểu trên một số tờ báo, ông Quý mạnh bạo tuyên bố rằng: "Nếu làm sai tôi sẽ từ chức".

Vậy ông Quý có còn xứng đáng với cương vị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trước những vi phạm nói trên và cũng bởi những tuyên bố hùng hồn trước đây của mình?

Về việc này, Cục trưởng Đạt không đưa ra bình luận. Tuy nhiên, ông Đạt cho rằng, việc xử lý vi phạm của ông Quý cần căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành.

"Hội đồng kỷ luật do tỉnh thành lập sẽ căn cứ mức độ sai phạm của ông Quý, chiếu theo các điều khoản theo quy định của pháp luật để đưa ra hình thức xử lý nghiêm túc, nghiêm minh.

Chúng tôi chỉ có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm do họ gây ra chứ không tham gia vào công tác xử lý cán bộ", ông Đạt nói.

Một số ý kiến khác nhận định rằng, ông Phạm Sỹ Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, do vậy việc xử lý vi phạm của cán bộ này khó được thực hiện một cách khách quan.

Về chuyện này, ông Đạt nhận định: cơ quan có thẩm quyền cần xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật trước những vi phạm của ông Quý.


Chậm công khai kết quả thanh tra "biệt phủ Yên Bái" là để làm cho chắc

"Cái này phải xử lý theo luật chứ làm sao nương nhẹ được?

Việc kỷ luật cán bộ phải lấy ý kiến của cả một Hội đồng, chứ đâu phải một người là có thể quyết định được việc kỷ luật cán bộ đâu", ông Đạt nói.

Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng khẳng định:

Cơ quan Thanh tra không chịu bất cứ áp lực bên ngoài nào và cũng không có ai tác động, tạo áp lực cho Cục Chống tham nhũng khi thực hiện thanh tra vụ việc.

"Chỉ có luật pháp tạo áp lực cho chúng tôi phải thực hiện cho đúng chức năng, nhiệm vụ và đúng các quy định của luật.

Chỉ có một cá nhân nhưng cơ quan thanh tra chỉ ra tới mười mấy sai phạm thì không phải chuyện đơn giản đâu. Điều đó để cho thấy, việc thanh tra được thực hiện nghiêm túc, khách quan", ông Đạt cho biết.

(còn nữa)
XUÂN QUANG

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Luat-khong-quy-dinh-truy-nguon-goc-tai-san-vo-chong-ong-Quy-post180680.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

em sẽ đi vòng vòng trong xóm!

Hoa Hậu Đại Dương

Chu Mộng Long - Các bạn đố kỵ chê hoa hậu đại dương xấu. Nhiều bạn so sánh hoa hậu đại dương có cái miệng giống miệng cá dọn bể. Theo tôi, các bạn xúc phạm người đẹp quá đáng. Đối với một bộ trưởng, có xúc phạm một chút cũng không sao,.. cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Nhưng đối với hoa hậu đại dương, mẹ của các loài cá, ngang hàng với vợ Long Vương vĩ đại, tuyệt đối không được xúc phạm!



Riêng tôi thấy hoa hậu đại dương rất đẹp. Lần đầu tiên tôi được nhìn một người phụ nữ có cái miệng khêu gợi như thế.
Nhìn là muốn tắm biển, à không, cho cá ăn liền hà!
Cảm ơn Ban Giám khảo có cái nhìn tràn trề sinh lực!
Người đẹp Võ Ngọc Lụa



Trong đêm Chung kết HOA HẬU ĐẠI DƯƠNG, Ban giám khảo đặt ra câu hỏi:

- Nếu em là chủ nhân của chiếc vương miện Hoa hậu Đại dương 2017, thì em sẽ làm gì để truyền tải thông điệp về môi trường biển?.

Người đẹp Võ Ngọc Lụa trả lời:

- Nếu may mắn được trở thành tân Hoa hậu Đại dương 2017, việc đầu tiên em sẽ chạy về nhà ôm ba mẹ một cái. Về việc tuyên truyền, em sẽ đi vòng vòng trong xóm, kêu những đứa bé lại và dạy chúng cách nhặt rác như thế nào.

Sau đó, em dạy những đứa bé đó ý thức bảo vệ môi trường, dạy chúng không được xả rác bừa bãi. Cùng với đó, em sẽ kêu gọi những người bạn cùng trang lứa với mình bảo vệ môi trường...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam chặn ôtô nhập khẩu trong 20 năm qua như thế nào


30/10/2017 - Thuế nhập khẩu ôtô lên tới 120%, Thông tư 20/2011 hay Nghị định 116/2017 mới đây là những chướng ngại vật mà xe nhập khẩu phải đối mặt. "Công nghiệp ôtô" luôn xuất hiện ưu tiên trong các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ sau Đổi mới 1995. Các hãng liên doanh của Nhật bắt đầu vào Việt Nam và xây dựng nhà máy. Chính phủ muốn ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trở thành mũi nhọn. Ở đó, tuyệt nhiên không thể có bóng dáng của xe nhập khẩu.
Xe nhập khẩu bị đánh thuế cao.
20 năm qua, nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan là bằng mọi cách, phải chặn đứng sự xâm thực của xe nhập khẩu, tạo thị trường cho xe lắp ráp. Thuế quan là hàng rào đầu tiên được áp dụng. Từ đó tới nay, còn nhiều loại rào cản khác được áp dụng như Thông tư 20, Nghị định 116, đề xuất thuế TTĐB mới. Thêm một loại, là cánh cửa về Việt Nam càng hẹp với xe nhập khẩu.

1. Thuế nhập khẩu

Năm 2002, Việt Nam khi đó có 11 liên doanh lắp ráp ôtô. Ngành khi ấy đã thành hình khoảng 5 năm, nhưng sản lượng vẫn thấp, xấp xỉ đạt 20.000 xe/năm. Phần lớn trong số đó lại là xe sang, phụ tùng nhập khẩu toàn bộ. Số hãng lắp ráp quá nhiều so với nhu cầu thị trường.

Thực tế này khiến Chính phủ càng có động lực để hạn chế xe lắp ráp. Trong năm này, Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô (chở người dưới 50 chỗ, xe tải dưới 5 tấn) lên 120%, so với 100% như trước đó.


Những năm sau đó, thuế luôn được duy trì ở mức cao 90-100%. Chỉ đến 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, những áp lực về cam kết đa phương cũng như yêu cầu hội nhập khiến Bộ Tài chính phải điều chỉnh thuế nhập khẩu về 80% rồi 70% và thấp nhất là 60%. Nhưng ngay sau đó, sang năm 2008, thuế nhập khẩu lại quay về mức 70%. Lý do khi đó đưa ra là để hạn chế lượng phương tiện tăng nhanh gây ảnh hưởng giao thông.

Nhưng trái ngược với những gì Chính phủ kỳ vọng là tăng thuế với xe nhập khẩu sẽ tạo khoảng cách về giá giữa xe nhập và xe lắp, giúp xe lắp ráp dễ bán hàng; thực tế xe lắp ráp trong nước cũng tăng giá theo xe nhập khẩu. Khách hàng là người chịu thiệt cuối cùng.

Đến nay, thuế nhập khẩu ôtô ở Việt Nam vẫn là 70%, trừ những trường hợp đặc biệt có quy định riêng. Ví dụ, xe nhập khẩu từ ASEAN theo Hiệp định ATIGA, nếu đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nội khối 40% thì được hưởng thuế ưu đãi 0%. Động lực này khiến nhiều liên doanh chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu xe về bán. Chính phủ lại tìm cách khác để ngăn chặn xe nhập.

2. Thông tư 20/2011

Năm 2006 ghi nhận sự kiện lịch sử của thị trường ôtô khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ôtô cũ. Khách hàng bắt đầu mơ về những chiếc xe giá 5.000-10.000 USD. Nhưng thực tế ngược lại, đi cùng xe cũ là biểu thuế tuyệt đối cao chót vót, khiến giá xe sau khi cộng thuế cao hơn từ 200%-700% so với giá khai báo. Bộ Tài chính tuyên bố xe cũ vẫn nằm trong diện tiết giảm tiêu dùng.

Tuy vậy, kinh tế phát triển dần cũng như lượng xe sản xuất trong nước không phong phú, niềm tin chất lượng không cao nên xe nhập khẩu vẫn có đất để phát triển. Đến trước 2011, những chiếc xe cả phổ thông và hạng sang nhập Mỹ, Đài Loan... ồ ạt về nước. Số lượng showroom kinh doanh xe nhập khẩu phát triển chóng mặt. Khách hàng tin rằng, bỏ tiền nhiều hơn nhưng xe nhập khẩu tốt hơn.



Showroom không chính hãng đứng trước nguy cơ đóng cửa.

"Miền đất hứa" không rực rỡ được bao lâu khi năm 2011, Bộ Công thương ban hành Thông tư 20 quy định các điều kiện kinh doanh ôtô, trong đó xe mới về nước phải do đại lý chính hãng nhập khẩu. Những chiếc Camry Đài Loan được săn đón trước đó hết đường về nước.

Một khe cửa hẹp mà Thông tư 20 để lại là không quy định về xe cũ. Các showroom đang kinh doanh xe nhập mới phải chuyển sang kinh doanh xe lướt hoặc xe mới theo đường quà biếu, tặng. Xe lướt là loại xe chạy 6 tháng hoặc 10.000 km ở nước ngoài, khi đó về Việt Nam sẽ liệt vào hạng xe cũ. Ở Mỹ thậm chí hình thành dịch vụ đứng tên mua xe và chạy giúp để đủ số km thì chuyển về Việt Nam.

Từ 2011 tới 2016, xe nhập khẩu kể cả phổ thông, hạng sang hay siêu xe đều về nước chủ yếu theo con đường này. Lượng xe phổ thông suy giảm thấy rõ vì người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn ở xe lắp ráp trong nước, tuy vậy xe sang vẫn có thể phát triển.

3. Nghị định 116/2017

Từ 1/7/2016, Thông tư 20 hết hiệu lực theo quy định tại Luật đầu tư "tất cả điều kiện kinh doanh được quy định tại cấp thông tư nếu không được nâng cấp thành nghị định sẽ hết hiệu lực". Sau đó là cuộc đấu tranh quyền lợi nổ ra giữa các chính hãng và cộng đồng showroom nhỏ và vừa.

Trong khi chính hãng ủng hộ có một hình thức khác thay Thông tư 20 để hạn chế xe nhập khẩu, "đảm bảo chất lượng xe cho khách hàng" thì nhóm showroom cho rằng những quy định này vi phạm Luật cạnh tranh, phải gỡ bỏ. Để an toàn, hầu hết các showroom kinh doanh xe nhập lướt tạm dừng nhập xe, đóng cửa hoặc chuyển hướng sang kinh doanh xe cũ trong nước.


Xe nhập khẩu gặp hàng rào phi thuế quan khi về nước.

Đến cuối tháng 10/2017, Chính phủ ban hành nghị định 116/2017 quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản xuất, nhập khẩu ôtô. Nghị định này thực chất là một phiên bản nâng cấp hoàn chỉnh của Thông tư 20. Theo nghị định mới, những giấy tờ cần có khi kinh doanh xe nhập khẩu cả cũ lẫn mới như Giấy ủy quyền triệu hồi từ chính hãng, giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô.

Quy định này chấm hết con đường kinh doanh xe nhập mới, nhập lướt của hệ thống showroom nhỏ lẻ. Thậm chí, cả các đại lý chính hãng cũng có thể gặp khó khăn khi chưa có những hướng dẫn thực thi cụ thể.

Theo các chuyên gia, đây là bước phát triển cao nhất trong hàng rào phi thuế quan để hạn chế xe nhập, bảo hộ ngành lắp ráp ôtô trong nước.

4. Các đề xuất thuế mới

Xe nhập khẩu chính hãng khi vượt qua tất cả những khó khăn về thuế nhập khẩu, nghị định 116 thì vẫn còn một "cửa ải" nữa là đề xuất thuế Tiêu thụ đặc biệt mới từ 2018 của Bộ Tài chính. Theo đề xuất, miễn thuế TTĐB cho phần giá trị tạo ra trong nước của mỗi xe.

Với cách quy định này, xe lắp ráp sẽ hưởng lợi một khoản lớn chi phí vì không phải nộp thuế TTĐB, khiến giá xe lắp ráp rẻ hơn tương đối với xe nhập khẩu. Mức giá hấp dẫn hơn là chìa khóa hiệu năng để xe lắp ráp tiếp cận khách hàng trước xe nhập khẩu.


Xe lắp ráp trong nước hưởng lợi hơn nhờ những đề xuất mới.

Chưa hết, Bộ còn có một đề xuất khác là miễn thuế nhập khẩu cho phần lớn linh kiện quan trọng nếu hãng xe đạt đủ sản lượng quy định. Đề xuất này chỉ dành cho khoảng 3 ông lớn trong ngành có sản lượng lớn. Ưu đãi này có thể khiến giá xe chênh lệnh một khoảng cách rất lớn, xe nhập khẩu không có cơ hội cạnh tranh.

Một đề xuất cuối cùng là cách tính mới cho thuế nhập khẩu ôtô cũ có thể khiến giá xe tăng hàng chục nghìn USD. Ví dụ, cách tính cũ là X+5.000 USD thì công thức mới là 150%X + 10.000 USD. Trong đó X là mức thuế của xe tính theo thuế suất nhập khẩu xe mới.

Với tất cả những chướng ngại vật này, xe nhập khẩu cũ/mới về nước đều có thể bị đội giá lên gấp nhiều lần nước xuất khẩu. Hiện nay, xe tại Việt Nam cao gấp 2,5-3 lần tại Mỹ. Nhưng với những chính sách mới, giá xe có thể biến đổi tăng lên nhiều lần khó kiểm soát.

Đức Huy
https://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/viet-nam-chan-oto-nhap-khau-trong-20-nam-qua-nhu-the-nao-3659280.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bọn họ đã ngồi xổm trên quốc gia, dân tộc


Nguyễn Tiến Tường - Thứ một là Khải Silk. Đừng có bạo biện cho gã nữa. Đừng có nói ở Việt Nam cái gì cũng giả. Cái gì cũng giả được nhưng Khải Silk tuyệt đối không được. Vì rằng, gã đã thành công với một câu chuyện khơi gợi niềm tự hào dân tộc. Vì đó là lụa, lụa là tinh túy, là thời gian, là văn hóa dồn chất cả một dòng chảy lịch sử. Gã đem thứ từ phương Bắc về là lừa đảo, cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ. Là ăn cắp niềm tin của người Việt. Niềm tin ấy, dù là có dùng hay không dùng khăn của gã, cũng đều tổn thương như nhau.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Đừng có bênh vực nữa. Khăn lụa của Khải Silk có trong hệ thống khách sạn cao cấp. Được khách quốc tế sử dụng như một “tặng vật Việt Nam”. Hơn thế, nó được sử dụng làm quà tặng trong các nghi lễ quốc gia. Có nghĩa là gã không chỉ lừa người Việt mà còn lừa cả thế giới.

Cái khăn giá trị nhỏ, nhưng giá trị tinh thần là quá lớn. Một cái khăn nhỏ mà mang cả giá trị dân tộc ra để lừa đảo thì những cái lớn hơn, chẳng ai đảm bảo nó là thật. Không thể nào thông cảm được cho một kẻ tay ăn cắp miệng dạy đời, lúc nào cũng xoen xoét về nhân dân về nguồn cội. Chúng ta phẫn nộ với một số quan chức tay ăn hối lộ miệng nói luận cương. Thì càng căm phẫn hơn đối với thể loại doanh nhân xảo trá.

Thứ hai là Dr Thanh. Trọc phú rởm đời với những chiêu thức marketing chẳng giống ai. Vừa rồi là cái giải hoa hậu nhà tài trợ láo toét với bộ áo dài đỏ choét công không ra công phượng không ra phượng, bù nhìn chẳng giống bù nhìn. Tà áo dài quốc hồn của dân tộc lại được cách điệu trên một chai nước có ruồi. Đó là một sự xúc phạm.

Trước đó, chai nước mất dạy này xuất hiện trên bàn đại biểu của ông Phạm Châu Sanh khi ứng tuyển vào vị trí TGĐ Unesco. Đại diện quốc gia đi ra thế giới, kè kè chai nước ngọt. Thộn đến nỗi các đại biểu xung quanh nhìn không hiểu gì. Một quốc gia tự hào 4 nghìn năm văn vật, mưu cầu chỗ đứng trên trường quốc tế, lại ngồi sau một chai nước ngọt. Chẳng còn ra thể thống gì. Chỉ có Tân Hiệp Phát mới nghĩ ra được những chiêu thức PR thô tục, kệch cỡm như vậy.

Ông Khải hay ông Thanh, có bạo biện cỡ nào cũng vỏn vẹn là những tay trọc phú tham lam vô độ. Với tôi, cả hai như thể từ lỗ nẻ nào chui lên chứ không phải người Việt. Ăn mặc, phong thái phát ngôn dị hợm. Chỉ để phô trương sự giàu có, cũng không thể nào che giấu cái cán mai của mình.

Ăn cắp một món vật chỉ có thể gây hại cho một hoặc vài người, ăn cắp cả một nét văn hóa thì nguy hại khôn lường. Chính những kẻ ăn cắp thượng thặng, ngồi xổm trên quốc gia dân tộc để mưu cầu lợi ích cho mình như thế này mới chính là giặc nội xâm. Vì nó sẽ bào mòn niềm tin vào văn hóa và truyền thống, một giá trị lớn mà cả dân tộc nỗ lực lưu giữ.

Tôi xin lỗi. Họ không phải là những doanh nhân mà là những con buôn mạt hạng!

Nguyễn Tiến Tường
FB Nguyễn Tiến Tường


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai thế nào mặc người ta đ/c Chu ạ:

Tại sao chúng ta hốt lại những thứ mà dân tộc khác đổ đi?
Đến bây giờ mà chúng ta vẫn còn tôn thờ chủ nghĩa Marx – Lenin và ca ngợi Cách mạng tháng Mười, điều mà cả người Đức lẫn người Nga đều vứt bỏ! Tại sao chúng ta không tôn thờ tư tưởng của cha ông chúng ta mà lại đi tôn thờ tư tưởng của người nước khác? Tại sao chúng ta lại phải hốt lại những thứ mà dân tộc Đức và dân tộc Nga đổ đi?

1. Karl Marx (5/5/1818-14/3/1883) là một nhà khoa học lớn. Ông là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học. Ông là nhà báo, là nhà lý luận chính trị. Ông là nhà cách mạng xã hội. Viết về ông vô vàn pho sách.

Karl Marx là một vĩ nhân của dân tộc Đức. Nhưng người Đức không áp dụng tư tưởng và mô hình chủ nghĩa xã hội của Karl Marx vào đời sống. Họ vứt bỏ tư tưởng và chủ thuyết xã hội chủ nghĩa của ông.

2. V. I Lenin (22/4/1870-21/1/1924) là một nhà khoa học lớn. Ông là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học. Ông là nhà báo, là nhà lý luận chính trị. Ông là nhà cách mạng cộng sản. Viết về ông vô vàn pho sách.

Lenin là một vĩ nhân của dân tộc Nga. Lenin tiến hành Cách mạng tháng Mười và áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội của ông ở nước Nga 74 năm thì bị sụp đổ. Người Nga đã vứt bỏ tư tưởng và mô hình XHCN của Lenin.

Một trong những sai lầm mang tính nguyên tắc dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là luận điểm của Lenin về Tập trung Dân chủ.

Đã Tập trung thì không còn Dân chủ. Đã Dân Chủ thì không thể Tập trung. Tập trung Dân chủ mâu thuẫn với biện chứng.

Đơn giản bởi vì khi Dân chủ trên số đông thì không ai có khả năng khống chế tất cả để thâu tóm quyền lực. Nhưng Tập trung trong số ít thì sẽ bị kẻ nham hiểm chia rẽ rồi khống chế từng bộ phận, dẫn đến thâu tóm toàn bộ quyền lực, mà dân chủ chỉ còn là hình thức tô vẽ.

Cho nên nguyên tắc Tập trung Dân chủ đẻ ra độc tài.

Dẫu tài giỏi nhìn thấu được tương lai, vậy mà Lenin đã không thể ngờ rằng, một trong những người kế nhiệm của ông là Stalin – người mà Lenin đã khuyến cáo là nham hiểm độc tài, lại sử dụng nguyên tắc Tập trung Dân chủ của Lenin để tiêu diệt hết các lãnh tụ khác trong Bộ chính trị mà Lenin gửi gắm như Trotsky, Zinovyev, Kamenev, Bukharin và Pyatakov để trở thành “Sa hoàng” của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.

Sau Stalin là Mao Trạch Đông cũng đã sử dụng nguyên tắc Tập trung Dân chủ làm phương tiện để thâu tóm quyền lực tuyệt đối, rồi lên ngôi “Hoàng đế” nước CHND Trung Hoa.

Không riêng gì Stalin hay Mao trạch Đông, mà lịch sử Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã chứng minh rằng, không lãnh tụ nào ở các nước này mà lại không độc tài. Ở Bắc Triều Tiên còn vượt quá cả thời phong kiến khi Kim Nhật Thành, rồi con là Kim Jong Il, rồi cháu là Kim Jong Un truyền nhau cai trị Bắc Triều Tiên trong một vòng kim cô khắc nghiệt. Còn ở Trung Quốc, sau Mao Trạch Đông là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình, đều là những nhà độc tài khét tiếng.

Lenin mong muốn một xã hội tốt đẹp và cả đời ông đã dâng hiến cho mục đích này. Nhưng ông không ngờ chủ thuyết sai lầm của ông đã đưa gần một nửa xã hội loài người đi vòng quanh hơn 70 năm rồi quay trở về điểm xuất phát với bao đau thương mất mát. Chính nguyên tắc Tập trung Dân chủ của Lenin đã đã đẻ ra những kẻ độc tài và những kẻ độc tài này đã tiêu diệt mô hình CNXH của ông.

3. Đến bây giờ mà chúng ta vẫn còn tôn thờ chủ nghĩa Marx – Lenin và ca ngợi Cách mạng tháng Mười, điều mà cả người Đức lẫn người Nga đều vứt bỏ!

Tại sao chúng ta không tôn thờ tư tưởng của cha ông chúng ta mà lại đi tôn thờ tư tưởng của người nước khác?

Tại sao chúng ta lại phải hốt lại những thứ mà dân tộc Đức và dân tộc Nga đổ đi?

Không có lẽ số phận của chúng ta là phải tôn thờ và nhặt lại những thứ mà các nước khác vứt bỏ?

Không. Đấy dứt khoát không phải là số phận của người Việt!

Nguyễn Ngọc Chu
(FB Nguyễn Ngọc Chu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bitcoin: Xu hướng hay trò lừa đảo?


LAN HƯƠNG - BẢO CHƯƠNG 






















LĐO - Đại học FPT chấp nhận thử nghiệm thu học phí bằng bitcoin đối với sinh viên nước ngoài đang là tâm điểm bàn luận trên các diễn đàn. Vậy sử dụng bitcoin là bắt kịp công nghệ tương lai hay chỉ là mù quáng chạy theo trò lừa gạt?

Người thì tung hô Đại học FPT theo kịp xu hướng thời đại, người lại nói đó là “chiêu PR” để đánh bóng tên tuổi thương hiệu Đại học FPT.
Tính riêng năm 2017, bitcoin đã tăng 400% giá trị. Hàng nghìn “triệu phú bitcoin” xuất hiện. Trong khi đó tại TPHCM, làn sóng ngầm về cày coin, lướt coin... vẫn tiếp tục diễn ra nhộn nhịp.

Thâm nhập “dòng chảy ngầm” bitcoin

Có thể nói phong trào chơi tiền ảo mới chỉ bắt đầu trong một vài năm trở lại đây nhưng đã thu hút khá nhiều người tham gia vào những cuộc đi săn bitcoin. Có hai xu hướng hiện nay trong giới đầu tư tiền ảo tại Việt Nam, là đào bitcoin và trade bitcoin (mua bán bitcoin).

Ngoài ra, trong trade bitcoin cũng phân loại ra hai loại là lướt sóng (mua đi bán lại giữa các bitcoin để kiếm chênh lệch nhờ vào biến động giá) và giao dịch ký quỹ (margin).

Anh Lê Thuý - chủ một doanh nghiệp công nghệ thông tin ở TPHCM - cho biết, anh tham gia vào phong trào cày bitcoin này cũng gần hai năm. Con số tiền đầu tư của anh đã hơn 1 tỉ cho dàn máy đào bitcoin.

Tuy nhiên, cày bitcoin ở đây phải hiểu là người chơi cày các loại bitcoin khác như ETH (đồng Ethereum), ZEC… sau đó chuyển vào ví rồi quy đổi về bitcoin. Bởi vì muốn cày bitcoin thì theo như anh tìm hiểu cần phải đầu tư máy chuyên dụng với chi phí không đơn giản, và theo như anh được biết thì trong giới cày bitcoin ở Việt Nam chưa có ai đầu tư máy này.

Bản thân anh cũng thừa nhận việc kiếm bitcoin ngày càng khó khăn khi người chơi ngày càng nhiều tuy nhiên với mục đích đầu tư cho tương lai thì rất có ích.

Còn với những người có máu đầu tư kiểu lướt sóng thì không đào được bitcoin họ tham gia mua bán. Theo anh Nguyễn L. - chủ một trang mạng mua bán giao dịch bitcoin - cho biết, về việc sử dụng đồng bitcoin để mua hàng thì ở Việt Nam, theo anh Nguyễn L. hầu như chưa có trang mạng nào chấp nhận.

Trước đây tại TPHCM đã có một cửa hàng nhập hẳn vài cây ATM dành riêng cho giao dịch bitcoin về nước và hiện đang được đặt ở một tiệm Pizza ở TPHCM. Tuy nhiên, việc có thực hiện giao dịch hay không thì anh vẫn chưa nắm được.

Đoàn Q. Việt - một người đang tham gia đầu tư bitcoin và lướt sóng ở TPHCM nói về kinh nghiệm của mình trong quá trình học và tham gia đồng tiền ảo với đầy vẻ chua chát. Do tham gia muộn nên sau khi bỏ tiền mua bitcoin anh đã đi tầm sư học đạo từ các kênh sách báo, trang mạng trong và ngoài nước thế nhưng mọi thứ cứ như mớ bòng bong.

Được sự giới thiệu của vài người bạn, anh tìm đến một khóa học có học phí 0.25BTC của một chuyên gia đang thuộc diện “hot” ở TPHCM. Học viên đa số là công chức, nhân viên văn phòng... đủ mọi thành phần. Sau khóa học, với kiến thức thu lượm được, anh bắt đầu tham gia vào trade bitcoin ở một số địa chỉ Bittrex, Polo... thậm chí anh còn sử dụng cả margin.

Cho tới nay, sau gần 3 tháng lướt sóng anh đúc kết được một điều là đánh nhỏ thì tài khoản xanh, nhưng cứ đánh to là… chết. Ngay cả việc các trang web này cung cấp các công cụ hỗ trợ cho người mới nhưng nói thẳng không có một loại công cụ nào đảm bảo cho bạn an toàn và sinh lời 100% trong ngành trade bitcoin này.

Nếu ai chơi chứng khoán, hay Forex thì không lạ gì các loại tool được quảng cáo lên mây, nhưng thực tế thế nào thì các anh chị đã từng sở hữu qua có thể kiểm chứng - anh Việt cho biết.

Cơn say mù quáng hay bị lừa gạt?

Theo tìm hiểu của Lao Động cùng sự nhận định của các chuyên gia, giờ đây, tội phạm cũng sử dụng tiền ảo. Bitcoin được coi như một chiếc hộp bí mật. Cả người mua và người bán bitcoin đều có thể giao dịch vô danh. Vì đảm bảo giao dịch bí mật, là công cụ hoàn hảo để trốn thuế nên giờ đây ngay cả tội phạm buôn ma túy và gái mại dâm cũng chấp nhận sử dụng thanh toán bằng bitcoin.

Cuối tháng 9.2017 - ông Jamie Dimon - lãnh đạo ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JP Morgan, người được ví là “Đại bàng phố Wall” khẳng định, tiền ảo chỉ là một trò bịp và chỉ dành cho bọn tội phạm và quốc gia bị cấm vận. Ông Jamie Dimon cũng khẳng định, sẽ sa thải ngay lập tức bất cứ nhân viên nào bị phát hiện giao dịch bitcoin.

Điều khiến các nhà phân tích lo ngại bong bóng tiền ảo xảy ra là bởi bitcoin không sở hữu giá trị nào khác ngoài thứ mà người mua sẵn sàng trả, hay nói cách khác mọi mức giá đều phù hợp. Một chuyên gia kinh tế từng nhận định, “sức sống của tiền ảo có được từ sự tin tưởng và đồng thuận ảo, lòng tham, sự mù quáng, được tiếp sức bởi sự lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quản lý, được nhân bội bởi hệ số mức hoa hồng đầy mê hoặc”. Càng nhiều người yêu thích đồng tiền ảo thì đồng tiền này càng lên giá.

Trao đổi với PV Báo Lao Động - một luật sư - cho biết, về khía cạnh kinh tế, đồng vốn không đưa vào đầu tư, kinh doanh, mà tự dưng tăng lên gấp hàng trăm, hàng nghìn lần, thì cũng giống như quả bóng phình to nhờ nhiều nhà đầu tư thổi hơi.

Cũng giống như mô hình kinh doanh đa cấp, sẽ có một số người hưởng lãi thật, thậm chí là lãi lớn, để làm bằng chứng sống dẫn dụ những người khác, thật giả lẫn lộn, thấy lợi mà ham.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia Tài chính ngân hàng - cho biết: “Theo tôi, Việt Nam nên duy trì quan điểm không thể dùng đồng tiền này như đồng tiền thanh toán dịch vụ. Hãy coi tiền điện tử như một sản phẩm. Khi bạn vào sòng bạc, bạn phải đổi tiền USD và VND sang đồng tiền Chip để chơi.

Sau khi bạn bước chân ra khỏi sòng bạc thì phải đổi tiền thật, đó là loại hàng hoá trao đổi với nhau giữa những người sòng bạc chấp nhận đồng tiền đó như phương tiện thanh toán”.

Vậy Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro gì nếu cấm hoàn toàn các giao dịch bằng đồng bitcoin? Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu cấm mọi công dân Việt Nam không được sử dụng đồng tiền điện tử thì có thể các hoạt động giao dịch rơi vào thế giới ngầm, đến lúc đó thì mọi thứ trở nên khó có thể kiểm soát nổi. Chúng ta không thể kiểm soát được các trang mạng điện tử hiện nay.

Thay vì cấm đoán để biến thành hoạt động không thể kiểm soát thì nên cho phép nó hoạt động và kiểm soát nó bằng các quy định pháp luật. Một trong những vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý là các đối tượng có thể dùng tiền điện tử để tham gia vào lĩnh vực phạm pháp, rửa tiền. Các đối tượng có thể đổi tiền đồng sang tiền bitcoin rồi thông qua các ví điện tử chuyển tiền ra nước ngoài trong nháy mắt mà không mất một đồng lệ phí.

Hình thức này thuận tiện và rẻ hơn rất nhiều so với việc chuyển khoản qua ngân hàng phải mất từ 40-50USD. Phí chuyển tiền qua ví điện tử có khi chỉ 0 đồng. Cách làm này tạo lỗ hổng cho việc rửa tiền, chuyển tiền từ Việt Nam sang các nước khác để mua bất động sản, tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp khác. Vấn đề rửa tiền đang là đau đầu cho an ninh tiền tệ.
***

Gần đây còn nảy sinh một số đối tượng và tổ chức lừa đảo, mạo danh các sàn giao dịch/huy động vốn để lừa gạt người chơi thiếu kiến thức, một số khác thì biến tướng trở thành các tổ chức “lừa đảo đa cấp” về tiền ảo. Trong đó, phải kể đến loại hình đang khá nở rộ là uỷ thác đầu tư với thuật ngữ HYIP (High-Yield Investment Program) hay còn gọi là đầu tư siêu lợi nhuận. Đây là hình thức ủy thác đầu tư cho một cá nhân hay tổ chức, sau đó nhận lãi. HYIP hoạt động bằng cách mở ra những kênh đầu tư siêu lợi nhuận với lãi suất rất cao, dao động từ 3-5% một ngày, cá biệt có trang lên tới 40% để thu hút những người hám lợi. Những sàn đầu tư kiểu này thường hứa hẹn đảm bảo lợi nhuận cho người chơi trong mọi thời điểm, yêu cầu đầu tư tối thiểu (min deposit) cao, thường là 10USD. Cách hoạt động chẳng khác gì kinh doanh đa cấp. Tham gia vào các sàn này chủ yếu theo kiểu ai nhanh tay thì lấy được tiền lời, còn ai vào sau thì mất tiền tự chịu bởi vì đa phần những trang HYIP chỉ có “tuổi thọ” rất ngắn, huy động vốn nhanh, trả lãi cho những người đầu tư sớm và “quỵt tiền” những người lỡ đổ tiền vào lúc sàn sắp sập.

Phần nhận xét hiển thị trên trang