Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Trung Quốc “không đẹp” trong mắt Châu Á




Một bảng hiệu chào mừng Đại hội đảng lần thứ 19 của Trung Quốc ở Bắc Kinh.



Đa phần các nước Châu Á Thái Bình Dương không có thiện cảm về sức mạnh quân sự gia tăng và sự chi phối của Trung Quốc, theo khảo sát vừa công bố hôm 16/10 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ).
Sức mạnh và chi phối
Khảo sát Thái độ Toàn cầu 2017 của Pew cho thấy dù sức mạnh và sự chi phối của Trung Quốc không được xem là mối đe dọa hàng đầu trên toàn cầu, nhưng lại là mối quan ngại chính của nhiều nước Châu Á-Thái Bình Dương. 
Bên ngoài khu vực, trung bình 10 người được hỏi, chỉ có gần 3 người (27%) xem sức mạnh và sự chi phối của Trung Quốc là mối đe dọa chính cho quốc gia của họ. 
Trong khi đó, giữa 7 nước Châu Á-Thái Bình Dương được khảo sát (Úc, Nhật, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Ấn Độ) trung bình cứ 10 người được hỏi thì có gần phân nửa (47%) coi Trung Quốc là mối đe dọa chính. 
Trong số này, dân Việt Nam (80%) và Hàn Quốc (83%) xem sức mạnh và sự ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với đất nước. 
Sức mạnh quân sự
Về lĩnh vực quân sự, 90% người Việt Nam được hỏi trả lời rằng sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc là ‘một điều xấu’ cho đất nước của họ. Tỷ lệ có cùng nhận xét như thế ở Nhật là 90% và ở Hàn Quốc là 93%.
Đa số trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ngân sách quân sự chính thức của Bắc Kinh trong thập niên qua mỗi năm tăng chừng 9%, và rất ít nước láng giềng hoan nghênh mức tăng này. 
Kinh tế
Trong số các nước Châu Á-Thái Bình Dương có quan điểm tiêu cực về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam dẫn đầu, với tỷ lệ 64% người được hỏi cho rằng kinh tế tăng trưởng của Trugn Quốc là một ‘điều xấu’ cho đất nước của họ. Dân Úc (70%) tỏ ra lạc quan nhất về kinh tế Trung Quốc trong số các nước tham gia khảo sát.
Châu Á-Thái Bình Dương cũng là một trong những khu vực có nhiều người cho rằng Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng chứng tỏ có ít lòng tin vào Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình. 
Đáp câu hỏi về các vấn đề của thế giới, bạn tin tưởng bao nhiêu rằng ông Tập hành xử đúng, cứ 10 người Việt Nam được khảo sát thì hơn 7 người (74%) chọn câu trả lời ‘Chẳng tin tưởng chút nào cả’ trong khi 81% dân Nhật cũng bày tỏ thái độ tương tự.
Nhìn chung, chỉ 34% dân ở Châu Á-Thái Bình Dương chọn câu trả lời ‘Tin tưởng nhiều’ hoặc ‘Có chút tin tưởng.’
Tại Ấn, Nhật, Việt Nam và Philippines, dân chúng có mức tin tưởng với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều hơn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 
Trái lại, ở hai nước có hiệp ước đồng minh với Mỹ, Úc và Hàn Quốc, người dân lại có lòng tin ở ông Tập nhiều hơn ông Trump. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CA ĐƯA CON RA NƯỚC NGOÀI HỌC



[CA ĐƯA CON RA NƯỚC NGOÀI HỌC] Mới thấy bài này. Tôi thấy rất mắc cười. Cô gái trong hình là con của một con công an ở Hải Phòng. Với mức lương công an rất bèo, cô ta may mắn được cha mẹ cho đi du học ở Canada. Giờ mẹ công an của cô ta nhớ con quá nên muốn sang thăm. Nhưng vấn đề là công an không được xuất cảnh, chừng nào về hưu mới được.
 
Mắc cười điều nữa là cái bạn khác cũng thừa nhận lý do: “ba mình cũng ca về hưu mới xuất cảnh dễ dàng được, chứ còn đang trong ngành mà qua xứ văn minh lỡ tự diễn biến, tự chuyển hóa thì sao??”
 
Ủa lạ nha. Cha mẹ là thanh gươm của Tổ Chức nhưng không muốn con mình học ở cái xứ này. Họ đang bảo vệ thể chế nhưng không muốn con mình sống trong thế chế này. Họ triệt hạ những ai lên tiếng nhưng lại muốn con mình học ở trời Tây. Còn gì nực cười hơn không?
 
Việt Nam không phải và không thể là quốc gia đáng sống được vì chính những người bảo vệ nó cũng không muốn con cái họ sống trong thiên đường CNXH này.
 
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây’




Trung Quốc Mộng
hình ảnhGREG BAKER
Hình Chủ tịch Tập Cận Bình và 'Trung Quốc Mộng'
Trước Đại hội Đảng 19, dự kiến khai mạc ngày 18/10 này tại Bắc Kinh, trang Tân Hoa ca ngợi dân chủ đa đảng của Trung Quốc 'làm lu mờ Phương Tây '.
Trang này, trong bài xã luận cũng nói Phương Tây 'chìm trong khủng hoảng, hỗn loạn' và cái gọi là nền dân chủ bên đó chỉ phục vụ các nhóm lợi ích, phân rẽ và chống phá nhau.
Trong khi đó, "nền dân chủ Trung Quốc" là minh chứng cho thấy hệ thống này đang là "tiêu chuẩn cho sự phát triển và tiến bộ".

Bài "Enlightened Chinese democracy puts the West in the shade" hôm 17/10 trên xinhuanet.com nói Đại hội 19 là cơ hội để phân tích "tính xã hội chủ nghĩa độc đáo" của mô hình Trung Quốc.
Bài bình luận trên Tân Hoa Xã cho rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đạt thành tựu 'xã hội tiểu khang' (Xiaokang), để chuẩn bị đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản (1921).
Đa đảng kiểu Trung Quốc
Quốc khánh TQ ảnhGETTY IMAGES
Trung Quốc tổ chức ngày Quốc Khánh đầu tháng 10 rực rỡ nhiều nơi
Nhưng điểm quan trọng nhất trong bài là sự thách thức trực diện dân chủ Phương Tây và đề cao mô hình "đa đảng kiểu Trung Quốc".
"Khác với chính trị Phương Tây cạnh tranh nhưng đối đầu, Đảng CSTQ và các đảng không cộng sản hợp tác với nhau, cùng làm việc vì sự tiến triển của chủ nghĩa xã hội, nỗ lực cải thiện mức sinh hoạt của người dân. Đây là mối quan hệ đem lại chính trị ổn định, xã hội hài hòa và đảm bảo chính sách hiệu quả và cách thực hiện."
Hiện nay ngoài Đảng Cộng sản có 89 triệu đảng viên, Trung Quốc còn có tám đảng không cộng sản nhưng tuân thủ sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
TQ
 hình ảnhXINHUA
Trung Quốc đã thực hiện công cuộc kiến thiết khổng lồ
Bài báo tin rằng hệ thống Trung Quốc đem lại xã hội đoàn kết chứ không chia rẽ như tính chất đối nghịch nhau của dân chủ Phương Tây.
Bài cũng nói đến 100 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa, năm 2049, Giấc Mộng Trung Quốc 'phục hưng quốc gia' mà Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra sẽ hoàn tất.
BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị “ép chín” từ nhỏ, đến già chết trong cô độc


Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị "ép chín" từ nhỏ, đến già chết trong cô độc
William James Sidis, người có chỉ số IQ đạt gần 300 điểm, được ghi nhận là người có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Chính sự nổi tiếng về trí thông minh đã khiến cuộc sống của ông chỉ có sự bất hạnh.
William James Sidis, người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ đạt trên 250. James sinh ngày 1/4/1898 trong một gia đình gốc Do Thái di cư từ Ukraine tới Mỹ.
Cha mẹ James đều là những người xuất chúng. Bố James, ông Boris Sidis là nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về thuật thôi miên và rối loạn tâm thần. Ông dạy môn tâm lý học tại trường Đại học Havard. Còn mẹ James, bà Sarah là một trong số ít nữ bác sĩ thời đó.
Khi James sinh ra, bà Sarah quyết định bỏ ước mơ thành bác sỹ để nuôi dạy cậu con trai với mong muốn cậu trở thành một thần đồng nay mai. Cũng chính từ ý nghĩ biến con thành thần đồng của bố mẹ James đã đẩy cuộc đời của cậu đến sự bất hạnh.
Một thần đồng không có tuổi thơ
Truyền thống giáo dục của người Do Thái và cả do phụ huynh của James đều là những người có học thứ nên từ khi còn rất nhỏ, James đã phải chịu sự giáo dục hết sức kỷ luật, thậm chí có thể nói là hà khắc.
Mẹ James dùng phần lớn tiền bạc vào việc mua sách vở, các dụng cụ khuyến khích James học tập. Còn ông Boris lại áp dụng thuật thôi miên và các liệu pháp tâm lý lên chính cậu con trai. Cả hai ông bà đều muốn James trở thành thiên tài.
Mới 18 tháng tuổi, James đã bắt đầu đọc sách báo. Từ nhỏ, James thành thạo 8 ngoại ngữ: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni.
Đặc biệt, James còn sáng tạo ra ngôn ngữ riêng có tên gọi Vendergood khi chưa tròn 8 tuổi. Năm 9 tuổi, James lần đầu tiên tham gia hội nghị chuyên đề của Havard về không gian 4 chiều. James đã viết 4 cuốn sách về giải phẫu và thiên văn học.
Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị ép chín từ nhỏ, đến già chết trong cô độc - Ảnh 1.
Ảnh hồi nhỏ của James.
Mặc dù xuất chúng và thông minh, nhưng James bị đại học Havard từ chối với lý do "chưa trưởng thành về mặt tâm lý". Cha và mẹ James nhanh chóng đưa việc này ra công chúng, chẳng mấy mà báo chí bắt đầu đưa tin rầm rầm về cậu bé có trí thông minh bị đại học danh giá từ chối.
Tiếng tăm của Jame làm ông bà Sidis thỏa mãn nhưng mang lại cho James không ít phiền toái, James không biết phải làm gì khi quá nổi tiếng. Sau sự việc đó, James quyết định chỉ nghiên cứu sửa chữa các sai sót trong sách toán và tìm các điểm chưa hợp lý trong thuyết tương đối của Einstein.
Dưới sức ép của báo chí và bố mẹ James, cuối cùng đại học Havard cũng nhận James vào học năm cậu 11 tuổi. James được coi là người thông minh nhất trong nhóm các thần đồng theo học tại Harvard năm 1909.
Trong số các thần đồng học cùng James có Norbert Wiener, cha đẻ của lý thuyết Điều khiển học. Ông Wiener cũng giống như James là sản phẩm thành công trong giấc mơ tạo ra thần đồng của cha mẹ ông.
Quãng thời gian tại trường đại học danh giá nhất thế giới lại không phải phần tươi đẹp của cuộc đời James. Tháng 1/1910, James phát biểu lần đầu tiên với tư cách là sinh viên trẻ nhất Havard, bài phát biểu nhanh chóng lan khắp nước Mỹ.
Cũng chính vì thế, các phóng viên báo chí bám theo James trong suốt quãng thời gian cậu học tập tại đây. James đã không hề có một chút riêng tư nào.
Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị ép chín từ nhỏ, đến già chết trong cô độc - Ảnh 2.
Ảnh của James trên một tờ báo
Bà Amy Wallace, người viết tiểu sử của William James Sidis, cho biết trong thời gian học tập tại Havard, James thường xuyên bị cô lập và làm nhục vì sự thật thà của mình. Thậm chí James đã từng bị một nhóm sinh viên Havard đe dọa, hành hung.
James nói với báo chí khi tốt nghiệp Havard năm 16 tuổi: "Tôi muốn sống một cuộc sống hoàn hảo. Cách duy nhất để thực hiện điều đó là sống tách biệt với người khác. Tôi luôn ghét đám đông".
Sau khi tốt nghiệp Havard, James tới viện Vì sự tiến bộ của Ngôn ngữ, khoa học và nghệ thuật William Marsh Rice (nay là đại học Rice, Houston, Mỹ) để làm nghiên cứu sinh và giảng viên.
Bị trêu trọc là "Giáo sư trẻ con" và cảm thấy không phù hợp với công việc, James rời Rice trở lại New England. Ông cũng rời bỏ việc theo học đại học về Toán học.
Cuộc đời đầy trắc trở
Năm 1919, James bị bắt giam trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Boston. Tại phiên tòa James nói rằng ông đã là một người phản đối chiến tranh thế giới thứ nhất, là một người xã hội chủ nghĩa và là một người vô thần.
Sau đó, ông phát triển triết lý tự do của mình dựa trên các quyền cá nhân và "sự tiếp nối xã hội Mỹ".
Cha của ông đã sắp xếp với luật sư để đưa James ra khỏi nhà tù trước khi đơn kháng cáo của ông được xét xử. Cha mẹ của ông đã giữ ông trong nhà an dưỡng của họ ở New Hampshire trong một năm. Sau đó đưa ông tới California trong một năm sau đó.
Trong khi ở bệnh viện, cha mẹ James lại "cải tạo" James và đe doạ chuyển ông vào một bệnh viện tâm thần.
Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị ép chín từ nhỏ, đến già chết trong cô độc - Ảnh 3.
Trong tù James đã gặp người phụ nữ đầu tiên và cũng là người cuối cùng khiến trái tim ông rung động. Bà Martha Foley, một nhà hoạt động xã hội người Ireland.
Tuy nhiên mối quan hệ này không kéo dài. Nguyên nhân tới từ cha mẹ ông, họ đã tiêm nhiễm vào tâm trí James rằng tình yêu, nghệ thuật, tình dục là yếu tố tạo ra "cuộc đời khiếm khuyết".
Chán nản với cuộc sống do cha mẹ áp đặt, James liên tục chuyển chỗ ở và thay đổi công việc. Ông cũng đổi tên để tránh giới truyền thông theo dõi. Trong thời gian này, ông viết hàng chục cuốn sách về lịch sử nước Mỹ, sở thích sưu tầm vé xe, vũ trụ học, đưa ra dự đoán về hố đen vũ trụ.
Cuộc sống tách biệt giúp James cảm thấy ổn và ông không liên lạc với bất cứ ai trong gia đình.
Ra đi trong nỗi buồn cô đơn
Quá trình mai danh ẩn tích của James kết thúc năm 1924, khi các phóng viên tìm ra tung tích của James. Truyền thông cả nước đưa tin về những công việc tầm thường và cuộc sống khốn khó của James.
Báo chí gọi ông là April Fools (James sinh ngày 1/4) - mô tả, đào xoáy cuộc sống của ông từ khi đang ở đỉnh cao cho tới cuộc sống khốn khổ hiện tại. Những việc này đã khiến James bị trầm cảm.
Bi kịch cuộc đời người đàn ông có IQ cao nhất thế giới: Bị ép chín từ nhỏ, đến già chết trong cô độc - Ảnh 4.
Gia đình Sidis khởi khiện tờ New Yorker vì nhục mạ gia đình. Tuy thắng kiện tờ báo vào 7 năm sau nhưng những tổn thương nó gây ra cho James thì không thể nào bù đắp được.
Tháng 7/1944, James đột quỵ trong căn hộ nhỏ thuê ở Boston. Trong suốt cuộc đời người đàn ông sở hữu IQ cao nhất thế giới, chỉ có bức ảnh bà và những ký ức về Martha Foley làm bạn với ông. James ra đi khi mới chỉ 46 tuổi.
MARSSU

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG CÔNG DÂN “ĐẦU GỖ”



Luân Lê



“Chỉ có chúng ta tự làm giá trị của chúng ta thấp đi khi chính mình lại không xem trọng bản thân mình, vì đã coi lời nói của mình với người khác là vô ích hoặc cũng không khiến xã hội thay đổi được điều gì. Như thế là chúng ta đã tự phủ nhận đi sự hữu ích của mình. Và chẳng có gì đáng hổ thẹn hơn là những thân phận tự làm mình trở nên vô dụng hoặc thấp kém đi như thế”.

Đừng cho rằng tôi nói thế là xúc xiểm và hạ thấp các công dân của chúng ta một cách thái quá. Có cái gì đó bất ổn ở đây mà khiến tôi bực bội để mà phải thốt lên như vậy.

Luật pháp thì đã quy định là 15 tuổi đã có thể là một lao động để kiếm tiền. Tới đủ 18 tuổi là trở thành công dân đi bầu cử được rồi. Cũng tuổi này là có thể kết hôn với nữ, 20 với nam, sinh con đẻ cái. Và tròn 21 tuổi thì có thể ứng cử mà làm chính trị gia, nghị sỹ vào quốc hội hay làm một viên chức cấp cao của chính phủ hoặc tòa án.

Thế nhưng mà đấy là mong ước trên lý thuyết thôi.

Tôi quan sát rằng những công dân của chúng ta chỉ có lo lắng việc học hành bằng sách vở và điểm chác, chẳng màng gì chuyện xã hội, mà học còn lười biếng, thi trượt và điểm thấp, nợ môn, bỏ học, học không được hành, tới 22 tuổi đầu có khi còn chưa cầm được tấm bằng trên tay mà rồi loay hoay chưa biết số mệnh mình rồi sẽ thế nào và về đâu.

Với vốn sống ít ỏi, các công dân trẻ của chúng ta còn thờ ơ với tình hình xã hội, nên học xong không biết làm gì, ở chỗ nào, xin được việc không, lương cho người mới ra trường có được vài triệu đồng không hay phải học việc vài tháng không công cho người ta mà còn chưa biết có được nhận vào làm chính thức hay rồi sẽ bị đào thải.

Học xong kiến trúc có khi đi làm công nhân, học luật xong đi làm thủ kho, học cử nhân toán ra đi làm bốc vác, học sư phạm xong đi làm nhân viên thị trường,…số đông còn lại thì thất nghiệp, số khác được sắp xếp trước vào đâu đó nhờ quan hệ, chạy chọt, số ít thì trầy trật để thi thố đủ kiểu mới lọt qua lỗ kim. Với một xã hội cứ loạn xạ và râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế thì có phải là con người sẽ khó lòng mà phát huy khả năng của mình và thậm chí còn mai một đi không.

Với các thực trạng như thế, mà có phải mới đây đâu, nó là sự phổ biến và diễn ra lâu dài trên đất nước chúng ta rồi. Thế mà những người trẻ không mảy may bận tâm chút nào cả, cứ bàng quan và ỷ lại cho xã hội, cho cha mẹ, cho nhà nước mà không chịu phấn đấu, tìm việc với người nước ngoài, không lao động và đòi hỏi các cơ hội được tạo ra từ một chính sách thông thoáng từ chính phủ. Như 21 tuổi thì công dân các nước văn minh đã có thể làm ông bà Bộ trưởng, làm nghị sỹ nghị viện quốc gia, làm chuyện chính trị hoặc đảm trách các vị trí cho công việc đất nước, xã hội, có những công dân chưa tới 20 tuổi làm nhà khoa học lớn, trở thành tỷ phú mà ai cũng biết đến. Thế mà các công dân trẻ của chúng ta cứ như những con búp bê trong tủ kính, không lo lắng gì cho tương lai cả, cốt sao cho có công việc lương ba cọc ba đồng. Thế thì có xứng đáng được gọi là các công dân “đầu gỗ” hay không.

Nếu thế hệ trẻ của chúng ta không thể tìm thấy động lực mà làm việc, không hun đúc khí chất tự cường, không quan tâm đến tình hình đất nước và đòi hỏi một cuộc sống có nhiều cơ hội thì quốc gia này sẽ khó lòng nào thoát khỏi tình trạng trì trệ và cảnh “hoán đổi thân xác” trong nghề nghiệp và công việc tương lai của chính các công dân tội nghiệp kia. Sự bất định và bất ổn xã hội cũng chính là từ những cái “đầu gỗ” và trì độn này mà ra cả.

Cứ với tư duy và nhận thức như thế thì làm sao họ có thể phục vụ đất nước khi ngay cả miếng cơm, manh áo của họ mà họ còn lo chưa xong, lấy gì ra mà đối mặt và nói chuyện khoa học, chính trị với các bạn bè quốc tế - mà với họ thì luôn thường trực thái độ nghiêm túc với quốc gia, có tầm nhìn lớn và lao động chăm chỉ, sớm lao ra cuộc sống để làm lụng tự lập, không nhờ vả cha mẹ, không phụ thuộc trường lớp và bằng cấp, họ cũng sẵn sàng lên tiếng trước chính phủ của họ để đòi hỏi đối thoại hoặc thay đổi các quyết sách lớn của đất nước, nếu chính phủ không đồng ý thì sẵn sàng họ ra đường phản đối vì đó là quyền công dân được Hiến pháp quy định mà không một ai hay một nhà nước nào được cấm cản họ thực hiện quyền đó. Thế thì họ mới xứng đáng được gọi là những người chủ của đất nước và có giá trị với tổ quốc mình như vậy, chính phủ phải tôn trọng sức mạnh và trí tuệ của họ. Cho nên họ mới là công dân với vị thế làm chủ của một quốc gia chứ không phải như các công dân “đầu gỗ” đang lảng vảng và vật vờ trên quê hương chúng ta để sống qua ngày đoạn tháng, tìm kiếm mưu sinh những miếng cơm nhỏ mọn và chấp nhận rất nhiều những sự thua thiệt mà không dám mở lời ra đòi hỏi.

Nói lên quan điểm của mình cũng không xong và sẵn sàng im lặng cũng như thỏa hiệp với những bất công, thì lấy đâu ra cơ hội mà sống tốt. Vậy có đáng để được gọi là “đầu gỗ” hay không! Thật đau đớn lắm thay.

Đất nước nào cũng phải xây dựng dựa trên và bắt đầu từ những thế hệ trẻ, chứ phụ thuộc vào những người già mà ngày càng lạc hậu thì có phải là quá quắt và vô trách nhiệm không. Tôi không còn biết nói gì để mà lột tả về những thiếu sót lớn lao này của đất nước, khi mà người trẻ trầm lặng quá mà lại còn ung dung với cái đầu gỗ của mình.

Trích: MỘT NGƯỜI QUỐC DÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Linh địa Nga Sơn


XUÂN BA (nhà báo)

Huyện Nga Sơn xứ Thanh là vùng linh địa. Và lắm chuyện. Ghi lại có mà mỏi tay.

Khoa Văn Tổng hợp khóa 17 có anh Đỗ Xuân Thanh tính lành, mê làm thơ hơn học. Ra trường hằng bao năm làm ở NXB Thanh Hóa. Lần ấy anh Thanh dẫn cả bọn qua làng Vân Hoàn ghé nhà thơ Hữu Loan vốn là chỗ anh quen biết. Đến cổng, anh bảo đứng đây đợi để anh vào nói trước với cụ kẻo cụ không tiếp thì ê mặt. Đó là lần đầu tôi được tiếp kiến thi sĩ. Anh Thanh nói cụ không phải khái tính, khó tính mà là tiết tháo. Bài viết Thi sĩ Hữu Loan, trung chuyển tính cách Thanh với kẻ sĩ Bắc Hà của tôi thời điểm cụ mất cũng là cái ý anh Thanh một lần hé cho…

Hẹn lên hẹn xuống về quê anh Thanh ở Nga Thủy mấy lần chơi nhưng nhỡ cả. Cho đến khi anh mất vì bạo bệnh… Tôi được mụ bạn đồng môn Trần Thị Sánh cử mang ít bạc vụn tiền anh em góp vào Nga Sơn viếng anh khi đã qua 49 ngày. Bàng hoàng khi chị vợ anh Thanh đưa cho coi cuốn bản thảo thơ. Hóa ra anh Thanh dành bao nhiêu là tình cảm cho cánh đồng môn lớp Văn 17 mà chúng tôi không hề biết.

Bữa nắng oi mới đây ghé nhà chú em Phạm Văn Sơn ở Nga Thạch được chén một bữa gỏi nhệch đã đời. Nắng gỏi mưa cầy. Nắng xơi gỏi, cữ mưa lạnh mà chén thịt chó cứ là oách xà lách. Các cụ bảo thế. Chợt nhớ năm xa, nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra Hà Nội cũng cữ nắng rủ vô quán gỏi nhệch mới mở. Nhệch là thứ gì mậy? Lão nhướng cặp mày bạc thắc mắc… Khốn khổ, hóa ra mấy năm tập kết trên đất Bắc, lão chưa được nếm vị nhệch bao giờ. Thừa dịp bốc phét rằng nhệch loài chạch nước lợ. Nhệch na ná giống lươn, giống rắn. Tư cách kém rắn nhưng khá hơn lươn. Lão Sáng gật gật…

Nga Thạch không chỉ có gỏi nhệch. Nói nhỏ chút. Trung tâm mát xa chăm sóc sức khỏe của ông thày thuốc Nguyễn Tài Thu ở Thái Hà (Hà Nội) nổi tiếng lâu nay hút khách bởi thứ mát xa đấm bóp thật 100% rất chi chất lượng, không hiểu sao tuyển toàn các cô vùng Nga Thạch này? Bí mật ấy sẽ hóa giải sau.

Như bao du khách khác về Nga Thạch, tôi lại ghé dâng hương Đền thờ Thám Hoa Mai Anh Tuấn. Mai Anh Tuấn, người làng Nga Thạch đây, đỗ Đình nguyên Thám hoa năm 1843 dưới triều Thiệu Trị. Đặc biệt bởi kể từ khi nhà Nguyễn mở thi Đình (năm 1822) đến lúc đó mới có Mai Anh Tuấn là người đầu tiên đỗ Đình nguyên Thám hoa ở tuổi 28, cũng là người khai khoa Tam khôi của triều Nguyễn. Quan trẻ họ Mai được bổ chức Hàn lâm Thị độc trong tòa Nội các. Tính thẳng, ngay (chắc cũng có chút ngang?) việc quan chạy nhưng cũng chuốc lấy chả ít phiền toái. Lần chuốc nặng nhất là nhân có viên sứ thần nhà Thanh đến Huế. Khi trở về cứ gửi vị ấy theo đoàn thuyền buôn khá lớn là tiện và an toàn nhất. Nhưng vua Tự Đức đã rình rang tổ chức một đoàn thuyền của nhà nước đưa tiễn về tận Tàu quá nhiêu khê tốn kém. Mai Anh Tuấn đã ngay lập tưc dâng sớ can ngăn rằng việc ấy vừa tốn vừa bất tiện làm giảm uy thế ngoại giao của nước Nam!

Chỉ có thế mà ông vua Tự Đức kết tội Mai Anh Tuấn “khi quân bất kính” rồi đùng đùng hạ chức, phái đi làm án sát tỉnh Lạng Sơn. Chàng quan trẻ Mai Anh Tuấn không lấy làm vì mà vui vẻ với các việc trị nhậm một vùng vùng biên viễn khỉ ho cò gáy. Gian khó nguy hiểm nhất là việc đánh dẹp bọn thổ phỉ nhà Thanh khi lẻn, khi tràn sang Lạng Sơn cướp phá. Không may trong một lần đánh dẹp Mai Anh Tuấn đã bị thương rồi mất ở tuổi 36.

Là người liên tài, vua Tự Đức rất thương tiếc. Hơi bị hiếm hoi và chẳng phải ngẫu nhiên khi Tự Đức có những lời này trong lễ an táng Khôi giáp đỗ đầu khoa, nổi danh rạng rỡ người thân, đó là Hiếu. ở Nội các, làm kháng sớ, phạm kỵ húy, đó là Trung. Làm chánh tướng là khó, vào đất chết mà chẳng tránh, đó là Nghĩa.

Lần ấy ghé Ba Đình được mấy sử gia xứ Thanh cắt nghĩa tường tận nguyên nhân thất bại của nghĩa quân Đinh Công Tráng. Nhưng không thành công thì thành nhân. Cái tên căn cứ Ba Đình của nghĩa quân Đinh Công Tráng đã được cụ Trần Văn Lai, Thị trưởng thành phố Hà Nội dưới trào cụ Trần Trọng Kim (một nhiệm kỳ thị trưởng đoản nhất hành tinh chỉ có 3 tháng) mang đặt tên cho một bãi đất trống. Số là thời ấy ở cuối con đường mang tên vị cố đạo Puyginiê (nay là đường Điện Biên Phủ) mạn bắc hiện diện một bãi đất cỏ dại mọc có tên là point (poăng, điểm bắt đầu phố) BS Trần Văn Lai đã lấy tên Ba Đình của nghĩa quân Đinh Công Tráng ở Nga Sơn đặt tên cho khoảng đất ấy là quảng trường Ba Đình. Đến tận bây giờ có người vẫn nhầm là khu đất ấy vốn có… ba cái đình!

Cũng cần nói thêm, sau thời điểm cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, Quảng trường Ba Đình có tên mới là Quảng trường Độc Lập. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Pháp chiếm lại đặt tên là Quảng trường Hồng Bàng. Năm 1954 tiếp quản Thủ đô lại mang tên cũ là Quảng trường Ba Đình cho đến bây giờ.

Là đang nói dở đến nguyên nhân bại của thủ lĩnh Đinh Công Tráng. Hơi phân vân và tiếc không biết có chính xác không là người bày mưu để bọn Pháp triệt hạ được căn cứ Ba Đình là cụ Trần Lục, tức Trần Triêm, còn gọi là Cha Sáu, tác giả của công trình kỳ vĩ nghe đâu sắp được UNESCO tôn vinh – Nhà thờ đá Phát Diệm. Kế dẫn đến bại và nguyên nhân thắng rất đơn giản là tháo sạch nước quanh căn cứ nghĩa quân. Và quân Pháp cứ nhong nhong trên đất bằng thẳng tiến. Lịch sử nước Nam có lắm thứ bi thương thế.

Dịp ấy theo ông bạn già Xuân Thùy làm ở Báo Nhân Dân ghé quê Xuân Thùy ở Nga Vịnh. Nga Vịnh cũng là quê Cha Sáu. Tò mò hỏi Xuân Thùy hậu duệ cụ Sáu có còn ai? Hình như sạch bách cả! Hỏi xã này có ai mần to hoặc công tích như cha Sáu? Cũng chả có ai… Trong cơn rượu nhỡ mồm trách yêu ông bạn già Xuân Thùy rằng xứ địa linh này mà chỉ nảy nòi ra cỡ phóng viên báo Nhân Dân thôi sao thì bị lão chửi cho một trận!

Rồi cũng có những chuyến ghé Nga Sơn hơi bị hoàng tráng. Hoành tráng bởi ăm ắp những huyền thoại lẫn chính sử. Mờ nhòe và tươi rói. Hẵng còn hôi hổi thời sự. Đó là lần ghé Nga Điền. Một vùng đất lạ. Ghé ngôi nhà lợp bằng cói gọi là mái bổi rất đẹp của người cháu họ Bác sĩ Trần Kim Tuyến. Trần Kim Tuyến mật vụ cố vấn cho anh em nhà Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu từng hao khuyết bao nhiêu là giấy mực thiên hạ. Trần Kim Tuyến từng ở ngôi nhà bổi này nghe nói đến mười bảy tuổi mới rời làng.

Đến Nga Điền không thể hỏi thêm tung tích một nhạc sĩ tài danh. Nhắc đến vị này lại nhoằng sang người kia.

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều. Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ . Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước chơi như ngày xưa...

Vâng ca từ đó trong nhạc phẩm Nỗi lòng người đi của Anh Bằng. Bao nhiêu ca sĩ, bao nhiêu người hát không nhớ lại nhớ đến giọng ca Lộc vàng. Lộc vàng Nguyễn Văn Lộc đã bị bắt năm 1968 bị đi tù hơn 10 năm chỉ vì hát nhạc vàng, nhạc tiền chiến trong đó có Nỗi lòng người đi. Anh Bằng tác giả gần 700 ca khúc từng phổ biến khắp thế gian. Nhạc sĩ Anh Bằng tức Trần Anh Bường quê ở Nga Điền đây đã trút hơi thở cuối cùng bên trời Tây di tản.

Và không thể không hỏi thêm dấu vết lẫn tung tích nơi chôn nhau cắt rốn của ông Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng quê Nga Điền đây. Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1935 Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, từng là GS Đại học Harward, tác giả Hồ sơ mật Dinh Độc Lập và Tâm tư tổng thống Thiệu.

… Mấy bữa nay tự dưng rộ lên chuyện ông tướng Trương Giang Long khá nổi tiếng bị cất chức gì gì ấy. Có nghe phong thanh ông tướng này quê Nga Sơn.

Nga Sơn, vùng đất xứ Thanh với huyền thoại Mai An Tiêm đã từng là vùng địa linh đã sinh chẳng ít nhân tài hào kiệt. Hào kiệt là người tài chứ chẳng phải những kẻ nghèo khó đã và đang kiệt đi từng hào! Càng chả phải lũ thương nhân ma mãnh gặp thời giàu xổi cũng tiếng tăm này khác nhưng đùng cái phá sản thoắt thành tay trắng!

Nga Sơn cũng là nơi chốn đi về của lũ viết chúng tôi, tất nhiên xứ ấy không chỉ có món gỏi nhệch!

Định bụng nếu gặp được và hỏi chuyện ông tướng Trương Giang Long cũng là một thứ duyên may? 

Xuân Ba

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư…


Phạm Viết Đào.
Ông Tập nói Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu năm 2050

Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Quốc Vương Hộ Ninh không phải là “hồng nhị đại” – hậu duệ của các nhà cách mạng Trung Quốc hay “quan nhị đại” – con cháu của các quan chức nước này.
Ông Vương là điển hình của một phần tử trí thức cao cấp, một học giả và là giáo sư. “Hay gọi theo cách khác, ông Vương là một… tiên sinh”, Đa Chiều bình luận.
Trang này tiết lộ, dù là một quan chức ít nổi bật, song Vương Hỗ Ninh lại được chính giới Trung Quốc ví như “quốc sư ba triều” khi từng là “quân sư”, cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và là “người dẫn đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Lý luận của Vương Hộ Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến đường hướng phát triển toàn diện của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Thậm chí có quan điểm đánh giá, “mô hình Trung Quốc” chính là “mô hình Vương Hỗ Ninh”.
Tập Cận Bình-Vương Hộ Ninh-Lý Khắc Cường

Tờ New York Times (Mỹ) hôm 30/9 cho hay, Vương Hộ Ninh là thành viên thuộc nhóm tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là giáo sư chính trị học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, nghiên cứu xã hội Mỹ.
Giai đoạn 1988-1989, Vương Hỗ Ninh là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Iowa và Đại học California-Berkeley, Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu, ông quen biết với nhiều học giả Mỹ.

Chủ thuyết “tập trung quyền lực” của Vương Hỗ Ninh

Từ năm 1988, Vương Hỗ Ninh đã có bài viết “Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa”, đăng trên tờ “Phúc Đán học báo”, trong đó nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên theo đuổi cơ chế lãnh đạo “tập quyền” chứ không phải “phân tán”.
Theo ông Vương, cơ chế “lãnh đạo thống nhất” sẽ giúp Trung Quốc tránh được những xung đột không cần thiết giữa nhiều đường lối và quan niệm đối lập.
“Mô hình này cho phép giới cầm quyền phản ứng nhanh, mạnh với các vấn đề đột biến, ngăn chặn phân hóa và biến động xã hội trong quá trình hiện đại hóa”, Vương Hỗ Ninh viết.
Vương Hỗ Ninh nhận định, Trung Quốc cần mô hình lãnh đạo tập trung bởi điều này “giúp mở rộng chưa từng có phạm vi quyết sách của lãnh đạo chính trị”.
Theo những thông tin ít ỏi mà Đa Chiều cung cấp, căn cứ vào hàng loạt các chính sách của Trung Quốc được ban hành những năm gần đây nhất là từ khi ông Tập Cận Bình lên chấp chính, chúng ta thấy những chính sách này thấp thoáng bóng dáng của những chính sách “tập quyền” mà Thừa tướng nhà Tần là Lý Tư và chủ trương đề cao pháp trị của Tả Thứ trưởng Vệ Ưởng-những “ kiến trúc sư” của  nền chính trị triều Tần cuối thời Chiến quốc…

“Chủ thuyết tập quyền ” của Tập Cân Bình-Vương Hỗ Ninh sao chép “ tập quyền” của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư

Theo WikiPedia:”Thương Ưởng  (khoảng 390 TCN-338 TCN), còn gọi là Vệ Ưởng hay Công Tôn Ưởng là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Lý Tư là học trò của Tuân Tử và là bạn học cùng Hàn Phi Tử, Theo WikiPedia: ”Vào năm 247 TCN, khi đến nước Tần, gặp lúc Trang Tương Vương chết, Lý Tư bèn cầu xin làm môn hạ của Văn Tín Hầu Lã Bất Vi, thừa tướng nước Tần. Bất Vi cho là người hiền dùng làm quan "Lang". Lý Tư nhờ vậy có cơ hội du thuyết, Vua Tần Thủy Hoàng cho Tư làm trưởng sử, rồi khách khanh. Trong số 3000 người "khách" của Lã Bất Vi, Lý Tư nhanh chóng trở thành người nổi trội nhất.”
Sử ký Tư Mã Thiên chép việc Lý Tư hiến kế cho Tần Thủy Hoàng:
“- Cứ ngồi chờ đợi nay lần mai lữa thì sẽ bỏ mất thời cơ.Làm nên công lớn là ở chỗ biết lợi dụng chỗ sơ hở rồi mạnh dạn làm. Ngày xưa Tần Mục Công làm bá nhưng cuối cùng cũng không đi về đông thâu tóm cả sáu nước là tại làm sao? Bởi vì lức bấy giờ chư hầu còn đông, đức của nhà Chu chưa suy; cho nên Ngũ bá kế tiếp nhau nổi lên nhưng cũng đều tôn nhà Chu
Vua Tần bèn cho Tư làm trưởng sử, nghe theo kế của Tư, ngầm sai mưu sĩ mang vàng bạc châu ngọc, đi du thuyết chư hầu. Xem các danh sĩ ở chư hầu người nào có thể mua chuộc bằng tiền thì cho tiền để liên kết với họ, còn người nào không nghe thì dùng kiếm sắc đâm chết, cốt để ly gián vua tôi của họ. Sau đó vua Tần mới phái tướng giỏi đem quân  đến đánh.”
Theo kế của Lý Tư, sau 20 năm, năm 221 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt thời đại lịch sử “ Chiến quốc” kéo dài 300 năm…
Về chủ thuyết “ tập quyền” thời Tần, Sử ký Tư Mã Thiên viết:” Năm thứ ba mươi tư đời Thủy Hoàng (năm 213 trước Công nguyên), nhà vua sai đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương. Thuần Vu Việt người nước Tề tiến lên can:
- Thần nghe: nhà Ân, nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em, các công thần để cho họ làm phên dậu giúp đỡ mình. Nay bệ hạ giầu có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu; nếu đột nhiên xảy ra việc như bọn Điền Thường hay bọn lục khanh thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu nhau được. Trong công việc không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài là điều chưa hề nghe nói...
Thủy Hoàng đưa lời bàn của ông ta xuống thừa tướng.Thừa tướng Lý Tư cho thuyết ấy là sai,bèn dâng thư nói:
“Ngày xưa thiên hạ rối loạn và phân tán, không ai thống nhất được. Do đó chư hầu tranh nhau; khi nói, mọi người đều đem huyện đời xưa làm hại việc nay bày đặt nói những lời nói suông để làm loạn việc thực. Mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai những điều nhà vua làm.Nhưng nay hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Trái lại,những kẻ học theo cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ, chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn.
Việc định ra pháp độ rõ ràng, đặt luật lệ bắt đầu từ Thủy Hoàng.Thống nhất văn tự, xây các ly cung và các biệt quán khắp trong thiên hạ. Năm sau lại đi tuần thú, bên ngoài thì đánh dẹp từ di. Trong những việc này đều có công của Tư.”

Một trong những cái lõi của chủ thuyết “ tập quyền” đó là bóp nghẹt tự do tư tưởng; Tần Thủy Hoàng đã“ đốt sách, chôn nho”; về hành chính nhà Tần đặt chế độ quận, huyện trực thuộc triều đình, không cắt đất phong vương cho họ hàng con cháu.

Còn “ Đả hổ diệt ruồi”, thiết lập ký cương ở Trung Quốc hiện nay là một chủ trương Tập Cận Bình học theo Vệ Ưởng, Lý Tư hiến kế với Tần Hiếu công, Tần Thủy Hoàng: "dĩ bạo trị quốc", tôn thờ biện pháp cai trị bằng vũ lực cả đối nội và đối ngoại

“Biến pháp Thương Ưởng” chính là "chuyên chế quân chủ" và "trung ương tập quyền" và nội dung cụ thể của “Biến pháp” từng được Dịch Trung Thiên giới thiệu trong cuốn "Từ Xuân Thu đến Chiến Quốc":
"Phế lĩnh chủ chế": Đưa thần dân vốn thuộc sở hữu của quý tộc quy về trung ương, tức "dân là của vua".
"Phế phong kiến chế": Thái ấp của các quan Khanh đại phu bị phân thành quận huyện, tức đất đai quy về sở hữu của vua.
"Phế thế tập chế": Tất cả quan chức thông qua trung ương phân bổ, quyền lực nằm trong tay vua.
Với sự bãi bỏ chế độ lĩnh chủ, phong kiến, thế tập như trên, cuộc cải cách của Thương Ưởng đã đưa đất đai, người dân và quyền lực thâu tóm về tay quân chủ. Cuộc cải tổ tập quyền triệt này cũng là mầm mống của sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của thể chế cộng sản ở Trung Quốc sau này…
Tuy phát triển rực rỡ nhưng Tần Thủy Hoàng đã không đạt được 2 giấc mơ: xây dựng và bảo vệ “ vạn thế Tần triều”; Nhà Tần chỉ tồn tại đến đời thứ 2 thì bị diệt vong và tìm thuốc trường sinh, kéo dài tuổi thọ cho mình; theo nhiều sử sách: Tần Thủy Hoảng chết ở tuổi 49…
Sự đoản mệnh của nhà Tần và của Tần Thủy Hoàng là “ hậu quả” của “cái nhân”- thiết chế tập quyền bạo tàn, khắc bạc: “rải thây trăm họ làm công một người”; Thể chế đó vừa đẻ ra những người ngu trung, khắc bạc, tôn thờ bạo quyền như Vệ Ưởng, Lý Tư, như Bạch Khởi; (Bạch Khởi viên tướng đã ra lệnh chôn sống 400.000 hàng binh của nước Triệu trong một đêm); đồng thời cũng lại đẻ ra những kẻ phản trắc, đào mồ chôn chế độ như Triệu Cao, Kinh Kha và sau này là Lưu Bang, Hạng Vũ, Hàn Tín…
Cả Vệ Ưởng, Lý Tư, Triệu Cao và cả Tần Thủy Hoàng đều có kết cục cuộc đời thảm khốc không phải bởi số phận mà do bởi cái guồng máy của thể chế tập quyền do họ “ phát minh” ra…Sử ký Tư Mã Thiên ghi về lời nhận xét của Thái sử công: “Thương Quân ( Vệ Ưởng ) là người thiên tư khắc bạc” và chính Vệ Ưởng đã phái trả giá cho cái đó bằng chính cuộc đời mình…
Còn Tần Thủy Hoàng đột tử do bởi hoạn quan Triệu Cao đầu độc; Đây là một giả thuyết có cơ sở tin cậy trong con mắt của hậu thế nếu xem xét các dữ liệu liên quan…
Thể chế phân quyền, mô hình liên bang là cơ sở đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền cho các thành viên, nhóm các nhóm cộng đồng lớn nhỏ và cho đến nay chưa xuất hiện thể chế nào phát triển, hài hòa, bền vững hơn; xã hội càng phát triển văn minh về cơ sở chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội thì thế chế tập quyền càng trở thành chướng ngại cản trở khát vọng này của loài người…
Đáng tiếc ông Tập Cận Bình ban lãnh đạo Trung Quốc hiện tại đã có dấu hiệu bị “sơ nhiễm” căn bệnh hoang tưởng, say sưa với quyền lực tập trung, điều này thể hiện qua những chuyện tỷ như có lúc “Tập Cận Bình muốn bóng đá Trung Quốc vô địch World Cup”; Đá bóng ngỡ là môn thể thao cơ bắp thế nhưng lại không thể duy ý chí phát triển nó giống như chiến dịch “ đả hổ, diệt ruồi”, “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ hay đem mô hôi xương máu của hàng vạn người ra xây đăp Vạn lý trường thành, toàn dân làm gang thép, những việc từng xảy ra kinh thiên động địa ở Trung Quốc…
Trung Quốc được ghi nhận là quê hương của 4 phát minh mang tính đột phá, cách mạng từ thời cố đại: la bàn, thuốc nổ, giấy viết và kỹ thuật in ấn… Thế tại tại sao cái “đêm trung cổ” tại Trung Quốc kéo dài hơn tất cả các quốc gia khác ở Âu châu…Trong khi nước Anh chỉ có 1 phát minh là máy hơi nước mà đã làm cho cả châu Âu Phục Hưng, Khai sáng ?
Sự chậm lụt của Trung Quốc so với thế giới là do chủ thuyết tập quyền hủ bại; chủ thuyết này được vũ trang bởi 2 chủ thuyết chính trị thay nhau cai trị trên đất nước Trung Hoa: Nho gia và Pháp gia; hiện tại “ Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” là một tập hợp hổ lốn, chắp nhặt của Nho-Pháp; mặc dù 2 phái này xung khắc nhau như nước với lửa nhưng có lõi đều tôn thờ tập quyền…
Nuôi ảo tưởng “ Cầu đồng tồn dị”, buộc nước láng giềng tiếp tục phải chịu sự chi phối, triều cống Trung Quốc là một ảo tưởng tham vọng, bá quyền có từ thời chiến quốc?! Ảo tưởng đó xưa rồi…
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của văn minh vật chất đã làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau sâu sắc hơn; không chỉ nước nhỏ lệ thuộc nước lớn mà trong nhiều trường hợp nước lớn cũng phải tùy thuộc vào sự phát triển của nước nhỏ.


P.V.Đ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang