Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

HỦ BẠI


FB Thinh Babel - Đọc lịch sử hoặc xem phim cổ trang thấy cái triều đại bại vong chủ yếu là do quan lại hủ bại. Quan lại có hai đặc tính: tham lam và đố kỵ.
Image result for quan lại hủ bại
Trên đời, thấy nhiều vị quan rất chăm đi chùa. Nhưng trên đời, hiếm thấy vị nào thấy đủ là đủ, chỉ thấy họ càng ngày càng tham lam, tham lam vô độ.
Người nói buông bỏ chỉ khi họ thất sủng hoặc hồi hưu. Không ai buông bỏ sớm khi đương chức.
Tham nhũng tràn lan, ai cũng thấy, thấy đến nỗi, thấy bình thường.

Nhưng nói chuyện chống tham nhũng, ai cũng bảo khó.

Tôi chỉ nói một chuyện thôi để thấy có chống hay không chứ không phải khó chống.

Ví dụ, HĐND tỉnh Gia Lai trong một năm tiếp khách 3,2 tỷ đồng.
Người ta tính thế này: Một năm có 365 ngày, trừ đi 104 ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, và khoảng 10 ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nữa, còn 251 ngày làm việc. Lấy 3,2 tỷ tiền tiếp khách đó chia cho 251 ngày, bình quân mỗi ngày văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai tiếp khách hết xấp xỉ 13 triệu đồng. Liên miên khách khứa thế, thì thời gian đâu để làm việc. Và ai cũng có thể suy luận, số tiền đó không hẳn đã là tiếp khách mà một phần chảy vào túi những ai đó.

Vậy thì thế này: Tại sao phải chi tiền tiếp khách? Hội đồng là cơ quan đại diện cho nhân dân nhưng đã bao giờ tiếp người dân một bữa cơm chưa? Chưa!
Đó là cái trò “giao lưu học hỏi”, tỉnh này kéo bầu đoàn thê tử đến tỉnh kia du hí và lấy ngân sách tiếp qua tiếp lại.

Vậy thì sao Bộ Tài chính không quy định: Không cho tiếp khách. Ai đi công tác thì có chế độ của người đó. Chỉ một quy định đó thôi, bảo đảm mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.

Tại sao không làm?

Không làm là vì không ai tự đập bể nồi cơm của mình cả.
Mỗi mùa lễ hội ở tỉnh thành nào đó, hết bộ này cục khác nhà nhà kéo nhau bắt tỉnh thành đó đài tải. Họ thì còn có thể hiểu nhưng vợ con họ là gì mà đến đâu cũng tinh tướng như thể đương nhiên phải cung phụng mình.

Ở Đà Nẵng tôi ít thấy, hoặc giả, ít tiếp xúc với giới đó, giới đó ăn nhậu có nơi có chốn nên không thấy, chứ vào một nhà hàng nào đó ở các tỉnh thành, để ý một chút, thấy rất nhiều công chức ăn nhậu lấy hóa đơn đỏ về thanh toán. Sở này, ngành này sang làm việc với sở kia, ngành kia trong tỉnh với nhau nhưng bao giờ cũng kết thúc bằng một bữa nhậu mới thành công. Tất nhiên là lấy hóa đơn đỏ.
Tiêu tốn vô thiên lũng.

Phật dạy, thấy đủ là đủ.
Người Bắc Âu không theo đạo Phật nhưng họ thấm nhuần triết lý này. Vì thế họ không bon chen, đố kỵ, sống thanh thản.
Ý thức đó thấm nhuần một cách tự nhiên vào các thế hệ tiếp theo. Họ không làm việc vì tiền, không kiếm tiền bằng mọi giá mà họ làm cái họ thích.
Không gì bằng làm cái mình thích.
Và họ thấy, cuộc đời có một việc quan trọng, rất quan trọng, là đi chơi.

Tôi thấy người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long có tính cách như người Bắc Âu. Tiếc thay, do di dân nên sự giao thoa văn hóa khiến tính cách họ dần dẫn mai một.

Suốt đời nghĩ chuyện kiếm tiền. Vì thế mới có chuyện khai gian tuổi để không phải về hưu, vì thế nên già rồi cũng muốn tại vị. Vì thế mà có bằng giả, bằng dỗm...
Kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền… Cho đến một ngày, già rồi, ngày ngày lấy tập sổ đỏ ra đếm lui đếm tới, đếm rồi mà tưởng chưa đếm.
Lúc chết chắc dùng tiền và sổ đỏ hỏa thiêu cho thơm xương.

Không chỉ quan lại, người Việt Nam nói chung cũng thế. Hiếm ai biết đủ là đủ. Vì thế mới có chuyện vay tiền ngân hàng mua ô tô đi uống café cho oai rồi nghĩ cách kiếm tiền trả nợ, chuộc giấy xe từ ngân hàng ra. 

Chưa hết, thấy người khác đi xe sang hơn cũng bươn chãi… Cái vòng luẩn quẩn đó cứ kéo dài suốt cả cuộc đời. Tham ô, tham nhũng cũng sinh ra từ đó.

Rốt cục mỗi bữa ăn mấy bát cơm, ăn mấy miếng thịt, mấy miếng cá, uống mấy ly rượu? 

Bon chen chi để suốt đời sống trong thấp thỏm lo âu không biết khi nào thì đến lượt mình bị lộ?

Người tử tế không chờ đến lúc nào đó mới làm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phan Trọng Đạt là Cục trưởng Cục... giải cứu tham nhũng


Chàng hỏi nàng: Em ngủ với thằng A phải không ? Nàng e thẹn: Vâng. Thế còn với thằng B ? Vâng, mới hơn chục lần. Còn thằng C ? Vâng, cũng quan hệ mới được hơn nửa năm... Chàng gật gù: Anh yêu em vì em trung thực, không gian dối. Nàng cười duyên, trong bụng nghĩ: Trung thực nhưng còn lâu mới ĐẦY ĐỦ, chàng ngốc lắm tiền của em ạ.
CỤC TRƯỞNG CỤC... GIẢI CỨU THAM NHŨNG
Truong Huy San - Khác với những gì đang diễn ra, các việc làm và phát ngôn của Phạm Trọng Đạt đang có tác dụng mô tả những nỗ lực chống tham nhũng hiện nay như một trò hề. Đạt tuyên bố cứ như ông ta là Cục trưởng Cục Giải cứu Tham nhũng, chứ không phải là Cục Chống tham nhũng. Có lẽ vì cấp của Đạt quá nhỏ để Ban bí thư và PTT Trương Hòa Bình để ý, nhận ra việc làm của Đạt tác động xấu đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay như thế nào

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang ngồi

Đạt là bộ măt thật của cái gọi là chống tham nhũng... 

Phun ra câu nào là thối câu ấy.
Cục gì mà thối không chịu nổi?!

Đây là loại cán bộ hai mặt điển hình, lúc đầu hô hào kiên quyết chống tham nhũng, về sau có gì ngậm vào mồm nên phát biểu kiểu dĩ hòa vi quý! Tha hóa là đây!

Nản !!! Cắm đầu nộp thuế để nuôi mấy thằng láo lếu này !


Thời gà ? Tuổi Dậu 1957 ? Đệ tử, đồng đội của Tô Lâm ?


Theo TTĐ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hi hi hô hô..

Gián điệp nhan nhản, chứng khoán đỏ sàn…



Hà Hiển
Tuần qua có 2 chuyện đáng chú ý.



Chuyện thứ nhất
Đó là tin đồn ông Bắc Hà nguyên chủ tịch BIDV “đã bị bắt” làm thị trường chứng khoán Việt Nam “đỏ sàn”, được cho là mất 2 tỉ đô la mặc dù sau đó cơ quan công an cải chính rằng tin “đã bị bắt” ấy chỉ là “tin vịt”. Đã có một số bài viết trên cả báo chí chính thống và mạng xã hội đòi truy tìm người tung ra tin ấy để trừng phạt, thậm chí đòi thủ phạm không chỉ bị phạt hành chính đơn thuần mà phải “bồi thường thiệt hại” số tiền “2 tỉ của quốc gia” ấy.
Tui trộm nghĩ các nhà đầu tư lão luyện thừa hiểu lão Bắc Hà bị bắt hay không  thực ra không liên quan gì đến thực trạng của thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam vì lão ấy đã về hưu, và cũng chẳng có lý do gì để mà gây ảnh hưởng gì… Nhưng những kẻ lão luyện nhất là những kẻ biết lợi dụng những thông tin vốn lẽ ra đã chẳng ảnh hưởng gì đến “hòa bình thế giới” như thế để chủ động “đánh lên” hay “đánh xuống” nhằm trục lợi. Bọn ấy được gọi là các “đội lái” theo ngôn ngữ của những kẻ đã từng lê la, ăn ngủ trên sàn.
Biết đâu những kẻ đang to mồm nhất đòi phải truy tìm bằng được thủ phạm tung ra cái tin đồn ấy lại đang là những kẻ vớ bẫm nhiều nhất trong vụ “đánh xuống” vừa qua. Đấy mới là những kẻ đáng truy tìm nhất.
Nhưng  có lẽ đành phải chấp nhận một thực tế như thế khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, hay “nhạy cảm” với những tin đồn thất thiệt,  thậm chí là “nhạy cảm giả vờ” với cả những tin đồn không… thất thiệt.
Tin đồn thất thiệt làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm thì còn dễ hiểu. Nhưng nhiều lúc có những tin đồn mà theo người viết bài này là hoàn toàn không thất thiệt, thậm chí lẽ ra phải có lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính – ngân hàng – chứng khoán mà vẫn làm chứng khoán Việt Nam “đỏ sàn”. Chẳng hạn như cách đây không lâu những tin đồn về việc bắt các lão bầu Kiên hay Hà Văn Thắm hẳn phải là những thông tin có lợi cho thị trường chứng khoán mà cũng làm cho chứng khoán lao dốc ầm ầm. Tui nói đó là những thông tin có lợi vì sau đó các nhân vật này đúng là bị bắt thật và đã bị kết án tại tòa là có tội thao túng ngân hàng. Những kẻ có tội thao túng thị trường tài chính – tiền tệ như thế mà bị bắt thì hẳn phải là phải làm cho thị trường tài chính lành mạnh hơn, từ đó làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng thì mới là hợp quy luật chứ nhỉ.
Nhưng như đã nói ở trên, thị trường chứng khoán Việt Nam không phải bao giờ cũng đi đúng quy luật ấy. Đôi khi đáng lẽ phải tăng thì nó lại sụt hay ngược lại là chuyện nên được lường trước. Biết đâu vẫn cái tin đồn dai dẳng ấy mà thị trường mấy ngày tới lại tăng điểm vùn vụt, tăng thêm gấp đôi số 2 tỉ ấy thì sao! Chẳng việc gì phải tháo chạy! Nay xuống thì mai lên. Chẳng mất đi đâu cả. Tui cứ đoán mò vậy thôi. Các bạn có thể kiểm chứng xem sao.
Chuyện thứ hai.
Cụ Bọ này đích thị là gián điệp xứ Hoa Nam đang đi thu thập tin tức?
Đó là việc dạo này trên mạng người ta tố nhau làm tình báo gián điệp nhiều quá.
Ví dụ gần đây nhất một nhóm mấy ông nhà văn nhà báo hay rượu chè khật khưỡng con cà cưỡng với nhau được một số trang mạng xã hội nêu đích danh là… gián điệp nằm vùng của… “Cục tình báo Hoa Nam”, thậm chí còn bị tố là đồng thời làm gián điệp cho cả CIA hoặc được cơ quan tình báo Nga để ý nữa mới kinh! Đặc biệt hơn, có người còn khẳng định như đinh đóng cột rằng một trong những “gián điệp” này cũng lại là “chiến sĩ quân báo” của ta đang làm việc cho một “tổng cục” nào đó. Loạn thật!
Chẳng biết thực hư thế nào. Nhưng nếu đúng như vậy thì thời nay phải gọi là thời “lên mạng gặp gián điệp”. Mà chẳng phải chỉ trên mạng, từ lúc đọc thông tin ấy tui ra đường nhìn thấy bố nào cũng giống như gián điệp cả! Thảo nào mà ngành công an đang trở thành ngành “hot” nhất hiện nay!
Tui cũng nghi mấy lão nhà văn nhà báo làm… tình giỏi hơn làm báo này lắm vì bọn chúng chẳng những không cải chính hay thanh minh gì mà lại có vẻ thích chí cười nói hi hi hô hô ở trên mạng.
Lại nhớ ngày xưa Ông Cụ cũng từng bị cái bọn Tàu Khựa vu cho làm “gián điệp cho Nhật” nhưng cụ đã cải chính ngay bằng những câu thơ đã đi vào sử sách:
“Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian…” (Trích Nhật ký trong tù – HCM)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không đâu trên thế giới quá tải bệnh viện như Việt Nam



Hồ Quang
MTG - "Quá tải bệnh viện là căn bệnh trầm kha của ngành y tế Việt Nam, 1 giường bệnh phải nằm 3 đến 4 bệnh nhân. Có lẽ không đâu trên thế giới có cảnh như vậy".

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - đã chia sẻ như thế tại Hội nghị “Mô hình hợp tác giảm tải Bệnh viện Chợ Rẫy” diễn ra sáng 11.8.

Ông Khuê cho rằng khi đời sống của người dân khá lên, người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, thấy được tầm quan trọng của sức khỏe nên đã tìm đến những nơi có dịch vụ y tế tốt.

Tâm lý của người bệnh là muốn lên bệnh viện tuyến trên, bệnh viện có chất lượng, thương hiệu để được chăm lo, chăm sóc tốt hơn. Đó là một nhu cầu chính đáng của người bệnh. Cũng chính vì lý do đó mà tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên diễn ra thường xuyên. 

Ông Khuê cho biết từ năm 2008, ngành y tế đã triển khai Đề án 1816 bằng cách tăng cường chỉ đạo tuyến, giúp cho tuyến dưới nâng cao năng lực khám, chữa bệnh. Tiếp theo đó là nhiều đề án, trong đó có nhóm giải pháp tăng cường y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng, hợp tác chuyển giao, tăng cường bàn khám, tăng cường biên chế, mở rộng các cơ sở khám bệnh... đã giúp tình trạng quá tải bệnh viện bắt đầu có chuyển biến.

“Mô hình hợp tác giảm tải Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong nhóm giải pháp quyết định về giảm quá tải bệnh viện”, ông Khuê khẳng định.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy -, từ năm 2005 bệnh viện đã thực hiện giảm tải bằng cách hợp tác với Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) và Bệnh viện Điều dưỡng TP.HCM.  Đến năm  2010, bệnh viện chính thức xây dựng đề án giảm tải và đã hợp tác với 7 bệnh viện ở 25 lượt chuyên khoa, và đến nay mô hình này đã có gần 20 viện hợp tác (bao gồm Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Bệnh viện 7A, Bệnh viện 30.4, Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Đạ khoa Xuyên Á...) với 54 lượt chuyên khoa.

“Hiện bệnh viện thường xuyên có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang nằm điều trị tại những bệnh viện giảm tải. Những bệnh nhân của Bệnh viện Chợ Rẫy được chuyển đến những bệnh viện giảm tải phải dựa trên nguyên tắc rất chặt chẽ về chuyên môn, quyền lợi bảo hiểm y tế của bệnh nhân. Bệnh nhân đó phải ổn định, đang có chiều hướng tích cực, bệnh ít có nguy cơ xảy ra tai biến đột ngột. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng phải giải thích rõ về điều kiện bệnh viện hợp tác, nếu đồng ý thì ký giấy yêu cầu chuyển. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã chuyển giao kỹ thuật phủ kín cho hầu hết các bệnh viện phía Nam; đồng thời có 20 bệnh viện vệ tinh ở khu vực phía Nam.”, ông Sơn cho biết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn xuôi thế giới



Maurice Merleau-Ponty


Bóng ma của một ngôn ngữ thuần túy


Từ rất lâu rồi người ta nói năng trên trái đất và ba phần tư những gì người ta nói không được ai thấy.Một bông hồngmưa rồitrời đẹp quángười thì sẽ chết. Đối với chúng ta đây là các trường hợp thuần túy của biểu đạt. Ta thấy dường như nó đạt đến mức độ toàn vẹn khi chỉ định không chút mờ mịt các sự kiện, vật trạng, tư tưởng hoặc liên hệ, bởi vì, ở đây, nó không để phải trông chờ gì nữa, nó không chứa đựng gì mà không bày ra và làm chúng ta trượt về phía thứ mà nó chỉ tới. Đối thoại, câu chuyện, chơi chữ, tâm sự, lời hứa, lời cầu nguyện, hùng biện, văn chương, nói tóm lại là cái ngôn ngữ lũy thừa hai ấy, nơi người ta chỉ nói đến các vật hay tư tưởng nhằm với tới một ai đó, nơi các từ hồi ứng các từ, thứ ngôn ngữ hối hả trong chính nó, tự xây dựng phía bên trên tự nhiên một vương quốc dày đặc tiếng vo ve và bừng sốt, chúng ta coi nó như là biến thể đơn giản của các hình thức quy ước phát ra một cái gì đó. Biểu đạt, khi ấy, chẳng là gì khác ngoài thay thế một tri nhận hoặc một tư tưởng bằng một dấu hiệu thỏa thuận, nó thông báo, gợi lên hoặc rút gọn cái đó. Tất nhiên, không chỉ có các câu có sẵn và một ngôn ngữ có khả năng chỉ đến những gì chưa bao giờ được nhìn thấy. Nhưng bằng cách nào mà nó làm được như vậy, nếu cái mới không được tạo nên từ các yếu tố cũ, đã được kinh nghiệm, nếu chẳng phải cái đó không thể được định nghĩa một cách đầy đủ nhờ tự vị và các mối quan hệ của cú pháp trong ngôn ngữ đang được sử dụng? Ngôn ngữ có một số lượng nhất định ký hiệu nền móng, liên kết theo đường lối võ đoán với các biểu nghĩa then chốt; nó có khả năng tái hình thành mọi biểu nghĩa mới xuất phát từ các biểu nghĩa kia, tức là nói chúng ra trong cùng ngôn ngữ, và xét cho cùng sự biểu đạt biểu đạt được là bởi vì nó đưa mọi kinh nghiệm của chúng ta quay trở về với hệ thống các tương ứng ban đầu giữa một ký hiệu nào đó và một biểu nghĩa nào đó, mà chúng ta đã nắm được khi học ngôn ngữ ấy, và hệ thống đó là tuyệt đối sáng sủa, vì không ý nghĩ nào lẩn quất trong các từ, không từ nào lẩn quất trong suy nghĩ thuần túy về một cái gì đó. Một cách bí mật, chúng ta thành kính trước lý tưởng ấy về một thứ ngôn ngữ, nó, cho tới sự phân tích chung quyết, hẳn sẽ tự giao nộp cho chúng ta bằng cách giao truyền chúng ta đến các vật. Một ngôn ngữ, đối với chúng ta là cái máy huyền hoặc đó, nó cho phép biểu đạt một số lượng vô tận suy nghĩ hoặc vật với một số lượng có hạn các ký hiệu, bởi vì chúng đã được lựa chọn sao cho có thể tái hình thành một cách chuẩn xác mọi thứ gì mới mẻ mà người ta có thể muốn nói, và có thể truyền đến sự hiển nhiên của những cách gọi tên ban đầu các vật.

Công việc ấy có thể được thực hiện, người ta có thể nói và viết, là bởi ngôn ngữ, cũng như niệm năng của Chúa, chứa đựng mầm mống mọi biểu nghĩa khả dĩ, là bởi mọi suy nghĩ của chúng ta đều được dành để được nó nói ra, là bởi mọi biểu nghĩa xuất hiện trong kinh nghiệm con người đều mang, ở trung tâm của nó, công thức của ngôn ngữ, cũng như, đối với những đứa trẻ con của Piaget, mặt trời mang trong trung tâm của nó tên của nó. Ngôn ngữ của chúng ta tìm thấy lại nơi tận sâu các vật một lời nói đã tạo ra chúng.

Những niềm tin ấy không chỉ thuộc về lương tri. Chúng ngự trị ở các bộ môn khoa học chính xác (nhưng không, như chúng ta sẽ thấy, ở ngôn ngữ học). Người ta sẽ không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng khoa học là một ngôn ngữ rất hoàn chỉnh. Như thế cũng có nghĩa ngôn ngữ [langue] là khởi đầu của khoa học, thuật toán là hình thức trưởng thành của ngôn ngữ [langage: có thể hiểu rằng “langue” là khái niệm có mức độ trừu tượng cao hơn so với “langage”]. Thế nhưng, nó buộc các ký hiệu được lựa chọn vào với những biểu nghĩa xác định có chủ ý và không gây nhầm lẫn. Nó thiết lập một số lượng nhất định các mối liên hệ có đặc tính trong suốt; nó tạo ra, nhằm trình hiện chúng, các biểu tượng tự thân thì không nói lên gì hết, như vậy sẽ không bao giờ nói gì nhiều hơn so với những gì người ta đã thỏa thuận khiến chúng phải nói. Bằng cách ấy tự tách khỏi các trượt nghĩa có thể gây lẫn lộn, về nguyên tắc, có thể yên tâm là lúc nào cũng có thể chứng minh các phát ngôn của nó nhờ vào các định nghĩa ban đầu. Chừng nào cần phải biểu đạt trong cùng thuật toán các liên hệ mà nó không được tạo ra để phục vụ, hoặc, như người ta hay nói, các vấn đề “thuộc một hình thức khác”, có lẽ sẽ cần đưa vào các định nghĩa mới và các biểu tượng mới. Nhưng nếu thuật toán hoàn thành công việc của nó, nếu nó muốn là một thứ ngôn ngữ nghiêm ngặt và lúc nào cũng kiểm soát được các phép tính của mình, thì không được phép đưa vào đó bất kỳ thứ gì không hiển ngôn, xét cho cùng các liên hệ mới và cũ cần phải cùng nhau tạo ra một gia đình duy nhất, người ta cần phải thấy chúng được phái sinh từ một hệ thống duy nhất các liên hệ khả dĩ, sao cho không bao giờ có quá những gì người ta muốn nói so với những gì người ta nói hoặc những gì người ta nói so với những gì người ta muốn nói, ký hiệu cần phải tiếp tục là sự rút gọn đơn giản của một suy nghĩ lúc nào cũng có thể được giải thích và chứng minh hoàn toàn. Khi ấy phẩm hạnh duy nhất - nhưng có ý nghĩa quyết định - của biểu đạt là thay thế các ám chỉ rối loạn mà mỗi ý nghĩ của chúng ta có với mọi ý nghĩ khác thông qua các hành động biểu nghĩa, với chúng, chúng ta thực sự có trách nhiệm, bởi vì chúng ta biết chính xác phạm vi, trong việc chiêu hồi cuộc sống các suy nghĩ của chúng ta, và giá trị biểu đạt của thuật toán hoàn toàn nằm ở mối liên hệ không chút mù mờ của các biểu nghĩa phái sinh với các biểu nghĩa sơ khai, và của các biểu nghĩa sơ khai này với những ký hiệu tự thân không mấy ý nghĩa, nơi suy nghĩ chỉ tìm thấy những gì nó từng đặt vào đó.

Thuật toán, dự đồ về một ngôn ngữ phổ quát, là sự nổi loạn chống lại thứ ngôn ngữ có ở đó. Người ta không muốn bị phụ thuộc vào những rối loạn của nó, người ta muốn làm lại nó căn cứ theo sự thật, tái định nghĩa nó tùy theo suy nghĩ của Chúa, tái khởi đầu từ con số không lịch sử của lời nói, hay nói đúng hơn là giật lời nói ra khỏi lịch sử. 



(còn nữa)



Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước lựa chọn sinh tử

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

12/08/2017 VOV.VN - "Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng". Bênh vực hay tìm cách cản trở việc xử lý Trịnh Xuân Thanh là đồng loã với tội ác. Chúng ta cần ủng hộ triệt để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này.
Trịnh Xuân Thanh chỉ là kẻ tham nhũng.
Thế là sau gần một năm trốn chạy ra nước ngoài, ông Trịnh Xuân Thanh đã phải về đầu thú.

Thực tình trong thâm tâm, tôi rất không muốn nhắc đến con người này, bởi chúng ta cũng đã bàn quá nhiều rồi. Nhưng xung quanh ông ta lại có những chuyện không thể không bàn tiếp. Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình.

Việc còn lại của ông là sự thành khẩn trung thực trong việc khai báo những kẻ đồng phạm với ông. Bởi ông chỉ là một mắt xích trong đường dây tham nhũng, một con ễnh ương trong cả một bầy đàn toàn những hổ với voi. Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và “rất lấy làm tiếc”.

Đây chỉ là chuyện nội bộ của Việt Nam. Trịnh Xuân Thanh đang là công dân Việt Nam. Ông ta không đấu tranh cho dân chủ, cũng không bất đồng chính kiến. Nếu bất đồng chính kiến, làm sao ông ta được tặng thưởng huân chương, lại được đề bạt nhiều chức vụ, còn được luân chuyển để còn lên cao nữa, trong khi trình độ năng lực dường như không có gì, nếu không nói là thấp kém?

Thôi chẳng bàn đến những chuyện cao siêu, như điều hành, lãnh đạo. Chỉ riêng việc viết lá đơn, là việc đơn giản nhất, chỉ có một dúm chữ mà cũng còn sai chính tả be bét. Đấy là lỗi của học sinh ở bậc tiểu học. Ta không ngạc nhiên khi ông làm thất thoát đến trên 3.000 tỷ. Chỉ ngạc nhiên một con người như thế lại được đề bạt hết chức nọ chức kia, rồi được bầu vào Quốc hội với số phiếu rất cao.

Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, khiến nền kinh tế của chúng ta thêm kiệt quệ và con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ không biết đến đời nào mới hết. Tất nhiên không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh. Đằng sau ông ta còn nhiều thế lực tham nhũng khác nữa.

Nước Đức vốn trọng dân chủ và sự minh bạch. Họ không bao giờ bao che cho trộm cắp. Vậy có tác động nào từ phía các nhóm thế lực người Việt để làm nóng chuyện lên không? Tôi nghĩ chúng ta cũng cần làm rõ để bạn hiểu. Và tôi tin họ không phá vỡ quan hệ tốt đẹp và tình hữu nghị giữa hai nước để đổi lấy một tội phạm đang bị truy nã quốc tế.

Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước sự lựa chọn sinh tử. Để tự cứu mình, chắc chắn ông ta sẽ khai hết mọi sự thật. Người dân cần biết những thế lực nào đã giúp ông ta trốn ra nước ngoài. Là người dân lương thiện, được cơ quan cử đi công tác nước ngoài, chúng ta làm các thủ tục cũng còn chật vật, vất vả, phải qua bao công đoạn, mà sao Trịnh Xuân Thanh và những kẻ tham nhũng dù đang bị điều tra lại xuất cảnh nhanh thế? Dễ dàng đến như thế? Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cứ mang ra kiểm điểm, kỷ luật là lại trốn hết ra nước ngoài. Bây giờ những kẻ bảo kê, đồng loã với Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ phải trả giá.

Điều cuối cùng người dân mong đợi vẫn là việc thu hồi lại những số tiền khổng lồ của nhà nước đã bị thất thoát. Làm sao một mình Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát được hơn 3000 tỷ đồng? Đường dây tham nhũng ấy có những ai? Dù họ ở bất cứ chức vụ gì thì cũng phải xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng, với thể chế này. Và xử lý cũng chỉ để thu lại những tài sản đã bị thất thoát. Đó là mồ hôi nước mắt của dân. Điều này dường như chúng ta làm chưa được bao nhiêu.

Bênh vực hay tìm cách cản trở việc xử lý Trịnh Xuân Thanh là đồng loã với tội ác. Chúng ta cần ủng hộ triệt để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này.

Chống giặc nội xâm là cứu nước!/.
http://vov.vn/blog/trinh-xuan-thanh-dang-dung-truoc-lua-chon-sinh-tu-658257.vov

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trần Đại Quang bị bệnh


Hữu Minh - Thế là sau những bóng gió xa gần từ tôi và một số người quan sát thể chế, đến hôm nay tin tức về việc nhân vật số 2 của đảng CSVN, chủ tịch nước Trần Đại Quang bị bệnh và phải đi chữa bệnh ở nước ngoài đã lan truyền rộng trên mạng.

Tôi cũng xác nhận rằng tôi biết tin ông Quang bị bệnh từ vài nguồn khác nhau và có độ khả tín cao, và tin tức mới nhất hiện nay là ông Quang trị bệnh ở nước ngoài, khi rời VN thì đi cùng một doanh nghiệp có quan hệ sâu xa với nước mà ông đến, cũng như hết sức tránh để việc này ồn ào trên dư luận.

Chuyện càng khôi hài hơn khi có những ngòi bút ít nhiều nổi tiếng khác nhau cho rằng chức danh chủ tịch nước đã được quy định trong Hiến pháp 2013 và khi ông này không thể đảm đương chức vụ thì cần chỉ định người tạm quyền thay thế. Khi nào thì có chuyện toàn đảng CSVN sống và làm theo hiến pháp như vậy một khi tổng bí thư đã nói Hiến Pháp chỉ quan trọng thứ 2 sau nghị quyết đảng.

Đừng núp bóng dân chủ theo kiểu nửa dơi nửa chuột để mang Hiến pháp ra một khi điều đó lại có lợi cho...đảng CSTQ.

Tại sao tôi nói như vậy ?

Khóa 12 của đảng kỳ này là một nhiệm kỳ đầy sóng gió cho các ủy viên Bộ Chính Trị.

Khởi đầu là việc ông Võ Văn Thưởng bị bệnh nặng phải đi Nhật chữa nhưng may mắn mà khỏi, ông Đinh La Thăng bay khỏi ghế ủy viên Bộ Chính Trị. Tiếp theo là việc ông Đinh Thế Huynh ốm nặng phải rời chức. Cuối cùng là ông Trần Đại Quang bệnh "nghe nói là cũng nặng" lúc này... 

Ở mức độ khác là ông Bộ Trưởng Công An Tô Lâm cũng chưa chắc đã yên một khi đảng ủy công an TW có thêm một ủy viên "ngoài kế hoạch" nhưng rất nặng ký về tiếng nói cùng tham gia chỉ đạo.

Xa hơn nữa có rất nhiều khả năng là ông Nguyễn Văn Bình mất chức một khi hai đại gia ngân hàng đã bị khởi tố và một ông khác đang bị nghi vấn là "thăm dò dư luận" để tiến tới việc bắt giữ.

Chưa bao giờ đảng có nhiệm kỳ nào sóng gió như hôm nay với tổng cộng 6 Ủy Viên Bộ Chính Trị có chuyện và còn ai nữa thì chưa biết . Trong chính trị ít có yếu tố ngẫu nhiên, điểm chung của 6 ông này là "không được lòng Trung Quốc". Ngay cả một người cả đời nắm lý luận cho đảng như ông Đinh Thế Huynh cũng mất lòng thiên triều khi đi TQ chỉ 3 ngày rồi đi Mỹ 8 ngày.

Mẫu số chung này nói lên cái gì ?

Ông Trần Đại Quang và 5 ủy viên Bộ Chính Trị kia có chuyện thì người vui mừng và hưởng lợi nhiều nhất là đảng...CS Trung Quốc. 

Thông thường sau một sự kiện xảy ra, chúng ta cứ xét coi ai có lợi nhất thì kẻ đó thường là tác giả gây ra sự kiện. Quy trình này có thể áp dụng từ mức độ thấp đến tầm mức vĩ mô.

Tôi tin là Trung Quốc sẽ rất vui mừng khi đảng CSVN chỉ có những ủy viên Bộ Chính Trị thiếu bản sắc và cá tính.

Với sự kiện VN phải "lui binh" liên tục ngoài Biển Đông, phái "không thân TQ" trong đảng đang bị tước bỏ quyền bính, lòng dân bị chia rẽ và tư duy bị định hướng thành rối loạn, số đông "phe dân chủ" chưa đủ trưởng thành để thấy ra đường lối quốc gia, Mỹ thì bận lo cãi nhau và lo xử lý vấn đề Triều Tiên, châu Âu thì đang soi mói để trừng phạt VN vì "sự kiện ngoại giao Trịnh Xuân Thanh". Bức tranh trong ngoài ở tầm vĩ mô toàn màu xám.

Bạn 16 vàng 4 tốt là thù địch, bạn có thể hi vọng được thì thiếu tin cậy vào thể chế của đất nước và còn lo nhiều việc khác, một bạn khác thì đang muốn trừng phạt ta vì thiếu lễ nghi. Vận nước chưa bao giờ nguy cơ như lúc này.

Thấm mệt khi nghĩ về đại cuộc quốc gia.

Hữu Minh
(FB Minh Hữu Quang)

Phần nhận xét hiển thị trên trang