Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Bài thơ kết lạ:

THÈM TRỞ LẠI NA HANG
Thơ Lưu Thị Bạch Liễu

Thèm được trở lại Na Hang
Lênh đênh trên căn nhà nổi của ông Chuyền
Người đàn ông oang oang sóng nước
Sẵn sàng thết bạn món cá tiến vua
Hàng năm xa vẫn còn vương vất say rượu ngô
Cùng vị cay dưa cải Mèo trồng trên nương đá
Thèm trở lại Na Hang
Để thấy Pác Tạ
Vẫn đứng chông chênh giữa nước giữa hồ
Thèm trở lại Na Hang
Nhìn lung linh bóng đỏ
áo người chèo thuyền thắm những ngù hoa
Chẳng thể hoá một ngọn núi phía Thượng Lâm
Vẫn thèm trở lại Na Hang
Ngồi bên một người
Đã từng thề
Không bao giờ gặp lại.
Photo by Lưu Thị Bạch Liễu & Đỗ Anh Mỹ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạn chế báo chí nhìn từ nhu cầu giám sát Quốc hội của cử tri



Sa Nam
MTG - Việc các phóng viên chỉ được tham gia đưa tin trong 5 phút đầu tiên trong các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang gây ra những quan ngại, không chỉ trong nội bộ phóng viên báo chí ‘theo quốc hội’, mà cả trong dư luận.

Phân tích từ góc độ chức năng của Quốc hội, lẫn nhìn từ các quy định hiện hành về tổ chức và quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc hạn chế quyền thông tin của báo chí – và qua đó, hạn chế khả năng giám sát của cử tri với đại biểu của mình, là điều bất hợp lý và cần xem xét lại.

Việc Ủy ban Thường vụ đóng cửa ‘họp kín’, trong khi các phiên họp trong kỳ họp của Quốc hội công khai là không hợp lý, xét từ khía cạnh bản chất của quyền lực đại biểu. Khác với các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, hoạt động theo mô hình cấp bậc – có cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, trong quốc hội, vị trí của các đại biểu Quốc hội là bình đẳng với nhau. Điều này xuất phát ở chỗ mọi cử tri đều có vị trí bình đẳng như nhau và mọi phiếu bầu đều có giá trị như nhau.

Không có chuyện đơn vị cử tri này ‘quan trọng hơn’ hay ‘có quyền cao hơn’ đơn vị khác. Và do đó, giữa các đại biểu - là người đại diện của đơn vị cử tri – bình đẳng với nhau về vai trò. Trong mọi quyết nghị tập thể, lá phiếu của đại biểu là có giá trị như nhau, dù là Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên thường vụ, hay Chủ nhiệm Ủy ban nào đó trong Quốc hội. 

Xuất phát từ đặc tính bình đẳng giữa các đại biểu, việc phân chia đại biểu vào các nhóm làm việc trong Quốc hội là phân chia theo chức năng chứ không phải là phân chia theo thứ bậc quyền lực – như trong hệ thống hành chính. Thường vụ quốc hội, - cũng như các Ủy ban khác của Quốc hội, đóng vai trò thường trực cho Quốc hội, bởi Quốc hội không hoạt động theo hình thức hành chính toàn thời gian như các cơ quan hành chính Nhà nước khác. Thường vụ - vì vậy, về mặt chức năng không đóng vai trò lãnh đạo hay là ‘cấp trên’ của các đại biểu khác. Đó là lý do khiến Hiến pháp ghi rõ: Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội là công khai để cử tri giám sát.

Tương tự như vậy, hoạt động của Thường vụ Quốc hội cũng là công khai. Điều này được quy định rõ ràng trong quy chế làm việc của UBTVQH, theo đó: Hoạt động của UBTVQH được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; Các cơ quan báo chí được tham dự, đưa tin về các hoạt động của UBTVQH tại khu vực dành riêng cho báo chí. Vì vậy, không có lý do hợp lý nào để UBTVQH hạn chế quyền tác nghiệp của phóng viên. Bởi suy cho cùng, hạn chế báo chí cũng là hạn chế quyền được tiếp cận thông tin của cử tri, hạn chế khả năng giám sát của cử tri lên đại biểu. 

Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, UBTVQH, cũng như Quốc hội có thể họp kín trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn, thảo luận các vấn đề thuộc về bí mật quốc gia. Các thủ tục thực hiện đã được nêu rõ, đó là “theo đề nghị của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng CP hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội”. Như vậy, pháp luật đã dự liệu và quy định thủ tục cho những trường hợp cần họp kín, và UBTVQH, khi cần họp kín cần theo các thủ tục này chứ không thể tùy tiện hạn chế báo chí bằng một quy định hành chính do Văn phòng Quốc hội đặt ra.

Không phủ nhận rằng gần đây có những phát biểu của Đại biểu gây ra tranh cãi trái chiều trong dư luận. Nhưng những tranh luận xã hội sẽ mang lại tác dụng tích cực hơn hơn là tiêu cực. Tranh luận và va chạm ý kiến là điều bình thường trong sinh hoạt nghị trường, giúp đại biểu có thêm thông tin và nắm sâu hơn vấn đề. Cử tri, qua những tranh luận công khai, có cơ hội để đánh giá và quyết định thái độ của mình với đại biểu do mình bầu ra.

Xét ở khía cạnh thực thi công việc của từng cá nhân đại biểu, ‘nghề đại biểu’, cũng như mọi công việc khác, đều luôn cần sự cầu thị, học hỏi để trở nên hoàn thiện hơn. Những phát biểu, dù là ‘lỡ lời’ là chuyện hoàn toàn bình thường. Đại biểu hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm để thực thi công việc tốt hơn. Làm được điều đó cũng đồng nghĩa với đại biểu đang ‘ghi điểm’ với cử tri của mình. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều đại biểu tham vấn ý kiến các chuyên gia trước khi phát biểu công khai ở nghị trường. Đó là xu hướng tích cực và đáng hoan nghênh, khởi nguồn từ việc công khai tranh luận và khẳng định vị trí của các cá nhân đại biểu.

Từ những phân tích kể trên, có thể nói các quy định hạn chế báo chí tham gia các phiên họp UBTVQH cần được xem xét và điều chỉnh lại.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TOÀN VĂN CÁO TRẠNG VỤ ÁN NHÀ HOẠT ĐỘNG TRẦN THỊ NGA


Nhà hoạt động Trần Thị Nga, lúc bị nhà cầm quyền bắt. Ảnh của báo chí nhà nước.

Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ mở phiên toà xét xử chị Trần Thị Nga (Thúy Nga)  trong hai ngày 25, 26 tháng 7 - 2017, tại 161 đường Trường Chinh, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; về tội danh cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN" theo Điều 88 BLHS. 
Vụ án được cho biết sẽ xét xử công khai.

FB Lương Dân Lý cung cấp toàn văn bản Cáo trạng dài 19 trang:
























Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÃY CHẶN BÀN TAY BỌN MƯU MÔ GIẾT MÔI TRƯỜNG BIỂN HÒN CAU!!!



Bộ TN-MT đã cấp phép cho Fosmosa ( của Trung Quốc) xả thải ra biển làm chết biển miền Trung, gây tang tóc đau khổ cho hàng chục triệu ngư dân biển . Bây giờ họ lại cấp phép cho nhà máy điện Vĩnh Tân1( cũng của TQ) xả thải 1 triệu mét khối chất thải ra biển Hòn Cau. Rồi môi trường biển Hòn Cau và biển Bình Thuận và Nam Trung Bộ sẽ chết như biển Bắc miền Trung thôi! Họ lừa dư luận rằng đây là NHẤN CHÌM chứ không phải XẢ THẢI! Sau khi báo chí và cư dân mạng lên tiếng phản đối, họ bảo CẤP PHÉP là chuẩn bị, còn đang nghiên cứu cấp diện tích biển. Hồ sơ xin cấp phép họ đưa cả tên TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học vào bị tiến sĩ phản đối.TS An nói:" Đó là sự dối trá chưa từng thấy đối với hoạt động khoa học ở Việt Nam, tôi không nghĩ người ta lại làm những việc quá sức tưởng tượng như vậy. Đó là một tiền lệ xấu!" ( theo báo Tuổi Trẻ ngày 21/7).Ngòai TS An, có 2 nhà khoa học đã lên tiếng bị mạo tên là Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Lê Thị Vân Linh! GĐ NMĐ Vĩnh Tân bảo rằng hồ sơ xin cấp phép chỉ là "hồ sơ ban đầu". Nghĩa là mới HỒ SƠ BAN ĐẦU, Bộ TNMT đã vội vàng cấp phép ! Có gì bí ẩn ở đây! Sao vội vàng thế?
Bà con ơi, dưới đây là những tấm ảnh về những rặng san hô cực đẹp ở đáy biển HÒN cAU, NƠI BỌN PHÁ HOẠI DỰ KIẾN SẼ XẢ RÁC THẢI. Nhà máy điện Vĩnh Tân chỉ cách Hòn Cau 9 cÂY SỐ THÔI!
LÀ NHÀ VĂN, NHÀ BÁO YÊU NƯỚC, TÔI KÊU GỌI 90 TRIỆU DÂN vIỆT HÃY LÀM MỌI CÁCH CHẶN TAY BỌN GIẾT BIỂN LẠI!!!
ảNH: Sn hô biển Hòn Cau. Nhà máy điện Vĩnh Tân nhìn từ Hòn Cau


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người nuôi cá tầm thăm lại bác Nguyễn Văn Tý- Nhạc sĩ của “Dư âm”

FB Nguyễn Trọng Cử

.
Nói thăm lại là năm 1982 khi còn là sinh viên học luật ở Đức về hè mình và anh Đức (con rể của Nhạc sĩ) – lúc đó là trợ lý của Bộ trưởng Đại học Tạ Quang Bửu – vào thăm Sài Gòn và ở nhà bác chừng một tuần gì đó. Tính mình hay nghĩ đâu đâu, đi đâu chả nhớ gì nên cũng chẳng nhớ gì về Nhạc sĩ, nhưng đọng lại vài ý ức của chuyến thăm lần ấy. Sáng dậy nghe tiếng đàn của chị Linh , con gái thứ hai của Nhạc sĩ – dạo đó vừa tốt nghiệp piano ở Nhạc Viên Tschaikowsky về thì phải – thật đẹp trong ngôi nhà khang trang của Nhạc sĩ.
Khi bận chị Linh nhờ mấy cô em gái (xã hội) đưa mình đi chơi, có em nói “Sài Gòn bây giờ không vui bằng một góc xưa kia (trước 75) anh ơi”, lúc chia tay có em nói lần sau về anh không gặp lại tụi em nữa đâu, tui em đi di tản hết rồi. Sau này khi quyết định ở lại Đức, làm ở Đặc trách ngoại kiều chuyên về Luật tỵ nạn thỉnh thoảng mình lại u ám nhớ đến câu nói đó và không biết con thuyền số phận chở các em trôi dạt về đâu.
Nhớ nhất là buổi thăm và trò chuyện ngắn với anh trai của Nhạc Sỹ: Một ông chủ cơ khí, sau khi cải tạo tư sản trở thành một người thợ trân trọng lôi từ trong vách ra một chiếc noong (quê mình dùng để phơi lúa) có câu khẩu hiệu viết bằng vôi “Tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh muôn năm”, khi mình chưa kịp hiểu bác đã giải thích thời Pháp thuộc mới có 31 thứ thuế dân Nghệ Tĩnh đã vùng lên, bây giờ hàng trăm thứ thuế con a. 
Tổ quốc và nỗi đau ẩn dấu dạo đó nhoà đi trong hoài bão của chàng trai trẻ hướng về phương xa. Rồi hôm nay lần bước qua các làng quê, núi rừng thân thuộc để đi nuôi cá tầm, đọc FB thấy nói nhiều về Nhạc sĩ, nghĩ bụng sao lại không dành chút thời gian ngó vào số phận của một người nhạc sĩ tuy mình không thân nhưng đã gặp và có sự quý mến, thông cảm sâu sắc với chị Mỹ – con gái đầu của Nhạc sĩ – từ năm 1982, nay đang âm thầm nhận hậu quả của một bài báo vớ vẫn nào đó.
Nói “thăm lại” là vậy. 
Mình đến khi chị giúp việc đang bón cháo gà cho bác, nhìn cách ăn của bác thật nhanh và ngon mình lấy làm lạ, chỉ người nông dân sau khi cày ruộng mới ăn ngon như vậy, nhưng bác này nằm liệt gường vẫn ăn ngon. Con người này có bản năng sống lớn đây! Chị giúp việc hỏi ăn tiếp hay nghỉ để tiếp khách. Lựa chọn nhanh không dần dứ là tiếp khách bác hỏi mình ở đoàn thể nào đến, mình trả lời mình đơn côi đi nuôi cá và mang theo “Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” đến thăm bác.
Cái này thông tin FB dạy cho mình, nếu mình nói từng ở nhà bác năm 82 và thân chị Mỹ, quen Linh thì bác sẽ phát kênh “Gia đình” đẫm nước mắt từ đầu đến cuối, mình chọn kênh “Quốc hội”, khen bác tự do về già có cuộc sống riêng giống như người già ở châu Âu không cần nhờ vả gì con cháu. Khi mình khen bác hạnh phúc: có nhiều tác phẩm để đời, nhiều người mến mộ, không gian tuổi già thế này là được. Bác mếu chuẩn bị khóc để chuyển sang kênh “gia đình”, mình liền lái: ông Đạt chủ tich Hà Tĩnh cũ bác có nhớ không, cháu ở gần nhà ông đấy ấy. Bác à một tiếng hỏi ông Đạt còn sống không. Mình nhớ giai thoại ông Đạt chở bác đi một vòng Hà Tĩnh để ông lấy cảm hứng sáng tác “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”, khi ở đường quốc lộ bác hỏi có con đường nào vào Nam nữa không, ông Đạt trả lời tiếng Hà Tĩnh “thiếu ẻ chi” (thiếu cứt gì), rồi bác chuyển thành trong bài hát “cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận”.
Đang nói chuyện thì bác yêu cầu bằng được thay áo để chụp ảnh cho đẹp. Nói chuyện chụp ảnh chị giúp việc vừa dịu dàng thay áo vừ ấm ức về báo chí nói về chị, mình thẳng cánh: chị chấp gì loại nhà báo vô học, chị cứ chăm ông cho tốt là được. Chuyện về Hà Tĩnh bác hỏi mình ở đâu mình bảo Đức Thọ, bác sáng mắt lên chặc lưỡi con gái Đức tho đẹp lắm nhỉ, nình bảo ừ đẹp, ngày càng đẹp.
Khách Hà Tĩnh đang ngồi thì một anh khách tự giới thiệu từ Bến tre đến “ông có nhớ con nữa không”, mình lấy cớ nhường chổ cho khách Bến Tre. Đứng lên nhìn bên phải lối ra có bảng to in chữ đỏ: Hà Tĩnh tài trợ cho ông 5tr. đồng/tháng cho đến hết đời.
Ra về ngoảnh lại lối vào nhà ông đập ngay vào mắt mình con số 96, nhớ ở phố Huế nhà ông ở Hà Nội cũng số 96. Hai con số đẹp giống nhau nhưng lại quay lưng với nhau chợt nhớ câu thơ
“Ai có biết thịt da là sông núi
Chia biệt người thành những khối cô đơn”
Rồi thương chị Mỹ, chị Linh. Tình thương bố đâu phải nhốt bố vào căn nhà đẹp ngày cho ăn ba bữa ngon. Các chị đã chọn cách yêu bố thật âm thâm sâu sắc: để cho bố tự do mọi kiểu như bố muốn “Anh đã âu sầu vì đường tơ vấn” hay để bố không phải “Thương con thuyền cắm con sào đứng đợi” ,rồi để bố có lúc nhỏ những giọt nước mắt chân thành vì con.
Còn nhà báo, “thiếu ẻ chi” cách viết về Nhạc sĩ “Dư âm”, mà chọn cách viết để cho người giúp việc muốn bỏ ông đi ở tuổi 95. “Dư âm” của Nhạc sĩ tài ba đang tắt dần vì loại nhà báo này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ ca sĩ xinh đẹp lạc quan trước ung thư đến giây phút cuối cùng


Nguyễn Tú - Lê Toàn
TNO - Sau hơn 10 tháng kiên cường chống lại bệnh tật, nữ ca sĩ Văn Ngân Hoàng (31 tuổi, ngụ Đà Nẵng) đã ra đi mãi mãi, để lại bao hoài bão dang dở tuổi thanh xuân.

Văn Ngân Hoàng yêu ca hát từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với những ca khúc Bolero đi vào lòng người. Tròn 20 tuổi, cô gái Đà Nẵng tham gia một số cuộc thi âm nhạc và giành giải Nhì cuộc thi Giọng hát vàng sinh viên toàn quốc 2008, top 12 dòng nhạc thính phòng cuộc thi Tiếng hát truyền hình HTV 2014.

Có chất giọng hay cùng chiều sâu về nghệ thuật, Ngân Hoàng nhận được lời mời của nhiều phòng trà nổi tiếng Đà Nẵng và từ đó cô trở thành giọng hát “đặc sản” ở Memory và Hợp Phố, TP.Đà Nẵng.

Tháng 7.2016 vừa qua, nhân kỷ niệm 10 năm ca hát, Ngân Hoàng cho ra album đầu tay mang tên “Dưới Giàn Hoa Cũ”. Ông Trần Công Dũng, chủ phòng trà Hợp Phố đánh giá, đây là một album được khán giả yêu nhạc đánh giá cao, chất giọng của Ngân Hoàng rất tốt, tâm hồn người nghệ sĩ sâu sắc, nên nhận được nhiều sự mến mộ.

Bất ngờ, 3 tháng sau khi phát hành album đầu tay, các bác sĩ thông báo Ngân Hoàng bị ung thư dạ dày, bệnh đã tiến triển sâu và lan ra nhiều bộ phận khác nên khả năng vượt qua không cao.

Mặc dù mắc bạo bệnh nhưng trong trái tim cô ca sĩ Đà Nẵng vẫn cháy bỏng tình yêu âm nhạc. 10 tháng cuối đời Hoàng vẫn miệt mài đi hát để cống hiến cho khán giả yêu mến.

Đêm nhạc 13.5 vừa qua tại phòng trà Memory là đêm cuối cùng khán giả thấy cô bé Hoàng nhỏ nhắn đứng trên sân khấu. Ngay sau đêm nhạc đó, bệnh của Hoàng trở nặng, phải nhập viện điều trị.

Gần 2 tháng tại bệnh viện là 2 tháng mà bất kỳ ai cũng phải thán phục tinh thần lạc quan của Hoàng. “Khi mọi người đến thăm em ấy, không bao giờ nhìn thấy sự đau đớn trong em. Hoàng sống những ngày cuối đời rất lạc quan, lúc đó trong em bùng lên một sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Và rồi em đã ra đi một cách rất êm đềm, nhẹ nhàng”, anh Lê Hồng Trọng, người bạn thân của Hoàng chia sẻ.


Sự ra đi của Ngân Hoàng để lại nỗi tiếc nuối khôn nguôi cho gia đình, bạn bè. Túc trực tại tang lễ của Hoàng, ông Trần Công Dũng, chủ phòng trà Hợp Phố chia sẻ: "Tôi rất cảm phục sự lạc quan chiến đấu với bệnh tật của Hoàng, đây là cô gái có bản lĩnh và nghị lực cùng sự tài năng”.

Mọi người biết Ngân Hoàng đều xót xa khi cô gái hiếu thảo luôn lo cho gia đình lại ra đi quá sớm. Bố Ngân Hoàng mất cách đây ít năm, anh trai đã có gia đình và ra ở riêng. Hoàng ở với mẹ là bà Trần Thị Kim Châu nên cô gái thay cha và anh chăm sóc mẹ.

Bà Châu cho hay, bà làm công nhân thu nhập không bao nhiêu, mọi việc trong nhà Hoàng đều thu vén.

“Từ nhỏ, Hoàng đã tự đi làm để trang trải, Hoàng dặn lòng phải xây mộ mới cho cha và làm lại nhà cho mẹ rồi mới lo cho bản thân, nay Hoàng đã làm được 2 điều đó rồi thì lại ra đi quá sớm”, bà Châu nghẹn ngào.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 cô gái Việt siêu giàu lên báo nước ngoài là ai?


Theo Hạ Nhiên/Dân Việt
Xinh đẹp, gợi cảm lại có cuộc sống xa hoa, 3 ái nữ Việt khiến nhiều người choáng ngợp.

Xuất hiện trên một tờ báo nổi tiếng của nước Mỹ, những hình ảnh về “Hội con nhà giàu Việt Nam” đang gây sóng trong giới trẻ Việt.

Bài viết giới thiệu về tài khoản Instagram có tên “Rich Kids of Vietnam” (Hội con nhà giàu Việt Nam) có hơn 34.000 lượt theo dõi, chuyên tổng hợp hình ảnh về cuộc sống xa hoa, cách ăn chơi, hưởng thụ sự giàu sang của giới trẻ Việt.

Mỗi hình ảnh “tự sướng” với ô tô, hàng hiệu, du thuyền, những cuộc vui chơi xa xỉ đều khiến người xem choáng ngợp. Trong đó, sự xuất hiện của ba cô gái xinh đẹp, gợi cảm thu hút sự chú ý hơn cả: Thảo Tiên, Jolie Nguyen, Trinh Hoàng, Huyền Baby… Đây đều là những cái tên nổi danh trong cộng đồng mạng Việt.

Thảo Tiên

Từ lâu, giới trẻ Việt đã biết đến cuộc sống đáng mơ ước của Thảo Tiên (sinh năm 1997) – em chồng “ngọc nữ” Tăng Thanh Hà và là ái nữ của đại gia máu mặt.

Trên báo nước ngoài, cô nàng xuất hiện trong bức ảnh “selfie” cùng loạt giày hiệu, diện váy bó sát quyến rũ và sang chảnh. Đây chỉ là một trong số rất nhiều hình ảnh thể hiện cuộc sống xa hoa của Thảo Tiên.


Sinh ra trong một gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam, Thảo Tiên thoải mái tận hưởng cuộc sống dư giả của một tiểu thư “lá ngọc cành vàng”. Cô nàng thường xuyên chia sẻ hình ảnh những chuyến du lịch xa hoa, nghỉ dưỡng ở căn biệt thự hoành tráng mang phong cách hoàng gia, check-in ở những nhà hàng sang trọng…

Nhan sắc xinh đẹp không thua kém hot girl của Thảo Trinh cũng là điểm thu hút sự chú ý. Gương mặt khả ái cùng thân hình quyến rũ giúp cô nàng tự tin khoe dáng trong mọi trang phục.

Jolie Nguyen

Diện bikini đỏ rực, khoe dáng nuột nà trên chiếc du thuyền sang chảnh – đó là hình ảnh của Jolie Nguyen trên báo nước ngoài.


Jolie Nguyen tên thật là Nguyễn Phương Mai (sinh năm 1997), được biết đến với danh hiệu Hoa hậu thế giới người Việt tại Úc 2015. Cô cao 1m70, sở hữu số đo ba vòng đáng mơ ước: 86-58-88.

Ngoài thân hình ngọc ngà, thắt đáy lưng ong, điều làm nên “thương hiệu” của Jolie Nguyen còn là gu ăn mặc sang chảnh và cuộc sống giàu có. Sau khi giành vương miện hoa hậu, Jolie Nguyen tích cực tham gia sự kiện giải trí Việt.

Trinh Hoàng

Trinh Hoàng (tên thật là Hoàng Tuyết Trinh, sinh năm 1993) là cái tên còn khá xa lạ với trẻ Việt. Hình ảnh về cuộc sống xa hoa của cô nàng đã nhiều lần xuất hiện trên Instagram “Hội con nhà giàu Việt Nam”.


Trinh Hoàng sở hữu gương mặt khả ái cùng phong cách ăn mặc quyến rũ. Trên trang cá nhân, cô nàng thường chia sẻ hình ảnh du lịch xa xỉ tại nhiều đất nước khác nhau khiến người xem phải ghen tị.

Sinh ra trong một gia đình kinh doanh tại Hà Nội, Trinh Hoàng có được cuộc sống dư giả, thoải mái. Tuy nhiên, cô gái 24 tuổi cũng đang nỗ lực phát triển sự nghiệp riêng trong lĩnh vực kinh doanh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang