Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Tắm một mình



Viết cả ngàn trang sách
Vẫn chưa nguôi tình đầu
tri âm người đã khuất
tim chưa rồi
đớn đau
Cõi ta bà mải miết
người cứ vui quên sầu
một buổi xem được mất
lại cười trừ
"không sao"
Bạn nhủ lời khôn dại
nghe thảng qua ầm ừ
chỗ ngồi quên chẳng giữ
cứ như là
vô lo
Áo khăn đời bụi bặm
thôi thì treo cành cao
Gặp suối trong im lặng
tắm một mình
đã sao?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao mình không thích nước Mỹ ?


Đây chính là lý do. Sao họ có thể đón nguyên thủ quốc gia, đối tác quan trọng, chiến lược trong một cái nhà kho như thế này chứ? Không thảm đỏ, không đại diện, để chỉ có quân ta đón quân mình thế này sao? Thất vọng về cường quốc toàn cầu Mỹ và cường quốc khu vực Việt Nam quá đi..!
 
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc không kèn không trống tới phi trường John F. Kennedy ở New York (Hình: Tuổi Trẻ Online). 


Không thấy bất kỳ một giới chức Hoa Kỳ nào có mặt trong buổi lễ đón thủ tướng VN khi máy bay chở ông Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn đáp xuống phi trường John F. Kennedy vào lúc 8 giờ sáng (giờ New York) hôm Thứ Hai, 29 Tháng Năm, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Donald Trump.


Hầu hết báo chí Hoa Kỳ không đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc đặt chân đến Hoa Kỳ mà chỉ có tờ Tuổi Trẻ cùng hai trang mạng Zing.vn và Vietnamnet nhắc đến. Tuy nhiên tin tức cũng như hình ảnh của ba tờ báo này không thấy nhắc đến một giới chức nào của Hoa Kỳ tham gia lễ đón.

Theo các trang này, “đón phái đoàn Thủ tướng Việt Nam tại sân bay JFK có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga.”

Ngoài một vài bức hình được chụp tại phi trường đăng ở ba trang mạng nói trên, không thấy có bất cứ hình ảnh nào khác nhắc đến sự kiện này từ các hãng thông tấn tại Mỹ.


Ngoài đoàn cán bộ CSVN tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc, không thấy có bóng dáng của nước chủ nhà ra đón Thủ Tướng Phúc tại phi trường JFK (Hình: Tuổi Trẻ Online)

Cũng theo Tuổi Trẻ, chiều cùng ngày, Thủ Tướng Phúc sẽ có các cuộc gặp riêng rẽ với một số doanh nhân thành đạt gốc Việt, trí thức Việt kiều và vợ chồng giáo sư Ngô Thanh Nhàn, người đang làm việc tại Đại học New York. Cũng trong tối này, ông Phúc sẽ có cuộc gặp và nói chuyện với cán bộ, nhân viên phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến New York

 - Tối nay (theo giờ Việt Nam) tức sáng 29/5 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Kennedy, New York, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.
Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đón Thủ tướng tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga và cán bộ Phái đoàn.

Thủ tướng thăm Mỹ,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,Nguyễn Xuân Phúc,Tổng thống Donald Trump
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến sân bay John F. Kennedy, New York. Ảnh: VGP
Ngày mai theo giờ Việt Nam, Thủ tướng sẽ gặp gỡ cán bộ phái đoàn Việt Nam tại New York và tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt.
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ (1977-2017), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, tại New York ngày 31/5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, tiếp đại diện thương mại và doanh nghiệp Mỹ, dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ.
Thủ tướng thăm Mỹ,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,Nguyễn Xuân Phúc,Tổng thống Donald Trump
Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đón Thủ tướng tại sân bay. Ảnh: VGP
Ngày 1/6 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Donald Trump, gặp gỡ một số nghị sĩ và bộ trưởng Hoa Kỳ, dự tọa đàm và gặp gỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu tại Quỹ di sản…
Thủ tướng thăm Mỹ,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,Nguyễn Xuân Phúc,Tổng thống Donald Trump
Ảnh: TTXVN
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện VN-Hoa Kỳ thời gian tới, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-den-new-york-375490.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cổ máy hủy diệt FORMOSA đã chính thức vận hành lò cao số 1


Lò cao số 1 được Formosa đưa vào hoạt động chiều 29/5 dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và 24h sau sẽ có kết quả. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường hôm nay, ông Hoàng Dương Tùng (Phó tổng cục trưởng Môi trường) cho biết Bộ Tài nguyên, chính quyền địa phương và các nhà khoa học sẽ giám sát gắt gao hoạt động của lò cao Formosa để tránh sự cố đáng tiếc. Trước khi bước vào giai đoạn này, Bộ và các đơn vị đã kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề an toàn.
Hệ thống xử lý nước thải của tập đoàn Formosa năm 2016.

Theo Bộ Tài nguyên Formosa đã đầu tư tài chính, công nghệ khắc phục 52 trên tổng số 53 lỗi, các công trình bảo vệ môi trường đã cơ bản hoàn thiện. Kết quả giám sát liên tục từ tháng 7/2016 đến nay cho thấy vấn đề môi trường đã được kiểm soát. Hội đồng giám sát chuyên ngành đề nghị cho công ty thử nghiệm vận hành lò cao số 1 trong 6 tháng. Riêng lỗi chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô, doanh nghiệp cam kết hoàn thành vào tháng 6/2019.

Liên quan đến môi trường biển miền Trung, ông Hoàng Dương Tùng cho hay số liệu quan trắc từ năm 2016 và gần đây cho thấy hệ sinh thái biển đang dần hồi phục. Bộ cũng khuyến cáo ngư dân không nên đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ.

Đầu năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, bồi thường 500 triệu USD. Số tiền này đang lần lượt đến tay người dân.

Tháng 7/2016, các cơ quan chức năng đã buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính. Trong đó, có những vi phạm như: thay đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ dập cốc khô (dùng khí trơ) sang công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của trạm xử lý nước thải sinh hoá theo cam kết...

Phạm Hương

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/formosa-ha-tinh-van-hanh-lo-cao-so-1-3591966.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn




Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển.

Chắc chắn hợp tác về kinh tế và an ninh sẽ là những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự chuyến thăm của ông Phúc khi hai bên mong muốn làm thực chất hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện mà hai nước thiết lập vào năm 2013. Chuyến thăm của ông Phuc cũng sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về các ý định kinh tế và chiến lược của Washington đối với Việt Nam. Ví dụ, Việt Nam sẽ muốn tìm hiểu liệu Hoa Kỳ có quan tâm đến việc đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương hay không, hoặc có hay không khả năng Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại với Việt Nam vốn lên tới 32 tỷ USD vào năm ngoái.

Tương tự, ông Phúc và đoàn của ông sẽ có cơ hội lắng nghe và tìm hiểu thêm thông tin từ các chủ nhà về chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông. Mặc dù Washington đã nối lại hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng khả năng chính quyền Trump thỏa hiệp với chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc nhằm đổi lại sự hợp tác của Bắc Kinh trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn là một mối quan ngại trong suy nghĩ của một số nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội.

Gần đây, Việt Nam đã làm ấm mối quan hệ với Bắc Kinh khi các lãnh đạo Việt Nam giảm chỉ trích công khai các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Chỉ hai tuần trước chuyến thăm của ông Phúc, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã đến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự hội nghị thượng đỉnh về Sáng kiến Vành đai và Con ​​đường (BRI). Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bản thân Thủ tướng Phúc cũng đã thăm Trung Quốc lần lượt vào tháng 1 năm 2017 và tháng 9 năm 2016. Những diễn biến này đã khiến một số nhà quan sát khu vực lo ngại rằng Việt Nam đang rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Tuy nhiên, với việc các tranh chấp Biển Đông vẫn là điểm nghẽn quan trọng trong quan hệ song phương và sức mạnh cứng gia tăng của Trung Quốc tiếp tục đặt ra cho Việt Nam một mối đe dọa an ninh đáng kể, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc không nên được xem như là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đã “đầu hàng” dưới áp lực từ Trung Quốc. Thay vào đó, do hầu hết các quốc gia trong khu vực đang hướng về Bắc Kinh, Việt Nam không muốn đứng một mình trong tư thế thù địch với Trung Quốc và đánh mất các lợi ích thương mại và đầu tư rất thiết yếu mà Trung Quốc có thể cung cấp. Quan trọng hơn, trong bối cảnh chính sách của Tổng thống Trump đối với khu vực vẫn còn mơ hồ, cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng là một cách giúp Hà Nội đề phòng trường hợp xấu nhất mà trong đó Hoa Kỳ có thể không còn quan tâm nhiều tới Việt Nam.

Chuyến đi của Thủ tướng Phúc tới Washington có thể được xem như là một bằng chứng khác cho thấy mong muốn của Hà Nội trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược giữa hai siêu cường. Quả thực, mặc dù đang ngày càng trở nên khó thực hiện hơn nhưng chính sách cân bằng này vẫn là lựa chọn khả dĩ nhất để Việt Nam có thể tiếp tục theo đuổi các lợi ích quốc gia của mình trong thời gian tới.

Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore.

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/05/30/viet-nam-tiep-tuc-chinh-sach-can-bang-nuoc-lon/#sthash.bHFAVTRw.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khối đá khổng lồ bị chẻ đôi như thể được cắt bằng tia laser từ hơn 10.000 năm trước



Trong sa mạc tại Ả Rập Saudi có một tảng đá khổng lồ, niên đại hơn 10.000 năm bị cắt đôi một cách đồng đều và nhẵn đến khó tin, giống như thể được cắt bằng tia laser của công nghệ hiện đại. Cho đến nay, đây là một trong những bí ẩn lớn nhất mà con người từng tìm thấy.


Tảng đá khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua do vết cắt quá ngọt và chuẩn từng milimet
. (Ảnh: Pinterest)

Nằm tại Ốc đảo Tamya ở Ả Rập Saudi là một tảng cự thạch bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, và cho đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng về nguồn gốc của nó dù cho đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết được đưa ra.

Tảng đá có tên Al-Naslaa, được Charles Huver phát hiện vào năm 1883. Như có thể thấy, khối đá cổ đại này bị cắt đôi thành hai nửa, mỗi nửa đứng trên một chân đế rất nhỏ, và không biết bằng cách nào chúng giữ được thăng bằng một cách đáng kinh ngạc sau chừng ấy thời gian, thậm chí không xê dịch một chút nào.

Khoảng cách giữa 2 khối đá từ trên xuống dưới đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Chính vết cắt ngọt không tì vết ấy khiến người ta nghi ngờ rằng nó được cắt bằng tia laser hay một công nghệ nào đó vô cùng hiện đại.

Thế nhưng nên biết rằng, thậm chí công nghệ laser là vẫn còn rất mới mẻ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay, tức là cách thời gian vết cắt này được tạo ra hàng ngàn năm. Làm cách nào con người thời đó có thể chẻ đôi một tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ?


Mặt sau của tảng đá. (Ảnh: Google Plus)

Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho nguồn gốc vết cắt, một trong số đó cho rằng nó bị cắt từ một hiện tượng tự nhiên chứ không phải do bàn tay con người. Từ cách đây rất lâu, đã có những rung động nhỏ trong lòng đất bên dưới tảng đá, tạo ra những vết nứt nhỏ trên bề mặt nó. Dần dần qua nhiều thế kỷ, những vết nứt ấy lan rộng dần rồi bất ngờ toác làm đôi ngay tại trung tâm tảng đá như chúng ta đã thấy. 

Thế nhưng lời giải thích ấy vẫn chưa thỏa đáng ở chỗ nếu là vết cắt tự nhiên thì nó không thể nhẵn và chuẩn đến từng milimet đến như thế được. Điều đó làm dấy lên một giả thuyết thứ hai, đó là đã từng có một nền văn minh vô cùng tiên tiến tồn tại quanh khu vực của tảng đá, bằng chứng là có những hình vẽ kỳ lạ được khắc lên mặt phẳng của nó.

Và có lẽ chính họ đã dùng những kỹ thuật nào đó rất cao siêu để cắt đôi tảng đá nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Nhưng theo thời gian, nền văn minh này đã bị quét sạch khỏi Trái đất. Nếu đó là sự thật thì lịch sử của nhân loại có lẽ sẽ phải viết lại.


Một trong số các hình vẽ bí ẩn được khắc trên mặt tảng đá. (Ảnh: Twitter)


Còn đây là hình khắc mặt người chăng? (Ảnh: taringa.net)

Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về Ốc đảo Tamya là có từ thế kỷ thứ 8 TCN, khi đó nó được gọi bằng cái tên Tiamat. Những dòng khắc bằng chữ tượng hình có từ thứ kỷ thứ 6 trước CN cũng được tìm thấy tại thành phố này. Vậy có khả năng đây chính là nền văn minh đã tạo ra nhát cắt ngọt như laser kia không?

Nếu đúng là thế thì họ đã sử dụng kỹ thuật nào? Tảng đá đó được cắt đôi để làm gì? Có phải nó chỉ đứng một mình hay là tàn tích của một công trình nào vĩ đại hơn? Chuyện gì đã xảy ra với nền văn minh ấy?

Hiện tại, tất cả những gì xoay quanh Al-Naslaa và vết cắt của nó, thậm chí cả vùng đất xung quanh nó, vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại.

TinhHoa.net

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 sự thật thú vị về chỉ số IQ

Chỉ số IQ cao có thể mang lại nhiều lợi thế trong học tập, làm việc. Tuy nhiên, IQ không phải hoàn toàn do yếu tố bẩm sinh tác động. Các nhà khoa học phát hiện một số yếu tố trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến IQ.
5 sự thật thú vị về chỉ số IQ - ảnh 1
Rất nhiều yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của một người - Ảnh Shutterstock
1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Trong một nghiên cứu vào năm 2016, các nhà khoa học đã theo dõi 180 trẻ. Các bé được chia làm 2 nhóm, một nhóm được bú sữa mẹ trong 28 ngày đầu, phần còn lại bú sữa bình. Khi lên 7 tuổi, những trẻ bú sữa mẹ có điểm kiểm tra chỉ số IQ cao hơn những trẻ chỉ uống sữa bình, theo Business Insider.
2. Trẻ dưới 3 tuổi ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất
Đó là những loại thực phẩm chế biến nhiều đường, chất béo, muối nhưng lại có rất ít vitamin hay khoáng chất. Trẻ dưới 3 tuổi ăn nhiều thực phẩm này thì khi lên 8 tuổi, các bé có điểm số bài trắc nghiệm đo lường trí tuệ của Wechsler (WISC) thấp hơn bạn bè.
Ngược lại, những trẻ ăn nhiều vitamin hay khoáng chất thì có điểm số cao hơn.
5 sự thật thú vị về chỉ số IQ - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Não là bộ phận bí ẩn nhất trên cơ thể con người và cũng là nơi quan trọng nhất. Nhưng ở một số người, não bộ họ rất đặc biệt, thông minh một cách khác thường và đó thực sự là món quà ưu ái tuyệt vời.
3. Nghèo có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ
Một nghiên cứu vào năm 2013 ở Đại học Princeton (Mỹ) cho thấy tình trạng nghèo túng, ít tiền có thể làm giảm khả năng nhận thức của não bộ.
4. Chỉ số IQ có liên kết với GDP
Nghiên cứu tiến hành năm 2011 trên 90 quốc gia của tạp chí Psychological Science cho thấy trí thông minh của người dân, đặc biệt là nhóm 5% thông minh nhất, có đóng góp lớn vào sản lượng kinh tế.
Theo đó, nếu chỉ số IQ trung bình của người dân một nước tăng thêm 1 điểm thì GDP bình quân đầu người có thể tăng từ 229 đến 468 USD.
5. Chỉ số IQ có thể liên quan đến EQ
Một nghiên cứu công bố năm 2013 cho rằng chỉ số IQ có thể mối liên kết tương quan với chỉ số thông minh cảm xúc EQ.
“Sự thông minh nếu được xét ở phạm vi rộng thì nó sẽ phụ thuộc vào khả năng nhận thức, khả năng tập trung, ghi nhớ và ngôn ngữ. Nó cũng phụ thuộc vào khả năng tương tác với người khác”, nhà thần kinh học Aron Barbey tại Đại học Illinois và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Ngọc Quý

Phần nhận xét hiển thị trên trang