Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Công văn hỏa tốc đề nghị các tỉnh 'giải cứu' lợn


Đọc tin "giải cứu lợn" đã thấy buồn cười. Cứu gì lợn, kêu gọi toàn dân hăng hái giết lợn thì có. Công văn của Bộ Lông Vịt toàn những câu sáo rỗng và biện pháp duy ý chí, chắc chẳng ai thèm quan tâm. Chỉ có một số người dân thương nông dân thì cố... ăn thịt lợn. Nhưng ăn cũng chẳng giúp gì được nông dân mà chủ yếu làm giầu cho các doanh nghiệp và cơ sở buôn bán lợn vì chúng lợi dụng cơ chế quản lý nửa thị trường, nửa hành chính hiện nay để cố tình mua rẻ, bán đắt kiếm lợi nhuận siêu khủng. Đáng buồn là câu kết của bài này: "Thực tế, ngành chăn nuôi lợn hiện nay đang bị “khủng hoảng thừa” dẫn đến giá lợn giảm rất mạnh nhưng vẫn khó bán". Thừa đâu mà thừa, khắp nơi đồng bào ko có thịt ăn nhưng doanh nghiệp vẫn bán giá cao độc quyền, nhà nước vẫn tìm mọi cách vơ vét hết tiền của dân vào ngân sách dưới nhiều hình thức. Xem thêm: Chính phủ vay hơn 600.000 tỷ bù đắp bội chi ngân sách đến 2018
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Công văn hỏa tốc đề nghị các tỉnh 'giải cứu' lợn
27/04/2017  Bộ NN-PTNT vừa mới có công văn hỏa tốc gửi các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị khẩn trương vào cuộc ổn định tình hình chăn nuôi lợn. Trong đó, cần tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất các sản phẩm thành phẩm và dự trữ thịt lợn góp phần tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi..
Công văn hỏa tốc của Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh "giải cứu" lợn khẩn cấp
Cụ thể, theo công văn của Bộ NN-PTNT, sau một thời gian phát triển nóng của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã bộc lộ một số tồn tại bất cập về thị trường. Trong đó, đặc biệt là thị trường thịt lợn. Giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã xuống thấp, gây thua thiệt lớn cho người chăn nuôi.

Nhằm từng bước ổn định và phát triển chăn nuôi nói chung, nhất là đối với chăn nuôi lợn (ngành chiếm tỷ trọng trên 70% thị phần các sản phẩm chăn nuôi cũng như cơ cấu tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của người dân), Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan triển khai một số giải pháp cấp bách trước mắt cũng như lâu dài để ổn định tình hình chăn nuôi lợn


Cụ thể, giao cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm hạ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể;

Tuyên truyền, khuyến cáo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rà soát quy trình sản xuất, điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua những khó khăn trước mắt; Chỉ đạo cơ quan thú y tăng cường công tác kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin, không để tình trạng cắt bớt các khâu quản lý dịch bệnh sẽ dẫn tới hệ lụy phát dịch trong thời gian tới.

Tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất các sản phẩm thành phẩm và dự trữ thịt lợn góp phần tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, quản lý tốt giá cả, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Về lâu dài, tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết, trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi; Triển khai các giải pháp tổng thể nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương (xác định địa phương phải chủ động là chính kết hợp giải pháp liên kết trong vùng và liên vùng).

Ngoài ra, cần rà soát, thống kê chăn nuôi để có qui hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi phù hợp với từng địa phương; vừa bảo đảm ổn định thị trường vừa bảo vệ môi trường chăn nuôi gắn an toàn thực phẩm…

Thực tế, ngành chăn nuôi lợn hiện nay đang bị “khủng hoảng thừa” dẫn đến giá lợn giảm rất mạnh nhưng vẫn khó bán.

B.H
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/bo-nn-ptnt-gui-cong-van-hoa-toc-de-nghi-cac-tinh-giai-cuu-lon-370080.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyện như cứt:

Chuyện đời chị Việt
Dạo ấy, chỉ có anh Nhật, vì ghét thằng Trung nên đã cho chị mấy đồng đi bác sĩ khám bệnh sau vụ hiếp dâm. Anh Nhật là con nhà có giáo dục, nghĩa tình với chị Việt vẫn còn. Tiếc là anh Nhật bị yếu sinh lý nên có cũng như không, chẳng giúp gì được cho bi kịch cuộc đời chị. Chị Việt có con trai. Năm ấy anh chàng này đã cố gào lên một câu tuyên bố không đánh đổi sự mất mát đau đớn của chị Việt lấy quan hệ với thằng Trung. Nhưng bây giờ, anh con trai này cũng chỉ ở nhà nghe Đàm Vĩnh Hưng hát Thành phố buồn.

Đêm đã về khuya, viết thời sự kinh tế xã hội thì thật kém duyên. Thế nên tôi xin phép viết truyện ngôn tình, đó là câu chuyện cuộc đời chị Việt.
Chị Việt vốn là người con gái đẹp. Chị có body với đường cong chữ S mà phụ nữ ngày nay phải nướng vào các thẩm mỹ viện hàng trăm triệu đồng, chịu dao kéo đớn đau, thậm chí có người mất mạng... mới có được.



Đáng lẽ hồng nhan thì phải có bạc tỉ. Nhưng tiếc thay, chị Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống vô giáo dục, bằng cấp thì có mà tri thức lại không. Bản thân lười biếng nhưng lại tiêu hoang, chị Việt ngày càng tha hoá.

Về kinh tế, chị Việt kiếm ăn bằng cách bán vốn tự có.

Năm xưa, khi mới được giao thừa kế đất đai, nhà cửa, để có tiền tiêu xài, vườn tược có gì chị mang ra bán hết. Miệng ăn núi lở, đến nay đất cũng chẳng có mà cạp, chị bán vốn tự có với mức giá của gái đứng đường nhặt vài đồng lẻ, chứ nào dám mơ được đi tour ngàn đô như giới showbiz. Doanh thu không bù chi phí, mỗi đợt bảo trì máy móc, chị lại phải chạy vạy vay mượn xóm giềng. Hàng năm kiểm toán chị Việt đều lỗ nặng, kinh tế gia đình ngày càng thê thảm, đàn con rách rưới, đói khát...

Hành nghề kinh doanh vốn tự có nên chị Việt quen biết nhiều. Anh nào đến chị cũng gật đầu. Anh nào chị cũng quan hệ. Anh nào chị cũng coi như tình nhân. Nhưng, hẩm hiu cho đời chị, khi lỡ dại bầu bí thì các anh mất hút.

Đau đớn nhất trong cuộc đời chị là gặp phải thằng Trung nhà hàng xóm. Nó là tình nhân của chị, thường xuyên ăn bánh mà không chịu trả tiền, quan hệ thì vô cùng thô bạo, không hề thương hoa tiếc ngọc, không xót thương cho phận liễu yếu đào tơ của chị.

Mấy năm trước, thằng Trung còn cả gan hiếp dâm chị Việt. Hầu hết khách hàng thân thiết của chị khi ấy làm ngơ, chẳng ai mủi lòng xót thương cho một thân phận hồng nhan bạc mệnh.

Năm ấy, khi chị Việt khóc hết nước mắt vì bị thằng Trung hiếp dâm, thì thằng Nga - chị vốn coi là người tình suốt mấy chục năm qua, lại đứng vỗ tay cổ vũ Trung. Còn gì đau đớn hơn không? Còn gì ê chề, nhục nhã hơn không?

Thất vọng về Nga, ánh mắt chị Việt nhìn sang anh Mỹ đợi chờ trong hy vọng. Khi còn sung sức, anh Mỹ bị hấp dẫn bởi thân hình sexy của chị, đã ngỏ lời cầu hôn không biết bao nhiêu lần, muốn xây nhà ở Cam Ranh để chung sống trọn đời bên chị. Chị Việt khi ấy đã lạnh lùng từ chối. Nay, khi chị nhìn Mỹ với ánh mắt van nài, thì anh lại hô to: America First!

Dạo ấy, chỉ có anh Nhật, vì ghét thằng Trung nên đã cho chị mấy đồng đi bác sĩ khám bệnh sau vụ hiếp dâm. Anh Nhật là con nhà có giáo dục, nghĩa tình với chị Việt vẫn còn. Tiếc là anh Nhật bị yếu sinh lý nên có cũng như không, chẳng giúp gì được cho bi kịch cuộc đời chị.

Chị Việt có con trai. Năm ấy anh chàng này đã cố gào lên một câu tuyên bố không đánh đổi sự mất mát đau đớn của chị Việt lấy quan hệ với thằng Trung. Nhưng bây giờ, anh con trai này cũng chỉ ở nhà nghe Đàm Vĩnh Hưng hát Thành phố buồn.

Đám con của chị thì vẫn đang đói khát. Có lẽ nào, chị lại yêu Trung.


Đêm nay thật yên lắng sau một ngày mưa bão sấm sét, chị lặng lẽ ngồi nhìn ra sân nhà, bên bình trà sen, mông lung suy nghĩ. Trước mặt chị là một màn đen mù mịt, tối như tiền đồ của chị Dậu...

Cuộc sống gia đình chị cơ cực hơn, lộn xộn hơn kể từ ngày chồng chị - cha già của các con chị đi xa mãi mãi. Anh ra đi để lại một túp lều tranh rách nát và đàn con thơ dại. Cũng vì chị đẹp như cô gái ngủ quên trong rừng, một vẻ đẹp hoang dã và vì miếng đất vàng tổ tiên để lại, nên đã có không biết bao nhiêu chàng trai thèm khát, muốn chiếm đoạt cả thể xác lẫn tài sản của chị. Gia đình chị dốc sức chống cự, dù có mất mát, dù có hy sinh chị cũng quyết phải giữ gìn tiết hạnh của mình và đất đai cho các con về sau.

Ngày ấy, những bữa cơm chỉ có canh rau với muối trắng nhưng đầy ắp tiếng cười, thằng lớn nhường cơm cho thằng bé, thằng bé nhường canh cho thằng lớn...

Bảo vệ được đất đai, vườn tược, chị vay mượn khắp nơi làng trên xóm dưới để xây nhà cho các con sống khang trang hơn, đàng hoàng hơn. Chị học người ta vay nặng lãi để đầu tư, kinh doanh, thấy người ta nói gì hay chị cũng thả tiền vào dù chẳng biết gì về nó. Mỗi ngành mỗi nghề chị đều giao cho các con quản lý điều hành. Chị tin các con chị giỏi giang. Các con chị giờ đã lớn, đã thoát kiếp nghèo bằng những đồng tiền chị đi vay. Chúng trở nên hư hỏng kể từ khi được giữ tiền. Bây giờ, các con của chị đứa thì nghiện hút, đứa thì cờ bạc, gái gú... Bao nhiêu tệ nạn xã hội, gia đình chị chẳng thiếu món nào.

Chỉ sau một thời gian ngắn, các ngành nghề đầu tư đa phần thua lỗ. Các con chị không giỏi như chị nghĩ. Trong khi mô hình kinh doanh của gia đình chị lại quá nhiều lỗ hổng, gây thất thoát, lãng phí. Vì thế, chẳng mấy chốc gia đình chị lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Làng trên xóm dưới, giờ đây không còn tin tưởng gia đình chị nữa. Họ cho rằng gia đình chị quen ngửa tay đi vay nên đang hạn chế cho vay mới và tăng cường đòi nợ cũ. Chị lo đến mất ăn mất ngủ...

Túng quẫn, chị nghĩ đến anh Nga làng trên và thằng Trung hàng xóm. Anh Nga đẹp trai hào hiệp nhưng nhỏ con và yếu sinh lý, còn thằng Trung hàng xóm thì xấu trai, bẩn tính nhưng to con khỏe mạnh. Chị V đẹp nhưng đầu óc không được minh mẫn như người khác. Vì thế chị đã quyết định dâng hiến nốt phần đời còn lại cho Trung, bất chấp Trung chính là kẻ đã không ít lần hãm hiếp chị.

Với bản tính khốn nạn sẵn có, Trung nhếch mép cười đồng ý với 1 điều kiện, chị phải xử lý hết đám con có tư tưởng ghét Trung trước. Trung biết trong số con đàn cháu đống của chị có nhiều đứa muốn quỳ gối trước anh nhưng cũng có những đứa tỉnh táo, ghét anh ra mặt. Trung muốn xử lý đám này. Việc xử thế nào là tuỳ chị. Trung sẽ xem xét cứu sau khi chị xử được đám con ấy.

Trên đường về, chị nghĩ, giết hết những đứa con ghét Trung sao? Dã man quá, chị sẽ không làm. Đánh nó cho thật đau, rồi bắt quỳ lên gai mít sám hối ư? Vậy nó giận bỏ đi rồi vạch trần thói hư tật xấu của gia đình chị thì sao? Cách này không ổn. Mà lấy cớ gì để phạt chúng nó đây? Chị thật sự rối bời với trăm phương ngàn kế, nâng lên đặt xuống vẫn không quyết được. Chị đành tổ chức họp gia đình.

Hôm họp gia đình, các con chị chia làm 3 nhóm: nhóm yêu Trung ngồi bên phải, nhóm ghét Trung ngồi bên trái và nhóm không chính kiến chạy loanh quanh.

Theo đề nghị của anh lớn tuổi nhất, phải đánh đòn với những đứa em được cho là góp phần khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn, tức nhóm ghét Trung. Cả gia đình đa phần gật đầu đồng ý vì biết trước phải có người bị phạt thì gia đình mới được Trung cứu giúp. Tuy vậy, trong lòng ai cũng hiểu các em ấy cũng chỉ là người phải gánh chịu vì cái gia đình này. Ngày ấy còn trẻ, các em cũng chỉ đi theo các anh, làm theo quyết sách của các anh và những gì các anh chỉ đạo mà thôi.

Chị V đau đớn bao nhiêu thì mấy thằng lớn thương Trung lại hỉ hả bấy nhiêu. Chúng nghĩ rồi đây Trung sẽ giúp chúng có tiền để trả nợ. Chúng muốn hưởng thụ bằng nồi da nấu thịt, bằng xương máu anh em mình.

Chúng không quan tâm, rồi đây thằng Trung sẽ vùi hoa dập liễu, dày vò tấm thân tàn tạ của mẹ chúng. Chúng quỵ luỵ Trung dù chính Trung là thằng đang rình mò cướp nốt cái ao mà gia đình chị đang nuôi cá ngay trước sân nhà...

Cái ao bây giờ đang dậy sóng.

Bạch Hoàn
(FB Bạch Hoàn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ tương lai trở về… hiện tại


Trong thế giới hữu hình, chúng ta có 3 chiều: dài, rộng và cao. Có thể xem khái niệm về không gian 3 chiều là quy luật bất biến của vật chất và vật thể. Bước sang dòng tư tưởng trừu tượng, người ta lại khám phá ra thêm một chiều nữa là “Chiều Thời Gian” luôn chuyển động không ngừng nghỉ.

Thời gian chi phối mọi biến đổi của cuộc sống cho dù rất khó có thể xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, cuộc sống của tất cả các sinh vật, dù muốn dù không, đều chuyển động theo chiều thời gian.

Hệ quả là sinh vật đi từ trẻ thơ đến tuổi già, vật chất lại tiến hóa từ lúc còn mới đến trở thành cũ. “Chiều của thời gian” chính là trình tự đi từ Quá Khứ, chuyển qua Hiện Tại và chấm dứt ở Tương Lai.

Từ không gian 4 chiều, con người lại chuyển sang một ý niệm trừu tượng, nếu không muốn nói là rất “hợp lý”: một ngày nào đó, người ta sẽ tạo ra một cỗ máy, tạm gọi là “cỗ máy thời gian”. Cỗ máy đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng gấp nhiều lần để người ta lùi lại thời Quá Khứ cũng như thấy được Tương Lai.

Vào năm 1895, nhà văn người Anh, H. G. Wells, dựa vào lý thuyết “chiều thứ tư” đã viết một cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng khi đề cập đến việc ngồi trong cỗ máy thời gian để trở về Quá Khứ hoặc nhìn thấy được Tương Lai.

“The Time Machine” đã được chuyển thể thành hai bộ phim cùng tên vào năm 1960 và 2002. Từ đó, cỗ máy thời gian đã tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn học cũng như giải trí như phim truyền hình và chuyện tranh.   

Yvette Mimieux và Rod Taylor trong phim “The Time Machine” năm 1960

Nhân vật chính của “The Time Machine” là một nhà khoa học, đồng thời là nhà phát minh ra cỗ máy. Ông sống ở Anh dưới thời Victoria và được Wells gọi là “Người du hành thời gian”. Cỗ máy mới thoạt trông cũng giống như bất kỳ cỗ máy nào, chỉ khác một điều là nó có bảng điều khiển để người du hành có thể bấm nút vào điểm thời gian để trở lại Quá khứ hay đi đến Tương Lai. 

Nếu có cỗ máy đó, chúng ta có thể nhìn lại Sài Gòn hay Hà Nội mà không cần lục lại những hình ảnh xưa như ta vẫn thường làm ngày nay. Chắc phải thú vị và hấp dẫn bội phần và điều quan trọng không ai có thể ngụy tạo những hoạt cảnh đó! Đơn giản vì hình ảnh mà ta lưu giữ có thể là đã bị photoshop nhưng hình ảnh ta nhìn từ cỗ máy thời gian sẽ hoàn toàn trung thực.

 Tác phẩm “The Time Machine” của H. G. Wells.
Ấn bản đầu tiên năm 1895

Đến năm 1948, nhà văn người Anh, George Orwell, viết một cuốn sách, không phải là “khoa học giả tưởng” như “The Time Machine” nhưng thuộc loại “chính trị giả tưởng”. Ông đặt tựa sách là “Nineteen Eighty-Four” mà sau này được đơn giản hóa chỉ còn 4 con số: “1984”.

“1984” là thời tương lai của năm 1948, chỉ cần đảo ngược 2 con số cuối, nhưng những chuyện xảy ra trong năm 1984 không đơn giản như việc đảo ngược những con số. George Orwell “tưởng tượng” vào 1984 sẽ có một nhà nước được gọi tên là Oceania (tạm dịch là Đại Dương), đó là một trong 3 siêu cường của thế giới sau cuộc thế chiến nguyên tử, hai siêu cường kia là Eurasia và Eastasia.

 Bản đồ thế giới năm 1984 gồm 3 siêu cường Oceania, Eurosia và Eastasia

Oceania chính là nước Anh và chuyện xảy ra ở thành phố “Airstrip One”, đó chính là thủ đô Luân Đôn đã được đổi tên. Khắp nơi trong thành phố tràn ngập chân dung của “Big Brother” (tạm dịch là Anh Cả) với khẩu hiệu “Anh Cả đang theo dõi bạn” (nguyên văn: “Big Brother is Watching You”).

Chữ viết tại Oceania vẫn là tiếng Anh nhưng là loại tiếng Anh “cải tiến”, được mang tên “Newspeak”. Có những từ ngữ mới như “doublethink” (suy nghĩ ngược lại với đường lối của Đảng), “thoughtpolice” (cảnh sát tư tưởng), “thoughtcrime” (tội phạm về tư tưởng)… Tiếng Anh vào năm 1984 là loại “tiếng Anh xã hội chủ nghĩa”, có tên là “Ingsoc” (English Socialism), khác nhiều so với “Oldspeak” là tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English).

Để hiểu rõ những gì được đề cập đến trong “1984” người đọc phải làm quen với một số từ ngữ trong “Newspeak”. Quy luật văn phạm đơn giản hơn tiếng Anh ngày nay rất nhiều, để cấu thành những tiếp đầu ngữ, Orwell dùng “plus_” như “plusgood”, phủ định chỉ dùng “un_”: “ungood” hay thể so sánh tuyệt đối, tác giả chỉ cần dùng “double plus_” như trong câu ca tụng Anh Cả: "Big Brother is doubleplusgood".

Trong “Newspeak”, “crimethink” là những suy nghĩ phản động, dễ biến thành tội ác về tư tưởng “thoughtcrime” và như vậy đi ngược lại với “goodthink” do Đảng đề ra. Nhân vật chính trong truyện đã viết trong nhật ký của mình:"Thoughtcrime does not entail death: thoughtcrime IS death”.

Cũng trong ngôn ngữ của năm 1984, “duckspeak” có nghĩa là kêu cạp cạp như vịt hay nghĩa đen là nói mà không suy nghĩ. “Duckspeak” có thể là một một từ diễn tả một ý tốt đẹp nhưng lại cũng là ý xấu xa, nói dối mà trong ngôn ngữ Newspeak gọi là “ungood”. Ý tốt hay xấu tùy thuộc vào người nói và cũng còn tùy vào quan điểm của Đảng.

Một công dân khi trở thành “unperson” (người chết) có nghĩa là người đó đã bị “bốc hơi” (vaporized). Hắn không những bị nhà nước giết chết mà sự hiện diện của hắn còn bị xóa sạch khỏi hồ sơ để hoàn toàn biến mất trong cuộc sống. Hắn không lưu lại một dấu vết nào đối với người sống, dù đó là bạn bè hay thân thuộc.


“Ingsoc” (English Socialism) là thứ tiếng Anh dùng trong năm 1984


Châm ngôn hành động của nhà nước Oceania được gói gọn trong 3 khẩu hiệu:

·         CHIẾN TRANH LÀ HÒA BÌNH (War is Peace)
·         TỰ DO LÀ NÔ LỆ (Freedom is Slavery)
·         DỐT NÁT LÀ SỨC MẠNH (Ignorance is Strength)

Mọi sinh hoạt hàng ngày ở Oceania đều thông qua những “thiết bị thu và phát sóng truyền hình” được gọi là “telescreen” để kiểm soát mọi hoạt động, riêng tư cũng như công cộng, của người dân. Người dân tại đây được chia thành 3 giai cấp chính:

(1) Giai cấp thượng lưu “Inner Party” (những người trong Đảng) là giai cấp thiểu số thống trị, chiếm 2% dân số;

(2) Giai cấp trung lưu “Outer Party” (những người ngoài Đảng), chiếm 13%;

(3) Giai cấp vô sản “Proletariat” bao gồm những người không thuộc 2 thành phần trên, họ chiếm 85%. 

Về mặt chính quyền, Đảng có 4 Bộ chính:

(1) Bộ Hòa bình (Ministry of Peace - Minipax) phụ trách quốc phòng và chiến tranh;

(2) Bộ Sung túc (Ministry of Plenty - Miniplenty) phụ trách các vấn đề về kinh tế, bao gồm nghèo đói và khẩu phần lương thực;

(3) Bộ Tình thương (Ministry of Love - Miniluv) phụ trách về pháp luật, kể cả việc tẩy não (brainwashing) và tra tấn (torture);

(4) Bộ Sự thật (Ministry of Truth - Minitrue) phụ trách về thông tin, giải trí, giáo dục, nghệ thuật, tuyên truyền…

“Big Brother is Watching You”


Nhân vật chính trong “1984” là Winston Smith, thuộc thành phần thứ 2, “Outer Party”. Anh đã bị tách ra khỏi gia đình từ nhỏ và sống trong một cô nhi viện, được nhà nước dạy dỗ để trở thành “đầy tớ trung thành của chế độ”.

Smith là một nhân viên trực thuộc Bộ Sự thật với nhiệm vụ biên tập lại lịch sử trong quá khứ để phù hợp với hiện tại. Anh còn có nhiệm vụ xóa mọi dấu tích của những người đã bị nhà nước cho “bốc hơi” (vaporised) để trở thành “unperson”, biến mất khỏi cuộc sống.  

Châm ngôn của Đảng là: "Kẻ nào kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: Kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ". 

Cái khó của Smith khi sống trong môi trường chính trị này là đòi hỏi trí óc phải vận dụng khi sửa đổi các tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, anh vẫn hứng thú với thứ gọi là "quá khứ thực" và dày công tìm hiểu về nó mặc dầu biết đó là một “thoughtcrime”.

Trong giai đoạn bị “cải tạo chính trị”, Winston Smith thừa nhận những tội trạng mà anh “đã làm” cũng như “không hề làm”. Cảnh sát tư tưởng đã khai thác anh trong “Phòng 101”, căn phòng đáng sợ nhất ở Miniluv. Tại đây, bất cứ ai cũng đều phải ở chung với thứ mà họ sợ nhất. Đối với Smith, đó là những con chuột. Chính những sinh vật này đã khiến Smith phải ngoan ngoãn chấp nhận việc “cải tạo”.

Cuối cùng có tin Oceania đã giành chiến thắng quyết định trước quân đội Eurasia. Đám đông nô nức ăn mừng ngoài đường phố và Smith cũng tưởng tượng mình có mặt trong dòng người đó. Anh nhìn lên bức chân dung của “Big Brother”, anh đắm chìm trong một giấc mơ là mình sẽ tự thú hết và rồi sẽ được… lãnh án tử hình. Anh sẽ được “bốc hơi”!

Tác phẩm “Nineteen Eighty-Four”, ấn bản đầu tiên năm 1949 

Ngay sau khi “Nineteen Eighty-Four” được xuất bản trong năm 1949 đã gây nhiều tranh cãi vì đó là di chúc của George Orwell với những khuyến cáo nhân loại phải cảnh giác trước mối đe dọa của nền độc tài cực quyền.

Cuốn sách của Orwell đã nổi tiếng đến độ trong kho từ vựng tiếng Anh xuất hiện một từ mới: “Orwellian” với hàm ý sự ngụy tạo của một nhà nước độc tài, chuyên chế. Năm 2005, tạp chí Time xếp “1984” trong số 100 truyện có số người đọc nhiều nhất.

Kể từ khi Donald Trump xuất hiện trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ, “Nineteen Eighty-Four” một lần nữa trở thành “best seller” với doanh số tăng vọt đến 9.500%. Riêng nhà xuất bản Penguin đã in thêm 75.000 cuốn nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của những người chưa đọc “1984”. Họ muốn tìm hiểu thêm giữa tiểu thuyết của Orwell và đường lối chính trị của Trump những gì tương đồng.

Cuốn truyện viết từ năm 1948, mô phỏng một thể chế “tương lai” vào năm 1984 và đến nay, năm 2017, có nhiều tình tiết để người đọc đối chiếu và chiêm nghiệm. Không phải chỉ ở riêng Hoa Kỳ mà hình như còn nhiều nước khác, trong đó có cả Việt Nam.  

Năm Orwell viết tiểu thuyết đã thuộc về Quá khứ, tên của cuốn sách ông đặt hàm ý thời Tương lai nhưng đối với người đương thời lại là Quá khứ. Như vậy, chỉ có cỗ máy thám hiểm thời gian mới có thể đưa ta chuyển động theo chiều thời gian.

Đó là lý do bài viết này có tên: “Từ tương lai trở về… hiện tại”!

Nhà văn George Orwell (1903-1950)

***

* Xem phim "The Time Machine" (202):
http://www.phimmoi.net/phim/co-may-thoi-gian-1688/

* Xem phim "Nineteen Eighty-Four":

* Xem bản dịch "1984" tại đây:

bg NNC

Phần nhận xét hiển thị trên trang
người ngoài hành tinh

Các nhà khoa học nêu giả thiết về thức uống của người ngoài hành tinh

© Ảnh: Pixabay / ColdSmiling

Các chuyên gia cho rằng cư dân các nền văn minh ngoài trái đất có thể không có chân tay hay đầu, họ uống mêtan lỏng thay cho nước.

Khí hậu và điều kiện sống trên các hành tinh khác không như ở trái đất, vì vậy hình thức sự sống chính sẽ không phải carbon, mà là silicon hoặc những yếu tố khác, — các nhà khoa học nhận định. Hơn nữa, người ngoài hành tinh còn chịu tác động bức xạ mạnh từ các ngôi sao và thiên thể.
Để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, cư dân các hành tinh khác phải uống mêtan lỏng thay nước. Có thể, họ không có tay chân và đầu như người trái đất đã quen nghĩ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Âm mưu của Trung Quốc đằng sau chiến lược “mình ong xác ve” tấn công vào Việt Nam?


A-

Nguồn: FB Thái An

(Blue)

Tình hình làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp TQ trở nên tồi tệ khiến nền kinh tế nước này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Thay vì tìm cách cứu vãn thì họ lại đi thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) dưới sự hỗ trợ bảo bọc của chính phủ. Đây là chiến lược “mình ong xác ve” – một chiến lược đầy nguy hại của Bắc Kinh đối với kinh tế toàn cầu. Ngoài việc giải quyết vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, chiến lược này còn cho thấy ý đồ thống trị thế giới của Bắc Kinh. Và Việt Nam đang là đối tượng tấn công mạnh mẽ nhất của TQ hiện nay.

Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp ở nhiều nước và chiến lược ‘mình ong xác ve’
Chiến lược “mình ong xác ve” là gì?

M&A là những thương vụ sáp nhập hết sức bình thường trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này của phía Trung Quốc viết tắt “M&A by Chinese” lại không đơn thuần như vậy, mà nó mang nhiều trọng trách khác nhau và ở tầm chiến lược quốc gia.

“M&A by Chinese” còn được gọi là chiến lược “mình ong xác ve” – doanh nghiệp nước ngoài nhưng thuộc sở hữu của Trung Quốc” là thủ thuật “tái cơ cấu” kinh tế. Phía Bắc Kinh dùng các doanh nghiệp như “công cụ” để thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nền kinh tế TQ vươn vòi ra thế giới

Các thương vụ “M&A by Chinese” thực hiện trong năm 2016 chiếm gần 1/3 tổng giá trị giao dịch toàn cầu, theo The Economist đăng tải ngày 11/04/2016. Chỉ riêng quý I/2016 giá trị các vụ M&A lên tới gần 100 tỉ USD, hơn cả con số 61 tỉ USD mà họ đã thực hiện trong cả năm 2015.

Theo số liệu của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) trong năm 2016, diễn ra 11.409 thương vụ M&A by Chinese tăng 21% so với năm 2015, với tổng giá trị tăng 11% đạt 77 tỷ USD. Trong đó, với 51 thương vụ có trị giá trên 1 tỷ USD. PwC cũng dự báo hoạt động M&A by Chinese sẽ giảm nhẹ trong năm 2017 và sẽ đạt mức kỷ lục mới vào năm 2018. Thương vụ đình đám nhất là chính là thương vụ ChemChina mua lại công ty thuốc trừ sâu và hạt giống Thụy Sĩ Syngenta với giá 43 tỉ USD.

Các quốc gia trên thế giới cảnh giác với động thái này TQ

Việc tăng tốc và đa dạng trong hoạt động của “M&A by Chinese” khiến cho chính quyền các nước nghi ngại rằng Bắc Kinh có thể dựa vào đó để phục vụ cho các mục đích phi kinh tế của họ. Vì thế các nước như Mỹ, Đức, Anh có nhiều biện pháp nhằm phá vỡ âm mưu đó.

Đầu tháng 12/2016, khi còn đương nhiệm chức vụ Tổng thống Mỹ ông Barack Obama đã quyết định can thiệp để ngăn chặn vụ Quỹ Đầu tư Phúc Kiến (Fujian Grand Chip Investment Fund-FGC) mua lại công ty điện tử Aixtron của Đức với giá 670 triệu euro, do lo ngại những công nghệ bán dẫn của Aixtron sẽ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự.

Trước đó chính phủ Mỹ cũng đã từng can thiệp vào vụ chuyển nhượng Tập đoàn hóa chất Syngenta của Thụy Sĩ với giá trị chuyển nhượng lên đến 43 tỷ USD, nhằm ngăn chặn nguy hại của thương vụ “M&A by Chinese” lịch sử này. Song đến nay, việc ngăn chặn không thành bởi không thể chứng minh được mục đích phi kinh tế của Bắc Kinh nên Mỹ đã phải chính thức chấp nhận cho thương vụ hoàn tất, theo The New York Times.

Trung Quốc tăng cường các thương vụ “M&A by Chinese” là một chiến lược “mình ong xác ve” đầy nguy hại cho kinh tế toàn cầu. Ảnh : enternews.vn.
Các nước “cấm cửa”, Trung Quốc xoay trục sang Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hết ngày 20/3/2017 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Singapore. Về số vốn mua cổ phần, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đứng vị trí thứ 2.

Các thương vụ “M&A by Chinese” đình đám ở Việt Nam: Đại Phước Lotus Đồng Nai, Dự án Waterpoint (với diện tích 350ha nằm ở Long An, ngay cạnh lối mở đầu tiên của tuyến cao tốc Tp.HCM-Trung Lương), Vinacafe bán 6,2 triệu cổ phiếu cho Gaoling Fund (TQ), Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam có tới 71% cổ phần của Pokphand (TQ). Ngoài ra TQ đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp nặng tại KCN Vũng Ánh Fomosa (thép), Nhà máy kẽm Lăng Cô – Chân Mây cùng các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân, nhà máy giấy Lee&Man …

Gần đây Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết, hiện TQ đang tìm mọi cách mua lại các nhà sản xuất thép thua lỗ của Việt Nam. Trước đó, Công ty thép Tsing Shan Iron và Yongjin metal hợp tác đầu tư nhà máy thép không gỉ 300.000 tấn/năm tại Nhơn Trạch, Đồng Nai…Và tổng công ty Thép Việt Nam đổ hàng ngàn tỷ liên doanh với Trung Quốc để khai thác mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, vốn đầu tư lên đến 6.000 tỷ đồng nhưng hiện nay nhà máy đang gánh lỗ 1.000 tỷ. Hầu hết các công trình có bóng dáng của doanh nghiệp TQ đều gây ra hệ lụy thi công chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng, thậm chí gây ô nhiễm mô trường trầm trọng.

Âm mưu đen tối của chiến lược “M&A by Chinese”

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh những thương vụ M&A để chuyển nợ ra nước ngoài, “hòa tan” nợ của họ vào các thương hiệu, tập đoàn thế giới. Việc này sẽ làm thay đổi đòn cân nợ, thay đổi cơ cấu nợ và qua đó lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.


Nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt.
Như vậy là từ chỗ “nợ ngập đầu ngập cổ”, sau khi thực hiện M&A thì tình hình tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc sáng hẳn lên, hệ số nợ vay/vốn sở hữu nằm ở mức “mơ ước”. Thế là doanh nghiệp lại có thể huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động của mình.

Hơn nữa khi giao dịch trên thị trường chứng khoán thì những giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được sáp nhập lúc này có bao gồm cả “nợ của doanh nghiệp TQ” trong đó và người mua cổ phiếu đương nhiên sẽ mua cả “nợ của họ”.

Ngoài nhiệm vụ chính là một bước đi dọn đường cho kế hoạch “thay tên đổi nợ” của chính phủ, để ổn định tình hình kinh tế trong nước, M&A by Chinese còn được Chủ tịch Tập Bình giao thêm trọng trách cực kỳ quan trọng: hiện thực hoá ý đồ thống trị thế giới của Bắc Kinh.

“Kinh tế gắn liền với chính trị” – một khi đã nắm được kinh tế của một quốc gia thì TQ gần như kiểm soát được nền chính trị của quốc gia đó, thông qua các con bài (doanh nghiệp) để đưa ra yêu sách buộc quốc gia đó phải đáp ứng. Và Nga hiện đang là nạn nhân của chính sách này, đương nhiên về mặt chính trị cũng không thoát khỏi sự điều khiển giật dây từ phía TQ.

Chúng ta cùng nhìn thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của doanh nghiệp TQ can thiệp từ các công trình quốc gia trọng điểm, đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Đằng sau việc tấn công ồ ạt vào nền kinh tế Việt Nam, ai dám đảm bảo rằng TQ không có mưu đồ chính trị? Liệu nền kinh tế của Việt Nam có lệ thuộc vào TQ như Nga hay không?

Nhưng trước mắt chúng ta đang bất lực trước vấn đề về chủ quyền biển Đông, mặc tình để TQ bồi đắp xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự, khuyến khích người dân ra đó sinh sống, xây trường học, nhà máy hạt nhân… Hay vụ Fomosa tàn phá môi trường biển của Việt Nam mà theo các chuyên gia hàng trăm năm nữa mới phục hồi lại được, ấy thế mà Fomosa chẳng những không bị đuổi cổ về nước, còn hoạt động trở lại như chưa có gì xảy ra. Vậy mà ta còn “trải thảm đỏ” chào đón các doanh nghiệp TQ ồ ạt sang Việt Nam? Liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu? Sẽ “đi tắt đón đầu” công nghệ 4.0 như PGS. TS Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế đã khẳng định chăng?

Triết lý kinh doanh của người Trung Quốc là “hại người lợi mình”. Doanh nghiệp Việt rồi sẽ ra sao khi mà các thương vụ M&A by Chinese ồ ạt tấn công vào Việt Nam? Bài học cảnh giác trước các mưu đồ của TQ là không bao giờ thừa. Đừng vì lợi nhuận mà biến mình thành “công cụ” cho chính phủ TQ thực hiện mưu đồ xấu xa.



Phần nhận xét hiển thị trên trang