Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Chỉ "Kiểm điểm nghiêm khắc.." thôi ư?

Những 'di sản' tai tiếng của ông Võ Kim Cự
25/02/2017 - Rời Hà Tĩnh ra Trung ương công tác, ông Võ Kim Cự để lại phía sau nhiều dự án với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang ngắc ngoải.
Thiết bị trị giá gần một nghìn tỷ đồng của Dự án 
thép Vạn Lợi bị bỏ không giữa nắng mưa.
Liên quan trực tiếp đến đại dự án Formosa, cuối năm 2010, khi ông Võ Kim Cự vừa được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh, với ý tưởng đón đầu đưa con em trong tỉnh vào làm việc tại các dự án ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong đó mục đích chính là cho dự án Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Dự án xây dựng Cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa).

Dự án được triển khai xây dựng tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh lúc đó, nay thuộc phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, với diện tích hơn 16ha, quy mô 5.000 học viên/năm. Sau nhiều năm xây dựng, nhìn bề ngoài, cơ sở đào tạo này như một công trình với hàng ngàn người làm việc tại đây.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, thời điểm năm 2013, ông Trần Đắc Hòa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, ngôi trường hoành tráng này chỉ có hơn 100 học viên, trong đó chủ yếu là các em theo học bổ túc văn hóa.


Mục tiêu ban đầu của tỉnh Hà Tĩnh là xây dựng trường để đào tạo con em trong tỉnh trở thành những công nhân kỹ thuật, cung cấp cho dự án Formosa. Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, mục tiêu này đã thất bại. “Với trình độ của đội ngũ giáo viên hiện có, có đào tạo các học viên ra cũng không bao giờ các nhà thầu nước ngoài nhận vào làm”, ông Trần Đắc Hòa nói.

Dự án nước đội vốn 2.500 tỷ đồng?

Đây là dự án đầy tai tiếng khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều dấu hiệu bất thường như kinh phí ban đầu là 1.850 tỷ đồng, nay chưa hoàn thành nhưng vốn bỏ ra đã lên 4.400 tỷ đồng (đội vốn 2.550 tỷ đồng), bao gồm vốn tự có, vốn vay và vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Theo kết luận của TTCP, dự án thể hiện sự “tiền trảm, hậu tấu” nóng vội, chủ quan và duy ý chí. Như việc chủ đầu tư chỉ định thầu cho nhà thầu là cổ đông của chủ đầu tư khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, chỉ định thầu trái luật…

Với mục tiêu cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng mà chủ yếu là dự án của Formosa, dự án này nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự. “Đặc biệt, chủ đầu tư cần tăng cường đôn đốc, giám sát các vị tư vấn, nhà thầu để thi công công trình đảm bảo thời hạn cấp nước cho các nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Vũng Áng như đã ký kết”, trích chỉ đạo của ông Võ Kim Cự trong một lần đến làm việc tại dự án.

Oái oăm thay, khi dự án đi vào hoạt động, đối tác số 1 là Formosa lại không “mua hàng”. Tức là không thực hiện cam kết như trước đây khi thực hiện dự án. Hiện chủ đầu tư của dự án như ngồi trên đống lửa vì Formosa không mua nước như cam kết ban đầu.

Dự án thép nghìn tỷ

Năm 2012, Dự án sản xuất thép Vạn Lợi tại Khu Kinh tế Vũng Áng được ngân hàng giải ngân gần ngàn tỷ đồng bỏ hoang đến hiện nay. Theo đó, năm 2008, dự án Nhà máy gang thép có công suất 500 nghìn tấn/năm được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Cty Cổ phần Gang Thép Hà Tĩnh (Cty GTHT) làm chủ đầu tư (vốn điều lệ 885 tỷ đồng).

Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động năm 2010, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương. Cty GTHT, gồm 4 cổ đông: Tập đoàn thép Vạn Lợi chiếm 58,4%; Cty Cổ phần đầu tư khoáng sản Hợp Thành 34%, còn lại là của hai cổ đông cá nhân. Tổng thầu thi công dự án là một tập đoàn của Trung Quốc. Phần lớn tiền đầu tư bằng vốn vay ngân hàng.

Chỉ vài tháng sau khi triển khai, Cty GTHT cơ bản đã đưa các hệ thống thiết bị về lắp đặt, xây dựng hệ thống nhà điều hành, nhà trộn… Đột nhiên, từ cuối năm 2009, những cán bộ, công nhân làm việc tại đây bắt đầu được chủ đầu tư thông báo tạm dừng thi công một số hạng mục và bỏ không cho đến hiện nay.

Năm 2013, Cty Sắt Vũ Quang (Cty con của Cty GTHT) bán 4.500 tấn quặng sắt đã qua sơ chế cho một đối tác ở Quảng Ninh. Con tàu chở 4.500 tấn quặng đang làm thủ tục rời cảng Vũng Áng, bỗng dưng Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ra thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng phải bốc dỡ 4.500 tấn quặng trở lại.

Gần nửa tháng con tàu bị giữ nhưng không có bất cứ cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về thủ tục tạm giữ con tàu này. Và con tàu đã rời Cảng Vũng Áng kèm theo biên bản xử phạt hành chính của Cảng vụ Hà Tĩnh vì “chưa làm thủ tục rời cảng”.

Giám đốc Cảng Vụ Hà Tĩnh thời điểm đó là ông Vương Bình Minh nói: “Lấy cơ sở gì mà giữ tàu của người ta. Mọi thủ tục đều đầy đủ hết, việc Cảng vụ Hà Tĩnh không làm thủ tục cho con tàu chở 4.500 tấn quặng rời cảng là vì thông báo của Chủ tịch Võ Kim Cự”.

Tại nhiều cuộc làm việc với liên quan đến vấn đề nợ nần của Cty GTHT, lãnh đạo các ngân hàng cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vẫn một mực ép các ngân hàng tiếp tục “bơm” tiền vào các dự án này.

Trao đổi với PV thời điểm năm 2013, ông Võ Tá Nam - PGĐ Chi nhánh Hà Tĩnh - Ngân hàng Phát triển VN, chủ nợ lớn nhất của Cty GTHT nói: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiều lần tổ chức các cuộc họp yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho Cty GTHT vay tiền nhưng không được chấp thuận”.

(Theo Tiền phong)

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/nhung-di-san-tai-tieng-cua-ong-vo-kim-cu-358345.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhớ Na Sầm


Mấy chục năm tôi không về Na Sầm
Thị trấn nhỏ kề bên dòng sông lạ
nhớ giàn nho, nhớ người em gái nhỏ,
voi đá có còn làm ầm ĩ khúc sông?
Vợ chồng anh mù có còn đó không
chẳng nhớ bằng cách nào họ sống được đời bán kim, buôn chỉ?
ngôi đền cũ Hưng Đạo Vương có một thời vắng vẻ
gần kề hang sâu còn nóng dấu tay người
Cây lim già còn đó hay đạn giặc đã đốn rồi?
Lô cốt cũ, giàn nho bà cụ Ngạn..
Đã một thời in dấu bước chân tôi
những ngày xa quê, xa Hà Nội..
Con dốc nào chạy sâu vào hang núi
đến nhà bạn thơ áo còn đẫm mồ hôi
chiếc bắp rưng rưng mẹ phần sẵn đáy nồi
sao quên được bạn nhường ta tấm áo..
Đường số bốn y như đường độc đạo
chỉ có thẳng ngay, không gian dối bao giờ
vận nước xoay vần bao cơn bão đi qua
Sông vẫn chảy, núi vẫn bền núi đá
Chỉ có tôi chút nữa thành xa lạ
lận đận công danh có lúc quên Na Sầm
bạn bầu một thời sao nhãng chuyện hỏi thăm
tôi đánh mất một phần mình nơi phố nhỏ..
Thưa vắng rồi bạn bè thời cơ khổ
Em gái lấy chồng, bạn cũ về quê
chỉ còn mãi núi sông
là mãi đợi tôi về!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người lính không sợ chết, nhưng ai cũng chỉ muốn về nhà


HUY ĐỨC (nhà báo)

+ Thêm một ngôi nhà cho vợ liệt sỹ Trường Sa: cô giáo Lại Thị Huế (Trường Marie Curie Hà Nội xây tặng)

"Thắp nén nhang thơm mát dạ người/ Hãy về vui chút, anh Trung ơi", thầy Nguyễn Xuân Khang đã làm mọi người lặng đi khi kết thúc bài phát biểu của mình như vậy. "Trung" là Phạm Quang Trung, đại úy hải quân QĐND VN, hy sinh ngày 18-7-2012 "khi đang làm nhiệm vụ" trên vùng biển Trường Sa. Thầy Nguyễn Xuân Khang là hiệu trưởng Marie Curie Hanoi School, Trường đầu tư 440 triệu xây tặng vợ và hai con của liệt sỹ Phạm Quang Trung một căn nhà.

Sáng nay, 13-2-2017, tại phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Nhịp Cầu Hoàng Sa (NCHS) và trường Marie Curie Hà Nội đã làm lễ mừng nhà mới cho cô giáo Lại Thị Huế.

Cùng chia sẻ niềm vui này với gia đình có các thầy cô ở trường phổ thông trung học cơ sở Hà Tiến, Hà Trung Thanh Hóa, nơi cô Huế đang dạy học; có các học sinh và giáo viên trường Marie Curie; có các nhà thơ Nguyễn Duy (sinh ra và lớn lên ở Hà Trung), nhà phê bình Ngô Thảo (Ngo Thao), nhà văn Nguyễn Quang Lập (người bắc nhịp cầu giữa NCHS và thầy Nguyễn Xuân Khang); có TS Nguyễn Quang A, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyen,Quỳnh Lê...; có các đại diện của chính quyền thị xã Bỉm Sơn, của phường Quang Trung (quê của liệt sỹ Phạm Quang Trung), của phường Phú Sơn (nơi cô Huế xây nhà mới).

Thay mặt Chương trình NCHS, nhà báo Nguyễn Thế Thanh nói: "Chúng ta đang ở trong một tuần lễ đặc biệt của tháng Hai, tuần lễ nhắc ta về cuộc chiến bảo vệ Biên giới trước quân Trung Quốc xâm lược diễn ra 38 năm trước, 17-2-1979. Năm 2016, cũng dịp 17-2, NCHS đã khánh thành một ngôi nhà cho cô giáo Vân Chi, vợ của đại úy Trần Văn Duẩn, đội trưởng trinh sát của đồn Biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai".
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội phát biểu tại buổi lễ

Đại úy Duẩn hy sinh trong một lần ngăn chặn sự thâm nhập Biên giới trái phép từ Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thế Thanh nói tiếp: "Tương tự, hôm nay chúng ta dự lễ mừng ngôi nhà mới này, ngôi nhà được trường Marie Curie xây tặng cô giáo Lại Thị Huế, ngôi nhà được xây bằng tấm lòng của thầy trò trường Marie Curie, không chỉ để tri ân liệt sỹ Phạm Quang Trung mà còn để nhắc chúng ta rằng, trong những ngày, tưởng như đất nước đang sống trong hòa bình, vẫn có những người Việt Nam phải hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc trước những thách thức đến từ Trung Quốc".

Thầy Nguyễn Xuân Khang, người, khi xây trường Marie Curie ở quận Từ Liêm, Hà Nội, đã cho đặt tên hai cổng, một cổng là Hoàng Sa, một cổng là Trường Sa, nhấn mạnh: "Đất nước chưa một phút bình yên! Tổ quốc chưa một ngày toàn vẹn lãnh thổ!".

Đại úy hải quân Phạm Quang Trung hy sinh ngày 18-7-2012 "khi đang làm nhiệm vụ" trên tàu HQ 710. Thân xác liệt sỹ Phạm Quang Trung vĩnh viễn nằm lại trên vùng biển Trường Sa. Sáu ngày sau khi chồng hy sinh, cô giáo Lại Thị Huế sinh người con thức hai, cháu Phạm Yến Thảo Hiền (24-7-2012). Mười hai ngày sau, Bộ Tư lệnh Hải quân cử người về Bỉm Sơn, thông báo với gia đình. Chị Lại Thị Huế nằm trong nhà nghe câu được, câu mất. Chị nhớ lại, dù chưa bao giờ hết hy vọng một phép màu nào đó sẽ đưa cha của hai đứa con nhỏ trở về, chị vẫn có cảm giác như mình không còn gì nữa. Năm đó, chị Lại Thị Huế 35 tuổi.

Trước khi anh Trung hy sinh, vợ chồng chị mua được một nền nhà rộng 80m2 trả góp tại số 57, đường Lương Đình Của, khu phố 4, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa; Năm 2016, mới trả xong nợ tiền mua đất và rất mong làm được ngôi nhà nhỏ để đưa hai cháu về ở gần ông bà nội. Chị Huế đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, ban ngành trong ngoài tỉnh để xin tiền hỗ trợ, nhưng cho tới giữa năm 2016 không có đơn vị nào hồi âm.

Tháng 7-2016, sau khi Nhịp Cầu Hoàng Sa (NCHS) thông tin và nêu ý tưởng xây tặng cô giáo Lại Thị Huế một căn nhà, thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng trường Marie Curie, đã cử cán bộ cùng NCHS về Bỉm Sơn thăm hỏi và đến nơi cô giáo Huế làm việc tìm hiểu thêm tình hình và sau đó, Trường Marie Curie đã quyết định xây tặng cô Huế một căn nhà.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, việc làm này của nhà trường không chỉ để cùng với NCHS tri ân những người lính Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên cương, biển đảo mà còn để giáo dục học sinh về lòng yêu nước và ý thức về chủ quyền, biển đảo.
Các cháu học sinh Marie Curie Hanoi School và thầy hiệu trường Nguyễn Xuân Khang.

Nhà thơ Nguyễn Duy nói: "Không phải người lính hy sinh vì Tổ quốc nào cũng nhận được sự tri ân như thế. Tôi, với tư cách là một người lính từng có mặt trong cuộc chiến tranh trước 1975, trong cuộc hiến tranh ở Biên giới Tây Nam và lên Biên giới Lạng Sơn ngay trong ngày 17-2-1979. Tôi hiểu, những người lính ra trận không sợ chết nhưng ai cũng muốn về nhà. Không có gì có thể bù đắp được sự hy sinh cho những người như liệt sỹ Phạm Quang Trung. Tôi chúc mừng cô giáo Lại Thị Huế có được một ngôi nhà khá khang trang. Nhưng tôi cầu chúc hòa bình cho đất nước, để không còn ai phải chịu mất mát hy sinh như gia đình cô Huế".

Sáu tháng trước đây, ngày 24-7-2016, khi chúng tôi ghé thăm trường THCS Hà Tiến, nơi cô giáo Lại Thị Huế đang làm việc. Tuy là sáng chủ nhật nhưng nhiều giáo viên cùng với ban giám hiệu đã có mặt để đón chúng tôi. Ai cũng quý mến cô Huế và ai cũng mong mẹ con cô Huế có nhà.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Sơn nói, "Chúng tôi làm tất cả những gì có thể để chia sẻ những mất mát của cô Huế và ở trường, cô Huế cũng là một giáo viên rất năng lực và mẫu mực".

Cũng tại đây chúng tôi được nghe một câu chuyện rất nhân văn.

Không chỉ có một mình cô Huế, ở trường Hà Tiến có hai cô giáo khác cũng là vợ lính hải quân: Chồng cô Phạm Thị Huyền là sỹ quan rada; chồng cô Mai Thị Kim Dung là cảnh sát biển vùng 4 - do có công cản phá giàn khoan Hải Dương 981, chồng cô được đưa đi đào tạo tại học viện Lục quân Đà Lạt (sỹ quan cấp chiến dịch).

Sau 9 năm lấy nhau, vợ chồng cô Kim Dung vẫn chưa có con vì gần như chưa bao giờ họ có dịp gần nhau đủ để cô thụ thai. Ban giám hiệu quyết định cho cô nghỉ vào đơn vị với chồng, với "nhiệm vụ: khi nào có thai mới được về". Kết quả là cô Kim Dung sinh được một cô con gái tới nay đã hai tuổi. Thầy Sơn nói: "Việc tôi làm không phải là hoàn toàn đúng nguyên tắc, nhưng tôi cho rằng có một nguyên tắc lớn hơn: Không thể để cho một người lính đang ngày đêm bảo vệ biển đảo, biên cương không có con chỉ vì xa nhà biền biệt".

Không phải ở đâu "chính sách hậu phương quân đội" cũng được làm một cách lặng lẽ, thiết thực và hết sức con người như ở nhà trường này.

Trương Huy San 
(Theo Facebook Trương Huy San, https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1206911292677383?pnref=story.unseen-section)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn cuối tuần: VI THÙY LINH HÓT VÉO VON CA TỤNG CỤ VŨ KHIÊU



Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu 
xanh xuyên thế kỷ 
  
Vi Thùy Linh 
11:48 17/02/2017 

Con người tầm vóc ấy không đơn thuần để dễ dàng ngợi ca với các danh từ, tính từ để tôn vinh. Dáng thanh, vầng trán rộng, chất chứa đối lập từ tầm vóc một trí thức lớn của Việt Nam vẫn làm việc trên 10 giờ/ngày ở tuổi 101.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dự án 6.000 tỷ liên doanh Trung Quốc vào 'danh sách đen'


24/02/2017 Tổng công ty Thép Việt Nam đổ hàng ngàn tỷ liên doanh với Trung Quốc để khai thác mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, nhưng sau nhiều năm, cú bắt tay này đã xuất hiện dấu hiệu bất lợi cho phía Việt Nam. Tổng đầu tư dự án 6.000 tỷ nhưng đang gánh lỗ 1.000 tỷ vì thế đã được xếp vào 'danh sách đen' 12 đại dự án ngàn tỷ thua lỗ nặng của ngành công thương.

Nhà máy gang thép Lào Cai vẫn đang hoạt động
 nhưng lỗ hơn 1.000 tỷ. Ảnh: L.Bằng
Nghìn tỷ “treo” trên núi
Một ngày giữa tháng 2/2017, PV.VietNamNet có mặt ở Nhà máy gang thép Lào Cai, với vốn đầu tư gần 5.400 tỷ, đó là chưa kể 400 tỷ đổ vào mỏ sắt Quý Xa. Ông Bùi Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), không giấu diếm việc nhà máy đang lỗ và số lỗ lên đến hơn 1.000 tỷ sau 2 năm vận hành. 



Bãi phôi thép của Nhà máy gang thép Lào Cai. Ảnh: L.Bằng

Theo báo cáo của VTM, ngay sau khi đi vào hoạt động, tháng 12/2014, VTM đã lỗ 91 tỷ đồng. Năm 2015 và năm 2016, do tiếp tục chịu ảnh hưởng của thị trường thép Trung Quốc nên VTM phải bán phôi thép theo giá thị trường ở mức thấp hơn giá thành, quặng sắt Quý Xa không tiêu thụ được theo kế hoạch, dẫn đến lỗ lũy kế đến hết năm tài chính 2016 lên tới 1.077 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của Tổng công ty Thép Việt Nam cho hay, theo báo cáo nghiên cứu khả thi 2 năm đầu dự án được lỗ 550 tỷ nhưng giờ lỗ hơn 1.000 tỷ. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, VTM đã lỗ vượt kế hoạch là 522 tỷ đồng.

Ngoài ra, VTM cho rằng, việc đặt một nhà máy thép trên miền núi cũng đã khiến dự án gặp bất lợi. Tổng giám đốc VTM Bùi Thanh Bình thừa nhận: Lý do khiến nhà máy này xây dựng ở Lào Cai là vì ở đây có mỏ sắt Quý Xa, chứ đúng ra trên thế giới này không có một đất nước nào đầu tư một nhà máy liên hợp thép trên miền núi vì bất lợi đủ thứ.

Cụ thể, theo báo cáo của VTM, do Nhà máy Gang thép Lào Cai được xây dựng tại địa bàn có nhiều hạn chế về hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực chất lượng cao,... nên việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất của nhà máy chủ yếu phải vận chuyển từ các nơi khác đến (như than cám từ Quảng Ninh, Than cốc từ Hải Phòng, thiết bị - phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc,... ).

Điều này khiến nhà máy phải chịu thêm một khoản chi phí như cước vận chuyển, thuế nhập khẩu làm tăng giá thành sản xuất, đồng thời dẫn đến việc cung cấp chưa kịp thời cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.

Nhưng, vấn đề của dự án gần 6.000 tỷ này lại không phải chỉ nằm ở con số lỗ nói trên, mà còn ở chính cơ chế liên doanh với Trung Quốc khiến cho việc điều hành kinh doanh gặp khó.

Vướng vì... cơ chế đồng thuận

Sau 10 năm hợp tác, hợp đồng liên doanh với Trung Quốc để khai thác mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai đã xuất hiện các dấu hiệu “cơm chẳng lành”.

Lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam (VNsteel) - đơn vị đã rót gần 1.000 tỷ vào liên doanh này cho hay, điều lệ của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện Kim Việt Trung có nêu: Các khoản đầu tư nội bộ có giá trị lớn hơn 100.000 USD đều phải theo cơ chế đồng thuận thay vì cơ chế tỷ lệ cổ đông, có nghĩa Hội đồng quản trị công ty muốn làm gì thì phải được toàn bộ thành viên hội đồng quản trị chấp thuận.


VNSteel đã rót gần 1.000 tỷ vào dự án gang thép Lào Cai và mỏ sắt Quý Xa. Ảnh: L.Bằng

Cho nên, dù đóng góp nhiều vốn hơn (Việt Nam 55%, Trung Quốc 45%), số thành viên HĐQT nhiều hơn (Việt Nam 4, Trung Quốc 3) nhưng phía Việt Nam không được toàn quyền tự quyết hoạt động của công ty mà phụ thuộc vào việc cổ đông phía Trung Quốc đồng ý hay không.

Ông Bùi Thanh Bình, Tổng giám đốc VTM, thừa nhận hợp đồng liên doanh này thực tế đang gây khó khăn cho vận hành dự án. Bởi vì Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh theo cơ chế đồng thuận thì mọi cái đều phải được thống nhất, đó là yếu tố gây khó cho điều hành do việc lấy ý kiến các cổ đông mất nhiều thời gian.

Lãnh đạo của Tổng công ty Thép Việt Nam cũng nhìn nhận, hợp đồng liên doanh tại Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung theo nguyên tắc cơ chế đồng thuận đang là một bất cập. “Các bên cơ bản phải đồng ý hết mới quyết được. Giờ có cái mình có thể quyết ngay nhưng không quyết được”, vị này cho biết.

Trong khi đó, đại diện của Bộ Công Thương cũng chỉ rõ vướng mắc trong hợp đồng liên doanh theo “cơ chế đồng thuận” thay vì “tỷ lệ cổ đông” là “nút thắt” cần phải được tháo bỏ tại dự án mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai.

Một chuyên gia không khỏi băn khoăn khi phía đối tác Việt Nam, ở đây là Tổng công ty Thép Việt Nam, lại lựa chọn một cơ chế có phần bất lợi cho chính Việt Nam trong việc đầu tư dự án này. Bởi, cơ chế đồng thuận tại dự án này khiến phía Việt Nam hoàn toàn mất quyền chủ động trong việc vận hành dù góp vốn nhiều hơn, chi phối về nguyên liệu đầu vào. Giả sử phía Việt Nam muốn đầu tư thêm một hạng mục nào đó để nâng cao hiệu quả dự án mà phía cổ đông Trung Quốc không đồng tình thì cũng chịu.

Lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam giải thích: Cơ chế đó theo Luật Đầu tư từ 2005. Khi đàm phán thời điểm đó thì tỉnh Lào Cai, rồi Chính phủ cũng phê chuẩn hợp đồng liên doanh đó. Bối cảnh hiện nay đánh giá sao ngày xưa theo cơ chế đồng thuận thì rất khó. Chẳng hạn, các liên doanh của chúng tôi từ trước năm 2000 với Nhật Bản, Hàn Quốc đều theo cơ chế đồng thuận hết. Bây giờ chúng tôi cũng có cái lợi. Hiện mấy liên doanh với Hàn Quốc, Nhật Bản có tỷ lệ vốn ít hơn nhưng chúng tôi được quyền phủ quyết, nếu không đồng ý thì phía kia cũng không làm được. Ngược lại, tại VTM, mình có nhiều vốn hơn nhưng cũng không làm được.

"Giờ phải gỡ nút thắt đó vì bối cảnh nay đã khác, phải thay đổi cho phù hợp với luật lệ, tình hình hiện tại", lãnh đạo VNsteel nói và thừa nhận, điều này không dễ vì đụng chạm lợi ích của cổ đông Trung Quốc.

Lương Bằng
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/du-an-6-000-ty-lien-doanh-trung-quoc-them-1-trai-dang-ngan-ty-357593.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 truyện cực ngắn



QUÁ KHỨ...

Chúng tôi đã đi qua một cuộc chiến. Cha tôi nói:
“Đó là một hợp đồng. Xương máu đã được quy ra tiền và biến thành cơ hội làm ăn của các nhà ngoại cảm.”
Tôi đã ở đó, nhìn cha ngồi vào một cái bàn lớn, cùng với nhiều người, ký tên. Chữ ký của cha khá ngoằn ngoèo, vì tên của cha rất dài. Cha nói:
“Con phải chờ đợi cho đến khi mọi thứ được an toàn. Khi khói lửa đã tan, sẽ có người xuất hiện và vẫy tay chào những người may mắn sống sót, từ một lễ đài.”
Tôi không hiểu cha muốn gì, nhưng tôi vẫn nhớ nụ cười của cha khi ông tả với mọi người về đứa con trai của ông, là tôi. Với đôi dép râu và chiếc mũ vải mềm lãng tử, rất đẹp và hợp mốt, cha lúc ấy đã ba mươi tuổi, gấp đôi tuổi của tôi.
Tôi hỏi cha:
“Cha ơi, cha vừa nói gì với mọi người thế?”
“Con đã thành một người máy.” Cha nói.
“Người máy?” Tôi hỏi.
“Ừ, nhìn vào con ai cũng biết đúng là như vậy.”
“Chỉ cần nhìn thôi ư?” Tôi hỏi.
“Thôi nào, bạn ơi...” Cha cười và nói tiếp với tôi. “Tôi biết bạn không hiểu, vì tôi cũng đã từng cố hiểu một vài lần, và cuối cùng tôi cũng không thể hiểu.”

CÁCH MẠNG...

Nàng nhìn vào đứa con trai bé nhỏ của mình, tự hỏi: “Không biết nước mắt đang biến đi đâu?” Cuối cùng nàng quyết định: “Chúng ta sẽ cùng chờ Công lý.”
“Nhìn này,” một người nông dân trong làng nói với nàng, “những vết bầm tím.”
Cơn gió đã thổi qua thi thể đứa con trai bé bỏng, và nàng nhìn đăm đăm vào những vết bầm tím mà người nông dân vừa chỉ. Người nông dân vẫn nghẹn ngào: “Tôi không chắc lắm, nhưng các nghĩa quân, các nghĩa quân... Họ đã bắt chước phong cách của Quân chính phủ.” Ông ta vẫn lắp bắp: “Tôi không biết, tôi không biết. Những nghĩa quân cách mạng, bây giờ họ đã tàn ác y hệt như quân chính phủ...”
Nàng thốt ra một tiếng nấc, và để che giấu, nàng nói với người nông dân: “Nó chỉ là một cậu bé ở nông trại. Chắc ông cũng không biết nó là con ai, phải không?”
Thi thể đứa bé chồm lên, ôm lấy mẹ của mình, khóc những tiếng nức nở.
Nước mắt của nàng rơi thành những hạt bụi, li ti, và không bao giờ còn bay lên...

SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁCH MẠNG...

Sau cuộc cách mạng, nàng lơ lửng trên mặt đất, và nhìn những con tàu vũ trụ chuẩn bị rời bệ phóng, bay vào không gian.
“Thật kỳ diệu.” Nàng nhủ thầm và ước gì mình có thể khóc cho hàng triệu người đã chết.
“Họ sẽ không còn nghe chúng ta.” Một kẻ đối tác của nàng nói. “Chúng ta đã cho phép họ được trả giá. Và họ đã trả giá, không rẻ. Có lẽ do họ chưa quen mua bán.”
“Chúng ta không bao giờ sai lầm?” Nàng hỏi.
“Tất nhiên chúng ta có thể. Nhưng cả triệu người mà nàng đang muốn khóc thương cũng đã hoá thành những phôi người đông lạnh. Họ vẫn tồn tại cho đến khi chúng ta tìm thấy một hành tinh khác cho họ sinh sống. Chúng ta sẽ hướng dẫn họ và nhắc nhở họ về số phận của Trái đất.”
“Tôi biết điều đó!” Nàng nói.
“Và chúng ta sẽ thành công.” Kẻ đối tác của nàng nói.
“Như vậy là kiêu ngạo!”
Nhưng thật ra cũng chẳng ai còn gì để mà kiêu ngạo. Họ và nàng cùng rách nát và thảm hại như những kẻ ăn mày. Nàng biết điều đó, và lặng im nhìn những con robot hoang tưởng mang dép râu đang đứng lố nhố quanh con tàu vũ trụ. Chúng đóng mở một cái gì đó để con tàu chuẩn bị khởi động. Có lẽ chúng đang lắp thêm một ít ốc vít cho con tàu...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

DANH HIỆU KHÔNG PHẢI HÀNG HÓA ĐỂ NGỒI ĐÓ MÀ BAN PHAT


Bùi Hoàng Tám




 Người tốt thường có lòng tự trọng nên không đi xin bằng khen. Chúng ta phải tìm đến họ để khen thưởng kịp thời, các cơ quan chuyên môn phải làm việc này”. Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ngày hôm qua ( 23/2).


 (Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Có lẽ trong tiếng Việt, hiếm có từ nào đa nghĩa và được sử dụng “muôn màu, muôn vẻ” như từ “chạy”. Nào là chạy đi - chạy về, chạy nhanh - chạy chậm, chạy tàu - chạy xe, chạy pin - chạy điện, chạy thày - chạy thuốc, chạy ăn - chạy làm… gần đây còn có thêm chạy chức - chạy quyền và cả chạy bằng khen - danh hiệu.
Vào trang tìm kiếm Google lúc 14g42 phút ngày 23/2/2017 với cụm từ “chạy danh hiệu” cho ra hơn 7.600 kết quả (0,41 giây) cho thấy chuyện này phong phú đến mức nào.
Tuy cho đến thời điểm này, hình như chưa có vụ việc “chạy danh hiệu” nào bị phát hiện nhưng trong dư luận, nó không còn xa lạ. Điều này cũng đúng thôi bởi chưa phát hiện không có nghĩa là không có mà chỉ chưa (hoặc không) “bắt tận tay, day tận trán”. Song, sự hoài nghi về chuyện này trong dư luận thì không ít.
Vụ việc lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thăng tiến vù vù, khen thưởng tới tấp, dồn dập. Chỉ trong vòng khoảng 3 năm (2009 - 2010 - 2011), PVC hai lần nhận Huân chương Lao động, một hạng Nhì, một hạng Nhất rồi cả danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới…
Tuy chưa (hoặc không) biết rõ có hay không chuyện “chạy” nhưng không khỏi khiến dư luận hoài nghi Và càng hoài nghi hơn, khi bà Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà khẳng định như “đinh đóng cột” rằng, việc phong tặng các danh hiệu trên “rất thỏa đáng và đầy đủ” để giờ đây, sự việc thế nào chắc mọi người đều đã rõ.
Trở lại với lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông đã rất thấu hiểu tâm tư bởi những người có tài năng, giàu tự trọng họ không bao giờ xin xỏ. Thậm chí với không ít người, việc xin cho còn là sự xúc phạm danh dự cá nhân. Nhớ lại cách đây ít lâu, trong qui chế xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật qui định các tác giả phải có đơn và có một người đã giữ vững quan điểm không làm đơn “xin” giải thưởng.
Đó là Nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, “Như có Bác trong ngày đại thắng, “Đêm trên Cha Lo”, “Tiến lên Đoàn viên”, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”…
Tuy nhiên sau đó, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã gửi Công văn đề nghị đặc cách và cuối cùng, năm 2012, ông vinh dự được trao tặng danh hiệu cao quí này.
Trong lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm qua, Thủ tướng không chỉ nói rõ “người tốt thường có lòng tự trọng nên không đi xin bằng khen” mà còn đặt ra một nhiệm vụ cho những người làm công tác thi đua, khen thưởng, đó là “phải tìm đến họ để khen thưởng kịp thời, các cơ quan chuyên môn phải làm việc này”.
Quá đúng bởi việc khen thưởng là hình thức tôn vinh nên phải “tìm đến họ để khen thưởng kịp thời” chứ không được ngồi đó chờ họ đến “xin” rồi “cho” như một hình thức ban phát. Càng không để họ “chạy” vì khi đó, danh hiệu sẽ thành mặt hàng và khi đã là hàng hóa thì đều có giá “đắt” hay “rẻ”.
Trong khi, danh hiệu là tài sản vô giá. Mặt khác, nếu như có tình trạng “chạy” danh hiệu thì những ai đó tham gia chắc chắn là ít lòng tự trọng và không xứng đáng bởi nếu xứng đáng và có lòng tự trọng, họ không bao giờ “xin xỏ”, “chạy chọt”.
Khen thưởng những người không xứng đáng không chỉ làm “rẻ rúng” danh hiệu mà còn xúc phạm đến những người chân chính, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám

Phần nhận xét hiển thị trên trang