Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Không thể để mặc cái ác tồn tại


>> Chính quyền Trump tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc
>> Thêm bằng chứng xài tiền ODA sai mục đích ở Việt Nam


Hà Phạm
(Dân Việt) Mẹ các em đã đưa các em trở lại cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngay hôm sau để tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để đinh tặc tồn tại?

Chị Thanh Huệ, một người mẹ mới ngày hôm kia cùng hai con đi xe máy qua cầu Nhật Tân (Hà Nội), bị vướng đinh, xẹp lốp…Chị đã quyết định không gọi những số máy nhận vá xe nhan nhản trên cầu, mà cùng hai con dắt xe đi bộ, để các con từ chỗ thắc mắc về một cái đinh hình như không ngẫu nhiên đâm vào lốp xe, hiểu thêm về cái chúng ta vẫn gọi là nạn đinh tặc. Để cuối cùng, hai cậu bé đã nhặt được 89 cái đinh trên đoạn đường 2 km để đến chỗ vá xe đầu cầu phía huyện Đông Anh.

Người mẹ ấy đã dạy con một cách tuyệt vời! Không phải vì dạy con nhặt đinh trên đường, mà hơn thế, lần đầu tiên, có một người dũng cảm, kiên quyết đấu tranh với đinh tặc. Có thể cả ba mẹ con rất mệt mỏi vì phải dắt xe máy đi bộ trên cầu, nhưng không để những kẻ coi miếng vá xe mấy chục ngàn đồng hơn tính mạng con người được đắc ý. Chị đã truyền sự dũng cảm ấy cho con mình. Hai cháu lớn lên nhất định sẽ thành những người hiểu biết, sẽ không thỏa hiệp với cái ác, cái ác thể hiện bằng hành động rải đinh trên cầu, trên quốc lộ, như chúng ta lâu nay chỉ lên án rồi bất lực đứng nhìn.

Chưa đầy 2 tháng trước, những cái đinh sắt 3 chạc, nhìn như những cái chân gà, đầy hiểm ác, rải đầy trên tuyến QL1A, đoạn qua địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), làm dư luận rất bức xúc. “Các cơ quan chức năng chưa tìm ra được thủ phạm” là công bố sau cùng về chuyện này. Có lẽ số lượng đinh nhiều đầu nhọn ấy chưa ăn thua gì với số đinh được rải ra trên QL 51, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai tháng 8 năm ngoái. Đinh nhiều đến nỗi lãnh đạo xã Tam Phước (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, đã phải thành lập Đội xung kích tình nguyện chống tội phạm rải đinh. Đội này tổ chức hút, nhặt đinh và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa “đinh tặc” trên QL 51. Họ sử dụng xe nam châm, gậy gắn nam châm dọn sạch tuyến đường vào mỗi đêm để bảo vệ người dân. Thậm chí Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa đã thưởng nóng 2 triệu đồng và trao bằng khen vì thành tích phòng chống “đinh tặc” trên QL 51 cho Đội tình nguyện này. Điều cần nói, họ tự bỏ kinh phí hoạt động, được khích lệ rằng có sự bảo vệ của công an. Nếu không có đội tình nguyện chống tội phạm rải đinh, rất có thể trên đoạn đường này tội phạm rải đinh còn hoành hành. Điều tôi muốn nói chỉ là, các cơ quan chức năng ở đâu trong trường hợp này? Vì không thấy thông tin về xử phạt những kẻ rải đinh trên đường. Phải chăng chính quyền chỉ trông chờ vào đội tình nguyện?

Thế nơi nào không có đội tình nguyện thì nạn rải đinh vẫn tiếp tục, chắc vậy!

Không thể hiểu được đông cơ của những kẻ đem đinh rải trên đường. “Tội phạm rải đinh” là một cách gọi đúng đắn, và đã là tội phạm thì cần trừng trị theo đúng luật pháp. Xe đang lưu thông với tốc độ cao, nếu bị đinh cắm, rất dễ mất thăng bằng, gây nguy hiểm tính mạng. Đã nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, tuy nhiên chẳng ai đưa ra con số thống kê đầy đủ. Tội rải đinh, cũng như tội ném đá vào tàu xe đang đi trên đường, khiến mọi người uất giận và kinh tởm, nhưng chỉ mặt gọi tên thủ phạm lại rất ít. Vẫn cứ phải đặt ra câu hỏi, cơ quan chức năng ở đâu? Tìm ra thủ phạm có khó lắm không? Những số điện thoại vá xe đầy trên đường, như trên cầu Nhật Tân, cao tốc Pháp Vân, cầu Thăng Long có phải đầu mối không?

89 cái đinh trên một đoạn cầu gần 2km. Nghĩa là rất nhiều, rất phổ biến. Ai chẳng may vướng phải đinh có thể tức giận nhất thời, nhưng cách chúng ta làm xưa nay là  nhanh chóng gọi vá xe, rồi đi trong nỗi hậm hực. Có người lớn nào cảm thấy xấu hổ trước hành động đi bộ nhặt đinh của hai em bé?  Mẹ các em đã đưa các em lại ngay hôm sau để tiếp tục nhặt đinh, số lượng còn nhiều hơn hôm trước. Sẽ  mỗi chủ nhật trong 10 tuần liền, như ba mẹ con định làm thế, nhặt đinh trên cầu, với hy vọng sẽ làm cho những kẻ rải đinh chùn bước.

Tôi thật sự không tin lắm vào sự xấu hổ của những kẻ coi tính mạng con người nhỏ như tiền một miếng vá xe. Nhưng tôi hy vọng mọi người, đầu tiên là lực lượng bảo vệ cầu, các cơ quan chức năng, cùng cảm thấy xấu hổ trong việc này. Một phụ nữ, hai em bé, đang nhóm lên những đốm lửa của tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.

Có nơi đâu như ở đây, chúng ta phải quen với một thứ tội phạm tên là tội phạm rải đinh?

Có lẽ nào cứ mặc kệ cái cái ác tồn tại ngang nhiên như thế mãi?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Lạnh lắm phải không con?


Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Ảnh: internet
Mùng một năm Đinh Dậu (28-1-2017)
Giao thừa năm nay nhà mình trong lặng lẽ vì thiếu con. Đây là lần đầu tiên giao thừa gia đình mình vắng bóng con. Đúng giao thừa, vẫn mở toang cửa để đọc kinh đón tân niên như mọi năm, chỉ khác là mỗi mình mẹ ngồi đọc trong âm thầm. Bà ngoại bắt đầu lẫn từ ngày con bị còng tay dẫn đi. Bà luôn hỏi sao đến Tết rồi mà họ không cho con về … Rồi bà lại nhớ những ký ức đau thương của miền bắc mà tuổi thơ bà phải gánh chịu và cuộc trốn chạy hãi hùng vào Nam.
Con ơi, năm nay thời tiết thật khắc nghiệt phải không con, mưa gần hai tháng bây giờ lạnh buốt xương. Nơi con bị giam cầm sát núi, sương mù bao phủ lạnh thấu xương, nỗi nhớ gia đình hành hạ con khủng khiếp nhưng biết làm sao con ơi, cái giá mà gia đình chúng ta phải trả thật lớn lao khi lên tiếng đòi lại quyền làm người, nói lên sự thật, mong cuộc sống được công bằng hơn.
Cô P. đến thăm mẹ, khi về cô nói với mẹ, “Sai lầm của gia đình chúng ta là không biết sống với lũ”. Có thể cô P. đã đúng theo cách của cô ấy. Nhưng con của mẹ không có gì sai nếu chúng ta ở một xã hội bình thường, mọi công dân điều phải có bổn phận đóng góp vào xã hội để xã hội tiến triển hơn.
Mẹ đã được sinh ra ở một xã hội như thế, thời học sinh của mẹ cũng đã xuống đường, cũng đã từng đình công bãi thị vì giá xăng tăng làm ảnh hưởng đến đời sống mọi người… Thời của mẹ những ai tránh né sự bất công, không bênh vực kẻ yếu thì bị coi là những kẻ hèn nhát, bị coi thường. Thời của mẹ việc giúp đỡ người khác đó là chuyện bình thường khi chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống, mỗi lần hoạn nạn hay biến cố gì xảy ra, các trường học, đoàn thể, tôn giáo, họ tập trung giúp đỡ nhau một cách vui vẻ, tự nguyện, không ồn ào vì họ coi đó là bổn phận không phải ban phát…
Mẹ nhớ, cứ mỗi chiều thứ năm, lứa tuổi của mẹ tập trung ở đồi LaSalle các fre`res dẫn bọn mẹ đi xuống Xóm Bóng, nơi bây giờ họ đã giải tỏa làm đường, để cắt tóc rửa vết thương, tắm rửa cho các trẻ em làng chài này … Mỗi người đều thấy rất vui và hạnh phúc vì được giúp đỡ người khác.
Con ơi, giúp đỡ người khác để tốt đẹp hơn là ý lực và sự đòi hỏi của người Công giáo. Cố lên con ơi, hãy bám chặt vào Thiên Chúa để Ngài luôn đồng hành, nâng đỡ, ủi an và che chở chúng ta trên con đường khổ giá này.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công cho những vị ân nhân đã đồng hành giúp đỡ chúng ta trong lúc gia đình chúng ta hoạn nạn. Gia đình chúng ta luôn tri ân và cầu nguyên cho họ nha con.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ cậu bé làm ruộng đến giáo sư nổi tiếng ở Mỹ


Từ cậu bé bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn nhưng với quyết tâm và nỗ lực của bản thân, Trương Nguyện Thành đã trở thành giảng viên của đại học nổi tiếng ở Mỹ.
Giáo sư Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, là con thứ ba trong gia đình nghèo 7 anh chị em. Từ bé Thành được ông bà nội ở Bình Định nhận nuôi vì "vui cửa vui nhà", còn cha mẹ sống Sài Gòn để mưu sinh. Cuộc sống càng thiếu thốn hơn khi cha Thành bị liệt nửa người vào năm 1972. Tất cả khó khăn dồn lên đôi vai của mẹ. Thời gian này, Thành được mẹ đưa từ Bình Định lên Sài Gòn.
Thương mẹ, ngoài giờ học Thành đi bán thuốc lá dạo để có tiền chữa bệnh cho cha và lo cho các em. Dù mới 11 tuổi nhưng từ trưa đến tối Thành đã phải lang thang khắp con đường Sài Gòn, có hôm chịu cảnh dầm mưa dãi nắng, 'tối đâu là nhà, ngủ đâu là giường'.
Bốn năm sau, gia đình anh chuyển từ Sài Gòn về Lái Thiêu (Bình Dương), với tài sản duy nhất là mảnh ruộng nhỏ và cặp trâu. Từ nghề bán thuốc lá dạo Thành chuyển sang làm thuê cuốc mướn. Cậu bé 15 tuổi có thể làm bất cứ nghề gì để kiếm sống, từ cày bữa, chăn trâu đến trồng khoai.
Chuyện học hành không được quan tâm vì Thành nghĩ "nhà nghèo kiếm cơm trước đã". So với các bạn cùng trang lứa, từ khuôn mặt đến suy nghĩ Thành đều già dặn hơn. Thay vì vui chơi cùng bạn bè, anh tự nhận nhiệm vụ lo chuyện cơm áo gạo tiền cho mẹ và các em. Chính anh đã tự tay dựng nên ngôi nhà bằng đất trộn rơm để gia đình có chỗ che mưa nắng.
Hồi đó Thành được nhận xét là đứa trẻ tinh nghịch, ngang bướng nhưng trên hết lại là cậu bé hiếu thảo và rất tình cảm. Có lần đứa em bị sốt, sợ mất nước, anh đã chạy sang hàng xóm nhổ củ sắn mà không biết rằng đó là hành động ăn trộm. Thành bị ông chủ vựa sắn bắt, trói và nhốt dù ra sức van xin.
"Một mình bị trói trong bóng tối, vừa sợ sệt vừa tuyệt vọng, tôi tự hỏi mình đã làm gì mà phải sống khổ thế này. Tôi tự thề với bản thân là phải thành công và nếu thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho những người khác", anh nhớ lại.
Sau lần đó, Thành chuyên tâm vào việc học hành hơn, nhưng thời gian chính vẫn là đi cày thuê cuốc mướn kiếm sống, môn học khá nhất của Thành là toán.
Con đường học vấn của Thành chỉ thật sự sang trang mới khi vào năm lớp 12 "lọt vào tầm ngắm" của thầy giáo dạy toán. Trong một buổi học, người thầy này đưa ra vài bài toàn mẹo cho cả lớp, khiến các học sinh giỏi không ai biết. Thành - cậu học sinh "tép riu" gần nhất lớp đứng lên xin trả lời làm thầy và các bạn ngạc nhiên.
Sau đó, thầy gọi cậu học trò nhà nghèo, lười học ở lại và nói: "Em thông minh thế sao không chịu khó học hành". Thành đáp: "Em còn lo đi làm kiếm cơm, nhà nghèo làm gì có tiền mua sách vở thưa thầy". Nghe vậy, thầy giáo đưa cho Thành vài cuốn sách toán và dặn: '"Em cứ đọc sách như đọc truyện. Tháng sau thi học sinh giỏi toàn tỉnh, thầy rất muốn em đi".
Câu nói của thầy khiến Thành bất ngờ vì chưa bao giờ anh nghĩ sẽ nằm trong đội tuyển học sinh giỏi. Bỏ ngoài tai lời thầy, Thành về nhà và lại bắt đầu mưu sinh, phải đến 9h tối, anh mới đốt đèn dầu để đọc sách. Kết quả, anh được thầy chọn vào đội thi toán toàn quốc, nhưng do hạnh kiểm không đạt nên hiệu trưởng không chọn Thành. Thầy giáo dạy toán một lần nữa tự ý cho Thành lên tỉnh học chuyên toán 3 tháng và bất ngờ khi Thành lọt vào top 5.
Từ đó, anh tự tin hơn vào bản thân và dành nhiều thời gian cho việc học. "Đến giờ tôi vẫn luôn nhớ và cảm ơn người thầy dạy toán, bởi nhờ có ông mà học vấn của tôi đã thay đổi", anh nói.
tu-cau-be-lam-ruong-den-giao-su-noi-tieng-o-my
Giáo sư Trương Nguyện Thành. Ảnh: bioscience.old.utah.edu
Thi đỗ vào Đại học Bách khoa Sài Gòn nhưng chỉ vài tháng anh bỏ học và cùng hai em trai sang Mỹ năm 1980. Nơi đất khách quê người, lại không biết tiếng Anh, hai anh em phải sống bụi đời, lang thang, tối đến thường chui vào cái miếu để ngủ, có hôm miếu đóng cửa hai anh em phải ngủ bên ngoài sương giá rét. Cứ tối đến, đứa em lại hỏi "Tối nay ngủ đâu anh" khiến lòng anh đau nhói và nghĩ: "Sang đây để chết hay sống". Cho đến một ngày, có gia đình nông dân nhận hai anh em làm con nuôi, họ mới được bữa cơm đàng hoàng.
Để tiếp tục con đường học hành, anh thi vào một trường trung học ở Mỹ. Rào cản ngôn ngữ khiến anh vất vả mãi mới hoàn thành chương trình. Thầy hiệu trường nói cánh cửa đại học với anh rất khó và giới thiệu anh vào làm tại cửa hàng thực phẩm để kiểm tiền được ngay.
"Ở Việt Nam đã là nông dân, sang Mỹ trải qua bao khốn khó, gian nan để rồi làm tại cửa hàng thực phẩm sao", nghĩ vậy anh xin thầy tiếp tục cho học và hứa cố gắng hết sức. Cuối cùng, nghị lực của bản thân cũng giúp anh bước vào năm thứ nhất Đại học North Dakota.
Khác với sinh viên thường làm thêm tại quán bar hoặc làm công việc phục vụ tại quán ăn để có tiền học phí, anh mạnh dạn xin giáo sư được làm trong phòng thí nghiệm - điều mà không phải sinh viên nào cũng dám. Anh còn vay các khoản từ nguồn cho sinh viên và học bổng của Chính phủ để theo đuổi đam mê.
Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân hóa học, anh có 4 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Tiếp đó, anh học thẳng tiến sĩ và lấy bằng năm 1990, rồi tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ. Thời gian này anh dành được học bổng của Quỹ khoa học quốc gia cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng.
Năm 1992, anh được mời về giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah. Anh được đánh giá là một trong những nhà khoa học trẻ triển vọng của Mỹ, được cấp bằng giáo sư cao cấp. Từ 1992 đến nay, giáo sư Trương Nguyện Thành có khoảng 200 bài báo được in trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Nói về thành công của bản thân, giáo sư Thành cho rằng, bên cạnh khả năng, đam mê, sự quyết tâm và môi trường để phát triển, điều quan trọng là cần nhận thức được cơ hội. "Nếu tôi nghe lời hiệu trưởng làm ở cửa hàng thực phẩm có thể sẽ có xe hơi, nhà to, nhưng tôi chọn thùng sách để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Thật sự tôi đã lựa chọn đúng".
Đúng như tâm nguyện "thành công sẽ về giúp người khác", giáo sư đã trở về Việt Nam, thành lập Viện Khoa học công nghệ tính toán TP HCM hoạt động năm 2009. Anh còn giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn từ quỹ nghiên cứu của mình.
"Thành công là đường đi chứ không phải điểm đích. Muốn thành công thì phải biết trả giá. Tôi không muốn nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy đi được rất xa rồi" là câu hỏi nổi tiếng giáo sư Thành muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn trẻ ở Việt Nam.
Phạm Hương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiết lộ về người ngoài hành tinh bị che giấu suốt 60 năm qua

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhạc vàng Sài Gòn - Hình ảnh sài gòn trước năm 1975 phần 4.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Hèn, nhưng mà yên các pác nhẩy?

Đất nước của những thằng hèn!


FB Doanh Chau















Chuẩn bị về quê, đi rút tiền tiêu tết. Mỗi lần rút Vietcombank nó chỉ cho rút có 2 triệu. Rút hai lần được 4 triệu bạc mà cầm nguyên một quyển dày cộp toàn tiền loại mệnh giá 50 nghìn. Nghĩ bụng, thôi về nhà rút tiếp chứ cầm nhiều tiền mặt làm gì cho chật túi?

Về quê, trong vòng bán kính 30 km chỉ nhõn có 2 cây ATM của Agribank. Tiền trong túi sắp cạn phải đi xa 7 km để rút tiền, đến nơi cả hai cây ATM đều không rút được. Cắm cả hai cái thẻ vào đều báo giao dịch không thành công. Tết đến, dân đi làm xa về quê thi nhau rút tiền, ATM hết tiền bọn Agribank cũng méo thèm nạp vào. Dân kêu như vạc. Dân kêu kệ mẹ dân, ngân hàng đang nghỉ tết nên các bố méo rỗi hơi đi hầu hạ chúng mày.

Nhà mình thay bình ga mới đề phòng năm mới hết ga thì mỗi bình ga đắt hơn trước 100 nghìn/bình. Đi đổ xăng cũng đắt hơn trên thành phố mấy trăm đồng/lít. Chát hơn shit.

Điện lưới thì chập chà chập chờn. Nhà mình dùng hẳn một cái ổn áp 10KVA mà đến chập tối đèn sáng như đom đóm đêm 30 tết. Điện lưới tụt xuống còn có 70V nên ổn áp không thể vớt lên 220V được. Bình nóng lạnh trở thành vô dụng.

Nhìn cảnh dân đen như thế mình cũng nản, chả muốn đi chơi đâu. Đành nằm nhà ôm điện thoại online. Hai cái SIM Vinaphone và Mobifone đều không có sóng 3G. Cái Viettel có sóng thì tậm tà tậm tịt. Lướt Facebook mà pin ngốn đứt 15% vẫn chưa tải xong cái status. Bật laptop lên, dùng iPhone để phát wifi cho lap top thì máy báo không có kết nối internet. Đành phải voọc bằng điện thoại. 

Méo hiểu nổi cái dân xứ này sống kiểu gì? Năm 2017 rồi mà vẫn sống tối tăm như năm 1945. Bị bóc lột, bị ăn chặn đến thế mà vẫn không sáng mắt ra. Bạn bè vẫn cứ điện thoại rủ rê đi ăn nhậu. Chán chả buồn đi. Nằm nghe mấy nhà trong xóm đang rôm rả: một hai ba: DZÔ... Đệch con mịa, dzô dzô cái con kẹc! Quyền lợi của mình bị tước đoạt thì méo dám há mồm mà kêu. Toàn ngồi đó thủ dâm tinh thần, tự sướng vì mình hốc rượu khoẻ. Đúng là ngu như lợn!

Cứ nghèo cứ khổ thì kêu ca than vãn, nhưng khi người khác bảo hãy hành động để thay đổi thực tại thì giãy nảy lên bảo như thế là phản động, như thế là chống lại chế độ, làm thế cũng chẳng thay đổi được gì đâu, chỉ thiệt thân. Vâng, đúng là làm thế chỉ thiệt thân nhưng việc khó của mình mà mình không làm lại nhường cho người khác thì đừng mong cuộc sống của mình thay đổi tốt hơn. Quyền lợi và trách nhiệm của mình mà mình còn không thực hiện thì đợi ai làm thay cho mình? Thế rồi những thằng hèn và khôn lỏi cứ đùn đẩy, đá quả bóng trách nhiệm về phía nhau. Kết quả cái xứ này nát như tương bần.

Nói thật. Vì đây là quê cha đất tổ, vì là nơi mình sinh ra và lớn lên cho nên tết là phải về thắp hương cho tiên tổ. Chứ về quê méo phải để gặp mấy thằng nát rượu hốc cho đẫy vào rồi ra đường gây tai nạn cho mình và cho người khác. Hốc rượu lắm vào đến mụ mị đầu óc, bị Cộng sản nó ăn trên ngồi chốc móc túi của mình mà vẫn méo biết, vẫn không hiểu rằng dưới chế độ độc đảng cai trị thì cuộc sống của mình cũng chẳng khác méo gì trâu ngựa.

Muốn thay đổi thực trạng cho quê hương để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn mà khó quá. Có ai muốn chung tay không? Mình vẫn mong có một ngày...!

Trung Nghĩa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MONG ƯỚC ĐẦU NĂM

GS. Trần Đình Sử: MONG ƯỚC ĐẦU NĂM



Trần Đình Sử
Mùng Một Tết Đinh Dậu

Đầu năm mong sao cho tư tưởng yêu nước, bảo vệ chủ quyền phải lên ngôi thực sự, nó phải là hạt nhân đoàn kết người Việt ở trong nước và thế giới. 

Ước mong tư tưởng đầu hàng, quỳ gối trước quân bạo ngược bị phỉ nhổ.

Ước mơ tư tưởng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, khởi nghiệp thành sự thật, không phải là khẩu hiệu tuyên truyền đầu lưỡi, khiến cho doanh nghiệp, nông nghiêp, du lịch, công nghiệp, ngoại thương phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.


Ước mơ người tài, người có đức thật sự được bổ dụng, không phải chiêu bài để đưa bọn con ông cháu cha tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân.

Ước mơ chống tham nhũng nói là làm, không phải khẩu hiệu tuyên truyền, không xử đúng người đúng tội, xử hết mọi kẻ liên can.

Ước mơ giáo dục cải cách, đổi mới có hiệu quả nâng cao dân trí, chấn dân khí, cung cấp những thế hệ người Việt mới có khả năng sánh ngang cùng nhân dân các nước tiên tiến.

Ước mơ môi trường được bảo vệ thật sự.

Phần nhận xét hiển thị trên trang