Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Thế giới chuẩn bị gì cho một “thời đại Trump”?


Diệu Hương/VOV.VN 

VNN - Báo New York Times (Mỹ) cho rằng nhiều nước đang giận dữ, NATO thì lo lắng còn các đối tác EU ở trong tình trạng báo động khi ông Trump lên nắm quyền.

Chỉ vài ngày trước khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa tập trung sự chú ý của thế giới vào những phát ngôn gây tranh cãi của ông. Những tuyên bố của ông trong các bài phỏng vấn thời gian gần đây đã làm căng thẳng leo thang với Trung Quốc trong khi gây phẫn nộ đói với các đồng minh phương Tây.

Bắc Kinh đứng ngồi không yên vì Trump lấp lửng với chính sách “Một Trung Quốc”

Ông Trump đã kích động chính quyền ở Bắc Kinh khi lấp lửng với chính sách “Một Trung Quốc” lâu nay của Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal ngày 13/1 vừa qua.

Ngày 16/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Hua Chunying) tuyên bố, bất cứ ai muốn lợi dụng vị thế của Đài Loan (Trung Quốc) để đàm phán thì chỉ như “tự nhấc đá đè lên chân mình” và sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ, rộng rãi từ chính phủ, người dân Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế. Bà Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh “không phải mọi thứ trên thế giới này đều có thể thương lượng hay đánh đổi được”.

Trung Hoa Nhật Báo (China Daily) phiên bản tiếng Anh ngày 16/1 đăng bài bình luận cho rằng ông Trump đang “đùa với lửa”. Tờ báo này nêu rõ, nếu Đài Loan trở thành vấn đề có thể đàm phán như ông Trump chia sẻ với Wall Street Journal thì Bắc Kinh sẽ không còn sự lựa chọn nào khác là phải “hành xử thẳng tay” với Mỹ.

Gây hấn với Đức, gây hấn với cả phương Tây

Trong một cuộc phỏng vấn được báo Bild của Đức và Times of London của Anh xuất bản ngày 16/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, ông đặt lòng tin vào bà Merkel ngang với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump bắt đầu cuộc phỏng vấn chung với 2 tờ báo Anh và Đức bằng lời khẳng định rằng: “Tôi tin cả 2”. Nhưng ông cũng cho biết “để xem điều đó kéo dài được bao lâu, có thể nó không kéo dài được lâu”.

Ông Trump miêu tả EU “về cơ bản là cỗ xe của Đức” và dự đoán rằng khối này sẽ phải chứng kiến những nước khác nối gót Anh rời khỏi liên minh.

Ông Trump cũng cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phạm “một sai lầm thảm họa” khi cho phép người tị nạn đổ vào châu Âu. Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump đặt ông vào trung tâm của một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất ở châu Âu hiện nay.

Suy nghĩ của ông Trump về Đức cũng là suy nghĩ của một bộ phận người dân ở châu Âu. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là lãnh đạo tương lai của nước Mỹ có thể đưa ra những bình luận như vậy đối với đồng minh chủ chốt. Với việc làm như vậy, ông Trump cũng đã “giúp đỡ” các đảng theo chủ nghĩa dân túy “xé nát” EU.

Bà Merkel có thể phản ứng bình tĩnh nhưng NATO thì không

Đáp lại những bình luận này, ngày 16/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng quan điểm của ông Trump không mới và quan điểm của bà cũng vẫn là “châu Âu phải nắm giữ vận mệnh của chính mình”.

Vốn là người theo chủ nghĩa thực dụng, bà Merkel cho rằng điều quan trọng là những gì ông Trump sẽ làm khi bắt đầu nhậm chức. Thủ tướng Đức cũng khẳng định sẽ hợp tác với Tổng thống đắc cử Trump sau khi ông tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 tới.

Đại sứ Mỹ tại Đức, một trong những người phải trở về nước trước lễ nhậm chức của ông Trump, ông John B. Emerson đã tận dụng mọi bài phỏng vấn trong những ngày gần đây để xoa dịu dư luận ở Đức, mong rằng họ không suy luận thái quá những dòng bình luận trên Twitter của ông Trump khiến quan hệ giữa nhân dân 2 nước xấu đi.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier vẫn cho rằng những bình luận của ông Trump đã khiến giới chức châu Âu “kinh ngạc và chấn động”. Ông cho biết Tổng thư ký NATO Frank-Walter Steinmeier cũng bày tỏ những lo lắng trong liên minh này khi những tuyên bố của ông Trump trái ngược với phát biểu của ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng vài ngày trước.

New York Times nhận định ông Trump “luôn biết cách đưa ra những cuộc phỏng vấn gây sốc”. Trả lời phỏng vấn 2 tờ báo Anh và Đức mới đây, ông Trump nhắc lại những chỉ trích rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO) là quá “lỗi thời” để có thể chống khủng bố.

Dù ngay sau đó ông Trump cũng tái khẳng định rằng NATO rất quan trọng đối với Mỹ, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Nicholas Burns vẫn cho rằng bình luận của ông Trump là “sự xúc phạm trực tiếp vào trật tự tự do mà chúng ta xây dựng từ năm 1945 và nó đã bác bỏ ý nghĩ Mỹ nên dẫn đầu phương Tây”.

Theo ông Burns, Tổng thống đắc cử Trump đang quay lưng lại với chính sách và chiến lược suốt 70 năm qua của nước Mỹ. Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO nhấn mạnh “NATO là sự khác biệt sức mạnh lớn giữa Mỹ và Nga cũng như các đồng minh ở châu Á là sự khác biệt sức mạnh lớn giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Các nước khác án binh bất động trước những tuyên bố của ông Trump

Các nhà phân tích đang cố gắng lý giải những tuyên bố của ông Trump còn các quan chức thì tìm cách đáp lại những tuyên bố này. Theo một số nhà phân tích, lời nói của ông Trump là một chiến thuật để ngỏ mọi phương án. Vì thế nhiều nước cho rằng, ít nhất đến thời điểm này không nên hiểu lời nói của ông Trump theo nghĩa đen.

New York Times dẫn lời Giám đốc Viện Nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London, ông Robin Niblett cho rằng Tổng thống đắc cử của Mỹ để ngỏ mọi phương án để bản thân ông không phải chịu sức ép khi chỉ đơn giản ủng hộ chính sách hiện hành.

Theo New York Times, điều dễ đoán nhất ở ông Trump có lẽ là những động thái không thể lường trước được. Thế giới đang dần quen với những thông điệp “gây sốc” của ông trên mạng xã hội Twitter nhưng lại không rõ liệu những tuyên bố này có thể hiện cương lĩnh chính sách mới nào không, hay chỉ là sự đánh giá cá nhân hoặc là sự đánh giá ngẫu hứng./.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Táo quân 2017: Chọn người tài, không chọn người nhà

Ngân An


VNN - Táo quân 2017 vừa có buổi tổng duyệt tối 16/1. Thông điệp cốt lõi của chương trình năm nay là chọn người tài chứ không chọn người nhà.

Như thường lệ, chương trình Táo quân 2017 với buổi chầu vào cuối năm thật nhiều tiếng cười nhưng cũng rất thâm thúy. Những vấn đề nổi cộm của năm 2016 bằng những lời thoại hài hước, những nghệ sĩ như Công Lý, Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng,... đã mang tới cho khán giả những phút giây thư giãn thật thoải mái. Sau những phút tung hứng hài hước là thông điệp sâu sắc của Ngọc Hoàng Quốc Khánh dành cho các Táo. 

Táo quân 2017 cho thấy người đứng đầu Thiên đình - Ngọc Hoàng vô cùng kiên quyết trong việc chọn nhân sự kế cận. "Chọn người tài chứ không chọn người nhà" - đó là thông điệp mà Táo quân 2017 muốn truyền tải. 

Hình ảnh trong buổi ghi hình đầu tiên Táo quân 2017:






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đặc nhiệm Mỹ hạ đo ván Đệ nhất Thiếu Lâm Tự

Theo Nguyễn Ly/Đất Việt 





Dân Trí - Với việc sử dụng nhuần nhuyễn các thế võ Hapkido, một sĩ quan Mỹ đã đánh bại Đệ nhất Thiếu Lâm Tự Nhất Long (Yi Long).

Nói đến môn phái Thiếu Lâm Tự không thể không nhắc đến cái tên Nhất Long (Yi Long), anh là cái tên sáng giá bậc nhất của làng võ thuật Trung Hoa. Anh từng giành chức vô địch Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền quốc tế hạng 75 kg và giải vô địch tán thủ Trung Quốc 2011.

Nhất Long đã đi thách đấu tất cả các môn phái để chứng minh võ thuật Trung Hoa là tuyệt đỉnh. Những nhà vô địch Muay Thai Boxing, Teakwondo... đều đã từng bại dưới tay võ sĩ người Trung Quốc.

Tuy nhiên, cơ duyên bất bại của anh buộc phải chấm dứt trên đất Mỹ. Đây là một trong số trận thua đau đớn nhất sự nghiệp võ thuật của Nhất Long.

Năm 2010, Nhất Long thách đấu với Adrienne Grotte, đội trưởng lực lượng SWAT Arizona. Trận đấu diễn ra chóng vánh trong 2 hiệp đấu. Ngay hiệp thứ nhất, như mọi khi võ sĩ Trung Hoa luôn thể hiện sự sung mãn của mình, giành thế chủ động ngay từ đầu và liên tục cho sĩ quan Mỹ nằm sàn.

Tuy nhiên, sau đó đội trưởng Adrienne Grotte bất ngờ thay đổi chiến thuật, anh đã khắc chế và tránh được hầu hết các đòn chân sở trường của Nhất Long. Thừa cơ hội giành thế chủ động, anh xông lên tấn công đối phương như vũ bão, giáng cho Đệ nhất thiếu lâm tự cả chục cú đấm như trời giáng.

Sang hiệp hai, Nhất Long lấy lại phong độ, tấn công mãnh liệt hơn. Tuy nhiên, với ngón đòn chân quen thuộc đã bị bắt bài, anh đã không thể nào đả thương đối thủ. Ngược lại, sĩ quan Mỹ thay vì chủ yếu sử dụng những cú đấm móc như hiệp 1, sang hiệp 2 anh đã kết hợp nhuần nhuyễn với những đòn chân hiểm hóc và khó đoán, khiến Nhất Long trở nên lúng túng.

Trong một phút sơ hở, Đệ nhất thiếu lâm tự đã lĩnh trọn cú đấm trực diện bằng tay trái của trưởng lực lượng SWAT Arizona khiến anh nằm sàn ngay lập tức. Thậm chí cú đấm mạnh đến mức khiến cho võ sĩ Trung Hoa dù đã cố gắng bật dậy ngay lập tức để vớt vát danh dự nhưng vẫn chưa hết choáng...

Sau trận đấu, người ta trở nên hoài nghi võ công thực sự của Nhất Long cũng như phái Thiếu Lâm Tự. Thậm chí báo chí Mỹ còn từng giật tít "Đệ nhất Thiếu Lâm Tự Trung Hoa chỉ yếu như vậy thôi sao".

Vậy bí quyết gì đã giúp đội trưởng Grotte đánh bại Đệ nhất Thiếu Lâm Tự? Adrienne Grotte là đội trưởng lực lượng SWAT Arizona. SWAT được đánh giá là một trong những lực lượng đặc nhiệm lợi hại nhất thế giới. Các võ sĩ của SWAT được coi là tượng đài của việc đấu võ tay không.

Tất cả các thành viên của SWAT đều được tập luyện Hapkido, môn võ rất thực dụng, áp dụng cực kỳ hiệu quả trong thực chiến. Võ sư có thể đánh gãy tay, xỉa thẳng vào mắt hay thậm chí quật gãy ngang chân trụ của đối thủ vẫn được chấp nhận. Nếu võ sư dùng đòn chân thì mỗi thế đòn đều có thể ngăn chặn các pha hành động của nhiều môn võ khác.

Có thể nói Hapkido là sự kết hợp hài hòa của ba môn phái nổi danh Taekwondo, Aikido và Jujitsu. Khi tấn công, Hapkido nặng về các đòn đá tầm xa như Taekwondo vốn chú trọng sự mạnh bạo và lợi hại. Khi phòng thủ thì dùng các kỹ thuật Jujitsu nhẹ nhàng lách né nhu nhuyễn. Khi phản công thường dùng đòn Aikido với kỹ thuật tiến thoái vòng tròn để giảm bớt tối đa lực trấn áp đối phương.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam

>> Sắp bùng nổ ‘chiến tranh cục bộ’ giữa Trung Quốc và Mỹ?



PHẠM HOÀNG QUÂN
TTO - Sau Thế chiến thứ hai, tháng 11-1946 lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản, hải quân Trung Hoa dân quốc đã xâm chiếm đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã làm gì ở đây?

Trong thời gian hơn hai tháng ở đảo Hoàng Sa và hơn ba năm ở đảo Phú Lâm, chính quyền Quốc Dân Đảng đã cho thực hiện nhiều cuộc khảo sát.

Ngày nay, phía Trung Quốc gọi những ghi chép trong thời điểm kể trên nói riêng và trong giai đoạn từ 1911 đến 1949 là “Dân quốc đáng án” (Hồ sơ thời Trung Hoa dân quốc). Hầu hết các tập hồ sơ này hiện nay do Cục Lưu trữ Đài Loan quản lý.

Tư liệu số 58

Trong tập hồ sơ “Tiến trú Tây Nam Sa quần đảo án” (Hồ sơ chiếm đóng quần đảo Tây Sa - Nam Sa) từ nguồn Bộ Nội chính (mã số hồ sơ: 0036/E41502/1), chúng tôi thấy có nhiều văn bản chép tay rất quan trọng liên quan đến hiện trạng địa lý, chứng tích nhân văn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dưới đây là nội dung một tờ ghi chép lại hiện trạng hai di tích trên đảo Phú Lâm thời điểm 1946: tư liệu số 58. Tờ đánh số 58 là bản viết tay chép lại hai nội dung.

Một nội dung gồm các hoành phi, biển ngạch, câu đối, trụ đá khắc chữ tại miếu Cô Hồn trên đảo. Một nội dung là chép lại nội dung một tấm bia mộ.

Nội dung văn tự trong tư liệu số 58 về miếu Cô Hồn cho biết bên trong miếu có cặp câu đối và hai hoành phi đều bằng gỗ. Trước miếu là trụ đá vuông, hai mặt khắc chữ, một bên là bốn chữ “Sở thuộc dụng địa”, một bên là “Khai dương hoán nghiệp” (Ra khơi nên nghiệp lớn).

Bên trái tờ 58 là nội dung bia mộ ông Nguyễn Minh, góc phải trên bia đánh dấu (E), bốn chữ dọc “Pháp mộ bi văn”, góc dưới cùng là hai chữ bút phê “Tiêu hủy” viết ngang. Bên phải tờ 58, nơi đánh dấu (D) là nội dung câu đối, dưới dấu hiệu (D) là bốn chữ bút phê trong ngoặc đơn (Thử bi tiêu hủy) viết dọc
Mặt trước miếu là biển ngạch viết ba chữ “Hoàng Sa Thị”, hai bên là cặp đối viết “Xuân diệc hữu tình, nam hải hỉ phùng ngư lộng nhật; Nhân kỳ đắc ý, xuân phong hòa khí điểu phùng lâm” (đại ý: Xuân vốn có tình, biển nam vui với cá giỡn mặt trời; Người được như ý, gió xuân yên hòa đưa chim gặp cây rừng), lạc khoản đề “Đại Nam hoàng đế Bảo thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất nhật”.

Chúng tôi xét thấy dòng lạc khoản này đã chép thiếu chữ “Đại” trong niên hiệu Bảo Đại, “Bảo Đại thập tứ niên” ứng với năm dương lịch là 1939; hoặc có thể chữ “Đại” bị sai thành chữ “thập”, nếu vậy thì câu văn sẽ là “Bảo Đại tứ niên”, ứng với năm dương lịch là 1929.

Bia mộ mang tên Nguyễn Minh

Nội dung bia mộ được chép lại nguyên văn, chỉ có hai chữ “An Nam” nơi trán bia là chữ Hán, còn lại đều là chữ Pháp và chữ Việt. Đó là mộ của một người lính Việt.

Những dòng chữ trên bia cho biết đây là mộ ông Nguyễn Minh, phiên hiệu lính thuộc địa, mất ngày mùng 7 tháng 9 năm Nhâm Ngọ Annam (1942), người làng Quảng Hậu, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dựng bia ngày 10-7-1943 tại Boisée (Ile Boisée là tên tiếng Pháp của đảo Phú Lâm).

Nội dung bia mộ này ngoài việc giúp người đời sau biết thêm về thân phận một người đã vì công vụ nằm lại Hoàng Sa, còn gián tiếp cho biết thêm một góc khuất lịch sử nữa.

Đó là từ đầu năm 1939 đến cuối năm 1946 là thời gian quân đội Nhật chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Minh mất năm 1942, tức trong thời gian này. Có lẽ phía Pháp đã không kịp di tản toán lính đồn trú ở đảo Phú Lâm, trong đó có ông Nguyễn Minh.

Cách viết văn bia cho chúng ta biết ông Nguyễn Minh được đồng đội đồng hương chôn cất, bởi trên bia ghi “mất ngày mùng 7 tháng 9 Annam, Nhâm Ngọ”.

Trước đây chúng ta gọi âm lịch là “lịch An Nam”, cách ghi ngày mất theo âm lịch để cúng giỗ là chi tiết thể hiện tập quán của người Việt.
***

Đi tìm tông tích ông Nguyễn Minh

Bia mộ của ông Nguyễn Minh - một người lính Việt được đồng đội chôn cất tại Hoàng Sa năm 1942, gián tiếp cho biết một góc khuất lịch sử, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.

Trưởng thôn Quảng Hậu Trung - ông Kiều Đình Nguyên - xác định tộc Nguyễn ở thôn mình không có ai đi lính Pháp. Chỉ còn Quảng 
Hậu Đông.

Ông Nguyễn Văn Thêm (phải) - cháu gọi ông Nguyễn Minh là ông nội chú và ông Nguyễn Đình Phú Kiết - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ
Ông Đinh Phú Kiết - vị lão làng 82 tuổi ở Quảng Hậu Đông - cho biết làng có ba người đi lính Pháp, trong đó có hai người hồi hưu. Sau này một người được dân bầu làm hương kiểm, một người được triều đình thăng cửu phẩm.

“Người được thăng cửu phẩm là ông Nguyễn Trước nên dân mình quen gọi là Cửu Trước. Ông Cửu Trước có người em ruột là Nguyễn Minh cũng đi lính Pháp, nhưng đi rồi mất tích luôn, không thấy về...” - ông Kiết kể.

Từ chỉ dẫn của ông Đinh Phú Kiết, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Thêm (60 tuổi) - người gọi ông Cửu Trước là ông nội bác - để tìm hiểu thêm về lai lịch ông Nguyễn Minh.

Trong ngôi nhà dựng trên khu đất cát, nghe chúng tôi trình bày câu chuyện và trưng ra bản chụp bia mộ của ông Nguyễn Minh, ông Nguyễn Văn Thêm đã không kìm được xúc động.

“Đây chắc chắn là bia mộ của ông nội chú của tui rồi. Tiếc quá, cha tui chết hồi năm 1966, không thấy được cái bia mộ này. Cha tui cứ nghĩ là ông chú mình đi lính mất tích ở nơi nào không biết...” - ông Thêm rưng rưng nước mắt nói.

Đây rồi!

Ông Thêm kể cha của ông mất năm ông lên 12 tuổi. Từ nhỏ, mỗi năm vào tháng chạp ông vẫn theo cha đi giẫy mả ông bà.

Đến nấm mộ của ông Nguyễn Minh, cha ông dặn dò: “Đây là mả gió của ông Nguyễn Minh, là ông nội chú của con, ông đi lính khố đỏ cho người Pháp, ra đi là biệt luôn, không biết chết ngày nào, chôn ở chỗ nào.

Bởi rứa nên cha mới rước thầy làm cái mả gió ni để mình tưởng nhớ, coi như là cái mả thiệt của ông. Con là trai trưởng trong nhà, phải nhớ đó” - ông Thêm bùi ngùi kể lại...

HUỲNH VĂN MỸ
***

Tất cả chứng tích không phải 
Trung Quốc: tiêu hủy!

Dòng chữ dưới cùng tờ 58 viết thêm: “Bản hiệt các bi, trừ (A) (D) (E) tam bi ngoại, bất phân mộc chất thạch chất toàn số bảo lưu” (Các bia trên tờ này, trừ ba bia (A) (D) (E) ra, bất kể bằng gỗ hay bằng đá đều giữ lại).

Có nghĩa đây là lệnh cho phá hủy các bia (A) (D) (E) khớp với các bút phê riêng lẻ từng nội dung nêu trên.

Cần lưu ý là trên văn bản lưu trữ có hai tuồng chữ, tuồng chữ bằng bút cứng (nét mảnh) là do người đi thực địa ghi chép.

Còn tuồng chữ bằng bút lông (nét đậm) phê vào các nội dung ghi chép, đây chắc chắn là của người chỉ huy cao cấp, quyết định việc tiêu hủy hoặc giữ lại các hiện vật.

Các nội dung bị đánh dấu (A) (D) (E) ở tờ 58 này cùng với một bia văn hai mặt của Nhật Bản đều bị tiêu hủy. Việc tiêu hủy đương nhiên nhằm mục đích xóa sạch những dấu vết không phải chứng tích Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Looking Back on Barack,” Project Syndicate, 13/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Bất kỳ đánh giá nào về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài tám năm của Barack Obama cũng nên bắt đầu từ đầu: lễ nhậm chức đầu tiên của ông, ngày 20 tháng 1 năm 2009. Nền kinh tế Mỹ khi đó đang rơi tự do: các thị trường tài chính đã đình trệ, GDP đang thu hẹp, và tỷ lệ việc làm giảm mạnh, với khoảng 800.000 việc làm bị mất đi mỗi tháng. Và hai cuộc chiến tranh thiếu tính toán và được tiến hành cẩu thả đang diễn ra ở nước ngoài.
Nói ngắn gọn, khi bước vào nhiệm kỳ, Obama phải đối mặt với những điều kiện bất lợi hơn so với bất cứ tổng thống sắp nhậm chức nào trong nhiều thập niên. Đúng là Franklin D. Roosevelt đã thừa hưởng cuộc Đại suy thoái và Abraham Lincoln đã nhậm chức khi nội chiến bùng nổ. Nhưng còn ai nữa bước vào Nhà Trắng mà phải đối mặt với cả một cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia?
Để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, Obama đưa ra một chương trình kích thích tài khóa và các chương trình giải cứu cho hệ thống tài chính và ngành công nghiệp xe hơi – các chính sách bổ sung và tăng cường cho chính sách nới lỏng tiền tệ tích cực và sáng tạo của Cục Dự trữ Liên bang. Đảng Cộng hòa gần như đồng lòng phản đối chương trình kích thích kinh tế. Và gần như tất cả mọi người đều chỉ trích các chương trình giải cứu, thúc giục Obama hoặc quốc hữu hóa các ngân hàng và các công ty ô tô hoặc để chúng sụp đổ.
Vượt qua mọi khó khăn, chính quyền Obama đã khiến con đường trung đạo có hiệu quả. Cuộc suy thoái chấm dứt vào tháng 6 năm 2009 – một thành tựu mà chính quyền đã không được ghi nhận đầy đủ công lao, bất chấp việc tình thế rõ ràng đã đảo ngược. Trong quý cuối cùng của năm 2008, sản lượng kinh tế giảm đáng ngạc nhiên ở mức 8,2% một năm. Nhưng gần như ngay sau khi chương trình kích thích được thực hiện, suy giảm GDP và tỷ lệ mất việc làm đã chậm lại đáng kể. Đến tháng 6 năm 2009 thì chạm đáy khi tăng trưởng GDP chuyển sang con số dương trong quý tiếp theo.
Tỷ lệ việc làm ở mức dương diễn ra vào đầu năm 2010. Tăng trưởng việc làm được duy trì trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ Obama, đặt ra những mức kỷ lục: nền kinh tế Mỹ đã có thêm hơn 15 triệu việc làm trong những năm còn lại của Obama. Đến nửa sau nhiệm kỳ thứ hai của Obama, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm một nửa, xuống dưới mức 5%; tiền lương tăng; và thu nhập gia đình trung vị thực cuối cùng cũng tăng, ở mức cao kỷ lục là 5,2% trong năm báo cáo gần đây nhất, với các nhóm có thu nhập thấp hơn được hưởng lợi từ những khoản gia tăng thu nhập thậm chí còn cao hơn nữa.
Đúng là quá trình phục hồi đã diễn ra lâu và chậm đến đáng thất vọng. Một lý do là mức độ nghiêm trọng và nguồn gốc tài chính của cuộc khủng hoảng 2007–08. Một lý do khác là những nỗ lực của Đảng Cộng hòa, vốn giành được một đa số trong Quốc hội vào năm 2010, nhằm ngăn chặn kích thích tài khóa hơn nữa, mặc dù chi tiêu cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế được thiết kế tốt chính là những gì mà nền kinh tế Mỹ cần trong các năm 2011–14. Đảng Cộng hòa có vẻ chỉ ủng hộ mở rộng tài khóa khi họ kiểm soát được Nhà Trắng.
Obama đã đạt được hai thành tựu lớn khác trước khi chiến lược gây bế tắc của Đảng Cộng hòa phát tác: đạo luật cải cách tài chính Dodd-Frank và Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA, còn gọi là “Obamacare”). Bất chấp những bước đi tiếp theo của Đảng Cộng hòa nhằm làm suy yếu Dodd-Frank và ACA, cả hai cải cách này đều đem lại nhiều lợi ích hơn đa số mọi người nhận ra. Đạo luật Dodd-Frank giúp giảm bớt khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính 2007–08, và ACA đã giúp hơn 20 triệu người Mỹ được tiếp cận bảo hiểm y tế trong khi làm chậm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Hai cuộc chiến mà Obama thừa hưởng là rất khó giải quyết. Nhưng ông đã đưa ra những quyết định khó khăn dẫn đến việc tiêu diệt kẻ xúi giục các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, Osama Bin Laden – một mục tiêu mà người tiền nhiệm của ông, George W. Bush, trong cơn háo hức xâm lược Iraq, đã không còn hứng thú theo đuổi.
Hơn nữa, trong năm 2015, ngay khi báo chí bắt đầu gọi ông là tổng thống vịt què, Obama đã đạt được một chuỗi thành công chính sách đối ngoại – cụ thể là một thỏa thuận hạt nhân vô cùng cần thiết với Iran, bình thường hóa quan hệ với Cuba, và thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng giúp đảm bảo một thỏa thuận toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là bằng cách lần đầu tiên đạt được một bước đột phá với Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ tiếp quản vị trí tổng thống vào tháng 1 này, phải đối mặt với những điều kiện dễ dàng hơn nhiều so với Obama. Tuy nhiên, ông đã công bố những kế hoạch đảo ngược hầu hết, nếu không nói là tất cả, thành tựu của Obama. Ví dụ, TPP đã chết. Và bốn năm nữa có thể sẽ là quá muộn để có thể phục hồi nó, bởi đến khi đó các nước Đông Nam Á có thể đã bị lôi kéo vào một nhóm thương mại do Trung Quốc dẫn đầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Trump sẽ vấp phải trở ngại khi biến những luận điệu làm hài lòng đám đông của mình thành hiện thực. Ví dụ, trong khi bãi bỏ Obamacare, Đảng Cộng hòa rất có thể sẽ bị cản trở bởi việc không có một chính sách thay thế mà không lấy đi bảo hiểm y tế của 20 triệu người Mỹ, hay làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Do vậy, có thể cuối cùng họ sẽ chỉ tiến hành những thay đổi thực chất quy mô nhỏ đối với ACA rồi dán một cái tên mới lên đó – tương tự việc xây dựng một bức tường “đẹp đẽ” dài chỉ một phần tư dặm dọc biên giới Mexico nhằm làm nền chụp ảnh.
Tương tự, lời hứa bãi bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran của Trump cũng xa rời thực tế. Nếu không có sự tham gia của các đồng minh của Mỹ, áp đặt lại các biện pháp trừng phạt sẽ có rất ít tác động, ngoài việc thúc đẩy Iran tái khởi động và thậm chí còn đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình. Đó là điều mà Bắc Triều Tiên đã làm khi Bush, lên nắm quyền, về cơ bản đã xé bỏ “khung thỏa thuận” với đất nước này.
Với việc Trump sẵn sàng đưa ra những quyết định khinh suất như vậy, các cử tri Mỹ liệu có khiến ông chịu trách nhiệm? Bush đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế và đối ngoại trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, bắt đầu từ những năm đầu, với những hệ quả khó lường đối với nền kinh tế, ngân sách liên bang, và an ninh quốc gia. Mặc dù tăng vọt trong nhiệm kỳ đầu, các con số thăm dò ủng hộ ông đã thấp hơn nhiều trước thời điểm ông rời nhiệm sở.
Ngược lại, sự ủng hộ dành cho Obama đã suy giảm trong phần lớn nhiệm kỳ tám năm của ông. Nhưng ông rời nhiệm sở với tỷ lệ ủng hộ lớn hơn đáng kể so với hầu hết các tổng thống trước – và cao hơn rất nhiều so với Trump. Công chúng Mỹ cuối cùng rồi sẽ nhận ra những thành công và thất bại của các nhà lãnh đạo của họ. Không may là đôi khi điều đó cần một khoảng thời gian.
Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, nguyên là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ Kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế.
Copyright: Project Syndicate 2017 – Looking Back on Barack
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/20/danh-gia-nhiem-ky-tong-thong-barack-obama/#sthash.11JG8UsO.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Facebook 'không có ý kiến về chặn thông tin xấu'


BBC - Facebook từ chối bình luận sau khi quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lên tiếng Facebook, YouTube cần có nghĩa vụ "hợp tác chặn thông tin xấu".

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được VietnamNet hôm 13/1 dẫn lời nói: "Các thông tin xấu, độc tràn lan hiện nay trên mạng xã hội, gây nhiễu loạn, sai, xuyên tạc, bịa đặt cung cấp gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, thậm chí đe doạ đến lợi ích quốc gia."

"Đối với thông tin xấu đe dọa đến lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Việt Nam thì chúng ta có biện pháp để ngăn chặn ngay, sau đó mới yêu cầu họ có biện pháp khắc phục."

"Hiện chúng ta đang cần cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài khi cung cấp các dịch vụ, đặc biệt như dịch vụ mạng xã hội và các trang web vào Việt Nam."

"Họ phải phối hợp với Việt Nam để xử lý các thông tin xấu độc đó. Thông tư 38 giải quyết vấn đề này."

Trang mạng này nói trong tiêu đề bài báo rằng ông Tự Do ám chỉ "họ" ở đây cụ thể là Facebook và YouTube.

Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới nhằm "quản lý chặt chẽ hơn các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước."

Hôm 17/1, BBC nhận được email phản hồi của bà Đào Thùy Linh, công ty T&A Ogilvy, đơn vị đại diện truyền thông cho Facebook tại Việt Nam.

"Chúng tôi cảm kích vì quý đài hỏi ý kiến của chúng tôi về sự việc liên quan Thông tư 38 gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam," email viết.

"Tuy nhiên, chúng tôi không có bất kỳ ý kiến hoặc thông tin để chia sẻ vào thời điểm này."

'Mạnh miệng'

Trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên gia công nghệ thông tin, nói: "Mỗi lần có một quan chức truyền thông mới lên thì lại có phát biểu mạnh miệng về việc chặn thông tin xấu trên mạng."

"Thông tin xấu ở đây có thể hiểu là những nội dung mà lãnh đạo Việt Nam xem là nhạy cảm, không muốn thấy trên mạng xã hội."

"Tuy vậy, những nội dung này không được các hãng Facebook hay Google [hãng thâu tóm YouTube] tạo ra mà do người dùng và được hiển thị theo thuật toán riêng của các hãng."

"Vì thế, chính quyền muốn chặn nội dung thì buộc các hãng phải thay đổi thuật toán."

"Điều này khó về mặt kỹ thuật."

"Hơn nữa, thị trường Việt Nam quá nhỏ bé không đủ giá trị thương mại như Trung Quốc để những hãng này phải làm theo yêu cầu đó."

"Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng đến nay, cả Facebook lẫn Google đều không có văn phòng chính thức ở Việt Nam mà chỉ thông qua một số cá nhân nên mức độ chế tài họ rất ít."

Facebook 'giúp TQ công cụ kiểm duyệt'

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, luật gia, cựu ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội, nói: "Theo tôi, Thông tư 38 chỉ mang tính quản lý hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chứ khó có hiệu lực với các hãng có trụ sở ở nước ngoài, không đặt máy chủ trong lãnh thổ Việt nam như Facebook, Google trên thực tế."

"Có thể quan chức đưa ra thông tin này chủ yếu để tạo cái cớ nhằm xử lý một số cá nhân hoạt động dân chủ đang có tài khoản Facebook và YouTube."

"Cơ quan an ninh và Ban Tuyên giáo biết những người này và muốn các hãng tác động đến tài khoản mạng xã hội của họ để chặn những post và clip bị chính quyền cho là bất lợi, phản động."

"Cho nên Thông tư 38 cũng giống như Điều 258 Bộ luật Hình sự thôi."

"Đó là chưa kể xét ở khía cạnh khác, chặn thông tin của người dùng cũng là việc vi phạm nhân quyền."

Theo luật nước ngoài, tài khoản mạng xã hội thuộc nhóm bí mật đời tư của cá nhân, được bảo vệ và bất khả xâm phạm."

"Nếu muốn chặn thông tin của người dùng mạng xã hội, Việt Nam đang xâm hại quyền của khách hàng các hãng Facebook, Google."

"Tôi nghĩ chính quyền nên bãi bỏ những luật, điều mơ hồ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của người dân."

"Thay vào đó, họ nên đối thoại để tiếp nhận những tiếng nói phản biện, đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn," ông Hà nói với BBC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba làn sóng tự sát trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc


Theo Trithucvn 

Tinh Hoa - Có phân tích cho rằng, trong hơn 60 năm xây dựng chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã từng xuất hiện 3 “làn sóng tự sát” bất thường. Đây thực sự là một hiện tượng kỳ lạ mà chỉ xuất hiện tại Trung Quốc.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì “té ngã từ trên tòa nhà cao tầng”. Cùng với sự kiện này, có nhận định chỉ ra những năm gần đây “phong trào quan chức tự sát” là một trong những hiện tượng kỳ lạ, có lẽ chỉ xuất hiện ở Trung Quốc.

Trong lịch sử xây dựng chính quyền của ĐCSTQ đã từng xuất hiện 3 ‘làn sóng tự sát': Lần đầu từ 1949 – 1952 với làn sóng tự sát của giới tư bản dân tộc; lần thứ hai từ 1957 – 1967 với làn sóng tự sát của giới trí thức; lần thứ ba là từ 2012 đến nay với làn sóng tự sát của quan chức.

Làn sóng tự sát của giới quan chức

Khoảng 9h27 ngày 1/1/2017, tại một tòa nhà thuộc khu khai phá thành phố Ninh Ba, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô đã ngã từ trên lầu xuống bãi đỗ xe, khi xe cấp cứu đến hiện trường thì ông Chu Vạn Lý đã qua đời.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, gần đây tình hình sức khỏe của ông Chu không tốt, không chỉ rõ nguyên nhân quan chức này bị ngã lầu.

Tỉnh Giang Tô nơi ông Chu Vạn Lý công tác là quê quán của ông Giang Trạch Dân, nằm trong mục tiêu thanh trừng trọng điểm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Nhà bình luận chính sự Trần Lâm cho rằng, hình thế mục tiêu chống tham nhũng hiện nay đã khiến những quan chức hủ bại đêm đêm nằm thấy ác mộng, còn ban ngày thì họ luôn sợ cơ quan an ninh tìm đến, suốt ngày lo lắng thảm họa sẽ rơi vào đầu mình.

Theo thống kê, tính từ thời điểm bắt đầu phát động chống tham nhũng vào tháng 11/2012 đến cuối tháng 7/2016, chỉ tính số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố đã có 1235 trường hợp quan chức tự sát. Sự việc ông Chu Vạn Lý tự sát là trường hợp đầu tiên trong năm 2017.

Bà Vương, một quan chức trong hệ thống thuế vụ ở Thành Đô – Tứ Xuyên cho biết, do những quy tắc ngầm trong quan trường của thế lực hủ bại kéo thêm ngày càng nhiều quan chức rơi vào sa đọa, vì họ phải tìm chỗ dựa và tiền đồ chính trị. Một khi có vụ án tham ô bị phanh phui ra thì những quan chức cơ sở dễ trở thành vật hy sinh, nếu họ dám khai báo sự thật thì có thể người thân sẽ bị trả thù.

Có nhận định, ở Trung Quốc hiện nay, việc tra tấn ép cung đã trở thành phổ biến, nếu không nhận tội thì những quan chức bị thanh trừng phải chịu cực hình hoặc bị đày đọa về tinh thần, sống không bằng chết.

Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, trong tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay, hiện tượng quan chức tự sát sẽ chưa dừng lại. Nguyên nhân họ tự sát là do quá căng thẳng vì bầu không khí khủng bố trong quan trường kéo dài nhiều năm qua.

Hai bên dưới nhà cao tầng Thượng Hải không ai dám đi lại

Một người đang sống khỏe mạnh lại bất ngờ tự sát, phía sau thảm cảnh này là gì? Ông Trần Lâm cho rằng, do thể chế chính trị tạo ra. Ông nói: “Làn sóng tự sát ở Trung Quốc cũng đã từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng đã xảy ra hai lần ‘làn sóng tự sát’: làn sóng giới tư bản dân tộc tự sát và làn sóng giới trí thức tự sát”.

Làn sóng tự sát đầu tiên xảy ra trong cuộc vận động “tam phản ngũ phản” sau khi ĐCSTQ bắt đầu xây dựng chính quyền.

Nghe nói, tại Thượng Hải vào thời gian đó không có ai dám đi lại ở hai bên nhà cao tầng vì sợ bị người nhảy lầu rơi trúng đè chết. Cùng phong trào “chống trốn thuế lậu thuế”, nhiều nhà tư bản vì làm ăn thua lỗ không thể nộp được “thuế”, họ muốn chết nhưng không thể nhảy sông Hoàng Phổ, e bị cho rằng bỏ đi Hồng Kông làm liên lụy đến người nhà, vì thế họ chỉ còn cách nhảy lầu để chính quyền trông thấy thi thể.

Trước thảm cảnh vô số thị dân “phải tự sát”, ông Trần Nghị, Thị trưởng Thượng Hải khi đó mỗi lần nghe báo cáo thường hỏi: “Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?”. Ý nghĩa thực tế trong câu hỏi này là có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.

Cùng “cơn mưa máu” của phong trào cải cách ở Trung Quốc, trong số những người xem thường mạng sống và không chịu khuất phục, rất nhiều nhà tư bản dân tộc nổi tiếng Trung Quốc đã tự sát.

Trong công bố 100 thương hiệu lâu đời ở Trung Quốc năm 2016, đứng đầu bảng xếp hạng là thực phẩm Quan Sinh Viên. Người sáng lập thương hiệu này là ông Tiển Quan Sinh, một doanh nhân dân tộc, khởi nghiệp từ bán hàng rong vỉa hè ở Thượng Hải, sau đó trở thành tổng giám đốc của một trong bốn công ty thực phẩm lớn nhất Thượng Hải. Trong vận động “ngũ phản” năm 1952 ông đã bị vu oan phạm “ngũ độc”, sau khi bị làm nhục và ép cung, ông đã nhảy lầu tự tử, chết ngay trên đường phố Nam Kinh.

Ông Lư Tác Phu (1893 – 1952) là một doanh nhân yêu nước, người sáng lập công ty Dân Sinh, người đi tiên phong trong ngành vận tải đường biển Trung Quốc. Năm 1938 đã bất chấp oanh tạc của Nhật để hỗ trợ quân Trung Quốc rút lui. Trong thời kháng chiến, công ty Dân Sinh đã có nhiều đóng góp cho quân đội Trung Quốc. Năm 1950, ông Lư Tác Phu mang nhiều tàu về Trung Quốc Đại lục, sau đó bị ĐCSTQ vu tội tham ô, bị làm nhục phải uống thuốc độc tự sát.

Trong cải cách ruộng đất ở nông thôn, nhiều thân hào nông thôn mất mạng vì bị vu tội chống cách mạng, họ ra đi để lại vợ góa con côi tiếp tục bị hành hạ trong “mưa gió” đấu tranh giai cấp, nhiều người không chịu khuất phục đã chọn cách tự sát.

Trong thời đầu xây dựng chính quyền, ĐCSTQ hủy chế độ tư hữu, vì thế đã tước đoạt tài sản của các thân hào nông thôn và nhà tư bản dân tộc, hành hạ tra tấn thể xác, cắt đứt mạch văn hóa và tinh thần dân tộc mà họ thừa kế.

Giới trí thức tự sát

Làn sóng tự sát thứ hai rơi vào giới trí thức với con số người tự sát khủng khiếp, chủ yếu là các chuyên gia, học giả, giáo sư, nhà văn.

Về hệ thống tổ chức, người tự sát tập trung chủ yếu trong các trường cao đẳng và đại học, cơ quan văn học và nghệ thuật, những hệ thống này nằm trong mục tiêu chính của phong trào “Cách mạng Văn hóa” và “chống hữu khuynh”. Nguyên nhân chính khiến họ tự sát vì nhân phẩm bị làm nhục trong bức hại chính trị.

Ngày 23/8/1966, nhà văn Lão Xá bị đưa ra đấu tố. Ngày hôm sau ông nhảy xuống hồ Thái Bình thuộc quận Tây Thành – Bắc Kinh tự sát. Người ta nói rằng sau này có thêm nhiều người nhảy hồ Thái Bình tự sát theo, tuy nhiên danh tính của họ không ai biết.

Trong làn sóng tự sát này có nhiều cặp vợ chồng quyết định cùng đi xuống suối vàng. Vợ chồng dịch giả Phó Lôi nổi tiếng đã không thể chịu nổi sự hành hạ của Hồng vệ binh, cả hai cùng tự sát vào ngày 3/9/1966, ba ngày sau thì vợ chồng giáo sư Dương Gia Nhân thuộc Học viện Âm nhạc Thượng Hải cũng tự sát qua đời, sau đó đến ngày 9/9 thì giáo sư Lý Thúy Trinh chủ nhiệm khoa đàn dương cầm cũng tự sát qua đời.

Trong số những trí thức tự sát còn có 4 Ủy viên Ban Quản lý giáo dục, gồm: Trương Tôn Toại (1915 – 1969), Nhiêu Dục Thái (1915 – 1969), Tạ Gia Vinh (1898 – 1966), Dương Phi Phàm (1897 – 1958), trong đó Nhiêu Dục Thái và Tạ Gia Vinh từng là Viện sĩ Viện Nghiên cứu Trung ương. Ngoài ra còn có những đại sư Quốc học như Hùng Thập Lực, Chu Dư Đồng.

Nhiều trí thức tự sát đang ở thời điểm trí lực sung mãn, đỉnh cao sự nghiệp, độ tuổi vào khoảng 45 – 55. Đa số những người tự sát là những nhân cách ưu tú của xã hội, là những trí thức xuất sắc trong lĩnh vực của họ.

Nhà bình luận thời sự Tạ Vịnh cho rằng, trong một quốc gia không có truyền thống tự sát mà bất ngờ xuất hiện số người tự sát cao khác thường, đây là lời cảnh tỉnh đối với chính quyền trong việc phá hoại văn hóa truyền thống. Việc giới trí thức tự sát là tổn thất nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của một xã hội.


Phần nhận xét hiển thị trên trang