Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Thảm họa sử dụng sai tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng


Đinh Đức Cần 

CAND - Những năm gần đây, nhiều người Việt mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa... làm mất đi tính trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt. Tệ hại hơn là điều này lại xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng...

Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hàng ngày là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan, đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy, chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.

Một vài cái sai thường thấy sau đây: “Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến 21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như con chó quanh quẩn trong sân… thật kỳ cục phải không? “Những thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".

Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…". Lạ lùng hơn: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”. Té ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? Tôi hiểu ý người nói muốn nói từ  Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất căn bản về ý nghĩa của câu nói.

“Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào, có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết? Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao? Đến thánh thần cũng không hiểu nổi.

Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.

Chỉ đôi phút mà nhặt ra hàng lố sai sót. Ngoài ra các biên tập viên dự báo thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung rất phản cảm. Trong khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự. Mỗi phút quảng cáo phải tốn hàng chục triệu đồng, kéo dài tiết mục dự báo thời tiết là lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Lại còn chua thêm vào dặn dò mai nắng nóng nhớ mang theo áo chống nắng, thời tiết thuận lợi cho việc Picnic, vui chơi giải trí ngoài trời, đi du lịch…

Nếu không dặn hẳn người ta không biết lo cho thân mình chắc? Bao nhiêu người cần lao đang chật vật làm việc để kiếm miếng cơm manh áo, có khi cả đời cũng không biết tới du lịch, giải trí, du hí? Cứ làm như ai cũng giàu có cả?

Ngỡ chỉ chương trình dự báo thời tiết, ai dè các chương trình khác, khán giả cũng gặp không ít... sạn. Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ… 

Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên: À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là, mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn

Khủng khiếp hơn, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”. Chương trình cà phê sáng phát 22-10 trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập nghiệp. 

Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì. Chương trình Kinh tế 22h00 tối 16-10- 2015, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.

Những người thuộc thế hệ truyền hình đầu tiên được đào tạo bài bản, có ý thức rèn giũa khi nói trên truyền hình nên rất hiếm mắc những sai sót ngớ ngẩn như trên. Người ta còn có ấn tượng sâu sắc với thế hệ phát thanh viên Kim Tiến, Mạnh Tường, Minh Chí, Hồng Trang… nói vừa tròn vành rõ chữ, vừa chuẩn mực. Sau thế hệ đó bắt đầu sự dễ dãi, đưa bừa ngôn ngữ đời sống vào truyền hình. “Tật” vâng, à vâng… bạn tôi bảo đó là “hội chứng LVS” - người được nêu danh là “gạo cội”, nổi tiếng trong dẫn các chương trình truyền hình. Lớp sau tưởng thế là hay nên bắt chước làm theo.

Ông còn kể rằng đứa cháu ngoại ông một lần đến thăm ông thấy có chiếc bánh trên bàn nó nói: “À vâng thưa ông, cháu có được ăn chiếc bánh này không?”. Thay vì nói đơn giản và chính xác là: “Ông ơi! Cháu có được phép ăn chiếc bánh này không?”. Khi tôi uốn nắn lại cho nó, nó vênh mặt lên cãi rằng nói như nó mới đúng, và giải thích cho ông rằng trên truyền hình các cô, các chú ấy nói như vậy? Hóa ra ai cũng cho rằng đã nói trên truyền hình là nói cho cả nước nghe, ắt phải chuẩn mực rồi, lẽ nào sai? Mà có thấy ai phản ứng gì đâu?

Không biết những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao nếu cứ tồn tại cái sai, thiếu sự chuẩn mực ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mòn và méo mó ngôn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm, hành động của con người.

Rõ ràng chuyện thêm thắt các từ đệm “vâng, dạ, hả, ồ, ờ… làm cho câu nói nghe hết sức khó chịu. Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt) của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.

Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ “cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại: Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào: “Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”. 

Các hư từ vô nghĩa như:  thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng, vô duyên.

Có lẽ việc thống kê nên để cho bạn xem truyền hình. Mình tôi không đủ thời gian theo dõi 24 giờ hàng ngày. Mong các bạn cùng chia sẻ, lên tiếng bằng mọi cách để góp phần làm trong sáng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc gặp mặt đầu tiên của cựu binh và thân nhân Hoàng Sa & Gạc Ma


Tối nay, 9-1-2017, 11 cựu binh, 4 thân nhân của những người lính VNCH đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 với 16 cựu binh, 6 thân nhân của những người lính QĐND VN đã tham gia trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 lần đầu tiên cùng có mặt tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc gặp do Nhịp Cầu Hoàng Sa tổ chức nhân kỷ niệm 3 năm ngày khởi xướng Chương trình (7-1-2014 – 7-1-2017).
hs
Cuộc gặp còn có sự tham dự của gia đình một người lính đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ biên giới phía Bắc, cô giáo Vân Van Chi và cháu Bảo Nam, vợ và con của đại úy liệt sỹ Trần Văn Duẩn, đồn Biên phòng A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai – người hy sinh rạng sáng 17-2-2011, trong một nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập Biên giới trái phép từ Trung Quốc vào năm 2011.
Thân nhân và những người lính VNCH và QĐND VN đã có gần 3 ngày chia sẻ với nhau li rượu, li cà phê, cùng đi tham quan Thành phố và cùng đi viếng bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, tham dự và phát biểu, cho rằng sự kiện này, cũng như những nỗ lực của NCHS trong ba năm qua đã chuyển dịch được “một xăng-ti-mét” hàng rào ngăn cách tiến trình hòa giải. Chuẩn đô đốc Hải quân QĐND VN, tướng Lê Kế Lâm, từ bệnh viện gửi tới Chương trình lời chúng mừng và đánh giá cuộc gặp có một giá trị biểu tượng vô cùng quan trọng; ông nhấn mạnh: “Đây là một nét đẹp của sự hòa hợp của dân tộc. Tôi mong rằng sự hòa hợp này là bước đầu nói rằng, chúng ta đoàn kết nhất trí để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”.
Từng người lính giữ đảo xưng danh.
Từng người lính giữ đảo xưng danh.
Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình do nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình (Do Thai Binh), nhà khảo cổ học Nguyễn kc Hậu cùng các nhà báo Vu Kim Hanh, Nguyễn Thế Thanh và Huy Đức khởi xướng từ tháng 1-2014 với sự tham gia tích cực của các nhà báo: Đinh Quang Anh Thai, Đỗ Thanh Triều; của kỹ sư Nguyễn Đức Huy; cựu binh Hoàng Sa Lữ Công Bảy; của các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quan, Nguyễn Quang Lập, doanh nhân Đặng Cao Thang Dang, Tạ Hinh, Hai LE, Xoviet Nguyen… nhằm tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược, đặc biệt là hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988.
Cuộc gặp mặt đầu tiên của các thành viên với các gia đình Hoàng Sa diễn ra vào ngày 5-1-2014 tại nhà hàng Hoa Lư (Nha Hang Hoa Lu) và cuộc vận động đầu tiên bắt đầu được công bố từ ngày 7-1-2014.
Ngay trong hai tuần đầu tiên số tiền gửi về ủng hộ đã lên đến 900 triệu VND. Đến nay, NCHS đã nhận được hơn 1.200 lượt đóng góp của người Việt Nam ở mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới với số tiền lên đến gần 7 tỷ VND.
Chương trình đã được hưởng ứng bằng các hoạt động gây quỹ đa dạng:
Từ California, tối 27-9-2014, các bạn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái (Nina Hoabinh Le, Quỳnh Trang, Janine Trang) đã tổ chức một đêm nhạc gây quỹ với sự tham gia của các nghệ sỹ Lê Uyên, Hoàng Công Luận, Mộng Thúy, Phạm Hà, Thương Linh và sự ủng hộ của nhà báo Đỗ Quý Toàn, nhà văn Nhã Ca, nghệ sỹ Kiều Chinh…
Ở trong nước, từ bức tranh đầu tiên của nhà thơ Đỗ Trung Quân tặng NCHS đấu giá, được một người Việt tại Boston, Mỹ, mua với giá 2.000 USD đã mở đầu một cách thức gây quỹ rất thành công (Cun Nghe, Luyen Vu, Thanh Huong Nguyen). Gần 50 họa sỹ trên cả nước đã góp tranh cho NCHS [gia đình họa sỹ Lưu Công Nhân, họa sỹ Nguyễn Trọng Khôi, Lê Thiết Cương, Nguyễn Thanh Bình, Phương Bình, võ Xuân Huy, Hai Duc Le, DzungArt Nguyen...]. Đặc biệt, 30 họa sỹ đã gửi tranh tham gia cuộc vận động vẽ Tranh Cá Ba Miền theo sáng kiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và họa sỹ Lê Thiết Cương.
Các nhà văn, nhà thơ cũng hưởng ứng tích cực: Nhà văn Trần Quốc Quân mở đầu bằng khoản đóng góp từ nhuận bút cuốn tiểu thuyết Tuyết Hoang; Nhà thơ Nguyễn Duy in riêng tập Nhìn Từ Xa Tổ Quốc chỉ để tặng NCHS (thu được hơn 600 triệu); Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tặng thơ Biển Mặn, nghệ sỹ Ái Van Ha tặng hồi ký Để Gió Cuốn Đi…
NCHS đã chi 5,890 tỷ (bao gồm cả khoản tiền 440 triệu trường Marie Curie chi trực tiếp xây nhà cô giáo Lại Thị Huế, vợ liệt sỹ Trường Sa Phạm Quang Trung).
Ngay trong dịp Tết Giáp Ngọ, 2015, NCHS đã gửi tặng 10 phần quà, mỗi phần 5 triệu đồng, tới 5 gia đình Hoàng Sa và 5 gia đình Gạc Ma. Ngay trong tháng 2-2014, đã đi thăm các gia đình có thân nhân hy sinh trong trận Gạc Ma, 14-3-1988.
Trong suốt 3 năm qua, NCHS đã mua, xây và tài trợ “dựng lại” 10 căn nhà với khoản đầu tư trên 400 triệu [5 căn nhà cho gia đình Hoàng Sa từ 400 tới 1 tỷ 114 triệu/căn; 5 căn nhà cho các cựu binh Gạc Ma và gia đình liệt sỹ chống Trung Quốc từ 400 tới 440 triệu/căn]; Đóng góp xây 4 căn nhà chống lũ, góp xây một nhà thờ cho liệt sỹ Trần Văn Quyết (Quảng Bình) và gúp sửa hai căn nhà khác.
15940683_1173763065992206_9148614531934449710_n
Chương trình đã tặng cụ Phan Thị Thê – mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống mà NCHS được biết – một sổ tiết kiệm trị giá 150 triệu đồng; chi 112 triệu hỗ trợ gia đình trang trải các chi phí thuốc men và bệnh viện khi cụ Thê phải can thiệp nong động mạch vành.
Cấp học bổng đại học cho con gái cựu binh Dương Văn Lê – một người lính công binh thuộc Lữ 83, xuất ngũ về quê ở xã Tây Trạch, Bố Trạch, làm nghề thợ xây- bị ung thư gan mất năm 2014; cấp học bổng học cao đẳng cho con gái cựu binh Dương Văn Hường – bị thương khá nặng trong trận Gạc Ma, mất năm1998. Cùng nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình liệt sỹ, các cựu binh Gạc Ma vượt qua khó khăn, cải thiện cuộc sống.
Những hoạt động này của Chương trình không chỉ là để tri ân gia đình những người lính đã tham gia, đã ngã xuống trên các trận tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược mà có ý nghĩa như một nỗ lực hòa giải.
Hoàng Sa là chiến trường duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi – trước ngày 30-4-1975 – người Việt không bắn vào người Việt. Hoàng Sa là một địa danh nhắc nhở chúng ta, mỗi khi người Việt kề vai sát cánh bên nhau sẽ nhận rõ ai mới thực sự là kẻ thù chung, ai mới là kẻ có dã tâm xâm lược. Hoàng Sa, vì thế, còn là một NHỊP CẦU, cần “bắc” để nối những tấm lòng và để, người Việt hòa giải cùng người Việt.
Sự có mặt hôm nay, cuộc gặp mặt đầu tiên giữa các cựu binh VNCH – những người đã tham gia trận hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974 và thân nhân các tử sỹ Hoàng Sa -, với các cựu binh QĐND VN, những người tham gia bảo vệ bất thành Gạc Ma ngày 14-3-1988 và thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, là một sự kiện minh chứng cho điều đó.
Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.
Theo Facebook Huy Đức – Trương Huy San

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tấn công ngoại giao quốc tế


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Davos (Ảnh Michel Euler/AP)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Davos (Ảnh Michel Euler/AP)
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thị trấn Davos của Thụy Sĩ, Chủ tịch Trung Quốc hôm thứ Ba đọc bài diễn văn quan trọng gần một tiếng đồng hồ, bênh vực chính sách toàn cầu. Nội dung có vẻ như muốn phản biện chính sách chống lại tự do mậu dịch, đóng cửa biên giới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đây là lân đầu tiên ông Tập xuất hiện trước diễn đàn Davos, một hội nghị gồm lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm công bố các chính sách, đặc biệt về kinh tế, có tầm quốc tế. Mấy năm trước, Bắc Kinh chỉ đưa các quan chức trung cấp đến dự.
Ông Tập nhấn mạnh hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế không phải là thủ phạm gây ra những “rắc rối khu vực” tại Trung Đông, khiến cho cơn lũ người tỵ nạn tràn vào Châu Âu, gây bất ổn cho châu lục này.
“Chúng ta phải giữ vũng quyết tâm triển khai thương mại và đầu tư tự do toàn cầu, giải phóng thương mại và đầu tư và hãy nói ‘không’ với chủ nghĩa bảo hộ.”
Ông nói tiếp, đeo đuổi chủ nghĩa bảo hộ chẳng khác nào tự khóa mình trong căn phòng tối, và dường như muốn nhắm đến Washington: “Không ai sẽ trở thành kẻ thắng trong một chiến tranh thương mại.”
Ông nhấn mạnh nước ông “không có ý định” phá giá tiền tệ và Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo trong một nền kinh tế toàn cầu tự do và cởi mở.
Lịch sử thế giới cho thấy con đường dẫn đến nền văn minh nhân loại chưa bao giờ là một con đường bằng phẳng. Chúng ta cần nắm tay nhau để đường đầu với thách thức. Lịch sử được tạo dựng bằng những con người dũng cảm.”
Bài phát biểu nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu.
Cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt viết trên trang Twitter của ông: “Có một khoảng trống khi nói đến lãnh đạo kinh tế toàn cầu, và rõ ràng là Tập Cận Bình đang lấp khoảng trống đó. Có vẻ thành công.”
Nhà báo Richard Quest của CNN viết: “Thật không thể tưởng. Một chủ tịch của Trung Quốc đọc một bài diễn văn mà người ta trông đợi lẽ ra là bài diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ.”
Thật vậy, có vẻ như gió đang đổi chiều. Trung Quốc kêu gọi mở cửa thị trường, còn tân tổng thống Mỹ đòi bảo vệ thị trường trong nước, nghỉ chơi với TPP.
Mọi năm Hoa Kỳ thường cử Phó tổng thống đến dự hội nghị Davos, năm nay chỉ đưa Anthony Scaramucci, cố vấn kinh tế của tân tổng thống.
Phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra vào lúc chỉ còn vài ngày nữa là Hoa Kỳ có tổng thống mới.
Tuy nhiên, các nhà bình luận cũng lưu ý rằng trong lúc ông Tập hô hào tự do thương mại và đầu tư tại diễn đàn Davos, thì tại Bắc Kinh, chính quyền đã giới hạn tỷ lệ góp vốn vào ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Diễn đàn Davos diễn ra hàng năm kể từ 1971, giúp lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp các nước lên tiếng về các chính sách quốc tế.
Một diễn đàn hàng năm khác cũng được chú ý là Đối thoại Shangri-La, được tổ chức từ năm 2002 tại Singapore để bàn về an ninh, quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương.
Đàn Chim Việt tổng hợp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/C Huy Đức lại quá đà rùi:

Huy Đức Osin lại xuyên tạc cuộc chiến chống Khme Đỏ!

Đúng ngày 7/1/2017 năm nay, đất nước Campuchia long trọng kỷ niệm ngày hồi sinh từ những “cánh đồng chết” do chế độ Khơ-me-đỏ gây ra. Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về sự kiện này với việc với việc ghi nhận công lao hy sinh của hàng vạn quân tình nguyện Việt Nam đã cứu đất nước này thoát khỏi họa diệt chủng Khơ-me đỏ, thì ở ngay trên đất nước Việt Nam, một kẻ nhân danh nhà báo - cựu chiến binh lại xối xả tuôn ra những lời xét lại lịch sử, quy kết đội quân tình nguyện này biến “cơ hội” giải phóng Campuchia khỏi Khơ-me- đỏ để “xâm lược” Campuchia là nằm trong ý đồ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thời đó.



Thủ đoạn của Huy Đức là núp dưới danh nghĩa truy tìm nguồn gốc câu nói “đã nghe người CPC nào gọi 'Quân tình nguyện VN' là 'bộ đội nhà phật' chưa?"” để cho rằng, đây là sản phẩm của ngành tuyên huấn trong quân đội do các “ "chính trị viên" đã soạn cho người CPC những lời thơm tho để ca ngợi VN. Cũng không ít kẻ nịnh bợ từng có vài lời đãi bôi. Vấn đề là ta không thể biết có bao nhiêu người dân CPC thực sự nghĩ như những lời được mớm...”, rồi ông ta kêu gọi đồng nghiệp “Các nhà báo hãy nói về những điều mình biết, đó là sự hy sinh của cha anh mình. Còn người dân CPC đánh giá vai trò của bộ đội VN như thế nào hãy để cho họ nói.”. Nếu như Huy Đức chỉ dừng lại ở việc góp ý với những người từng là đồng nghiệp của ông ta cách đưa tin sao khách quan với hiện tại, phản ánh đúng tình trạng quan hệ phức tạp hiện nay giữa Việt-Cam, tình trạng nhóm đối lập thường trực vu cáo Việt Nam xâm lược Cam để chia rẽ quan hệ hai nước, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan để mua phiếu cử tri cũng như khai thác vấn đề Mỹ-Trung hậu thuẫn cho thế lực này “khống chế” Việt Nam trên bàn cờ chính trị láng giềng …thì chắc chắn dư luận sẽ không bức xúc đến vậy. Việc Huy Đức mượn cớ tình trạng “nhạy cảm” về hiện trạng chính trị này để tấn công xương máu đã hy sinh vô ích cho Campuchia và bôi nhọ thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản đã quyết tâm tận diệt lực lượng Khơ-me –đỏ nhằm xét lại lịch sử thì thực sự là sai lầm nghiêm trọng, phơi bày toàn bộ mưu đồ nham hiểm, bản chất hèn hạ đê tiện của kẻ cầm bút dày dạn nhưng bất lương









Ngay lập tức bài viết được giới chống đối VN cả trong và ngoài nước lan truyền khủng, tung hô, phụ họa. Ông Vũ Thư Hiên – kẻ đã đào tẩu khỏi Việt Nam cùng thời với Bùi Tín với ảo tưởng lật đổ chính thể cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ để lên nắm quyền, nhanh chóng tung hứng, chỉ ra, đây là mưu đồ của “liên minh Duẩn-Thọ” đã lợi dụng việc đánh đuổi Khme Đỏ để “chiếm đóng” Campuchia. Đám “xét lại” lịch sử, hay “thực dụng chính trị” cũng ủng hộ Huy Đức, cho rằng Việt Nam đánh đuổi Khme  Đỏ, rồi dựng lên chính quyền bù nhìn hiện nay nên bị dân Cam thù ghét là “đáng đời”…Đám zận chủ thiển cận, ô hợp, mù tịt về lịch sử -chính trị như Hoàng Dũng – thành viên đám tay sai phản động lưu vong Mỹ là Con đường Việt Nam, được dịp trưng trổ phán xét phủ nhận toàn bộ lịch sử bảo vệ đất nước, xin trích nguyên văn  “Hoàng Dũng Chuyện của CPC kệ họ chứ, VN dại dột mất xương máu ráng chịu”. Đám tàn quân cờ vàng thì như vớ được vàng, tha hồ lên án “bản chất độc ác, diệt chủng của cộng sản” vì Khme Đỏ cũng là theo lý tưởng cộng sản diệt chủng giới tư sản, được Trung Quốc hậu thuẫn nên tàn sát cả người Việt nhằm tham vọng độc chiếm Đông Dương…

Đồng thời, bài viết này của Huy Đức đã dấy lên phản ứng vô cùng bức xúc từ chính cựu chiến binh VN và cả dư luận – những người am hiểu lịch sử. CCB chống Tàu Nguyễn Đình Thắng (Thắng Còng) và những đồng đội của ông này vạch trần động cơ của Huy Đức luôn tìm các mua chuộc các CCB gặp hoàn cảnh khó khăn để “chung tay” xét lại lịch sử với hắn ta, trong đó có cả ông Bình mới gây ra cái chết thương tâm cho cháu bé do sơ suất gần đây, đã bị những CCB như ông Thắng Còng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

FB Thi Nguyễn – chủ kênh youtube Winwin Việt Nam, người luôn gắn bó với các CCB Việt Nam và các cây viết báo chí lịch sử cho biết, từ chính giới phóng viên của Huy Đức đã có vô khối lên án bản chất của  hắn “ nó là phóng viên chuyên viết kiểu chuyên án ấy. Kiếm tiền giỏi. Từng chui vào các hang ổ buôn lậu này kia, kiếm được thì không viết bài, không được thì viết. Nhiều mánh khóe, thủ đoạn. Nó viết Bên thắng cuộc, kiếm bộn tiền. Lão Đĩnh đua đòi, viết Đèn Cù, không đắt. Thực ra lão Đĩnh viết bỉ ổi, thằng osin nó khôn, viết ra chiều khách quan.”. (Mời đọc thêm bài viết tổng hợp nhận định của đồng nghiệ về cái nghề làm báo để kiếm tiền của Huy Đứchttp://molang0205.blogspot.com/2014/09/huy-uc-mot-nhan-cach-tham-oc-va-meo-mo.html ). Có thể thấy, Huy Đức là kẻ mang bản chất vô liêm sỉ với nhiều thủ đoạn thượng thừa của kẻ có tài – nhưng tài không đi kèm với đức nên trở thành kẻ gây họa cho xã hội đã chót sản sinh ra hắn. Một fb khác phân tích thủ đoạn của Huy Đức “Chương Thanh San nó viết 7 hư 3 thực, nói mập mờ có vẻ là tin mật, tin hạn chế. Tính con người là tò mò, thấy cái gì có vẻ là bí mật là ham, đọc để còn đi buôn chuyện nên lắm người đọc. Ai tỉnh táo thì biết cái gì nó phịa, cái gì là có, ai không hiểu lắm thì tưởng thật.

Tuy nhiên tình tiết bóc trần bản chất và thủ đoạn chống phá đê tiện nhất của Huy Đức là phủ nhận rằng người Cam từng ca ngợi quân tình nguyện Việt Nam là “quân đội nhà Phật” đang được báo chí Việt Nam khai thác. Trên thực tế, chính ông Hunsen đã từng nhắc lại câu nói này khi thăm Việt Nam ngày 2/1/2012 trước quan chức, truyền thông Việt Nam và đã được đưa tin rộng rãi. Trích nguyên văn:

Ngày 2-1-2012, khi Thủ tướng Hun Sen đến Đồng Nai dự lễ khánh thành di tích lịch sử Sư đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia, ông đã gọi bộ đội Việt Nam là đội quân nhà Phật.
Khi ấy, Thủ tướng Hun Sen nói: “Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng?
Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng.
Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”. 
Hơn một năm sau, vào cuối tháng 12-2013 khi thăm Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen tiếp tục khẳng định: “Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia đã hi sinh hàng vạn người, bị thương không biết bao nhiêu. Việt Nam đã phải trả một cái giá rất lớn khi giúp đỡ Campuchia... Vấn đề này không quên được”.
Còn đây là bài báo ghi nhận trung thực, khách quan và thẳng thẳn mọi vấn đề nhạy cảm mà giới phóng viên Việt Nam phỏng vấn ông Hunsen ngày 4/1/2012, sau sự kiện trên, Huy Đức và đồng bọn của ông nên đọc và suy ngẫm cho kỹ, trong đó có đoạn phóng viên báo Quân đội nhân dân hỏi:

Quân Đội Nhân Dân: Nhân dân Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là “đội quân nhà Phật”. Thủ tướng có thể chia sẻ về điều này?

- Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật.
Còn việc Huy Đức cho rằng, phát biểu của ông Hunsen trước dân chúng trong ngày lễ 7/1/2017 năm nay, không được “hay” như những lời ông này nói khi ở Việt Nam thì chỉ có thể nói, hoặc ông ta không xứng đáng là nhà báo, không có một chút tư duy chính trị nào, hoặc khả năng thứ 2 là ông ta cố sống cố chết, bới lông tìm vết để phủ nhận vai trò của Đảng cộng sản, xương máu bao thế hệ người Việt đã “giành độc lập” khỏi nhũng đế quốc to như ông ta từng luyến tiếc mà thôi. Rõ ràng với kẻ cầm bút dày dạn như Huy Đức, chỉ có khả năng thứ 2 mà thôi. Xin nhắc lại câu nói “nổi tiếng” bóc trần Huy Đức là công cụ, tay sai của ai, vì sao mất nghề báo, vì sao sản xuất ra những bài viết kiểu này, đó là câu nói (lại núp danh người bạn nước ngoài nào đó) rằng: “Tao không nghĩ nước máy đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại”

Còn độc giả muốn tìm hiểu rõ hơn về thủ đoạn chống phá lịch sử, đất nước Việt Nam thì hãy đọc, nghe những bài báo, nhà phê bình nói về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” như Nhà văn Đông La nhận xét về "Bên thắng cuộc",LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU (Về cuốn Bên thắng cuộc của HuyĐức)“Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù Trao đổi về “Bên thắng cuộc” – sự ngộ nhận cố ýCuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử.HUY ĐỨC - MỘT NHÂN CÁCH THÂM ĐỘC VÀ MÉO MÓ 


 Nhân cách và bản chất như vậy, hà tất phải thắc mắc thêm về động cơ của hắn.

Nguyễn Biên Cương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xung quanh lễ nhậm chức của Donald Trump





Một số người tập dượt cho lễ nhậm chức tổng thống. (Hình: AP Photo/Patrick Semansky)
WASHINGTON, DC (NV) – Dù ủng hộ hay chống đối, tất cả mọi người đều phải nhìn nhận Donald Trump là một con người khác thường theo cả hai hướng, tích cực (phi thường) và tiêu cực (tầm thường).
Vài ngày nữa ông Trump sẽ trở thành nhà lãnh đạo siêu cường quốc Hoa Kỳ, lúc đó bất cứ lời nói cũng như việc làm nào của ông đều có tác động và hậu quả cụ thể, chứ không chỉ như nước chảy qua cầu thời kỳ tranh cử hay lúc mang danh nghĩa tổng thống tân cử. Thay vì bàn luận và dự đoán như từ trước đến nay, kể từ khi ấy mới có thể phán xét về Tổng Thống Donald Trump.
Nghi lễ truyền thống
Toàn bộ lễ nhậm chức do hai ủy ban phụ trách: Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Hội, với sự giám sát của Thượng Viện, và Ủy Ban Tổ Chức Lễ Nhậm Chức, với nhân sự 350 người. Quân đội phụ trách khu vực thủ đô Washington, DC yểm trợ lãnh vực quân sự cho lễ nhậm chức.
Ngày 19 Tháng Giêng, Tổng Thống Tân Cử Donald Trump và Phó Tổng Thống Tân Cử Mike Pence sẽ đặt vòng hoa tại Nghĩa Trang Quốc Gia Washington.
Ngày 20 Tháng Giêng dự lễ nhậm chức.
Ngày 21 Tháng Giêng, tân tổng thống dự lễ cầu nguyện tại thánh đường quốc gia Washington.
Lễ tuyên thệ nhậm chức chính thức, đúng theo truyền thống, tổ chức tại thềm phía Tây điện Capitol, trụ sở Quốc Hội Liên Bang.
Bốn cựu tổng thống và phu nhân ở trong số quan khách dự lễ, là Jimmy Carter, Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama. Cựu Tổng Thống George H. W. Bush không tham dự vì tuổi già và sức khỏe kém.
Nữ ca sĩ thiếu niên Jackie Evancho, 16 tuổi, diễn viên trong chương trình “America’s Got Talent,” sẽ hát bản quốc ca.
Các ca đoàn Mormon Tabernacle Choir và Missouri State University Chorale cũng sẽ trình diễn.
Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện John Roberts làm lễ tuyên thệ cho ông Donald Trump, và Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Clarence Thomas chủ tọa tuyên thệ cho ông Mike Pence.
Tân tổng thống sau đó sẽ đọc diễn văn nhậm chức, bài do ông Stephen Miller, người viết hầu hết diễn từ cho ứng cử viên Donald Trump thời kỳ tranh cử. Theo dự đoán bài đọc sẽ không dài, chỉ lâu khoảng trên dưới nửa giờ.
Trước buổi lễ, Tổng Thống Tân Cử Donald Trump và Phu Nhân Melania sẽ đến Tòa Bạch Ốc ăn sáng với Tổng Thống Barack Obama và Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Sau buổi lễ, cựu Tổng Thống Obama và phu nhân sẽ bước lên trực thăng Marine One lần cuối cùng từ sân điện Capitol bay ra căn cứ Không Quân Andrews, và từ đây lên máy bay đi Palm Springs, California, nghỉ ngơi. Máy bay sẽ không được gọi là Air Force One vì tổng tư lệnh quân đội bây giờ không có mặt trên đó. 
Lễ hội đơn giản
Các lễ hội trong dịp nhậm chức của Tổng Thống Barack Obama kéo dài 5 ngày.
Các lễ hội của Tổng Thống Donald Trump chỉ dự trù trong ba ngày.
Năm 1993, ông Bill Clinton tham dự 14 dạ vũ chính thức vào buổi tối ngày lễ nhậm chức. Năm 2017, ông Donald Trump sẽ chỉ tham dự ba dạ vũ. Ban tổ chức nói rằng giá vé tham dự cho mỗi người chỉ $50, phù hợp với túi tiền của giới công nhân đã ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử.
Cuộc diễn hành truyền thống, gồm cả đi bộ và đi xe, dọc theo đại lộ Pennsylvania từ điện Capitol về Tòa Bạch Ốc, của các tổng thống tiền nhiệm kéo dài khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ; với ông Trump chỉ trong 90 phút, được ghi nhận là ngắn kỷ lục. Chưa biết Tổng Thống Trump có bước xuống xe đi bộ, chào và bắt tay dân chúng đứng hai bên đường như các vị tiền nhiệm vẫn làm hay không. 
Biểu tình ủng hộ và chống đối
Nhiều con đường ở thủ đô Washington, DC sẽ bị đóng để bảo đảm an ninh cho buổi lễ. Các xe tải và xe buýt được bố trí quanh khu vực để làm chướng ngại vật ngăn chặn xe bom khủng bố.
Các quan sát viên tin rằng lễ nhậm chức của ông Trump không thu hút một số dân chúng khổng lồ như ông Obama năm 2009. Nhưng một điểm khác lạ so với những lễ nhậm chức của các tổng thống tiền nhiệm là sẽ có nhiều đoàn biểu tình ủng hộ cũng như chống đối và cảnh sát đã chuẩn bị để đối phó nếu xảy ra những chuyện rắc rối.
Bộ Trưởng Nội An Jeh Johnson (chính quyền Obama) hôm Thứ Sáu tuần trước phác họa kế hoạch an ninh đã được chuẩn bị, trong một buổi thuyết trình cho các cơ quan liên hệ tại một địa điểm bí mật ở Virginia. Ông ước lượng sẽ có khoảng từ 700,000 đến 900,000 người tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống, và 99 đoàn biểu tình bao gồm ủng hộ và phản đối. Tuy nhiên, ông nói rằng không có sự đe dọa đáng ngại nào vì “khủng bố quốc tế bây giờ khác xa với thời gian 2009-2013.” Nhưng ông khẳng định là mọi khả năng đều được vận dụng để đối phó kịp thời với những bất ngờ.
Theo lời ông Johnson, mối đe dọa từ trên không là đáng quan tâm nhất mặc dù máy bay và thiết bị bay không người lái đã bị cấm xâm nhập không phận Washington, DC. Ông cho biết hiện có những kỹ thuật đối phó tân tiến được áp dụng, tuy nhiên, ông không nói rõ chi tiết. Tổng cộng về nhân sự có 28,000 nhân viên thuộc nhiều cơ quan được triển khai bảo vệ an ninh, bao gồm Bộ Nội An, Sở Ðặc Vụ, Bộ Giao Thông, Tuần Duyên, và nhiều sở cảnh sát ở Washington và vùng phụ cận. Thêm vào đó, sẽ có 7,800 lính Vệ Binh Quốc Gia được triển khai. 
Tẩy chay
Hơn 50 dân biểu Hạ Viện, hầu hết thuộc đảng Dân Chủ, tuyên bố tẩy chay, không tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống.
Người ta chú ý đến một số nghệ sĩ tẩy chay hơn là có mặt trình diễn trong các buổi lễ hội. Một thành viên trong ca đoàn Mormon Tabernacle Choir và nghệ sĩ trong ban Rockettes tuyên bố rút lui sau khi tập thể của họ đồng ý nhận lời tham gia. Jennifer Holliday, ngôi sao nhạc kịch Broadway, nhận lời trình diễn, nhưng sau đó đổi ý. Trong số nhiều nghệ sĩ khác từ chối tham gia có thể kể tới Elton John, KISS, Celine Dion, Andrea Bocelli, Kanye West, Chainsmokers, Vince Nell,… Ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc tương lai, nói trên truyền hình Fox là “ông Trump không cần các diễn viên nổi danh vì ông đã là diễn viên nổi danh rồi.”
Ba thăm dò của Washington Post/ABC News, CNN/ORC, và viện Gallup cho thấy, vào thời điểm tuyên thệ nhậm chức, ông Donald Trump sẽ là tổng thống ít được tín nhiệm của quần chúng hơn hết kể từ hơn 40 năm qua.
44% dân Mỹ tin là ông Trump đủ điều kiện làm tổng thống so với 52% nói ông không đủ tư cách lãnh đạo, trong đó 41% mạnh mẽ phê phán ông. Tám trong 10 người Cộng Hòa đồng ý ông Trump và một tỷ lệ tương đương về phía người Dân Chủ không đồng ý. Tỷ lệ tán thành và không tán thành ngang nhau ở những người không theo hai chính đảng.
Ngay lập tức, ông Trump gởi tweet phê phán bài bác các thăm dò ấy, cho rằng đây là các thăm dò “gian lận.”
Sự hoài nghi lớn nhất về ông Donald Trump cho đến bây giờ là người ta không tin rằng ông có khả năng cân nhắc chọn lựa và quyết định hợp lý trong một vấn đề quan trọng ở vai trò tổng thống.
Dù sao lễ nhậm chức của tân tổng thống sẽ tiến hành êm ả như truyền thống dân chủ của nước Mỹ từ hơn 200 năm qua. Chi tiêu cho toàn bộ những lễ hội này ước lượng khoảng $200 triệu trong đó phí tổn lớn nhất là công tác an ninh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

. Tặng


" Một lần da tới thịt "
Thánh nhân nào phải đâu?
Lỡ sẩy chân - Đứng dậy
Ích gì mà kêu đau?
Chim bay xa - Đừng tiếc!
Than trời cao lẽ nào?
Một đi không trở lại
Người xa rồi , thấy đâu?
Sông hết mình vẫn chảy
Tổn bao nhiêu từ nguồn?
Sông dạy cho ta đấy:
- Quên đi điều thiệt hơn!
"Một lần da tới thịt"
Hèn sang thôi đừng bàn!
Còn chút lòng thanh khiết,
Tặng cho ngày bình yên!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi ước !


.
Ước gì ..
Nhặt được câu thơ hay
Xoa dịu nỗi đau bè bạn
Tan đi buồn chán
Như mây chiều , tơ vương
Ước gì
Tôi gặp trên đường
Những người cùng chiều với tôi
Đi tìm hạnh phúc
Mồ hôi
Khó nhọc
Không nhoè vui
Sẻ chia !
Ước gì
Nơi tôi về
Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Không rượu thì trà
Hoan ca ngân mãi..
Trò mục đồng, về lại ngày xưa !
Ước gì
Em không thờ ơ
Nơi tôi cả đời theo đuổi
Không ai phản bội
Trong cuộc tình đôi ta
Chỉ bấy nhiêu thôi
Đã là quá đủ
Dù đường còn xa
Còn xa !

Phần nhận xét hiển thị trên trang