Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

CÀNG ĐƠN GIẢN CÀNG HẠNH PHÚC


Càng lớn tuổi dần, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.
– Sự đơn giản đó là khi người ta không còn thích đến những nhà hàng sang trọng, lộng lẫy để check-in, họ thích ở nhà tự nấu nướng.
– Đó là khi người ta không còn thích đến rạp xem phim để xếp hàng coi cho bằng được một bộ phim đang hot, dư luận đang ồn ào, họ nằm nhà, chọn một bộ phim sau khi xem kỹ nội dung, họ nghiền ngẫm trọn vẹn bộ phim bằng cảm xúc chân thật nhất.
– Đó là khi người ta không còn thích đến những nơi đông đúc để thấy mình lạc lõng, không thích nhiều người mà tẻ nhạt, họ thích trở về nhà, một mình mà không cô độc, một mình mà yên vui. Với họ, sự đơn giản là sự thanh thản.
– Đó là khi người ta không còn quá bận tâm đến xu hướng, đến sự nổi bật. Thay vì chọn một phong cách lòe loẹt, rườm rà, họ yêu thích sự giản tiện. Không cần cầu kỳ vòng vèo, với những bộ áo quần hàng hiệu, họ chọn sự tối giản bằng mái tóc xõa, bằng bộ cánh nhã nhặn hợp vóc dáng, với khuôn mặt tươi tắn nhẹ nhàng, với mùi hương tự nhiên, sự quyến rũ mà họ có toát ra từ thần thái và trí tuệ.
– Đó là khi người ta thay vì nói về bản thân trong đám đông, cố chấp gạt bỏ những cái tôi khác, họ chọn cách lắng nghe, quan sát và ngồi lặng lẽ một mình. Họ dành nhiều nụ cười hơn sự cáu kỉnh, bực tức, họ chọn tha thứ hơn thù hận và cảm thông hơn hờn trách. Họ vui vì họ đã chạm tới sự đơn giản không phải vì sự kỳ vọng cho bản thân mình trở thành một phần đặc biệt của cuộc sống. Trong ánh sáng rực rỡ ngoài kia vẫn luôn có người chọn nép mình khuất sau bóng tối. Vì sự thật thì không sợ ánh sáng không thể chạm đến, vì giản đơn thì trong bóng tối vẫn có thể tỏa sáng để chiếu rọi hạnh phúc của chính mình.
Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, đủ chênh vênh nhưng không cô độc? Có rất nhiều.
Đó là khi con người nhận ra, họ đã đủ trưởng thành để đứng một mình, bình lặng và an nhiên.
Tâm Nhiên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một Châu Á Đang Chờ Donald


Tác giả: David Brown
Dịch giả: Trần Văn Minh
13-1-201Một khu vực tự quyết định hướng đi của riêng mình, không dựa vào lãnh đạoWashington
Khi Donald J. Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng Giêng, chúng ta sẽ vẫn còn phải phỏng đoán tweet nào của ông báo hiệu ý định thực sự và tweet nào chỉ đơn giản là chiến thuật, san bằng sân chơi trước khi tiến tới thỏa thuận, rõ ràng là phương cách ưa thích của Trump trong kinh doanh.
Dựa trên những bằng chứng cho đến nay, các nhà quan sát chỉ có thể hy vọng rằng Tổng thống đắc cử và tùy tùng của ông ta sẽ thực thi cách tiếp cận chính sách chặt chẽ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Rõ ràng đội ngũ mới ở Washington có ý định thay đổi hành vi của Bắc Kinh. Chắc chắn Trung Quốc đã chú ý tới, đến nỗi đưa tàu sân bay Liêu Ninh mới vào eo biển Đài Loan.
Tổng thống đắc cử đã nói chuyện về việc xây dựng lực lượng Hải quân Mỹ và ông đã gọi điện thoại cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Và, cũng trong thời gian đó còn một đám đông tranh nhau để được sự đề cử của đảng Cộng hòa, Trump đã khẳng định rằng Trung Quốc “đang xây dựng một pháo đài, loại mà thế giới có lẽ chưa từng nhìn thấy” ở Biển Đông “bởi vì họ không tôn trọng tổng thống (Obama) của chúng ta”.
Thật kinh ngạc khi vào ngày 11 tháng Giêng mới đây, Rex Tillerson, được Trump chọn vào chức Bộ trưởng Ngoại giao, nói với các nghị sĩ rằng “chúng ta phải gửi Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước hết, việc xây dựng đảo phải ngưng lại, và thứ hai, quyền sử dụng đường đi đến các đảo này cũng sẽ không được cho phép.”
Tillerson, Giám đốc điều hành lâu năm của công ty dầu khí khổng lồ Exxon-Mobil, đã không giải thích làm cách nào để thực hiện điều này. Phản ứng tức thời từ Trung Quốc có vẻ thách thức, như thường thấy.
(Gần như đơn độc trong số các công ty dầu khí đa quốc gia, Exxon đã bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc sẽ loại trừ họ ra khỏi các công trình trong hoặc ngoài khơi Trung Quốc nếu vẫn cố làm việc với Việt Nam trong vùng ‘Biển Nam của Trung Hoa (tức là Biển Đông’). Conoco-Phillips, Chevron và BP thoái vốn khỏi các dự án khoan dầu ở VN vài năm trước đây, nhưng Exxon, trong sự hợp tác với PetroVietnam, tiếp tục thăm dò những lô dầu khí ngoài khơi bờ biển miền trung của Việt Nam.)
Các nhà quan sát Mỹ ở Trung Quốc có thể hy vọng rằng, lời hứa của Trump sẽ cứng rắn với Trung Quốc trên vấn đề thương mại chỉ cùng lắm là lời hô hào trong chiến dịch tranh cử. Thật vậy, nếu phản bác Trung Quốc là ý định thực sự của tổng thống mới, họ chắc phải thắc mắc tại sao ông cũng cam kết sẽ “rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương”, một “hiệp ước thương mại của thế kỷ 21”  loại trừ Trung Quốc, được cho là nước thiên về chủ nghĩa trọng thương mại.
Chúng ta biết rằng Donald Trump không kiêng nể những tiền lệ. Đặc biệt, ông ta sẽ phá rào trong chính sách ngoại giao thương mại. Trong sự cam kết nghiêm túc sẽ trừng phạt Trung Quốc do “ăn cắp công ăn việc làm của Mỹ”, chúng ta hy vọng tổng thống mới sẽ hành xử cứng rắn. Điểm số năm trong kế hoạch cải cách chính sách thương mại bảy điểm của Trump là sử dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt để buộc Trung Quốc phải để cho đồng nhân dân tệ tăng lên theo giá thị trường. Điểm số sáu tố cáo Trung Quốc trợ cấp cho các công ty nhà nước khổng lồ của họ tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Có thể nào một kết quả tốt đến từ tất cả các điều này? Phải chăng sự chú trọng ngây thơ của tân tổng thống về cán cân thương mại song phương bất quân bình với Trung Quốc chính là bằng chứng rằng ông ta không hiểu kinh tế thế giới hoạt động trong thế kỷ 21 như thế nào? Hay phải chăng sự chú trọng ngây thơ đó chứng tỏ nhận thức của ông rằng nhiều, nếu không phải là đa số, người Mỹ xem “Trung Quốc” như một biểu tượng cho một nền kinh tế toàn cầu hóa không ngừng nghỉ? Phải chăng Trump thắng cử vì ông giỏi hơn so với tất cả các đối thủ, hiểu rằng mặc dù những người ủng hộ ông có thể có khái niệm mơ hồ về ‘toàn cầu hóa,’ nhưng họ khá chắc chắn rằng sự toàn cầu hóa ấy đang hủy hoại cuộc sống của họ?
Tôi đã lập luận trong một bài báo đăng trên Asia Sentinel trước đây rằng một khi đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia, ông Trump có thể, và không ngượng ngùng, sẽ đạo diễn một cuộc tái thương lượng mang tính thẩm mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. “Sửa đổi” TPP, là sản phẩm của 6 năm đàm phán khó khăn, sẽ đỡ gây tranh cãi hơn, thay thế với một loạt ít nhiều các hiệp định thương mại tự do song phương. Thủ tướng Abe của Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ. Thành viên nào trong số 11 nước “dám nói xấu nhà vua” nếu ông ta đi vào con đường cứu vớt hiệp ước mang tính cột mốc?
Một chiến lược táo bạo hơn cho đội ngũ của Trump có thể là thương lượng được một thoả thuận to lớn với Trung Quốc về quỹ đạo chính trị-kinh tế của Châu Á. Đây là một vấn đề mà họ nên tìm kiếm. Bằng cách lấy lại một số lời lăng mạ vô cớ Bắc Kinh của chính quyền Obama, rất có thể là Tổng thống Trump và đội ngũ có thể thiết lập lại mối quan hệ Washington-Bắc Kinh theo chiều hướng tích cực.
Giống như tất cả những người tiền nhiệm sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính quyền Obama muốn lãnh đạo, không phải tham gia vào một cuộc diễu hành. Quốc gia đã thiết kế cấu trúc toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã tỏ ra ít quan tâm đến các sáng kiến đa phương của những nước khác. Không kém gì những người tiền nhiệm, các nhà đàm phán của Tổng thống Barack Obama vẫn thiên về hội chứng “không được làm ở đây”. Sự xấu xa này có ảnh hưởng đến lập trường của họ vào ba sáng kiến hiện nay. Hai là của Trung Quốc và thứ ba bắt nguồn với nhóm 10 quốc gia ASEAN.
OBOR – Một vành đai, Một con đường – là kế hoạch 4 nghìn tỷ Mỹ kim của Trung Quốc để cải thiện đường biển và đất liền giữa Đông Á và Châu Âu và tất cả những địa điểm liên quan. AIIB là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á – một sự bổ sung ‘sản xuất ở Bắc Kinh’ cho hàng loạt các các tổ chức đa phương từng cứu xét và tài trợ cho những dự án phát triển kinh tế. RCEP, Hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, là chương trình cắt giảm thuế thông thường mà ASEAN đã đề cập tới vào cuối năm 2012. Gần đây, hiệp ước này nổi lên như hiệp định thương mại đa quốc gia, gồm Trung Quốc. Khi Trump và sau đó là đối thủ đảng Dân chủ của ông, Hillary Clinton, càng muốn quăng TPP vào thùng rác, RCEP càng trở nên giống như một nơi trú ẩn an toàn cho các nhà thương mại tự do khu vực.
Mười sáu nước – 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ – đã đàm phán RCEP từ năm 2012. Hiệp ước bắt đầu như một đề xuất để mang lại trật tự cho một mớ hỗn độn các hiệp định thương mại tự do song phương chồng chéo, nhưng dần phát triển trở nên có tầm vóc và tham vọng. Từ đầu đến cuối, Mỹ đã hạ mình về bữa tiệc mà họ không được mời. Các viên chức về chính sách thương mại của Tổng thống Obama cho rằng, kế hoạch RCEP “không thực sự là một thỏa  thuận thương mại”, vì hạn chót được đưa ra về vấn đề tuân thủ là bất định. Họ còn cho rằng RCEP không ngăn cản sự thiên vị phía chính quyền đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng chẳng đáp ứng tiêu chuẩn của thế kỷ 21 về quyền lao động và việc bảo vệ môi trường. Có lẽ thế, nhưng nếu TPP chết, RCEP trở thành trò chơi duy nhất còn lại trong khu vực.
Nếu chính quyền Trump thể hiện sự quan tâm thân thiện trong việc đàm phán RCEP, họ có thể tiếp sức cho những nỗ lực của một số đối tác đàm phán RCEP nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn về sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiến trình giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Họ có thể trợ giúp cho những nỗ lực để hình thành các quy định chung về vấn đề xuất xứ, sẽ giúp việc hợp nhất những chuỗi cung ứng (supply chains) xuyên biển giới của các thành viên.
Phải rồi! – Tổng thống Trump không thích các hiệp định thương mại đa phương. Phải chăng sẽ giúp thức tỉnh ông ấy nếu RCEP được hiểu như là một viên gạch nền tảng trong một nỗ lực lớn hơn nhiều, sự hợp nhất kinh tế của Âu Á?
OBOR và AIIB nhắm xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, chuyển tải điện lực và thông tin liên lạc của cả vùng Âu Á. Trên nguyên tắc, có gì không thích về ý tưởng này? Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp nhà nước có kỹ năng cao trong việc xây dựng đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường ống, bến cảng, trạm điện lực và đường dây cáp quang. Các công ty Mỹ có cùng nhiều kỹ năng tương tự, cũng như những kỹ năng khác. Một số doanh nghiệp xây dựng thuộc các nước thứ ba cũng vậy. Phải chăng cùng làm việc với nhau để kết nối các dấu chấm xuyên Âu Á có thể là một thắng lợi cho tất cả các bên liên quan?
Mặc dù vậy, các viên chức chính quyền Obama vẫn gạt bỏ những đề án của Trung Quốc về “Con đường tơ lụa mới” (OBOR) và Ngân hàng Cơ sở Hạ tầng Á Châu của họ. Theo họ, Trung Quốc không thực sự có đủ năng lực để dẫn đầu các đề án như vậy, ngụ ý với ngôn ngữ cử chỉ rằng Bắc Kinh vẫn không đủ nhân ái, không có tư tưởng đủ rộng rãi, và không đủ nhạy cảm về văn hóa. Lập luận của Mỹ lần này rơi vào khoảng không. Những người bạn và đồng minh của Mỹ đã không xếp hàng theo sau; ngược lại, tất cả, ngoại trừ Nhật Bản, đã vội vã tham gia vào AIIB.
Đúng vậy, kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối do thặng dư lớn trong các ngành công nghiệp trọng yếu như thép và xi măng. Trung Quốc có một kho dự trữ khổng lồ về ngoại tệ. Bắc Kinh thiết kế AIIB và OBOR để tạo ra lối thoát cho cả hai vấn đề. Họ xem các sáng kiến này như chìa khóa để mở nguồn cung ứng tài nguyên thiên nhiên (chính là dầu khí) mà kinh tế phải có để tiếp tục phát triển. Và, tất nhiên, Trung Quốc muốn chứng tỏ khả năng của mình, xây dựng tầm vóc và mở rộng ảnh hưởng. Kẻ ham muốn quyền lực nào không muốn vậy?
Gal Luft viết trên tờ Foreign Policy tuần này rằng “sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng của thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là đáng báo động. Đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, một phần ba nhân loại vẫn còn thiếu điện thường trực và vệ sinh cơ bản; hơn một tỉ người không có dịch vụ điện thoại đáng tin cậy”. Nói cách khác, còn rất nhiều việc để nhiều nước làm.
Vậy thì tại sao chính quyền Trump không nghĩ tới ý tưởng hỗ trợ chương trình OBOR của Trung Quốc và tham gia AIIB? Hội nhập các nền kinh tế của Âu Á và đưa họ vào thế kỷ 21 không cần phải là trò chơi kẻ được người mất và Hoa Kỳ không cần phải là người đứng đầu đội bóng. Thực hiện đúng, OBOR có thể triệt để cải thiện phúc lợi của rất nhiều người trong khu vực trung tâm rộng lớn của đại lục. Đây là một công việc khổng lồ, quá lớn cho một mình Trung Quốc, có hoặc không có sự giúp đỡ từ bàn tay vô hình của thị trường. Thách thức trước mắt là để Bắc Kinh, với sự giúp đỡ của Washington và Moscow, xây dựng một cái lều lớn – đủ lớn để phục vụ cho các tham vọng kinh tế của tất cả, bao gồm công ty của Ấn Độ và Nhật Bản, Australia và Âu Châu nữa.
Từ quan điểm chiến lược, kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc rõ ràng là mối quan tâm lớn của Nga và Ấn Độ. Tầm nhìn OBOR cũng có vấn đề từ khía cạnh phát triển, trừ phi Bắc Kinh cải tiến trò chơi của họ. Các công ty nhà nước của họ dường như điếc trong sự tôn trọng văn hóa địa phương, quyền lao động và bảo vệ môi trường. Trong rất nhiều dự án kinh doanh ở nước ngoài, họ hối lộ nhiều, kêu giá thầu thấp và làm việc kém chất lượng.
Có thể hình dung, Trung Quốc sẽ học từ từ, và dần trở nên bức tường thành của hiệp hội toàn cầu. Mọi nước khác, và đặc biệt là Mỹ, có lý do để hỗ trợ sự tiến hóa như vậy.
Cũng không phải là quá xa vời. Cách đây không lâu, công nhân ngành xe hơi của Mỹ đã sử dụng búa tạ đối với Toyota. Khi đó, các nhà đàm phán thương mại Mỹ lên lớp với đối tác Nhật Bản, một mặt, về sự ngoan cố của Nhật trong chuyện chú tâm vào xuất khẩu các sản phẩm được cho là có chất lượng cao, và, mặt khác, ngăn chặn hàng hóa nước ngoài nhập vào.
Giống như những hô hào của GS Peter Navarro, cố vấn của Trump, gần đây về Trung Quốc, diều hâu thương mại thời đó đã cảnh báo Tổng thống (Reagan, và sau đó là Bush cha) rằng Nhật Bản đang giành phần ăn trưa của Mỹ. Đang ở trên cao của “kinh tế bong bóng”, Tokyo không có tâm trạng để lắng nghe lời khuyên nhủ của người Mỹ về cải cách cơ cấu, cho đến khi, vào năm 1992, bong bóng nổ tung.
Cần phải mất một phần tư thế kỷ với nhiều nỗ lực để hồi sinh và tái cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản. Trớ trêu thay, bây giờ chính Tokyo là nước sẵn sàng nhất để hợp tác với Mỹ nếu Washington lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc đối thoại về mục đích và tiêu chuẩn phát triển. Có lẽ cả những người của Trump và đối tác Nhật Bản có thể bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu dạo nầy có khuynh hướng giảng thuyết nhiều hơn cho vay tiền xây dựng.
Nếu Tổng thống Trump quan tâm đến ảnh hưởng cách làm việc của Trung Quốc, Washington phải đặt lên bàn một số năng lực sáng tạo, triển khai theo cách thức khuyến khích sự tưởng tượng của Trung Quốc và làm giảm bớt sự nghi ngờ về động cơ của Mỹ. Bắc Kinh có thể phản ứng bằng cách nhìn nhận rằng viễn tượng hội nhập Á-Âu là quá rộng lớn và quá táo bạo, đúng vậy, họ thực sự cần đối tác nước ngoài và kỹ năng của họ góp phần vào kế hoạch. Sau đó, bầu trời là giới hạn.
Sẽ không dễ dàng để có được sự “đồng ý” trong cuộc đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề sẽ xác định phần còn lại của thế kỷ. Tuy nhiên, việc ông Trump nhậm chức Tổng Thống làm cho điều này có khả năng xảy ra. Mục tiêu của các nhà đàm phán của Mỹ nên có tính cách thực dụng và hợp tác trong tinh thần xây dựng, được hình thành bởi những quy tắc tạo nên một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nước tham gia vào sáng kiến OBOR.
Đó là một kết cuộc khả dĩ vì Trump và những người cố vấn cho ông về Châu Á đã xé rách kịch bản cũ. Hầu như bất cứ điều gì cũng có thể trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Trump. Được dẫn đầu bởi Đại diện Thương mại Mỹ Bob Lighthizer, người với vai trò phó đại diện đàm phán thương mại Mỹ trước đây 25 năm đã dàn dựng một cấu trúc đối thoại tương tự với đối tác Nhật Bản, đội ngũ mới sẽ cố gắng làm cho hình tròn thành vuông trở lại. Họ sẽ nhắm bảo vệ lợi ích của Mỹ trong vùng Âu, Á ngày càng hợp nhất và năng động khuyếch trương, trong khi vẫn giữ cam kết của tổng thống mới trong việc cứng rắn với Trung Quốc.
Có lẽ Washington có thể thực hiện được điều này, nếu Bắc Kinh thấy kết quả – đối tác kinh tế tôn trọng lẫn nhau – thật hấp dẫn đến nỗi việc bán phá giá các sản phẩm dư thừa, thống trị các tuyến đường biển hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn trở thành một sự chuyển hướng tương đối nhàm chán, đối với Bắc Kinh.
David Brown, cựu viên chức ngoại giao, viết thường xuyên về Việt Nam và những chủ đề khác cho báo điện tử Asia Sentinel.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu Xuân Quỳnh còn sống, chị sẽ nghĩ gì về việc này?

Văn đàn dậy sóng, đòi minh bạch việc nhà thơ Xuân Quỳnh không đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh

Lương Hàn/Phunuonline

MTG - Nhà thơ Lê Minh Quốc, Phan Hoàng, nhà văn Thu Huệ... kẻ bất bình, người bức xúc đòi minh bạch việc đánh trượt giải thưởng Hồ Chí Minh đối với cố thi sĩ Xuân Quỳnh.

Ngày 16.1, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng thuộc Bộ VHTTDL cho biết, cố thi sĩ Xuân Quỳnh ((1942 - 1988) đã không có tên trong danh sách các tác giả được Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Trước đó, vào tháng 4.2016, hồ sơ của cố thi sĩ Xuân Quỳnh đã có trong danh sách các hồ sơ đủ điều kiện mà Bộ VHTTDL trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, sau khi đã vượt qua ba vòng xét duyệt từ phía dưới.

Thông tin này khiến rất nhiều người bất ngờ, nhất là trong văn đàn. Theo nhiều người, Xuân Quỳnh là một cái tên hoàn toàn xứng đáng để được công nhận bằng giải thưởng cấp quốc gia. Chính vì thế, không ít người đã đặt ra câu hỏi vè tính minh bạch trong xét duyệt giải thưởng.

“Tôi đang muốn hỏi câu hỏi này với những người thuộc Hội đồng cấp Nhà nước chấm giải, là vì lý do gì mà họ loại nhà thơ Xuân Quỳnh? Họ cần phải trả lời đầy đủ, cụ thể lý do, để mọi người cùng biết", nhà văn Thu Huệ bức xúc khi trả lời báo chí.

Tôi hy vọng trong số họ không có người nhầm Xuân Quỳnh thành ông Quỳnh nghe quen quen nào đấy, hay chưa một lần biết đến vần thơ, chưa nghe một ca khúc phổ thơ của bà! Hay đơn giản do vô cảm, họ soi chiếu và gạch…”, nhà văn Thu Huệ bức xúc. Cũng theo bà, về tài năng hay về tư cách, cố this ĩ Xuân Quỳnh đều xứng đáng."Chuyện họ không minh bạch hay bất đồng quan điểm, tôi không ở Hội đồng cấp Nhà nước nên không thể biết. Cũng nhân chuyện khá chấn động này, chúng ta có quyền đòi hỏi sự minh bạch và những câu trả lời thẳng thắn từ phía Hội đồng cấp Nhà nước. Tôi cũng không biết thành phần trong Hội đồng cơ cấu thế nào.

Cùng nhận định với nhà văn Thu Huệ, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lên tiếng: " Tôi không hiểu tiêu chí của giải thưởng hay lý do vì sao chị ấy lại trượt giải thưởng Hồ Chí Minh. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh hoàn toàn xứng đáng giành thưởng này. 

Nữ thi sĩ đã có những tác phẩm để lại mang dấu ấn nhất định trong lòng bạn đọc, ví dụ những vần thơ viết về con, viết về gió Lào, cát nắng, về tình yêu…Vì vậy tôi cảm thấy quá tiếc khi nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã trượt giải thưởng Hồ Chí Minh”, anh nói. Anh cũng cho rằng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt giai đoạn chống Mỹ và sau chống Mỹ.

Nhà văn Thu Huệ

Nhà thơ Lê Minh Quốc cũng cùng chung nhận định: “Từ phong trào Thơ mới đến nay, nhà thơ Xuân Quỳnh là 1 nữ thi sĩ tiêu biểu cho giới làm thơ nữ Việt Nam. Thơ của chị  có nhiều đóng góp về nghệ thuật thi pháp để đẩy thơ Việt Nam tiến lên 1 bước, bên cạnh Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn…Còn nhà thơ Phan Hoàng thì chia sẻ: “Đáng lý ra chị Xuân Quỳnh phải được xét duyệt từ đợt trước chứ không phải để đến đợt này và bị trượt”. Cũng theo anh, những người có trong danh sách xét tuyển năm nay, có người xứng đáng nhưng cũng có người còn quá yếu so với người bị trượt. “Rất nhiều người xứng đáng như: Nhà thơ Thu Bồn, nhà thơ Hoài Vũ, Trần Bạch Đằng, Việt Phương, Vũ Hạnh, nhà thơ - nhà văn Văn Lê. Đặc biệt với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh thì càng xứng đáng”, anh nói.

"Do đó, thi sĩ Xuân Quỳnh nhận giải thưởng Hồ Chính Minh hoàn toàn xứng đáng, hài lòng từ các nhà lý luận phê bình văn học đến công chúng yêu thơ của nhiều thế hệ. Việc thiếu tên nhà thơ Xuân Quỳnh trong đợt này khiến những người quan tâm đến VHNT nước nhà cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối”, nhà thơ Lê Minh Quốc nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu cảnh sát chống ma túy cầm đầu đường dây buôn bán ma túy


Tin-ảnh: N.Quyết 

(NLĐO)-Từng là cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Nguyễn Tiến Dũng (44 tuổi, ở Hà Nội), sau khi bị đuổi khỏi ngành, đã điều hành một đường dây buôn bán ma túy lớn trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội).

Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 14 đối tượng trong đường dây ma túy do Nguyễn Tiến Dũng (tức Dũng “mượt”, SN 1970, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) cầm đầu về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Trước đó, chiều 19-6, các trinh sát đã bắt gọn hai đối tượng Phạm Xuân Phương (21 tuổi, quê tỉnh Yên Bái) và Trần Anh Quân (27 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội khi chúng vừa vận chuyển 200 viên thuốc lắc cùng một túi nilon chứa ma túy đá trong người.

Tại cơ quan công an, Quân và Phương khai nhận mình nằm trong đường dây buôn bán ma túy do Nguyễn Tiến Dũng cầm đầu.

Qua quá trình điều tra, Công an quận Long Biên đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Tiến Dũng tại quận Long Biên, thu giữ 0,7 kg ma túy dạng đá, 26 viên thuốc lắc và dụng cụ sử dụng ma túy, cân điện tử.

Tại ki- ốt Dũng thuê để tập kết hàng, cơ quan công an thu giữ thêm 1.300 viên thuốc lắc.

Đáng chú ý, vào thời điểm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra công an quận Long Biên bắt quả tang, Dũng đang làm hộ chiếu, chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài.

Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Tiến Dũng trước đó đã từng là cảnh sát, công tác tại một đội điều tra tội phạm về ma túy tại Hà Nội. Dũng đã bị buộc ra khỏi ngành cách đây 4 năm do vi phạm kỷ luật.

Từ đầu năm 2014, Dũng bắt đầu buôn bán ma túy. Dũng đã chiêu mộ rất nhiều đàn em, thậm chí lôi kéo cả du học sinh để làm phiên dịch, thu mua ma túy từ Trung Quốc về Việt Nam.

Để thực hiện trót lọt các phi vụ làm ăn, Dũng thuê thêm một ki ốt tại tổ 15, phường Gia Thụy làm nơi cất giấu ma tuý. Chỉ trong tháng 5 và 6-2014, Dũng đã mua bán, tiêu thụ khoảng 6 kg ma túy dạng đá, 3.000 viên thuốc lắc, 100.000 viên hồng phiến. Trung bình mỗi kg ma túy dạng đá, Dũng "mượt" lãi khoảng 400 triệu đồng.

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, đến nay công an quận Long Biên đã bắt thêm 11 đối tượng liên quan đến đường dây buôn bán ma túy trái phép này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng mạo phản ánh nhân tâm



>> Trung Quốc ngưng mua, đàn heo vỡ trận
>> Khẩn cấp ‘giải cứu’ 30 triệu con heo
>> Nhà thơ Xuân Quỳnh 'trượt' giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016
>> Văn đàn dậy sóng, đòi minh bạch việc nhà thơ Xuân Quỳnh không đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh


Ying Ying và Kathy, Vision Times
























ĐKN - Cụm từ “tướng tùy tâm sinh” có nghĩa là vẻ bề ngoài của bạn chính là sự phản ánh những cảm xúc của bạn, và cả những suy nghĩ, hành động cũng được thể hiện ra ngoài nét mặt của bạn.

“Nói một cách khác, tướng mạo của bạn sẽ cho biết trong tâm bạn có gì”.

Nếu bạn vui vẻ, bạn sẽ có một diện mạo dễ chịu, ôn hòa, thoải mái, khiến người khác cảm thấy rằng cử chỉ và tướng mạo của bạn thật đẹp đẽ, dễ chịu, ngay cả khi nhìn chúng có vẻ giản dị mộc mạc hơn so với tiêu chuẩn về cái đẹp được đa số chấp nhận ngày nay.

Theo truyền thuyết, xưa có một thợ thủ công rất đẹp trai đến từ tỉnh Sơn Đông. Mặc dù anh rất duyên dáng, hấp dẫn nhưng anh lại thích tạc những hình tượng ma quỷ. Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng sống động, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt. Một ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí. Anh đã đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được anh.

Chàng trai dừng lại ở một ngôi đền và kể sự tình với một người lớn tuổi. Ông lão trả lời: “Tôi có thể giúp điều ước của anh trở thành sự thật, với điều kiện là anh hãy tạc cho tôi một số bức tượng Quan Thế Âm với các dáng điệu khác nhau”. Người nghệ nhân đã đồng ý ngay lập tức và bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cũng cố gắng hết sức để thực hành theo đạo đức của Ngài như thể chính mình là đức Quan Thế Âm vậy.

Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số bức tượng sinh động của Phật Bà Quan Âm, thể hiện lòng tốt, từ bi, khoan dung và thần thánh của Ngài. Mọi người rất ngạc nhiên trước những bức tượng sinh động giống như thật. Người nghệ nhân cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng tướng mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây nhìn anh thật hùng dũng và oai nghiêm.

Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng cụm từ “tướng tùy tâm sinh” này rất có lý. Mỗi hành động và suy nghĩ mà bạn có trong cuộc đời sẽ được phản ánh thông qua diện mạo của bạn. Bất cứ điều gì bạn suy nghĩ và cảm nhận ở trong nội tâm thì chúng cũng sẽ biểu hiện ra ở ngoại hình và tính cách của bạn.

Như một kết quả tất yếu, nếu nội tâm của bạn yên bình và tĩnh lặng, bạn rất lạc quan, từ bi và ngay chính, cơ thể của bạn sẽ hoạt động một cách trơn tru, bạn sẽ có được một sức khỏe và tinh thần tốt. Điều này tự nhiên sẽ thu hút những người khác đến bên bạn. Vì tâm tính của bạn sẽ phản ánh trên nét mặt của bạn, nên tâm tính tốt chắc chắn sẽ cải thiện ngoại hình của bạn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tillerson có sẵn sàng đi tới chiến tranh về biển Đông?


Tác giả: Bill Hayton
Dịch giả: Song Phan
Former ExxonMobil executive Rex Tillerson testifies during his confirmation hearing for Secretary of State before the Senate Foreign Relations Committee on Capitol Hill in Washington, DC, January 11, 2017. President-elect Donald Trump's nominee to be secretary of state, Rex Tillerson, acknowledged Wednesday that Russia poses an international danger and that its recent actions had "disregarded" US interests, as he faced a Senate grilling. / AFP / SAUL LOEB        (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP/Getty Images)
Ông chủ Exxon đã cho thấy trước rằng ông có thể đẩy Bắc Kinh tới giới hạn –nhưng với tư cách Ngoại trưởng, phần may rủi sẽ cao hơn nhiều.
Rex Tillerson, cựu giám đốc Exxon, đã không có được chỗ nào mà ông đối xử tốt với Trung Quốc (TQ). Khi Bắc Kinh đã cố ép buộc công ty của ông phải từ bỏ một dự án tìm kiếm thăm dò ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam vào năm 2008, ExxonMobil đã giơ ngón tay [giữa] chế nhạo họ. BP, Chevron, ConocoPhillips, và một số công ty khác chịu thua trước áp lực của TQ. ExxonMobil vẫn còn ở đó, khoan theo giấy phép của Việt Nam trên vùng biển mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền.
Liệu Tillerson sẽ làm như vậy, đại diện cho Hoa Kỳ? Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao – chỉ định – dường như đã sẵn sàng giơ ngón tay lần nữa với TQ. Ông kêu gọi chính phủ Trump sắp đến không cho TQ tiếp cận 7 căn cứ đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở phần phía nam của biển Đông.
Trả lời câu hỏi về việc liệu ông sẽ ủng hộ một tư thế quyết liệt hơn ở biển Đông, ông đã nói trong buổi điều trần chuẩn nhận của Thượng viện, “Chúng ta sẽ phải gửi cho TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, việc xây dựng đảo phải ngừng lại và, thứ hai, việc tiếp cận tới các đảo này cũng sẽ không được cho phép”. Cộng đồng quan sát  chính sách châu Á trố mắt kinh ngạc.
Các tác động rất rõ ràng. Cách duy nhất mà Hoa Kỳ có thể chặn việc TQ tiếp cận các căn cứ đảo hiện có của họ là triển khai tàu chiến và đe dọa sử dụng vũ lực. Liệu Tillerson thực sự sẵn sằng chấp nhận nguy cơ xung đột thẳng thừng giữa hai siêu cường về số phận của 7 rạn đá này không?
Hầu hết các nhà quan sát đang cho rằng ông lỡ lời. Việc trao đổi xảy ra sau phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại khoảng 5 giờ . Một phút trước đó, Tillerson đã nói $5 nghìn tỷ hàng hoá đi qua biển Đông mỗi ngày – ông muốn nói là $5 nghìn tỷ một năm. Tất cả chúng ta đều mắc lỗi lầm. Nhưng nếu điều ông đã nói quả là điều ông muốn nói?
Từ các hình ảnh vệ tinh do Asia Maritime Transparency Initiative của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế công bố, chúng ta biết rằng TQ đã ngưng xây dựng đảo tại quần đảo Trường Sa – tranh chấp toàn bộ hoặc một phần giữa TQ (cả hai nước Trung Hoa), Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Các căn cứ vẫn đang được hoàn tất, nhưng việc đấp đất hình thành mặt đảo đã xong. Tuy nhiên, vẫn có một nghi ngờ mạnh mẽ rằng ý định cuối cùng của TQ là xây dựng một căn cứ khổng lồ trên bãi cạn Scarborough, phía đông bắc của quần đảo Trường Sa. Rạn san hô này dưới sự kiểm soát vững chắc của Philippines cho đến khi Hoa Kỳ đóng cửa căn cứ của mình ở nước này vào những năm đầu thập niên 1990. Kể từ tháng 4 năm 2012, tàu của TQ đã phụ trách. Thượng nghị sĩ John McCain tin rằng TQ “có ý định chiếm đoạt và bồi đắp bãi cạn Scarborough như vị trí quân sự thứ ba trong tam giác ảnh hưởng ở biển Đông”. Kết hợp với các căn cứ của TQ hiện có trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, một tam giác như vậy sẽ làm cho việc TQ kiểm soát con đường thủy chiến lược này dễ hơn đáng kể.
Các báo cáo và tin đồn từ Washington cho rằng vào đầu năm 2016, Hoa Kỳ đã nói rõ cho TQ rằng họ đã sẵn sàng để ngăn chặn bằng vũ lực, bất kỳ nỗ lực xây dựng đảo nào trên bãi cạn này. Hoa Kỳ đã triển khai tàu và máy bay đến biển Đông và các căn cứ ở Philippines để hậu thuẫn cho lời dọa đó. Như vậy, Tillerson có thể chỉ đơn giản nói rằng ông muốn chiến lược này sẽ tiếp tục – ngăn bất kỳ việc xây dựng đảo nào ở bãi cạn Scarborough qua việc không cho các tàu xây dựng tiếp cận nó.
Nhưng có lẽ ông quả muốn nói là Hoa Kỳ nên không cho tiếp cận 7 đảo nhân tạo hiện có. James Kraska, giáo sư về luật quốc tế tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, đã điều trần trước Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện rằng, làm như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Trong phát biểu, ông nói Hoa Kỳ “có thể và cần thách thức quyền của TQ truy cập vào các đảo nhân tạo của họ như là một biện pháp đối phó hợp pháp trong luật pháp quốc tế, để buộc TQ tuân thủ các nghĩa vụ của họ trong Công ước Luật biển và luật tập tục quốc tế”. Kraska nói, đây là cơ sở của chính sách về các đại dương năm 1983 của Tổng thống Ronald Reagan.
Nói cách khác, Washington có thể làm cho việc tiếp cận của TQ đối với các căn cứ đó tùy thuộc vào điều kiện Bắc Kinh đồng ý tuân thủ các phán quyết được Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra hồi tháng 6 năm 2016. Thật ra, TQ sẽ phải chấp nhận rằng, họ không có quyền điều tiết việc đi lại hoặc kiểm soát các tài nguyên khoáng sản ngoài khu vực cho phép theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Chẳng hạn, TQ sẽ phải đồng ý để cho Philippines khoan khí đốt ở  bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách căn cứ khổng lồ của TQ ở đá Vành Khăn (Mischief Reef) khoảng 60 hải lý; kiềm chế đội tàu đánh cá TQ gây ra các xung đột gần quần đảo Natuna của Indonesia; và, trên hết, từ bỏ mọi nỗ lực ngăn chặn tàu hải quân Mỹ đi ngang qua, tập luyện, hoặc thu thập thông tin tình báo ở biển Đông.
Chiến lược phong tỏa này sẽ ăn khớp với những gợi ý khác mà chúng tôi đã nghe từ phe Trump về chiến lược đối với TQ trong tương lai. Hồi tháng 11, hai cố vấn  của Trump, Alexander Gray và Peter Navarro, vạch ra một chiến lược “hòa bình thông qua sức mạnh” trên tạp chí Foreign Policy. James Woolsey, người lúc đó mô tả mình như một cố vấn cao cấp cho Donald Trump, đề nghị một “cuộc mặc cả lớn, trong đó Mỹ chấp nhận cấu trúc chính trị và xã hội của TQ và cam kết không phá vỡ nó theo bất kỳ cách nào để đổi lấy cam kết của TQ không thách thức nguyên trạng (status quo) ở châu Á”. Về mặt logic, tôn trọng nguyên trạng có lẽ sẽ đòi hỏi một cam kết không chiếm thêm rạn đá mới nào hoặc triển khai lực lượng quân sự mới đến các căn cứ hiện có.
Trong một thời gian nào đó, những đảng viên Cộng hòa cao cấp như McCain và Dan Sullivan đã thúc giục Hoa Kỳ phải giành thế chủ động ở biển Đông hơn là chỉ đơn thuần phản ứng lại các hành động của TQ. Cũng có thể là Tillerson được báo về sự xuất hiện của một chiến lược như vậy. Thay vì chờ đợi một sự khiêu khích, chúng ta có thể thấy một nỗ lực để đẩy lùi các bước dấn tới gần đây của TQ và áp lực Bắc Kinh phải chấp nhận rằng những quy tắc UNCLOS áp dụng cho mọi nơi ở biển Đông.
TQ và hầu hết các nước khác sẽ không nhìn điều này theo cách đó (trừ khi Washington giải thích những gì đang xảy ra một cách cực kỳ cẩn thận). Có rất nhiều rủi ro để xem xét. TQ có thể buộc Washington phải ngữa bài và kích động một cuộc đối đầu. Tàu có thể bị chìm, nhiều mạng sống bị mất, và cuộc khủng hoảng sẽ lan sang thương mại và mọi lĩnh vực khác của chính sách quốc tế. Một nhà theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở biển Đông, giáo sư Julian Ku của Trường Luật Đại học Hofstra, lưu ý rằng dù điều đó có thể là hợp pháp, chiến lược này “sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh”.
Một rủi ro khác là Hoa Kỳ có thể bị mất sự ủng hộ của các đồng minh, đối tác và bạn bè ở Đông Nam Á và bên ngoài. Không ai muốn xung đột – họ cần Hoa Kỳ và TQ thân thiện với nhau để họ có thể phát triển trong hòa bình. Mặc dù hầu hết đều tìm kiếm một sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ để đối phó với những bước tiến của TQ, họ không muốn bị buộc phải chọn phe. Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ bị thấy là đạo đức giả: từ lâu đã cổ vũ cho mục tiêu tự do hàng hải trong khu vực, họ lại cố ý hạn chế nó [ở các đảo nhân tạo], dù có những quan tâm lớn hơn về tự do hàng hải.
Cuối cùng, luôn có nguy cơ rằng, với nguồn lực hải quân dàn trải mỏng ra trên khắp thế giới và chính phủ các nước trong khu vực không muốn cấp quyền ra vào các cảng và căn cứ hậu cần vì các lý do chính trị, Hoa Kỳ có thể sẽ thấy khó để thực thi chính sách trước lực lượng Hải quân trọn vẹn của quân đội TQ (PLAN). Một khi đã tuyên bố thì bất cứ việc để đi qua lọt phong tỏa nào sẽ là thảm họa đối với danh tiếng của một siêu cường. Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ mới đây cho rằng PLAN “không thể tìm cách chui ra khỏi một túi giấy ướt”. Tuy nhiên, các nhà phân tích khác, như Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải TQ, đã cảnh báo về khả năng gia tăng tên lửa chống tàu bè của TQ trong thời gian nào đó. Nếu cả hai phía của một cuộc đối đầu tiềm năng đều tin rằng họ có thể thắng thì khả năng xung đột gia tăng một cách nguy hiểm.
Cho đến nay các phản ứng chính thức của TQ với ý kiến của Tillerson là nhẹ một cách đáng lưu ý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra một điểm đồng ý “với ông Tillerson tại điểm mà ông nhận ra những bất đồng, nhưng lợi ích và nhất trí cũng hoà quyện với nhau”. Hiện giờ Bắc Kinh dường như giữ vị thế “chờ xem” đối với chính phủ Trump. Họ để cho tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) cảnh báo: “Nếu Washington có kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở biển Đông, bất kỳ hình thức nào nhằm ngăn chặn TQ tiếp cận đối với các đảo, sẽ là ngu ngốc.”
Năm 2008, các quan chức TQ đã đe dọa ExxonMobil sẽ chịu những hậu quả đau đớn nếu theo đuổi các dự án của họ với Việt Nam. (Tôi có nêu chuyện này trong chương 5,cuốn sách của tôi năm 2014). Nhưng công ty này đã mạnh tay, nhất là việc xuất khẩu khí đốt từ khu vực Sakhalin của Nga mà TQ đã rất muốn truy cập. Tillerson đã giữ vững thần kinh, buộc TQ phải ngữa bài, và đã thắng. Liệu ông sẽ làm điều đó một lần nữa không?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam thiếu những nhà đầu tư cho các ý tưởng 'điên rồ'


Thu Anh 























MTG - Liên quan đến vấn đề đầu tư cho các dự án khởi nghiệp, Bộ KH-CN đang đề xuất các quỹ như Quỹ đổi mới sáng tạo quốc gia, Dự án FIRST (Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ)…Nhưng theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software thì Việt Nam đang thiếu những nhà đầu tư cho các ý tưởng 'điên rồ'.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) Trần Văn Tùng, người phụ trách về hoạt động khởi nghiệp thì Việt Nam không quá chậm trong phong trào khởi nghiệp. Khởi nghiệp thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con người, trong khi nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay được đánh giá là có chất lượng vàng.

Cần phải hiểu nhà đầu tư muốn gì

Theo Bộ KH-CN, vấn đề khởi nghiệp sáng tạo còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó chưa có số liệu thống kê chính thức của Nhà nước về số lượng doanh nghiệp này.

Được biết hiện nay có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đang đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như 500 Startup, VinaCapital, IDG Ventures… và đang có xu hướng tăng lên.

Tại Techfest 2016, Quỹ 500 Starup - một quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ vừa công bố quyết định sẽ lập riêng quỹ nhỏ có trị giá 10 triệu USD cho 100 - 150 dự án khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong 5 năm tới, Quỹ đầu tư 500 Starup sẽ tăng vốn lên 100 triệu USD cho Starup Việt.

Trao đổi cùng báo điện tử Một Thế Giới tại Techfest - Ngày hội khởi nghiệp 2016, ông Bình Trần (Quỹ đầu tư 500 Startup, Mỹ) nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao đội ngũ kỹ sư mảng công nghệ của Việt Nam. Khi đến Việt Nam, tôi mong muốn tìm kiếm những startup có tham vọng mới và có thể giải quyết thị trường lớn nhưng các startup cũng phải hiểu được những nhà đầu tư cần gì, muốn gì".

Hiện tại, đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon ở Việt Nam” của Bộ KH-CN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ huy động vốn đầu tư ban đầu và các vòng gọi vốn đầu tư tiếp theo cho các dự án khởi nghiệp có tiềm năng.

Thiếu cả cơ chế lẫn nhà đầu tư đặc biệt

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, tạo cơ chế thuận lợi là vấn đề mấu chốt thúc đẩy khởi nghiệp phát triển; Do đó các văn bản chính sách phải được quy định rõ ràng; môi trường pháp lý phải đảm bảo, công khai…

Được biết Bộ KH-CN đang tính toán việc xây dựng các chương trình KH-CN quy mô quốc gia, cấp tỉnh để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó tập trung hỗ trợ thành lập và phát triển các mô hình tổ chức trung gian kiểu mới, liên kết với thị trường quốc tế nhằm gọi vốn, thoái vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh một cơ chế thuận lợi, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software khi chia sẻ trong Startup Festival 2016 lại cho rằng phong trào startup Việt dù mạnh nhưng vẫn đang thiếu nhiều thứ. Ông kể khi đến thăm thung lũng Silicon (Mỹ), ông đã gặp rất nhiều nhà đầu tư thiên thần với năng lực rất đặc biệt, đó là khả năng lắng nghe các bạn trẻ trình bày “những điều rất lăng nhăng và không bài bản”.

“Họ đã tìm thấy giữa những lời trình bày lộn xộn đó những ý tưởng đặc biệt xuất sắc và họ sẵn sàng nuôi dưỡng điều đó. Chúng ta cần những con người sẵn sàng đầu tư cho mọi ý tưởng điên rồ có thể thay đổi cả thế giới như vậy” - ông Tiến nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang