Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Câu hỏi văn chương chưa có lời đáp!


Đào Dục Tú







Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) quả là một cú điểm huyệt, một cú hích hi hữu làm dấy lên một làn sóng dư luận cao như sóng biển trong cơn bão số ba vừa qua.

Bất ngờ ít nhiều về thời điểm. Gần sáu mươi năm đã trôi qua kể từ thời cuộc cách mạng phản phong trời long đất lở có tên CCRD chấm dứt, người ta chưa hề thấy một sự kiện tuyên truyền nào đáng kể về một sai lầm khốc hại vô tiền khoáng hậu của cách mạng Việt Nam theo vết xe đổ “thổ địa cải cách” của nước bạn láng giềng . . . môi hở răng gẫy.

Có ai nghĩ dịp quốc khánh năm nay được xem triển lãm CCRD với nhiều tư liệu hiện vật ,hình ảnh được trịnh trọng phô bầy ở Bảo tàng Lịch sử giữa thủ đô Hà Nội! Có phần bất ngờ về thời điểm diễn ra triển lãm; nhưng không ai bất ngờ trước hiện tượng cuộc triển lãm đó lại dấy lên một trận cuồng phong dư luận như thế!. Bởi lẽ sự bưng bít mặt trái cách mạng phản phong gần sáu mươi năm khiến “lò so tinh thần ” dân tộc bị dồn nén quá sức tưởng tượng, nay tự nhiên có cớ, có cơ hội công khai bật tung lên !


Tôi không muốn lạm bàn gì thêm về ý nghĩa và kết cục của cuộc triển lãm này. Tôi cũng không thuộc hàng nạn nhân của CCRD như con em địa chủ cường hào bị quy sai cùng trang lứa với tôi mười hai mười ba tuổi còn trứng nước thời bấy giờ. Bố mẹ ,ông bà họ hàm oan. Họ thiệt thân thiệt phận nhiều bề trong suốt mấy mươi năm. Mặc dù đã sửa sai nhưng chính quyền nhân dân vẫn “nhìn người qua lý lịch ba đời”.

Ngày ấy gia đình tôi thuộc diện “trung nông thường”, có mấy sào ruộng hương hỏa với nửa con trâu (hai nhà chung một). Tôi đang ở cái tuổi chiều chiều rồng rắn trên đường làng theo hàng thiếu niên nhi đồng quần xanh áo trắng đội mũ chào mào gõ trống thì thùng và hô “đả đảo địa chủ XYZ” một cách vô thức. Nghĩ về thời đó, tôi chỉ có điều muốn trao đổi với bạn đọc là món nợ CCRD của văn học Việt hiện đại, của những người cầm bút.

Người ta dùng nhiều từ để định danh, nhiều cách diễn đạt để định nghĩa CCRD khởi sự năm 1953 chấm dứt năm 1956, coi đó là “vết thương lớn” của dân tộc , “thời kỳ tàn khốc” “những năm tháng kinh hoàng” “những ngày bi thảm” vân vân và vân vân . Đáng buồn ,đáng tiếc quá, hiện thực điển hình dữ dội là vậy, số phận con người ,số phận dân tộc bất hạnh là vậy mà nhìn đi ngoái lại văn học Việt hiện đại chỉ có cuốn ” Sắp Cưới” của ông Vũ Bão thời bấy giờ bị phê bình tơi tả là “danh nổi như phao” ! .

Mà cuốn sách nào có dầy dặn đồ sộ gì cho cam; cầm trên tay nhẹ hẫng như sách truyện ,tranh truyện Kim Đồng ở cùng thời hàn gắn vết thương chiến tranh lại phải gồng mình ” đấu tranh tư tưởng chống Nhân Văn Giai Phẩm”.Tự nhiên nhớ câu thơ họa chân dung tác giả “Sắp Cưới” của cụ Xuân Sách :” Sắp cưới lại có thằng phá đám-Nên ông chửi bố chúng mày lên !” Hóm quá ,dân dã quá, đọc lên sướng cả cái miệng đời !

Điều đáng nói hơn, là thời thế đổi thay đã lâu, “đổi mới toàn diện” đã mấy chục năm trời rồi; đề tài CCRD tưởng như không còn cấm kị ,khó nuốt ,khó viết như thời xưa cũ “sợ vạch áo cho người xem lưng” nữa. Vậy mà xem ra vài ba cuốn tiểu thuyết xuất hiện gần đây cũng chỉ “gây bão táp trong chén trà”. Tiểu thuyết có ý lật án lật mũ “Thời của thánh thần” tưởng “phong ba bão táp” thế nào; kết cục quảng cáo thế nữa cũng không sao gây được tiếng vang ,tiếng vọng, tương ứng tương xứng với . . . lịch sử ,với dân Việt.

Câu hỏi tại sao chưa có một tác phẩm văn học nào “xứng tầm” đáng kể về thời kỳ CCRD nói riêng, về “ba dòng thác cách mạng Việt Nam ” phản đế ,phản phong, xây dụng xã hội chủ nghĩa nói chung ,vẫn treo lơ lửng trong tâm thức ,tâm cảm giới cầm bút làng văn Việt, vẫn là món nợ đời ! Tự nhiên nhớ tới lời nhà văn Nguyễn Khải ” tự bạch” trong bức thư gửi nhà báo lão thành Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn Cù “xôn xao bến nước” dư luận mới đây vào thời điểm mấy năm trước khi ông qua đời :

“Người làm sao văn làm vậy. Tôi quen sống nhân nhượng ,trọng dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn của một kiếp người nên văn cũng thế, thiếu triệt để ,thiếu quyết liệt, không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được!...  Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác !”. 

Phản tỉnh muộn của ông được dồn nén vào Tùy Bút Chính Trị, những trang viết cuối cùng ông tự bạch ,ông tự tổng kết một đời văn chương trước khi sang thế giới bên kia, đem theo rất nhiều nỗi niềm...

Vu vơ nghĩ. Đến “cụ” Nguyễn Khải, nhà văn quân đội, cây bút văn xuôi nổi tiếng một thời về kinh lịch từng trải, chứng nhân ba cuộc chiến tranh ,về ” cái nhìn hiện thực sắc sảo” , lại có hẳn “một thời lãng mạn” mà nửa thế kỷ “trường văn trận bút” còn không có , cuối đời cũng không dám mong có tác phẩm văn học lớn để đời, huống chi...

Có lẽ nào câu hỏi đến bao giờ văn học Việt Nam mới xuất hiện tác phẩm hàm chứa ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc và lớn lao về CCRD nói riêng ,về lịch sử hiện đại Việt Nam nói chung tương xứng với dân tộc Việt, mãi mãi treo lơ lửng như trăng... thượng huyền ? Đấy cũng là một câu hỏi văn chương chưa có lời đáp ./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGUYỄN BÍNH – NHÀ THƠ HIỆN ĐẠI


Tiểu luận của Trần Mạnh Hảo
( Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính 20-1-1996)
240px-nguyen_binh



















Nhân một buổi hội thảo thơ 1932-1945, một độc giả hỏi : “ Nếu cần phải chọn một câu thơ hay nhất để đại diện cho Thơ Mới ( thơ tiền chiến) , ông sẽ chọn câu thơ của ai ?”. Không do dự, tôi trả lời : “ Tôi xin chọn câu lục bát : “ Anh đi đấy, anh về đâu / Cánh buồm nâu cánh buồm nâu cánh buồm !” của Nguyễn Bính”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một bài cho nền thơ ấy, ông chọn bài nào ?”. Trả lời : “ Tôi chọn bài Tống biệt hành của Thâm Tâm”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một tập hay nhất của nền thơ ấy, ông chọn tập nào?” . Trả lời : “Tôi chọn tập “ Lửa thiêng” của nhà thơ quê Hà Tĩnh Huy Cận”. Lại hỏi : “nếu phải chọn một đời thơ tiêu biểu nhất của nền thơ ấy, ông chọn ai ?”. Tôi trả lời : “ Tôi chọn Nguyễn Bính !”.
Vâng, Nguyễn Bính, nhà thơ bị giời đầy : “ Mình tôi giời bắt làm thi sĩ !” Câu thơ ông viết từ những năm đầu của thập kỷ 40 đã vận vào ông : “Chung lưng làm một chuyến đi đầy”. Thậm chí ông còn nhắc con gái sau này : “Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ / Nghèo lắm con ơi bạc lắm con”.
Có lẽ, trong thơ tiền chiến, Hàn Mặc tử và Nguyễn Bính là hai nhà thơ có số phận ít được vận may chiếu cố. Hàn Mặc tử bị trăng hành. Còn Nguyễn Bính bị con bướm Trang Chu hành tới bến. Nếu Thế Lữ được biểu tượng thơ là con hổ, Lưu Trọng Lư là con nai, Chế Lan Viên là con ma Hời, Xuân Diệu là con chim ngứa cổ hót chơi…thì con bướm là biểu tượng cho thơ Nguyễn Bính :
“ Có ai điên dại như tôi nhỉ
Nuôi bướm làm con để nhớ người”
Hay :
“ Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập về bướm trắng mà sang bên này”…
Trong thơ ông, bươm bướm bay nhiều quá, rượu và hoa nhiều quá, nhiều quá những cô gái đẹp chưa chồng. Nhưng bướm đã bay đi, rượu đã nhạt, hoa đã tàn, trinh nữ đã theo chồng hoặc đã chết, chỉ còn mình nhà thơ ngồi lại với phũ phàng và điên đảo :
“Mưa chiều nắng sớm người ta bảo
Cả đến ông giời cũng đổi thay” ( Giời mưa ở Huế)
Tháng chạp năm Nhâm Ngọ 1942, khi mới 24 tuổi, Nguyễn Bính đã viết được những câu thơ hay đến kinh hãi về nỗi buồn, nỗi cô đơn của kẻ lạc loài, của nỗi oán hận suồng sã phải thất tình thay cho con ong cái bướm :
“Uống say cười vỡ ba căn gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông” ( Xuân tha hương)
Cùng “cái chung tình” ấy, nhà thơ hầu như đã ném tuổi trẻ mình xuống đáy sông của định mệnh, theo kiểu Thúy Kiều ném 15 năm lưu lạc xuống đáy Tiền Đường .
Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ tấm bé. Ta hiểu vì sao nỗi bơ vơ ám ảnh suốt đời ông. Ta hiểu ngay từ lúc mới 13 tuổi, làm bài thơ đầu, ông đã thèm yêu, thèm sống, thèm khát ràng buộc với tất cả và chia tay tất cả. Ông đã vịn vào chuồn chuồn bươm bướm tập đi như vịn chính vào niềm hư vô của kiếp người. Theo Hoài Thanh, Nguyễn Bính chưa hề được đến trường ! ( Giống văn hào M. Goocki của Nga ?). Ông tự học theo người cha và người cậu. Thầy của ông là chim muông cỏ rả làng Thiện Vịnh xa xôi. Tuy nhiên, mọi thứ nào thay thế được mẹ ông.
Nguyễn Bính mồ côi mẹ nên đã mồ côi cả đất trời. Hình như ông đã lớn lên bằng cảm giác của Trần Tử Ngang - người đi dọc thơ Đường : “ Tiền bất kiến cổ nhân / Hậu bất kiến lai giả …( Trước không thấy người trước / Sau chẳng thấy người sau). Cảm giác ngồi một mình bơ vơ trên trái đất của Trần tiên sinh xưa không chỉ được Nguyễn Bính chia xẻ, mà đã thành phận số đời ông. Năm 1937, khi mới 19 tuổi, nhà thơ đã viết một bài thơ tuyệt vời “ Những bóng người trên sân ga” với tận cùng cô đơn kiếp người hay đến mức không còn có thể hay hơn nữa :
“ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly”
Câu thơ viết ra gần 60 năm rồi, đã sống và chết theo bao lớp người, theo bao trang giấy, qua bao nhiêu trào lưu hiện thực siêu thực, hiện sinh rồi cấu trúc, có vần với không vần, lạ thay, chưa có một ai nói về nỗi cô đơn kiếp người hay bằng câu thơ này của thần thơ Nguyễn Bính ? Hóa ra, cái hình ảnh giản dị và xúc động tận cùng kia, cái dáng người một mình đưa tiễn bóng mình kia, cho đến muôn đời vẫn cứ còn mới mãi, thấm thía và rung cảm mãi.
Nguyễn Bính với cảm quan thiên phú, một trực giác của thảo mộc chim muông, đã biết cách tiễn mình đi vào thi ca bằng lối đi của con bướm dưới gốc hòe Trang tử ! Cái dáng “Chân bước hững hờ theo bóng lẻ” kia không biết mình đang tiễn bóng hay bóng đang tiễn mình ? Với triết học bản thể, câu thơ “ một mình làm cả cuộc phân ly” không chỉ là biểu tượng sinh động, kỳ vĩ, mà còn là một khơi gợi, một phát hiện tâm linh trong hình trình nhập thể nhân loại. Chúng tôi tin rằng, câu thơ này của Nguyễn Bính còn theo ta tới cuối cuộc đời, đến nơi ta chia ly chính bản thân mình để vào vô tận.Viết được những câu thơ có thể sánh với bất cứ thơ Tây Tầu nào hay nhất, ai bảo thơ Nguyễn Bính không hiện đại ?
Thế mà từ năm 1941, năm ra đời cuốn “Thi nhân Việt Nam”của Hoài Thanh, đã có khá nhiều bài viết, nhiều khảo luận về thơ, khi nói về Nguyễn Bính, đều ăn theo lối kết luận phiến diện của Hoài Thanh Hoài Chân cho Nguyễn Bính là thơ nhà quê, chân quê, đồng quê, quê mùa…
Nói về Nguyễn Bính theo trường phái Hoài Thanh mới chỉ nhìn nhà thơ ở phần nổi, phần xác chữ nghĩa mà chưa đủ tầm đi sâu vào hồn thơ rất cổ điển, lại rất hiện đại của Nguyễn Bính làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định kia ( huyện Vụ Bản còn là quê hương của một thiên tài thi nhạc khác đồng thời với Nguyễn Bính là Văn Cao)
Nguyễn Bính đi tận cùng dân tộc để thành hiện đại : thơ ông phần xác còn mang nâu sồng ca dao nhưng phần hồn đã vươn tới cõi hiện đại vô cùng nhân loại vậy ! Chúng tôi không muốn nói đến “chủ nghĩa hiện đại” phương Tây mà Việt Nam hầu như không có, nên không coi tính hiện đại của thơ chỉ lụy vào con chữ, vào cái bí hiểm cung quăng không thể hiểu, vào cái siêu thực nằm ngoài cảm nhận, mà chỉ đánh giá thơ qua cái sự hay, sự xúc cảm của nó, của nghĩa bóng thơ luôn cất cánh từ nghĩa đen như những câu thơ hay của thi hào Nguyễn Bính mà thôi !
Cho nên, với chúng tôi, hiện đại hay không hiện đại cốt ở hồn thơ, ở nỗi cảm nỗi hay của nó mà thôi. Những câu ca dao và thơ cổ hay nhất của văn học cha ông ta ai bảo không hiện đại nào ? “Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” của ca dao hiện đại quá đi chứ ? “ Có thì có tự mảy may / Không thì cả thế gian này cũng không” của thơ Lý Trần hiện đại quá đi chứ ? “ Cái quay búng sẵn trên trời / Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” của Ôn Như hầu hiện đại quá đi chứ ? “ Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao” của Nguyễn Du hiện đại quá đi chứ ? “ Hoa thì hay héo cỏ thường tươi” của Nguyễn Trãi hiện đại quá đi chứ ? “ Hồn cô cát bụi kinh thành / Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe” của Nguyễn Bính hiện đại quá đi chứ ?
Hầu hết thơ Nguyễn Bính dưới cái vỏ chân quê giản dị hiền lành như ca dao, nhưng giấu ẩn sức nghĩ, sức cảm, sức gợi vô cùng tận, hiện đại vì nó hay ở mọi lúc mọi thời. Viết về cái đẹp của sự trống vắng, gợi ra, vẽ ra được cái vẻ tôn giáo của hư vô tồn tại ngay trong lòng cái hữu hạn, phỏng có nhà thơ tiền chiến qua mặt được câu thơ này của Nguyễn Bính :
“Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Nỗi trống vắng vô chủ của ba gian nhà trong câu thơ, đã được xúc cảm đẩy từ cái cụ thể thành cái vô biên : nỗi trống vắng và vô chủ của đất trời. Mượn nỗi hoang vu bé mọn của nắng chiều trong căn nhà nhỏ để tả nỗi hoang vu vũ trụ, cũng là nỗi hoang vu muôn thuở hồn người, lục bát Nguyễn Bính hiện đại lắm ru !
Khi Nguyễn Bính tả nỗi cô đơn đến rêu mốc bí mật của kinh thành Huế, cũng để nói vế vẻ huy hoàng tàn phai, hay chính là hồn suông thi nhân mượn cả hoàng thành mà hiu quạnh :
“Thâm u một giải hoàng thành
Đình suông con én không đành bay đi” ( Vài nét Huế)
Con én tân thời không nỡ bỏ cái hoang phế hoàng thành bay đi hay chính là cái níu kéo của hiện tại với quá khứ ? Cái chấm én mọc lên như một cái mầm, cái chồi của lẻ loi, khiến vẻ tàn phai càng tàn phai hơn nữa. Ngoảnh lại cố đô, con én thi ca mà Nguyễn Bính đính lên từ độ ấy, vẫn không đành đoạn bay đi, như thể loài chim thơ ấy vẫn còn là tình nhân bao thời đại đã đi qua !
Trí tuệ thơ Nguyễn Bính là trí tuệ sương mù, của hoa bướm của lửng lơ mây khói. Chất sang trọng hàn lâm giấu trong lục bát nâu sồng Nguyễn Bính như hồn sen giấu trong bùn, ghé mắt vào ta sẽ thấy hoa sen :
“ Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em”
“ Buồng hương bóng bóng mình mình
Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa”
Bên cạnh những bài lục bát nổi tiếng : “Tương tư”, “Lỡ bước sang ngang”, “Người hàng xóm”…ông còn những bài lục bát hiện đại khác : “”Lửa đò”, “ Vũng nước”, “ Qua nhà” và “Thời trước”…
Khi đánh giá thơ tiền chiến nói chung và Nguyễn Bính nói chung, người ta đã thừa nhận sự vượt trội của thơ lục bát Nguyễn Bính nhưng chưa thấy trong thể thơ bảy tám chữ, Nguyễn Bính cũng chẳng kém cạnh bất cứ thi nhân hàng đầu nào cùng thời với ông.Trong thể loại mượn cảnh tả tình, Nguyễn Bính đã có bài thơ vào hàng tuyệt tác là bài “Xuân về” có thể đứng ngang hàng với các bài hay nhất của Hàn Mặc tử và Huy Cận. Về thể hành, bài thơ “Hành phương Nam” của ông không hề hổ thẹn đứng bên cạnh bài tuyệt bút “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Viết về đất thần kinh xứ Huế, xưa nay chưa thấy bài nào hay bằng bài “Xóm Ngự viên” của Nguyễn Bính ? Ông đã làm sống lại thời vang bóng bằng câu thơ hay đến ma quái :
“ Sớm đào, trưa lý, đêm hồng phấn
Tuyết Hạnh, Sương Quỳnh, máu Đỗ Quyên”
Hai câu này có thể ngang với câu vi diệu của Xuân Diệu :
“Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh” ( Nguyệt Cầm)
Hãy đọc lại hồn thơ bi hùng ngang trời lệch đất Nguyễn Bính như “ Giời mưa ở Huế”, “Xuân tha hương”, “Oan nghiệt”…ta thả mình vào nỗi quằn quại như mất cả hình hài, đau thương dữ dội và đồng bóng, để chia xẻ với nỗi vong thân, vong quốc của lớp thanh niên trước 1945. Những bài thơ “ Cô hái mơ”, “Trường huyện”, “ Hoa và rượu”…là những bài thơ đẹp nhất thơ tiền chiến của Nguyễn Bính. Đâu đây ta nghe có hơi Huy Cận trong hồn thơ “ một trời quan tái” Nguyễn Bính :
“ Chênh vênh bóng ngả sầu lau lách
Chiều ngái hương rừng lối nhạt son”
Cái hơi Đường thi từ Huy Cận đi lạc vào Nguyễn Bính rất sang trọng, quý phái : “ Áo bào nguyệt bạch ngựa kim ô” hay đấy, siêu đấy nhưng không phải mạch chính của thơ ông. Cái hơi, cái hồn, cái vía Nguyễn Bính là ở những câu thơ rất Việt rất hay như :
“ Một con diều giấy không ăn gió
Õng ẹo chao mình xuống vệ đê”
Có hàng trăm người viết về tơ liễu từ thơ Đường đến Nguyễn Du, nhưng chưa ai hay bằng Nguyễn Bính tả liễu :
“Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ”
Chỉ bằng từ “chảy”, Nguyễn Bính không chỉ hiện đại hóa thơ mình, ông còn làm mới cả hồn tơ liễu nghìn năm. Nguyễn Bính làm thơ rất bản năng, thậm chí như vô thức. Số lượng câu thơ hay của ông nhiều hơn bất cứ nhà thơ tiền chiến nào khác. Những câu thơ bất ngờ, hiện đại tới cùng này ai bảo Nguyễn Bính không mới :
“ Ở đây vô số những trời xanh”
Lối viết này Tây hơn cả Tây !
Hoặc quá ngạc nhiên khi ta đọc :
“ Xe ngựa chiều nay ngập thị thành
Chiều nay nàng bắt được trời xanh”
Hay :
“ Giời mờ ngao ngán một loài mây”
Xin lỗi, nếu ai trích được một câu của trường phái “tân con cóc” “ tân siêu thực” của Việt Nam hay ngang những câu này của Nguyễn Bính, tôi xin thưởng ba vạn chín nghìn con kiến,một trăm con voi !
Trong dòng thơ tiền chiến, chúng tôi bao giờ cũng biết cách tôn kính Thế Lữ, ngả mũ trước Xuân Diệu, thán phục Huy Cận, kinh ngạc trước Hàn Mặc tử, mơ mộng sầu thương cùng Lưu Trọng Lư, Hồ Dếnh…Nhưng chúng tôi bao giờ cũng dành cho Nguyễn Bính trọn niềm yêu mến, không chỉ là tấm lòng hậu sinh với bậc tiền bối, mà còn vì tình yêu của độc giả mấy chục năm trời với thơ ông.
Chỉ tính gần chục năm lại đây ( năm 1995khi
tác giả viết bài này) theo thống kê tạm thời của một số nhà xuất bản, thơ Nguyễn Bính đã in và phát hành tới số kỷ lục hàng triệu bản. Qua bao thăng trầm, Nguyễn Bính vẫn là nhà thơ số một được độc giả Việt Nam hâm mộ nhất sau Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi).
Ba mươi năm đã qua ( kể từ năm tác giả viết bài này 1995)từ buổi trưa ngày 30 tết ấy, có lẽ hình ảnh đọng lại trong mắt thi hào Nguyễn Bính là vườm thuốc nam nhà ông Tân Thanh hay một loài mây, hay loài bướm trắng nào vừa chìm xuống đáy ao trước khi ông bụng không hạt cơm ngã xuống trong hôn mê và trong cơn đói vĩnh cửu ? Chỉ biết rằng thi ca ông đã thành vị thuốc nam chữa lành nỗi đau và niềm hư vô kiếp người.
Ông không tìm lối xuyên tường đưa thơ Việt vào hiện đại như ai đó. Thơ ông thẩm thấu qua trời sương khói, qua hồn ca dao, qua Truyện Kiều đưa nâu sồng lục bát quê hương vào hiện đại. Xin đọc lại một câu thơ Nguyễn Bính :
“ Xót xa một buổi soi gương cũ
Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền”
Ôi những mắt chữ điền bị thời gian xô lệch muôn năm cũ, xin về đây soi lại chiếc gương thi ca hiện đại muôn sau Nguyễn Bính.,.
Sài Gòn 28-12-1995
T.M.H.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần Lan cân nhắc tặng mỗi công dân 870 USD/tháng

Minh Phương 



Dân Trí - Nhằm đối phó với tình trạng thất nghiệp gia tăng và kinh tế dậm chân tại chỗ, chính phủ Phần Lan đang muốn thay thế hệ thống phúc lợi hiện tại bằng một cơ chế đơn giản hơn đó là trợ cấp 800 Euro (870 USD)/tháng cho mọi công dân trưởng thành của Phần Lan, không phân biệt người thất nghiệp hay người đang đi làm.

Đây là ý tưởng được Kela, Cơ quan an ninh xã hội của Phần Lan, đề xuất và dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội vào năm sau. Với cơ chế này, ước tính, mỗi năm chính phủ Phần Lan phải chi ra khoảng 46,7 tỷ Euro (50,8 tỷ USD).

Chính phủ Phần Lan cho biết, họ muốn áp dụng cơ chế “thu nhập cơ bản toàn dân” này vào năm 2017 để thử nghiệm tính khả thi của chương trình.

Ohto Kanninen, một chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Tänk, bình luận: “Cơ chế thu nhập cơ bản này sẽ tác động thế nào đến thị trường việc làm Phần Lan - tích cực hay tiêu cực? Chúng ta không thực sự biết người dân sẽ phản ứng thế nào với thu nhập cơ bản này”.

Trong khi đó, theo khảo sát của Kela, 70% người tham gia khảo sát muốn chính phủ trợ cấp 1.000 Euro/tháng hay 1.087 USD/tháng.

Ý tưởng trên được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của Phần Lan ở mức gần 10%, dân số già hóa, tăng trưởng kinh tế không nhiều triển vọng. “Kinh tế Phần Lan đang thực sự rất khó khăn”, Bộ Tài chính Phần Lan đánh giá trong một báo cáo công bố mới đây.

Thu nhập cơ bản được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều người đi làm hơn, bởi theo cơ chế hiện tại, mọi công dân sẽ không được hưởng trợ cấp nữa khi bắt đầu có thu nhập.

Không chỉ Phần Lan, hiện tại, Thụy Sỹ cũng đang cân nhắc áp dụng hệ thống trợ cấp toàn dân và nhận được sự ủng hộ của 49% công dân. Cơ chế trợ cấp này cũng từng được áp dụng thí điểm ở Mỹ, Canada vào những năm 1960 và 1970. Một ví dụ tiêu biểu nhất đó là thành phố Dauphin, Manitoba ở Canada giai đoạn 1974-1979 khi toàn bộ công dân ở đây đều được nhận trợ cấp giống nhau.

Trong báo cáo có tựa đề “Thành phố không đói nghèo” năm 2011, chuyên gia kinh tế Evelyn L. Forget thuộc Đại học Manitoba cho rằng cơ chế phúc lợi này sẽ giúp giảm tỷ lệ nghèo và thậm chí hạn chế được một số vấn đề về sức khỏe ở Dauphin.

Tại Mỹ, chuyên gia kinh tế độc lập Milton Friedman cũng ủng hộ ý tưởng “thuế thu nhập âm”, nghĩa là thay vì người dân phải đóng thuế thu nhập, chính phủ sẽ trợ cấp cho người dân. Vào những năm 1960, Mỹ từng thử nghiệm chương trình phúc lợi “thu nhập cơ bản” và thấy rằng cơ chế này dường như không ảnh hưởng đến tỷ lệ nghèo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội chứng bỏ trốn



Phạm Tuyên
TP - Cáo ốm, lặng lẽ đi nước ngoài chữa bệnh rồi bặt tăm, dường như đang trở thành “công thức” khi liên tiếp được các cựu cán bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam áp dụng thành công thời gian qua.

Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, danh sách những cựu cán bộ dầu khí trốn ra nước ngoài vừa được bổ sung thêm trường hợp ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PVPower)

Vắng mặt tại cơ quan từ 21/10 đến nay, ông Lê Chung Dũng “đột nhiên” nổi tiếng, sau khi được Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam cho nghỉ phép, có đơn xin tạm dừng công việc 6 tháng để tham gia khóa học bằng kinh phí cá nhân tại Singapore. Việc học hành cá nhân chưa biết hiệu quả ra sao nhưng người thì mất liên lạc thấy rõ. Mọi nỗ lực liên hệ của cơ quan với ông Dũng đều bất thành. Thông tin ban đầu từ PVPower, ông Dũng trốn có thể liên quan đến những hoạt động khi còn làm việc tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Trong đó nổi lên là hai dự án khá tai tiếng do PVC làm nhà thầu đang bị phát hiện có nhiều sai phạm là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ. Việc này cũng đã được cơ quan điều tra thông báo đến Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Có thể nói năm 2016 là năm bất thường đầu tiên trong lịch sử ngành công thương khi lãnh đạo Bộ này phải liên tiếp ra văn bản yêu cầu các đơn vị xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ, nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Việc chạy theo xử các sai phạm của những cựu cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ trong thời gian qua tại Bộ Công Thương cho thấy nhiều lỗ hổng về mặt quản lý nhân sự. Có thực tế và dường như là kịch bản chung khi hầu hết trường hợp cựu cán bộ từng gây thua lỗ trong quá trình công tác tại PVC (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đều được luân chuyển một cách ngoạn mục và nắm giữ những vị trí cao hơn trước khi bỏ trốn, khi có dấu hiệu bị cơ quan chức năng điều tra.

Do việc luân chuyển được tiến hành khá lắt léo bằng cách này hay cách khác nên hầu như các đơn vị mới khi tiếp nhận các đối tượng này đều không nắm rõ được lai lịch. Chỉ khi chuyện xảy ra, các cơ quan trực tiếp quản lý về sau mới “ngã ngửa” khi biết cán bộ dưới quyền đang là đối tượng bị điều tra trong vụ việc nào đó.

Việc các cựu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước âm thầm trốn ra nước ngoài nhằm thoát tội sẽ chỉ chấm dứt một khi việc quản lý, bổ nhiệm cán bộ tại các đơn vị được thực hiện nghiêm túc. Chỉ chừng nào những “con sâu” yếu kém năng lực nhưng giỏi luồn lách bị loại bỏ và căn bệnh đầu tư hoành tráng bất chấp năng lực, như đã diễn ra tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, được chấn chỉnh, chừng đó “hội chứng” bỏ trốn ra nước ngoài hòng thoát tội mới có thể chấm dứt. Việc rà soát các công trình lãng phí nghìn tỷ đi kèm với chế tài kiểm soát việc di chuyển của các nhân sự có vấn đề cần thực hiện gắt gao hơn nữa. Chỉ khó đó việc xử lý trách nhiệm kiểu “vuốt đuôi”, như trường hợp Vũ Đình Duy gần đây, mới không còn xảy ra.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Trung Quốc không thống nhất được Đài Loan?


Cuối năm 1949, hầu hết đất đai trên đại lục Trung Quốc đã nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không cam chịu đầu hàng, Tưởng Giới Thạch cùng Quốc dân Đảng rút ra đảo Đài Loan xây dựng căn cứ nuôi chí phục thù sau này.
Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan năm 1950.
Cá nằm trên thớt
Đảo Đài Loan có diện tích hơn 35.000 cây số vuông, xếp thứ 28 về diện tích trong các hải đảo thế giới. Khoảng cách từ Đài Loan vào Đại lục Trung Quốc, chỗ gần nhất là 130 km. Năm 1948, tổng số nhân khẩu Đài Loan có 6 triệu người. Đến cuối năm 1949, hòn đảo này nhận thêm 1,3 triệu người. Trong số đó có đến 60 vạn là bộ đội của Tưởng.
60 vạn quân đồn trú trên một hòn đảo như Đài Loan là khá nhiều nếu nói về mật độ. Tuy nhiên, so sánh với lực lượng Quân giải phóng của Đại lục thì mới chỉ bằng 1/10 vì lúc này lực lượng của Đại lục đã lên tới 5,5 triệu quân. Trong không khí thắng lợi dồn dập, Mao Trạch Đông đã sớm ra lệnh cho Quân giải phóng chuẩn bị kế hoạch đổ bộ lên Đài Loan tiêu diệt căn cứ cuối cùng của Tưởng Giới Thạch.
Diệp Vĩnh Liệt trong cuốn Những nhân vật lịch sử Trung Quốc hiện đại cho biết: từ 31/12/1949, khi Tưởng vừa mới ra Đài Loan, chân chưa đứng vững, Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ giải phóng Đài Loan trong năm 1950. Bức “thư gửi các tướng sĩ tiền tuyến và đồng bào toàn quốc” của Trung ương ĐCS Trung Quốc có đoạn viết: “Nhiệm vụ chiến đấu vẻ vang của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong năm 1950 là giải phóng Đài Loan, đảo Hải Nam và Tây Tạng, tiêu diệt bọn tàn quân cuối cùng của bọn phỉ Tưởng Giới Thạch…”
Trước đó, ngày 5/12/1949, Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho Tư lệnh Không quân của ĐCS bắt tay vào sửa chữa sân bay các nơi. Hai tháng sau, vào 4/2 ông lại gửi điện cho Túc Dụ – Phó tư lệnh quân khu Hoa Đông 3, yêu cầu tăng cường huấn luyện lính dù để phục vụ cho kế hoạch đổ bộ Đài Loan. 6 ngày sau, Mao Trạch Đông lại gửi điện cho Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đồng ý cho Túc Dụ điều động 4 sư đoàn để diễn tập hải chiến”. Thực chất 4 sư đoàn này là lực lượng nhằm vào việc tấn công Đài Loan.
Trong khi Đại lục đang chuẩn bị ráo riết để tấn công ra khơi thì ở Đài Loan, tin xấu liên tiếp bay tới với Tưởng. Ngày 5/1/1950, Tổng thống Mỹ Truman công bố chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, thừa nhận vô điều kiện Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc. Bản tuyên bố của Truman có đoạn: “Nước Mỹ không có ý định dùng lực lượng vũ trang để can dự vào tình thế hiện nay. Chính phủ Mỹ không bao giờ thực hiện phương châm dẫn đến việc bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến của Trung Quốc. Tương tự như vậy, Chính phủ Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ quân sự hoặc cố vấn quân sự cho Đài Loan”.
Tuyên bố của Truman ngầm biểu thị rằng nếu Mao Trạch Đông dùng vũ lực tấn công Đài Loan, nước Mỹ sẽ khoanh tay đứng nhìn, không can thiệp vũ lực. Từ trước đó, vào ngày 5/8/1949 nước Mỹ đã công bố sách trắng về quan hệ Trung – Mỹ công kích Tưởng và các lãnh đạo Quốc dân Đảng là bất tài nên tự làm sụp đổ. Cũng từ đó, Mỹ vứt bỏ Tưởng để ủng hộ một con bài khác trong Quốc dân Đảng là Lý Tôn Nhân.
Bị mất chỗ dựa là Mỹ, với thực lực trong tay không lấy gì làm mạnh mà phải chống giữ trên một hòn đảo chơ vơ trước binh lực dồi dào của Đại lục, tình cảnh của Tưởng Giới Thạch những tháng đầu năm 1950 thật như đứng trên chảo lửa, cá nằm trên thớt.
Triều Tiên cứu Đài Loan
Đang trong lúc Tưởng khốn cùng thì tiếng súng chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nổ ra đã giải thoát Tưởng khỏi cơn nguy cấp. Ngày 25/6/1950, quân đội Bắc Triều Tiên dưới sự chỉ huy tối cao của Kim Nhật Thành đồng loạt nổ súng vượt qua vĩ tuyến 38 tấn công chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.
Là kẻ “bảo hộ” Đại Hàn bấy lâu nay, nước Mỹ lập tức điều binh khiển tướng viện trợ. Tổng thống Truman cùng các viên chức hàng đầu về quân sự, chính trị nhóm họp khẩn cấp và đưa ra đối sách với 3 điểm chính. Một là chỉ thị cho tướng MacArthur cung cấp vũ khí trang bị cho quân Đại Hàn. Hai là tổ chức oanh tạc bộ đội Bắc Triều Tiên khi các nhân viên tùy thuộc của Mỹ rút ở bất kỳ vị trí nào. Ba là đưa Hạm đội 7 từ Philippiné tiến về phía bắc để đề phòng Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Có thêm điều thứ 3 là vì Truman tiếp thu ý kiến của MacArthur rằng “Đài Loan là phòng tuyến của Mỹ ở Thái Bình Dương, hình thành một vòng cung từ quần đảo Aliusan đến Nhật Bản, Okinawa cho đến Philippines” và nó “có thể trở thành một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”.
Ngày 27/6/1950, Truman công khai tuyên bố về cuộc chiến Triều Tiên đồng thời có đề cập đến Đài Loan. Lần này, chính Truman quay ngoắt 180 độ so với tuyên bố của ông ta vào ngày 5/1, ông ta nói: “Vì quân đội của Đảng Cộng sản (Trung Quốc) chiếm Đài Loan, sẽ trực tiếp uy hiếp sự an toàn của khu vực Thái Bình Dương, đồng thời uy hiếp hoạt động của quân đội Mỹ một cách hợp pháp và cần thiết ở khu vực đó. Do vậy, tôi đã ra lệnh cho hạm đội 7 của Mỹ đề phòng mọi sự tấn công vào Đài Loan”.
Tưởng Giới Thạch có thể thở phào. Rốt cục thì ông ta lại có cái ô bảo vệ của lực lượng Hải quân Mỹ. Về phía Đại lục, Bắc Triều Tiên là đồng minh được họ ủng hộ, lúc này đang bị quân Mỹ dồn ép có nguy cơ thất bại. Nếu Đại Hàn tiêu diệt được chế độ Kim Nhật Thành thì Trung Quốc sẽ mất đi cái vành đai an ninh. Căn cứ Mỹ sẽ đặt ngay sát biên giới đông bắc Trung Quốc. Bởi thế, Mao Trạch Đông đành phải tạm dừng kế hoạch đánh Đài Loan lại để cử quân sang Triều Tiên cứu Kim Nhật Thành.
Ngày 8/8/1950, Mao gửi điện cho Túc Dụ (người được giao nhiệm vụ chuẩn bị tấn công Đài Loan) đang bị ốm với nội dung: “Nhiệm vụ trước mắt không thật bức thiết nữa, anh có thể yên tâm dưỡng bệnh, cho đến khi khỏi bệnh”. Cho đến hết cuộc chiến Triều Tiên thì Tưởng đã củng cố vững chắc được thế đứng nên thời cơ để ĐCS Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan đã qua đi. Thêm vào đó Mỹ cũng thay đổi quan điểm, coi Đài Loan là một phòng tuyến chống cộng của Mỹ nên càng ra sức bảo vệ Tưởng.
(Theo Đời Sống & Pháp Luật)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mất hết cả hứng!


Chụp ảnh bãi cứt trâu
Hỷ Long - Những lúc đi khách xong, thú vui lớn nhất của em vẫn là chụp hình mấy bãi cứt trâu. Khi mà mình sống giữa những cái giả dối, sến và ồn ào nhiều quá thì mình thích tìm một thứ gì đó im lặng, chân thật để trò chuyện. Anh thử nghĩ ngay cả cái động tự nhiên như vậy cũng vẽ vời màu mè, tảng đá hay khối thạch nhũ nó đâu có nói nó tên gì, vậy mà người ta đặt nào là “ngôi nhà hạnh phúc”, “hoa sen mùa hạ”, “cụ rùa hồ Gươm”, “voi đi uống nước”… kính thưa các loại đặt tên, nghe vào là đã thấy cải lương. Thử hỏi làm việc trong một môi trường như vậy để rồi chịu đủ thứ cực khổ, sức ép, mà dụ khách kiếm tấm hình thì làm sao mà không chán? Những bãi cứt trâu nó chân thật, nó không khoa trương, nó có vẻ đẹp tự nhiên… của một bãi cứt trâu, em thấy nó gần với em.

Đường vào khu du lịch Phong Nha
Đến Phong Nha, Quảng Bình, có ba cái nhất làm người ta ngạc nhiên, đó là: động đẹp nhất, người dân nghèo nhất, và dịch vụ lộn xộn nhất. Vừa bước vào khu mua vé, bước xuống thuyền thì tin rằng mình nhìn không sai và khi trò chuyện với chủ thuyền, với cô thợ ảnh thì tin rằng hai cái nhất còn lại hoàn toàn chính xác.

Cuộc phỏng vấn ngắn với cô phó nháy tên Hồng, một trong những cô phó nháy trong khu du lịch này, người mà ban quản lý “đặc cách” ngồi chung thuyền với chúng tôi, cũng là người có thú vui chụp hình cứt trâu sau mỗi phiên “đi khách” (chữ của Hồng) và có những nhận định gây ngạc nhiên về cuộc đời, nghề nghiệp và con người.


Thuyền du lịch Phong Nha trên sông Son



Hỷ Long (HL): Anh thấy mỗi thuyền đều có một thợ ảnh đi theo thuyết minh, mình đi như vậy công ty du lịch có trả lương cho mình không em?

Hồng (H): Làm gì có chuyện đó anh! Em còn phải trả tiền cho công ty, mỗi năm gần hai triệu đồng họ mới cho lên thuyền mà đi khách chứ.

HL: Em dùng chữ nghĩa có vẻ hơi bị ác nha! Sao gọi là đi khách?

H: Bọn em dùng chữ này quen rồi anh ơi. Vì suy cho cùng, có thể khác nhau về kiểu phục vụ, các cô gái điếm thì phục vụ khách bằng xác thịt, bọn em thì phục vụ khách bằng nước bọt, mồ hôi và ống kính. Các cô cũng phải chung tiền cho động chủ để được đi khách. Bọn em cũng phải trả tiền cho động chủ để được lên thuyền. Ðều vất vả như nhau cả thôi! Mà anh biết rồi đó, động là cave (cô phát âm là ca-ve). Ngày xưa các cô làm chuyện đó ở trong động nên người ta gọi các cô là cave, giờ bọn em chụp hình, chèo thuyền phụ, thuyết minh để khách thấy vui, quyết định chụp ủng hộ cho bức ảnh kiếm lãi, tính ra thì bọn em cũng là dân cavechứ còn gì nữa. Chỉ khác nhau về loại hình phục vụ thôi.

Thánh đường làng Na



HL: Mỗi ngày em đi mấy chuyến và mỗi chuyến vậy em chụp được trung bình bao nhiêu tấm hình?

H: Ðâu có dữ vậy anh! Ở cái động Phong Nha này có 420 chiếc thuyền du lịch, toàn của dân tự sắm, vay tiền ngân hàng để mua mà kiếm sống. Nộp tiền cược vào công ty để được học một khóa cứu hộ cứu nạn và được cấp phép hoạt động chở khách theo sự phân bổ sau này. Thợ ảnh cũng vậy, có 420 thợ ảnh, toàn là nữ hết, không có nam đâu nhé. Cái này công ty không yêu cầu mà bọn em tự phát, vì nữ lúc nào cũng chịu đựng và kiên nhẫn hơn đàn ông. Nữ chịu đi theo đoàn khách, giới thiệu từng cảnh đẹp trong động rồi lựa lúc khách vui vẻ thì mời khéo họ chụp tấm hình ủng hộ mình. Vả lại bây giờ khách họ có máy ảnh hoặc iPhone hết, chẳng mấy ai chụp hình tại chỗ đâu, nên bọn em phải dùng một chút nhan sắc mà dụ mấy ông khách chụp hình chứ. Khổ lắm! Bốn ngày mới tới phiên một lần anh ạ! Một tháng em đi được sáu đến bảy phiên thôi. Phiên nào trúng thì kiếm được 200 ngàn đồng (tương đương 19 đô-la Mỹ), mỗi tháng kiếm được từ một triệu đến triệu hai đồng, tháng Tết thì kiếm được từ hai triệu đến hai triệu rưỡi đồng. Gặp khách như anh chị đây thuê riêng thuyền đi một gia đình, em tới phiên, bước lên thuyền em thấy anh lấy máy ảnh ra thì hỡi ôi rồi!

Hồng, cô thợ ảnh 23 tuổiPhụ nữ làng Na chèo thuyền



HL: Bây giờ em có định dùng nhan sắc để dụ khách chụp hình như mới nói không? Thử đi!

H (cười ngặt nghẽo): Anh lật tẩy hết trơn rồi thì giờ làm sao mà em giở chiêu được chứ! Thôi thì cứ xem như đi chơi chung chuyến thuyền vậy. Ðể em giới thiệu anh chị mấy nhóm thạch nhũ và chiếc chum cổ trong động, rồi khi nào anh chị cần chụp hình gia đình thì đưa máy em chụp giùm cho!Cửa động Phong Nha“Tượng” Quán Thế Âm bằng thạch nhũ do thiên nhiên tạo trong động Phong NhaNước vú đá, nơi đây được đồn đoán nếu ai không có con, uống nước này vào sẽ sinh con, thực ra, nước này ngửi rất nồng và tanh.

HL: Cám ơn em, anh nhờ em cầm máy của anh chụp hình cho gia đình anh, mỗi tấm em bấm máy anh trả tiền công bằng với giá em chụp một tấm hình cho khách, nhà em ở gần đây không?

H: Nhà em ở làng Na, gần động Phong Nha. Làng Na là một xóm đạo có từ thời Pháp, toàn bộ bà con trong làng đều là con của Chúa, và là cái làng heo hút, nghèo lắm. Cả làng đều vay tiền sắm thuyền, mỗi chiếc hơn 100 triệu đồng (khoảng 5,000 đô-la Mỹ), máy ảnh của em cũng vay tiền để mua, chụp rồi mỗi tháng trả lãi một ít, một ít để mua sữa cho con, cuối năm bán lồng cá thì trả chừng 30% tiền nợ gốc để giảm bớt lãi. Em mua máy ba năm rồi, mới trả xong tiền gốc hôm Tháng Giêng năm nay. Bây giờ cũng thong thả một chút. Làng em chủ yếu là nuôi cá lồng, đi vớt rong trên sông Son (con sông có một nhánh chảy ngầm, băng qua động Phong Nha từ hướng Lào về Việt Nam) cho cá ăn. Mỗi năm thu hoạch một lần, nếu trúng thì bán được 20 triệu đồng, thất thu thì chừng 5 triệu đồng thôi. Ðàn ông thì đi tìm gỗ sưa trong núi để bán, đây là loại gỗ quý, người miền Nam gọi là gỗ huỳnh đàn, mỗi ký lô có giá chừng 1,000 đô-la, nếu là gỗ phách có quy cách thì mỗi ký lên đến 2,000 – 2,500 đô-la. Nhưng mà có khi đi cả năm chỉ kiếm được vài cái rễ. Ði tìm gỗ sưa cũng giống như phu đi vàng vậy đó anh, khổ lắm, hên xui may rủi thôi. Chút ngang qua làng Na, anh nhìn thấy nhà nào xây hai tầng là nhà trúng gỗ sưa đó, còn mấy nhà lụp xụp trong làng đều là dân tìm gỗ sưa nhưng chưa trúng quả. Ở đây không có ruộng nhiều, làm lúa chỉ đủ ăn, đường sá chưa có nên việc đi học của trẻ con cũng khó; học tiểu học thì gần, đến trung học cơ sở thì đi chừng 10 cây số tới trường, nếu học lên trung học phổ thông thì phải đi mười mấy cây số, đường đất, mùa mưa lội bộ khổ lắm! Ða số đều nghỉ học sớm, có vợ có chồng, đi lễ cuối tuần, làm kiếm sống qua ngày, xây cái nhà cấp bốn trú mưa trú nắng, cả làng gần năm trăm gia đình đều sống nhịp chung như vậy. Hiếm có đứa nào vào đại học, mà đã học được đại học thì tụi nó thoát thân khỏi làng ngay. Nếu nhớ làng thì có lẽ người ta chỉ nhớ đến những Chúa Nhật đi xem lễ chứ không có gì khác đâu anh!



HL: Em có thích nghề chụp ảnh này không?

H: Dạ thích lắm chứ. Những lúc đi khách xong, thú vui lớn nhất của em vẫn là chụp hình mấy bãi cứt trâu. Không hiểu sao em rất mê chụp hình cứt trâu, cái này là em lạ nhất trong mấy thợ ảnh ở Phong Nha này.

HL: Em chụp được bao nhiêu tác phẩm cứt trâu rồi?

H: Nhiều lắm!

HL: Sao em lại có sở thích hơi kỳ quặc như vậy?

H: Em nghĩ đây là cơ chế đề kháng của em thôi, khi mà mình sống giữa những cái giả dối, sến và ồn ào nhiều quá thì mình thích tìm một thứ gì đó im lặng, chân thật để trò chuyện. Anh thử nghĩ hằng ngày em phải lo cơm áo gạo tiền, ông xã em thất bại bên nghề tìm gỗ sưa thì buồn bã, suốt ngày ở nhà giữ con cho em đi làm, đến nơi làm thì chộn rộn, xô bồ, từ chuyện các quán cò cuốc, chặt chém khách, đến chỗ giá vé quá cao, nạn tham nhũng tràn lan, ngay cả cái động tự nhiên như vậy cũng vẽ vời màu mè, tảng đá hay khối thạch nhũ nó đâu có nói nó tên gì, vậy mà người ta đặt nào là “ngôi nhà hạnh phúc”, “hoa sen mùa hạ”, “cụ rùa hồ Gươm”, “voi đi uống nước”… kính thưa các loại đặt tên, nghe vào là đã thấy cải lương. Thử hỏi làm việc trong một môi trường như vậy để rồi chịu đủ thứ cực khổ, sức ép, mà dụ khách kiếm tấm hình thì làm sao mà không chán? Những bãi cứt trâu nó chân thật, nó không khoa trương, nó có vẻ đẹp tự nhiên… của một bãi cứt trâu, em thấy nó gần với em.

HL: Vợ chồng em được mấy cháu rồi?

H: Dạ hai cháu, em nhìn già vậy chứ năm nay chỉ mới hăm mốt tuổi thôi. Cực quá đâm ra vậy. Làng em đứa nào cũng già khú à! Nội lo chuyện con cái ăn uống, học hành không thôi cũng đủ thành bà cụ rồi!

HL: Chút em dắt tụi anh về làng Na chơi được không?

H: Dạ được, mời anh chị vào chơi!

Khi thuyền quay trở về, chúng tôi theo Hồng vào làng Na. Ngôi làng nằm bên sông Son, con sông rất dữ vào mùa mưa nhưng lại có vẻ như hiền hòa vào mùa nắng, nước sâu thăm thẳm. Nhà nào cũng giống nhà nào, lụp xụp, nền nhà rất cao và tường xây rất dày, nhưng nhà thì bé tẹo, chật chội. Cái nghèo toát lên từ những gốc ngô, gốc rạ và từ ánh mắt mấy đứa bé đang ngồi chơi trò nuôi cá lồng trước sân.

Các phó nháy đang mua hàng xả

Mặc dù cái xô bồ bên kia sông, nơi có bến đò du lịch Phong Nha chẳng hay ho chút nào, nhưng nó vẫn là một thứ gì đó thu hút hàng ngàn con người nơi làng Na, để rồi họ mải miết cong lưng chèo, ngước cổ chờ phiên để được chèo, được lấy 200 ngàn đồng, trong khi đó, giá vé vào thăm động mỗi người phải mua 150 ngàn đồng, 14 người thì lên một thuyền và tự bỏ tiền ra để chung đủ 360 ngàn đồng trả tiền vé thuyền. Mỗi thuyền phải đóng 160 ngàn đồng cho công ty, tương đương với giá vé của khách. Mỗi ngày có hơn 100 chuyến thuyền vào xem động, mức thu có thể lên đến 100 triệu đồng một ngày, chưa kể đến các dịch vụ phụ chung quanh khu vực bán vé. Và hầu hết người làng Na sang đây làm kiếm cơm, xem đây là cơ hội tồn tại, họ có thể biết nhưng không bao giờ dám tin rằng có những bàn tay lông lá đang bóp cổ, đang vắt kiệt sức lao động của con người và thiên nhiên nơi đây!Chị Hồng và ba đứa con, đang ở nhờ nhà cha mẹ chồng

http://baotreonline.com/113347-2/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiểu vương quốc của Sùng


“Có chứ, ban đầu nhà nước không cho mình đăng ký kết hôn với cả ba cô vợ, bởi vì luật hôn nhân Việt Nam thì một vợ một chồng. Nhưng mình đẻ ra lúc đó là sáu đứa con, mỗi cô hai đứa. Giờ nếu không cho đăng ký kết hôn thì làm sao mà làm giấy khai sinh, mà cho con đi học, cuối cùng mình có giấy đăng ký kết hôn cả ba cô. Các con của mình đi học bình thường mà!”.
Sùng, chồng của ba người vợ và mười đứa con. Ba đứa đầu đã dựng vợ gả chồng, còn bảy đứa nhỏ và một đứa trong bụng cùng ba cô vợ


Chuyện nghe giống phim nhưng đó là chuyện thật của anh Sùng, ở bản Phiêng Đén, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tuy mới 35 tuổi nhưng Sùng đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề và khi đến thăm gia đình của Sùng, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi điệu sống rất vua chúa, cứ tưởng như đang vào thăm một tiểu vương quốc của vua Mèo trong căn nhà tuềnh toàng, gió thông thốc từ đằng trước ra đằng sau và nhà chỉ có đúng một chiếc xe gắn máy Honda hiệu Win, có một chiếc tủ thờ bằng gỗ, một bộ bàn ghế ngồi uống nước, thêm hai cái nồi làm vốn liếng, còn lại chẳng có gì khác!



“Tôi là một ông vua”

Đó là nguyên văn lời Sùng đã nói khi chúng tôi hỏi thăm về đời sống của anh. Ngoài ra, anh còn nói rằng “Muốn làm vua không phải là khó, vấn đề có đủ sức làm vua hay không mà thôi!”.

“Vậy anh có gặp khó khăn gì khi cho các con của anh đi học?”.

“Có chứ, ban đầu nhà nước không cho mình đăng ký kết hôn với cả ba cô vợ, bởi vì luật hôn nhân Việt Nam thì một vợ một chồng. Nhưng mình đẻ ra lúc đó là sáu đứa con, mỗi cô hai đứa. Giờ nếu không cho đăng ký kết hôn thì làm sao mà làm giấy khai sinh, mà cho con đi học, cuối cùng mình có giấy đăng ký kết hôn cả ba cô. Các con của mình đi học bình thường mà!”.


“Anh có bí quyết gì mà có được một lần ba cô vợ, anh có thể dạy tôi với không?”

“Mình là giống đẹp, đàn ông là giống đẹp, đàn bà là giống mạnh. Từ con sư tử cho đến con gà trống hay con chim, con trống, con đực bao giờ cũng đẹp, con cái thì rất mạnh. Mình cứ đẹp vào thì các cô thương thôi! Lúc xưa mình còn định cưới thêm hai cô nhưng nhà nước cấm đấy chứ!”.

“Lúc anh cưới cô vợ sau, cô vợ cả có nói gì không? Có buồn không?”

“Buồn thì không biết, vì thấy cô cũng cười tươi mà! Nhưng chắc chắn không cô nào nói gì hết, cô trước đi cưới cô sau cho tôi! Tôi nghĩ là chẳng cô nào vui đâu, nhất là đi cưới vợ cho chồng. Nhưng mỗi người mỗi số phận, số tôi là số làm vua, mà dân tộc H’Mong của tôi không còn vua nữa, cũng đã tan tác từ lâu, tứ tán. Chính vì các cô vợ tôi tin vào thầy mo, tin vào khả năng làm vua và làm chồng của tôi nên các cô đi theo tôi. Bằng chứng là tất cả vợ con tôi đều thấy sung sướng, hạnh phúc!”

Ðúng như lời Sùng đã khoe, cả ba cô vợ của Sùng, cô lớn nhất 35 tuổi, cô nhỏ nhất 24 tuổi (cô 35 tuổi đã có con đầu 18 tuổi, cô vợ út hai mươi bốn tuổi nhưng đã có con mười tuổi, nghĩa là các cô đều bị tảo hôn và con của Sùng cũng trong tình trạng tảo hôn) khi nghe chúng tôi hỏi cô thấy đời sống gia đình như thế nào thì cả ba cô đều gật đầu nói rằng mình rất hạnh phúc.

Nhà của Sùng

Không biết khi nói mình hạnh phúc, các cô vợ của Sùng có biết rằng họ đã là nạn nhân của lề thói tảo hôn và các con họ cũng vậy? Và họ có biết rằng cách nơi họ đang sống khoảng 60km, thấp hơn họ chừng 500 mét, có những con đường bằng nhựa, bằng bê tông, nhà xây bằng gạch, thậm chí bằng bê tông cốt thép, có điện để thắp, có tivi để xem, có bia để uống và mỗi bữa ăn, người ta ăn có đến ba món, bốn món, thậm chí cả chục món thức ăn trên bàn, cơm chỉ là một phần nhỏ trong bữa ăn… Chứ không giống như đại gia đình của họ với một nồi cơm to tổ chảng và một nồi canh chủ yếu là rau rừng, bữa nào khá thì có thêm vài lát thịt lợn trôi lỏng bỏng và cả nhà vừa thổi cơm, vừa húp canh xì xụp?

Tuy vậy, Sùng cũng có cái quyền để anh ta tự hào về sự giàu có của mình. Bởi trong lúc hầu hết người dân trong bản Phiêng Ðén đều phải ăn ngô (bắp), ăn củ sắn thế bữa. Bởi đời sống ở đây còn quá nghèo, không có đường bê tông, chỉ riêng việc lội bộ từ trong bản ra tới đường xã đã mất hết gần hai giờ đồng hồ để đi bộ gần 6km đường rừng, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì trơn trợt, không may trợt thẳng xuống hố sâu hàng trăm mét thì khỏi phải nói! Trong bản chẳng có gì ngoài đèn dầu tù mù, không tivi, không quán xá, không có bất kỳ thứ gì ngoài những mái nhà và chắc chắn nhà nào cũng có được hai cái nồi, một cái ấm nấu nước.

Và Sùng cũng có quyền tự xem anh là vua bởi đời sống hạnh phúc khép kín của anh với ba cô vợ, mười đứa con, trong đó có ba đứa đã dựng vợ, gả chồng, có cháu nội, cháu ngoại đầy đủ. Các bà vợ vẫn cứ tiếp tục đẻ, cô vợ thứ ba đang mang thai. Bộ bàn của anh ngồi uống rượu ngô và chè xanh đặt giữa, nhìn sang trái là buồng của cô vợ cả, nhìn sang phải là buồng của hai cô vợ còn lại. Mỗi buồng được che bằng một tấm vải có in nhiều hình bông hoa đỏ chói. Tối đến, anh như một ông vua ngồi giữa nhà uống rượu để ba cô vợ phục vụ.

Vợ cả của Sùng chuẩn bị cơm trưa

Duy trì dòng máu vua Mèo

Ngồi uống rượu, trò chuyện một lúc, con người đầy tự mãn và hãnh tiến của Sùng bay đâu mất tiêu mà thay vào đó là một gã đàn ông chân chất, đầy nỗi niềm. Mặc dù nhỏ hơn tôi vài tuổi nhưng Sùng bắt tôi phải gọi anh ta bằng anh hoặc chú bởi vì anh ta đã có sui, mà tục lệ người H’Mong thì phải kính lão đắc thọ, lão ở đây là đã có cháu, có chắt, tôi chưa có nên phải đặt anh ở vế trên. Tôi vui vẻ đồng ý. Sùng buồn bã choàng vai tôi: “Mày biết không, tao buồn lắm nhưng chẳng qua tao cười vậy thôi. Chỉ tội cho mấy con vợ của tao thôi!”.

“Lúc nãy anh mới nói là họ hạnh phúc lắm mà!”.

“Không phải vậy đâu mày ơi, cái giấc mộng tự do của người Mèo đã xô dạt tao từ ATK (an toàn khu – còn gọi là khu tự trị) ở Cao Bằng về đây! Mày biết không, ATK là cái gì mày biết không? Ðó là nơi không có chợ, không có thứ gì hết ngoài cái quyền tự trị, không ai thèm ngó ngàng tới. Về sau, mình được phép tự trị trong căn nhà của mình, chữa bệnh cũng khó mà rừng thì của nhà nước. Sống không nổi đâu! Hiện tại vẫn còn gọi là ATK nhưng thực ra thì bỏ lâu rồi. Nghiệt nỗi vẫn chưa có gì!”.

“Anh tới đây bao lâu rồi?”.

“À, tao mới tới đây chưa đầy hai năm, sống cũng đỡ hơn trước. Trên đó tao được quyền lấy vợ, bởi tao mang dòng máu vua Mèo, tao phải có nhiều vợ để duy trì dòng máu này. Tao cũng mệt mỏi lắm chứ có sướng sung gì đâu mày ơi! Giờ về đây khó đủ thứ. Mình sống ngay trên rừng mà muốn cất cái nhà phải xin phép khắp nơi mới lấy được một ít gỗ tạp để làm nhà đó mày”.

Bữa cơm trưa của con ông vua Sùng

“Anh có trồng rừng không? Nghe nói ở đây nhà nước giao rừng cho dân mà?”.

“Ừ đúng rồi đó, ở đây người ta trồng rừng nhiều lắm, chính vì trồng rừng mà chúng nó nghèo. Vì suốt ngày bỏ công sức đi trồng rừng, nhà nước hỗ trợ cây giống, trồng mà chết thì phải đền đó mày! Hỗ trợ thêm 70% tiền công lao động. Tao đéo hiểu cái 70% là gì mà thấy trồng suốt ba năm, nó cho được 5 triệu đồng. Hỏi mày ba năm mà năm triệu đồng thì sống con mẹ gì được chứ?! Tao đéo trồng rừng, tao chấp nhận làm phu vác gỗ cho bọn kiểm lâm để kiếm tiền nuôi con. Nếu mà tao không vác thì bọn khác cũng vác. Giờ tao kiếm tiền nuôi con trước đã!”.

“Có lúc tao cũng kiếm tí gỗ để bán, có vậy mới sống nổi. Chứ hỏi mày bà con ở đây trồng rừng cả chục năm nay, nhà nước chúng không cho khai thác, chúng bảo ông Tổng thống Việt Nam (tức ông Chủ tịch hoặc Thủ tướng nhưng Sùng gọi là Tổng thống) đã ra lệnh đóng cửa rừng. Dân đói mốc đói meo, bọn nhà kiểm lâm và lâm tặc thi nhau chặt hết gỗ quý. Chúng nó đéo có lương tâm mày ơi!”.

“Giờ tao chỉ biết buồn, vì người H’Mong chúng tao bị xô dạt từ nơi này đến nơi khác, nghèo đói muôn năm sống mãi trong sự nghiệp của chúng tao. Ở đâu có người H’Mong ở đó có sự nghèo mày ạ! Dù rằng chúng tao đã cố gắng rất nhiều nhưng làm không ra mày ạ!”.

Đường liên xã

Câu chuyện cứ như vậy kéo dài theo cơn mưa rả rích trước hiên nhà của Sùng. Một căn nhà tuềnh toàng, gió lộng bốn bề, lợp tôn prociment và nổi bật nhất vẫn là ba căn buồng của ba bà vợ cùng với hai cái nồi trên bếp. Bữa cơm được dọn ra, một nồi canh đặt giữa nhà, nồi cơm đặt ở gần cô vợ út, mọi người ăn lấy ăn để một cách ngon lành.

Vì không chuẩn bị nhiều tiền, chúng tôi chỉ tặng cho các con của Sùng mỗi đứa vài chục ngàn đồng trước khi chia tay. Sùng cảm động gần khóc: “Sao mày tốt thế hả thằng người Kinh này. Bù cho bọn người kinh suốt ngày bắt nạt và lừa bịp chúng tao! Mày nhớ giữ cái mạnh khỏe trong người nhé!”.

Tự dưng, câu chúc hơi kỳ quặc của Sùng lại ám nhớ chúng tôi trên suốt quãng đường 6km băng rừng đi ngược ra đường làng bằng bê tông. Ðôi khi một buổi trưa lạ khiến mình cảm giác đã trôi qua vài thế kỷ!

HL

Phần nhận xét hiển thị trên trang