Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức


TPO - “Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Nếu chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này, nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
Chiều 29/11, phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Ứng Hòa, trước ý kiến cử tri nêu có hiện tượng đầu gấu, cướp giật tại địa phương, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp thu nghiêm túc, giao công an huyện, đề nghị lãnh đạo UBND thành phố giao công an thành phố phối hợp xử lý.
“Tất cả trường hợp tội phạm, cướp giật, đầu gấu phải tập trung giải quyết càng sớm càng tốt. Nếu cứ để thì sẽ nảy sinh thành vấn đề lớn. Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, giải quyết tội phạm, mang lại cuộc sống yên bình cho người dân là mục tiêu phải đạt được. “Sống ở một thành phố kể cả nghèo đi nữa nhưng an toàn, an ninh phải đảm bảo, môi trường phải đảm bảo trong sạch. Đó là cái chúng ta đấu tranh, phải đạt kết quả”, ông Hải nói.
Chia sẻ thêm, ông Hải cho biết, dù có ý kiến cho rằng, tội phạm từ nội thành dạt về các vùng quê, nhưng dù đối tượng nào dạt về cũng phải xử lý.
“Tôi về Hà Nội lo nhất chính là an ninh nông thôn. Lực lượng 141 của chúng ta ở nông thôn phải thường xuyên quan tâm. Nhưng không ai bảo vệ an ninh bằng chính người dân của chúng ta, nếu chúng ta không xây dựng, duy trì nếp văn hóa là đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Càng phát triển thì tệ nạn xã hội càng nảy sinh, tội phạm cũng nảy sinh. Nhưng những cộng đồng dân cư mà có nếp văn hóa tốt, bền vững là bảo vệ được an ninh của mình. Tệ nạn không thể nảy sinh được”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, rất nhiều nơi văn hóa tốt đã duy trì được truyền thống, tệ nạn không thể nảy sinh, đầu gấu không thể sống được. “Đó là điểm quan trọng nhất. Trong quá trình phát triển nếu để mất các giá trị đạo đức, các giá trị văn hóa đi là chúng ta mất tất cả. Rất nhiều xã của chúng ta nghiện ngập đầy ra, không ai nói được ai hết. Người già ra đường sợ trẻ con, không ai dám làm gì. Thế là hỏng. Tôi rất mong các xã của chúng ta quan tâm cùng đóng góp với các cấp ủy đảng và tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể để duy trì nếp văn hóa, xây dựng hệ thống an ninh trật tự an toàn xã hội của mình”, ông Hải nói.
Trường Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN






















Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắngCứu quốcKháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịchTà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).(Theo Wikipedia/Chế Lan Viên). 

Về cuối đời, Chế Lan Viên có một số bài thơ được nhiều người truyền tụng:

Ai? Tôi!
Chế Lan Viên
 

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! 

 

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
 
 

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
 
 

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười 


(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI





















NGUYỄN ĐÌNH THI sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 (khi 21 tuổi). Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.(Theo từ điển mở Wikipedia/Nguyễn Đình Thi)
_____________

Nhà thơ Hoàng Hưng vừa công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi:

Hoàng Hưng: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời: 

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ  
Và đã có không cả một mùa hè  
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải  
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa   
(Mùa thu vàng)  
 
Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương:  
 
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ  
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ  
Nhiều dây nhợ tự buộc mình 
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm  
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác  
Và ngu dại còn nhiều lần hơn   
(Gió bay)
 

*****
FB Cuong PhamHè năm 1992 mình cũng có may mắn được dự Hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Hôm đó có cả các bậc trưởng thưởng như Văn Cao; Nguyễn Đình Thi; Nguyên Ngọc; Kim Lân; Hà Ân... Trong cuộc trò chuyện ở hành lang giữa Nguyễn Đình Thi; Văn Cao; Kim Lân và Nguyễn Huy Thắng (con trai cố Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Tôi là khách của chị Huy Hiền, trưởng nữ của NV NHT nên cũng có mặt), thì chứng kiến cảnh Nguyễn Đình Thi rất ân hận về việc đã đứng về phe "Thắng cuộc" để phang anh em nhóm NVGP....

******
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi từng viết chung cuốn sách:


 Và đây là chữ ký của cả hai ông trên trang lót của cuốn sách trên.
Cuốn sách quý này thuộc ở hữu của ông Bùi Xuân Bách.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔN VẶT VÀ TRI THỨC


Chuyện khôn vặt, láu cá: "Trí khôn của tao đây". Nguồn: internet
Tôi không định kể chuyện tiếu lâm. Đáng tiếc là phần ngạo mạn và ngộ nhận trí tuệ từ thâm căn cố đế của người Việt lại biến những mẩu chuyện dưới đây thành chuyện buồn cười. Nó không khác gì việc người ta ngưỡng mộ và cổ súy cho việc đi du lịch bụi vòng quanh nước Mỹ với chỉ 300 USD, bằng mọi cách, trong đó có cả chuyện láu cá mua lều xài xong rồi trả lại để dùng chùa.
Cho dù chẳng có ai công nhận, một thời du học sinh Việt Nam tại ĐHTH Lơ-ma-nô-xốp ở Liên Xô vẫn cứ tự tin rằng mình thông minh nhất, thông minh hơn cả sinh viên gốc Do Thái. Hậm hực vì sinh viên Do Thái chẳng lưu tâm chuyện đó, lại càng chưa bao giờ công nhận hay phản đối chuyện họ hơn hay thua, sinh viên Việt Nam bèn thách đấu : “Các bạn cử 3 đại diện, Việt Nam cử 3 đại diện, cuối năm bên nào nhiều sinh viên xuất sắc hơn, bên đó thắng. “Đa” hay “nhét” (đồng ý hay không), nói một câu cho vuông?”
Cảm thấy cũng chẳng mất mẩu PC Dell nào (thật ra hồi đó chưa có máy tính cá nhân), mấy anh bạn Do Thái trả lời: “Duyệt! Thích thì chiều!”.
Cuối năm, đại diện của hai bên đều có kết quả học tập xuất sắc, đều được nhà trường thưởng cho một chuyến khứ hồi Mosscow – Kiev. Hòa 1-1.
Bên Việt Nam cay cú: “Tiền trường cho như nhau. Đi về cùng quãng đường, cùng thời gian, bên nào tiết kiệm hơn, bên đó thắng. Yes or No?”. Bên Do Thái thấy cũng chẳng chết thằng Nga nào, đáp luôn: “Ôchin khơrasô! Piziêt!” (Tốt thôi, kệ mẹ tụi mày! – Thật ra chữ sau rất tục, chỉ dịch trại).
Lên tàu, ba sinh viên Do Thái (1 nữ) mua 3 vé, vào chỗ ngồi đàng hoàng, trình vé cho nhân viên tàu đàng hoàng. Ba sinh viên Việt Nam (toàn nam) mua chỉ 1 vé. Sắp đến giờ kiểm tra, ba gã Việt Nam bèn chui tọt vào cùng 1 toilet, chốt cửa lại. Kiểm soát viên thấy cửa khóa trong, bèn gõ cộc cộc, xin kiểm tra. Tấm vé duy nhất được chìa ra. Cô nhân viên bấm lỗ kiểm soát xong bèn đẩy tọt vào bên trong trả lại. Cô vừa đi khuất, ba gã ung dung mở cửa bước ra, tìm chỗ “thượng tầng kiến trúc” trên ba ghế đồng thời đẩy ánh mắt sang ba đối thủ Do Thái, giễu cợt: “2-1, tụi tao thắng nhé”.
“Tưi samaka!”. Ba sinh viên Do Thái gật đầu xác nhận. Thật ra đó vẫn là một câu chửi thề!
Vòng về, từ Kiev, ba sinh viên Do Thái bảo nhau: “Cái bọn khốn da vàng ấy chỉ láu cá. Chỉ cần nhanh chân hơn, ta sẽ san bằng cách biệt. Bên ta có nữ, bọn Việt Nam thế nào cũng không dám tranh đâu”.
Ba người Do Thái chỉ mua 1 vé. Phía Việt Nam, ba người mua 2 vé.
Lên tàu, ba sinh viên Do Thái nhanh chân chui vào toilet trước, chốt chặt cửa. Ba sinh viên Việt Nam tìm 3 ghế tọa đồng. Tàu chạy, một sinh viện Việt Nam tiến đến toilet gõ cửa. Tấm vé được ba sinh viên Do Thái chìa ra. Gã sinh viên Việt Nam ung dung nhón lấy, đút vào túi và….đi báo cho nhân viên sóat vé biết chuyện trong toilet có 3 sinh viên Do Thái đi tàu lậu vé.
Tất nhiên, đường sắt XHCN không chấp nhận chuyện sinh viên – tầng lớp elite gì đó của xã hội – đi lậu. Họ phạt, gửi thông báo về trường.
3-1, ba gã Việt Nam đắc thắng.
“Môi bansôi khui”! – Một sinh viên Do Thái kêu lên. Trong số 3 sinh viên Việt Nam, người lúc trên tàu giả làm kiểm soát viên“thó” mất vé của đối phương vốn tên là Huy. Ba gã Việt Nam tin là anh bạn bạn Do Thái vừa kêu lên “ôi, Huy (Khui) của tôi vĩ đại quá!” như một sự công nhận thua cuộc. Té ra không phải. Phía Do Thái phản đối: “Không hợp lệ. Luật chơi các tavarít (đồng chí) tự đặt, lại không có trọng tài, theo thông lệ quốc tế là kém văn mình, chẳng hay ho gì. Giờ thi lần cuối, face to face, ok không?”
Đang dẫn bàn, Việt Nam tỏ ra dễ tính: “Thường thôi. Mỗi bên một người, thi vẽ tranh, chơi không?”
“Mày đã máu thì bố cháu sẽ chiều” . Bên Do Thái cử cô gái, vốn là một họa sĩ nghiệp dư lâm trận. Hai người bạn đồng hành dặn cô: “Mấy gã Việt Nam chỉ hoa chân chứ không làm gì mà có hoa tay. Họ chỉ láu cá. Em cứ làm y xì như họ, bảo đảm với khả năng hội họa thật sự, em thắng chắc”. Đôi bên thống nhất nhờ một hội đồng chuyên môn thẩm định tranh.
Cô gái Do Thái và gã Huy láu cá được phát màu, giấy croqui, một xô nước, một cái thau, một số bay, cọ và được tống vào cùng một phòng, khóa cửa lại. Thời gian thi là 30 phút.
15 phút đầu, gã Huy đại diện Việt Nam không làm gì cả, chỉ ngồi vấn thuốc rê nhả khói vặt. Cô gái Do Thái tỏ ra sốt ruột.
Sau 20 phút, Huy đổ một ít nước vào chậu thau, cho một ít màu các loại vào và dùng cọ lớn khuấy đều. Cô gái Do Thái chẳng biết đối thủ giở trò gì nhưng không dám lơ là, cố căng mắt “photocpy” để bảo đảm pha màu không hề khác.
Còn 5 phút, cô trợn con mắt khi gã Huy vừa cười vừa…mở cúc quần. Dường như đến lúc đó, gã chợt nhớ ra câu đám Do Thái chửi khi xuống tàu nên cố tìnhh lặp lại: “Môi bansôi khui”! Mặt đỏ tía tai, cô gái cũng đành trút bỏ y phục theo và vội quay sang hướng khác, làu bàu như cô dâu 8 tuổi: “No! Ôi thần linh ơi! It’s not the same, not a pice!” (Chắc ý cô muốn phản đối là không giống chút nào!).
Khi đã tồng ngồng, gã Huy bèn nhúng mông vào chậu màu, sau đó ngồi ịn xuống tờ croqui rồi đứng dậy ngay, mặc quần. Cô gái làm theo như cái máy.
Hết giờ. Hội đồng giám khảo gồm toàn giáo sư XHCN uyên thâm và khả kính nhận xét: “Cả hai, đại diện Việt Nam và Do Thái đều thể hiện cùng một đề tài là quả bí đỏ. Tuy nhiên, Việt Nam thắng vì quả bí có đủ cuống. Bí Do Thái tuy tròn hơn, nhưng thua điểm vì đã thiếu cuống, lại còn bị…bể!”
….
Cuối trận đấu, bổn giang hồ xin có mấy câu loạn bình:
– Học giỏi, kết quả xuất sắc chưa hẳn đã thể hiện sự thông minh vượt trội. Việc trả bài, chỉ cần có động lực và chăm chỉ thì có khó quái gì mà không đạt điểm cao. 1-1 là phản ánh đúng tương quan thực lực.
– Trốn vé không phải là thông minh, chỉ là trò khôn vặt, phần nào kém tự trọng. Người đàng hoàng, đúng luật pháp thì có thể ung dung ngồi trên chính chiếc ghế xứng đáng của họ. Kẻ láu cá thì luôn phải chen chúc, trốn chui trốn nhủi nơi ô uế. 2-1, nhưng Do Thái thắng.
– Thi thố thì phải minh bạch, giành chiến thắng bằng năng lực chứ không chơi gian lận thi cử. Phía Việt Nam lừa đối thủ, chơi xấu, ăn cắp vé, đáng bị truất quyền thì đấu. Nên nhớ tiêu xảo chỉ giúp vượt qua người khác nhưng không giành được sự tôn trọng, không thắng được chính bản thân. Nếu có luật, Việt Nam đáng bị xử thua 0-3
– Bày một cuộc chơi không trung thực, tự mình đặt luật, lợi dụng sự vô tư của người khác thì có thắng cũng chỉ là gà què ăn quẩn cối xay, quẫy đục ao nhà chứ không hy vọng khiến sông hồ dậy sóng, nói chi chuyện đường đường vươn ra biển cả.
– Khôn vặt có thể giúp thắng trong một trò đua chen cụ thể, nhưng đó là phép thắng lợi của mưu chước, không có cơ hội tái áp dụng, không thành tư tưởng hay học thuật. Và do đó, nó không có giá trị giáo hóa, cải tạo hay giúp ích cho xã hội.
– Bản chất của sự tiến bộ là vượt qua chính mình, không phải thi thố thắng người bằng mọi giá. Thắng thua ăn sâu trong tâm trí người Việt. Đó không phải là chỉ dấu của sự thông minh hay phát triển. Ngược lại, tham thắng thua trong mọi sự là chỉ dấu của sự chậm phát triển, biến xã hội chúng ta thành tập hợp của một đám trẻ con nhiều tuổi.
– Đa số người đọc Việt Nam, khi đọc câu chuyện này đều có khoái cảm tự trào rằng Việt Nam thông minh. Điều này chứng tỏ đa số chúng ta đang có xu hướng vô ý cổ súy cho sự lọc lỏi, giả dối, phỉ báng tri thức thật sự. Nó cũng giống như hàng nhiều đời nay chúng ta khen ngợi, say mê, cổ súy cho kiểu trí khôn Trạng Quỳnh. Thủ Thiệm: dối trá, manh mún, nhỏ nhen, thiếu trung thực và bậy bạ…, vốn dĩ là những phẩm chất phi thọc thuật, phản trí tuệ, phản giáo dục. Không thể coi đó là thông minh, là sự ưu việt tri thức, mà phải coi đó là một thảm trạng đáng xấu hổ. Lỗi, trước hết thuộc về truyền thống và phương pháp giáo dục của một xã hội kém tự trọng không biết cách dạy lập trí, chỉ nhỏ nhen dạy cách lập mưu. Đó là phẩm chất của một dân tộc chưa trưởng thành, một trình độ văn mình chưa thoát vòng tăm tối.
Với tâm thế đó, bạn đi du lịch làm gì, mang theo gì và nhặt được những gì, hay chỉ cốt đi ra cho thế giới chê cười vì những vết thẹo xấu trên lưng mà ta đã dốt nát phô ra?
Tùy bạn nghĩ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

THỜI CỦA TƯ BẢN MAN RỢ

Nguyễn Trung Bảo

Sẽ là một “thảm hoạ phòng vé” nếu CGV nhập và chiếu một bộ phim nghệ thuật của Iran thay cho một bộ phim siêu anh hùng của Hollywood. Tôi không chối cãi rằng mình thích được xem một siêu phẩm cháy nổ, tóc vàng ngực to, anh hùng cái thế… hơn là những bộ phim chậm rãi, buồn bã với nhiều tầng ý nghĩa về cuộc sống.
Dù vậy, những bộ phim nghệ thuật “khó hiểu” vẫn có khán giả của nó và ở chừng mực nào đó, nhóm khán giả này thể hiện cho một tầng cao thưởng thức văn hoá. Dĩ nhiên, ở bất kỳ xã hội nào nhóm người có thể hiểu và yêu thích những tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu cũng đều là thiểu số. Cái thiểu số đó lại càng là thiểu số trong mặt bằng xã hội Việt Nam, có thể nói mà không ngại ngần.
Cuộc tranh luận về sự tồn tại của Hanoi Cinematheque 22A Hai Bà Trưng không đơn giản chỉ là bảo vệ một công trình duyên dáng vốn là nơi trình chiếu các tác phẩm kinh điển đậm chất nghệ thuật, mà còn là nỗi băn khoăn đối với quyền bình đẳng của các nhóm trong xã hội. Tuyệt đối, không thể vì nhóm người thích xem phim “bom tấn” nhiều hơn số người thích xem các bộ phim “khó hiểu” mà đi đến quyết định, hoặc ủng hộ cho quyết định phá đi những nơi như Hanoi Cinematheque để thay vào đó bằng một trung tâm thương mại bóng loáng nhôm kính.
Cần phải nhìn thấy rằng, một xã hội mà nhóm người có khả năng thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật có tính mỹ học cao hơn tính giải trí chỉ ở dạng thiểu số quá ít ỏi, thì đó hẳn là chuyện đáng buồn. Một xã hội được coi là phát triển phải lệ thuộc vào số nhà hát, công viên, tác phẩm nghệ thuật nơi công cộng… chứ không thể đo bằng số trung tâm mua sắm hay những khu nghỉ mát sang trọng.
Nếu nhìn bằng nhãn quan kinh tế thông thường, cái gì không sinh lợi ắt bị cái sinh lợi nuốt chửng. Không ai nói rằng suy nghĩ này sai nhưng suy nghĩ này hẹp hòi. Nhãn quan của một nhà quản lý mong muốn xã hội phát triển theo hướng nhân văn lại phải tìm cách để cho những “đốm sáng văn hoá” hiếm hoi trong xã hội có thể tiếp tục sáng đèn, điều này đòi hỏi người quản lý xã hội cũng phải có tầm văn hoá nhất định. Điều đó không chỉ tạo nên những không gian cho các nhóm nhỏ yêu thích nghệ thuật, mà còn giữ gìn và khuyến khích con người hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ chứ không chỉ là kiếm tiền và hưởng thụ.
Viện bảo tàng Getty rất nổi tiếng tại Los Angeles, bao gồm hai công trình là Getty Center và Getty Villa, vốn là nơi trưng bày những bộ sưu tập cổ vật và nghệ thuật của tỷ phú J. Paul Getty. Sau khi ông qua đời, theo di nguyện, tất những cả bộ sưu tập trị giá đến 6,4 tỷ USD, được xem là bảo tàng đắt giá nhất thế giới, được trưng bày miễn phí cho công chúng. Nhờ đó mà tôi mới có cơ hội tận mắt ngắm bức tranh nổi tiếng Hoa Diên Vĩ của danh hoạ Van Goth, hoặc các tác phẩm nghệ thuật từ thời Hy Lạp cổ đại. Các bạn sẽ cười tôi và tôi cũng cười chính mình nếu lỡ dại có mong muốn các “đại gia” ở Việt Nam bảo trợ cho những đốm sáng văn hoá đang rất leo lét trong xã hội này. Hẵng đợi họ khoe xong căn biệt thự, con xe, cái đồng hồ hay cô bồ xinh xẻo đã.
Sài Gòn đã mất Eden, Girval, và Xuân Thu. Đà Nẵng đã mất Bà Nà, và có thể mất Sơn Chà. Hà Nội sắp mất thêm Hanoi Cinematheque. Sự tham lam của các ông chủ Vin Group hay Sun Group là không có giới hạn. Dùng tiền để chiếm mọi lợi thế trong làm ăn, bịt miệng dư luận, sẵn sàng dày xéo thiên nhiên hay phá tan mọi không gian văn hoá để chiếm phần lợi. Suy cho cùng, họ chỉ làm theo đúng bản chất của vị trí mà họ đang có trong xã hội hiện tại – giai cấp tư bản. Nhưng, lối hành xử của họ với thiên nhiên và với văn hoá thì phải gắn thêm cho họ hai chữ “man rợ”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những hình ảnh lạ về Việt Nam thời thuộc địa



Hồ Hoàn Kiếm có đến hai cây cầu, trẻ em tập đánh bốc, chiếu bạc ven đường... là những hình ảnh độc đáo về Việt Nam thời  Pháp thuộc, được tập hợp trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả.J. P. Dannaud.  
Cuốn sách xuất bản năm 1962 được minh hoạ bằng những bức ảnh do các tay máy người Pháp như Raoul CoutardJean Lhuissier, KimKhánhPierre FerrariGuy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương. Các hình ảnh này được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của  Pháp.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.
Gánh hàng tào phớ trên đường phố.
Dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè.
Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận.
Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ.
Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.
Xem bói ở phía ngoài một ngôi đình.
Những đứa trẻ tập đánh bốc. Môn thể thao này cũng được đưa vào Việt Nam từ nước  Pháp.
Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm.
Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ.
Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong.
Lễ hội đua thuyền.
Một cô gái thuộc gia đình quý tộc người  H'Mông ở miền núi phía  Bắc.
Phụ nữ H'Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hoá của miền xuôi.
Trẻ em H'Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ.
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trồng lúa, ngô trên nương rẫy để bảo đảm nguồn lương thực.
Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
Một đội voi của người  Lào.
Theo BELLE INDOCHINE
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việc Nhật Bản xem xét khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ nước này vừa mới mẻ lại vừa không lạ lẫm.


Sau những lần Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và hạt nhân trong năm nay, Mỹ và Hàn Quốc đã thỏa thuận và đang triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Nhật rất ủng hộ trong khi Nga lẫn Trung Quốc đều phản đối. Ngay từ khi đó, Tokyo đã xa gần đề cập khả năng tham gia và điều này rất phù hợp với chiến lược của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ đã triển khai THAAD trên đảo Guam, sắp có thêm ở Hàn Quốc và nếu được ở Nhật Bản nữa thì sẽ có cả mạng lưới đủ khả năng vừa làm lá chắn tên lửa ứng phó Triều Tiên vừa vươn tầm hoạt động về phía Trung Quốc và Nga. Hai nước này vì thế lo ngại sâu sắc và phản đối dữ dội, dù không thể phủ nhận nhu cầu của Mỹ và Hàn Quốc phải tăng cường quân sự để đối phó chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
Mặt khác, nếu soi vào những diễn biến mới đây nhất ở khu vực về chính trị và an ninh thì sẽ thấy dự định nói trên của chính phủ Nhật Bản lại mới. Nga vừa tuyên bố đưa vào hoạt động hệ thống tên lửa đối không và chống tàu chiến trên nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc.
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump từng tỏ ý xem xét lại cam kết bảo hộ an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì thế, Tokyo có nhu cầu ràng buộc Washington. Còn đối với Nga, ý định của Nhật trước hết là cú đòn gió nhưng sau này có thể trở thành đòn thật. 
Nhật xem xét triển khai THAAD: Đòn gió trước, đòn thật sau - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Phần nhận xét hiển thị trên trang