Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bỏ Mỹ theo Tàu : Bốn điều tổng thống Philippines cần biết


mediaTổng thống Philippines Duterte (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 20/10/2016 tại Bắc Kinh.Reuters
Tuyên bố tại Bắc Kinh của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 - « Tôi loan báo quyết định chia tay với Mỹ, cả về quân sự lẫn kinh tế » - đã làm dấy lên biết bao bình luận, đặc biệt trong các nước khu vực Đông Nam Á. Nhật báo Singapore The Straits Times ngày 22 tháng 10 vừa qua, đã phân tích tình hình Philippines, để nhắc nhở vị tổng thống nổi tiếng ăn nói lung tung này là phải chú ý đến một số thực tế khi quyết định « bỏ Mỹ theo Tàu ».
Đối với Ravi Velloor, tác giả bài viết trên tờ báo Singapore, lời lẽ của ông Duterte không có gì là đáng ngạc nhiên. Là một người có xu hướng hơi thiên tả một chút, trong nhiều tháng qua, ông đã không tiếc lời đả kích siêu cường duy nhất hiện nay, vốn là đồng minh kết ước của nước ông.
Thế nhưng bối cảnh lần này đáng chú ý hơn, vì tuyên bố gây sửng sốt đó đã được thực hiện trước một nhóm doanh nhân Trung Quốc và Philippines, sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu dựa trên chỉ số sức mua theo đầu người (PPP). Và để cho câu nói của mình thêm trọng lượng, ông Duterte đã kèm theo một số lời nguyền rủa tổng thống Barack Obama như thường lệ.
Theo The Straits Times, ông Duterte rất tức giận phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vì đã chỉ trích ông về mặt nhân quyền kể từ khi ông tung chiến dịch truy quét ma túy ở Philippines, trong khi ông lại được Bắc Kinh loan báo tặng 15 triệu đô la để hỗ trợ chương trình chống ma túy của ông. Tuy nhiên, đối với tờ báo Singapore, ông Duterte có lẽ đã đẩy vấn đề đến cực hạn, và đã lao vào một canh bạc hệ trọng nhất trong cuộc đời ông.
Chủ nghĩa dân tộc Philippines
Tờ báo đã nhắc nhở tân lãnh đạo Philippines 4 điều, mà đầu tiên hết là chủ nghĩa dân tộc tại Philippines.
Trước đây, chủ nghĩa dân tộc đó có đối thủ là Mỹ, một tình trạng kéo dài cho đến khi Hoa Kỳ rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark trong những năm 1990. Thế nhưng hiện nay, chủ nghĩa dân tộc đó đã chuyển thành chống Trung Quốc sau các hành vi hung hăng và quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Cho dù ngành công nghiệp và kinh doanh ở Philippines, cũng như ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á khác, đều do người gốc Hoa thống tri, nhưng tâm lý chống Trung Quốc do vấn đề Biển Đông lại rất phổ biến. Chính yếu tố đó đã khiến cho người tiền nhiệm của ông Duterte là cựu tổng thống Benigno Aquino rất được lòng dân.
Có lẽ cựu thị trưởng thành phố Davao đã nghĩ rằng chỉ số được lòng dân cực cao của ông - ông đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các tổng thống được lòng dân nhất sau 100 ngày đầu tiên tại chức, chỉ thua ông Fidel Ramos mà thôi – sẽ đủ để giúp ông chống lại tình cảm chung của người dân Philippines, mà một kết quả thăm dò mới nhất cho thấy là có đến hai trên ba người có thiện cảm với Mỹ, so với vỏn vẹn 31% không thích Mỹ và Trung Quốc.
Trọng lượng phương Tây trong kinh tế Philippines
Điểm thứ hai, mà ông Duterte cần ghi nhớ là trọng lượng của phương Tây và Mỹ trong kinh tế Philippines.
Khi ông loan báo « chia tay » với Mỹ cả trên mặt kinh tế, có lẽ ông đã không tính đến một thực tế không gì lay chuyển nổi : đó là việc kinh tế Philippines đã khởi sắc nhờ vào việc giành được một mảng lớn chưa từng thấy của ngành công nghiệp gia công « thuê ngoài (outsourcing) » trên thế giới, bắt nguồn từ quan hệ chặt chẽ của Philippines với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ.
Manila hiện nay được coi đã vượt qua Mumbai (Ấn Độ) trong tư cách là điểm đến được ưa chuộng của những tập đoàn công ty muốn thuê ngoài để xử lý các dịch vụ gia công. Các thành phố như Cebu ở Philippines cũng xuất hiện trên bản đồ ngành outsourcing, vì thế giới ngày càng phát hiện ra tài năng nói tiếng Anh của cư dân trong quần đảo.
Kể từ khi tập đoàn hàng đầu thế giới là Accenture thiết lập các đơn vị outsourcing đầu tiên tại Philippines vào năm 1992, ngành này hiện đang sử dụng gần một triệu người và mang lại hơn 16 tỷ đô la doanh thu cho Philippines.
Do việc các khách hàng của Philippines đều là các tập đoàn đa quốc gia phương Tây, ông Duterte có thể đẩy vận mệnh của hàng trăm ngàn thanh niên Philippines vào hiểm cảnh nếu xa rời Mỹ về mặt chiến lược.
Ngoài ra, theo The Straits Times, còn có vấn đề kiều hối, nguồn ngoại tệ quan trọng cho Philippines.
Hơn hầu như bất kỳ nền kinh tế nào khác, Philippines lệ thuộc rất nhiều vào số 30 tỷ đô la mà nước này nhận được hàng năm từ những người lao động ở ngoại quốc gửi về. Nguồn kiều hối từ Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh đứng đầu bảng, nhưng sát theo sau là Hoa Kỳ. Với giá dầu sụt giảm, nguồn kiều hối từ vùng Vịnh đang ít đi.
Trong trường hợp mà Mỹ áp đặt các hạn chế hoặc đánh thuế trên các khoản kiều hối gởi về Philippines để trả đũa ông Duterte, có thể sẽ có làn sóng phản đối của các gia đình trên toàn quốc vốn đang sống nhờ vào các khoản tiền này.
Cựu Tổng thống Ramos, người đã từng khuyến khích ông Duterte ra tranh chức tổng thống, và vẫn có ảnh hưởng rộng rãi ở Philippines, giờ đây đã rời xa người ông bảo trợ.
Quân đội cũng đang lo lắng quan sát xem người đứng đầu nhà nước ra lệnh tháo dỡ những cấu trúc chiến lược đã được thử nghiệm trong một thời gian dài.
Và các nước Đông Nam Á cũng không tránh khỏi một giai đoạn bất an khi thấy ông Duterte cố tìm cách xét lại quan hệ hữu cơ trong hàng thập kỷ giữa nước ông với Washington
Động thái của Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, theo The Straits Times, điều cần theo dõi sắp tới đây không phải là động thái của ông Duterte, mà là của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu ông Tập Cận Bình không cho phép ngư dân Philippines trở lại ngư trường truyền thống của họ xung quanh bãi cạn Scarborough, điều đó nó sẽ chứng tỏ là ông bỏ rơi một người hâm mộ mới trong khối ASEAN, và như vậy sẽ giáng một đòn chính trị chí mạng trên đầu ông Duterte.
Nhưng trả bãi Scarborough lại cho Manila, là điều trước mắt không thể làm được cho dù đã có một phán quyết trọng tài có lợi cho Manila. Bởi vì Bắc Kinh sẽ phải cẩn trọng về những gì có thể xẩy ra nếu chẳng may ông Duterte đột ngột rời khỏi chính trường, hay là bị cách chức. Dẫu sao thì Philippines, đã có một lịch sử lâu dài về các các cuộc đảo chính nối tiếp nhau...
Washington, cũng không thể ngồi yên trong lúc ông Duterte tìm cách thay đổi bàn cờ mà Mỹ đã thiết lập ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Dẫu sao thì chính bà Hillary Clinton là người trong tư cách ngoại trưởng Mỹ, đã đứng trên một tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Manila và lần đầu tiên gọi Biển Đông là "Biển Tây Philippines".
Tóm lại, trong mắt The Straits Times, Đông Nam Á đang bước vào một thời kỳ thú vị rất đáng được theo dõi..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư T.Ư Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương cùng ông Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương
 
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban, diễn ra từ ngày 17 - 21.10.2016, tại Hà Nội. Cuộc họp do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng chủ trì.

Vi phạm trong việc bổ nhiệm con trai giữ chức vụ quan trọng tại Sabeco

Theo thông báo, tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 và một số cá nhân.

Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Không kịp thời sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Ban cán sự đảng.

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.

Bộ Công an đã liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc để phối hợp tìm Trịnh Xuân Thanh - người đang bỏ trốn truy nã.

Cụ thể là tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.

Vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.

Vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng và luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia Hội đồng Quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Thứ hai, đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm sau:


Một là thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành T.Ư về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

Hai là thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Ba là mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.

Bốn là chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.

Khiển trách một Thứ trưởng Bộ Công thương


Thứ ba, đồng chí Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Đồng chí Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.

Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với đồng chí Đào Văn Hải.

Theo TTXVN
 
(TTXVN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người mê

Người mê gợi mở thế giới của sự mê ảo, nhưng khi gấp trang sách lại thì độc giả nhận rõ bi kịch về mặc cảm bị ruồng bỏ của người già trong xã hội hiện đại.
'Người mê' hay bi kịch về mặc cảm bị ruồng bỏ
Người mê là tên cuốn sách của tác giả Uông Triều, vừa ra mắt bạn đọc tháng 9.2016 (NXB Hội Nhà văn và Công ty CP sách Tao Đàn phát hành). Một lão già mang cái tên phiếm chỉ B. Giống như trong thế giới nghệ thuật của F.Kafka, tất cả đã bị mờ nhòe trước cái nhìn của lão về cuộc đời, mỗi cá thể chỉ là một con số, một chữ cái, một sự tĩnh lược không theo quy luật nào hết. Duy chỉ có một điểm sáng, vượt lên trên mọi sự ảm đạm, chán chường, là tình yêu mãnh liệt của lão dành cho một người con gái chỉ đáng tuổi con mình. Cuộc đời của lão rút cuộc chỉ là bi kịch chồng chất bi kịch.
Có thể xếp bi kịch của lão vào ba nhóm: thân phận, gia đình và tình yêu. Nhưng bao trùm tất thảy lại là bi kịch về mặc cảm bị ruồng bỏ. Dù đối diện với chính bản thân mình hay trong mối quan hệ với gia đình, xã hội và trong tình yêu, lão luôn là một kẻ thừa thãi, bị mọi người xa lánh, bị đẩy ra rìa một cách tàn nhẫn. Tất cả ném vào lão cái nhìn miệt thị và lão chỉ còn biết thu mình lại trong nỗi đau đớn, cô đơn, mặc cảm đến tê dại.
Cuộc đời lão chỉ là sự kéo dài của những tháng ngày tẻ nhạt tuy rằng biểu hiện của nó có khác nhau đi chăng nữa. Dù còn là công chức hay về hưu thì lão cũng chỉ chuyển từ trạng thái tẻ nhạt này sang trạng thái tẻ nhạt khác, thứ cảm giác mà lão dường như cầm nắm được và lão đã hình dung ra cái hậu quả nhãn tiền của nó sẽ giáng xuống cuộc đời mình. Vì thế, sự bứt phá ra khỏi vòng xoáy luẩn quẩn trì trệ, mục nát kia là một sự chuyển biến mang tính chất bản lề khiến lão tìm thấy được ý nghĩa của đời sống nhưng chính nó cũng đẩy lão rơi vào bi kịch tuyệt vọng. Lão bẻ gãy sự nhàm chán của đời mình bằng một thứ tình yêu si mê đến cuồng dại nhưng rốt cuộc, vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh về một kẻ ngoài lề.
Trong mối quan hệ gia đình, lão lần lượt đảm nhận vai trò của một người con, một người em trai, một người em chồng, một người chồng, một người cha, một người chú… Với tất cả những danh phận ấy, lão có được sống là chính lão hay phải sống trong sự quy chiếu của mọi người dành cho lão. Lão không hề tồn tại mà chỉ có những mối liên hệ liên quan đến lão tồn tại, lão chỉ là những vai diễn. Con người thật sự của lão như thế nào? Lão là ai? Lão có được tồn tại độc lập và thoát ra khỏi các mối ràng buộc không? Tất nhiên là không! Lão chưa bao giờ được sống cho mình, cho cái tôi thành thực của mình. Thế nên, khi lão yêu người con gái tên H. - cô bạn của con gái lão thì tất cả mối quan hệ ràng buộc ấy đã xiết chặt lấy lão, bóp nghẹt sự tự do và sự trỗi dậy của bản ngã trong lão. Ông bố già, người anh trai già, đứa con gái, đứa cháu trai đều tìm đến lão để tra vấn, kết tội vì thứ tình yêu mà họ cho là điên rồ. Để rồi, sau đó, tất cả đã quay lưng lại với lão, một cách độc ác, tàn nhẫn. Nó hiện hữu rõ nét trong giấc mơ khi lão thấy mình bị biến thành một đứa trẻ ngơ ngác và tội nghiệp lẫm chẫm bước trong thế giới mà tất thảy người thân của lão đều là người lớn. Không có ai sẻ chia, đồng cảm, lão rơi vào tình trạng cô độc đến tuyệt đối.



Tác giả Uông Triều sinh năm 1977, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Tác phẩm đã xuất bản:
Đêm cuối cùng ở Ngọa Vân (tập truyện ngắn)
Tưởng tượng và dấu vết (tiểu thuyết)
- Sương mù tháng Giêng (tiểu thuyết lịch sử)

Trong mối quan hệ với xã hội, lão là đại diện cho một cá nhân bảo thủ, lạc hậu, không thể nào hòa nhập và thích nghi với một đời sống hiện đại. Đương nhiên, khi mở quán bán cà phê là lão đã có ý định dấn thân và phiêu lưu vào một đời sống mới, không còn tẻ nhạt và buồn chán như trước nhưng kết cục, lão vẫn chỉ là một kẻ hành khất không thể đến đích. Lão bị hất văng ra khỏi guồng quay của cơ chế thị trường, một điển hình cho sự lạc mốt lỗi thời tất yếu sẽ bị đào thải hoặc tự đào thải. Dù nhận thức rõ rằng mình “không phải là một con rối” nhưng lão vẫn bị cái đời sống lạnh lùng và tàn nhẫn giật dây. Một xã hội lạnh lùng vô cảm.
Khi đối diện với chính mình, lão luôn sống trong một thế giới bị ám ảnh bởi những giấc mơ của cõi vô thức, sự đấu tranh, giằng xé trong tiềm thức. Chính tại đây, lão cảm nhận rõ nét nhất bi kịch của mình, một kẻ thừa thãi bị nguyền rủa. Đối với lão, trong mọi mối quan hệ, lão đều bị cô lập. Lão là một cá thể lạc loài yếu ớt trong một quần thể xã hội vốn dĩ không mấy gắn bó, đúng hơn là rời rạc, đứt đoạn. Nhưng dù bị đẩy ra ngoài tất cả mối ràng buộc ấy, lão vẫn tồn tại được. Bởi lão đã kéo dài cuộc sống ấy trong suốt bao năm làm công chức nhàm chán, vô vị “ông không muốn ai đụng đến ông, cũng không muốn chạm đến ai. Ông sống một đời công chức nhạt nhẽo”. Nhưng, đến khi rơi vào bi kịch bị chối bỏ trong tình yêu, lão đã hoàn toàn suy sụp và nó dồn đẩy lão đến bờ vực của sự khủng hoảng, bấn loạn, tuyệt vọng. Chưa bao giờ lão chiếm hữu được nàng, cũng có nghĩa là chưa bao giờ lão vượt thoát được nỗi cô đơn cố hữu của một cá thể để có thể giao hòa trong một trạng thái sống mới với sự thăng hoa của những xúc cảm và tính dục. Lúc nào lão cũng chỉ mon men ở biên giới của nó, kết thúc sự việc một cách dang dở, nuối tiếc.
Bao trùm tiểu thuyết Người mê là tấn bi kịch nhức nhối của một kẻ lạc loài, bị ruồng bỏ. Nó không chỉ là bi kịch riêng mà còn là bi kịch chung cho mọi cá nhân trong một xã hội ngày càng rạn nứt, lỏng lẻo trong các mối quan hệ tình cảm. Câu chuyện đã đặt ra những băn khoăn, hoài nghi đến đau đớn về những khoảng cách, những vực thẳm, những đứt gãy không thể nào hàn gắn nổi trong mối quan hệ người - người.
Nguyệt Chu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Straits Times: Người Trung Quốc đang lầm tưởng lớn về Singapore


Ngọc Việt              
Straits Times: Người Trung Quốc đang lầm tưởng lớn về SingaporeStraits Times: Người Trung Quốc đang lầm tưởng lớn về Singapore
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu - người đặt nền tảng cho chính sách đối ngoại độc lập của Singapore (Ảnh minh họa)

Singapore và Trung Quốc có thể là đối tác, nhưng không phải là "người một nhà" - học giả Singapore nêu rõ.

The Straits Times ngày 21/10 đã đăng bài viết của Tiến sĩ Tommy Koh, Chủ tịch Hội đồng của Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nhắc lại rằng Singapore không phải là một "quốc gia của người Hoa", dù đa số người dân Singapore mang gốc Hoa. Vì vậy, người Trung Quốc cần phải nhận thức rõ ràng, không nên nhầm lẫn điều này.
Theo ông Koh thì phần lớn người dân Singapore là người gốc Hoa, đó là tài sản chung và tạo ra thuận lợi cho quan hệ song phương.
Tuy nhiên, đó cũng là yếu tố khiến Singapore kỳ vọng Trung Quốc sẽ tôn trong địa vị pháp lý của Singapore. Là một quốc gia có chủ quyền và ngoại giao độc lập, lợi ích của Singapore không phải lúc nào cũng giống của Trung Quốc.
Koh viết, "nhiều người bạn Trung Quốc nhận thức nhầm lẫn Singapore là một quốc gia của người Hoa, mô tả quan hệ Singapore – Trung Quốc là quan hệ của 'những người thân'. Vì vậy Singapore phải chia sẻ với Trung Quốc không giống như những quốc gia ASEAN khác".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"ngẫu nhiên trùng tên"


Nguyen Son đang  cảm thấy giận dữ.Theo dõi
Giữa lúc dân mạng Việt vẫn đang say sưa bàn luận tất nhiên kèm cãi nhau về 'nước mắm bẩn', 'truyền thông bẩn'; về từ thiện miền Trung; về thằng TTGT côn đồ có anh làm Trưởng phòng CSGT đánh một phụ nữ nghe đồn có gốc bự; về trúng số 92 tỷ; về clip sư đánh bài, sư hát thánh ca bị kỷ luật... thì có mấy chiếc tàu chiến của trung quốc đang được tiếp đón ở Cam Ranh.
1 chiếc chiến hạm hộ vệ tên lửa trong số ấy mang tên Tương Đàm, số hiệu 531.
Tháng 3/1988 trong cuộc hải chiến Gạc Ma khi bọn trung quốc tấn công và giết hại bộ đội Việt Nam ở đấy thì cũng có 3 chiếc tàu. Trong đó 1 chiếc số hiệu 531 (tên Ưng Đàm), 1 chiếc tên Tương Đàm (556).
Hôm nay, chiến hạm mới Tương Đàm- 531 ngạo nghễ, đàng hoàng được chào mừng ở Cam Ranh.
Đau không? Tức không?
Những người mời chúng vào có biết chuyện "ngẫu nhiên trùng tên" này không? Có biết bọn tàu luôn thâm nho, mất dạy trong những dịp kiểu thế này để hạ nhục ta không?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vũ khí biến đổi khí hậu có thể khiến nhân loại diệt vong


Có một thực tế hiện nay con người bằng nhiều kỹ thuật phức tạp đã có thể điều khiển được thời tiết. Tuy nhiên, điều này hiếm khi được nhắc tới trong các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Với những thành tựu nghiên cứu gần đây đạt được với loại công nghệ này, các chuyên gia dự báo nó sẽ sớm trở thành loại vũ khí hủy diệt tối thượng trong tương lai không xa.
Các kỹ thuật giúp biến đổi khí hậu đã được quân đội Mỹ áp dụng trong hơn nửa thế kỷ nay. Vào cuối thập niên 1940 – thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, nhà toán học Mỹ John von Neumann và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có những nỗ lực đầu tiên trong việc nghiên cứu về loại công nghệ này. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ít người biết rằng, bắt đầu từ năm 1967, kỹ thuật “gieo mây” (cloud-seeding) đã được sử dụng nhiều lần để gây mưa liên tục trong suốt hơn 30 ngày trên đường Trường Sơn, làm ngập lụt cục bộ với mục tiêu ngăn chặn và làm tê liệt con đường tiếp vận này.
maharashtra-government-mulls-use-of-cloud-seeding-technology-for-artificial-rains
Không dừng lại ở đó, đến thập niên 1990, chương trình có tên gọi (HAARP) thuộc Sáng kiến phòng thủ chiến lược – ‘Star Wars’ mới thực sự là điểm sáng cho công nghệ này của Bộ Quốc Phòng Mỹ
HAARP là một chương trình nghiên cứu tối mật thuộc hàng “an ninh quốc gia” được tài trợ bởi Hải quân, Không quân Mỹ, Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA và Đại học Alaska. Chương trình này núp bóng dưới danh nghĩa là một chương trình nghiên cứu khoa học tìm hiểu về tầng điện ly phục vụ cho các hoạt động thông tin liên lạc trên mặt đất cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Chương trình HAARP chính thức được triển khai vào năm 1993 tại Gokona, Hoa Kỳ với việc cho xây dựng một chuỗi các máy phát tần số cao có hệ thống ăng ten cao tới 22m, kết nối với nhiều hệ thống dây chuyên biệt để phát sóng điện từ vào không trung nhằm nghiên cứu những thay đổi do tín hiệu điện từ tạo ra đối với tầng điện ly.
Xét về mặt quân sự, ở góc độ chiến thuật, tầng điện ly có tác dụng quan trọng đối với hoạt động thông tin liên lạc sóng ngắn trên mặt đất. Nên việc gây nhiễu động tầng này sẽ giúp quân đội Mỹ vô hiệu hóa các hệ thống thông tin liên lạc, radar, dẫn đường vệ tinh khiến vũ khí của đối phương bị vô hiệu hóa.
Những thử nghiệm đầu tiên cho thấy, hệ thống cho phép phong tỏa liên lạc vô tuyến điện, loại khỏi vòng chiến thiết bị điện tử trên khoang của tên lửa, máy bay và vệ tinh trên vũ trụ, gây ra những sự cố quy mô lớn trong các lưới điện và trên các tuyến đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt,…
Mặt khác, từ lâu các nhà vật lý học đã phát hiện ra rằng, mọi thay đổi ở tầng điện ly đều có tác động đến quá trình thay đổi thời tiết trên mặt đất. Tính chất vật lý của tầng này thay đổi liên tục theo từng giờ từng phút, từng ngày và theo từng mùa khác nhau
Chính bởi vậy, chương trình HAARP có thể giúp các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga thiết kế các vũ khí đặc biệt có khả năng tạo ra những kiểu thời tiết bất thường như các trận siêu bão, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi làm phá hủy hệ thống sinh thái và nông nghiệp của đối phương, gây suy yếu toàn bộ nền kinh tế, khiến hàng triệu người lâm vào cảnh nghèo đói, từ đó tiêu diệt các nước thù địch mà không cần tốn một viên đạn.
Ngoài khả năng siêu hủy diệt, đây còn là một loại vũ khí siêu bí mật bởi rất khó để chứng minh được trận siêu bão hay siêu lốc xoáy đó là “tác phẩm” của con người hay của tự nhiên.
haarpsieubao_kienthuc_4701_lihh
Rosalie Bertell – Chủ tịch Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc tế cho rằng: “HAARP hoạt động như một lò vi sóng khổng lồ có thể làm gián đoạn và xáo trộn sự biến đổi của tầng điện ly, nó có thể tạo ra những lỗ hổng hay những vệt rạch dài ở tầng điện ly đang bảo vệ trái đất trước bức xạ chết người từ mặt trời”.
Nguy hiểm hơn, bản thân các nhà thiết kế hệ thống HAARP đã thừa nhận rằng, ngoài các tác động nêu trên, loại vũ khí này có thể tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh của con người, làm thay đổi tâm lý và hành vi của họ. Biểu hiện là sợ hãi, giận dữ, mất cảm giác tự vệ, mất khả năng kiểm soát hành vi, đánh giá và phân tích các tình huống phức tạp trong cuộc sống, định hướng về thời gian và không gian… Tất cả những điều đó đều có thể sử dụng để tác động cục bộ hay quy mô hàng loạt.
TI (1)
Các nhà nghiên cứu khoa học độc lập trên thế giới đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự liên quan của HAARP với những thảm họa gần đây của nhân loại. Một tuần trước khi xảy ra trận siêu bão Katrina, các nhà khoa học đã ghi nhận được những thay đổi bất thường của không khí mà có thể do thay đổi ở tầng điện ly tạo ra. Năm 2005, bão Ophelia di chuyển một cách bất thường và đây là cơn bão hoạt động lâu nhất từng được ghi nhận. Hệ thống dự báo thời tiết tối tân của Hoa Kỳ đã không thể dự đoán đường đi của cơn bão này. Nó di chuyển giống như có “ai đó” đang điều khiển chứ không phải đi theo quy luật của tự nhiên.
Trang TheWeatherSpace tiết lộ rằng, Không quân Mỹ đã từng dùng hệ thống này để thử nghiệm tạo ra một cơn lốc xoáy ở bang Oklahoma. Cựu tổng thống Venezuela Hugo Chavez thì lên tiếng cáo buộc HAARP đã kích hoạt trận động đất ở Haiti năm 2010 và có liên quan đến cơn bão Haiyan hủy diệt Philippines hồi tháng 11/2013, bằng công nghệ phát xung vi ba tân tiến.
618
Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử Afghanistan đã xảy ra trong ba năm liên tiếp trước khi Mỹ can thiệp quân sự vào nước này năm 2001 khiến toàn bộ nỗ lực phát triển ngành nông nghiệp sau cuộc chiến tranh với Liên Xô 10 năm trước đó tan thành mây khói. Sau khi kiểm soát Afghanistan, Hoa Kỳ cung cấp cho nước này các loại lúa mì biến đổi gen với khả năng chịu hạn hán cao và các loại phân bón thích hợp cho loại lúa mì này. Việc này gây mất ổn định nền kinh tế nông dân nhỏ, vì các giống lúa mì biến đổi gen không thể nhân giống tại địa phương. Kết quả, năm 2002, một nạn đói khủng khiếp đã quét qua nước này khiến hàng trăm ngàn người lao đao.
world-in-pic-1-1460623745706-2336.jpg
Mặc dù chương trình HAARP được cho là có những lợi ích nhất định như giúp giải quyết vấn đề hạn hạn, mưa lũ nhưng dưới góc độ quân sự, đây thực sự sẽ là thảm họa đối với nhân loại nếu không được ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.
Năm 1977, Liên Hợp Quốc đã thông qua một đạo luật nhằm ngăn cấm việc can thiệp vào thời tiết để phục vụ cho các mục đích chiến tranh, nhưng với tầm chiến lược to lớn của nó, các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Trung Quốc chắc chắn vẫn đang âm thầm nghiên cứu chúng nhằm tạo được lợi thế áp đảo về chiến lược trên toàn cầu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vầng..thưa khó!

Thưa ông Tổng Bí thư, tôi nghĩ có thể là ông nói nhầm. Bọn tham những không phải là TA, mà là ĐỊCH đó. Chúng phá hoại nền kinh tế ta, chúng huỷ hoại lòng tin, chúng ăn hối lộ từ mọi phía, c
húng ăn hối lộ từ mọi phía, chúng lãng phí tài sản gọi là xã hội chủ nghĩa, chúng ăn trên ngồi trốc nhân nhân dân. Chúng không phải là Ta đâu. Ở nước ngoài người ta đem bắn chúng, chứ không phê bình cảnh cáo nhẹ nhàng như ở ta. Ở ta thì coi chúng như cái bình quý, coi chúng là cốt cán, sợ đánh chúng thì không có người làm việc. Xin ông nghĩ lại kẻo nhầm. Chúng không phải là ghẻ, chỉ gây ngứa, khó chịu, mà chúng ăn đứt cả cánh tay, cả bàn chân của nền kinh tế. Đánh chúng không như đánh răng rửa mặt hàng ngày, mà là đấu tranh thật sự vì chúng có tổ chức, chúng dám chống lại bằng mọi thủ đoạn, chúng mua chuộc cả dây cán bộ..

Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta - Tổng…
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang