Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

TỄU - BLOG: HIỆN TƯỢNG THÁI BÁ TÂN PHẤT TÀ ÁO QUAY ĐI

TỄU - BLOG: HIỆN TƯỢNG THÁI BÁ TÂN PHẤT TÀ ÁO QUAY ĐI: Hiện tượng Thái Bá Tân Mặc Lâm RFA 27.08.2016  Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhấ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Giải mã bất ngờ Yên Bái


GIẢI MÃ BẤT NGỜ YÊN BÁI
Tiếng súng dữ dằn vô tiền khoáng hậu bất ngờ sáng 18-8-2016 ở Tỉnh ủy Yên Bái làm cả nước kinh hoàng.

Lần đầu tiên, sếp ngành cấp tỉnh chơi hàng nóng “xử” gọn các “đồng chí” cỡ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, rồi tự sát. Vụ ra tay đoạt mạng nội bộ giới chức đảng còn kinh hoàng hơn phim mafia Ý, thậm chí cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy.

Gác sang một bên chuyện tình cảm, thái độ cộng đồng mạng với vụ 3 quan chức mất mạng vì thủ tiêu dằn mặt; miễn bàn chuyện lọt đồng phạm hay không.

Xâu chuỗi những tình tiết trước đây và mới đây ở Yên Bái, có thể hiểu logic vụ việc động trời này:

1. Yên Bái là tỉnh nghèo, nhưng tài nguyên rừng rất giàu, không ít giới chức địa phương giàu nứt đố đổ vách (dãy phố nguy nga nhà quan ở Yên Bái. Bí thư Cường vừa tậu biệt thự 80 tỷ ở Hà Nội. Minh kiểm lâm chu cấp cho con du học xong Thụy Sĩ và sắp du học tiếp Anh quốc. Đưa tang Minh, xế hộp xịn nhiều như cây rừng Yên Bái) nhờ ăn của rừng mà không rưng rưng mắt. Phóng sự “Rút ruột rừng bảo tồn” gần đây của Báo Lao động và VTV từng phanh phui tệ nạn này. Lâm tặc móc nối giới chức kiểm lâm và chóp bu tỉnh, đốn gỗ quý đường kính 2-3m, bỏ lại cả những khúc cây đường kính hơn 1m… Đó là nguyên nhân để cuộc tranh đua chức quyền ở Yên Bái trở nên gay gắt, quyết liệt, mang tính sống mái.

2. Minh kiểm lâm chuyên môn nhì nhằng, không phải kiểm lâm nòi, nhờ bố vợ là Bí thư tỉnh ủy trước đây, mà chuyển từ công nhân đường sắt, sang Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, rồi nhanh chóng lên sếp kiểm lâm. Thời bố vợ Minh làm Bí thư tỉnh ủy, o ép cấp dưới là bà Trà. Nay bà Trà ngoi lên Chủ tịch UBND tỉnh, thậm chí còn là ủy viên trung ương đảng duy nhất của tỉnh, trong ê kíp cánh hẩu cùng đương kim Bí thư Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Tuấn, nắm cơ hội nghìn năm có một, ra ân báo oán (hút chết, chiều 18-8, họp báo vụ thanh toán, bà Trà chưa hết run). Họ muốn “dọn” Minh, nhân chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với Chi cục Phát triển lâm nghiệp, dành ghế béo bở cho kẻ “biết điều” khác.

3. Minh được giới chức tỉnh và láng giềng đánh giá hiền lành, nhưng cục tính. Dễ hiểu vì sao, mất ghế béo bở trong lúc được coi là “hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Minh không chấp nhận nhịn êm, chọn đường chơi sát ván.

4. Đơn giản: “đồng chí không bằng đồng tiền”. Quyền đẻ ra tiền. Cả 3 đều quan chức có hạng trong guồng máy nô dịch, áp bức bóc lột, tha hóa thối nát hắc ám, dễ hiểu vì sao dân chúng không những không thương xót, lại có phần hân hoan.
***


NHỮNG CÁNH CỔNG GỖ KHÉP KÍN

Ngày nào lão Hâm cũng đi ngang qua cái cổng gỗ này. Nó không đẹp, không sang trọng, mặc dù toàn... bằng gỗ. Trụ, cánh cổng, vì kèo mái, hàng rào toàn bằng gỗ thật, chắc phải là gỗ tốt chứ gỗ tạp thì làm sao chịu được mưa nắng.

Nghe nói một ông cán bộ cấp phòng ở Yên Bái mua căn nhà ở Hà Nội xong đập đi xây lại. Dùng nhiều gỗ lắm. Nhìn cái cổng đủ biết.

Mấy hôm nay lão Hâm để ý hơn đến ngôi nhà này. Vì sự kiện Yên Bái chấn động xã hội Việt Nam. Chưa rõ nguyên nhân, nhưng dính đến kiểm lâm ắt phải có chuyện gỗ?

Một cán bộ cấp phòng có nhiều gỗ là điều vừa đáng mừng vừa đáng lo. Mừng là cán bộ nhà ta giàu lên trông thấy, lo là các vị ấy chặt hết rừng, lớp cán bộ đàn em sau này lấy đâu gỗ mà làm nhà làm cổng?

Cơn bão số 3 qua rồi, nó chả nhằm nhè gì đối với những cánh cổng bằng gỗ khép kín.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỖI BUỒN CỦA BIỂN

Đ.TR 

Kỳ II: NỖI BUỒN CỦA BIỂN

Khoảng 7h sáng hôm sau (19/8), chúng tôi tới xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cảnh tượng ngay lập tức đập vào mắt tất cả mọi người đến nơi đây, là khu kinh tế Vũng Áng rộng mênh mông chạy dọc chân trời, với những ống khói trắng-đỏ đang nhả khói vào mây. Đó là ban ngày, còn xế chiều, khi Vũng Áng lên đèn, bạn sẽ thấy hàng chuỗi hàng chuỗi đèn điện hồng xen lẫn với ráng hồng của bầu trời. Đến đêm tối thì Formosa thật sự trở thành một “vương quốc” sáng rực ánh điện, đèn lấp lánh, chi chít như sao sa, tương phản với bên kia đường là đồng cỏ và khu nhà dân tiêu điều, tối mò. Nếu bạn vào xóm Cũ, nơi 183 hộ dân vẫn cương quyết trụ lại, không chịu di dời, thì sẽ thấy cảnh tượng còn hoang tàn nữa, với những đống gạch vụn, những nhà cửa đã bị đập bỏ chỉ còn trơ cột kèo, khung sắt…


Nói Formosa Vũng Áng đã trở thành một “vương quốc”, một xứ sở tự trị, cũng không sai. Dân địa phương phản ánh, kể từ tháng 5/2014 sau khi xảy ra bạo loạn Vũng Áng (mà cho đến giờ, thủ phạm thực sự - kẻ giật dây tất cả - là ai, vẫn là một bí mật), công nhân viên người Đài Loan, Trung Quốc không ra khỏi khuôn viên Formosa nữa. Họ ở luôn bên trong, nơi có đầy đủ siêu thị, trung tâm mua sắm, khu ăn uống, thể thao, giải trí… và nhà máy nhiệt điện riêng để cung cấp hệ thống điện riêng. Bao xung quanh, ngăn với bên ngoài là dãy tường dài hàng kilomet, trên có gắn mảnh chai, sành, và nhất là một hàng rào điện. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, người ra vào Formosa phải có thẻ quẹt, mà sau 15 ngày không tác động gì vào thẻ thì nó sẽ tự hủy.

Nhân viên làm việc bên trong không được phép quay phim, chụp hình. Đó là lý do chúng tôi không có được bức ảnh nào về Formosa nhìn từ phía trong, dù đã gặp một số người từng làm nhân viên cho các nhà thầu của tập đoàn này. Tất nhiên, vẫn luôn tồn tại khả năng cho việc những nhân viên người Việt của Formosa bí mật tuồn dữ liệu ra bên ngoài, tuy rất nguy hiểm cho họ. Nguyên tắc “bảo vệ nguồn tin” cần được các blogger, các nhà báo công dân tuân thủ chặt chẽ. 


Trong khuôn viên Formosa, có hàng chục tòa nhà cao tầng, được cho là văn phòng cũng như nhà ở của nhân viên. Tại một tòa nhà như thế, nằm sát tường rào, gần mặt đường, người ta thấy cả dàn radar trên mái. Một chiến sĩ đóng quân trên địa bàn Kỳ Anh, với chuyên môn về tác chiến điện tử, nói với chúng tôi rằng tầm nhìn của radar có thể vươn tới 80 hải lý (khoảng 145 km). Người lính này cũng bảo, ở trong tầm nhìn của radar, “mình làm bất cứ cái gì, Formosa cũng thấy hết”. Nhưng ngược lại, chẳng một ai biết họ đang làm gì trong cái vương quốc của họ.

Hoàng Thành ngạc nhiên: “Thế là mình phải chịu thế à?”.

Cậu lính trẻ đáp: “Thì phải chịu chứ sao. Không ai được vào trong đó hết. Chắc khi nào có chuyện gì cần giúp đỡ thì Formosa sẽ nhờ, nhưng cũng chỉ công an là được phép vào bên trong thôi, bộ đội thì không”.

Mấy người dân địa phương nhiệt tình cho chúng tôi ngồi vào thuyền thúng, chèo ra nơi đậu ghe, rồi đưa ghe ra sát khu vực cảng Sơn Dương và kè đá chắn sóng của Formosa. Sơn Dương là cảng nước sâu, độ sâu 11m, nước một màu xanh thẫm, không thấy đáy. Chiếc ghe trở nên rất mỏng mảnh. Sóng to, dâng cao cả mét, bọt biển liên tục bắn vào ống kính. Đình Hà và Hoàng Thành cứ phải loay hoay đứa chụp ảnh, quay phim, đứa che chắn nước, và cố để không làm ghe mất thăng bằng. Vẫn theo “tiêu chuẩn Mỹ”, lẽ ra không ai được lên thuyền mà không có áo phao. Nhưng ở đây là Việt Nam; cả ba đứa chúng tôi đều im tiệt, coi như không có chuyện gì xảy ra. Đến chỗ này, vào thời điểm này mà còn hỏi ngư dân về áo phao và trang thiết bị an toàn lao động thì thật là lố bịch.

Công trình cảng Sơn Dương vẫn đang được xây dựng giữa biển, gần đảo Sơn Dương. Còn trên bờ, bãi cát vắng hiu hắt, không một bóng người. Hàng chục con thuyền phủ vải nằm trơ. Cách đây mới nửa năm, nơi đây còn vui lắm. Mỗi chiều khi tàu cá về, bà con ào ra đón, hò nhau kéo ghe lên bờ cát, có trông thấy mới hiểu thế nào là niềm vui “cá bạc đầy khoang”. Trẻ con thì ríu rít chơi đùa, đá bóng.

Bây giờ khác rồi.

Xế chiều, khi ghe của chúng tôi trở về, một vài phụ nữ ở trong xóm trên bờ cũng chạy ra đón, giúp kéo ghe lên bãi. Nhưng trong khoang… trống huếch trống hoác. Không có gì cả. Và chúng tôi cảm thấy đắng ngắt: Vẫn tiếng hò ấy, vẫn những giọng nói chào đón ấy, vẫn những động tác quen thuộc ấy của dân biển ngàn đời nay, song có cái khác hoàn toàn, là không còn niềm vui “thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang” (*) nữa. Những nụ cười trở nên vô cùng gượng gạo.

Sao biển buồn đến thế?

Đến lúc này tôi mới phát hiện có một vết rách ở bàn chân phải, và nó đang rỉ máu, sưng lên. Vài tiếng sau thì nó nhiễm trùng, mưng mủ, sưng húp, mỗi lần lỡ chạm phải quai dép đều đau điếng người. Không hiểu vì sao chỉ từ một chỗ trầy xước mà nó thành ra như vậy. Đình Hà kết luận chắc nịch: “Hoặc do nước cống Hà Nội, hoặc do nước biển nhiễm chì, bác chọn đi!”. 


Lại báo hại người dân địa phương chở tôi ra trạm xá, để y sĩ – soeur Vân – sát trùng và băng vết thương lại. Soeur nói nước biển ở đây rất bẩn, độc, nhiều người lặn về thấy khó thở, nhức đầu, ít nhất cũng thấy mệt mỏi.

“Thôi thì chắc cũng như nước cống Hà Nội” – tôi nghĩ.

Chúng tôi ăn chiều cùng bà con. Mâm cơm có trứng, rau, một đĩa tôm và một bát canh đầu cá. Ai cầm bát đũa lên cũng nói như phân trần: “Không phải tôm, cá Vũng Áng đâu nhé”, ý là bảo chúng tôi đừng lo phải ăn hải sản nhiễm độc. Nhưng làm gì còn tôm cá nào ở vùng này nữa mà lo. Cả hai thứ đều là đồ nhập khẩu. Chỉ biết thở dài khi ở giữa xứ làm nghề biển, ở ngay sát bờ biển, mà phải ăn hải sản nhập từ nước ngoài.

27.08.2016
CÒN NỮA

---------

(*) Lời bài hát nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, "Tình ta biển bạc đồng xanh", do nhạc sĩ Hoàng Sông Hương (thân sinh ca sĩ Mỹ Lệ) sáng tác năm 197
3.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“vang bóng một thời”


Lại chuyện ở báo Văn nghệ 
Hồng Diệu
Tiền Phong
06:47 ngày 28 tháng 08 năm 2016 



TP - Báo Văn nghệ là cơ quan cấp hai của Hội Nhà văn Việt Nam. Danh tiếng cũng như sức hút của tờ báo đến nay có lẽ chỉ còn như chữ dùng của nhà văn Nguyễn Tuân: “vang bóng một thời”. Nhưng đó chỉ là vỏ ngoài của vấn đề, đi vào nội tình càng bi bét hơn. Đó là tấn bi, hài kịch, như nhân viên tòa soạn cay đắng thú nhận.
 
Trụ sở báo Văn Nghệ. Ảnh: Hồng Diệu  
Trụ sở báo Văn Nghệ. Ảnh: Hồng Diệu
 
Đã có một nhắc nhở ngầm trong nội bộ từ người ở vị trí cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam: “Đề nghị các ủy viên BCH không trả lời báo chí về các vấn đề nội bộ của Hội. Đặc biệt là việc nghỉ hưu của CB-CNVC”. Song có lẽ đến thời điểm này, điều người ta muốn biết về Hội Nhà văn Việt Nam, lại không phải từ những người có quyền, có tên, có tuổi. Dưới đây là câu chuyện của hai vợ chồng cùng công tác tại Báo Văn Nghệ, đang nhận “án” kỷ luật vì tội gây rối trật tự tại cơ quan.



Đơn xin mua trước, trả sau
 
Ngồi trước mặt chúng tôi là anh Ngô Quang Hưng và chị Đinh Thùy Dương,  cùng công tác tại Phòng Kỹ thuật của Báo Văn Nghệ. Họ mang theo một xấp đơn từ, trong đó có những lá đơn khiến người ta cười mà đau. Đó là bộ tứ đơn xác nhận việc nợ lương của báo Văn Nghệ: “Hiện nay vợ chồng chúng tôi cùng làm chung tại tòa soạn Báo Văn Nghệ, tất cả các khoản chi tiêu sinh hoạt trong cuộc sống của gia đình đều dựa vào lương do tòa soạn trả. Nhưng cho đến nay đã 2 tháng, Báo Văn Nghệ thông báo là nợ lương của toàn bộ anh chị em trong tòa soạn báo”. Vậy nên, họ viết đơn gửi tới ông giám đốc đơn vị kinh doanh nước sạch quận H, ông giám đốc chi nhánh điện lực quận H, Hiệu trưởng Trường tiểu học Q T - nơi các con họ đang theo học, với một đề nghị: được dùng trước, trả tiền sau; học trước, đóng học phí sau. Bối rối thay cho những vị lãnh đạo ở những đơn vị sắp nhận được những lá đơn này, không giải quyết thì áy náy lương tâm mà giải quyết thì không biết bao giờ tác giả của những lá đơn sẽ có năng lực thanh toán nợ nần. Bởi lẽ, trong các lá đơn, họ ghi: “Cho đến thời điểm hiện nay là tháng 8/2016 mà quí báo cũng chưa biết đến bao giờ có thể trả nợ lương cho anh chị em trong tòa soạn”. 

Việc Báo Văn Nghệ nợ lương đã rùm beng, riêng Hội Nhà văn Việt Nam vẫn nợ Báo Văn Nghệ 700 triệu đồng do mua báo phát cho hội viên theo tiêu chuẩn, đến cả năm vẫn chưa thanh toán cho báo, là một sự thật, đã được nhà thơ Lương Ngọc An, biên tập viên báo này xác nhận trong trả lời phỏng vấn báo Đất Việt.

Nhân viên khiếu nại, lãnh đạo “bãi công”
 
“Đói” đã đành, hai vợ chồng kể trên còn rơi vào tình cảnh bị “khủng bố tinh thần” (chữ dùng của họ). Vào một ngày Chủ nhật, anh Ngô Quang Hưng bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại từ trưởng phòng kỹ thuật của tòa soạn, đề nghị anh tạm thời nghỉ việc, mai không phải đến cơ quan nữa. Không hài lòng với cách hành xử không tuân thủ Luật Lao động, vợ của anh, Đinh Thùy Dương không kiềm chế được bức xúc, sáng đầu tuần đã đến gặp Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ để hỏi cho ra nhẽ: “Tại sao anh lại làm như thế, anh có biết như thế là sai luật không?”. Phó Tổng biên tập Lã Thanh Tùng đáp: “Có thể tôi không biết gì về luật, không nắm được luật gì cả”(!). Trả lời của vị phó tổng biên tập như đổ thêm dầu vào lửa khiến chị Đinh Thùy Dương dùng từ “hỗn”: “Anh mà nói thế thì tôi (…) tôn trọng anh. Báo Văn Nghệ có phải cái chợ đâu mà anh muốn cho ai nghỉ thì nghỉ, ai đến thì đến”. Chính vì những đôi co, lời qua tiếng lại, chị Dương, anh Hưng và một nhân viên nữa (cũng nhận được thông báo tạm nghỉ như anh Hưng, cũng “kêu” như anh Hưng), trở thành 3 “bị cáo” để Hội đồng kỷ luật báo Văn Nghệ vào cuộc (khi Tổng Biên tập - nhà văn Khuất Quang Thụy đang đi vắng). Chủ tịch Hội đồng kỷ luật chính là Phó Tổng biên tập kiêm Bí thư chi bộ đang “vượt đèn đỏ” về tuổi hưu: nhà văn Thành Đức Trinh Bảo. Sau cuộc họp kéo dài 2 tiếng, Hội đồng kỷ luật đã biểu quyết thống nhất cao: Chị Dương, đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Anh Hưng chồng chị: Bị cảnh cáo tạm thời nghỉ việc; người “gây rối” còn lại cũng đứng trước nguy cơ bị đuổi việc. Bất bình, cả ba “bị cáo” làm đơn khiếu nại. Đáp lại là văn bản trả lời của Hội đồng kỷ luật Báo Văn Nghệ: Cả ba người không có chỗ đứng trong một cơ quan văn hóa lớn như Báo Văn Nghệ. Vì “kém cỏi trong trình độ, quan niệm nghề nghiệp, thiếu vắng năng lực nhận thức, trống rỗng trong nền tảng văn hóa và đạo đức”. 

Câu chuyện không dừng lại, khi Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, nhà văn Khuất Quang Thụy không đồng tình với quan điểm của hai Phó Tổng Biên tập đề nghị sa thải 3 nhân viên. Nhóm khoảng chục người gồm hai Phó Tổng Biên tập nêu trên và một số người khác quay ra viết đơn khiếu nại Tổng biên tập, vì không chịu xử lí nghiêm 3 người này. Họ dùng đến “đòn” bãi công, nghỉ việc tập thể.

Vẫn chưa thỏa đáng
 
Lại chuyện ở báo Văn nghệ - ảnh 1  
Hai vợ chồng: Ngô Quang Hưng- Đinh Thùy Dương, Nhân viên phòng kỹ thuật, 
báo Văn Nghệ.
 
Sau cùng đội ngũ đòi bãi công cũng nhận thấy việc viết đơn khiếu nại Tổng Biên tập là không đúng nên đã rút đơn ngay sau đó. Bí thư chi bộ nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm trước Thường trực Đảng ủy và Ban Chấp hành. Số phận  3 “bị cáo” trước đó thì sao? Chị Dương được tiếp tục đi làm, còn chồng chị và một người nữa, bị coi trong thành phần dôi dư, đang bị nghỉ ở nhà. Chị Đinh Thùy Dương vẫn không khỏi thắc mắc: “Nếu chồng tôi thuộc diện dôi dư cần nghỉ việc, họ cũng cần làm theo đúng qui trình? Tại sao chồng tôi thuộc diện dôi dư mà không phải một người nào khác?”. 
 
Chị Dương kể tiếp câu chuyện tạm ứng tiền lương ở cơ quan: “Chúng tôi làm đơn đề nghị tạm ứng lương vì hoàn cảnh quá khó khăn, hai vợ chồng cùng cơ quan, hai đứa con cùng đi học. Anh Tổng Biên tập ký rõ ràng: Đề nghị kế toán xem xét để trả cho họ một phần lương. Thế nhưng, chị kế toán bảo: Chúng mày muốn gì, trong két không có lấy một nghìn đồng. Chúng tôi cảm giác bị xúc phạm ghê gớm, chúng tôi không đi xin”. Chị Đinh Thùy Dương tự hỏi: “Trong két không có lấy một nghìn đồng tại sao tòa soạn vẫn tồn tại được? Sao người ta nói không biết bao giờ có lương, rất vô trách nhiệm. Lại còn nói: Tôi không có trách nhiệm giải thích cho chị? Tại sao không phải giải thích, lương không trả người ta thì phải giải thích chứ?”. 

Trong diễn biến liên quan, nhà thơ Lương Ngọc An, Chi ủy viên Chi bộ Báo Văn Nghệ từng làm đơn đề nghị lên Đảng ủy cơ quan Hội về vấn đề nội tình cơ quan nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời thỏa đáng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIÊN NHÂN ANH TIẾN HỢI LÀM KHỔ BÁC



Tiến Hợi (phải) trước giờ vào vai Bác.

Tiên nhân anh Tiến Hợi làm khổ Bác

Nguyễn Quang Lập
(Quê Choa)

Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.


Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hóa trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.

Kịch, Phim bất kỳ đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hóa rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, Tiến Hợi chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, Tiến Hợi Bác Hồ chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh Bác chừng 5 phút lên phim là kiếm được bạc triệu. Để nguyên bộ dạng hóa trang thành Bác Hồ như thế, Tiến Hợi bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười cười, rồi phát kẹo, bánh cho các em thiếu nhi, Bác lại cười cười, vẫy vẫy... Chỉ thế thôi Tiến Hợi kiếm gần chục triệu đồng.

Vào Sài Gòn, Tiến Hợi Bác Hồ đứng trên khán đài, đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu đồng, bay ra Hà Nội đến Cung Văn Hóa, lấy giọng Bác Hồ nói với các em: “Non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không là do các cháu.” Bác ẵm hai triệu đồng ngon ơ.

Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu - 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phiện cũng không trúng lớn và dễ đến như thế.

Tiến Hợi nói: “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”

Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.

Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo - Hoàng Quân Tạo - nhiều lần tru lên:

- Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!

Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:

- Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?

Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.

Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát:

- Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?

Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý anh Tạo không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm húy. Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:

- Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!

Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:

- Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?

Chết cười.

Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.

Hoàng Dũng sỉ vả;

- Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?

Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.

Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:

- Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?

Tiến Hơi nhăn nhó:

- Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.

Anh Tạo gắt:

- Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!

Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:

- Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.

Thằng Tùng Cứt nói:

- Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết gì đâu mà mày hỏi tụi tao!

Nguyễn Quang Lập
In trong tập Ký Ức vụn của Nguyễn Quang Lập.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIÓ THOẢNG QUA ĐỒI


Truyện ngắn của HỒNG GIANG

Nàng rũ bỏ bụi trần, một dạo nàng đi hát văn, nàng đã là con người khác, không giống như hồi đầu tôi gặp.
Mấy lần tôi đi tìm, đều không biết nàng bây giờ đang ở đâu?
Ngôi nhà gỗ xoan ba gian đã cũ của mẹ nàng vẫn ở nguyên chỗ đó, bên cánh đồng ngô xanh rờn mùa này, cũng không có nàng ở đó. Chỗ ấy gần cái lò gạch suốt ngày phun khói bụi mờ mịt, có những cáng gạch dài sắp hàng thẳng tắp, che phên nứa chỉ bỏ ra những khi trời nắng ráo.
Nàng bảo cả thời thiếu nữ của nàng gắn bó với cái sân cáng gạch này. Buổi sáng đi học, còn buổi chiều và các ngày nghỉ, chủ nhật nàng thường ra đây đóng than, vác gạch cho người ta ra, vào lò.
Không biết cái khuôn than cũ bây giờ có còn ai dùng nó nữa không?
Nàng thuộc nó đến nỗi nhắm mắt lại, cũng hình dung ra. Đấy là cái khung đóng bằng gỗ trai, thứ gỗ chịu nước, chịu nóng, lạnh không bị biến dạng như các loại gỗ khác. Nàng khắc ở một cạnh mặt trên của nó tên của nàng. Sau này nàng cứ hay tự thắc mắc với mình vì sự việc vớ vẩn ấy.
Khắc tên ở đâu không khắc, sao lại khắc tên mình vào cái khuôn than?
“Có lẽ vì thế mình cứ hay lận đận mãi, lọ lem mãi có phải là do sự nông nổi này không?
Cả sự nghiệp, tình duyên, chả cái nào xuôn sẻ”..
Cho đến khi gặp tôi, nàng vẫn còn “quá lênh đênh” như nàng bảo vậy!

Là nàng nhớ lại thế, chứ bây giờ lò gạch đã cải tiến nhiều rồi. Ống khói lò gạch bây giờ làm theo kiểu hạn chế ảnh hưởng môi trường, công nghệ mới, xây rất cao. Lối ra vào và ghi lò thiết kế cũng rất khác. Xe ô tô có thể ghé sát cửa lò, không phải vác bộ leo dốc ra vào lò như khi không phải đóng than, nàng vẫn làm. Người ta đã chạy bằng máy đúc than, một giờ ra cả ngàn viên..Không đóng bằng tay như ngày nàng còn làm ở đấy..
Kiểu người mảnh mai, óng như lá mạ của nàng chẳng qua vì nhà nghèo, chứ làm ở đây, cho dù hiện đại như bây giờ, cũng không mấy thích hợp.
Vậy mà cứ như thế cũng có cả năm sáu năm trời, từ lúc nàng mười bốn mười lăm cho đến ngày đi lấy chồng. Một gã sơn tràng chuyên nghề kiếm củi, một bữa bè củi của gã lênh bênh ghé vào bến gần nhà nàng.
Tôi đứng nhìn khói từ ống khói cao ngất, thẳng đuỗn tuôn lên trời xanh mà cảm thấy lòng hẫng hụt.
Một người làng thả bò đứng gần đó cho tôi hay: Nàng đã đưa đứa con gái nhỏ ra ngoài thành phố. Nghe nói mở tiệm gội đầu hay sơn móng gì đó. Công việc này nghe ra có vẻ hợp với nàng hơn.
Nhưng đó là chỗ nào nhỉ? Thành phố miền sơn cước chả to tát mấy, sao tôi chưa có lần nào gặp? Hay lại giống như cái tiệm gội đầu năm nào ở tút lút trong ngõ. Lối đi đó qua một con ngõ nhỏ ngoằn ngèo, một khu phố hẹp xây sát chân đồi.
Đi trong ngõ ấy không cẩn thận rất dễ chạm tay lái vào hai bức tường rào xây cao ở hai bên. Có hôm đi được một quãng phải dắt xe quay lại vì vướng xe đi ngược chiều mà đường thì nhỏ không đủ chỗ tránh nhau.
Kinh doanh ở một vị trí như thế nói về mặt đón khách, không mấy kết quả. Nó chỉ là hình thức cho hợp với mắt nhìn của xung quanh, những dòm nom xăm soi ngoài xã hội.
Nghề chính là nhờ giọng hát và dáng eo thuôn của nàng về đêm. Những quán karaoke rất cần những “nhân viên” có thể hình và giọng hát như nàng.
Thực là xấu hổ khi kể ra điều này. Tôi đã gặp nàng ở một nơi như thế. Sự chủ động là do lão người Đài Bắc yêu cầu trong khi chờ đóng đủ hàng, hồi tôi đi buôn lâm sản phụ.
Chính tôi cũng không ngờ cuộc gặp bất ngờ, không dự định ấy lại mang lại cho tôi nhiều ấn tượng về nàng. Bởi tiếng cười khúc khích lúc nàng ra mắt bọn tôi trong một hoàn cảnh không có gì đáng cười cả!
Tình trạng ấy kéo dài mãi quan hệ của tôi với nàng sau này, đúng vào khi gia đình tôi có sự xáo trộn hôn nhân giữa tôi và vợ mình.
Nhưng thôi, đấy là câu chuyện buồn. Không nên kể ra ở đây. Nó đâu phải chủ đề chính của câu chuyện này?
Điều mà tôi ngạc nhiên khi ông lão chăn bò kể lại là chuyện khác. Về đứa con gái của nàng.
Nó có từ bao giờ nhỉ? Có phải có được nó từ sau cái lần tôi đưa nàng đến bốc thuốc chỗ vị danh y, “Thuốc gia truyền” số 13, phố Bà Triệu Hà Nội năm nào không? Và ai chính thực là bố của con bé?
Câu hỏi này càng thôi thúc tôi đi tìm nàng, để hiểu thấu đáo hơn câu chuyện. Và cũng để thanh thản trong tâm thế của mình.
Dù sao thì tôi cũng là một tác nhân ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc đời nàng, một phần là trước đây, một phần là hậu quả của bây giờ.
Tôi không thể làm ngơ, vô cảm vô tình như không biết, không có trách nhiệm gì.
Tôi quyết định trước tiên đến gặp mẹ nàng, người mà theo tôi nghĩ, dù có thế nào nàng vẫn còn giữ mối liên hệ.
Con người ta dù có ra sao vẫn tìm đến mẹ mình, tình nghĩa là một chuyện, còn có trách nhiệm không thể dứt bỏ. Mẫu tử tình thâm là điều con người ta dù thế nào chăng nữa vẫn phải giữ trong thẳm sâu ý thức của mình.

Mẹ nàng đã sang ở với người chị gái. Chị vừa ở viện 103 về sau khi phẫu thuật dạ dày. May mà là khối u lành nên chị đã hồi phục rất nhanh. Tuy vậy chị vẫn chưa thể đến nhà máy xi măng, đứng máy đóng gói bao như trước. Là mẹ nàng nói như thế chứ chị không nói câu nào, ngoài cái gật đầu lặng lẽ.

Thấy tôi đến chị không có biểu hiện gì vui hay buồn, chỉ lặng lẽ ôm chiếc gối đi vào trong buồng, để mặc tôi với bà mẹ ngồi uống nước bên cái bàn đã cũ.
Cái bàn này mấy năm trước tôi đã cùng nàng kê nó ở đây. Đó là cái bàn nàng mua thanh lý từ một quán ăn ngoài thành phố khi người ta thay bộ bàn ghế mới, có khung bằng sắt, mặt bàn bằng gỗ công nghiệp đôi chỗ đã tróc lớp mê ca dán phủ lên trên. Nàng nhờ tôi chở cái bàn đó đến đây. Nó vẫn được kê ở chỗ này, dù rằng nhiều việc đã diễn ra, đã thay đổi. Cái bàn chẳng cũ thêm bao nhiêu, gần như khi mới mang về.

Chỉ qua cử chỉ của chị, tôi biết chị không bằng lòng, không mấy thiện cảm. Có lẽ chị nghĩ tôi cũng như những gã đàn ông khác, từng là nguyên nhân trong nỗi bất hạnh của em mình.
Ý nghĩ ấy khiến tôi buồn. Tôi nghĩ có lẽ chị đã không hiểu, mức độ và sự thân thiết của tôi đối với nàng? Nhưng nói ra điều đó lúc này, phỏng có ý nghĩa gì? Hơn nữa, chừng mực nào đó cũng không hẳn sai hoàn toàn. Tôi cũng có phần trách nhiệm của mình kia mà.
Dù sao thì đối với tôi nàng không phải người hoàn toàn xa lạ. Cho dù sự gặp gỡ thực ra chỉ là do ngẫu nhiên.
Lại nữa, suốt trong thời gian sống bên nàng tôi như một người bạn, không hơn không kém.
Nói ra điều này hẳn nhiều người không tin.
Chúng tôi là hai người khác giới, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén kia mà? Không có chuyện tình yêu xa rời tình dục, đó là thứ đạo đức giả, đối với người rụt rè, đơn giản, ngay ngắn còn khó tin, nữa là kẻ như tôi. Một kẻ mang tiếng là quăng quật, va chạm nhiều,  tính cách bạo dạn, có lúc dại dột, coi trời bằng vung, bất chấp tất cả?
Nhưng sự thực là như thế.
Ngay buổi tối đầu tiên gặpnhau, nàng đã nói với tôi về bí mật của nàng. Một điều đối với người khác nàng không bao giờ nói, bởi hoàn cảnh sống lúc bấy giờ.
Nàng bảo nàng đang mang căn bệnh nan y, hiểm nghèo. Sự gần gũi đàn ông đàn bà nếu có, sau này tôi sẽ phải hối hận!
Thoạt đầu tôi không tin lắm. Nói dối cũng là vũ khí lợi hại tự vệ bản thân trong hoàn cảnh các cô gái như nàng, nếu họ thật sự không thích, không muốn vì một tình cảm vô tư không mang tính thương mại.
Về đến chỗ ở của nàng, nhìn khung cảnh gian phòng nàng ở và nhất là có một thứ mùi rất khác, linh cảm nhắc tôi nên tin điều đó là thực.
Ở trên mặt tủ cá nhân, tôi thấy có mấy gói thuốc. Hỏi. Nàng bảo đấy là thuốc chữa “bệnh kín”, chả biết tên cái “bệnh kín” ấy là gì? Nàng bảo đời nàng bây giờ đã hết mọi nguồn hy vọng. Sau này nếu có lấy ai đi nữa cũng chỉ làm khổ người ta, sẽ chẳng thể nào sinh con được nữa rồi!  Rồi nàng hỏi lại:
-          Bây giờ anh đã tin lời em nói hay chưa?
Thực ra tôi chưa hiểu mấy, còn ngờ ngợ, nhưng vẫn nói:
-          Anh tin!
Như một cách gượng nhẹ, đỡ cho nàng tổn thương..
Vậy là quan hệ của tôi với nàng có vệt ngăn cách ấy, không thể đi quá xa, dù cả hai đều mong muốn vượt qua nó, theo lẽ thường tình.

Có một câu chuyện mà cả mẹ lẫn chị gái của nàng không biết sau đó ít ngày. Ngay cả đến bây giờ tôi vẫn chưa kể cho họ nghe, bởi tôi nghĩ là không cần thiết nữa. Hoặc giả đó là sự kể lể công ơn về việc vì sao sau đó nàng khỏi bệnh, trở lại người phụ nữ bình thường, hơn nữa lại có con, điều mà khi ấy nàng hoàn toàn tuyệt vọng. Cũng là nguyên nhân vì sao nàng chọn cách sống hoang sơ, được nhìn nhận là vô lý trong mắt nhiều người.
Tôi nhìn dáng già nua, phúc hậu, hiền lành đến tội nghiệp của mẹ nàng và quyết định không nói ra điều ấy. Vì như thế là xúc phạm, tổn thương đến bà.
Giờ thì mẹ nàng đang kể về bất hạnh của nàng. Do đâu và vì sao nên nỗi?
Câu chuyện này mười năm trước khi nàng đưa tôi về thăm nhà, tôi đã được nghe. Có thể bề dày của nỗi buồn che khuất, mẹ đã quên là đã kể ra với tôi. Cũng có thể bà muốn nhắc lại câu chuyện không vui ám ảnh bà suốt bao năm tháng:
- Nó học giỏi, hát hay. Những mong sau này thi vào trường âm nhạc. Năm nào cũng được nhà trường cho giấy khen..Nhìn nét mặt tươi tỉnh của nó, ai cũng bảo sau này số của nó chẳng đến nỗi nào, nếu thi vào trường năng khiếu, chắc chắn thế nào cũng đỗ. Nếu năm ấy tôi không ốm, không phải đi viện mấy tháng trời, nó không phải nghỉ học chăm mẹ, có lẽ điều ấy đã thành rồi..Bệnh viện nói bệnh của tôi phải phẫu thuật mới mong chữa lành. Một phần dạ dày phải cắt bỏ. Có lẽ căn bệnh này mang tính di truyền, bây giờ lại đến lượt chị gái nó mang, y như tôi ngày nào..
Bà ngừng kể, lặng lẽ lấy khăn chấm hai khóe mắt. Tôi đã định đứng dậy xin phép bà để về, cũng là cách chấm dứt câu chuyện buồn, khơi lại chỗ đau cũ trong lòng bà, nhưng mẹ nàng không nghe, tôi đành phải nán ngồi lại.
- Ai ngờ đâu nó lấy phải người chồng như thế? Nhà anh ta nghèo khó đã đành, mặt mũi không đến nỗi nào, có ai biết ngoài tươi trong héo đâu? Hôm nó từ bệnh viện về trên nhà tìm tiền để lo cho tôi thì gặp anh ta.
Người này mọi khi vẫn cặp bè ngoài bến gần nhà. Khi thì anh ta lên quán mua vài thứ đi đường sông, khi chờ đến giờ cầu phao mở luồng, bè mới qua được. Một đôi lần thành quen, tôi cũng coi như chỗ thân tình. Cũng có hôm không xuôi bè, anh ta đạp xe vào chơi, cho ít măng chua, đôi gà hay vài thứ sản vật đồng rừng. Có lần ở lại ăn cơm, có lúc chỉ ở uống nước một chốc, rồi đi ngay.
Anh trai nhà này quý người này lắm, coi như anh em ruột. Không bận công việc nhà máy, hay được nghỉ vài ngày là tút lên chỗ anh ta. Bố mẹ anh ta cũng khéo, lại quý người. Anh trai nó lần nào lên trên ấy, thế nào lúc về cũng có mảng củi xuôi cải thiện thêm. Rồi gạo, rồi gà, lỉnh kỉnh lắm..
Người như thế ngỏ lời muốn giúp đỡ, ai chả tin? Con bé cầm của anh ta số tiền đóng cho bệnh viện..
Rồi việc gì phải đến đã đến.
Tôi ở viện về được vài tháng thì xảy ra chuyện.
Thấy nó có vẻ bất thường, hay thảng thốt như đang lo lắng việc gì ở đâu đâu. Có khi hỏi nó chuyện nó đơ đẫn rất lâu, không mau mắn như thường ngày. Nhìn cái lưng hơi ngay,chân mày dựng, tôi đã nghi nghi.
Gặng mãi nó mới nói thực, nó đã “có” với anh chàng đi bè này!
Thực như nghe sét đánh ngang tai. Ai ngờ một đứa tinh khôn, nhanh nhạy như nó lại mắc phải điều tệ hại nhất đối với người con gái?
Hai mẹ con tính chán không biết giải quyết bằng cách nào, uống đủ thứ thuốc mà cái hậu quả của nó không khắc phục được.. Cuối cùng thì cũng đành nhắm mắt đưa chân. Nó đi lấy chồng.
Nói để trả ơn người ta cũng không phải.
Không thể đền ơn bằng cuộc hôn nhân, điều này dẫu ít chữ như tôi, cũng phải hiểu. Nhưng việc lỡ rồi, muốn không để miệng tiếng thế gian, chỉ còn duy nhất cách như vậy.
Có ai ngờ khôn ba năm dại một giờ? Cuộc đời thật lắm éo le và lắm bất ngờ. Vậy là ước mơ học lên của nó không còn bao giờ được thực hiện. Nghĩ thương con mà cay đắng trong lòng.
Chỉ tại bổn phận làm cha mẹ của mình không đầy đủ, nghèo khó mà khổ lụy đến con. Nghĩ vậy tôi cắn răng không dám day dí nó câu nào. Thôi thì có phúc có phận, cầu mong sao nó làm dâu nhà người êm ả, dần dà qua khó khăn, nghèo túng mà đi lên. Cốt sao có người chồng tử tế. Không tài ba, sắc sảo có quyền có chức hơn người thì cũng ăn ở hiền lành biết quý vợ, thương con..

Đoạn sau của câu chuyện bà mẹ nàng không kể nữa. Có thể vì bà đã mệt, người không được khỏe. Cũng có thể câu chuyện có điều khó nói, mẹ nàng không muốn nhắc đến. Nhưng nó đã được chính từ miệng nàng kể cho tôi nghe.
Người ta bảo: “Chớ tin cave, chớ nghe thằng nghiện”, nhưng với nàng thì tôi tin. Lòng tin ấy không phải mơ hồ không có cơ sở, hay vội vã mà tin người. Có đủ thời gian để tôi có thể yên tâm như thế về điều này, khi nàng kể cho tôi nghe cuộc hôn nhân thứ nhất của nàng.
Hơn nữa chính tôi đã gặp và nghe kể từ người chồng cũ của nàng. Đó là lần nàng nhờ tôi  đưa nàng xuống thăm gã ở trại cai nghiện, dù đã ra tòa. Gã đã khóc và kể cho tôi nghe về cuộc sống trước đây của hai người và rất lấy làm tiếc về việc hai người đã  ly dị.
Một thằng nghiện như gã có thể tin được trong câu chuyện này?
Lúc đó nàng chỉ ngồi im lặng, không nói câu nào.
Tôi nghĩ nàng phải như thế nào hắn mới nói như vậy?
 Hắn hoàn toàn có thể miệt thị hay đổ lỗi cho nàng trong trường hợp ấy. Bản tính cố hữu hẹp hòi của con người là thường tìm cách đổ lỗi cho người khác, ít khi dám nhận trách nhiệm về mình. Nhất là kẻ như gã, một người đã mất hết tự chủ, rơi vãi đã nhiều nhân cách và lòng tự trọng.
Cảm giác ấy không hiểu sao cứ lẩn quẩn mãi trong đầu tôi. Tôi nhớ lại hình ảnh mấy gói thuốc treo trên tường, trong phòng ở của nàng. Nghĩ đến vẻ mặt xanh xao, nét cười gượng của nàng mỗi khi bị cơn bệnh hành hạ. Tự cảm thấy mình bất nhẫn nếu cứ như người ngoài cuộc, mặc dù khi đó tôi cũng chẳng có gì ràng buộc với nàng. Và khả năng tài chính còn rất hạn chế vì công việc kinh doanh gặp khá nhiều trắc trở.

Lão chủ người Đài Loan muốn tôi luôn có mặt tại thị xã này để đón nguồn hàng từ các nơi về. Lão sợ các nguồn hàng từ xa về lọt về tay một công ty khác đang tranh lấn thị phần ở đây. Lão đặt cho tôi một phòng trong khách sạn đẹp nhất tỉnh, ngay bên bờ sông. Tiện nghi đủ cả, lại quá rộng rãi vì chỉ có một mình.
Tôi thì chưa quen và rất ghét phòng máy lạnh. Ngay cả khí thở, nó cứ giả giả thế nào ấy.
Một kẻ xuất thân thợ hồ như tôi, ở như thế có khác nào một chú voi ở trong nhà kính? Tôi thích chỗ dân dã, có người để trò chuyện. Một ngẫu nhiên như thế, tôi dọn đến trọ gần phòng của nàng.
Người ngoài cuộc có khi nhầm chúng tôi là cặp nhân tình. Nhất là những hôm tôi phải tiếp khách ở nhà hàng về, bia rượu quá mức, chân đi không vững. Những lúc như thế nàng ra tận cửa xe tắc xi dìu tôi vào phòng, thay đồ, lau chùi mặt mũi, chân cẳng cho tôi.  
Quan hệ giữa tôi với nàng gần như một người em, một người tình. Nếu không vì căn bệnh ghê gớm nàng nói, có khi biết đâu được đấy, chuyện đàn ông đàn bà đã xảy ra?
Cuối cùng cũng chính vì chuyện ấy tôi quyết định đưa nàng về Hà Nội như đã kể.

Ông thầy lang đẹp như một ông tiên. Thú thực tôi chưa gặp một ông thầy nào như thế. Bảy mươi bẩy tuổi rồi mà hàm răng vẫn đều và chắc, ( làm tôi nhớ đến câu tục ngôn bất hủ nói về một ông nào đấy “”răng chắc C. bền”) chòm râu có lẽ trên đời chả ai có được bộ râu như thế. Nó trắng và sáng như cước, tỏa ra quanh cặp môi mềm, rất thắm.
Dung nhan ấy của người già quả là rất thú vị, ấy là chưa kể đến vầng trán như có ánh sáng chiếu vào và đôi mắt còn rất tinh tường. Một ông lang như thế, cảm thấy yên tâm sau khi phải vất vả trèo lên căn gác xép khá hẹp và chật chội bằng cái cầu thang nhỏ làm bằng gỗ sồi.
Ông thăm mạch, xem lưỡi nàng và nói thầm thì điều gì đấy đủ cho nàng nghe. Tôi ngồi xa đó một quãng, tảng lờ như không nghe thấy, chăm chú đọc những bức thư họa treo la liệt trên tường. Trong phòng mùi hương ngào ngạt, không thể phân biệt nó tỏa ra từ loài thảo mộc gì?

Ông thầy cắt cho nàng toa thuốc đầu tiên, dặn uống hết gọi điện đến ông sẽ gửi thêm cho.
Tiền có đặt trước hoặc gửi sau cũng được.
Tôi làm nghề kinh doanh, những chuyện liên quan đến tiền bạc là thứ cảm nhận rất nhanh. Qua cách cư xử, tôi biết ngay “ông tiên” này chữa bệnh hoàn toàn không phải vì tiền. Hoặc cũng có thể ông tự tin hiệu quả chữa bệnh bốc thuốc chắc chắn có kết quả của mình? Hoặc nghĩ đến sự ràng buộc của bệnh nhân một khi đến đây cầu chữa khỏi bệnh, tiền trả là lẽ đương nhiên?
Sau một tuần, nàng nói với tôi hình như bệnh chuyển. Ngứa ngáy khó chịu giảm đi nhiều, đến bữa ăn ngon hơn. Tôi thấy nước da nàng cũng sáng và mịn hơn dạo trước.
Ban ngày tôi đi làm. Công việc giao dịch nhiều khi không nhất định, chả có giờ giấc nào cả. Còn nàng đi làm về đêm, có hôm gần sáng mới về. Nhờ có giọng hát hay quán karaoke nào cũng nhớ đến, gọi nàng khi có khách yêu cầu.
Chúng tôi sống gần nhau theo kiểu mặt, trăng mặt trời như thế, gần một năm trời. Cho đến khi công ty của lão người Đài rút về nước, tôi cũng chuyển sang làm việc khác, không ở chỗ đó nữa.
Từ đó đến giờ chúng tôi không gặp nhau.  

Chợt một hôm, tôi ở phương nam về, tôi nghe nói nàng có đứa con gái? Tin này do một người quen gặp tôi ở bến xe vô tình kể lại. Sau lúc ấy tôi sửng sốt, một chút tò mò pha lẫn băn khoăn. Biết đâu đứa con của nàng chả có liên quan nào đó đối với tôi?
Nếu đúng là như thế thật, tôi là kẻ thật đáng trách, vì sự vô tâm, vô trách nhiệm của mình!
Tôi nảy ý định quyết tìm nàng cho bằng được, để giải tỏa ý nghĩ ám ảnh ấy của mình. Và nếu có thể, làm một điều gì đấy để chuộc lỗi lầm mà có thể do mình gây ra!
Cho đến khi tôi gặp người trong gia đình nàng, vẫn bặt tin, vẫn bóng chim tăm cá..
Trong nhiều cái lo thừa của của mình, điều ấy là sự thừa thãi may mắn nhất. Tôi không cần phải có bổn phận và trách nhiệm gì vì đứa con ấy không phải con tôi. Cha nó là một người khác.
Tệ hơn nữa khi nó ra đời, người đó đã bỏ rơi hai mẹ con nàng.. Anh ta cần một đứa con trai theo thỏa thuận với người vợ đang chung sống với anh ta. Người ta không cần cô con gái do nàng sinh ra vì gia đình họ đã quá đủ cơ số của đàn “Vịt giời”..

**
Cuộc gặp nàng trong lễ hát văn đền Hạ đã làm cho H để ý. anh ta đã gặp nàng đôi ba lần khi đi hát cùng bạn bè sau những buổi ký kết hợp đồng kinh doanh.
Thực ra công ty của anh ta không giàu có, phồn thịnh như anh ta nói với nàng. Đó là công ty chăn nuôi gia súc, gia cầm tư nhân. Một công ty ốm lên ốm xuống, mấy lần toan tuyên bố phá sản vì những đợt dịch tràn lan. Gà vịt, ngan ngỗng, đà điểu lăn cổ chết từng đống. May nhờ có công nghệ ươm con giống, công ty còn có thu nhập, nên còn vớt vát lại được.
Người ta bảo “gầy bò còn hơn béo ngan”. Người như H chưa phải là người nghèo hoàn toàn. Dù làm ăn khó khăn, H vẫn là một kiểu “đại gia” trong mắt nhiều người. Nhất là người có hoàn cảnh bi đát như em.
Sự tan vỡ của cuộc tình vá víu với H làm em thêm một lần đau khổ. Lúc này  em đã thôi đi đền, phủ hát văn. Những nơi ấy thiêng liêng mà cuộc sống của em lại quá u ám, đâu còn thích hợp? Ngay cả đến các quán hát karaoke cũng không vời em nữa. Nghề cắt tóc gội đầu giờ thuộc những cô nàng trẻ trung nhí nhảnh, tuổi của em đâu còn thích hợp?
Cũng may trước lúc chia tay, H đã kịp sắp xếp cho em một nơi thích hợp. Đây là lần tử tế cuối cùng anh ta dành cho em, đúng là lúc em đứng trên cầu, nhắm mắt lại, buông bỏ mọi ý nghĩ, khi ấy trời đã khuya lắm, rất ít người qua lại trên đường. H từ bên Thái Nguyên về, bất chợt nhận ra và dừng xe lại.

***
Tôi tái lập gia đình, cuộc mưu sinh chăm lo cho gia đình mới luôn làm tôi bận rộn. Tôi đã quên nhiều chuyện cũ, trong đó có câu chuyện về em. Chuyện về người con gái tài hoa mà bạc mệnh.
Nếu biết, chắc em cũng chẳng trách tôi về việc này vì thực ra giữa hai chúng tôi quan hệ chỉ như gió thoảng qua đồi. Như gặp gỡ ngẫu nhiên không có nhiều kỷ niệm. Ân oán duyên tình chỉ như chuyến đò cùng sang sông.
Nếu bảo những chuyến như thế là sâu nặng thì con người ta phải sâu nặng với bao lần trong cuộc sống  “tế phức” và đa dạng này? ( Chữ “tế phức” là chữ nàng hay dùng, chả biết nàng học được ở đâu? Tôi thấy ngồ ngộ nên còn nhớ và mượn lại của nàng).
Tưởng mình đã quên thì bất ngờ chị nàng tìm đến tôi. Không phải việc gì liên quan đến nàng. Là việc riêng của gia đình chị.

Người ta vừa quy hoạch xong và chuẩn bị xây mới một nhà máy xi măng theo công nghệ hiện đại. Nhà máy này có công xuất cao gấp năm lần nhà máy xi măng cũ. Đặc biệt hơn, nó bảo đảm yếu tố môi trường. Chắc chắn là không tuôn khói bụi mù mịt phủ trắng các vườn cây xung quanh nhà máy như nhà máy cũ. KIểu xi măng lò đứng nay đã lỗi thời và đi vào dĩ vãng, đi vào lịch sử những trang công nghiệp cổ lỗ thời khó khăn.
Chị gái nàng ở trong diện giải tỏa để lấy đất xây dựng nhà máy mới này. Nhà nước đã đền bù và chị đã tìm được chỗ di dời.
Chị tìm tôi là để xây căn nhà mới ở nơi tái định cư. Đúng là sông có khúc người có lúc.
Nghe chị kể chỗ ở mới mà thèm.
Đó là bãi đất khá bằng phẳng dưới chân núi Dùm, lối vào thác nước một ngoạn cảnh rất đẹp.
Thực ra vị trí tái định cư là ở chỗ khác, nơi này là cô em gái mách cho. Chủ nhân của khu vườn sinh thái vừa chuyển vào một thành phố trong nam ở với con. Họ nhường lại với giá khá rẻ.
Hơn nữa vào thời điểm bất động sản đóng băng, mua được một chỗ như thế cũng là chuyện bình thường. Trước đây một vài năm chuyện này khó có thể xảy ra với giá tiền mua được như thế của chị.
Gặp tôi lần này, chị ấy vui vẻ lắm, chả lì xì như hôm nào tôi đến nhà cũ của chị bên vạt ngô, gần cái lò gạch cũ.
Đang đói việc, tôi cũng lấy làm may. May hơn nữa là có cơ hội gặp lại em. Cho dẫu tôi với em bây giờ đường ai nấy đi. Nhưng người cũ xưa kia giờ có cuộc sống ổn định, cuộc sống khá lên, tôi không vui, không lấy đó làm may sao được?
Tôi đã cố hình dung ra hoàn cảnh sống của em theo lời bà chị kể. Nhưng đều trật lấc.
Tôi không ngờ cuộc sống của em giờ đã khác rất nhiều.

Ngôi nhà gần miếng đất bà chị gái mua là nhà của em. Một ngôi nhà hai tầng có hàng rào xây bằng đá tảng vây quanh. Trước nhà có giàn nho xanh đang mùa ra trái. Chạy dọc theo vườn là cái ao tương đối rộng. Quanh bờ ao là những hàng nhãn xum xuê lúc lỉu quả.
Sau nhà là vườn cây đủ thứ, cam, bưởi, na hồng.
Trong ngôi nhà mới của mình, nàng dành riêng thiết kế một phòng hát có giàn âm thanh rất chuẩn. Có lẽ thói quen yêu thích âm nhạc từ nàng chưa mất. Nhưng ở vị trí này, tôi đoán nàng không có ý định kinh doanh vì hơi xa thành phố
Nàng sống như một người giàu, có nền tảng từ lâu chứ không phải mới từ khó, khổ đi lên.
Đứa gái nhỏ của em, tóc đuôi gà, khi chúng tôi đến vừa đi học về. Nó lễ phép chào hỏi rồi cất sách vở, đi chăn đàn ngỗng khá đông của hai mẹ con.
Tôi làm quen với nó và hỏi chuyện. Nó nói mẹ sang chợ thành phố bán rau quả, đến chiều mới về.
Hỏi bố cháu đâu? Nó chau mày không nói gì. Bà chị của mẹ nó cũng tỏ vẻ không bằng lòng, cố kiềm chế không tỏ thái độ, nhưng tôi biết, bà không vui.
Tôi thật chả ra gì, sao lại hỏi một đứa bé một chuyện như thế chứ?
Sự vô tâm của tôi thật là vớ vẩn, điều này làm tôi áy náy mãi đến bây giờ!



                                                                                     ==========



Phần nhận xét hiển thị trên trang