Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Nguồn gốc sự thịnh vượng của thế giới


Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? - Nguồn: Deidre N. McCloskey, “How the West (and the Rest) Got Rich“, Wall Street Journal, 20/05/2016 Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? Vì sao, dù Châu Âu luôn thua thiệt so với các châu lục khác nếu so sánh về tài nguyên, nhân lực từ hàng thế kỷ trước lại là nơi bắt đầu của Kỷ Đại Thịnh Vượng?

Thực tế tươi đẹp?

Tại sao con người ngày nay lại giàu có đến vậy? Một người Mỹ trung bình kiếm được 130$ mỗi ngày, nhờ thế Mỹ đã ở trên đỉnh của bảng xếp hạng thu nhập cá nhân. Trung Quốc dừng ở mốc 20$/ngày (trên thực tế, khả năng mua điều chỉnh thu nhập tương đối này đi chút ít) và Ấn Độ là 10$/ngày; ngay cả khi sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội trong những thập kỉ gần đây đã làm giảm thu nhập bình quân của thế giới đi 1$/ngày. Chỉ sau vài kỷ nguyên cải cách kinh tế nữa, các quốc gia còn lại này cũng sẽ trở nên thịnh vượng, và phép thử này đã được minh chứng trong lĩnh vực thương mại.

Trên thực tế, “chúng ta” gần như có thể khẳng định rằng con người ngày càng trở nên giàu có, dựa trên tham chiếu thịnh vượng của bao gồm hầu hết các quốc gia hiện nay (chỉ trừ một số trường hợp buồn).

Hai thế kỉ trước, mức thu nhập bình quân đầu người trên thế giới (theo tỷ giá hiện tại) chỉ khoảng 3$ một ngày. Mức này đã gần như không đổi kể từ thời đồ đá.

Ngày nay con số này là 33$/ngày- cũng là mức hiện tại ở Brazil và là con số người dân Mỹ đã đạt được vào năm 1940. Hơn 200 năm qua, thực tế bình quân đầu người đã tăng lên gấp 10 lần, kể cả ở những quốc gia tệ hại như Chad và Bắc Triều Tiên. Đây là một điều rất tuyệt vời. Hơn thế, ở những nước phát triển thương mại và kinh tế toàn diện như Nhật Bản, Thụy Điển và Hoa Kỳ, mức tăng trưởng đã đạt đến gấp 30 lần.

Và những con số trên không tính đến những cải thiện triệt để từ những năm 1800 trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ thông thường. Những mối quan tâm ngày nay về sự trì trệ của tiền lương thực tế ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển đang bị thổi phồng lên nếu đặt vào để so sánh bối cảnh lịch sử. Như nhà kinh tế học Donald Boudreau và Mark Perry đã lập luận, những số liệu chính thức không tính đến lợi ích thực tế của những tiến bộ vật chất đáng kinh ngạc của chúng ta.

Hãy nhìn đến những thiết bị tân tiến hiện đang dùng trong truyền thông và giải trí được cung cấp cho người dân với mức giá khiêm tốn. Bạn có biết liệu có ai đang có những biểu hiện lâm sàng của chứng trầm cảm? Ngày nay, cô ấy/anh ấy có thể tìm kiếm sự hỗ trợ với nhiều toa thuốc hiệu quả mà đáng tiếc tỷ phú Howard Hughes đã không thể có trong cơn tuyệt vọng của mình. Cần thay thế khớp hông? Năm 1980, cuộc phẫu thuật thử nghiệm đã cơ bản được diễn ra.

Không gì đã xảy ra trước đó 2 thế kỉ ngoạn mục bằng cuộc Kỷ Đại Thịnh Vượng. Thu nhập tăng gấp đôi, các điều kiện sống của con người thường xuyên được nâng cấp 100% vượt xa hào quang Hy Lạp, sự hùng vĩ của đế chế La Mã, Trung Hoa thịnh vượng và đế quốc Mughal Ấn Độ. Nhưng người ta đã sớm trở lại với lối sống khốn cùng với mức thu nhập 3$ như ở Afghanistan hiện nay, hoặc tệ hại hơn thế. Một cuộc cách mạng cải thiện 10,000% mọi sản phẩm từ đồ hộp cho đến thuốc chống trầm cảm đã không hề được nghĩ đến, cho đến khi điều đó xảy ra.

Câu trả lời từ hai nhà tư tưởng lớn

Điều gì khiến nó xảy ra? Những lời giải thích thường đi theo ý thức hệ. Về phía cánh tả tính từ thời kỳ của Marx, câu trả lời sẽ là sự bóc lột. Chủ nghĩa tư bản sau năm 1800 chiếm hữu giá trị thặng dư từ người lao động và đầu tư nó trong bóng tối như những nhà máy của quỷ Satan (Cách hiểu này không thỏa đáng lắm bởi các hình thái xã hội trước đó đều phát triển dựa trên bóc lột – điều gì tạo nên sự khác biệt ở giai đoạn tư bản, trong khi nếu chỉ dựa trên bóc lột thì lại không thể giải thích vì sao cả xã hội đều giàu lên – ND). Về phía cánh hữu, theo ngài Adam Smith, mấu chốt là tiết kiệm chi phí và tích lũy tư bản. Những người miền Tây hoang dã có thể trở nên giàu có như những người Hà Lan với “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái” như Smith đã đạt được vào năm 1776, nếu họ chỉ đơn giản tiết kiệm đủ để tích lũy tư bản.

Gần đây, tuyên bố hiểu một cách mở rộng khẳng định của Smith được đưa ra bởi nhà kinh tế học đoạn giải Nobel Douglass North (và đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công nhận) rằng: liều thuốc tiên thực sự chính là các thể chế. Theo quan điểm này, nếu bạn cung cấp cho các luật sư của một quốc gia những chiếc áo choàng hoàn mỹ và bộ tóc giả màu trắng, bạn sẽ có Thông luật Anh (ý nói việc thể chế hóa các chế định quyền lực, pháp luật được thực hiện một cách hoàn hảo – ND). Luật pháp sẽ được tuân theo, tham nhũng sẽ biến mất, và nhà nước sẽ được vận hành bởi tích lũy tư bản cho đến khi đạt tới “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái”.

Nhưng không có sự giải thích nào là đúng hoàn toàn.

Cần nhưng chưa đủ

Những gì làm nên sự giàu có của thế giới hiện đại chắc chắn không phải là nguồn đánh cắp từ người lao động; hay vốn tích lũy được nhờ lòng nhân đạo, cũng không nhất thiết chỉ phải là những thể chế đã được tôi luyện thường xuyên tạo ra. Tất nhiên cả Tư bản và Nền pháp trị đều rất cần thiết, nhưng nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm không kém.

Tư bản trở nên có hiệu quả nhờ những sáng kiến cải tiến được đưa ra bởi một anh thợ mộc hay một cậu trai đánh điện tín hoặc một thiếu niên điện toán Seattle. Như Matt Ridley đã nhắc đến trong cuốn sách của mình “ Người lạc quan thuần lý” (2010), những gì đã xảy ra hơn 200 năm qua là “những sự kết hợp của các ý tưởng”. Ý tưởng về tuyến xe lửa là sự kết hợp của động cơ hơi nước áp suất cao với những chiếc xe chạy trên đường ray tại các mỏ than. Ý tưởng về máy cắt cỏ là sự kết hợp của một động cơ chạy xăng cỡ nhỏ với một máy gặt cỡ nhỏ. Và còn nhiều nữa, qua mọi thứ có thể tưởng tượng được của các loại phát minh. Sự kết hợp giữa những ý tưởng của những người dân thường đã mang lại sự bùng nổ trong những cải tiến.

Hãy nhìn xung quanh căn phòng của bạn và chú ý đến hàng trăm sản phẩm đã từng là những sáng kiến có từ trước năm 1800: điện nước, hệ thống sưởi và làm mát trung tâm, thảm dệt máy, những cửa sổ rộng hơn bất kỳ sản phẩm nào trước đó nhờ công nghệ sản xuất kính nổi. Hoặc hãy xét đến tích lũy tư bản của bạn khi ở trường đại học, hay sức khỏe của thú cưng từ những lần tới bác sĩ thú y.

Chỉ cần những sáng kiến là đủ. Một khi chúng ta đã có ý tưởng cho đường sắt hay máy điều hòa hay các nghiên cứu hiện đại ở trường đại học, việc tìm kiếm nguồn vốn cho những việc này tương đối đơn giản vì người ta đã nhìn thấy được lợi nhuận từ các ý tưởng đó

Nếu chỉ cần tích lũy tư bản hay nền pháp trị thì Kỷ Đại Thịnh Vượng đáng lẽ đã xảy ra ở vùng Lưỡng Hà vào năm 2000 TCN, ở La Mã vào năm 100 SCN hay ở Baghdad vào năm 800. Cho đến năm 1500, và nhiều khi cho tới năm 1700, Trung Quốc vẫn là đất nước có công nghệ phát triển nhất bấy giờ. Người Trung Quốc đã phát minh ra hệ thống đập ở các kênh rạch để điều tiết dòng nước trước phương Tây cả trăm năm, và ngay cả các con kênh của họ cũng dài hơn hơn bất kỳ con kênh nào ở châu Âu. Khu vực mậu dịch tự do của Trung Quốc và nền pháp trị của họ từng bao la rộng lớn hơn Châu Âu rất nhiều, nơi bị chia rẽ bởi phân quyền cát cứ. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã không xảy ra ở Trung Quốc mà lại xảy ra ở Bắc Âu và hệ quả là cuộc [Đại phát tài] đã diễn ra đầu tiên ở đây.

Tại sao các sáng kiến lại đột ngột kết hợp với nhau tại thời điểm đó và sau đó? Tại sao tất cả mọi thứ đều bắt đầu ở Hà Lan vào những năm 1600 và sau đó là ở Anh vào khoảng năm 1700 rồi đến các thuộc địa Bắc Mỹ tới láng giềng khốn cùng của Anh Quốc là Scothland, và lần lượt đến Bỉ, miền bắc nước Pháp và vùng Rhineland?

Chỉ có thể là tự do

Câu trả lời chỉ có một, đó là hai chữ “tự do”. Con người được giải phóng và trở nên khôn ngoan. Nô lệ, nông nô, phụ nữ lệ thuộc, những con người bị đóng băng trong một hệ thống phân tầng đẳng cấp của các lãnh chúa hay các quan chức thì không thể như vậy. Sau một số tai nạn của nền chính trị châu Âu, ngày càng nhiều người dân châu Âu đã được giải phóng khỏi những giá trị đạo đức lỗi thời cố hữu. Từ cuộc cải cách tôn giáo của Luther, cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại người Tây Ban Nha sau 1568 đến tình hình rối ren ở Anh trong cuộc nội chiến những năm 1640, cho tới những cuộc cách mạng diễn ra ở Mỹ, Pháp, người dân châu Âu đã bắt đầu tin tưởng rằng dân chúng cần được giải phóng để có khoái hoạt. Chúng ta có thể gọi nó là: cuộc sống, tự do và sự mưu cầu hạnh phúc.

Một khái niệm khác bao quát hơn cũng được sử dụng, đó là [sự bình đẳng], đây là thứ không thể đạt được trong một sớm một chiều, và chưa bao giờ hoàn hảo. Chúng ta không bàn đến bình đẳng về kết quả đậm chất “Pháp” của Jean-Jacques Rousseau và Thomas Piketty. Bình đẳng ở đây đậm chất “Scottish” của David Hume và Adam Smith: bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng về phẩm giá xã hội. Nó khiến cho con người táo bạo truy cầu những lợi ích tốt hơn cho bản thân. Như Smith đã viết , bình đẳng là thứ “cho phép mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân theo cách của mình, trên cơ sở bình đẳng, tự do và công lý”.

Bên cạnh đó, một khái niệm có vẻ đáng kinh ngạc để giải thích cho sự thịnh vượng ngày nay là “chủ nghĩa tự do”, vốn có nghĩa gốc là “những gì một người tự do xứng đáng được hưởng”. Chủ nghĩa tự do là một ý tưởng mới.

Một người Anh tên Leveller Richard Rumbold khi đối diện với giá treo cổ đã khẳng định:


“Tôi chắc chắn rằng không người nào được sinh ra với dấu hiệu của Chúa cho phép người đó đứng trên người khác; không ai đi đến thế giới này với chiếc yên ngựa trên lưng, và cũng không ai có thể cưỡi lên đó và bắt anh ta chở mình đi”

Rất ít người trong đám đông tụ tập nhạo báng Rumbold đồng ý với những câu nói đó. Một thế kỉ sau, những nhà tư tưởng cấp tiến như Tome Paine và Mary Wollstonecraft đã đến với ý tưởng này. Hai thế kỉ sau, hầu như người ta đã thực hiện nó. Và Kỷ Đại Thịnh Vượng đã đến với chúng ta như thế.

Nền tự do chật vật

Không phải ai cũng vui vẻ với sự phát triển này và những ý tưởng ngay sau đó. Vào thế kỉ 18, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do như Voltaire và Benjamin Franklin đã can đảm ủng hộ tự do thương mại. Những năm 1830 và 1840, một tầng lớp trí thức phóng khoáng hơn gồm hầu hết những hậu duệ của các nhà tư sản, bắt đầu giễu cợt một cách trịch thượng vào những quyền tự do đã làm giàu cho ông cha họ và giúp họ có thể hưởng thụ những thú vui giải trí. Thế hệ này đã ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng nhà nước độc tài bạo lực để sớm đạt được những điều không tưởng.

Giới trí thức thay vì tập trung vào các quyền chính trị, lại hoài niệm về một thời Trung cổ trong tưởng tượng, tự do trong nền thương mại thô sơ, một thời vàng son phi thị trường nơi tiền thuê và hệ thống phân tầng đẳng cấp ngự trị. Một tầm nhìn bảo thủ và lãng mạn của thời xưa cũ lại phù hợp với giới chóp bu cầm quyền cánh hữu. Cuối thế kỉ 19, dưới sự ảnh hưởng của một diễn giải khoa học, các quyền con người gắn liền với học thuyết xã hội Darwin và thuyết ưu sinh[1] bị hạ thấp giá trị của tự do và nhân phẩm của người dân nhằm nâng cao sứ mệnh của quốc gia lên trên cá nhân, từ đó đề xuất chủ nghĩa thực dân, cấm vận bắt buộc và quyền năng thanh tẩy của chiến tranh.

Trong khi đó, một bộ phận trí thức cánh tả đã phát triển một ý tưởng phi tự do rằng sáng kiến không làm nên gì cả. Phe này khẳng định điều quan trọng đối với sự tiến bộ là những cơn thủy triều không ngừng của lịch sử, với sự giúp sức của các cuộc biểu tình, cuộc đình công hay cuộc cách mạng nhằm vào giai cấp tư sản ác ôn xảy ra một cách tự nhiên. Sau đó, trong chủ nghĩa xã hội châu Âu và chủ nghĩa cấp tiến Mỹ, cánh Tả đề xuất bãi bỏ quyền tự do tư sản đối với thịt, đường và thép bằng cách thu thập chúng theo quy định, thông qua các nghiệp đoàn, hoặc kế hoạch hóa tập trung hay tập thể hóa tất cả các công ty độc quyền thành một tổ chức độc quyền tối cao là Nhà nước.

Sai lầm của chủ nghĩa xã hội

Trong khi những tư tưởng này khuấy động sâu sắc giới trí thức châu Âu, tầng lớp tư sản thương mại, bị khinh thường bởi cả phe cánh tả và cánh hữu lẫn phe trung dung, đã kiến tạo nên Kỷ Đại Thịnh Vượng và thế giới hiện đại. Kỷ Đại Thịnh Vượng đã cải thiện một cách quy mô cuộc sống của chúng ta. Khi làm được điều này, nó đã chứng minh cả học thuyết xã hội Darwin và chủ nghĩa kinh tế Marxism đã sai lầm. Các chủng tộc, dân tộc, tầng lớp bị cho là thấp kém đã được chứng minh họ vốn không như thế. Giai cấp vô sản bị bóc lột không những không bị đưa vào lao khổ mà còn được làm giàu. Hóa ra người ta không cần phải chịu sự chỉ đạo từ cấp trên, và khi được khen ngợi và độc lập một mình, họ trở nên cực kì sáng tạo.

Kỷ Đại Thịnh Vượng là sự kiện kinh thiên động địa nhất kể từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa lịch sử hơn cả những thăng trầm của các đế quốc hay của các cuộc đấu tranh giai cấp từ trước đến nay.


Chủ nghĩa Đế quốc không làm cho nước Anh trở nên giàu có. Sự thành công của nước Mỹ không phụ thuộc vào chế độ nô lệ. Cường quyền không dẫn tới sung túc, và bóc lột không phải là động cơ của sự giàu có. Sự tiến bộ hướng tới bình đẳng kết quả kiểu Pháp đã thành công không phải nhờ vào thuế má và sự tái phân phối mà là nhờ vào những quan điểm khác nhau về sự bình đẳng của những người Scotland. Động cơ thực sự là việc mở rộng ý thức hệ của chủ nghĩa tự do cổ điển.

Kỷ Đại Thịnh Vượng đã tái khởi động lịch sử. Nó sẽ kết thúc đói nghèo. Và thực sự điều đó đã xảy ra ở một số quốc gia. Trung Quốc và Ấn Độ đã thông qua một số điều kiện tự do kinh tế, và đang bùng nổ tăng trưởng. Brazil, Nga và Nam Mỹ, những quốc gia ưu ái kinh tế kế hoạch hóa, bảo hộ mậu dịch và những sân chơi bình đẳng, hiện đang chững lại.

Các nhà kinh tế học và sử học cánh tả, hữu và trung dung không thể giải thích về cuộc cách mạng thịnh vượng. Có thể thứ khoa học của họ cần được cải tiến, hướng tới “humanomics” một cách nghiêm túc. Humanomics không từ bỏ các giao dịch chứng khoán, nhập khẩu, hay bài toán về sự co dãn của nhu cầu, hay các thống kê phân tích hồi quy. Mà nó bổ sung thêm những nghiên cứu về từ ngữ cũng như ý nghĩa của chúng, đóng góp tuyệt vời cho sự thịnh vượng của chúng ta.

Phải thật cẩn trọng khi đưa ra những chính sách công cho cuộc cách mạng này. Như Adam Smith đã nói “sẽ là đỉnh điểm của sự ngạo mạn… khi những nhà quân chủ và cận thần của mình giả vờ bảo vệ cho kinh tế tư nhân.” Chúng ta chắc chắn có thể tự đánh thuế để giúp đỡ người nghèo. Chính Smith đã chìa bàn tay tự do cho những người lao khổ. Chủ nghĩa tự do của người Cơ đốc giáo, hay Do Thái giáo, Hồi giáo hoặc Ấn độ giáo đã nói lên điều đó.

Nhưng cần lưu ý rằng, 95% sự phát tài của những người nghèo kể từ năm 1800 không phải nhờ vào sự ban phát từ thiện mà thường là sản phẩm của một nền kinh tế hiệu quả.

Dân biểu đến từ đảng Cộng Hòa ở Kentucky Thomas Massie đã đúng khi phát biểu với tạp chí Reason năm ngoái: “Khi người ta hỏi [Thế hệ con cháu sẽ khá hơn chúng ta chứ?], tôi trả lời [Sẽ, nhưng điều đó không dựa vào các chính trị gia, mà là các kỹ sư]”

Tôi còn cho rằng, sự thịnh vượng cũng đến từ các doanh nhân mua rẻ bán hời, người thợ làm tóc nhận ra cơ hội kinh doanh cửa hàng mới, những người buôn dầu thô vui vẻ đến từ North Dakota và tất cả những ai đồng thuận với những thỏa thuận tư sản cơ bản: Hãy để tôi nắm bắt cơ hội phát triển nền kinh tế, điều đã được chứng minh trong thương mại, và tôi sẽ làm cho tất cả chúng ta trở nên giàu có.

Tiến sĩ McCloskey là một giáo sư thỉnh giảng về kinh tế, lịch sử, Anh ngữ và giao tiếp tại Đại học Illinois ở Chicago. Bài tiểu luận này được chuyển thể từ cuốn sách mới của cô “Tư bản bình đẳng: Các sáng kiến chứ không phải tư bản hay các thể chế đã làm thế giới trở nên thịnh vượng như thế nào”, xuất bản bởi Tạp San Đại học Chicago.

[1] Thuyết ưu sinh là “khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số”, thường là dân số loài người. Thuyết ưu sinh rất nổi tiếng vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Vào giữa thế kỷ 20 thuyết ưu sinh không còn phổ biến do dính dáng tới Đức Quốc xã. Cả công chúng và vài thành tố của cộng đồng khoa học đều gắn thuyết ưu sinh với những hành động lạm dụng của Phát xít như, “rửa sạch chủng tộc”, thí nghiệm trên người và tiêu diệt các nhóm dân tộc “không mong muốn”. Tuy nhiên, sự phát triển của các công nghệ gen và công nghệ nhân bản vào cuối thế kỷ 20 đã đặt ra nhiều câu hỏi về ý nghĩa của thuyết ưu sinh và vấn đề đạo đức của nó trong thời hiện đại, lại làm trỗi dậy những mối quan tâm về thuyết ưu sinh – theo Wikipedia.

Nguồn: Luatkhoa.org- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/07/31/nguon-goc-su-thinh-vuong-cua-the-gioi/#sthash.YxRpzHjB.dpuf




Nguồn: Deidre N. McCloskey, “How the West (and the Rest) Got Rich“, Wall Street Journal, 20/05/2016

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? Vì sao, dù Châu Âu luôn thua thiệt so với các châu lục khác nếu so sánh về tài nguyên, nhân lực từ hàng thế kỷ trước lại là nơi bắt đầu của Kỷ Đại Thịnh Vượng?

Thực tế tươi đẹp?

Tại sao con người ngày nay lại giàu có đến vậy? Một người Mỹ trung bình kiếm được 130$ mỗi ngày, nhờ thế Mỹ đã ở trên đỉnh của bảng xếp hạng thu nhập cá nhân. Trung Quốc dừng ở mốc 20$/ngày (trên thực tế, khả năng mua điều chỉnh thu nhập tương đối này đi chút ít) và Ấn Độ là 10$/ngày; ngay cả khi sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội trong những thập kỉ gần đây đã làm giảm thu nhập bình quân của thế giới đi 1$/ngày. Chỉ sau vài kỷ nguyên cải cách kinh tế nữa, các quốc gia còn lại này cũng sẽ trở nên thịnh vượng, và phép thử này đã được minh chứng trong lĩnh vực thương mại.

Trên thực tế, “chúng ta” gần như có thể khẳng định rằng con người ngày càng trở nên giàu có, dựa trên tham chiếu thịnh vượng của bao gồm hầu hết các quốc gia hiện nay (chỉ trừ một số trường hợp buồn).

Hai thế kỉ trước, mức thu nhập bình quân đầu người trên thế giới (theo tỷ giá hiện tại) chỉ khoảng 3$ một ngày. Mức này đã gần như không đổi kể từ thời đồ đá.

Ngày nay con số này là 33$/ngày- cũng là mức hiện tại ở Brazil và là con số người dân Mỹ đã đạt được vào năm 1940. Hơn 200 năm qua, thực tế bình quân đầu người đã tăng lên gấp 10 lần, kể cả ở những quốc gia tệ hại như Chad và Bắc Triều Tiên. Đây là một điều rất tuyệt vời. Hơn thế, ở những nước phát triển thương mại và kinh tế toàn diện như Nhật Bản, Thụy Điển và Hoa Kỳ, mức tăng trưởng đã đạt đến gấp 30 lần.

Và những con số trên không tính đến những cải thiện triệt để từ những năm 1800 trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ thông thường. Những mối quan tâm ngày nay về sự trì trệ của tiền lương thực tế ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển đang bị thổi phồng lên nếu đặt vào để so sánh bối cảnh lịch sử. Như nhà kinh tế học Donald Boudreau và Mark Perry đã lập luận, những số liệu chính thức không tính đến lợi ích thực tế của những tiến bộ vật chất đáng kinh ngạc của chúng ta.

Hãy nhìn đến những thiết bị tân tiến hiện đang dùng trong truyền thông và giải trí được cung cấp cho người dân với mức giá khiêm tốn. Bạn có biết liệu có ai đang có những biểu hiện lâm sàng của chứng trầm cảm? Ngày nay, cô ấy/anh ấy có thể tìm kiếm sự hỗ trợ với nhiều toa thuốc hiệu quả mà đáng tiếc tỷ phú Howard Hughes đã không thể có trong cơn tuyệt vọng của mình. Cần thay thế khớp hông? Năm 1980, cuộc phẫu thuật thử nghiệm đã cơ bản được diễn ra.

Không gì đã xảy ra trước đó 2 thế kỉ ngoạn mục bằng cuộc Kỷ Đại Thịnh Vượng. Thu nhập tăng gấp đôi, các điều kiện sống của con người thường xuyên được nâng cấp 100% vượt xa hào quang Hy Lạp, sự hùng vĩ của đế chế La Mã, Trung Hoa thịnh vượng và đế quốc Mughal Ấn Độ. Nhưng người ta đã sớm trở lại với lối sống khốn cùng với mức thu nhập 3$ như ở Afghanistan hiện nay, hoặc tệ hại hơn thế. Một cuộc cách mạng cải thiện 10,000% mọi sản phẩm từ đồ hộp cho đến thuốc chống trầm cảm đã không hề được nghĩ đến, cho đến khi điều đó xảy ra.

Câu trả lời từ hai nhà tư tưởng lớn

Điều gì khiến nó xảy ra? Những lời giải thích thường đi theo ý thức hệ. Về phía cánh tả tính từ thời kỳ của Marx, câu trả lời sẽ là sự bóc lột. Chủ nghĩa tư bản sau năm 1800 chiếm hữu giá trị thặng dư từ người lao động và đầu tư nó trong bóng tối như những nhà máy của quỷ Satan (Cách hiểu này không thỏa đáng lắm bởi các hình thái xã hội trước đó đều phát triển dựa trên bóc lột – điều gì tạo nên sự khác biệt ở giai đoạn tư bản, trong khi nếu chỉ dựa trên bóc lột thì lại không thể giải thích vì sao cả xã hội đều giàu lên – ND). Về phía cánh hữu, theo ngài Adam Smith, mấu chốt là tiết kiệm chi phí và tích lũy tư bản. Những người miền Tây hoang dã có thể trở nên giàu có như những người Hà Lan với “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái” như Smith đã đạt được vào năm 1776, nếu họ chỉ đơn giản tiết kiệm đủ để tích lũy tư bản.

Gần đây, tuyên bố hiểu một cách mở rộng khẳng định của Smith được đưa ra bởi nhà kinh tế học đoạn giải Nobel Douglass North (và đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công nhận) rằng: liều thuốc tiên thực sự chính là các thể chế. Theo quan điểm này, nếu bạn cung cấp cho các luật sư của một quốc gia những chiếc áo choàng hoàn mỹ và bộ tóc giả màu trắng, bạn sẽ có Thông luật Anh (ý nói việc thể chế hóa các chế định quyền lực, pháp luật được thực hiện một cách hoàn hảo – ND). Luật pháp sẽ được tuân theo, tham nhũng sẽ biến mất, và nhà nước sẽ được vận hành bởi tích lũy tư bản cho đến khi đạt tới “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái”.

Nhưng không có sự giải thích nào là đúng hoàn toàn.

Cần nhưng chưa đủ

Những gì làm nên sự giàu có của thế giới hiện đại chắc chắn không phải là nguồn đánh cắp từ người lao động; hay vốn tích lũy được nhờ lòng nhân đạo, cũng không nhất thiết chỉ phải là những thể chế đã được tôi luyện thường xuyên tạo ra. Tất nhiên cả Tư bản và Nền pháp trị đều rất cần thiết, nhưng nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm không kém.

Tư bản trở nên có hiệu quả nhờ những sáng kiến cải tiến được đưa ra bởi một anh thợ mộc hay một cậu trai đánh điện tín hoặc một thiếu niên điện toán Seattle. Như Matt Ridley đã nhắc đến trong cuốn sách của mình “ Người lạc quan thuần lý” (2010), những gì đã xảy ra hơn 200 năm qua là “những sự kết hợp của các ý tưởng”. Ý tưởng về tuyến xe lửa là sự kết hợp của động cơ hơi nước áp suất cao với những chiếc xe chạy trên đường ray tại các mỏ than. Ý tưởng về máy cắt cỏ là sự kết hợp của một động cơ chạy xăng cỡ nhỏ với một máy gặt cỡ nhỏ. Và còn nhiều nữa, qua mọi thứ có thể tưởng tượng được của các loại phát minh. Sự kết hợp giữa những ý tưởng của những người dân thường đã mang lại sự bùng nổ trong những cải tiến.

Hãy nhìn xung quanh căn phòng của bạn và chú ý đến hàng trăm sản phẩm đã từng là những sáng kiến có từ trước năm 1800: điện nước, hệ thống sưởi và làm mát trung tâm, thảm dệt máy, những cửa sổ rộng hơn bất kỳ sản phẩm nào trước đó nhờ công nghệ sản xuất kính nổi. Hoặc hãy xét đến tích lũy tư bản của bạn khi ở trường đại học, hay sức khỏe của thú cưng từ những lần tới bác sĩ thú y.

Chỉ cần những sáng kiến là đủ. Một khi chúng ta đã có ý tưởng cho đường sắt hay máy điều hòa hay các nghiên cứu hiện đại ở trường đại học, việc tìm kiếm nguồn vốn cho những việc này tương đối đơn giản vì người ta đã nhìn thấy được lợi nhuận từ các ý tưởng đó

Nếu chỉ cần tích lũy tư bản hay nền pháp trị thì Kỷ Đại Thịnh Vượng đáng lẽ đã xảy ra ở vùng Lưỡng Hà vào năm 2000 TCN, ở La Mã vào năm 100 SCN hay ở Baghdad vào năm 800. Cho đến năm 1500, và nhiều khi cho tới năm 1700, Trung Quốc vẫn là đất nước có công nghệ phát triển nhất bấy giờ. Người Trung Quốc đã phát minh ra hệ thống đập ở các kênh rạch để điều tiết dòng nước trước phương Tây cả trăm năm, và ngay cả các con kênh của họ cũng dài hơn hơn bất kỳ con kênh nào ở châu Âu. Khu vực mậu dịch tự do của Trung Quốc và nền pháp trị của họ từng bao la rộng lớn hơn Châu Âu rất nhiều, nơi bị chia rẽ bởi phân quyền cát cứ. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã không xảy ra ở Trung Quốc mà lại xảy ra ở Bắc Âu và hệ quả là cuộc [Đại phát tài] đã diễn ra đầu tiên ở đây.

Tại sao các sáng kiến lại đột ngột kết hợp với nhau tại thời điểm đó và sau đó? Tại sao tất cả mọi thứ đều bắt đầu ở Hà Lan vào những năm 1600 và sau đó là ở Anh vào khoảng năm 1700 rồi đến các thuộc địa Bắc Mỹ tới láng giềng khốn cùng của Anh Quốc là Scothland, và lần lượt đến Bỉ, miền bắc nước Pháp và vùng Rhineland?

Chỉ có thể là tự do

Câu trả lời chỉ có một, đó là hai chữ “tự do”. Con người được giải phóng và trở nên khôn ngoan. Nô lệ, nông nô, phụ nữ lệ thuộc, những con người bị đóng băng trong một hệ thống phân tầng đẳng cấp của các lãnh chúa hay các quan chức thì không thể như vậy. Sau một số tai nạn của nền chính trị châu Âu, ngày càng nhiều người dân châu Âu đã được giải phóng khỏi những giá trị đạo đức lỗi thời cố hữu. Từ cuộc cải cách tôn giáo của Luther, cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại người Tây Ban Nha sau 1568 đến tình hình rối ren ở Anh trong cuộc nội chiến những năm 1640, cho tới những cuộc cách mạng diễn ra ở Mỹ, Pháp, người dân châu Âu đã bắt đầu tin tưởng rằng dân chúng cần được giải phóng để có khoái hoạt. Chúng ta có thể gọi nó là: cuộc sống, tự do và sự mưu cầu hạnh phúc.

Một khái niệm khác bao quát hơn cũng được sử dụng, đó là [sự bình đẳng], đây là thứ không thể đạt được trong một sớm một chiều, và chưa bao giờ hoàn hảo. Chúng ta không bàn đến bình đẳng về kết quả đậm chất “Pháp” của Jean-Jacques Rousseau và Thomas Piketty. Bình đẳng ở đây đậm chất “Scottish” của David Hume và Adam Smith: bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng về phẩm giá xã hội. Nó khiến cho con người táo bạo truy cầu những lợi ích tốt hơn cho bản thân. Như Smith đã viết , bình đẳng là thứ “cho phép mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân theo cách của mình, trên cơ sở bình đẳng, tự do và công lý”.

Bên cạnh đó, một khái niệm có vẻ đáng kinh ngạc để giải thích cho sự thịnh vượng ngày nay là “chủ nghĩa tự do”, vốn có nghĩa gốc là “những gì một người tự do xứng đáng được hưởng”. Chủ nghĩa tự do là một ý tưởng mới.

Một người Anh tên Leveller Richard Rumbold khi đối diện với giá treo cổ đã khẳng định:


“Tôi chắc chắn rằng không người nào được sinh ra với dấu hiệu của Chúa cho phép người đó đứng trên người khác; không ai đi đến thế giới này với chiếc yên ngựa trên lưng, và cũng không ai có thể cưỡi lên đó và bắt anh ta chở mình đi”

Rất ít người trong đám đông tụ tập nhạo báng Rumbold đồng ý với những câu nói đó. Một thế kỉ sau, những nhà tư tưởng cấp tiến như Tome Paine và Mary Wollstonecraft đã đến với ý tưởng này. Hai thế kỉ sau, hầu như người ta đã thực hiện nó. Và Kỷ Đại Thịnh Vượng đã đến với chúng ta như thế.

Nền tự do chật vật

Không phải ai cũng vui vẻ với sự phát triển này và những ý tưởng ngay sau đó. Vào thế kỉ 18, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do như Voltaire và Benjamin Franklin đã can đảm ủng hộ tự do thương mại. Những năm 1830 và 1840, một tầng lớp trí thức phóng khoáng hơn gồm hầu hết những hậu duệ của các nhà tư sản, bắt đầu giễu cợt một cách trịch thượng vào những quyền tự do đã làm giàu cho ông cha họ và giúp họ có thể hưởng thụ những thú vui giải trí. Thế hệ này đã ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng nhà nước độc tài bạo lực để sớm đạt được những điều không tưởng.

Giới trí thức thay vì tập trung vào các quyền chính trị, lại hoài niệm về một thời Trung cổ trong tưởng tượng, tự do trong nền thương mại thô sơ, một thời vàng son phi thị trường nơi tiền thuê và hệ thống phân tầng đẳng cấp ngự trị. Một tầm nhìn bảo thủ và lãng mạn của thời xưa cũ lại phù hợp với giới chóp bu cầm quyền cánh hữu. Cuối thế kỉ 19, dưới sự ảnh hưởng của một diễn giải khoa học, các quyền con người gắn liền với học thuyết xã hội Darwin và thuyết ưu sinh[1] bị hạ thấp giá trị của tự do và nhân phẩm của người dân nhằm nâng cao sứ mệnh của quốc gia lên trên cá nhân, từ đó đề xuất chủ nghĩa thực dân, cấm vận bắt buộc và quyền năng thanh tẩy của chiến tranh.

Trong khi đó, một bộ phận trí thức cánh tả đã phát triển một ý tưởng phi tự do rằng sáng kiến không làm nên gì cả. Phe này khẳng định điều quan trọng đối với sự tiến bộ là những cơn thủy triều không ngừng của lịch sử, với sự giúp sức của các cuộc biểu tình, cuộc đình công hay cuộc cách mạng nhằm vào giai cấp tư sản ác ôn xảy ra một cách tự nhiên. Sau đó, trong chủ nghĩa xã hội châu Âu và chủ nghĩa cấp tiến Mỹ, cánh Tả đề xuất bãi bỏ quyền tự do tư sản đối với thịt, đường và thép bằng cách thu thập chúng theo quy định, thông qua các nghiệp đoàn, hoặc kế hoạch hóa tập trung hay tập thể hóa tất cả các công ty độc quyền thành một tổ chức độc quyền tối cao là Nhà nước.

Sai lầm của chủ nghĩa xã hội

Trong khi những tư tưởng này khuấy động sâu sắc giới trí thức châu Âu, tầng lớp tư sản thương mại, bị khinh thường bởi cả phe cánh tả và cánh hữu lẫn phe trung dung, đã kiến tạo nên Kỷ Đại Thịnh Vượng và thế giới hiện đại. Kỷ Đại Thịnh Vượng đã cải thiện một cách quy mô cuộc sống của chúng ta. Khi làm được điều này, nó đã chứng minh cả học thuyết xã hội Darwin và chủ nghĩa kinh tế Marxism đã sai lầm. Các chủng tộc, dân tộc, tầng lớp bị cho là thấp kém đã được chứng minh họ vốn không như thế. Giai cấp vô sản bị bóc lột không những không bị đưa vào lao khổ mà còn được làm giàu. Hóa ra người ta không cần phải chịu sự chỉ đạo từ cấp trên, và khi được khen ngợi và độc lập một mình, họ trở nên cực kì sáng tạo.

Kỷ Đại Thịnh Vượng là sự kiện kinh thiên động địa nhất kể từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa lịch sử hơn cả những thăng trầm của các đế quốc hay của các cuộc đấu tranh giai cấp từ trước đến nay.


Chủ nghĩa Đế quốc không làm cho nước Anh trở nên giàu có. Sự thành công của nước Mỹ không phụ thuộc vào chế độ nô lệ. Cường quyền không dẫn tới sung túc, và bóc lột không phải là động cơ của sự giàu có. Sự tiến bộ hướng tới bình đẳng kết quả kiểu Pháp đã thành công không phải nhờ vào thuế má và sự tái phân phối mà là nhờ vào những quan điểm khác nhau về sự bình đẳng của những người Scotland. Động cơ thực sự là việc mở rộng ý thức hệ của chủ nghĩa tự do cổ điển.

Kỷ Đại Thịnh Vượng đã tái khởi động lịch sử. Nó sẽ kết thúc đói nghèo. Và thực sự điều đó đã xảy ra ở một số quốc gia. Trung Quốc và Ấn Độ đã thông qua một số điều kiện tự do kinh tế, và đang bùng nổ tăng trưởng. Brazil, Nga và Nam Mỹ, những quốc gia ưu ái kinh tế kế hoạch hóa, bảo hộ mậu dịch và những sân chơi bình đẳng, hiện đang chững lại.

Các nhà kinh tế học và sử học cánh tả, hữu và trung dung không thể giải thích về cuộc cách mạng thịnh vượng. Có thể thứ khoa học của họ cần được cải tiến, hướng tới “humanomics” một cách nghiêm túc. Humanomics không từ bỏ các giao dịch chứng khoán, nhập khẩu, hay bài toán về sự co dãn của nhu cầu, hay các thống kê phân tích hồi quy. Mà nó bổ sung thêm những nghiên cứu về từ ngữ cũng như ý nghĩa của chúng, đóng góp tuyệt vời cho sự thịnh vượng của chúng ta.

Phải thật cẩn trọng khi đưa ra những chính sách công cho cuộc cách mạng này. Như Adam Smith đã nói “sẽ là đỉnh điểm của sự ngạo mạn… khi những nhà quân chủ và cận thần của mình giả vờ bảo vệ cho kinh tế tư nhân.” Chúng ta chắc chắn có thể tự đánh thuế để giúp đỡ người nghèo. Chính Smith đã chìa bàn tay tự do cho những người lao khổ. Chủ nghĩa tự do của người Cơ đốc giáo, hay Do Thái giáo, Hồi giáo hoặc Ấn độ giáo đã nói lên điều đó.

Nhưng cần lưu ý rằng, 95% sự phát tài của những người nghèo kể từ năm 1800 không phải nhờ vào sự ban phát từ thiện mà thường là sản phẩm của một nền kinh tế hiệu quả.

Dân biểu đến từ đảng Cộng Hòa ở Kentucky Thomas Massie đã đúng khi phát biểu với tạp chí Reason năm ngoái: “Khi người ta hỏi [Thế hệ con cháu sẽ khá hơn chúng ta chứ?], tôi trả lời [Sẽ, nhưng điều đó không dựa vào các chính trị gia, mà là các kỹ sư]”

Tôi còn cho rằng, sự thịnh vượng cũng đến từ các doanh nhân mua rẻ bán hời, người thợ làm tóc nhận ra cơ hội kinh doanh cửa hàng mới, những người buôn dầu thô vui vẻ đến từ North Dakota và tất cả những ai đồng thuận với những thỏa thuận tư sản cơ bản: Hãy để tôi nắm bắt cơ hội phát triển nền kinh tế, điều đã được chứng minh trong thương mại, và tôi sẽ làm cho tất cả chúng ta trở nên giàu có.

Tiến sĩ McCloskey là một giáo sư thỉnh giảng về kinh tế, lịch sử, Anh ngữ và giao tiếp tại Đại học Illinois ở Chicago. Bài tiểu luận này được chuyển thể từ cuốn sách mới của cô “Tư bản bình đẳng: Các sáng kiến chứ không phải tư bản hay các thể chế đã làm thế giới trở nên thịnh vượng như thế nào”, xuất bản bởi Tạp San Đại học Chicago.

[1] Thuyết ưu sinh là “khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số”, thường là dân số loài người. Thuyết ưu sinh rất nổi tiếng vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Vào giữa thế kỷ 20 thuyết ưu sinh không còn phổ biến do dính dáng tới Đức Quốc xã. Cả công chúng và vài thành tố của cộng đồng khoa học đều gắn thuyết ưu sinh với những hành động lạm dụng của Phát xít như, “rửa sạch chủng tộc”, thí nghiệm trên người và tiêu diệt các nhóm dân tộc “không mong muốn”. Tuy nhiên, sự phát triển của các công nghệ gen và công nghệ nhân bản vào cuối thế kỷ 20 đã đặt ra nhiều câu hỏi về ý nghĩa của thuyết ưu sinh và vấn đề đạo đức của nó trong thời hiện đại, lại làm trỗi dậy những mối quan tâm về thuyết ưu sinh – theo Wikipedia.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIẾT HAY KHÔNG VIẾT?


Truyện ngắn HG 

Thằng Chuếch cháu nội lão Đợi gọi tôi bằng ông trẻ, là chỗ họ hàng xa. Nó tướng xà, mình

uốn éo, mắt một mí, con ngươi nhỏ nhưng linh hoạt như mắt rắn. Một tý tuổi nhưng gặp may hết cỡ.

Tuy không phải con ông cháu cha, chả có ai làm quan lớn, quan nhỏ, nhưng nhà nó là đại gia đứng đầu tỉnh. Vừa ra trường xong là đã có việc làm, xế hộp hơn bốn tỷ. Được cái giọng nói dễ nghe, ra dáng con nhà danh gia vọng tộc.

Dưng mờ tôi e, tuổi Tân Mùi của nó về sau sẽ chẳng ra gì. Tuổi ấy thiếu thời còn được, càng về sau chắc khó bề may mắn, sung sướng mãi, ấy là theo tử vi và kinh nghiệm qua một số người lớp trước có tuổi ấy, theo nhận xét của ông nội nó. Điều này Lão Đợi nói nhỏ với tôi hôm ăn mừng nó nhận công tác. Một công việc cử nhân, tiến sĩ con nhà nghèo túng nào đó có nằm mơ cũng không được!

Họ lấy đâu ra năm “củ”? Nửa tỷ chứ phải ít đâu? Chính vì lo lắng cho nó như thế, lão Đợi dặn nó rất kỹ lưỡng. Lão bảo “hiếm có nhà nào phúc hưởng đến ba đời. Đến lượt nó, họ Hoàng đã hưởng đại phú, đại lộc đến lượt thứ ba rồi. Thịnh mãi phải đến lúc suy. Phải lấy chữ đức làm đầu mới mong có được bền vững, trường tồn”.

Chả biết ra ngoài đời nó cư xử với người khác thế nào? Mỗi lần gặp tôi nó vẫn ngoan, ý tứ lắm.

 

Dự định đến cuối tháng chúng tôi mới về dự lễ khánh thành một công trình nho nhỏ ở đất Tục Lâm, nơi có huyệt đất tốt từ ngàn xưa. Nơi Vua Hùng chả nhớ đời thứ mấy mấy.. đã từng đến thưởng ngoạn cảnh non nước tang bồng. Cả ngay khi hai Vua Bà dấy binh tụ nghĩa cứu nước cũng từng đến đây thành kính dâng hương ở cái am nhỏ, sau này được dựng miếu thờ. Dấu tích còn đến tận thời bây giờ. Huyệt đất ấy xưa kia mấy lần Cao Biền định trấn yểm nhưng không thành vì trong vùng có thầy phù thủy cao tay vốn là con dân đất này hóa giải.

 

Lão Đợi là nhà tài trợ, góp thêm chút tiền kha khá vào số vốn từ thượng tầng cấp xuống cho địa phương. Người ta đã báo trước lên, mời lão về dự và lão hẹn với tôi hôm ấy, tháng ấy..cùng nhau về, nhớ mang máy ảnh tôn tốt chụp cho lão vài pô kỷ niệm. ( Đương nhiên ở địa phương thợ ảnh không thiếu, nhưng chuẩn bị trước, chủ động từ nhà vẫn hơn, lão bảo vậy).

Ờ đi thì đi, mấy khi được đại gia mời?

Đột nhiên, mới sáng sớm lão gọi điện báo thay đổi là chuyến đi về Tục khởi hành ngay từ ngày hôm nay.

      Khi tôi đến lão Đợi đã đứng ngoài cửa. Thằng Chuếch cháu lão đang vòng xe quay đầu. Xế hộp của nó cỡ nhỏ, đổi hướng không đến nỗi khó, muốn quay đầu chả cần lùi, ra vào chỗ nào cũng dễ, kể cả đường hẹp, lối ngõ quanh co.

Không hiểu tại sao đường ở quê lão tiếng là dưới đồng bằng vẫn nhiều dốc ngoắt ngéo khó đi như thế? Đi rồi mới biết vì sao lão bảo Thằng Chuyếch lấy xe của nó chứ không bảo người khác. Nhà lão đâu có thiếu loại xe gì? Chọn xe nhỏ là có lý của nó. Sau này tôi có hỏi và được lão giải thích: Quê lão có một quy định thành nếp, bất thành văn là giữ truyền thống cũ. Đường xá, bờ tre lối xóm ngày xưa thế nào cứ giữ nguyên như thế. Nhà cửa có anh xây lầu bốn năm tầng, đường vẫn vòng vèo, quanh co vừa dốc vừa hẹp như thời bao cấp. Tôi chả dám bàn gì về chuyện này. Chắc là nó có cái lý của nó. Mình ở xa đến biết gì mà tham gia, ý kiến ý cò?

Lúc chuẩn bị đi lão có vẻ vội. Thậm chí không cả mời tôi vào nhà uống miếng nước. Chưa kịp hỏi lão mục đích, hành trình chuyến đi này? Điều này làm tôi thấy mình bị động và không khỏi băn khoăn.

Chợt hiểu: Người giàu cần phải sang, cần tăm tiếng như thế nào?

     Người ta cần giàu, có thể một đời, có khi gặp nước, chưa đến nửa đời đã giàu. Nhưng để thành sang có khi tốn đến mấy đời mà vẫn chưa được sang. Điều này cả lão và tôi cùng biết, nên lão mới có chuyến đi này.

Tôi chả là cái gì để làm sang cho lão. Một kẻ nghèo, gàn gàn dở dở nếu không có tiết mục hồi ký, hồi kiếc, chưa chắc lão đã để ý, quan tâm. Lão đưa tôi mấy lần về quê là có dụng ý riêng.

     Lão bảo: “ Phần đầu chú viết tương đối được. Nhưng có vài chi tiết chưa chính xác. Thí dụ có mấy chỗ chú nhầm, “Lốm” viết ra “Khốm”, sai tên địa danh, hướng đình quay sang phía đông chú lại xoay sang hướng bắc.. Anh muốn đưa chú về để chú tham khảo thêm, viết cho thật chính xác. Kẻo mai ngày người ta đọc nghĩ là không phải viết về anh, mà là một người khác..”

Thực ra việc này tôi có chủ ý riêng của mình. Tôi đâu có phải viết thuê, chuyên đi bợ đỡ quan trên, nhà giàu?  Bất chấp tất cả để tô vẽ cho cái cuộc đời đôi khi nhem nhuốc này? Chỉ là cuộc trải nghiệm, trinh sát cuộc sống và học hỏi đôi điều chỗ này chỗ kia, những gì mắt thấy tai nghe. Vì sao nó lại như thế này mà không như thế kia”? Có viết gì chăng nữa là do cái tâm, cái muốn của mình, đâu phải vì chút lợi lộc lão hứa hẹn. Lời hứa của lão, nhiều năm rồi tôi biết, nếu muốn tin cũng chỉ có thể tin phần nào, từ từ mà tin, không vội!

“Vốn sống” dù đúng sai hay dở thế nào mới là cái tôi cần. Không có chuyện hồi ký hồi cót nào ở đây cả.

Chỉ là câu chuyện về một con người, một số phận điển hình của cái thời người ta hay gọi vui là “lá diêu bông” này.

Để khỏi rắc rối và đỡ trình bày, tôi ầm ự cho qua chuyện. Tôi là người viết tự do. Không ai có quyền bắt buộc tôi phải như này, như khác, kể cả lão.

Mà tôi với lão đâu có ràng buộc gì? Không có hợp đồng hợp tác gì trong việc này. Mặc dù lão có hứa “ Khi nào sách in ra, được nhà nước giải thưởng, anh sẽ thưởng gấp đôi, gấp ba cho chú”. Điều này lão thật vớ vẩn. Tôi đâu phải con trẻ để không hiểu ý tứ của lão? Tôi thừa biết lão rộng rãi như thể nào. Lão đâu phải như người ta “Ăn chơi không sợ mưa rơi”. Dẫu lão có trăm ngàn tỉ thì tất cả những con voi còn sống sót trên hành tinh này vẫn cứ không chui qua được lỗ kim, điều này tôi không lạ!

 

Nhưng thôi. Khỏi nói ra điều này. Vừa không cần thiết, lại mất vui mỗi khi gặp nhau. Xét cho cùng điều này cũng chẳng hại gì, còn có cái lợi cho tôi trong công việc. Lão cứ nghĩ theo cách của lão và tôi cứ ngẫm cái sự của tôi cùng một việc, như hai mặt của một vấn đề, thì đã chết ai?

 

Tất nhiên là thằng Chuêch không biết chuyện này. Nó có vẻ băn khoăn. Loáng thoáng nó biết có chuyện viết lách gì về gia đình nó. Bố nó bảo: “Ông già nhiễu sự. Tự nhiên tự lành muốn thiên hạ chú ý chả có lợi gì cho việc làm ăn của cả nhà..” Tập đoàn lâm, khoáng sản bao lâu nay kinh doanh êm ả, thái bình không ai để ý. Không khéo cái danh hão gây trở ngại lớnsau này cũng nên.

Đã là kinh doanh không mấy ai tránh khỏi có điều khuất tất. Lời lãi thịnh vượng cũng từ đấy mà ra. Ngay thẳng minh bạch được mấy người? Có mà hát chẳng đủ nghe, trò vè không đủ xem! Không  gian lận, lậu thuế, thời buổi này có mà ăn cám! Thương trường là chiến trường. Có chiến trường nào không cần giữ bí mật, yếu tố quyết định thành công hay thất bại, đâu phải chuyện đùa?

Các chú nó cũng đồng ý kiến, không ai muốn vạch áo cho người xem lưng, để thiên hạ nhòm ngó vào cái sâu kín của mình cho thêm rắc rối.

Một người sâu sắc, kín đáo như ông nội nó, bỗng dưng giở chứng. Thích được người ta chú ý, đến chỗ nào cũng thích người ta gọi là “đại gia”.

     Hình như con người ta trở về già rất sợ đời sau quên mất công lơn của mình, thích đề cao, tô phóng thành quả, thi vị nó theo khuynh hướng riêng cố hữu, thường quá mức của mình.  Con cái khuyên nhủ thế nào cũng không nghe. Chỉ là bằng mặt mà không bằng lòng, đành phải chiều theo ý kiến ông nội nó, đó là thái độ chung của cả nhà.

Chú nó mặc cả trước với tôi: “ Ông viết gì thì viết, mà tốt nhất là không viết. Đừng để ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bọn này. Khi ấy đừng có trách..”

 Ái dà, ra cái vẻ đe dọa đây.

Thực ra ban đầu lão Đợi đề nghị, tôi cũng không mặn mà cho lắm với chuyện này. Chuyện nhà lão có gì hay ho để mà viết cơ chứ? Chỉ là kiểu người cơ hội, khéo luồn lách và chút mưu mẹo, mánh khóe vặt, một chút ích kỷ, hà tiện gặp thời, câu kết được với kẻ cần câu kết, gặp may chứ giỏi giang gì?

Các đại gia, tỷ phú nước ngoài không nói. Đa phần nước ta đâu có mấy người giàu lên bằng phát minh, sáng tạo, dành dụm nhiều đời? Mấy người đóng góp gì cho đất nước ngoài việc xâm hại tài nguyên môi trường, đục khoét công quỹ mà nên có, nên giàu?

Biểu dương mấy thứ đó chả hóa ra mình khuyến khích đề cao tệ nạn, tiêu cực xã hội mà cả nước đang có phong trào đẩy lui và triệt tiêu nó hay sao?

Định là bỏ qua, chả muốn mất công vào cái việc mình không có hứng. Nhưng một khi đã đe nẹt, lại là chuyện khác. Cái nghề liên quan đến con chữ có cái lợi hại của nó. Kẻ khác muốn trấn áp, đe dọa cũng khó lòng.

Là chuyện hư cấu, tên khác việc khác, có muốn kiện cũng không căn cứ vào đâu để kiện. Còn như dùng bạo lực, xã hội đen chưa hẳn đã rung dọa được ai. Có lắm tiền nhiều của, cũng không dễ lấy của đè người.

Xã hội dù có điên đảo đến đâu vẫn phải có lề có nếp của nó, không thể lấy thúng úp voi, đảo lộn trắng đen, phải trái. Vậy thì sợ gì cơ chứ? Tôi sẽ viết về gia đình đại gia của lão theo cách của tôi, dù lão nghĩ và nói như thế nào.

 

Như đã nói ở trên rồi, chả có ràng buộc cóc khô gì ở đây cả. Biết đâu chả thêm một câu chuyện để mỗi khi rỗi rãi đọc cho bè bạn nghe chơi?

 Điên lên, phải viết bằng được. Cầm bút mà hèn, cầu lợi thiếu gì cách kiếm lợi, cần đến viết vung làm gì?

      Tâm tính, thói quen, cách hành xử của cha con lão Đợi mấy chục năm qua lại, tôi không lạ. Điều mà tôi chưa rõ là thế hệ thứ ba, như thằng Chuếch này có ý nghĩ gì trong đầu? Ham muốn tới đâu?

Không thể hỏi trực tiếp như cánh nhà báo phỏng vấn nhân vật được. Chỉ có thể quan sát, ngẫm nghĩ mới có thể tìm ra lời giải câu hỏi này.

Thằng Chuếch không biết cha mẹ ông bà nó có dặn dò nhắc nhở gì không, có vẻ kín lắm.

 

Xe chạy được mấy chục cây số nó vẫn chả nói câu nào. Đường về quê nó không lạ mà mắt luôn đảo, dán vào màn hình định vị vệ tinh gắn ngay trước mặt. Đường đi tới đâu, hiện rõ đoạn đường tới đó. Khoảng cách từ x đến y, tốc độ..hành trình hướng dẫn.. Kể cả người không biết đường, cũng không cần, không phải hỏi đường. Xe đang chạy quãng song song với một con sông. Màn hình hiện rõ dòng sông xanh uốn khúc như được nhìn thấy từ trên máy bay. Cả ba ngồi trên xe im lặng, không ai nói câu nào. Tôi muốn phá tan sự im lặng:

- Hình như hôm nay đường vắng xe. Thứ bảy mà ít xe đi lại thế này kể cũng lạ?

- Vậy chú không biết à? Nghe nói xăng tăng giá, đám lái xe phản ứng thì phải – Lão Đợi lên tiếng.

 - Không phải đâu ông nội ạ - Thằng Chuếch góp lời – Hai hôm nay có đám tang mẹ bà H. Nên đường mới vắng để nhường đường ưu tiên cho các đoàn thăm viếng. Cơ quan cháu hôm qua cũng vừa mới đi. Cháu chưa bao giờ thấy có đám tang nào lớn như đám tang này. Riêng tiền phúng viếng..

Nghe đến đây, lão Đợi vội cắt lời thằng cháu:

- Chuyện. Người ta là nhân vật lớn, đám làm to là lẽ đương nhiên. Cháu nói với hai ông ở đây thì được, chỗ khác không nên. Đấy là chuyện rất nhạy cảm, không phải lúc nào, ở đâu cũng nhắc đến được, cháu nhớ chưa?

-  Dạ cháu nhớ!

 

Tôi đỡ lời lão. Rằng thì là ba cái chuyện lẻ tẻ ấy đâu có gì quan trọng. Đám hiếu, đám hỉ thời bây giờ chả ai lạ người “ Có điều kiện” tổ chức linh đình như thế nào. Người ta phúng viếng toàn tiền đô chứ không phải hoa quả, bánh trái với cái phong bì lép như nhà dân thường. Chỉ có điều trong hoàn cảnh chung khó khăn hiện nay, nếu có cũng chẳng nên bày vẽ rênh ranh như thế. Khó vào mắt thiên hạ đã đành, về lâu về dài thực chẳng nên. Nói thực với bác nói gì thì nói, đại gia ở xứ ta nặng về phô phang bề ngoài mà thiếu hẳn cái đầu tư chiều sâu..

- Biết thì biết thế, đâu phải cái “biết” nào cũng đem ra cùng biết? Chú là .. mà không hiểu chuyện này ư?

Tôi ngớ người trước câu nói này của lão. Mặc dù vẫn có ý giữ gìn, vậy mà mình lại sơ hở chuyện chả liên quan gì tới mình. Mình chủ quan cho rằng thời buổi công nghệ thông tin chẳng ai giấu được điều gì. Với lại ngày nay xã hội cởi mở hơn, những chuyện đại loại như trên đâu còn là đề tài cấm kỵ?  Chỉ còn vài nước khắc nhược, chuyện đời tư của những nhân vật lớn mới thuộc “bí mật cuốc gia”. Ở nước ta đâu có tồn tại điều này. Miễn là đừng vu khống, bôi nhọ hay xúc phạm đến các vị ấy, còn thông tin về dững cái khác cứ việc vô tư đi. Nhưng mà thôi. Lại thôi, chả nên tranh luận. Mất vui.

Lão Đợi hình như cũng muốn thế, chuyển sang chuyện khác:

- Hôm nay anh sẽ dẫn chú đến thăm hai người trong số những bạn học thời niên thiếu của anh. Toàn những nhân vật lớn cả. Đúng là đất Tục Lâm không hiếm hiền tài. Hiềm nỗi kết cục cuộc đời chẳng ai giống ai..

Điều này là đương nhiên. Người ta mỗi người một phận. Đến như anh em sinh đôi cuộc sống còn còn chả giống nhau, huống chi người đời? Tôi tò mò muốn hỏi thêm, nhưng lão Đại lại lảng sang chuyện khác.

Có thể lão không muốn nói trước, làm cuộc gặp kém hấp dẫn, hoặc muốn dành cho tôi sự bất ngờ chăng?

Trước khi thăm viếng hai nhân vật lớn, chủ đích của chuyến đi, lão bảo thằng cháu lặp lại hành trình hệt như các bận trước. Thoạt tiên là đến ủy ban xã, thăm chủ tịch bí thư. Mặc dù người ta rất bận nhưng các đồng chí ấy đón tiếp niềm nở vồn vã hơn cả mức bình thường. Không hẳn vì lão là cựu công dân của địa phương này, hay cựu giáo chức từng có năm tháng dạy học ở đây.

Cái mà cả đôi bên không hề nói ra nhưng đều ngầm hiểu. Ngay cả những đại gia còn đang sống, đang cư trú ở đây chưa ai hành xử được như lão. Duy nhất có ông Việt kiều ở Mỹ năm ngoái về thăm quê là đóng góp cho quê nhà số tiền gấp đôi số tiền của lão để tu bổ lại đình làng vừa được nhà nước xếp hạng.

Người định cư trong nước thì chưa hề có ai. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, ai cũng hiểu làm được như thế là một cử chỉ hết sức không bình thường và đáng được ghi nhận với lòng biết ơn. Với tôi tôi nể trọng lão hơn vì một lý do khác. Nửa thế kỷ trước lão là con địa chủ đã từng bị tịch biên hết cửa nhà, của nả, bỏ đất này mà đi. Ở đời lấy ơn trả oán không phải ai cũng làm được. Có thể các đồng chí kia thuộc lớp hậu sinh không biết việc này, nhưng tôi biết.

Có đến chục bận lão nhắc đến điều đó khi có ai đó nói chuyện có liên quan về cái thời thống khổ ấy của gia đình lão.

Lần nào cũng vậy, nhắc câu chuyện đó xong, lão kết một câu nôm na theo kiểu quê kiểng rất đặc trưng:” Hòn đất to bao giờ cũng nổi lên trên, bất kể người ta có cày đi, bừa lại thế nào”. Ở trung tâm xã trở ra bất chợt tôi nhớ lại câu nói này của lão. Nó chính xác một cách kinh khủng khiến tôi lặng người một lúc lâu. Thầm phục con người trí lự, hành sự thật cao tay. Nghĩ đến vận hội vần xoay của đời người, của số kiếp. Nghĩ đến một cái gì đó như một trật tự tự nhiên khó thay đổi. Vẫn là chuyện giàu nghèo, bất bình đẳng giai cấp.. Phải chăng qua một hội sáu mươi năm đồng hồ, bánh xe lịch sử lại lăn qua chỗ nó từng qua? Chỉ có điều tên gọi sự vật đã khác và tâm thế con người cũng khác?

Thực ra năm mươi triệu đóng góp xây dựng cho trường mầm non so với tài sản kếch xù của lão chả thấm vào đâu. Chỉ như cái rơi cái vãi. Nhưng ở đời thiếu gì anh giàu có hơn chả bao giờ làm được việc này? Thậm chí có anh đã nứt đố đổ vách còn tham thêm chút của, tiếc rẻ ngoài đời không cần phân vân vun thêm vào cho mình. So với “Đại gia giường bạc tỷ”, “Đại gia gà mạ vàng” Lão xứng đáng được tôn trọng hơn nhiều. Được đi cùng với lão là vinh hạnh bản thân.
Đột nhiên thằng Chuếch cháu lão hỏi:

- Hai ông có muốn lên Tam Đảo một chuyến nhân thể ngày nghỉ cháu đưa đi?

Lão cười hờ hờ, có ý muốn hỏi tôi. Tôi nghĩ ông cháu lão nói thực chứ không phải có ý muốn thử mình về tư cách qua vụ này. Thời bây giờ nhà nghỉ, khách sạn với thành kiến xã hội không còn như các năm trước. Có nhiều người lắm tiền thì cũng phải có chỗ tiêu tiền chẳng có gì khó hiểu. Tôi bảo thôi. Không phải tôi khách sáo hay sợ chịu ơn lão cho việc vui chơi này. Chỉ là tôi không thích, thế thôi. Tự nhiên tự lành đến cái nơi mình đã đến vài ba bận rồi thực chả có gì hứng thú. Cũng lại toàn người với ngưới, với giá cả cực kỳ đắt đỏ. Mất công ngồi xe..

- Chú chả thích thì ta ra đình, rồi tôi ra mộ viếng các cụ..
Ngoài đình đã có lần tôi kể khá chi tiết chả có gì để nói thêm. Nhưng khi đi thăm khu mộ của gia đình lão, tôi đặc biệt chú ý nhưng chịu không phát hiện được chi tiết gì đáng giá. Cũng như các khu mộ khác trong vùng. Khác chăng mỗi dòng họ có khu vực riêng xây tường bao xung quanh. Năm xưa lão về có tu bổ thêm, xây thêm cây hương ở giữa và cái cổng có hai cánh, khóa đóng mở hẳn hoi. Nếu có gì đặc biệt thì là chỗ ổ khóa này. Cả khu nghĩa trang của làng người ta không đóng không khóa. Muốn ra vào chỗ nào cũng được, duy nhất khu mộ nhà lão cẩn thận như thế. Tìm mãi không thấy chìa khóa theo sự chỉ dẫn bằng điện thoại của ông em, lão lẩm nhẩm xin phép các cụ bước qua tường rào xây theo kiểu tượng trưng. Hình như việc này làm lão áy náy. Dọc đường đến nhà đại gia thứ nhất lão có vẻ trầm ngâm, không nói câu nào.

   …Lễ lạt xong, cháu lão lại nhắc lần nữa về việc có nên lên Tam Đảo hay không?

Thực tình mà nói, thằng Chuếch không định làm một phép thử thăm dò. Nó chưa lần nào lên núi Tam đảo, muốn nhân chuyến này đi cho biết đường. Lỡ mai này bạn gái nó có rủ đi thì nó đã biết nơi ấy rồi. Định vị của xe chỉ có thể chỉ dẫn đường đi chứ không chỉ dẫn nơi ăn chốn ở khu du lịch sinh thái như thế nào.

Còn lão Đợi có mát mẻ một chút cũng là lẽ tự nhiên. Như thế người ta uống một lon bia giải khát, hay tách cà phê, chả có gì quan trọng. Lâu lâu đám con của lão vẫn thường thưởng cho bố chúng một chuyến pichsnich như thế, để lão dối già.

Xe chuyển hướng, nhắm tới đại gia thứ nhất.
Chúng tôi đang đứng ngoài khu vườn có tường xây bao khá cao. Chỉ nhìn thấy phần trên khu biệt thự hoành tráng, mái lợp ngói đỏ Hạ Long. Có những con nghê đúc bằng đồng chầu hai bên. Ở chính giữa là ô hình mặt trăng khảm nổi bằng đá quý, nguyên khối.
Chả rõ thực hư thế nào, thấy lão Đợi bảo: “Về phong thủy như thế này là sai. Rồng chầu mặt nguyệt thì đúng, chứ nghê chầu là cái sai lớn. Khi công trình đang làm anh đã góp ý ông ấy không chịu nghe. Giàu có trên nền tảng vô học thiếu và văn hóa quả thực là một tai họa!”
Thấy tôi có vẻ không hiểu, lão bảo để khi về, lão sẽ giải thích vì sao có câu nói như vậy. Vừa lúc cánh cổng đúc bằng gang chợt mở.

Ra đón khách là một người đàn ông ở quãng tuổi chia trung bình giữa tôi và lão Đợi. Nghĩa là không quá già và không còn trẻ, chừng ngoài năm mươi. Người này tai vểnh, bàn tay to, cặp môi mấp máy, gáy phẳng, cổ cực ngắn. Rất khó nói thuộc tuýp người nào? Riêng cặp mắt có nét gì hao hao giống thằng Chuếch cháu lão đợi. Ông ta có giọng nói khàn khàn như người đang bị viêm họng, tiếp chúng tôi một cách ơ hờ, không có ý gì vồn vập, mặn mà.

Trước lúc đến đây lão Đợi có trích ngang về người này một quãng: “Ông này trưởng trạm kiểm lâm, có họ bên ngoại mấy đời với lão. Ông cố nội  ông ấy xưa là bần cố nông được chia hương hỏa cải cách ruộng đất. Khu biệt thự này chính là nền cũ ngôi nhà ngói năm gian nhà lão Đợi ở đến đời thứ mười bị mất.
Năm tháng qua đi chuyện ân oán lâu ngày nhạt dần. Không mấy ai nặng nề chuyện cũ.

Lâu lâu lão đợi về làng vẫn đến chỗ này chơi. Vừa là thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hai là nếu có cơ hội mua lại được chỗ này, dẫu có đắt lão cũng mua.

Lão sẽ cho xây nhà từ đường để con cháu lâu lâu có về thăm quê, thờ cúng tổ tiên có chỗ tụ họp. Nhiều lần như thế trở nên thân thiết, quên hẳn chuyện cũ đã qua của cái thời không mấy người muốn nhắc tới. Vả lại người của thời đó giờ chẳng còn mấy người, lớp trẻ lại không quan tâm.

Chủ nhà bảo khi xây khu biệt thự này con trai ông ta định làm khu du lịch sinh thái. Du lịch nhà vườn. Chỗ này gần sát bờ sông, vị trí cực đẹp. Từ đây ra ngoài thành phố chỉ hơn chục cây số, lại là trung tâm của cả ba khu du lịch tâm linh, nhất cả nước, hiếm có nơi nào có vị thế như vậy.

Nhà nghỉ xây xong. Vườn cây cũng trồng đâu vào đấy, bắt đầu có hoa rồi có quả. Có một số thứ chả đâu bằng .. thì đột ngột anh con trai duy nhất bị bắt. Vụ mấy trăm bánh hêroin bên Bắc Ninh có dính líu đến anh ta. Lo liệu mãi mới qua được cái án tử, nhưng cũng hơn chục năm nữa người trai ấy mới có thể trở về nếu anh ta không bị chết bệnh hay chết tai nạ trong tù. Năm năm qua, khu du lịch sinh thái trong dự tính đành bỏ dở. Ông bố ở nhà được anh con nhắn về bán tất khu này để lo tiếp cho anh ta và để bố dưỡng già. Đúng ngay thời điểm bất động sản đóng băng, bán đâu có dễ. Giá như cách đây một vài năm, không đắt thì rẻ, còn có người mua. Đến như lão Đợi từng có dự tính như thế mà lần này chưa thấy ý kiến gì? Hoặc là lão ngấm ngầm trong bụng dự tính chi đó mà mình chưa hiểu? Tôi thấy tốt nhất là không nên hỏi. Với lại không khí có phần ảm đạm, tự nhiên cảm thấy mất hứng thú tìm hiểu hay tò mò vốn là thói quen xấu của tôi.

Theo yêu cầu của lão Đợi,  chủ nhà vẻ mặt không vui nhưng vẫn chiều lòng, dẫn cả bọn mấy ông cháu đi lòng vòng một lượt.

Chỗ này vườn hoa cây cảnh, chỗ kia bể bơi lát đá nhập ngoại trắng muốt. Cây bon sai uốn éo hàng hàng.

Đột ngột hiện ra một dãy dài giàn su su, bầu bí, dưa chuột và cả đám ngô trồng đã phun râu. Đây chắc hẳn là đối phó tình thế, nguồn sống của những người ở lại. Một ông già và hai đứa cháu, con của kẻ xa  nhà. Ông ta bảo:” May mà tôi vẫn đứng tên trong sổ đỏ, không thì dạo đó xong rồi”. Đôi mắt nhỏ của ông ấy chợt ánh lên chút tia sáng hiếm hoi rồi chợt tắt.
Chủ nhà có ý mời cơm nhưng lão đợi bảo là đã có hẹn với người em, trưa nay chúng tôi sẽ ăn cơm ở đó. Chủ nhà cũng không giữ. Hình như ông ta khẽ thở dài. Tôi bắt gặp cái nhìn như có điều thắc mắc tự nơi ông. Tôi cố giữ vẻ điềm nhiên, vẻ mặt của kẻ vô cảm, vốn ghét cay ghét đắng đối với mình!

Bữa ăn tạm gọi là “bữa căn cơ”. Thức ăn vừa đủ. Cá, bánh đa nướng, chút canh sườn. Được mỗi cái là nóng sốt. Món đãi khách của kẻ lõi, đời từng trải, biết hạn chế phí phạm tối đa.

Có nhiều cách để hiểu khi lão Đợi đưa bà em dâu một triệu đồng. Lão nói “Anh báo về, thím đã làm cơm, gọi là một chút, thím cầm cho anh vui lòng”. Bà em dâu cương quyết không cầm. Nói:”Bác về đây như về nhà, em có bán cơm đâu mà lấy cầm tiền của bác?”.

Thấy lạ. Như kiểu thanh toán sòng phẳng?

Lão Đợi cố ý làm thế, hay vợ chồng người em giữ kẽ?

Không hiểu.

Tốt với nhau thiếu gì cách? “Thanh toán” kiểu này hơi kỳ. Vợ chồng ông em vào hạng trung lưu. Có thiếu là thiếu biệt thự, xe tỷ chứ hẹp gì bữa ăn?

 Được cái không khí bữa cơm thân mật, vui.

Ăn ngon nhất là những khi như thế nên cái sự phân vân của tôi mất đi rất nhanh.

 

Chỗ quan trọng nhất của chuyến đi bây giờ mới tới.

Lão Đợi bảo “Anh đãi chú tắm bùn”. Mình vốn dân dã không cầu kì, nghe nói tắm bùn cũng không ham lắm. Với lại nghe đến “bùn” cứ thấy ghê ghê, sờ sợ thế quái nào ấy. Chả biết bùn sạch hay bùn bẩn, công năng như thế nào đối với sức khỏe, lại quá nhiều công đoạn rắc rối, nên tôi từ chối. Nể lão thì đi.

Chưa thấy ở đâu có điểm tắm nước nóng, tắm bùn kỳ lạ như chỗ này. Đây là cơ sở của ông bạn học thời trẻ của lão Đợi hồi cùng trường sư phạm. Ông ta là dạng hoàng thân quốc thích gì đó với ông tổng nay đã nghỉ.

Thấy nói đầu tư vào đây ngót trăm tỷ, đến giờ vẫn chưa hoàn thiện. Khu nhà nghỉ dưỡng xây trên đỉnh núi, đến giờ chưa hoàn thiện, đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ đầu tư quá mức, hiệu quả thu lại không đáp ứng.

Ông chủ đi vắng, ( chắc là đi đâu đó kêu gọi đầu tư, bà vợ giấu không muốn tiết lộ ). Bà chủ thoạt đầu lại cứ tưởng người làm công, ăn mặc đơn giản như người làm thuê, có phần luộm thuộm. Được cái nhanh mồm miệng. lão Đợi nói nhỏ đủ cho tôi nghe: “Hoa khôi khu vực sáu tỉnh ngày trước đấy”.

Xe theo một lối nhỏ vòng veo lên cái sân tương đối rộng trên đỉnh. Trước mắt mình là tòa lâu đài đúng hơn là một nhà nghỉ dưỡng.

Khen cho con mắt tài hoa, óc thẩm mỹ của người thiết kế công trình.

Chủ nhân của nó nói với lão Đợi:” Trước khi xây chỗ này hai vợ chồng em đi thăm có đến hơn chục nước. Mua mấy bản thiết kế, sau mới chọn kiểu dáng như bác thấy. Có thể đúng như thế thật khi chúng tôi vào thăm nội thất. Gỗ làm trần và ốp tường giá cỡ vài ba triệu một mét vuông. Đá lát nền là sứ thủy tinh hoa văn mạ vàng mang từ bên Ý đại lợi sang. Bồn tắm bằng gỗ đặc biệt đặt mua mãi trong Nha Trang. Chỉ ở đó mới có cơ sở nhập loại thiết bị bền hơn tứ thiết trong nước. Từ cái ga trải giường cũng khác thường, chưa nói đến bàn tủ, thiết bị trong mỗi căn phòng.

Bà chủ nói: “Giá buồng một ngày một đêm dao động từ ba đến năm triệu”. Toàn bộ khu này cả thảy có hơn trăm buồng như vậy. Đặc biệt mỗi phòng lại bài trí một kiểu khác nhau, màu tường, di đô cũng mỗi phòng một vẻ. Các bức tranh trên tường do các họa sĩ thuê từ kinh đô lên chép theo tranh thời phục hưng của Ý, Pháp. Đặc biệt không có tranh Tàu. Mãi sau này tôi mới biết thêm một chi tiết nữa về gia chủ. Ông ta năm bảy chín từng giữ chốt trên biên giới, có lần suýt mất mạng. Có lẽ kỷ niệm này gây ấn tượng mạnh khiến ông mất hứng thú về tranh thủy mặc vốn nổi tiếng của người Trung Quốc chăng?
- Cái sai lầm chết người của ông chủ công ty nghỉ dưỡng này là ở chỗ nào chú biết không?

Tôi thành thực trả lời chưa rõ. Cái tầm “Vĩ” này quá lớn đối với tôi. Tôi chưa từng thấy cái đuôi bạch tuộc nào đẹp kỳ cái quái như cái đuôi này. Nhưng khi nhìn từ trên cao xuống các khu nhà bên dưới thì tôi hiểu. Phía xa xa là những làng mạc vẫn mang dáng dấp thế kỷ trước. Bên cạnh những ngôi nhà cao bốn năm tầng vẫn còn rất nhiều những căn nhà tạm bợ, khiêm tốn đến cay mắt. Những đám ruộng ảm đạm và những chú bò gầy dơ xương. Ngay trung tâm khu nghỉ dưỡng đường xá nham nhở, nhà cửa xây cất lộn xộn, màu mè chưa giấu được sự gắng gượng, hụt hơi.

Một cái gì khập khễnh vô duyên kiểu như con công đứng giữa bầy ngan. Ông chủ đã quá cao hứng mà xây dựng nên khu này. Từ đây về thành phố khá xa, không gần trung tâm đã đành, lại giao thông chưa phát triển. Nói theo nghị quyết là “Cơ sở hạ tầng còn khiếm khuyết”. Nó ngự ở một nơi chưa thực đắc địa vì tỉnh còn nghèo, dân trí không cao. Các thượng đế còn hiếm hoi đến chỗ này.

Bằng chứng là khi chúng tôi đến có duy nhất một đoàn hơn chục người của cơ quan nào đó đến mua vé, tắm ào cái rồi đi ngay. Không ai ngó ngàng tới các phòng Víp chúng tôi đi thăm quan vừa rồi.

 

Có cuộc trao đổi riêng giữa lão Đợi và bà chủ công ty. Tôi đoán bà ta muốn sang tay cho lão cơ ngơi này.Lão ậm ờ thôi chứ không hứa hẹn điều gì. Nhưng tôi đoán lão sẽ không mua chỗ này kể cả bà chủ có chấp nhận bán lỗ để tháo vốn, trang trải nợ nần.

Đúng là người giàu vẫn có cái khổ, cái lo của người giàu. Người bên ngoài ai chả ước ao được giàu có, sang trọng như bà như chúng tôi vừa nhìn thấy tận mắt những thứ vừa rồi?
Không phải vô tình lão Đợi đưa tôi đến đây. Cũng không phải lão muốn tạo thanh thế thông qua sự giàu có của các đại gia bạn bè.

Lão muốn tạo cho tôi hình thành một phép so sánh. Vì sao mà lão thành công mà các người kia lại thất bại, hoặc đang dần đi đến thất bại?

Không cần phải suy nghĩ nhiều, cả tôi và bạn cũng thực dễ hiểu sự hơn hẳn vượt trội của tập đoàn đại gia nhà lão. Một mô hình “Gia đình Việt Nam giàu có nhờ chữ Đức mà nên” theo lời lão nói.

Không. Cái mô hình ấy từ lâu tôi vẫn rất muốn, vẫn hình dung mãi mà chưa ra. Năm thằng con trai, năm ông giám đốc, hai ông còn là tổng giám đốc. Anh em như chân với tay, đầm ấm và trọn mọi bề. Thực sự là không thể chê được. Dẫu có tâm địa ghen ghét của người nghèo đối với người giàu cũng không thể nghĩ méo, nghĩ lệch đi được

Nhưng liệu có phải “Phú quý sinh lễ nghĩa” hay còn cái gì khác? Vì vốn tài nguyên cả một khu vực rộng lớn đang nằm trong tay các con lão hay nhờ phúc ấm tổ tiên??

 

Đã hết giai thời để viết về con chó của lão Hạc, hay chai rượu của Chí Phèo/ Mỗi thời có công việc riêng của nó, chẳng nên lập lại.

Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm hài hiện nay được truyền tải đủ mọi phương tiện thông tin nhiều đến thế. Thay vì cho những tác phẩm mang tính xã hội sâu sắc nhưng mà nhức buốt. Đó là cách an toàn, lại ăn khách nhất trong giai đoạn lịch sử chưa hết”Quá độ” này.

Viết cho đúng, cho đủ theo yêu cầu của lão Đợi thật không dễ,  thực lòng không mấy hứng thú. Viết theo tâm cảm và suy nghĩ của riêng mình chắc hẳn sẽ gai góc và khó tránh khỏi rắc rối. Chưa bao giờ công việc viết lách lại nhiều phức tộp, nguy hiểm như lúc này/

VIẾT HAY KHÔNG VIẾT?

 

Thằng chuếch thấy tôi buồn buồn, đột nhiên nó hỏi:

- Ông đang nghĩ gì thế, có gì làm ông không hài lòng sao?

- Không. Chả có gì. Chỉ là tự nhiên thấy hơi tức ngực, hơi đau đầu tý thôi – Tôi trả lời nó – Xe trên đường về - Nói thế chứ nói nói gì nữa đây?

 

*****


 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Việt Nam không phải chủ của tôi'


"Tại sao ông lại nói tôi phản bội Việt Nam?" "Việt Nam có phải cha tôi hay Quốc vương của tôi đâu?"Ông Hun Sen khẳng định: "Tôi trung thành với người dân Campuchia, với Quốc vương và với vợ yêu của tôi. Việt Nam không phải chủ của tôi". "Tôi là lãnh đạo nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với lãnh đạo Việt Nam."
Image copyrightFACEBOOKImage captionÔng Hun Sen là người chú trọng truyền thông xã hội. Thủ tướng Campuchia Hun Sen bất ngờ phản bác gay gắt một chỉ trích nhắm vào ông trên mạng xã hội Facebook. Ông thủ tướng, chủ trangSamdech Hun Sen, Cambodian Prime Minister với gần 5 triệu người like trên Facebook, đáp lại bình luận đăng hôm 1/8 của một người tên là Phạm Đức Hiển, nói ông Hun Sen "phản bội Việt Nam".



Ngay lập tức, ông Hun Sen có phản hồi, nhưng câu trả lời của ông bị người có tên Phạm Đức Hiển xóa cùng với bình luận nói trên.

Ngày 2/8, ông Hun Sen phản pháo bằng một status kèm ảnh, gửi tới "đồng bào" Campuchia.

Ông thủ tướng đặt câu hỏi cho Phạm Đức Hiển: "Tại sao ông lại nói tôi phản bội Việt Nam?"

"Việt Nam có phải cha tôi hay Quốc vương của tôi đâu?"

Ông Hun Sen khẳng định: "Tôi trung thành với người dân Campuchia, với Quốc vương và với vợ yêu của tôi. Việt Nam không phải chủ của tôi".

"Tôi là lãnh đạo nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với lãnh đạo Việt Nam."

Ông đề nghị chuyển thông điệp của ông tới lãnh đạo ở Hà Nội.

Theo ông thủ tướng, "nếu anh là người Việt sống ở Campuchia thì anh phải tôn trọng luật pháp Campuchia, nếu anh ở Campuchia bất hợp pháp thì anh nên rút đi, còn nếu anh sống ở Việt Nam thì hãy yêu quý lãnh đạo Việt Nam".Image copyrightFACEBOOK HUN SENImage captionStatus phản bác chỉ trích của Hun Sen

Hun Sen, người sống nhiều năm ở Việt Nam, từng bị chỉ trích là "tay trong của Hà Nội". Chính phủ của Hun Sen vẫn bị phe đối lập nói là có nhiều chính sách thân Việt Nam.

Tuy nhiên những năm gần đây, Campuchia ngày càng tỏ ra xích lại gần Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở vương quốc này.

Năm ngoái, trong hành động chưa từng có tiền lệ, Bộ Ngoại giao Campuchia gửi một số công hàm lời lẽ cứng rắn phản đối Việt Nam xây dựng khu vực gần đường biên giữa hai nước.

Campuchia cũng phản đối Asean đưa ra các tuyên bố có điểm bất lợi cho Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên ông Hun Sen gay gắt và thẳng thừng như vậy trong phát ngôn về Việt Nam.

Ông là thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất ở Đông Nam Á


http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160802_hunsen_facebook_vietnam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ KÊU GỌI CHUẨN BỊ "CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRÊN BIỂN"


 
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.

Trung Quốc kêu gọi
chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’


VnExpress
Như Tâm
2-8-2016 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho “chiến tranh nhân dân trên biển” để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn “kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển”, hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.

Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.

Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.

Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là “các vùng biển của Trung Quốc” ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.
_____

TQ ‘cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân’

2-8-2016

H1 
Hải quân Trung Quốc tập trận. Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa kêu gọi chuẩn bị “chiến tranh nhân dân ngoài biển” để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.

Tân Hoa Xã hôm thứ Ba 2/8 dẫn lời Thượng tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi người dân Trung Quốc “nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển”.

Ông Thường được hãng thông tấn nhà nước nói trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Hôm 12/7 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.

Cho đến bây giờ, Bắc Kinh chưa cho thấy bất kì hành động nào chỉ dấu mong muốn tác động mạnh hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và hứa hẹn sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhưng một số thành phần bên trong quân đội của Trung Quốc đang đẩy mạnh cho việc trang bị vũ khí nhằm nhắm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực, theo những cuộc phỏng vấn với các nguồn tin có liên quan đến quân sự và lãnh đạo nước này.

H1 
Trung Quốc tích cực xây cất trên đảo Quang Hòa, với căn cứ trực thăng mới

“Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng,” một nguồn tin có quan hệ với quân đội nói với hãng thông tấn Reuters.

Cũng theo Reuters, một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Bắc Kinh mô tả khí thế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang như diều hâu.

Trong một diễn biến liên quan quân đội Trung Quốc vừa khánh thành đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Quang Hòa (tên quốc tế là Duncan, tiếng Trung là Sâm Hàng) thuộc nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa).

Hoàng Sa hiện hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc từ sau trận hải chiến với quân của Việt Nam Cộng hòa hồi tháng 1/1974.

Trận đánh đẫm máu khiến 74 thủy thủ Việt Nam tử trận, trong khi thiệt hại nhân mạng phía Trung Quốc là 18 người.

H1 
Biểu ngữ ở Việt Nam nhắc đến trận Hoàng Sa

Việc Trung Quốc dựng đài tưởng niệm những người chết trận ở Hoàng Sa cho thấy phần nào thái độ cứng rắn của quân đội Trung Quốc. 

Bỏ tù ngư dân

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.

Tòa này nói phán quyết này được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Tòa Tối cao Trung Quốc: “Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, hỗ trợ các ban ngành hành chính quản lý biển một cách hợp pháp… bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của Trung Quốc”.

Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

Như vậy, theo cách định nghĩa của tòa Trung Quốc thì bất cứ ai đánh bắt trong khoảng 80% diện tích Biển Đông mà sau khi bị nhắc nhở không rút lui đều có thể bị cưỡng chế, bị phạt và có thể bị bỏ tù.

Tòa án Tối cao Trung Quốc nói phán quyết của tòa “bảo đảm về mặt pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá”.

Nó một lần nữa cho thấy sự phản kháng của Bắc Kinh trước phán quyết của tòa quốc tế.

H1 
Trung Quốc ‘sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm’. Ảnh: AFP
_____

Mời xem thêm: Trung Quốc khoe vũ lực tại Hoa Đông (TQ). – Trung Quốc kéo 300 tàu chiến, máy bay ra Hoa Đông tập trận (GT). – Trung Quốc tập trận, bắn hàng chục tên lửa trên biển Hoa Đông (TT&CL).- Trung Quốc tập trận rầm rộ trên biển Hoa Đông theo kịch bản ‘chiến tranh bạo liệt’ (MTG). – Dọa bắn tàu chiến Úc ở Biển Đông: Đáp lời (ĐV). – Pháp kêu gọi EU cùng tuần tra Biển Đông (ANTĐ).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỜ ĐẾN CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MINH QUANG


Cựu Bộ trưởng Bộ TN - MT Nguyễn Minh Quang.

Phong Dương 

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm biển: Ủy nhiệm bừa và... nhắm mắt ký

NHÓM PV ĐIỀU TRA
Lao Động
6:52 AM, 02/08/2016 

Không bỏ qua bất cứ ai liên quan đến sai phạm của Formosa
 
Số báo trước, chúng tôi đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang xung quanh việc chấp thuận cho Formosa xả thải thẳng ra biển. Chính ông Quang cũng đã chối bỏ trách nhiệm khi cho rằng mình đã “ủy quyền” cho cấp dưới là ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường. Lật lại trách nhiệm của cả Bộ TNMT, chúng tôi thấy rằng, việc “ủy nhiệm bừa” và “nhắm mắt ký” đã từng tồn tại ngay từ thời điểm đầu tiên bộ này thông qua đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Formosa! 

Vụ Formosa: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
Người dân tố khổ vì Formosa Đồng Nai xả thải

.  
Không tham gia thẩm định vẫn được ủy quyền ký 
.
Trở lại bản đánh giá tác động môi trường mà Bộ TNMT chấp thuận khi Formosa xin cấp phép vào tháng 6.2008 thì đây là bản đánh giá rất sơ sài, hình thức, đặc biệt là những đánh giá về tác động môi trường biển chỉ trong 1-2 trang giấy. Trả lời PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam - cho rằng: “Theo khoản 4 Điều 22 Luật BVMT 2005, dự án chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư sau khi báo cáo ĐTM của dự án đã được phê duyệt, nếu không phê duyệt báo cáo ĐTM thì Formosa không thể có căn cứ để làm các thủ tục tiếp theo về đăng ký đầu tư và các thủ tục khác có liên quan”.

Ông Kinh được nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Mai Ái Trực (làm Bộ trưởng từ 2002-2007) ủy quyền ký bản đánh giá lẽ ra phải được xem xét cực kỳ kỹ lưỡng. Trong câu chuyện với Lao Động, ông Kinh cũng thừa nhận: “Tôi không được tham gia với tư cách là thành viên trong hội đồng thẩm định các báo cáo ĐTM của Formosa, và cũng đã từ trước ít lâu cho đến khi nghỉ hưu, cũng không được tham gia là thành viên trong bất kỳ hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM nào khác. Việc thẩm định đưa dự án Formosa vào Hà Tĩnh có nhiều khâu khác nhau, có nhiều lĩnh vực khác nhau và bởi nhiều cơ quan khác nhau. Việc thẩm định nhanh hay chậm, có ưu ái hay không ưu ái của các cơ quan khác tôi không thể phán xét về trách nhiệm, vì không có đủ thông tin cần thiết”.

Điều khó hiểu là ông Kinh không tham gia hội đồng thẩm định nhưng vẫn được “ủy quyền ký” và chỉ hai tháng sau khi ký ĐTM Formosa, ông Kinh được nghỉ hưu.

Như vậy có thể thấy chữ ký của những quan chức Bộ TNMT khá dễ dàng. Trong một cuộc hội thảo năm 2011, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, TS Nguyễn Khắc Kinh cũng lại thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng “nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.

Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. Cái thảm họa được người trong cuộc cảnh báo ấy chính là Formosa hiện nay.

Nhắm mắt ký ở hoàng hôn nhiệm kỳ

Không chỉ có việc ông Nguyễn Khắc Kinh ký xong bản đánh giá tác động môi trường của Formosa rồi nhận quyết định nghỉ hưu. Nhiều văn bản quan trọng khác liên quan đến Formosa cũng được ký bởi những vị lãnh đạo “chấp chới” nghỉ hưu.

Tháng 7.2014, ông Bùi Cách Tuyến được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho ký công văn chấp thuận để Formosa xả thải ra biển thì cũng chỉ một năm sau, tức là tháng 7.2015, ông Tuyến nghỉ hưu. Chính ông Tuyến cũng đã tâm sự: “Có nhiều chuyện tôi nói mà anh Quang không nghe” hoặc “có những nhóm lợi ích ghê gớm mà tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính dáng đến những lợi ích ghê gớm đó”.

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Trở lại câu hỏi liệu có “nhóm lợi ích ghê gớm” mà nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến đã nói ra gồm những ai? Ngay cả khi những người ký vào các bản đánh giá tác động môi trường, các văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển đều được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho cấp dưới ký. Rõ ràng ông Quang không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang