Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Nỗi buồn giày Việt: Nhập 90% nguyên phụ liệu, xuất xong tiền vào túi ông chủ Đài Loan, Hàn Quốc


Không có nguyên phụ liệu chuẩn, thiết kế yếu kém, vốn ít, khả năng xuất khẩu hạn chế... chừng đó lý do khiến ngành da giày Việt có tiếng mà không có miếng.
Da và giày là ngành lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội đang gặp không ít khó khăn trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ.
Bà Dương Hồng Nhung, Thư ký Hiệp hội da - giày - túi xách Việt Nam, chia sẻ với báo chí tại Triển lãm Quốc tế Da Giày lần thứ 18 (từ ngày 13 - 15/7) rằng nguyên liệu trong nước không đẹp, chất lượng chưa thực sự tốt với kỹ thuật thô sơ. Do đó nhiều doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Việc nhập nguyên liệu đội giá thành sản phẩm lên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Bà Nhung còn chỉ ra một khó khăn khác đó là thiếu vốn. Doanh nghiệp thiếu vốn và phải vay với lãi suất cao, không được ưu đãi. Đa số các doanh nghiệp phải tự vươn lên.
Ông Lê Đình Đặng, Giám đốc Sales và Marketing của Việt Khánh Phú, thuộc Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco), cũng nêu ra những khó khăn của doanh nghiệp.
Theo ông Đặng, nguồn nguyên liệu chính là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp da và giày.
Khatoco có nhiều công ty con. Việt Khánh Phú chuyên sản xuất và kinh doanh túi xách, ví, thắt lưng và Công ty da đà điểu, cá sấu Khatoco liên quan đến ngành da.
Anh Đặng cho rằng hầu hết các công ty may, thời trang, da giày đều nhập khoảng 90% nguyên phụ liệu từ nước ngoài nên đội chi phí sản phẩm lên rất cao. Các nước mà Việt Nam nhập nguyên phụ liệu nhiều nhất theo thứ tự: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Italy. Việc nhập nguyên liệu mất rất nhiều thời gian và khiến các doanh nghiệp bị động.
"Một điểm yếu lớn khác trong ngành thời trang Việt Nam (da, giày, túi xách) hiện tại đó là thiết kế. Điều này là vật cản đối với các sản phẩm muốn xuất khẩu ra nước ngoài. Nước ngoài họ đòi hỏi tính cách thiết kế, phong cách luôn cập nhật. Ở Việt Nam, trong nhiều ngành, trong đó có cả dệt may, khâu thiết kế yếu", anh Đặng nêu thêm về khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam.
Thêm vào đó, việc xuất khẩu cũng gặp nhiều trở ngại. Doanh nhân này cho biết, sản phẩm túi xách, ví Việt Khánh Phú đã xuất khẩu rất nhiều nước như Canada, Nhật, Australia, Trung Quốc.
Khatoco xuất da đà điểu, cá sấu sang các nước trên. Ngoài ra, công ty còn xuất sang Nam Phi. Riêng Nam Phi, Khatoco xuất khẩu sang nước này với doanh thu 2 triệu USD/năm.
"Khi làm mẫu cho các đối tác khó tính như Nhật, Canada, Australia, họ trả đi trả lại rất nhiều giống như "cực hình". Có thể do ban đầu công ty chưa hiểu hết được yêu cầu của đối tác ra sao vì mỗi thị trường có đặc tính riêng. Sau khi mà đạt yêu cầu bên họ thì họ cũng phải làm thị trường tại nước họ", Giám đốc Sales và Marketing của Việt Khánh Phú chia sẻ với Cafebiz.
Theo anh Đặng, Khatoco đã kết hợp với các nhà thiết kế Italy. Hai bên sẽ kết hợp để tung ra loạt sản phẩm mới nhằm đánh giá thị trường trong năm 2016. "Các nhà thiết kế Italy sẽ lo thị trường nước ngoài. Còn người Việt hiểu đặc tính thị trường nội hơn. Chúng tôi sẽ kết hợp giữa Âu và Á để cho ra đời các sản phẩm hợp thời trang", anh Đặng nói.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Phó Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Á Châu (VITACO) cũng cho hay về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Bà Mai cũng nhấn mạnh việc nhập nguyên liệu đang là trở ngại lớn.
"Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đa dạng. Nếu bộ phận cấu thành cho sản phẩm nhập nhiều thì giá thành sẽ đội lên. Đế thì chúng tôi tự làm nhưng nhập các nguyên liệu sản xuất ra đế như PU, phụ gia", nữ doanh nhân nhận định.
Các doanh nghiệp giày xuất khẩu tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp FDI đến từ Đài Loan, Hàn Quốc
Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt hơn 10,3 tỷ USD - chiếm gần 7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 8,8 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng này, giá trị xuất khẩu giầy dép năm 2015 hoàn toàn có thể đạt trên 12 tỷ USD.
Xét về tổng thể, các doanh nghiệp đến từ Đài Loan và Hàn Quốc chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu da giày của Việt Nam. Những doanh nghiệp Hàn Quốc lớn trong ngành có thể kể đến như Tae Kwang Vina (doanh thu 2014 đạt trên 9.700 tỷ đồng), Chang Shin (trên 9.300 tỷ đồng), Hwaseung Vina (hơn 5.000 tỷ đồng)…
Những thương hiệu nội lâu năm như Biti’s, Giầy Thượng Đình… cũng chỉ có doanh số đôi ba chục triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, những cái tên như Pouyuen, Chang Shin, Tae Kwang Vina lại là những doanh nghiệp lớn nhất doanh thu hàng năm lên đến vài trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD như PouYen.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung có quy mô khá nhỏ, khó có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực gia công sản phẩm da giày với các doanh nghiệp FDI. Một số doanh nghiệp có quy mô lớn có thể kể đến như CTCP Đầu tư Thái Bình (TBS Group), CTCP Công nghiệp Đông Hưng...
TBS Group là doanh nghiệp nội địa hiếm hoi có thể "so kè" về quy mô với các doanh nghiệp FDI. Năm 2014, doanh nghiệp này đạt trên 5.300 tỷ đồng doanh thu và có lợi nhuận thuộc hàng tốt nhất trong ngành.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tặc Trung Quốc: Công cụ chiến tranh và chính trị



Khác với những nhóm tin tặc ở các nước, những nhóm tin tặc Trung Quốc lại là cánh tay đắc lực phục vụ cho các hoạt động chính trị.
Xin nói ngay rằng công nghệ được phát triển để phục vụ cuộc sống nên việc nó được dùng để phục vụ chính trị cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Kể cả việc tin tặc nước nào phục vụ cho lợi ích của nước họ cũng là chuyện bình thường. Ở đây chúng ta chỉ nhận diện tin tặc ở một đất nước lâu nay vẫn gây quan ngại cho cả thế giới đó là Trung Quốc (TQ).
Cài gián điệp và đánh cắp dữ liệu
TQ không chỉ là nước có đông dân nhất hành tinh (hơn 1,35 tỉ dân), có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sở hữu vũ khí hạt nhân, có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, mà cái quan trọng hơn cả chính là cách hành xử bất chấp ai khác của nhà cầm quyền, một cách hành xử có hệ thống. Với năng lực và vị thế của mình, TQ từ lâu đã xây dựng một thế trận chiến tranh mạng (cyberwarfare) có quy mô và sức mạnh đáng sợ.
Theo các nguồn tin nước ngoài, TQ đã tổ chức nguồn lực chiến tranh mạng của mình theo hình thức “quốc phòng toàn dân” . Chủ lực ngoài trận tuyến là lực lượng chiến tranh mạng quân sự hóa, tức các đơn vị quân sự tiến hành hoạt động tấn công và phòng thủ mạng. Nòng cốt là các lực lượng do Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) phụ trách, gồm các chuyên viên mạng làm việc trong Bộ An ninh nhà nước, Bộ Công an. Đại trà là các lực lượng ngoài chính quyền, gồm các cá nhân hay tổ chức dân sự và bán dân sự thực hiện tấn công và phòng thủ mạng một cách tự phát. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết để bảo vệ các hệ thống mạng của mình, PLA vào tháng 5-2011 đã công bố thành lập biệt đội an ninh mạng.
Với lợi thế là đại công xưởng sản xuất hàng công nghệ lớn nhất thế giới, việc TQ cài đặt những con chip, những đoạn mã có chức năng gián điệp vào các sản phẩm do TQ gia công hay chế tạo rồi tung ra khắp toàn cầu là điều không thể không tin. Hãy thử làm như một nhà viết kịch bản Hollywood tưởng tượng kịch bản là cả hệ thống cấp điện của một thành phố hay một quốc gia bị những tên “biệt kích điện tử” làm cho đổ sập; hay ác liệt hơn là cho hệ thống tên lửa của một nước nào đó tự kích hoạt bắn vào các mục tiêu ở chính nước mình. Mà đó là những điều hoàn toàn có thể xảy ra ngay tức thì chứ không phải chỉ có trong phim khoa học giả tưởng hay viễn tưởng.
Bên cạnh đó là chiến dịch đánh cắp dữ liệu
Trong nhiều năm qua, ngày càng có thêm nhiều nước trên thế giới tố cáo bị TQ tấn công mạng để trinh sát và đánh cắp dữ liệu quan trọng. Tất nhiên, mục tiêu số một của cuộc chiến tranh mạng từ Bắc Kinh chính là Mỹ, với đủ loại tấn công mạng mang tính chính trị, quân sự, kinh tế,…
Các nhóm hacker TQ hoạt động là vì mục đích chính trị. Ảnh: INTERNET
Những nhóm hacker khét tiếng
Thế giới đã biết về một đơn vị quân đội bí mật có bí số là 61398 (Unit 61398) của PLA chuyên tấn công máy tính . Ngày 19-5-2014, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã kết tội năm sĩ quan của đơn vị 61398 với các tội danh ăn cắp thông tin doanh nghiệp mật và tài sản trí tuệ của các hãng thương mại Mỹ bằng thủ đoạn cài mã độc vào hệ thống máy tính của họ. Các chuyên gia mạng đã lần tìm dấu vết của hoạt động này tới nơi xuất phát là một tòa nhà 12 tầng trên đường Datong của TP Thượng Hải (TQ). Nhóm “biệt kích mạng” này có nhiều tên và bí danh khác nhau, trong đó có tên “Mối đe dọa liên lục hiện đại số 1” (Advanced Persistent Threat 1, APT1) , được cho là một bộ phận hay chính bản thân đơn vị 61398.
Theo một điều tra của Dell SecureWorks, chính APT1 là nhóm tấn công thực hiện Chiến dịch Chuột ẩn (Operation Shady RAT) bị phát hiện năm 2011. Đây là một chiến dịch do thám máy tính diện rộng kéo dài đã được năm năm với mục tiêu là hơn 70 cơ quan nước ngoài, trong đó có các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, các cơ quan chính phủ ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Báo Anh hồi hạ tuần tháng 3-2016 thuật câu chuyện một tin tặc “thượng thừa” của TQ là Su Bin , kẻ đã tìm cách đánh cắp những dữ liệu quân sự Mỹ, trong đó có thông tin về chiến đấu cơ F-22 và F-35 của hãng Lockheed Martin, cũng như máy bay vận tải C-17 của hãng Boeing. Su Bin là một triệu phú gốc TQ sống tại Vancouver (Canada). Năm 2014, Bin bị Mỹ cáo buộc tội tin tặc nhưng đã chiến đấu pháp lý để chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ, cho tới tháng 3-2016 mới chịu thúc thủ. Hắn đã thỏa thuận với các nhà điều tra Mỹ để nhẹ tội và đã khai nhận việc mình xâm nhập các hệ thống máy tính của những nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp thông tin mật. Hoạt động gián điệp này bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài tới năm 2014 mới bị phát hiện. Su khai mình là trinh sát cho hai tin tặc ở TQ. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hai tin tặc đó làm việc cho quân đội TQ.
Về vụ Su Bin, tờ Global Times , một nhật báo tiếng Anh thuộc Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản TQ, ngày 26-3-2016 đã lên tiếng ca ngợi hành động của tin tặc này. Họ viết: “Cho dù Su có được tuyển dụng bởi chính quyền TQ hay do lợi ích kinh tế, chúng ta vẫn ca ngợi anh về những gì anh đã làm cho đất nước mình”.
Riêng nhóm tin tặc 1937CN, theo trang hack-cn.com, 1937CN là nhóm hacker nổi tiếng tại TQ . Con số 1937 gợi nhớ năm bùng nổ cuộc chiến tranh Hoa-Nhật lần thứ hai (1937-1945). Nhóm được liệt vào danh sách mạnh nhất, với tổng số lần tấn công lên đến hơn 36.000 cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới. Nhóm hacker này có hẳn một website riêng với tên miền 1937CN.com. Được biết website này là nơi để các hacker TQ chia sẻ những thông tin về máy tính, thủ thuật mạng, các thông tin về chính trị...
Hiểm họa với chip nghe lén
Nhà chức trách Mỹ và một số nước không ít lần tố cáo có những sản phẩm công nghệ, nhất là thiết bị mạng có xuất xứ TQ ẩn giấu trong mình những tên gián điệp điện tử. Thậm chí ngành hàng không vũ trụ và quân đội Mỹ cũng không thoát. Những tên “biệt kích điện tử” này chính là những “con ngựa thành Troy” thời công nghệ, có nhiệm vụ “thập diện mai phục” để hoặc làm gián điệp, hoặc phá hoại.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ ngày mai


Dân trí 

Từ ngày mai (1/8), hàng loạt chính sách tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó có Nghị định 46 quy định tăng mức xử phạt với hàng loạt hành vi vi phạm giao thông, Nghị định 55 điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu - trợ cấp hàng tháng, Thông tư 05 với cách tính mới mức lương mới cho cán bộ, công chức…

Tăng mức xử phạt hàng loạt hành vi vi phạm luật giao thông
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Điều 5 của Nghị định quy định các mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Từ 1/8, Nghị định Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực
Từ 1/8, Nghị định Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực
Đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn cũng bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Điều 6 của Nghị định quy định rõ các mức xử phạt đối với người điều kiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, với hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” bị phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định cũng bị phạt với mức tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Nghị định quy định rõ mức xử phạt từ từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng với các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h…
Tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng
Nghị định 55/2016/NĐ-CP Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, cán bộ xã đã nghỉ việc; trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8.
Cụ thể, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động và cán bộ xã, phường, thị trấn được điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Riêng các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/1/ 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Nghị định 55/2016/NĐ-CP Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có hiệu lực từ 1/8
Nghị định 55/2016/NĐ-CP Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có hiệu lực từ 1/8
Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng… được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Mức lương mới cho cán bộ, công chức
Kể từ ngày 1/8, Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức lương, phụ cấp và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này sẽ được tính theo mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng kể từ ngày 1/5/2016.
Đối với cán bộ, công chức có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP như sau: Nếu tổng tiền lương và các khoản phụ cấp lương tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5/2016 thấp hơn tiền lương và các khoản phụ cấp lương cộng với tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17 tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4/2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4/2016…
Tăng mức phạt đối với hành vi không niêm yết giá
Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn chính thức có hiệu lực từ 1/8. Theo đó, đơn vị vi phạm lần đầu: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với hành vi vi phạm về phí, lệ phí cũng bị tăng mức phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công khai chế độ thu phí, lệ phí theo quy định. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng…
Tăng thêm nhóm công việc phải nghiêm ngặt an toàn vệ sinh, lao động
Ngày 1/8, Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục 17 nhóm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực. Theo đó, ngoài việc bổ sung thêm công việc vào nhóm cũ trong danh mục tại Thông tư 27 (13 nhóm), Thông tư 13 còn thêm mới một số nhóm công việc như: các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên; các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa; các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30GHz tới 300GHz.
Quang Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tiếp tục bao biện cho đòi hòi chủ quyền phi lý đối với quần đảo Trường Sa và ngang ngược nói rằng chính Việt Nam và Philippines là những nước xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc (?).

Tn:
Trung Quốc đã vô lý lại còn ngang ngược trong vấn đề Biển Đông. Trong ảnh là tàu chiến Trung Quốc tại công trình xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam - Ảnh: Trung Hiếu
Tân Hoa xã hôm 23.4 có bài viết nói rằng Nhật Bản đã chiếm quần đảo Nam Sa (tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Trường Sa của Việt Nam) hồi Thế chiến thứ 2 và Trung Quốc có “sứ mạng quốc tế” lấy lại quần đảo này khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
“Việc lấy lại quần đảo Nam Sa từ sự chiếm giữ của Nhật khi Thế chiến thứ 2 kết thúc là phần trách nhiệm của Trung Quốc trong việc lập lại trật tự thế giới thời hậu chiến”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc viết.
Theo hãng tin này, Nhật Bản xâm chiếm bất hợp pháp một nhóm đảo của Trung Quốc (?) ở Biển Đông bao gồm Dongsha (Đông Sa), Tây Sa (tên gọi ngụy xưng đối với Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa), và nhờ nhân dân Trung Quốc dũng cảm đứng lên kháng Nhật và giành lại bờ cõi, góp phần làm nên chiến thắng chung của thế giới trong công cuộc chống phát xít.
Tân Hoa xã cho rằng quốc tế đã công nhận (?) và đề nghị trao trả lại những vùng lãnh thổ của Trung Quốc bị Nhật “cướp” thông qua những tuyên bố, trong đó có Tuyên bố Cairo năm 1943 và Tuyên bố Potsdam năm 1945.Tháng 9.1945, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đồng minh lúc đó gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô. “Tuyên bố đầu hàng nói rằng chính phủ Nhật và những người kế nhiệm phải thực hiện những điều khoản trong Tuyên bố Potsdam”. Theo Tân Hoa xã, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Kinh thực hiện đúng những tuyên bố đó và lấy lại những hòn đảo ở Biển Đông (!).
Cơ quan truyền thông của Trung Quốc ngang ngược nói rằng vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Việt Nam và Philippines chiếm đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Trung Quốc (?).
“Những nước này cải tạo đất, xây căn cứ cố định như sân bay, thậm chí còn triển khai vũ khí như tên lửa đến quần đảo này”, Tân Hoa xã viết. Trong khi đó, dư luận thế giới đang lên án Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa và triển khai hệ thống tên lửa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc ngang ngược nói 'Chiếm Trường Sa là thực hiện sứ mạng quốc tế' - ảnh 2
Người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông REUTERS
Từ đó, cơ quan truyền thông Trung Quốc kết luận: “Việc chiếm giữ bất hợp pháp này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của hiệp ước Liên Hiệp Quốc và phá hỏng sự sắp xếp lãnh thổ được nêu trong một loạt tài liệu quan trọng làm nền tảng để thiết lập trật tự quốc tế sau chiến tranh”.
Tân Hoa xã còn đổ lỗi cho những tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian qua là do sự xâm chiếm Trường Sa bất hợp pháp của Việt Nam và Philippines (?).
“Trung Quốc, người trong cuộc, người xây dựng và giám hộ kiên định của mệnh lệnh quốc tế sau chiến tranh, sẵn sàng bảo vệ biển đảo của mình ở Biển Đông và sẽ không dung thứ cho bất cứ hành vi xâm phạm nào nữa đối với lãnh thổ quốc gia”, Tân Hoa xã kết thúc bài báo một cách ngạo mạn.
Minh Quang
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sẽ thi hành án tại nơi cư trú


TTO - Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an), khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ
Sẽ thi hành án tại nơi cư trú
Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng - Ảnh: Xuân Long
Ông Bằng nói đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện là rất mới ở VN, nhưng đối với một số nước trên thế giới thì không mới.
Việc thực hiện đề án có ý nghĩa thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tội phạm nói chung và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật nói riêng.
Cái lợi nữa là việc thi hành án hình sự không còn là việc của riêng Nhà nước mà có sự chung tay của toàn xã hội.
* Thưa ông, trước chủ trương tha tù trước thời hạn có điều kiện, nhiều người vẫn hiểu rằng sau tha tù trước thời hạn là không phải chấp hành án nữa?
- Hoàn toàn không phải như vậy. Chính xác phải hiểu là khi tha tù trước thời hạn tức là anh vẫn đang chấp hành án, nhưng không phải chấp hành án trong tù mà chấp hành án tại nơi cư trú.
Vấn đề ở đây là thay đổi hình thức chấp hành án. Khi không phải chấp hành án trong tù, phạm nhân về phải khai báo với chính quyền địa phương, phải chịu sự quản lý của địa phương, không được rời khỏi nơi cư trú hoặc muốn ra khỏi nơi cư trú phải xin phép, đồng thời phải có mặt khi chính quyền yêu cầu, phải viết bản kiểm điểm sau ba tháng và chịu sự giám sát, theo dõi của người được phân công.
Còn chính quyền địa phương cũng sẽ tham gia nhận xét vào quá trình chấp hành án phạt tại nơi cư trú để chuyển lên cơ quan thi hành án cấp huyện.
* Như ông nói khi được thay đổi thi hành án tại nơi cư trú, người thi hành án phải chịu sự giám sát ở địa phương. Việc giám sát sẽ được triển khai ra sao, cách thức giám sát thế nào để có những nhận định chính xác về người chấp hành?
- Tôi khẳng định việc quản lý và giám sát người được tha sẽ rất chuyên nghiệp. Tới đây sẽ thành lập các cơ quan chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ này. Ví như ở huyện sẽ tăng cường cán bộ thi hành án hình sự ở cấp huyện. Cấp xã sẽ có tập huấn về quản lý, giám sát.
Với những trường hợp qua quản lý, giám sát nếu không chấp hành nghiêm thì vẫn có thể thay đổi hình thức thi hành án phạt, khi đó tòa án hoàn toàn có thể quyết định đưa trở lại chấp hành án phạt trong trại giam.
Chúng tôi sẽ đề nghị với Bộ Công an thành lập cục quản lý các đối tượng ngoài tù và đặc xá. Còn ở các tỉnh thành đã có phòng quản lý thi hành án rồi, ở huyện cũng có đội nhưng về số lượng người sẽ phải tăng lên.
Chủ trương trong tổ chức lực lượng là giảm cán bộ trong trại giam và chuyển về tỉnh, huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý mới, tức là biên chế không thay đổi.
Theo đề án, chúng tôi dự kiến số người sẽ được tha tù trước thời hạn có điều kiện đến năm 2018 là khoảng 20.000 người. Ước tính sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 200 tỉ đồng/năm, giảm nhu cầu biên chế hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ.
* Để được tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân phải đảm bảo những tiêu chuẩn 
gì mới?
- Đối với những điều kiện, tiêu chuẩn được xét duyệt thì trước hết phải là những người vi phạm lần đầu, hay nói cách khác là bị phạt tù lần đầu.
Thứ hai, người được xét duyệt phải đảm bảo đã thực hiện 50% thời gian thực hiện án phạt tù, tức là chấp hành một nửa thời gian án tù. Đó là chưa kể phải xét thêm nhiều khía cạnh khác, ví dụ như khi cho thực hiện án phạt tại nơi cư trú thì anh không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
* Như vậy, tới đây sẽ có những quy định riêng đối với những loại hình tội phạm được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Vấn đề này sẽ phải có hướng dẫn cụ thể. Hiện trong đề án nêu rất tổng quát, đó là việc xét duyệt tha tù trước thời hạn có điều kiện không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nơi cư trú.
Về lo lắng an ninh trật tự có được đảm bảo, trong đề án nói rõ những phạm nhân được xét phải đảm bảo khi được tha thì không ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Thực tế mấy năm qua xét đặc xá rất nhiều nhưng cũng không làm ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự.
* Những người đang chấp hành án phạt tù chung thân có được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Án tù chung thân vẫn được xét tha tù trước thời hạn có điều kiện. Tuy nhiên, đây là những trường hợp có án phạt tù chung thân nhưng đã được xét giảm án xuống án tù có thời hạn nhưng thời gian chấp hành án phải đảm bảo ít nhất 15 năm.
Việc xét duyệt tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ có hội đồng. Trước tiên trong trại giam phải thành lập hội đồng lập danh sách và chuyển lên tổng cục duyệt.
Từ danh sách đó, tổng cục sẽ kiểm tra và chuyển qua viện kiểm sát nhân dân, rồi chuyển tiếp qua tòa án. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tòa án sẽ quyết định thay đổi hình thức thi hành án với từng 
trường hợp.
* Xin hỏi cơ quan triển khai có giải pháp gì để đảm bảo việc xét duyệt công khai, minh bạch, khách quan và loại trừ được việc “xin - cho”?
- Việc xét duyệt sẽ được thực hiện mỗi quý một lần giống như xét giảm án. Trong xét duyệt, dứt khoát phải công khai, minh bạch, khách quan.
* Hiện Bộ luật hình sự 2015 mới lùi thời hạn thực thi, như vậy đề án này khi nào sẽ triển khai. Đặc biệt, sau khi thực hiện đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc đặc xá có còn thực hiện tiếp?
- Đây là đề án triển khai một số nội dung của Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên, do Bộ luật hình sự đang lùi thời hạn thực thi, cho nên chắc phải sang năm 2017 mới thực hiện đề án này.
Riêng về tổ chức đặc xá vẫn tiếp tục làm nhưng số lượng đặc xá không nhiều. Riêng năm nay, khi chưa thực hiện được đề án này, dự kiến cuối năm nay, vào dịp Tết Nguyên đán vẫn tổ chức đặc xá.
* Trong trường hợp phải đưa người thi hành án tại nơi cư trú trở lại chấp hành án phạt tù, thời gian thi hành án sẽ được tính thế nào, thưa ông?
- Đương nhiên quãng thời gian chấp hành án phạt tại nơi cư trú vẫn được tính. Nếu trong thời gian chấp hành án phạt tại nơi cư trú mà tiếp tục vi phạm pháp luật, bị tòa xét xử, có án phạt mới thì sẽ phải cộng thêm thời hạn còn của bản án cũ.
Còn nếu không bị phạt án mới, khi đưa trở lại trại giam chỉ phải thực hiện nốt thời gian chịu án còn lại.
* Có ý kiến băn khoăn về việc thực hiện đề án thì có làm giảm tính nghiêm minh, răn đe của pháp luật?
- Chúng tôi tính rồi, việc tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn có tính răn đe. Nếu anh vi phạm vẫn có thể bị đưa trở ngược lại trại giam. Điểm đáng lưu ý trong đề án này là thể hiện tính ưu việt, nhân văn khi người ta hối lỗi, 
hối cải.
Chúng tôi rất tin tưởng vào đề án này, bởi đề án có ý nghĩa rất lớn cả về đường lối trong cải cách tư pháp, tính nghiêm minh của pháp luật cũng được đảm bảo, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho người thi hành án có thêm cơ hội tái hòa nhập sớm hơn.
Được phép kinh doanh, buôn bán
* Thưa ông, khi đề án được công bố, rất nhiều ý kiến đặt câu hỏi người được tha tù có được kinh doanh, buôn bán khi trở về nơi cư trú?
- Đương nhiên khi thi hành án tại nơi cư trú thì vẫn được phép kinh doanh và làm những việc pháp luật không cấm.
Nhưng khi tòa tuyên án anh phạm tội trong kinh doanh, trong hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, karaoke thì khi thi hành án tại nơi cư trú anh không được phép làm những nghề đó, còn các nghề khác vẫn được. Đây cũng là điểm khác với đặc xá, khi được đặc xá là được phục hồi đầy đủ quyền công dân.
“Với người phạm tội ở tuổi vị thành niên thì điều kiện được xét tha tù có điều kiện sẽ thấp hơn, được ưu tiên hơn
Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng
THÂN HOÀNG - XUÂN LONG thực hiện
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng Nai bắt quả tang một công ty xả thải ra môi trường


Ảnh: Người dân Hà Nội biểu tình đòi CP đuổi Formosa đi khỏi VN. (01.05.2016)

 
Tuổi trẻ
30/07/2016 11:31 GMT+7
 

TTO - Công ty TNHH Chin Well Fasteners VN ở xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai vừa bị bắt quả tang xả thải ra môi trường với quy mô lớn. 

Ngày 29-7, một lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai xác nhận vừa bắt quả tang Công ty TNHH Chin Well Fasteners VN (vốn 100% nước ngoài, chuyên sản xuất ốc vít, bulông, đóng trong phân khu Khu công nghiệp Formosa, ở xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) xả thải ra môi trường với quy mô lớn. Đồng Nai: Bắt quả tang một công ty xả thải ra môi trường.

Tuy nhiên, lãnh đạo này nói chưa cung cấp các sai phạm ban đầu của công ty “vì công an đang điều tra”.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, chiều 28-7 Công an Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên - môi trường bất ngờ kiểm tra Công ty Chin Well Fasteners VN phát hiện tại đây có 2 đường ống xả thải, trong đó có một ống xả thẳng ra cống thoát nước mà không qua xử lý. Tiếp tục kiểm tra, công an phát hiện tại đây chôn khoảng 200 tấn bùn thải nguy hại và “họ đã thừa nhận sai phạm”.

Đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa (đơn vị cho Formosa thuê đất) xác nhận có biết công an bắt vụ xả thải trong khu vực Formosa thuê.

Tuy nhiên, công ty cho hay cho Formosa thuê đất 50 năm vào năm 2001 và đưa ra những ràng buộc chặt chẽ.

“Sau đó, Formosa xin phép làm hạ tầng, xây dựng phân khu công nghiệp Formosa, làm đánh giá tác động môi trường rồi kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư thì xảy ra vụ xả thải. Phía công ty không quản lý” - vị này nói.

Đề cập đến vụ xả thải vừa bị bắt, một lãnh đạo ở huyện Nhơn Trạch giấu tên cho hay nhiều lần cử tri ở xã Hiệp Phước đã phàn nàn với đại biểu hội đồng nhân dân và nói rõ tình trạng xả thải ở trong Khu công nghiệp Formosa làm ô nhiễm nguồn nước ngầm nhưng đến nay mới phát hiện vi phạm.

Ông Trần Văn Nghĩa - một người dân ở xã Hiệp Phước - nói: “Tiếp xúc đại biểu, tôi và nhiều người dân chỉ rõ nguồn nước ô nhiễm thải ra từ Khu công nghiệp Formosa. Tôi yêu cầu lãnh đạo, đại biểu phải trả lời cho dân Hiệp Phước biết vì sao kêu gọi đầu tư mà để xảy ra ô nhiễm 
nguồn nước, hại dân”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng một cách khốn nạn!

Chào ánh sáng, 
chào những ánh mắt mở ngủ mê

Tuấn Khanh
Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước. 

(Ảnh: một góc của cuộc chiến tranh 1979 chống Trung Cộng xâm lược) 
 
Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phỏ mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?

Người dân Việt Nam bị ru ngủ trong một thông điệp mơ hồ là hãy chỉ nên lo cho bản thân mình, lâu nay đã trở thành những vùng quần cư ích kỷ và hẹp hòi, nên rồi chỉ biết nẹp mình trong chén cơm và manh áo. Họ quên cả đồng bào, quên cả tổ quốc, quên cả số phận tương lai của mình. Sự xót thương không còn nhưng lại liều lĩnh tội nghiệp như những hành khách theo lệnh ra khơi mà không bao giờ được chu cấp một chiếc phao cứu sinh. Những ngày cá chết, ngư dân tuyệt mạng thì nhiều người Việt nghe chừng đâu đó rất xa xôi. Bùn đỏ tràn miền Thượng thì nghe như bản tin quốc tế thoáng qua với họ. Chỉ đến khi sinh mạng của từng người bắt đầu bị đe dọa thì mới xuất hiện sự hoảng sợ và ý thức. Nhất là đối với từng con người đang chăm chút cho số tiền để dành, cho sự bình yên phi chính trị… chợt bừng tỉnh rằng mọi thứ là vô nghĩa trước một tình cảnh quá hoang tàn.

Có ý kiến hùng tráng cho rằng dân tộc Việt Nam đang bật lên đoàn kết sự kiện hoảng hốt này. Đó là một loại ngụy biện đáng thương. Sẽ không có chứng cứ nào về loại đoàn kết từ sự rúm ró sợ hãi và mơ hồ về tương lai của mình như vậy. Những con cừu chỉ còn đứng tụm vào với nhau trong niềm đau đớn bất lực trước những con sói bất kỳ giờ phút nào cũng có thể xông vào trang trại, trong khi các chủ trại chỉ biết chè chén mỗi ngày và ngủ mê với cái nhìn tin yêu, rằng bọn chó sói có thể trở thành chó chăn cừu.

Những con cừu ấy, vốn sống theo tiếng gậy chăn dắt, mang niềm tin rằng chúng cứ ăn no, dâng hiến đời mình cho chủ trại là trọn phận. Sống ngu ngơ và chết lặng im.

Từ vụ tấn công ngày 29/7/2016, hãy nghĩ đến những ngày về sau. Đáp trả lại một câu, mà một nhân viên hải quan Việt Nam nào đó ghi trên hộ chiếu có đường lưỡi bò, Bắc Kinh đã gửi đến một thông điệp đầy tính đe dọa không đơn giản, rằng họ đang ở khắp mọi nơi.

Mà không phải chỉ riêng hôm nay, các vụ tấn công nằm sâu trong các tin tức bị ỉm đi, bị che giấu như chuyện tầm phào, từ truyền thanh ở Đà Nẵng, Huế bị chiếm sóng, tia laser tấn công vào các phòng lái máy bay ở phi trường, kể cả những lần bị mất sóng kiểm soát không lưu khiến đường bay hỗn loạn, các sự cố mất điện bất thường ở sân bay… nhân dân bị đối xử như trẻ dại, không nên bàn đến, không cần biết đến – mặc dù những người có trách nhiệm thì ngày càng giới thiệu rõ sự bất lực của mình.

Nhưng chính nhân dân cũng bất lực. Họ nhận ra cái chết của mình mỗi ngày, nhận ra nỗi khốn khổ của quê hương này mỗi ngày bên cạnh các tuyên bố thề trung thành với tình hữu nghị bất chấp. Vận mệnh dân tộc đang bị nhấn chìm trong biển hữu nghị ấy – bao gồm lời gào thét của các quan chức cấp cao khi một mực đòi chấp nhận cho Trung Cộng nắm giữ các dự án quan yếu của đất nước, thậm chí nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh quốc gia. “Các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” – dĩ nhiên là chưa, vì với mọi sắp đặt tàn độc đó, người Việt chỉ còn rơi nước mắt nhìn tổ quốc mình trong tay những kẻ thỏa hiệp và bọn phản bội.

Giờ thi không ai còn hồ nghi nữa, rằng Trung Cộng đã có một bước đi thâm hiểm từ rất lâu, và chỉ đợi thời cơ để chứng minh khả năng đè bẹp Việt Nam. Đừng trút mọi oán giận lên kẻ thù – vì đó là một kẻ thù đã được nhận biết rõ từ lâu – hãy oán giận những suy nghĩ kết thân với kẻ thù, tay bắt mặt mừng, thề thốt và rước kẻ thù vào nhà. Nếu không có những kẻ đó, hàng trăm cây số biên giới Việt Nam không mất cùng Thác Bản Giốc, biển Việt Nam không nguy hiểm chập chờn từng ngày, Tây nguyên không suy kiệt và Formosa Hà Tĩnh không thể hủy diệt môi trường và con người Việt Nam.

Và vì sao, những người anh chị em Việt Nam xuống đường kêu gọi chống lại âm mưu xâm lược của Bắc Kinh luôn bị đánh đập, giam cầm?

Trong một bài thơ của Bùi Chí Vinh, ông có viết rằng:

Mãi quốc cầu vinh tất quả báo nhãn tiền
Chào một ngày soi rõ mặt anh em! 


Trong bất lực, người ta chỉ còn biết nghĩ đến quả báo, như một cách tự an ủi mình, và mong manh hy vọng kẻ ác có thể tỉnh giác để trở lại làm người. Nhưng với hiện thực hôm nay, mọi thứ sẽ như một luồng ánh sáng soi rọi đến từng trái tim con người Việt. Thức tỉnh từng con mắt đang mở mà như vẫn ngủ mê. Hãy biết qúy trọng từng cơ hội đi qua sợ hãi – chào một ngày mới, không phải để đoàn kết mộng mị – mà dựa vào đó để soi rõ mặt các loại anh em, bao gồm loại anh em đang phản bội lại máu thịt và tương lai dân tộc.
 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang