Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Những điều sau sẽ giúp bạn hiểu được suy nghĩ và cảm nhận của người đối diện ngay cả khi họ không biểu hiện ra mặt hoặc lời nói.



 
Theo SKCĐ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỸ MUỐN THỬ THÁCH VIỆT NAM QUA VỤ BỔ NHIỆM Ở ĐH FULBRIGHT?


GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG AI MUỐN QUÊN LỊCH SỬ ĐAU THƯƠNG
 Trong khi những dư âm tốt đẹp từ chuyến thăm của TT Obama chưa lắng xuống, thì công chúng lại xôn xao khi Mỹ bổ nhiệm một 'tội ác chiến tranh' vào ghế CT Đại học Fulbright tại VN.

Ông Bob Kerrey- là một cựu TNS Mỹ- từng liên quan trực tiếp tới vụ thảm sát Thạnh Phong vào năm 1969 tại miền nam VN. Khi đó, Kerrey là chỉ huy của một đơn vị đặc nhiệm hải quân SEAL và như thú nhận trong hồi ký thì: 'Tôi (Kerrey) nhìn thấy nhiều phụ nữ và trẻ em bị đánh đập và sát hại. Ngay cả khi chúng tôi rút lui, tôi vẫn nghe thấy tiếng khóc của họ cũng như nhiều tiếng la hét khác trong đêm'.
 Mỹ từng bổ nhiệm nhiều viên chức cấp cao tới VN có quá khứ là cựu binh chiến tranh VN, nhưng một người có hồ sơ nặng nề như Kerrey thì đây là lần đầu. Dù phía Mỹ biện giải rằng Kerrey- một người hối lỗi- sẽ giúp chữa lành vết thương chiến tranh vĩnh viễn, nhưng vụ việc vẫn gây những phản ứng trái chiều ở VN.
Trong khi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh- một cựu quan chức VN- trên bài đăng ở Zing.vnphản đối vị trí hiệu trưởng dành cho Kerrey và kêu gọi 'Kerry nên tự trọng mà tự rút lui'. Bà Ninh đặt câu hỏi: cả nước Mỹ không còn người nào sao mà phải chọn Kerrey- một người 'mang tiếng (xấu) như vậy. Theo bà Ninh, thì 'sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này'
CÔNG CHÚNG VIỆT NGHĨ GÌ VỀ TÂN HIỆU TRƯỞNG FULBRIGHT?
Cũng như giới chức, công chúng cũng chia làm 2 phe rõ rệt. Phe ủng hộ thì lí giải rằng 'không quên quá khứ nhưng cũng không nên sống mãi với thù hận'. Theo họ thì cứ cho ông Kerrey một cơ hội để thể hiện sự hối lỗi như thế nào.
Zing dẫn lời một độc giả nhắn nhủ: 'Ông (Kerrey) hãy coi những học sinh của mình như những đứa cháu trong gia đình và giúp đỡ họ bằng tâm huyết. Khi đó, tôi tin chắc rằng người Việt Nam sẽ không nhớ đến ông như người từng tham chiến mà họ sẽ nhớ về ông như một vị thầy giáo đáng kính'.
Phe phản đối thì ngược lại, cho rằng Mỹ đang muốn 'chơi đểu' VN, xem VN dễ dãi tới mức nào. Độc giả Đinh Thị Thu Hà được Zing dẫn lời nói: 'Việc bổ nhiệm một người đã có tội ác với đồng bào ta làm lãnh đạo một trường đại học danh giá của Mỹ tại Việt Nam, chẳng khác nào một lần nữa cắm con dao tội ác vào vết thương lòng người dân Việt Nam'.
Những ý kiến phản đối khác cũng đặt câu hỏi rằng thiếu gì cách sám hối, thiếu gì người có thể làm chuyện sám hối mà Mỹ lại không chọn mà chọn một người có quá khứ 'nhiều máu' như vậy, và lại chọn vào vị trí giáo dục. Theo họ thì với tiền án đó, ông Kerry liệu có xứng đáng là biểu tượng cho trí tuệ trong sáng, thuần khiết hay không?
Những người phản đối cũng nêu trường hợp Trung Quốc, Hàn Quốc- những quốc gia kiên quyết phản đối mọi hành động dù là nhỏ nhất của Nhật Bản có liên quan tới tội ác trong thế chiến II của chế độ quân phiệt.
ĐỪNG DỄ DÃI VỚI LỊCH SỬ?
Người Việt xưa nay cho thấy mình là người dễ chịu, nhưng dễ dãi thì chưa... chắc. Dù có biện minh như thế nào, thì Mỹ vẫn không thể xóa đi cảm giác sự bổ nhiệm này là một hành động kiểm chứng sự dễ dãi của người Việt... tới đâu.
Người Việt cần người Mỹ ở một số khía cạnh, người Việt muốn học hỏi người Mỹ ở một số lĩnh vực, người Việt cũng yêu người Mỹ ở một số điểm. Nhưng người Mỹ liệu có đủ sức khiến người Việt quên đi tất cả để lao đầu về phía họ như một số quốc gia ở Đông Âu hay cựu Liên Xô?
Trong những vấn đề như thế này, nhà cầm quyền ở VN có lẽ là cần phải lên tiếng nói chính thức để làm gương. Nếu như họ muốn tự biến mình thành Ukraine, Estonia, Grudia,... thì thôi miễn bàn thêm. Còn nếu họ muốn khẳng định VN sẽ không theo ai một cách vô điều kiện thì họ phải tỏ thái độ dứt khoát để 'an lòng công luận'.
Ở VN hiện nay lịch sử đang ngày càng bị xao nhãng, rất không đáng với vai trò quan trọng của nó. Nếu một cá nhân mất đi hiểu biết về lịch sử, họ giống như cái cây mà không có gốc rễ và sẽ dễ dàng ngã đổ theo bất kỳ hướng nào. Nhân rộng ra, một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc,... mà lãng quên lịch sử hoặc để lịch sử bị chà đạp, bị vấy bẩn thì đó là vấn đề nghiêm trọng.
 @A9XL tổng hợp
Phần nhận xét hiển thị trên trang

HAI NĂM, 4.000 TÀU CÁ VIỆT NAM "GẶP NẠN"



Ngư dân đưa thi thể ông Trương Đình Bảy ngụ tại Bình Sơn, Quảng Ngãi ngư dân tàu QNg 95861 bị bắn chết tại Trường Sa hồi cuối Tháng Mười Một, 2015, lên bờ. (Hình: VOV) 
Biển Đông: Hai năm, 4.000 tàu cá Việt Nam ‘gặp nạn’ 
 

Người Việt
2-6-2016 

HÀ NỘI (NV) – Một thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho hay, chỉ trong hai năm đã có 4,000 tàu cá Việt Nam “gặp nạn” trên Biển Đông và đây là nguyên nhân khiến 2,300 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, bị thương hay mất tích. 


Việt Nam có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù chính quyền Việt Nam thường xuyên hứa hẹn hỗ trợ, thậm chí khẳng định, ngư dân là lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu có vũ trang của ngoại quốc bắt giữ, đâm chìm hay phá hỏng), hoặc thiên tai (gió bão), thì chủ tàu phá sản.

Trong một phóng sự được đặng hồi cuối tuần vừa qua, tờ Người Lao Động kể rằng, cả chủ tàu đánh cá KH 96640 lẫn chủ tàu đánh cá KH 95797 cùng ở Khánh Hòa đều đang kêu trời. Tàu KH 96640 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và tàu KH 95797 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” khác đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Hai chủ tàu cùng xin ngân hàng khoanh nợ (tạm ngưng thu cả vốn lẫn lãi) nhưng cùng bị từ chối. Họ phải vay nóng với lãi suất cao để trả tiền cho ngân hàng và giờ thì chìm trong nợ.

Những chủ tàu đánh cá bị các tàu đã được xác định là của Trung Quốc tấn công, đập phá, cưỡng đoạt ngư cụ cũng không thoát khỏi tình trạng vừa kể.

Theo một thống kê do chính quyền tỉnh Quảng Ngãi công bố thì trong năm 2015, riêng Quảng Ngãi đã có 100 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh này bị những con tàu “không rõ quốc tịch” tấn công, xua đuổi khi đang hành nghề ở những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù ngập trong nợ, các nạn nhân vẫn cố vay mượn, sửa chữa tàu, sắm lại ngư cụ, tiếp tục ra khơi vì không còn biết làm gì để sống.

Để sống, nhiều tàu đánh cá đành tránh xa ngư trường truyền thống để đến đánh cá ở những vùng biển khác và trở thành đối tượng cho các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei…) săn đuổi, bắt giữ do xâm nhập và đánh bắt trái phép.

Số tàu đánh cá và ngư dân Việt bị các quốc gia khác bắt giữ với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép đang tăng rất nhanh. Đó là hậu quả của tình trạng Việt Nam mất biển.

Hồi đầu năm nay, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau công bố một thống kê, theo đó, từ 2010 đến 2015, riêng Cà Mau có 248 tàu đánh cá và 2,269 ngư dân bị “nước ngoài bắt giữ.” Trong đó có một tàu bị bắn chìm, 187 tàu bị tịch thu, 9 tàu bị tịch thu ngư cụ. Chỉ mới có 51 tàu và 481 ngư dân được thả. Thống kê này cho biết, nếu tính theo quốc gia thì có 159 tàu và 1,753 ngư dân bị Thái Lan bắt giữ. 35 tàu và 358 ngư dân bị Malaysia bắt giữ. 18 tàu bị Campuchia bắt giữ,…

Thống kê vừa kể là những số liệu liên quan đến tàu đánh cá và ngư dân Cà Mau bị “nước ngoài bắt giữ.” Nếu tính số lượng tàu đánh cá và ngư dân các tỉnh khác bị “nước ngoài bắt giữ” thì con số chắc chắn sẽ gây choáng nhưng không có cơ quan hữu trách nào của Việt Nam làm chuyện đó.

Dựa trên thông tin do một số quốc gia khác công bố, người ta biết rằng, riêng năm ngoái, Indonesia đã bắt giữ 59 tàu đánh cá và 659 ngư dân Việt Nam vì xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Con số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp ba lần so với năm 2014.

Trước đó, Malaysia cảnh báo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải Malaysia nhất. Từ 2010 đến 2015, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252 trên 273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam thường im lặng, không xác nhận đúng-sai trong tất cả các vụ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ,” trừ vụ hải cảnh Thái Lan xả súng vào các tàu đánh cá của Việt Nam ở vịnh Thại Lan hồi tháng chín năm 2015, khiến một ngư dân chết, hai trọng thương.

____

VOA
2-6-2016   
 Hàng nghìn ngư dân Việt Nam ‘mất tích, thương vong trên biển’


Ngư dân Việt Nam đánh cá ngoài khơi Biển Đông. Ảnh: EPA 

Một quan chức phụ trách các vấn đề liên quan tới ngư dân mới cho biết rằng “hơn 4.000 tàu cá Việt Nam gặp nạn với hơn 2.300 ngư dân thương vong, mất tích trên biển” chỉ trong hơn hai năm qua. 

Trả lời báo Người lao động mới đây, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn cho rằng “cần phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực” để bảo vệ ngư dân.

Ông Tám cho biết rằng Việt Nam hiện đã lập một đường dây với Philippines, nhưng muốn có thêm với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia và Indonesia.

Ông Bùi Văn Cu, một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông ủng hộ đề xuất này.

“Cũng ưng có đường dây nóng lắm chứ, để khi mình gặp chuyện rủi ro, hay bị tông tàu, mình có thể liên lạc được để mà kịp thời cứu vớt.”

Hồi cuối năm ngoái, xảy ra một vụ xả súng ở quần đảo Trường Sa làm một ngư dân thiệt mạng trên chiếc tàu đánh cá của ông Cu.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Thứ trưởng Tám để hỏi về con số trên.

Trả lời về việc vì sao số ngư dân gặp nạn trên biển lại lớn như vậy, ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông cũng là một yếu tố tác động. Ông nói tới một lý do khác:

“Trong quá trình đánh bắt, ngư dân chưa hiểu hết về luật quốc tế, chưa am hiểu về luật pháp khi khai thác trên biển và các vùng biển mà không được phép đánh bắt hoặc hợp tác giữa các bên với nhau nhưng mà ngư dân đánh lấn ra. Chính vì vậy, sắp tới, Hội Nghề cá chúng tôi báo cáo Bộ Nông nghiệp xin phép tổ chức một chương trình phổ biến để tuyên truyền cho ngư dân đi biển, tăng hiểu biết về luật pháp quốc tế.”

Sau sự cố trên biển, ngư dân Cu cho biết đã ra khơi sau khi được hỗ trợ đi đánh bắt trở lại để “bám biển, bảo vệ chủ quyền”.

Viên thuyền trưởng tàu cá này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ông muốn được phép “mang súng” lúc ra khơi để tự phòng thân.

Khi được hỏi là có sợ khi vẫn tiếp tục ra khơi dù Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, và trong khi có nhiều ngư dân tiếp tục gặp nạn, ông Cu nói:

“Nghe như vậy thì mình cũng sợ, nhưng mà vẫn phải làm, phải bám biển thôi. Phải làm chứ, vì mình là dân lao động, nếu không làm, ở nhà thì lấy gì mà ăn? Đánh ở Hoàng Sa đấy. Thằng Trung Quốc nó đuổi, nó ‘dí’ mình miết. Cảnh sát biển có sọc đỏ, sọc xanh. Nó đuổi thì mình chạy.”

Ông Cu cho biết thêm rằng ông “chưa thấy” các tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngoài hỗ trợ ngư dân trên biển.

Mới đây, Việt Nam đã “kiên quyết phản đối” lệnh đánh bắt cá hiện thời của Trung Quốc kéo dài gần 3 tháng ở biển Đông, gọi đó là “quyết định vô giá trị”.

Người phát ngôn Lê Hải Bình nói rằng “việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Hội Nghề cá Việt Nam cũng đã từng nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm mà tổ chức bảo vệ ngư dân này nói là “đơn phương” và “phi lý” này.

Ông Đức cho hay rằng Hội đang tổ chức tuyên truyền cho các ngư dân “hiểu và đánh bắt tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”, cũng như đi khai thác theo hình thức “tổ đội, để hỗ trợ khi gặp sự cố”.

Ông nói Hội ủng hộ việc lập đường dây nóng vì nó sẽ giúp “giải quyết các tranh chấp”, và “can thiệp, hỗ trợ cho ngư dân”.

Trong một diễn biến khác có liên quan, một đường dây nóng quốc phòng nối các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.

Đường dây, do Brunei đề xuất năm 2013, sẽ cho phép các quan chức quốc phòng của khối gồm 10 quốc gia “trực tiếp trao đổi nhằm tìm ra quyết định chung để xử lý các cuộc khủng hoảng”, “hóa giải hiểu lầm” và “ngăn chặn các sự cố ngoài ý muốn”.

Tin cho hay, Việt Nam và Trung Quốc hiện cũng có một đường dây nóng, nhưng chưa rõ nó hoạt động ra sao.

Tổng thống sắp từ nhiệm của Philippines, ông Benigno Aquino, từng tiết lộ rằng khi phía Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ giàn khoan dầu năm 2014 thì ‘không có bất kỳ sự hồi đáp nào ở bất kỳ cấp độ nào’.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Đàn chim lạ hàng trăm con xuất hiện trên thượng nguồn sông Hồng

Dân trí Thời gian gần đây, khu vực cánh đồng lúa ven sông Hồng ở huyện biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện hàng trăm con chim lạ có lông màu trắng và đen, nặng tầm 1-2 kg/con. Hàng ngày chúng bay thành đàn kiếm mồi và đêm lại về trú ngụ trong các bụi tre ven sông.

Đàn chim lạ hàng trăm con xuất hiện trên vùng đất vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Đàn chim lạ hàng trăm con xuất hiện trên vùng đất vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Có người dân cho đây là loài cò Nhạn, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, bậc R (cực kỳ quý hiếm). Tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng, xác nhận.
Có thể các đàn chim này từ phương Bắc bay về di trú một thời gian rồi lại bay đi đâu không rõ. Hiện tượng này đã từng xảy ra cách đây vài năm ở khu vực thượng nguồn sông Hồng, trên vùng biên giới tỉnh Lào Cai.
Cận cảnh đàn chim lạ xuất hiện ở Lào Cai.
Cận cảnh đàn chim lạ xuất hiện ở Lào Cai.
Nhiều năm nay trên địa bàn huyện Bát Xát cũng là nơi thường xuyên xuất hiện đàn cò trắng hàng trăm con trên các cánh đồng lúa ở các xã Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim. Các đàn cò này được người dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, không cho kẻ xấu săn bắn.
Đàn chim lạ đang xuất hiện ở đây nhiều ngày nay cũng được chính quyền địa phương và người dân bảo vệ chu đáo.
Phạm Ngọc Triển
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nợ không bao giờ cũ!

Mitsubishi sẽ bồi thường cho ba tù nhân chiến tranh Trung Quốc


Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Materials Corporation lần đầu tiên sẽ bồi thường cho ba cựu tù nhân chiến tranh người Trung Quốc bị buộc phải làm việc cho hãng này trong Đệ nhị Thế chiến. Trên 3.000 cựu tù nhân khác cũng có thể được bồi thường tương tự.
Thông cáo của tập đoàn cho biết : « Mitsubishi Materials bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất đối với những người lao động cũ, và nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình ». Theo thỏa thuận, ba công nhân hầm mỏ Trung Quốc sẽ nhận được số tiền bồi thường 100.000 nhân dân tệ (13.600 euro) cho mỗi người.


Mitsubishi Materials cũng loan báo thành lập một quỹ tại Trung Quốc để tìm kiếm các công nhân cũ, khoảng trên 3.700 người, hoặc thân nhân họ trong trường hợp những người này đã chết, và bồi thường cho những ai hội đủ điều kiện.

Hàng chục ngàn người Trung Quốc đã bị buộc phải lao động cho Nhật, để giải quyết tình trạng khan hiếm nhân công trong trận đại chiến thế giới. Tập đoàn Mitsubishi, hoạt động trong nhiều lãnh vực từ xi-măng đến điện tử, cũng dự kiến lập một đài tưởng niệm cho họ.

Năm ngoái, Mitsubishi Materials đã xin lỗi các cựu tù binh Mỹ bị buộc phải làm việc trong các hầm mỏ của Mitsubishi Mining, được ước lượng khoảng 900 người.

Sau khi Nhật Bản bại trận năm 1945, các tập đoàn có liên quan đến chiến tranh đã bị Hoa Kỳ ra lệnh giải thể. Các doanh nghiệp thừa kế mang cùng tên gọi ngày nay, về mặt pháp lý là những định chế khác.

Quyết định trên đây được đưa ra trong lúc Trung Quốc không ngừng đòi hỏi Nhật Bản phải xin lỗi về quá khứ quân phiệt. Các bất đồng về lịch sử thường gây rắc rối cho quan hệ đôi bên, và đôi khi ảnh hưởng đến việc làm ăn của các công ty Nhật tại Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160602-nhat-mitsubishi-boi-thuong-tu-nhan-chien-tranh-tq
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một ca đẻ khó!

Bộ trưởng Thông tin: Đã xác định nguyên nhân cá chết nhưng chưa thể công bố

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, xác định thủ phạm gây cá chết không chỉ cần cơ sở khoa học mà còn phải điều tra bằng chứng vi phạm pháp luật, do đó không thể vội vàng để tránh sai sót. 
Cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Chính phủ bắt đầu lúc 17h30 ngày 2/6. Chủ trì là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cùng Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Một trong những câu hỏi được phóng viên đặt ra là kết quả điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, ngay khi phát hiện cá chết bất thường, Thủ tướng và các Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo hơn 30 cơ quan bộ ngành, địa phương vào cuộc thu thập chứng cứ, xác minh, tìm nguyên nhân.
Chính phủ cũng mời hàng trăm nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia thu thập dữ liệu, điều tra nguyên nhân trên nguyên tắc: dựa vào khoa học, khách quan và chặt chẽ về tính pháp lý.
bo-truong-thong-tin-da-xac-dinh-nguyen-nhan-ca-chet-nhung-chua-the-cong-bo-page-2
3 bộ trưởng chủ trì họp báo thường kỳ tháng 5. Ảnh: Vinh An.
“Quan điểm của Thủ tướng là nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đến nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết”, ông Dũng thông tin.
Bộ trưởng Dũng cho biết thêm, trước khi kết luận chính thức nguyên nhân cá chết, Thủ tướng đã giao cơ quan chức năng mời nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước phản biện độc lập. Vì xác định đây là vấn đề rất quan trọng, khi công bố phải đảm bảo chứng cứ, tính pháp lý và tính khách quan.
Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên và nhất là đảm bảo môi trường biển an toàn lâu dài. Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại, ngày 19/5, Thủ tướng đã ban hành nghị định hỗ trợ gạo cho dân, tổ chức thu mua hải sản của ngư dân; hỗ trợ bằng tiền cho các tàu phải ngưng ra khơi; hỗ trợ lãi suất tiền vay với doanh nghiệp, chủ tàu làm nhiệm vụ hậu cần nghề cá.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xác định vùng biển an toàn đánh bắt thuỷ hải sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát các dự án có khả năng liên quan tới xả thải trên phạm vi cả nước, phòng ngừa và kiên quyết xử lý nếu các tổ chức, cá nhân xả thải không đúng quy định.
Chia sẻ với tâm trạng nóng lòng của người dân, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc này không chỉ cần bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường.
"Bất cứ sự sơ suất nào trong xác định nguyên nhân cũng có thể dẫn tới sai lầm trong khắc phục hậu quả", ông Tuấn nhấn mạnh.
Đánh giá đây là sự cố môi trường nghiêm trọng chưa từng xảy ra, dư luận quan tâm tới nguyên nhân và cách xử lý hậu quả là xứng đáng, Bộ trưởng Tuấn khẳng định "Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin cho người dân biết".
Bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay trong tháng 6 Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.
bo-truong-thong-tin-da-xac-dinh-nguyen-nhan-ca-chet-nhung-chua-the-cong-bo-page-2-1
Nhóm phóng viên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiếp theo: Hồi ký Lê Phú Khải – Lời ai điếu (4 kỳ)


Phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Khiếu, ủy viên TW Đảng tại HTX Định Công Thanh Hóa 1978. Ông Khiếu là cha của Nguyễn Hữu Vinh, tức anh Ba Sàm, người sáng lập trang Ba Sàm.
CHƯƠNG 7
Những mẩu chuyện một thời làm báo
… Những năm 1980 là những năm diễn ra cảnh “ngăn sông cấm chợ” khủng khiếp nhất ở nước ta. Ở ĐBSCL, nơi có nhiều hàng hóa nông sản nhất nước, cảnh ngăn sông cấm chợ càng tệ hại nhất. Trạm thuế Tân Hương, vị trí giáp ranh của tỉnh Tiền Giang với Long An là địa danh khét tiếng một thời. Xe cộ từ các tỉnh miền Tây lên đến đây bị ùn tắc vì phải đỗ lại để quản lý thị trường khám xét. Khách hàng phải xuống hết để nhân viên quản lý thị trường lên xe săm soi từng cái gầm ghế. Một kg gạo, một trái dừa khô, một kg đường… cũng bị tra hỏi. Có anh bộ đội về phép thăm nhà, đem 10 kg gạo, khi bị quản lý thị trường giữ, anh ta nói có giấy phép của ông Đỗ Mười, quản lý thị trường quát: Đỗ mười một cũng tịch thu nữa là đỗ mười! Cái giai thoại trên ra đời ở cái vùng nhiều lúa gạo nhất ở nước này là ĐBSCL.
Tôi đã có lần đi qua trạm Tân Hương, lấy máy ảnh chụp đoàn xe nối đuôi nhau cả cây số để chờ khám xét, đã bị quản lý thị trường trạm này bắt, nhốt vào cái phòng tối om cả nửa ngày, mặc dù trước đó tôi đã trình thẻ nhà báo nhưng vẫn bị họ tịch thu cuộn phim trong máy ảnh. Khi về cơ quan thường trú ở TP HCM báo cáo việc này, giám đốc Nguyễn Thành đã bảo tôi viết một bài ghi nhanh ở Tân Hương, nhưng khi thu băng rồi, gửi ra Hà Nội, Đài TNVN cũng không dám phát, vì lúc đó quản lý thị trường là một “chủ trương lớn của Đảng và nhà nước”!
Nhưng nói đến chuyện ngăn sông cấm chợ ở ĐBSCL thời thập niên 1980 của TK 20 thì phải nói đến chuyện đường sông mới là đáng nói. Vì đa số hàng hóa ở vùng này đều do đường sông đảm nhiệm việc chuyên chở. Sông Tiền và sông Hậu rộng mênh mông nối với mạng lưới kinh rạch chằng chịt ở đồng bằng, có nhiều nơi hẻo lánh và đặc điểm của vận tải sông là ghe thuyền chạy suốt đêm ngày (động cơ của nó có cấu tạo để luôn có nước sông làm mát máy không như ô tô chạy trên bộ). Các trạm thuế vụ, trạm quản lý thị trường lại đều được trang bị súng… nên họ lộng hành và dân vận tải sông rên xiết dưới sự kiểm soát của họ. Một cái ghe chở hàng nặng mấy chục tấn, đang chạy giữa sông Tiền sông Hậu rộng mênh mông, chỉ cần nghe một tiếng súng nổ trên bờ là phải quay vào để thuế vụ, quản lý thị trường kiểm tra giấy tờ, khám xét hàng hóa. Nếu đủ giấy tờ và không chở hàng “lậu” thì cũng phải nộp tiền chi phí phát đạn. Giá tiền một phát đạn như thế muốn tính bao nhiêu cũng phải chịu. Trên thế giới này có lẽ không đâu có cách phạt vạ người dân kỳ lạ và tàn bạo như thế. Người ta đua nhau vượt biên, bất chấp sống chết vì lối cai trị và cách phạt vạ người dân kiểu Việt Cộng như thế! Tôi đã đi theo một đoàn ghe 5 chiếc, mỗi chiếc có trọng tải 25 tấn của HTX vận tải đường sông Rạch Gầm tỉnh Tiền Giang chở gạo thuê cho nhà nước từ các kho của tỉnh Kiên Giang lên kho của Tổng công ty lương thực miền nam ở TP HCM. Cả đi lẫn về 11 ngày liền nên tôi đã được chứng kiến tận mắt cảnh các trạm kiểm soát dọc đường sông ở ĐBSCL đã hành hạ các chủ ghe và thủy thủ của họ như thế nào. Có chủ ghe nói thẳng với tôi là sẽ tu sửa ghe cho thật tốt rồi đưa cả gia đình, vợ con đi vượt biên không thể sống với các ông cộng sản được!
Sau chuyến đi đó, tôi đã viết bài điều tra mang tên “Đi theo những con thuyền mang tên Rạch Gầm”, báo SGGP đầu năm đó (1986) đã đăng bài phóng sự này. Chính đại tá Hoàng Cuông, trưởng ty CA Hải Hưng năm xưa, người được tướng Qua nhắc đến như một điển hình tốt của Bộ CA đã đọc được bài báo đó khi ông nhận chức cục phó một cục của Bộ có cơ quan tại phía Nam. Đại tá Hoàng Cuông đã đi xe com-măng-ca nhưng đỗ ở đầu đường, đi bộ đến số nhà 30 Thạch Thị Thanh ở Q1 TP HCM để gặp tôi, theo hẹn, ông luôn “giữ bí mật” theo tác phong của ông. Gặp tôi ông hỏi chuyện về bài phóng sự đó. Tôi đã nói thẳng với vị đại tá công an này, là người ta sẽ bỏ nước đi hết nếu Đảng không thay đổi đường lối lãnh đạo, vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu dã man trung cổ này!
Đó là chuyện tôi viết báo công khai, tôi còn làm “báo cáo mật” cho chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Công Bình về việc các trạm thuế trên các đường sông. Đó là một lần tôi đang đi lang thang bên rạch Bảo Định ở Mỹ Tho, tôi nghe thấy một bà chủ ghe dưới rạch lớn tiếng than: kỳ này về tôi sẽ đốt ghe, không đi buôn nữa! Tôi vội lao xuống xem sự tình thế nào. Thấy chiếc ghe khá lớn mang biển số KG, tôi biết là ghe của tỉnh Kiên Giang. Bà chủ ghe cho tôi hay, ghe của bà có trọng tải 21 tấn, bà chở đủ 21 tấn khoai mỳ (sắn) lên thành phố bán, nhưng đi qua các tỉnh, các trạm thuế đều bắt đóng thuế “bổ xung”, lấy lý do bà chở quá 21 tấn quy định. Nếu không đóng thuế “bổ xung” thì phải dỡ khoai mỳ lên cân lại. Bà than: bốc đủ 21 tấn lên cân lại thì bằng thắt cổ tôi cho xong! Đó là cách bắt chẹt, bóp cổ dân của các trạm thuế. Một điều thật kinh hoàng là, ghe của bà sau khi cộng hết số hóa đơn “bổ xung” của các trạm thuế đường sông (trong đó có trạm Kinh Nước mặn tỉnh Long An không thua gì trạm Tân Hương trên đường bộ) đã lên đến 20 tấn, xấp xỉ trọng tải chiếc ghe 21 tấn của bà. Đến Kinh Nước mặn, chồng bà phải tháo chiếc đồng hồ senko đeo tay để trạm thuế “cầm”, như người ta đi “cầm đồ”, đợi khi nào lên TP HCM bán được khoai mỳ, lúc trở về sẽ “chuộc”(!). Cũng còn may là lên đến TP, bà không phải đóng thuế nhờ có chính sách miễn thuế cho các ghe chở lương thực (như khoai mỳ) cứu đói cho thành phố. Nơi đây muốn có khoai mỳ để cán bộ công nhân viên và nhân dân TP ăn sáng. Đó cũng là chính sách “xé rào” của TP HCM một thời. Tôi hỏi bà chủ ghe cho biết tên những trạm thu thuế bổ xung, thì được biết đó là các trạm: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành…Tôi xin bà các hóa đơn đó, bà cho ngay (trong đó có cả giấy biên nhận giữ đồng hồ của chồng bà ở trạm thuế Kinh Nước mặn, khi bà quay về chuộc lại họ quên không đòi lại giấy để hủy). Với đầy đủ chứng cứ trong tay, suốt đêm tôi viết “báo cáo mật” về vụ đánh thuế chiếc ghe biển số Kiên Giang đầy oan nghiệt… (có kèm theo đầy đủ hóa đơn thu thuế bổ xung). Sáng hôm sau tôi đem đến báo cáo chủ tịch tỉnh Nguyễn Công Bình. Xem xong “báo cáo mật” của tôi, ông chủ tịch đập tay xuống bàn rất mạnh và không nói câu nào cả. Đến kỳ họp giao ban hàng tuần, có đấy đủ các ty, ban, ngành trong sở, chủ tịch Sáu Bình đã phê phán gay gắt ngành tài chính và các trạm thuế. Ông đập tay xuống bàn rồi giơ tập hóa đơn thuế bổ xung lên nói to trước cuộc họp: thế này thì chúng ta trở thành kẻ cướp rồi, đâu phải chính quyền cách mạng!
 Với ông Phan Văn Khải, tôi vẫn thực hiện được cuộc phỏng vấn chuyến đi về của phái đoàn thủ tướng dự thượng đỉnh ASEAN. Tôi gọi điện đến 24 Tú Xương, nhà riêng của ông từ khi ông còn là chủ tịch TP HCM. Tôi xin gặp bác Tám, gia nhân và là người quản gia thân tín của gia đình. Cách gọi điện đến nhà các VIP cũng là một “nghiệp vụ” của người làm báo. Đừng bao giờ gọi điện đến mà chỉ xin gặp ông này, bà kia. Người ta có thể tự ái mà trả lởi “ông chủ đi vắng” ai làm gì được người ta. Còn chủ nhân của người ta thì rất khó cho nhà báo tiếp cận trực tiếp (mà không qua họ). Ở một nước không có dân chủ thì điều này càng trở nên tuyệt đối. Bác Tám biết là tôi gọi. Vì dịp tết nhất tôi đã nhiều lần gọi điện thăm hỏi bác và không hề thăm hỏi ai nữa, ngoài bác ra (!) Bác Tám cho tôi hay, Thủ tướng xuống máy bay giờ nào là bí mật, nhưng bác bày vẽ cho tôi cách gặp, bác cho tôi số điện thoại di động của nhân viên an ninh sẽ đến đón Thủ tướng tận chân cầu thang máy bay lúc ông xuống. Bác còn dặn tôi cứ nói rõ lý do biết tên anh ta và số ĐT là do bác cung cấp. Từ đó tôi biết giờ máy bay đáp và sẽ đi cùng đồng chí an ninh bảo vệ Thủ tướng. Khi Thủ tướng Phan Văn Khải xuống máy bay, tôi trông rõ BTV Thu Uyên cùng bước xuống, nhưng ông được một chiếc xe du lịch đón ngay ở chân cầu thang và đi luôn. Sau này tôi được biết là các bà ở Hội cầu lông đã đón ông đi đánh cầu lông ngay (ông Khải là chủ tịch Hội cầu lông VN). Thế là phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm vào phòng VIP của Tân Sơn Nhất trả lời phỏng vấn của các nhà báo. Nhưng rất ít báo chí thành phố biết giờ ông xuống nên chỉ có nữ phóng viên Mai Hoa, giám đốc Cường cử đi cùng tôi để phụ trách máy ghi âm, còn tôi thì phỏng vấn Thủ tướng. Nhưng khi nhìn thấy cái ông phó thủ tướng có bộ mặt hãm tài kia thì tôi không phỏng vấn nữa và giao cho cô Mai Hoa… “muốn làm gì thì làm”. Tôi ngồi quan sát, thấy ông Nguyễn Mạnh Cầm vừa trả lời phỏng vấn của Đài TNVN vừa nhìn sang phía quầy bán hàng phục vụ khách VIP, nơi cô Phương Uyên đang nhổm người lên để lộ cả quần xi líp mầu hồng bên trong(!). Lúc về cơ quan, tôi bảo với sếp Cường là tôi sẽ viết lại giáo trình bài “phỏng vấn”, rằng mỗi khi một cơ quan báo chí cử phóng viên đi phỏng vấn các VIP, thì nên cử nữ phóng viên xinh đẹp, mặc váy ngắn, xi líp màu hồng! Từ đó trở đi hễ có đài, báo địa phương nào mời Đài TNVN đi giảng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên của họ… sếp Cường càng bắt tôi đi bằng được. Lý do: tôi đã “viết lại giáo trình” thì phải đi giảng, tôi có đi giảng thì uy tín của cơ quan… mới được nâng cao! Chẳng biết ông nói thật hay nói đùa!…
Phần nhận xét hiển thị trên trang