Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Vân Dung: 'Suốt 13 năm, các Táo chưa một lần cãi vã'



Nhi quỳnh 

"Với người khác điều đó rất khó, nhưng chúng tôi như anh em 'trên bến dưới thuyền' quá hiểu nhau rồi".




Gặp nghệ sĩ Vân Dung ngày cuối năm quả là khó như đếm lá trên cây mùa đông.
Lịch làm việc của chị kín từ sáng đến tận đêm khuya, vừa phải hoàn thành công việc tại Nhà hát tuổi trẻ, vừa phải tập Táo quân lúc tối muộn.
Dẫu vậy, thần thái trên gương mặt của Vân Dung vẫn trẻ trung, tươi sắc như cô gái đôi mươi.
Được trò chuyện cùng chị về công việc bận rộn ngày cuối năm của một “Táo quân”, càng thấy trân trọng hơn từng sản phẩm nghệ thuật người nghệ sĩ mang đến cho khán giả.
Đó là thành quả của những ngày tháng lao động thấm đẫm mồ hôi và trăn trở với nghề không phải ai cũng biết.

Nghệ sĩ hài Vân Dung gấp rút chuẩn bị ghi hình cho Gặp nhau cuối năm - Táo quân năm Bính Thân
Nghệ sĩ hài Vân Dung gấp rút chuẩn bị ghi hình cho Gặp nhau cuối năm - Táo quân năm Bính Thân
13 năm, các Táo chưa một lần cãi vã
- Trong các vai diễn Táo quân của mình, chị thích vai nào nhất?
Từ trước tới nay tôi vẫn thích vai Táo Y Tế nhất khi được phân công đảm nhận nhân vật này. Vai diễn nào trong Táo quân cũng có cái khó của riêng nó. Nam Tào, Bắc Đẩu còn khó nhiều hơn.
Cái khó nhất là phải luôn đổi mới trong từng năm để mang đến điều hấp dẫn nhất cho khán giả. Kịch bản Táo quân tối kỵ việc lặp lại nội dung cũ.
- Các nghệ sĩ như chị phải ứng phó với việc thay đổi kịch bản của Táo quân ra sao?
Thực ra kịch bản luôn là yếu tố xương sống cốt lõi và chúng tôi cần tìm tòi cái mới để đắp thêm “da thịt” vào. Để làm điều đó, toàn bộ ê-kíp từ đạo diễn đến diễn viên đều vắt óc suy nghĩ để vai diễn thêm sinh động.
Kịch bản Táo quân thay đổi cứ 30 phút một lần hoặc 1 tiếng một lần là chuyện bình thường. Lúc nào cũng cần thêm 2 hay 3 nhân sự để đánh máy tại chỗ những chi tiết được sửa.
May mắn đội ngũ làm Táo ai cũng có trí nhớ tốt và nhanh nhạy nên nắm bắt kịch bản rất nhanh.
- Chị đã phải đảm bảo sức khỏe của mình theo phương pháp gì để đáp ứng được lịch tập và diễn Táo quân?
13 năm gắn bó với Táo quân là một chặng đường không hề ngắn. Đôi lúc chúng tôi cũng thấy mệt, sức khỏe nhiều khi không cho phép.
Có người đã 40 tuổi, có người hơn 50 tuổi nhưng nhiều khi phải thức đêm tập đến gần sáng vì ban ngày ai cũng phải hoàn thành công việc của mình.
Nhưng dù mệt vẫn phải cố, vì khán giả đang rất mong chờ Táo quân.

Các nghệ sĩ ăn mì tôm tập luyện Táo quân
Các nghệ sĩ ăn mì tôm tập luyện Táo quân
- Đã có 13 năm gắn bó với các nghệ sĩ trong chương trình "Gặp nhau cuối năm", chị đánh giá như thế nào về những bạn diễn cùng mình?
Các Táo trong ê-kíp Táo quân, đặc biệt là Nam Tào, Bắc Đẩu và Ngọc Hoàng là những người rất thông minh, tự tin, nhiệt tình và sống rất tình cảm.
Ai cũng là người giỏi nhưng cái tôi của họ không quá lớn, họ rất khiêm tốn và nhường nhịn, đặc biệt với phụ nữ.
Tôi đánh giá cao những người anh em trong Gặp nhau cuối năm. Phải sống yêu thương và nhường nhau thì các Táo mới có thể làm việc cùng nhau đến 13 năm – quãng thời gian đủ dài cho một em bé lớn lên.
Trong từng ấy năm, chúng tôi chưa một lần giận dỗi hay cãi vã.
Với người khác điều đó có thể rất khó nhưng ê-kíp Táo quân lại coi như chuyện đơn giản thường ngày, vì chúng tôi như anh em “trên bến dưới thuyền” đã quá hiểu nhau.
- Là phận nữ trong cả ê-kíp các “Táo ông”, kỷ niệm nào chị nhớ nhất khi được các đàn anh nhường nhịn?
Kỷ niệm thì nhiều lắm, có khi được mọi người nhường hết phần ngon, có khi tất cả đang đi ăn, không thấy tôi có mặt là 5, 7 cú điện thoại liên tiếp hỏi xem tôi “đang ở đâu, mau đến ngay đi”.
Hay khi tôi bị ốm ai cũng gọi điện hỏi thăm, từ anh Thắng, anh Khánh đến bác Long hỏi xem tôi “bị sao, đã đỡ chưa”. Mọi người thường xuyên quan tâm, hỏi han tôi, ai cũng ga lăng và thích… thể hiện.
- Theo chị, vì đâu nghệ sĩ hài Xuân Hinh chưa một lần tham gia Táo quân dù tên tuổi anh ấy khá lớn, phải chăng vì anh không hợp với ê kíp Táo như lời đồn?
Thực ra tập Táo quân vào lúc đêm hôm mà bản thân nghệ sĩ Xuân Hinh rất bận rộn, đặc biệt vào dịp Tết.
Hơn nữa nghệ sĩ Xuân Hinh thường làm đĩa hài Tết nên có thể anh ấy khó sắp xếp để tham gia cùng ê-kíp Táo quân chứ không phải vì không hợp.
Trên sân khấu, tôi và anh Xuân Hinh vẫn thường diễn cùng nhau rất tung hứng vì cả hai phối hợp khá ăn ý.
Khi đi lưu diễn, tôi không đòi hỏi khách sạn 5 sao hay 4 sao

Vân Dung trong hậu trường một buổi tập kịch
Vân Dung trong hậu trường một buổi tập kịch
- Chị và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam gặp những khó khăn gì trong những chuyến lưu diễn nước ngoài?
Các nghệ sĩ Việt khi đi lưu diễn nước ngoài rất vất vả vì không có thời gian mà vẫn phải xoay sở một “núi” công việc, vừa phải quay gala vừa phải tập để diễn, chưa kể đến chuyện di chuyển hàng nghìn cây số.
Chúng tôi phải tận dụng thời gian cả ngày lẫn đêm.
- Khá nhiều ca sĩ người Việt từng phải chịu khổ khi đi lưu diễn nước ngoài, còn các nghệ sĩ hài thì sao?
Có lẽ chúng tôi có một phần may mắn vì trước khi đi lưu diễn, tất cả mọi thứ cần phải ràng buộc với nhau trên giấy tờ. Khi được mời đi nước ngoài, tôi không đưa ra đòi hỏi gì quá đáng với đối tác.
Tôi không cần khách sạn phải 5 sao hay 4 sao, nhưng cũng không muốn phải làm phiền ở nhờ nhà một người Việt nào bên đó.
Còn về chuyện ăn uống, tôi xin phép đoàn cho tôi được ăn cơm Việt vì bản thân không ăn được đồ Tây. Cả hai phía, mình và đối tác mời lưu diễn cần phải tôn trọng lẫn nhau.
- Bí quyết diễn hài "diễn như không diễn" của chị là gì?
Thực ra nói bí quyết thì không hẳn, chỉ đơn giản mình chịu khó học hỏi, biết ngó trước ngó sau một chút, quan sát mọi người trong cuộc sống để tích góp trở thành vốn để mình diễn.
Mỗi con người có một lối sống riêng, cách thể hiện riêng nên đó chính là kho tàng không bao giờ cạn kiệt giúp tôi có được phong cách diễn mới mẻ.
- Vai diễn nào chị rất muốn thể hiện nhưng chưa có dịp trải nghiệm?
Hầu như tuýp nhân vật nào tôi cũng từng trải qua, khó tính có, dễ tính có, trung niên hay trẻ trung, già cả cũng đều có, cả ngô nghê cũng có. Có lẽ vai sát thủ lạnh lùng là chưa từng “kinh qua”.
Không biết mình có làm được hay không nhưng cứ tưởng tượng ra thế đi. Có lúc xem phim hành động, tôi cũng hay thử nghĩ xem nếu mình đóng vai đó, khán giả có thấy hay không hay là tôi lại phì cười.
- Khi công việc bận rộn, chị nhận được hỗ trợ nào từ phía gia đình?
Ông bà giúp tôi rất nhiều trong việc đưa đón cháu đi học vì tôi quá bận. Tôi cũng không có ý định hướng cho con theo nghiệp của mẹ. Khi con đã lớn, con sẽ là người tự mình quyết định, đam mê và theo đuổi điều gì.
Cảm ơn chị về những chia sẻ!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

...hội chứng “củ khoai tây”


Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Hà Nội và những tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung những ngày này, chưa bao giờ gặp phải những cơn mưa rét giá lạnh thấu xương. Thậm chí, lần đầu tiên băng tuyết phủ trắng xóa một số vùng cao. Hàng trăm trâu bò ngã quỵ, chết rét. Còn trẻ em miền núi nhiều nơi chỉ phong phanh tấm áo mỏng, thật xót đau. Dù không ít đoàn từ thiện đã nhanh chóng chuyển gạo, áo ấm chia sẻ cho người dân vùng khó khăn.
Người già và cuộc cờ “05 cầm”
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Đại hội Đảng lần thứ XII. Ảnh minh họa: VietnamNet
Vậy mà xem ra, cơn giá lạnh của tạo hóa vẫn không thể làm giảm bớt “sức nóng” quan tâm sự kiện chính trị lớn nhất của năm mới 2016- Đại hội Đảng XII. Tin tức nhân sự cấp cao là điểm đỉnh của mối quan tâm, liên tục được cập nhật trên các trang báo, mạng XH. Hàng trăm bài báo, ý kiến trong nước, nước ngoài phân tích tình hình, đoán già đoán non về đội ngũ sẽ cầm cương nảy mực của quốc gia. Có gì lạ đâu. Quốc gia nào cũng vậy. Xưa nay, người dân luôn nhìn vào tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của những người lãnh đạo đứng đầu sóng ngọn gió.
Mà nước Việt can trường và khổ đau, nội lực còn nhiều yếu kém sẽ “ra gió” thế nào trên hành trình hội nhập để phát triển?
Cuối cùng, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã xuất hiện- ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư ĐCSVN đã tái đắc cử.
Ông không phải là gương mặt xa lạ với chính trường VN. “Trận mạc” của ông trước khi dấn thân vào hoạt động chính trị, từ cơ sở, là lĩnh vực nghiên cứu, lý luận xây dựng Đảng. Năm qua đi tháng qua đi, ông dấn thân vào công tác quản lý, trưởng thành với một bề dày vị thế hiếm có- Ủy viên BCH TƯ Đảng (khóa VII, VIII, IX, X, XI), Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng (khóa VIII, IX, X, XI). Và là Tổng Bí thư ĐCSVN khóa XI.
Chính vì thế, khi thông tin về các nhân sự cấp cao còn chưa ngã ngũ, báo chí nước Việt đã có nhiều bài viết như nói hộ lòng dân đang nhức nhối cùng kỳ vọng, vào sự thay đổi tươi sáng hơn diện mạo XH trước những cơn sóng cả Biển Đông, sự đục khoét của giặc nội xâm, lợi ích nhóm, lo lắng cho sự hưng vong của quốc gia.
Một luật sư Lê Đức Tiết (Ủy ban Trung ương MTTQ VN) cho rằng TBT phải có những phẩm chất đặc biệt. Theo ông, tri thức có nhiều bao nhiêu, đạo đức có tốt bao nhiêu nhưng nếu không biết tạo ra thời cơ, nắm bắt thời cơ thì chưa đủ. Nghệ thuật người lãnh đạo là tạothời cơ và nắm bắt thời cơ (VietNamNet, ngày 27/1)
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VietnamNet.
Nắm bắt thời cơ có thể coi là “bí kíp” làm nên và xoay chuyển, thay đổi vận mệnh một dân tộc. Và với nước Việt, TPP sắp tới, vừa là thử thách những cũng là một thời cơ lớn để nước Việt chuyển mình theo nhịp độ phát triển của thời đại? Một Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu IV, người vào sinh ra tử nhiều chiến trận, nhắn gửi: Phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nhất là biển đảo. Biển Đông là vấn đề sống còn của cả dân tộc. (VietNamNet, ngày 25/1).
Cũng như luật sư Lê Đức Tiết, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vô cùng day dứt về quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền, khi ông cho rằng: Đảng phải kiên quyết đấu tranh loại trừ bằng được những vấn nạn này. Đó là vấn đề bức xúc số một của Đảng, của dân, bởi nó làm suy yếu sức mạnh của Đảng, của quốc gia.
Nhưng người viết bài chú ý và tâm đắc nhất với những bí quyết đầy tính triết lý, sản phẩm của sự nghiên cứu thâm sâu của người xưa trong cuộc cờ chính trị, điều binh khiển tướng, mà TS Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản chia sẻ với báo VietTimes trước đó (ngày 18/1)
Theo ông Nhị Lê, bí quyết đó là “05 cầm”: Một là, cầm Đạo. Đạo là đường. Con đường phải đi, nền tảng phải giữ, nguyên tắc phải nắm lấy và phát triển bằng mọi giá. Hai là,cầm Cương. Ba là, cầm Tướng. Bốn là cầm Tâm. Năm là, cầm Thời. Đây chính là tầm nhìn thời cuộc. Khả năng tiên liệu thời thế, tầm nhìn chiến lược.
Còn theo người viết bài, tất cả những gửi gắm, đòi hỏi và kỳ vọng vào những giải pháp của người đứng đầu Đảng ta, những người lãnh đạo cao cấp, chỉ đòi hỏi họ hai điều: 1- Cần có tư duy trẻ, để hiểu thời thế, vận mệnh đất nước, hiểu thời đại và những quy luật thực tiễn. 2- Biết hành động thông minh, khôn ngoan, quyết đoán. Trước những nguy cơ lớn, mà ông Nhị Lê- Phó TBT Tạp chí CS đã nhìn nhận- hội chứng “củ khoai tây”:
Đó là, bề ngoài tưởng một khối thống nhất, nhưng bên trong thì năm bè, bảy mảng. Một số tổ chức đảng là tập hợp những “củ khoai tây” trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc. Các tổ chức chi bộ đảng có nguy cơ thành hàng ngàn những “bao tải khoai tây”.
Còn gì đáng sợ hơn sức mạnh … hội chứng “củ khoai tây”?
Liệu nhân dân có thể trông đợi ở ông, và những đồng sự của ông, trong cuộc cờ mới- với giặc nội xâm, lợi ích nhóm- bằng vũ khí, tư duy và năng lực hành động đều rất trẻ, cho dù tóc đã bạc sương?
Trong giờ phút ra mắt quốc dân đồng bào, thay mặt Ban CHTW Đảng khóa XII, ông nhấn mạnh thông điệp của tập thể lãnh đạo Đảng gửi tới cả dân tộc, gói gọn trong mấy chữ:Gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm.
Người trẻ và chân lý ở… thực tiễn
Ngược với hình ảnh TBT Đảng CS là một người “tái đắc cử”, tóc bạc trắng, có hai đại biểu lần đầu được bầu đều trúng cử với “số phiếu bầu ấn tượng”, theo bình luận của VietNamNet, ngày 26/1, trở thành UVTƯ chính thức khóa này, đều rất trẻ, cũng đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy trẻ nhất nước khi nhậm chức. Họ đều đã từng nổi tiếng khi được bổ nhiệm. Đó là Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976), Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và Nguyễn Xuân Anh (cũng sinh năm 1976) Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Với một nền chính trị VN lâu nay thường do người có tuổi “cầm chịch” thì hiện tượng hai ĐB này quả khiến dư luận XH nổi như… cồn. Nhưng ngoài lẽ trẻ già, dư luận xôn xao bàn tán còn do nhân thân họ khá “đặc biệt”.
Bởi lẽ Nguyễn Thanh Nghị là con trai trưởng của người đứng đầu Chính phủ, là TSKH ngành Kỹ thuật Xây dựng (ĐH George Washington, Mỹ), nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM. Rồi Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất VN. Trở thành UV dự khuyết tại ĐH Đảng XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2015-2020).
Còn Nguyễn Xuân Anh là con trai trưởng của người từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ, là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, từng là phóng viên công tác tại báo Thanh niên trước khi trở thành UV dự khuyết TƯ Đảng, UV Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015-2020).
Phải công bằng mà nói rằng, cho dù cả hai đều cho rằng, nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực bản thân, cho dù mọi việc đề cử, bổ nhiệm đều “đúng quy trình”, thì việc tiến quá nhanh trên con đường hoạn lộ cũng buộc họ, những người trẻ tuổi giữ những chức vụ quan trọng của quốc gia phải đối mặt với những áp lực dư luận hoài nghi đa chiều, không đơn giản.
Nhưng cũng phải công bằng mà nói, họ- hơn hẳn thế hệ cha chú họ ở trình độ, học vấn đào tạo bài bản. Mặt khác, họ có “bàn đạp” gia đình, và kinh nghiệm hoạt động chính trị “cha truyền con nối”, lại tiếp cận nhanh chóng công nghệ thông tin, thông tin đa chiều của thời hội nhập. Điều đó rất có thể giúp họ sớm trưởng thành, có tư duy già dặn, bản lĩnh chính trường trong việc xử lý các tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước những năm tháng thật buồn, hàm chứa nỗi đời nhức nhối của nhà thơ, đồng thời còn là UV Bộ Chính trị Ban CHTW ĐCSVN khoá IX; ĐBQH khóa X, cựu Bộ trưởng Văn hóa. Liệu sự nhức nhối đó sẽ được những nhân sự cấp cao, những lãnh đạo già, trẻ khóa này “hóa giải” ra sao, trước hội chứng “củ khoai tây”, trước quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm phổ biến?
Nhất là thời cuộc này, người dân chỉ tin và kiểm chứng cái tài cái đức của người lãnh đạo ở thực tiễn. Bởi chân lý không ở lời nói hay, nói giỏi, mà là ở thực tiễn. Sẽ chỉ tin, khi các chính sách ban hành hàm chứa Thông điệp của TBT mới đây gửi đi: Gần dân, trọng dân, vì dânnói đi đôi với làm, biến thành thực tiễn đời sống.
Đổi mới là sống còn
Tại ĐH Đảng XII, có một tham luận gây chấn động dư luận XH, làm dấy lên rất nhiều lời bàn tán của các trang mạng. Đó là tham luận của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông là người từng có những phát ngôn rất ấn tượng, thẳng thắn, như nói hộ nỗi lòng người dân. Và bây giờ, trên bục diễn đàn tại ĐH Đảng XII, trước vận mệnh dân tộc- tiến lên hay chấp nhận mãi mãi tụt hậu- tham luận của ông, thẳng thắn, trung thực, đã được dư luận chia sẻ, ủng hộ. Ông Nguyễn Sinh Hùng, UV Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, người điều hành phiên thảo luận đã nhận xét: Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước (TT, ngày 22/1).
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Cơ sở của kiến nghị này chính là thực tiễn đất nước qua 30 năm đổi mới, với những hay dở, tốt xấu, khẳng định và khiếm khuyết cùng tồn tại.
Tổng Bí thư, Đại hội Đảng XII, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Chính phủ
Ảnh minh họa: Zing.
Thành tựu lớn nhất, là VN đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, làm thay đổi căn bản cuộc sống của cả đất nước, đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong hệ thống chính trì gần như không thay đổi
Công tâm mà nói, đây không phải đề xuất gì mới mẻ.
Cũng theo ông Bùi Quang Vinh, cách đây 05 năm, ĐH XI của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế XH 2011-2015 cũng đã nêu rõ, phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Trong thực tế, đổi mới kinh tế là khá rõ, nhưng đổi mới về thể chế chính trị hầu như chưa làm, công cuộc đổi mới 05 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn.
Như vậy trong thực tế, công cuộc đổi mới của nước Việt mới đi bằng… một chân.
30 năm đổi mới, với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, là cả thời gian khá dài để họ đưa nền kinh tế của họ từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế phát triển. Trong khi qua 30 năm đổi mới, nước Việt vẫn còn ở một giai đoạn tuy có những thành tựu nhưng tốc độ vẫn chỉ là “nhúc nhích”.
Những kiến nghị mang nội hàm như của ông Bùi Quang Vinh thật ra đã được đề cập khá nhiều với các cách diễn giải khác nhau, trên báo chí, ở rất nhiều bài viết. Có điều sự hấp dẫn và “trọng lượng” của phát ngôn đó chính là vì ông là một Bộ trưởng, dám nói thẳng trên diễn đàn ĐH Đảng những bất cập của một thể chế quản lý, mang tính ràng buộc trách nhiệm rất cụ thể.
Hội chứng “củ khoai tây” và “lợi ích nhóm”
Mặt khác, ngay cả trong những thành tựu kinh tế, cũng đã có những chuyển dịch chi phối đáng suy ngẫm. Người viết bài chú ý đến nhìn nhận của Ts Vũ Thành Tự Anh-  Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tại Tọa đàm Mùa xuân do báo Người Đô thị tổ chức gần đây, khi ông cho rằng:
Nếu như trước năm 1986 và cho đến thập niên 1990, những quyết sách của các nhà lãnh đạo đất nước có thể đúng hoặc sai, nhưng thường không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hay phe cánh, trái lại đều xuất phát từ thái độ chân thành. Bằng sự chính trực ấy, những sai lầm của nền kinh tế tích tụ trong một thập niên kể từ 1975 được thế hệ lãnh đạo sửa sai với tinh thần cầu thị.
Đấy cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với những năm gần đây.
Không có được ý chí sửa sai ấy, nền kinh tế bắt đầu bộc lộ hàng loạt trục trặc từ 2008. Hô hào tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách DNNN, khu vực ngân hàng, đầu tư công… thực ra chỉ có tính hình thức, là cách “mua thời gian”, đẩy những trục trặc về tương lai.
Đó là gì, nếu không phải là diện mạo của lợi ích nhóm? Mà mọi giải pháp đổi mới để tháo gỡ những khiếm khuyết của thể chế quản lý, không thể không tính đến yếu tố này, như một vật cản khủng trên hành trình phát triển của quốc gia.
Nếu như chống tham nhũng đã khó, thì chống hiện tượng lợi ích nhóm (tiêu cực) còn khó hơn, và nhiều khi là không tưởng. Vì nó nguy hiểm ở chỗ rất ảo, tuy lợi ích rất thật. Ở góc độ nào đó, lợi ích nhóm cũng là hội chứng… “củ khoai tây”.
Và vì vậy, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra được những giải pháp mang tính nguyên lý, căn cốt lâu dài. Đó là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, nền kinh tế thị trường đầy đủ, xã hội dân chủ, phát triển, thịnh vương cao. Thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế, song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm. Bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển…
Thì người viết tâm đắc với những giải pháp trước mắt, cụ thể nhưng cực kỳ cấp thiết. Vì chỉ có thế, mới góp phần tạo ra sức mạnh nội lực một quốc gia.
Đó là xóa bỏ tư duy và cơ chế xin- cho, đặc biệt trong khu vực kinh tế nhà nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng lành mạnh, theo đúng nghĩa- kinh tế thị trường “đầy đủ”. Nhất là nay mai, thềm nhà có… TPP. 
Là thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự độc đoán, chuyên quyền. Kiểm soát quyền lực không gì hữu hiệu bằng mở rộng dân chủ, lắng nghe sự phản biện, kết hợp với cải cách tư pháp.
Liệu TBT và những đồng chí của ông có quyết liệt tận cùng, “chinh chiến” với hội chứng “củ khoai tây”, phát triển đất nước bằng chính những cải cách mang tính sinh tử, sống còn?
Kỳ Duyên
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/287333/tong-bi-thu-va-hoi-chung-cu-khoai-tay.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PGS Trần Lâm Biền: Đừng nôn nóng đề cử hầu đồng là di sản thế giới





(TT&VH) - Tôi không tán thành ý tưởng đệ trình hầu đồng lên UNESCO để hi vọng được xếp hạng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể, ít ra là trong lúc này. Chúng ta chưa hề có một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cặn kẽ về hiện tượng này, trong khi hầu đồng hiện tại đã biến đổi quá nhiều so với bản chất thật của nó - PGS Trần Lâm Biền, Cục Di sản Văn hóa, khẳng định. Điều đáng nói, dù phản đối ý tưởng này nhưng ông chính là một trong những người có thâm niên nghiên cứu và bênh vực đạo thờ Mẫu cũng như tục hầu đồng từ nhiều năm nay.
Đồng “tỉnh” thì không có giá trị
PGS Trần Lâm Biền cho biết:
- Thật sự, hầu đồng sẽ rất hay nếu tiếp cận nó như một hiện tượng văn hóatâm linh. Muốn vậy, người ta phải tìm hiểu đầy đủ về đạo thờ Mẫu - “bệ đỡ” của hầu đồng. Đi xa hơn, cần hiểu được một hệ thống rất phức tạp những thần linh, tín ngưỡng, cách tư duy... liên quan tới dòng chảy của trục xương sống ấy. Khái niệm hầu đồng mới được nghiên cứu như một hiện tượng văn hóa từ khoảng 15 năm nay. Nhiều khi, bản thân giới nghiên cứu cũng có những sai lầm và lệch lạc trong việc tìm hiểu về nó. Điển hình là trường hợp liên hoan hầu đồng tại Kiếp Bạc cách đây vài năm, do một cơ quan nghiên cứu tổ chức. Kiếp Bạc là nơi thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo - TT&VH), và có tục lên đồng thật, nhưng đó là dòng Thanh Đồng trừ tà sát quỷ, khác hẳn với hình thức hầu đồng của đạo Mẫu. Vậy mà nơi tổ chức lại bố trí đưa hầu đồng của đạo Mẫu vào điện thờ... 
PGS Trần Lâm Biền
 
* Nhưng về bản chất, sự độc đáo của hầu đồng có xứng đáng để được đệ trình lên UNESCO không, theo ông?
 
- Về hình thức, hầu đồng chỉ có ý nghĩa nếu người hầu đồng thật sự đạt tới trạng thái yoga tinh thần một cách cao siêu. Có nghĩa, khi đó họ sẽ quên hết thực tại và bắt đầu tiếp cận được những bồng bềnh ảo ảnh thực hư, ẩn chứa trong tâm hồn và tư duy con người. Nếu không có điều ấy thì hầu đồng chỉ là một hình thức diễn xướng mà thôi.
Để phân biệt điều ấy, dân gian vẫn gọi vui bằng các khái niệm “đồng tỉnh” và “đồng mê”. Chẳng hạn, cách đây vài chục năm, hầu đồng không được tán thành. Có những con đồng tổ chức hầu đồng “chui” tại nhà, đang say sưa lên đồng nhưng cơ quan kiểm tra bước vào thì vẫn biết bỏ điện thờ chạy té tát. Như vậy là “đồng tỉnh” đấy (cười). Và “đồng tỉnh”, tôi cho rằng không có giá trị.

Hầu đồng đã đi xa khỏi bản chất của nó
* Vậy, ở góc độ diễn xướng, chẳng lẽ hình thức hầu đồng không có giá trị nào ư, theo ông?
- Tôi khẳng định lại, nếu không đạt tới tình trạng vẫn được gọi là “yoga tinh thần” thì hầu đồng chỉ là một buổi diễn xướng đơn thuần. Sự độc đáo nếu có nằm ở việc người hầu đồng trong cùng một vấn đồng lần lượt vào nhiều vai khác nhau... Nhưng chỉ vậy thì không đủ, cái ấy nghệ thuật sân khấu còn làm tốt hơn nhiều.
Theo như tôi biết, hầu đồng nguyên thủy không thay đổi nhiều trang phục theo từng giá đồng như vậy, và việc ban lộc, ban tiền cho người xem cũng chỉ là rất tượng trưng thôi. Còn khi vào đến thành thị hiện nay, hầu đồng nặng về phô trương, hình thức và bị biến tướng đi khá nhiều. 
Hầu đồng. Ảnh có tính chất minh họa
* Ông có thể nói cụ thể hơn?
- Tạm thời, tôi chưa nói tới việc hầu đồng bị lợi dụng vào mục đích mê tín dị đoan. Nhưng, đi vào thành thị, hình thức hầu đồng dần chịu sự chi phối của kinh tế, thương mại khi người ta gắn nó với các yếu tố của đời thường. Chẳng hạn là tâm lý “tốt lễ dễ kêu”, đồ lễ càng đủ đầy, càng nhiều càng tốt. Làm như vậy thì hầu đồng đã đi xa khỏi bản chất của nó quá nhiều. Rồi nói thẳng, các buổi hầu đồng hiện nay, “đồng tỉnh” thì nhiều mà “đồng mê” thì ít...
* Vậy quan điểm cuối cùng của ông là...?
- Muốn đệ trình lên UNESCO, chúng ta hãy đệ trình hầu đồng với đầy đủ những độc đáo và bản sắc riêng của nó, chứ không phải là khoe mẽ nhảy múa. Nếu không, đừng mong UNESCO công nhận nó vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể. Nói thẳng, trên thế giới họ đã quan tâm rất nhiều tới văn hóa dân gian, đã từng hiểu thế nào là saman giáo (các hình thức tôn giáo tín ngưỡng có hiện tượng thần linh “nhập” vào con người - PV) , từng hiểu những vấn đề về tâm linh, tín ngưỡng ở những vùng sâu của châu Phi và châu Mỹ Latin. Kiến thức, phương pháp và quá trình nghiên cứu của họ rất đầy đủ, đầy đủ hơn chúng ta rất nhiều. Chúng ta mang nghệ thuật hầu đồng tới, họ sẽ nhìn ngay được phần nào là thật, phần nào là giả trong đó.
Muốn đưa hầu đồng lên UNESCO phải chuẩn bị đầy đủ, phải nghiên cứu cẩn thận và làm bởi nhiều bộ óc lớn, phải có những người thật sự đau đáu đắm chìm với nó, chứ không phải là đơn giản cứ đệ trình lên là xong đâu.
* Xin cảm ơn ông!

Hoàng Nguyên (thực hiện)

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/pgs-tran-lam-bien-dung-non-nong-de-cu-hau-dong-la-di-san-the-gioi-n200908010119065.htm


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Trí thức và sự tiến bộ của xã hội


Khái niệm “trí thức” xuất phát từ vụ án Dreyfus nổi tiếng ở Pháp cách đây hơn một thế kỷ (1894-1906), trong đó sĩ quan Dreyfus bị kết án phản quốc bằng các chứng cứ giả. Dreyfus được những người có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu như Emile Zola, Anatole France, George Clémenceau tập hợp thành lực lượng đông đảo đấu tranh đòi lại công lý cho ông ta, chống lại sự vùi dập, xuyên tạc sự thật, lừa dối công chúng của những kẻ nắm quyền hành. 

Sĩ quan Alfred Dreyfus
Cuối cùng, Dreyfus được trắng án và khôi phục danh dự sau 12 năm. Từ sau vụ án Dreyfus, đã không ít lần tương tự các nhà trí thức tập hợp lại với nhau để đưa ra các “tuyên ngôn của trí thức” về các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Các tuyên ngôn đó nói chung có tính chất tiến bộ và khai sáng. Một ví dụ gần đây là “Tuyên ngôn của các trí thức Tunisia” vào năm 2012, chống lại các xu hướng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra ở Tunisia như là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tôn giáo hóa chính quyền.

Có những người dùng từ “trí thức” theo nghĩa hạn hẹp, khắt khe, coi rằng người trí thức phải là nhà tư tưởng lớn tiên phong với những tác phẩm triết lý lớn để đời. Khi giáo sư sử học James Kloppenberg ở Harvard gọi Barack Obama là “nhà trí thức thực sự, Tổng thống triết gia” thì bị một học giả nổi tiếng khác là giáo sư quan hệ quốc tế Barry Rubin ở Israel phản đối dữ dội. Lý do mà Rubin đưa ra là Obama không thật uyên thâm về lịch sử, triết học hay luật pháp, không viết được công trình lý thuyết lớn nào như là những bậc tiền bối John Adams, Thomas Jefferson và James Davidson. Nếu hiểu kiểu khắt khe như vậy thì số lượng người trí thức rất ít và không tạo thành một tầng lớp trong xã hội.

Để tránh cãi nhau một cách vô ích xem “ai là trí thức”, chúng ta có thể coi khái niệm “trí thức” là một khái niệm tương đối, thay vì tuyệt đối, tương tự như “giàu” và “nghèo” là những khái niệm tương đối. Như vậy, một người có thể là trí thức trong mắt người này nhưng chưa đạt mức trí thức trong mắt người khác.

Chúng ta cũng có thể coi những người có mức độ trí thức cao thì tạo thành tầng lớp trí thức ưu tú trong xã hội. Theo nhà kinh tế Friedrich August von Hayek (1899-1992), tầng lớp trí thức không chỉ gồm những nhà tư tưởng tiên phong, mà còn là tầng lớp trung gian giữa các nhà tư tưởng tiên phong và đại chúng, với vai trò “dẫn dắt đại chúng”, truyền đạt lại các tri thức, giác ngộ từ những nhà tiên phong đến đại chúng.

Thế nào là có mức độ trí thức cao?

Nói theo kiểu tâm lý học, một người càng có trí tuệ cao, tình cảm cao (đồng cảm với nỗi khổ của nhân loại) và quyết tâm cao thì mức độ trí thức càng cao. Thiếu một trong ba vế đó thì mức độ trí thức bị giảm đi. Không có quyết tâm thì chỉ là “trí ngủ”, thiếu tình cảm thì có thể thành quỷ dữ như Hitler, còn thiếu trí tuệ thì là nhiệt tình cộng với ngu dốt dễ dẫn đến phá hoại.

Có nhiều khi từ “trí thức” bị dùng với nghĩa xấu. Ngay trong vụ án Dreyfus, ban đầu từ “trí thức” được phe chống Dreyfus dùng một cách mỉa mai để chỉ những người ủng hộ Dreyfus như là những kẻ “hám danh, rách việc, kém hiểu biết thực tế nhưng lại thích chõ miệng vào việc không phải của mình”. Bản thân giới “có học” và tự nhận mình là “trí thức” cũng mắc một số căn bệnh khiến từ “trí thức” bị mang nghĩa xấu. Những căn bệnh phổ biến nhất là: thừa lý thuyết thiếu thực hành, thừa học vấn thiếu trách nhiệm, tự cao tự đại. Ở Việt Nam từ thời phong kiến có câu thơ: “Ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Ngay ở Hà Lan ngày nay, từ “trí thức” hay bị hiểu là “học quá nhiều và có những quan điểm không thực tế về thế giới”. Ở Cộng hòa Séc, từ “trí thức” cũng được dùng để chỉ những người lắm triết lý viển vông xa vời thực tế. Tuy nhiên, người ta không thể phủ nhận rằng cố Tổng thống Vaclav Havel là một biểu tượng của nhà trí thức lớn đem lại thay đổi tốt đẹp cho xã hội Séc.

Có một số học giả coi rằng không có một tầng lớp trí thức chung của xã hội, mà mỗi giai cấp trong xã hội có đội ngũ trí thức riêng của giai cấp đó để phục vụ giai cấp đó. (Xem phân tích về các quan niệm về giới trí thức trong bài báo: Kurzman và Owens, The sociology of intellectuals, Annu. Rev. Sociol. 2002, No. 28: 63-90). Ví dụ như giai cấp vô sản có trí thức vô sản, giai cấp tư sản có trí thức tư sản, phe cánh tả có trí thức cánh tả, cánh hữu có trí thức cánh hữu. Tuy rằng việc phân loại này có thể còn đúng một phần nào đó, nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, sự khác biệt giữa một người “trí thức cao” và một người “kém trí thức” lớn hơn nhiều so với sự khác biệt giữa một người “trí thức cánh tả” và một người “trí thức cánh hữu”. Nếu là những người có “mức độ trí thức cao” thì dù theo “trường phái nào” cũng dễ gần nhau và dễ hợp tác với nhau vì lợi ích chung của xã hội.

Tất cả các hiểu biết của chúng ta về thế giới ngày nay (ví dụ như di truyền học hay vật lý lượng tử), tất cả các tư tưởng lớn (ví dụ như bình đẳng chủng tộc, giải phóng nô lệ, dân chủ và tự chủ ở các cấp) và các tiến bộ xã hội đều có công khám phá và truyền bá của các trí thức. Các nhà lãnh đạo lý tưởng của một đất nước và của toàn thế giới phải là những trí thức thực sự. Ngay từ thời phong kiến, người ta cũng đã nhận ra tầm quan trọng của tri thức trong lãnh đạo, qua việc tuyển quan bằng các kỳ thi. Đất nước nào, xã hội nào có tầng lớp trí thức càng mạnh và có chính quyền càng trí thức thì càng dễ phát triển, tiến bộ.

Làm sao để phát triển và phát huy vai trò của tầng lớp trí thức?

Ở đây, tôi chỉ xin nêu ra một số điểm khá hiển nhiên: 1) Nhận thức về sự kém cỏi của mình (hay là của giới trí thức của đất nước mình) để từ đó quyết tâm vươn lên; 2) Tăng đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển của trí thức; 3) Cải thiện hệ thống giáo dục.

Nhận thức về sự kém cỏi của mình


Nhà văn Pháp Emile Zola cũng đấu tranh đòi công lý cho Alfred Dreyfus. Sự việc này đã được đưa vào bộ phim “Cuộc đời Emile Zola” (năm 1937). Ảnh: Cảnh nhà văn Emile Zola lên tiếng trong phiên tòa xử Dreyfus.

Dễ thấy rằng, so với thế giới, trí thức Việt Nam của chúng ta còn yếu. Tuy trong lịch sử của dân tộc có một số trí thức lớn như là Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du, nhưng nhìn tổng thể thì đóng góp của Việt Nam cho toàn thế giới trong lịch sử còn rất khiêm tốn so với các nước khác. Còn nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy đóng góp của giới trí thức nước ta lại càng hạn chế, có lẽ trước hết bởi sự học hành không đến nơi đến chốn, tưởng là biết tuy rằng chưa biết, thêm vào đó là cách làm việc cẩu thả. Điều đó thể hiện điển hình nhất qua những đóng góp về dịch thuật. Có một lượng lớn các tác phẩm hay bằng tiếng nước ngoài, khi được dịch sang tiếng Việt bị sai rất nhiều, thậm chí đến mức làm sai hoàn toàn ý của tác giả. 


Cách đây ít hôm, tôi được đọc bản dịch tiếng Việt in ra vào cuối năm 2015 của cuốn sách “Xứ Đông Dương” (L’Indo-chine) của Paul Doumer (từng là Toàn quyền Đông Dương trong 5 năm, rồi về sau trở thành Tổng thống Pháp) viết năm 1905. Có thể nói ông Doumer là một người uyên bác, xuất thân từ một gia đình “vô sản” nhưng được hưởng nền giáo dục khai sáng của Pháp, và quyển sách của ông về Đông Dương là một tài liệu lịch sử quý báu mà có lẽ nhà sử học hay văn hóa học về Việt Nam nào cũng đều cần biết. Chỉ tiếc rằng, bản dịch tiếng Việt năm 2015 của nó bị sai một cách thô thiển, hầu như trang nào cũng sai, và chứa nhiều câu đọc tiếng Việt đã thấy ngớ ngẩn vô nghĩa chưa cần đối chiếu với bản gốc tiếng Pháp. Ai mà đọc và hiểu theo bản dịch này thì sẽ bị hiểu sai hết ý của Doumer và hiểu sai lịch sử. Và sách của Doumer không phải là sách duy nhất bị rơi vào tình trạng như vậy. Rất nhiều sách triết học, mỹ học, văn học, v.v. có bản gốc tiếng nước ngoài đang tồn tại ở Việt Nam bị dịch sai, và như vậy người Việt Nam chúng ta đã bị hiểu sai rất nhiều thứ, khiến cho mức độ tri thức và trí thức bị giảm đi.

Đầu tư cho chất xám và trí thức

Sự đầu tư kém cỏi cho các công việc trí óc là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hạn chế chất lượng các sản phẩm tri thức, mà tình trạng sách dịch bị sai rất nhiều trên đây cũng là một ví dụ điển hình. So với thế giới, giá ô tô hay nhà cửa ở Việt Nam cao gấp mấy lần, nhưng giá của sách lại chỉ bằng một phần mấy, đã thế vẫn ít người mua, sách bán được ít tiền, người viết sách hay dịch sách đều chỉ nhận được rất ít thù lao, và do đó chất lượng của sách viết hay sách dịch cũng bị tồi tương xứng.

Trong khi đó, chỉ cần nhìn sang Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng đủ thấy những nơi khác họ coi trọng trí thức hơn như thế nào, trả công xứng đáng hơn cho những người hoạt động trí óc ra sao, và kết quả là họ phát triển nhanh hơn, trở nên văn minh hơn chúng ta như thế nào. Trong lần đi công tác ở Trung Quốc vào tháng 1/2016, tôi thật sự ấn tượng về sự tiến bộ, không chỉ về kinh tế, mà còn về văn hóa của họ. Người Trung Quốc vốn mang tiếng ở bẩn và ồn ào, nói oang oang, nhưng ở những quán tôi vào ăn ở Trung Quốc đầu năm 2016 lại thấy họ nói nhỏ nhẹ không khác gì phương Tây – những quán tôi vào ở Hà Nội cuối năm 2015 mới là oang oang. Còn về sự ở bẩn, lạ thay, các nơi công cộng ở những thành phố như Thiên Tân và Trường Xuân của Trung Quốc mà tôi đến dịp đầu năm vừa rồi lại rất sạch sẽ và an toàn. Sự tiến bộ trên của Trung Quốc chắc chắn gắn liền với sự coi trọng giáo dục và trí thức, là những yếu tố đã làm cho con người và xã hội trở nên văn minh hơn.

Theo truyền thống hiếu học và tôn trọng giáo viên vẫn được giữ cho đến ngày nay, các trí thức ở Trung Quốc còn được coi trọng hơn cả ở phương Tây. Đặc biệt, các giáo sư ở Trung Quốc có thu nhập cao hơn là bác sĩ hay luật sư. Ngay cả các giảng viên trẻ ở Trung Quốc mà tôi gặp cũng có thu nhập tốt, có tiền để đi công tác nước ngoài thoải mái, có xe hơi riêng, chứ không chật vật như ở Việt Nam. Một buổi tối, họ dẫn tôi vào một quán KTV (karaoke) lịch sự, và ở đó họ hát đủ các thứ nhạc Trung, Nga, Anh, v.v., một chi tiết nhỏ nhưng chứng tỏ họ rất có tinh thần hòa nhập với thế giới về văn hóa.

Vấn đề cải thiện giáo dục

Nước Pháp có tội xâm lược Việt Nam, nhưng có công truyền bá vào Việt Nam một nền giáo dục khai phóng. Chính vì được hưởng một nền giáo dục khai phóng nên Việt Nam có được một tầng lớp trí thức ưu tú vào đầu thế kỷ 20 tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta cần phát huy truyền thống giáo dục khai phóng này, đổi mới giáo dục theo hướng đó, thay vì giáo dục theo lối gò bó, hình thức, giáo điều.

Có một số tín hiệu tốt trong giáo dục của Việt Nam gần đây, xuất phát từ các nỗ lực của những trí thức không nằm trong “hệ thống giáo dục” rồi được Bộ Giáo dục chấp nhận và ủng hộ, như là chương trình “sách hóa trường học” của Nguyễn Quang Thạch (đông đảo học sinh sẽ có được văn hóa đọc, sẽ biết đến không chỉ sách giáo khoa mà còn chủ động đọc nhiều sách khác, tự nâng cao hiểu biết qua việc đọc sách) hay “liên minh STEM” (cách học sinh động tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học với nhiều thực hành thú vị) của nhiều nhóm tư nhân làm giáo dục (như là DTT, Long Minh, Sputnik Education, v.v.) hợp thành. Đây là những đóng góp quan trọng góp phần thay đổi nền giáo dục theo chiều hướng tích cực, sẽ góp phần nâng cao nền tảng văn hóa của Việt Nam, và hệ quả là tầng lớp trí thức tương lai nhờ đó mà mạnh lên.

Chúng ta có thể hy vọng rằng, với nền giáo dục trên thế giới ngày càng tốt lên, tầng lớp trí thức cũng sẽ ngày càng mạnh lên, và toàn thể thế giới sẽ ngày càng văn minh lên. Khi mức độ trí thức của xã hội càng cao lên, thì xã hội càng có nhiều yếu tố “xã hội chủ nghĩa” (giống như tiên đoán của Marx, hay của Schumpeter, hay của một số nhà triết học hay kinh tế khác, nhưng theo con đường và vì các lý do không hẳn giống như là Marx hay Schumpeter đưa ra). Như Einstein có nói, “thế giới này là của chung”. Những gì quan trọng nhất đều là “trời cho”, và tự do mưu cầu hạnh phúc không có nghĩa là vơ vét của chung thành của riêng, không có nghĩa là chiến tranh để tranh giành quyền lực. Một viễn tưởng “utopia” về một “xã hội đại đồng” cũng có thể đến một ngày nào đó khi mà toàn trái đất này sẽ đạt được mức độ trí thức đủ cao!

Nguyễn Tiến Dũng
(Tia Sáng)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng Trung Quốc đội lốt Việt : Người Việt tự giết sản xuất


"...Các nhà kinh doanh Việt Nam chủ động sang Trung Quốc đặt hàng, rồi dán nhãn Việt Nam, nhập trở lại để ăn chênh lệch giá..."
Hàng hóa Trung Quốc len lỏi khắp các ngóc
 ngách đời sống kinh tế của người dân
Người Việt tự hại hàng Việt
Thời gian qua, xảy ra tình trạng hàng tiêu dùng Việt Nam từ tăm tre, bông tai đến quần áo, hàng nông sản... đều bị Trung Quốc làm giả. Đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, đó là vì hàng Việt đã lên ngôi một chút, một số mặt hàng đã có thương hiệu trong khi Trung Quốc đang thừa hàng hóa nên mới đội lốt hàng Việt.


Vừa qua, chênh lệch con số xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Trung Quốc tới 20 tỷ USD chứng tỏ khối lượng hàng Trung Quốc vào Việt Nam rất lớn, trong đó phải đến một nửa là hàng lậu. Chính sách biên mậu của Việt Nam trước đây cho mỗi người dân gùi 2 triệu hàng miễn thuế khiến hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam và đến nay chính sách này đã phải dừng.

Riêng một số mặt hàng Trung Quốc vẫn không trộn và vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, đó là đồ chơi trẻ em, hàng may mặc mà ở chợ Đồng Xuân, phố Lương Văn Can tràn ngập. Ngoài ra thuốc bắc, thuốc nam Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ở chợ Ninh Hiệp...

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, Việt Nam đã mở toang cửa quá, không kiểm soát ở biên giới mà kiểm soát ở khâu bán lẻ, tức là kiểm soát từ ngọn chứ không phải từ gốc.

"Đừng trách người dân Việt Nam ham rẻ. Vì nghèo nên người ta phải ham rẻ và có thể 10 năm nữa người ta mới ung thư, còn trước mắt chưa chết ai nên người dân vẫn cứ dùng hàng Trung Quốc. Lương công nhân 3 triệu đồng, thậm chí còn nợ lương, Tết còn phải tung hàng chục nghìn tấn gạo cứu đói, rồi thưởng Tết bằng gạch, quần đùi, tất... thì làm sao người ta không mua hàng Trung Quốc cho được ? Thị trường Việt Nam chia làm hai phân khúc tiêu dùng rõ rệt : người giàu vẫn tiêu thoải mái và đi siêu thị là chính, chỉ có người nghèo đi chợ, ăn hàng dởm, hàng giả, hàng đội lốt.

Từ trước tới nay người dân Việt Nam đã được cảnh báo nhiều về chất lượng hàng Trung Quốc nhưng đã nghèo thì cảnh báo vẫn chỉ là cảnh báo còn mua thì người ta vẫn cứ mua.
Ví dụ, mặc áo sơ mi Trung Quốc vào không chết ai, nếu có sờn một chút thì bỏ đi. Trước đây có complet Trung Quốc 70-80.000 đồng/bộ. Chính vì thế, nếu muốn chặn hàng Trung Quốc thì phải chặn từ biên giới, sản xuất trong nước phải mạnh lên, giá phải rẻ, như bóng đèn, phích nước Rạng Đông, bóng đèn điện quang, hàng Trung Quốc không tài nào tranh chấp được", ông Phú chỉ rõ.

Hệ quả của tình trạng đội lốt này, theo ông Phú, đó là hàng trong nước sẽ "chết" Nhà nước thất thu ngân sách. Thậm chí không loại trừ khả năng hàng Trung Quốc trà trộn vào hàng Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài.

Cũng bàn về tình trạng này, một chuyên gia đề nghị giấu tên thẳng thắn cho rằng, về bản chất, Trung Quốc không thể gian lận được. Câu chuyện hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng nhãn mác ghi "made in Vietnam" chính là gian lận thương mại, nó xảy ra là do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không chặt. Đặc biệt, bản chất của sự gian lận này là do các nhà kinh doanh Việt Nam chủ động tạo đất để hàng Trung Quốc vào Việt Nam. Đây là do người Việt Nam hại nhau chứ chưa chắc người Trung Quốc đã lừa được.

"Phần lớn là do các nhà kinh doanh thương mại Việt Nam chủ động sang Trung Quốc đặt hàng, rồi dán nhãn hàng Việt Nam đi đường tiểu ngạch nhập lại vào nội địa để ăn chênh lệch giá. Như vậy ở đây chính là người Việt đang làm hại người Việt và phải tự trách mình đầu tiên.

Việc nhập lậu hàng Trung Quốc vào Việt Nam đã là một hành động phá hoại sản xuất Việt Nam, còn việc doanh nghiệp mua hàng Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam để kinh doanh ở Việt Nam thì đó là một thứ tội ác. Không trách được Trung Quốc khi xảy ra tình trạng này mà chính người Việt phải trách mình. Doanh nghiệp Việt làm ăn vô đạo đức, cơ quan quản lý làm không chặt dẫn đến sản xuất trong nước bị phá hoại", vị chuyên gia chỉ rõ.

Ông cũng đánh giá, phần lớn hàng Trung Quốc làm giả hàng Việt Nam tập trung vào chính thị trường tiêu thụ Việt Nam. Nếu để ý sẽ thấy họ chủ yếu làm giả hàng tiêu dùng có hàm lượng trí thức công nghệ thấp, những hàng không có quy chuẩn. Còn những hàng đã có quy chuẩn thì thường không làm giả được. Ngoài ra, các hàng đó có đối tượng tiêu thụ là người có thu nhập thấp nên tác hại lớn nhất của nó là phá hoại sản xuất ở Việt Nam. Các nhà sản xuất đàng hoàng, chân chính ở Việt Nam bị ảnh hưởng đầu tiên.

Đối tượng bị ảnh hưởng thứ hai là người tiêu dùng Việt Nam vì không có cách gì để kiểm tra chất lượng hàng hóa. Đối tượng thiệt hại thứ ba là Nhà nước vì không thu được thuế.

Ba cách để hạn chế hàng Trung Quốc

Các chuyên gia chỉ rõ, một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt tiếp tay cho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt chính là vì chi phí sản xuất của hàng Việt quá cao.

Một con gà ở Việt Nam cõng đến 14 loại thuế phí, chi phí logistics của Việt Nam cao gấp rưỡi các nước trong khu vực thì làm sao có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Dù biết vậy nhưng hàng Việt không thể hạ giá ngay được bởi phải đầu tư máy móc, đào tạo nhân lực, lo nguyên phụ liệu, đầu vào, đầu ra..., ông Phú bày tỏ.

Còn vị chuyên gia giấu tên cho rằng, Việt Nam phải chấp nhận chi phí sản xuất hàng hóa cao hơn Trung Quốc bởi Việt Nam đang ở cạnh Trung Quốc, nếu cạnh tranh về sản xuất với Trung Quốc thì bao giờ Việt Nam cũng thiệt hơn về giá vì Trung Quốc sản xuất cho 1 thị trường hơn 1 tỷ dân và họ chỉ "cấu" ra một phần nhỏ để xuất khẩu sang Việt Nam, bao giờ chi phí sản xuất của họ cũng rẻ hơn chi phí sản xuất trong nước Việt Nam.

Ông khẳng định, muốn hạn chế hàng Trung Quốc đội lốt có 3 cách :

Thứ nhất, Nhà nước dựng lên các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, thực tế là ở đây có hai mặt của chính sách : Trung Quốc xuất hàng vào Việt Nam thì đồng thời Việt Nam cũng xuất vào Trung Quốc, nếu Việt Nam áp dụng các rào cản kỹ thuật thì Trung Quốc cũng sẽ hành động tương tự. Cho nên hai bên cùng đang dễ dãi với nhau nên vừa cùng có lợi vừa cùng chịu thiệt, trong đó cái thiệt của Việt Nam nhiều hơn.

Thứ hai, phải kiểm soát hàng tiểu ngạch. Cách đây 20 năm hàng tiểu ngạch đi tắt qua biên giới với số lượng nhỏ, thậm chí chỉ phục vụ phần lớn thị trường sát biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng... Thời điểm đó Việt Nam có thể chấp nhận hàng tiểu ngạch ở một mức độ nào đó để phục vụ bà con ở khu vực biên gới. Nhưng bây giờ hàng tiểu ngách thậm chí còn nhiều hơn chính ngạch vì buôn lậu công khai, phổ biến, quy mô lớn nên nó sẽ phá hoại sản xuất trong nước. Chính vì thế, để hạn chế hàng giả Trung Quốc, khâu kiểm soát nhập khẩu ở biên giới phải làm gay gắt. Điều đgng buồn là nhiều chính quyền địa phương đang thả lỏng việc này để tạo điều kiện cho người dân ở vùng biên giới làm ăn kinh doanh. Nhưng nó chỉ giải quyết được nhu cầu của một số bà con ở khu vực biên giới, cuối cùng sản xuất trong nước lĩnh đủ.

Thứ ba, đánh vào tâm lý người Việt dùng hàng Việt. Tuy nhiên, vị chuyên gia giấu tên tỏ ra không mấy tin tưởng vào biện pháp này vì không thể nói một cách duy ý chí trong khi hàng Trung Quốc rất rẻ.

"Vấn đề lớn nhất vẫn là kiểm soát xuất nhập khẩu, thậm chí bãi bỏ tiểu ngạch, không chấp nhận vận chuyển hàng qua lối mòn biên giới, nhập khẩu theo kiểu kinh tế hộ gia đình, cá thể ở biên giói thì mới bảo vệ được sản xuất trong nước. Mà cái đó không khó gì vì hàng Trung Quốc nhập vào biên giới Việt Nam đi vào đường tiểu ngạch nào cuối cùng cũng ra quốc lộ. Phải làm chặt ở quốc lộ thì chắc chắn hàng lậu sẽ chết", vị chuyên gia góp ý.

Thành Luân

Nguồn : Đất Việt, 27/01/2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư cụ Rùa gửi hậu thế


Rùa Hồ Gươm. Ảnh: internet
Thưa các quí vị
Trước hết rùa tôi cảm ơn người Hà Nội cũng như đồng bào gần xa đã tỏ lòng thương tiếc khi rùa mất đi vào chiều tối ngày 19-1-2016 trước thềm đại hội ĐCS XII như một điềm chẳng lành.

Thực ra rùa chẳng có lỗi gì trong chuyện này mà chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Sự ra đi do tuổi cao bệnh nặng, do hồ Gươm bị ô nhiễm nghiêm trọng, mầu nước xanh tảo không phải là môi trường dành cho loài rùa như cụ giáo sư rỗi việc phán như thánh. Sinh lão bệnh tử, âu cũng là qui luật của muôn đời.

Xin nói thêm về huyền thoại mà người đời dựng lên cho rùa. Nó chẳng liên quan đến chuyện trả kiếm của Lê Lợi hay cái móng giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Chỉ là con rùa bình thường, không có những đức tính cao quí hay thiêng liêng mà dân mê tính dị đoan, báo chí và các nhà rùa học dành cho những lời có cánh.

Chiều chiều bơi lội dưới hồ, ngước mắt nhìn lên cầu Thê Húc, trai thanh gái lịch dập dìu, thỉnh thoảng rùa cũng ghé xem chân dài nào mặc hở hang có đồ xanh đỏ của Victoria Secret hay Kiss Me. Không chay tịnh như các thần dân cúng bái ven hồ nghĩ.

Tại sao cứ thấy rùa nổi là mọi người cúng bái hả giời. Rùa nổi do thở bằng phổi, vài phút phải ngoi lên lấy khí như cái tay nhiếp ảnh Nhất Đình viết trên hang Cua. Chả liên quan gì đến thần thánh hay điềm giời may mắn. Rùa tôi tin tay phó nháy này vì hắn rất chịu khó săn ảnh các em váy ngắn ven hồ.

Hay là trên trần gian đã bị khủng hoảng niềm tin nên quí vị cứ thấy gì lạ coi như thần thánh hiển linh. Lạ, theo Mác Lê mà toàn cúng bái, xin thần thánh phù hộ ăn nên làm ra, giữ được ghế hay thăng quan tiến chức, đợt tới vào TW. Phật hay bất kỳ đạo giáo nào đâu có dạy tham sân si như thế.

Người ta tưởng rùa không có vợ hay chồng nên định tìm một bạn đời từ Đồng Mô để có thể đẻ hay thụ tinh. Cho tới giờ chính rùa tôi vẫn không thể xác định được mình là bà hay ông vì thấy gái rùa tôi dửng dưng, thấy trai rùa đôi lúc cũng vậy. Thế mới gay.

Nghe tin một nhà rùa học định lấy tinh trùng đưa vào đông lạnh để đợi lai tạo cho thế hệ sau mà thấy giới khoa học Việt Nam khó mà đóng góp gì cho đất nước. Thấu hiểu là cái nước mình tại sao không sản xuất nổi cái đinh ốc cho ra hồn.

Mong các quí vị giữ cái hồ này trong sạch, để cỏ lác mọc tự nhiên, nước điều hòa với sông Hồng, về lâu dài sẽ có những rùa khác xuất hiện. Không cho xây nhà cao tầng, không thêm những tượng đài hay hàm cá mập.

Đừng đưa cụ rùa Đồng Mô về hồ Gươm vì cụ sẽ theo rùa tôi trong vài ngày. Hai môi trường khác nhau sẽ giết chết bất kỳ loài rùa nào. Rùa Hà Nội quen ở bẩn, chen chúc mới chịu được cạnh tranh khốc liệt, đưa loài nơi khác về là …đi như cụ Bá.

Rời khỏi thế giới này, rùa tôi không hề cảm thấy quyến luyến cái hồ ô nhiễm nghiêm trọng đó với những con người dường như không biết tin vào đâu. Tuy thế, rùa tôi nhớ da diết cảnh thanh bình vào sáng sớm khi các bà ra thể dục nhịp điệu, ưỡn vú, dạng chân, ưỡn mông ngoáy tít theo nhịp nhạc từ cái loa í éo.

Kết thúc thư này, cảm ơn quí vị dành cho rùa tôi tình cảm tốt đẹp, nhưng cũng đừng khoác lên cổ rùa những vòng nguyệt quế, sự thần thánh, đạo đức hay tố chất mà loài cổ ngắn này không hề có.

Nghe tin ĐH XII xong, cụ Tổng Trọng tiếp tục làm TBT, rùa tôi xin có lời chúc mừng. Đấy nha, cái chết của rùa không ảnh hưởng đến sự kiện quan trọng này, nhất là ông Trọng nói trên tivi sáng nay “ĐH đã thành công rất tốt đẹp”.

Mà tôi bảo này, con rùa bị chết ở hồ Gươm mà chính là ba ba. Ba ba chết sớm chứ rùa sống lâu cả trăm năm vẫn đầy trong hồ.

Kính thư.

Ba Ba – hiệu Rùa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

NHẬU NHIỀU, ĐỌC ÍT VÀ SỰ LÊN NGÔI CỦA VĂN HÓA GIẢI TRÍ RẺ TIỀN


Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.
Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách. Ths. Trương Khắc Trà băn khoăn rằng, chúng ta sẽ hội nhập thế nào?


Một bài trăn trở rất đáng để suy ngẫm về sự ngược đời đang xảy ra ở thời buổi hiện đại. Cứ thể này bảo sao chúng ta cứ giậm chân tại chỗ!

Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm.

Một lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng, gấp 33 lần tiền mua sách và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải trí rẻ tiền.

Người Việt chi ra 3 tỷ đô la Mỹ để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ sẽ “gánh” hơn 33 lít!

Một con số kinh hoàng, không sai nếu xếp bia rượu vào quốc nạn, nhớ ngày xưa Bác Hồ nói thực dân Pháp đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn… thì nay chúng ta đã tự mua cồn đầu độc chính mình.

Hệ quả chúng ta là nước luôn ở tốp dẫn đầu về tai nạn giao thông trong khu vực Đông Nam Á, khi số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trong 5 năm từ 2010 – 2015 trung bình mỗi năm có gần 9.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó bia rượu đóng vai trò không nhỏ.

Thậm chí nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam còn nhiều hơn lính Mỹ tử trận khi tham chiến tại Trung Đông.

Cứ đâu trên đất nước Việt Nam này cũng dễ dàng bắt gặp cảnh chén chú chén anh, nhậu từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, bất kể đầu tuần hay cuối tuần các quán nhậu đều đông kín mít, đa phần là giới trẻ.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu, có chuyện vui: nhậu, gặp chuyện buồn: nhậu, hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu, ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa": nhậu, có khách đến nhà: nhậu…bình thường không làm gì cũng…nhậu.

Dân ta có thừa tiền để uống bia nhưng lại dè dặt “tiết kiệm” hơn trong việc đầu tư cho phát triển tri thức khi con số do Cục xuất bản in và phát hành công bố mới đây số tiền thu được từ bán sách trong năm qua chỉ bằng…1/33 so với tiền uống bia! 2000 tỷ đồng không hơn.

Có gần 30 triệu người dân chưa bao giờ biết sách là gì, 44% dân số thỉnh thoảng đọc, coi như không bởi vì đọc sách không thể nào làm bạn với …cưỡi ngựa xem hoa!

Người Việt chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Nghịch lý thay, một đất nước có 480 trường đại học, hàng trăm viện nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên trên dân cao ngất ngưỡng nhưng tại sao tỷ lệ đọc sách lại thấp đến vậy?

Những con số trên đã trả lời vì sao sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, vì sao những tấm bằng cử nhân ngày càng kém giá trị và vì sao bạo lực ngày càng tăng trong khi đạo đức luân thường xuống cấp nghiêm trọng…

Những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách, không thể nào tiếp cận được với tri thức của nhân loại nếu không coi sách là cánh cửa buộc phải bước qua, rồi đây giới trẻ sẽ hội nhập và phát triển như thế nào nếu thiếu nền tảng tri thức cơ bản từ sách.

Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.

Bởi không một ai có thể đọc được sách sau khi đã chếnh choáng men rượu và càng không thể hấp thụ được văn hóa nghệ thuật đích thực khi tâm hồn và thị hiếu đã bị đầu độc theo nghĩa đen.

Phải là nói văn hóa giải trí rẻ tiền là bởi những gì người Việt kiếm tìm trên mạng trong một năm qua đều thuộc về những ca khúc giải trí mì ăn liền như “vợ người ta”, “không phải dạng vừa đâu”, “khuôn mặt đáng thương” và những bộ phim dài dằng dặc, phim bạo lực…thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật đích thực.

Đành rằng việc tra cứu thông tin thường theo thói quen nhưng thói quen lâu dần sẽ tạo thành tính cách và không ai trong tất cả chúng ta muốn rằng tính cách người Việt là vô tình, lãnh đạm, thờ ơ với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Những vấn đề của hôm nay mai sau sẽ trở thành lịch sử, đừng để con cháu chúng ta sau này lật những trang sử của cha ông trong sự ngỡ ngàng ngạc nhiên.

Đất nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây, tương lai đất nước có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không là phụ thuộc vào giới trẻ, đất nước cần sự tỉnh táo và trí tuệ của những người trẻ, hãy giảm rượu bia và phát động phong trào đọc sách ngay hôm nay nếu không muốn mãi tụt hậu.

ThS. Trương Khắc Trà

Phần nhận xét hiển thị trên trang