Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích vô lý Việt Nam


(GDVN) - Cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục thể hiện tư tưởng bành trướng "đường lưỡi bò" đặc sắc Trung Quốc, lên án đồng minh quân sự..

.
Cảnh Nhạn Sinh - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 5 đăng bài viết mang tính kích động với tiêu đề "Truyền thông: Việt Nam triển khai tàu ngầm lớp Kilo sẽ có năng lực tấn công duyên hải Trung Quốc".
Chỉ trích vô lý
Theo bài viết, tại cuộc họp báo ngày 30 tháng 4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng có tên là Cảnh Nhạn Sinh đã trả lời các câu hỏi của phóng viên, trong đó có liên quan đến việc triển khai tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam và vấn đề đảo đá ở Biển Đông.
Bài báo dẫn "có phóng viên" cho rằng: Nghe nói, Quân đội Việt Nam đang gấp rút triển khai tên lửa và triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Kilo (nguyên văn như vậy, tàu ngầm thông thường lớp Kilo không có phiên bản lò phản ứng hạt nhân), sau khi triển khai những vũ khí trang bị mới này, Quân đội Việt Nam sẽ có năng lực tấn công các đô thị duyên hải của Trung Quốc, đặc biệt là một số vùng lãnh thổ của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Phóng viên này đặt câu hỏi: Trung Quốc có lo ngại về việc Việt Nam triển khai những vũ khí mới này hay không? Có bày tỏ quan ngại với Việt Nam thông qua kênh chính thức hay không?
Đối với vấn đề này, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng: "Hiện nay, quan hệ hai nước, hai quân đội nằm trong giai đoạn phát triển bình thường. Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo quốc gia Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm thành công tới Trung Quốc, các nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được rất nhiều đồng thuận về phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước".
"Đồng thời, chúng tôi và Quân đội Việt Nam cũng đang duy trì trao đổi, phối hợp chặt chẽ. Chúng tôi có lòng tin cùng bảo vệ tốt quan hệ hai nước, hai quân đội. Căn cứ vào kế hoạch trao đổi thường niên của hai quân đội Trung-Việt, năm nay, giữa quân đội hai nước cũng cần triển khai một loạt hoạt động giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau".
Ngày 1 tháng 5 năm 2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và kiểm tra Lữ đoàn Tàu ngầm 189 (nguồn youtube)
Tuy nhiên, Cảnh Nhạn Sinh lại ngang nhiên nói rằng: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng và kiên quyết phản đối các hành vi thi công cơ sở quân sự của các nước cá biệt như Philippines, Việt Nam ở các đảo đá Trường Sa đang chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc".
Đây là tuyên bố đổi trắng thay đen, vô lý, vô nghĩa, vô hiệu, lố bịch của Chính phủ Trung Quốc, không thể chấp nhận được - PV.
Trung Quốc phải nhìn nhận lại mình xem đã tiến hành chiến tranh xâm lược biển đảo của Việt Nam như thế nào, đã vi phạm luật pháp quốc tế ra sao, đã đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực đến mức nào, tại sao các nước đang liên tiếp phản đối Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam... - PV.
Trung Quốc phải biết tự kiềm chế về lời nói và hành động, không được bất chấp sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế, thích làm gì thì làm ở Biển Đông. Cho dù Trung Quốc có phát triển vũ khí trang bị mạnh cỡ nào thì Trung Quốc cũng không thể áp đặt được lòng tham vô độ "đường lưỡi bò" cho Việt Nam hay cộng đồng quốc tế - PV.
Ngoài các vấn đề trên, trên tờ “Hoàn Cầu” cũng như nhiều tờ báo điện tử khác của Trung Quốc đã đăng các phát biểu trả lời phỏng vấn báo chí về nhiều vấn đề của Cảnh Nhạn Sinh.
Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Balikatan-2015
Đồng minh quân sự
Đối với quan hệ đồng minh quân sự và diễn tập Balikatan 2015 giữa Mỹ-Philippines, Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, có một số nước củng cố tăng cường đồng minh quân sự, tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn, gây ra không khí căng thẳng ở khu vực, không phù hợp với “trào lưu thời đại phát triển hòa bình, hợp tác cùng thắng” (Trung Quốc nói).
Theo Cảnh Nhạn Sinh: “Cuộc diễn tập này thực sự có quy mô tương đối lớn”. Cho rằng, tăng cường đồng minh quân sự, thể hiện cơ bắp, không có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực (thực ra là không có lợi lộc gì cho Trung Quốc).
Cảnh Nhạn Sinh còn nói: Trên quốc tế, một số người thường xuyên tuyên truyền “mối đe dọa Trung Quốc”. Trong tình hình hiện nay, tổ chức diễn tập liên hợp quy mô lớn như vậy, Trung Quốc phải hỏi “gây ra tình hình căng thẳng rốt cuộc là ai? Tạo ra mối đe dọa cho hòa bình, ổn định khu vực rốt cuộc là ai?” – Ẩn ý của Cảnh Nhạn Sinh chính là Mỹ.
Trên thực tế, rõ ràng, Mỹ đang đẩy mạnh can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa phải hỏi lại Trung Quốc: Rốt cuộc kẻ nào xâm lược biển đảo của nước khác, gây ra tranh chấp hiện nay và làm nóng vấn đề khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực? – PV.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 8 ngày
Về việc Mỹ-Nhật vừa sửa đổi Phương châm hợp tác phòng vệ mới và các phát biểu liên quan đến Trung Quốc của các quan chức cấp cao Mỹ và Nhật Bản gần đây, Cảnh Nhạn Sinh lại cho rằng: Đồng minh quân sự là “sản phẩm lỗi thời, đi ngược lại trào lưu thời đại phát triển hòa bình, hợp tác cùng thắng. Mỹ-Nhật tăng cường đồng minh quân sự, mở rộng phạm vi hợp tác bảo đảm an ninh tới toàn cầu, sẽ gây ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới và ổn định khu vực, đáng để các bên rất quan ngại”.
“Đồng minh Mỹ-Nhật là sự thu xếp song phương trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Chiến tranh Lạnh, cần giới hạn chặt chẽ ở phạm trù song phương, không nên gây thiệt hại cho lợi ích của bên thứ ba. Bất cứ cách làm nào mưu toan thông qua đồng minh quân sự mở rộng thực lực quân sự, ngăn chặn sự phát triển của nước khác, mưu lợi riêng, cuối cùng sẽ phí công vô ích”.
“Trung Quốc nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp, đồng thời kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia. Chúng tôi phản đối các nước ngoài khu vực thò tay vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh, bất cứ ai đều không nên đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng tôi”.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói như vậy, nhưng cũng phải nhìn lại mình, vì tại sao các nước phải quan tâm đến an ninh hàng hải và tự do bay ở Biển Đông? Tại sao các nước phải chạy đua vũ trang ở khu vực? – PV.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ)
Trung Quốc phải nghiêm túc kiểm điểm lại mình, bởi vì “Trung Quốc nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp” – đó là xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các năm 1956, 1974, 1988, 1995…, cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines năm 2012, định cướp vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014… - PV.
Cha ông Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, còn lịch sử chính thống của Việt Nam tuyên bố rằng, Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa – PV.
Bất cứ nước nào cũng không được dùng ý chí xâm lược hay luật pháp nước mình để xâm phạm lãnh thổ biển đảo và đè lên luật pháp quốc tế - PV.
An ninh mạng
Đối với việc Mỹ công bố “Báo cáo chiến lược an ninh mạng”, Cảnh Nhạn Sinh nói rằng, Trung Quốc quan tâm đến báo cáo này. Mỹ có công nghệ không gian mạng tiên tiến nhất, nguồn lực đỉnh cao nhiều nhất, lực lượng tác chiến mạng có quy mô lớn nhất thế giới, cơ cấu tổ chức đầy đủ nhất, năng lực mạnh nhất.
Trung Quốc đang cho giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông
Theo Cảnh Nhạn Sinh, trong tình hình chiếm ưu thế tuyệt đối, Mỹ công khai tuyên bố tăng cường chiến lược răn đe mạng kiểu tấn công, điều này không chỉ không có lợi cho những nỗ lực chung tăng cường an ninh mạng của cộng đồng quốc tế, không có lợi cho quản lý kiểm soát và loại bỏ bất đồng hiện có, trái lại sẽ tiếp tục làm mâu thuẫn thêm gay gắt, làm trầm trọng hơn chạy đua vũ trang không gian mạng.
Cảnh Nhạn Sinh cho rằng: “Báo cáo này tiến hành chỉ trích vô lý đối với Trung Quốc, chúng tôi bày tỏ kiên quyết phản đối”. Theo tuyên truyền của Cảnh Nhạn Sinh, Trung Quốc luôn cảm nhận sâu sắc mối đe dọa nghiêm trọng của tấn công tin tặc, nhất quán kiên quyết phản đối hành vi tin tặc mạng dưới bất cứ hình thức nào. Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn kép trên phương diện an ninh mạng, Mỹ cần giải quyết vấn đề của họ, chứ không phải tiến hành chỉ trích, bôi đen nước khác.
Cảnh Nhạn Sinh tuyên truyền: Trung Quốc tích cực đề xướng xây dựng không gian mạng hòa bình, an toàn, cởi mở và hợp tác, bảo đảm không gian mạng hoàn toàn dùng để thúc đẩy lợi ích của loài người, phản đối chiến tranh mạng và chạy đua vũ trang mạng dưới bất cứ hình thức nào, phản đối biến không gian mạng thành chiến trường mới. Hy vọng Mỹ với tư cách là cường quốc mạng, làm nhiều việc có lợi cho tăng cường hợp tác an ninh mạng, thúc đẩy an ninh chung về mạng, tăng cường lòng tin an ninh mạng, chứ không phải tìm cách dùng ưu thế quân sự để có được “an ninh tuyệt đối” cho mình.
Philippines tuyên bố: Tàu cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang"
Duyệt binh
Đối với hoạt động duyệt binh của Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh tuyên truyền: Lịch sử không thể quên, chính nghĩa phải mở rộng, hòa bình phải bảo vệ. Trung Quốc tổ chức duyệt binh vào dịp tròn 70 năm chiến thắng chống Nhật là cách làm phổ biến của các nước, không thể chỉ trích. Mục đích tổ chức duyệt binh của Trung Quốc là ghi nhớ lịch sử, tưởng nhớ tiên liệt, quý trọng hòa bình, mở ra tương lai, thể hiện quyết tâm và năng lực “bảo vệ hòa bình thế giới” của Trung Quốc và nhân dân các nước
Ngoài ra, Cảnh Nhạn Sinh còn cho biết, Quân đội Trung Quốc cử một khối 112 người để tham gia hoạt động duyệt binh tròn 70 năm Chiến thắng vệ quốc của Nga. Khối này đã lên đường đến Moscow ngày 25 tháng 4 năm 2015, sẽ tham gia lễ duyệt binh ngày 9 tháng 5 năm 2015.
Cảnh Nhạn Sinh còn nói: Trung Quốc sẽ cùng cộng đồng quốc tế trong đó có Nga cùng nỗ lực, kiên trì “bảo vệ chính nghĩa lịch sử, kiên trì bảo vệ thành quả thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, kiên trì bảo vệ hòa bình, ổn định và phồn vinh của thế giới”.
Tập trận chung "Liên hợp trên biển-2014" giữa Trung Quốc và Nga
Tập trận với Nga
Ngoài ra, Cảnh Nhạn Sinh cho biết, vào trung tuần tháng 5, Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở Địa Trung Hải. Hai bên Trung Quốc và Nga sẽ điều 9 tàu chiến mặt nước. Trung Quốc sẽ cử tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi, tàu hộ vệ tên lửa Duy Phường (hai tàu này đều thuộc Hạm đội Bắc Hải) và tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ (thuộc Hạm đội Nam Hải) tham gia. Các tàu chiến này của Trung Quốc từng tiến hành hoạt động hộ tống ở vịnh Aden và vùng biển Somalia.
Nội dung diễn tập bao gồm phòng thủ trên biển, tiếp tế trên biển, hành động hộ tống và sử dụng vũ khí thực tế. Mục đích là làm sâu sắc hợp tác hữu nghị, thiết thực Trung-Nga, tăng cường năng lực cùng ứng phó mối đe dọa an ninh trên biển giữa hai nước. Nhưng Cảnh Nhạn Sinh không tiết lộ ngày tháng diễn tập cụ thể.
Cứu nạn động đất ở Nepal
Cảnh Nhạn Sinh cũng sử dụng rất nhiều thời gian để tuyên truyền về hoạt động cứu nạn động đất ở Nepal của quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc.
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc chở binh sĩ công binh tập đoàn quân 14 ở sân bay Trường Thủy, Côn Minh, chuẩn bị đến Nepal (nguồn báo Nhân Dân, TQ)
Cảnh Nhạn Sinh cho biết: Ở khu vực Tây Tạng, Trung Quốc đã cử tổng cộng 6.083 người (quân đội 4.314 người, cảnh sát vũ trang 1.769 người), tổ chức dân quân 895 người, trang bị xe 895 chiếc. Bố trí di chuyển cho 45.820 lượt người, dựng 2.107 lều vải, vận chuyển hơn 560 tấn vật tư. Đại quân khu Thành Đô còn điều 3 trực thăng, hơn 10 lượt máy bay đến Nepal để chuyển nước và thức ăn tới, tiếp nhận một bộ phận người Trung Quốc.
Cảnh Nhạn Sinh còn cho biết, đội cứu trợ quốc tế lấy tập đoàn quân 38 của Đại quân khu Bắc Kinh và bệnh viện Cảnh sát vũ trang làm chính đã đến Nepal trong giai đoạn đầu tiên; Không quân Trung Quốc đã điều máy bay vận tải IL-76 đến Nepal; đội cứu hộ của trung đoàn công binh-tập đoàn quân 14, đội y tế của quân y Đại quân khu Thành Đô và trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã cử 170 người đến Nepal tham gia hoạt động cứu viện. 
Đông Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Đại sứ Pete Peterson: Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam


"Nếu Bắc Kinh trở thành mối đe dọa ổn định của Đông Nam Á, điều mà nhiều người tin là sự thật, thì Mỹ sẽ có mặt hỗ trợ Việt Nam đối phó với một số vấn đề đó, vì một Đông Nam Á không ổn định cũng chính là đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới nói chung. Trong trường hợp này, vị trí của Việt Nam sẽ được chiếu cố hơn".
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam.
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ
không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam.
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kép lại cuộc chiến Việt Nam, cựu đại sứ Pete Peterson từng là một tù binh chiến tranh Việt Nam, khẳng định trở ngại lớn nhất trong bang giao giữa Washington với Hà Nội hiện nay là nhân quyền Việt Nam, ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’

Giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng ‘trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.’

VOA: Là vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên thời hậu chiến, ông đánh giá những gì đôi bên đạt được đang ở mức nào trên thang điểm từ 1-10?

Đại sứ Peterson: Câu hỏi này khó đấy. Tôi rất hài lòng vì những gì hai nước đã đạt được, chắc chắn tròn 7 điểm, nhưng tôi không biết đôi bên đã đạt được tất cả những gì có thể hay chưa vì có những giai đoạn khó khăn. Thời kỳ suy thoái tài chính ở Châu Á và một số các vấn đề khác ngăn cản tiến bộ của chúng ta, nhưng nhìn chung, tôi nghĩ các thành quả hai nước đạt được rất tốt. 

VOA: Ông nhận xét thế nào về những lợi ích từ mối bang giao Việt-Mỹ, thời ông làm đại sứ và thời nay?

Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ chúng ta có thể đo lường được đâu. Khi nỗ lực đạt Thỏa thuận Thương mại Song phương (BTA), chúng tôi nghĩ thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện quan hệ thương mại hai chiều lên hàng triệu đô la, nhưng đã lên tới mức hàng tỷ đô la. Hiện giờ trao đổi mậu dịch giữa hai nước hằng năm trên 35 tỷ đô la, cũng nhờ vào một số việc chúng tôi làm thời bấy giờ.

VOA: Còn những gì chưa làm được trong quá trình ‘biến thù thành bạn’ đó, đại sứ thấy thế nào?

Đại sứ Peterson: Đôi bên giờ không còn nhìn nhau như kẻ thù nữa mà là đối tác mạnh của nhau. Tôi đoán là trong 20 năm kế tiếp, chắc chắn Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì lợi ích chung đưa hai nước xích lại gần nhau đến nỗi không màng tới những hoạt động từ chiến tranh.

VOA: Nhiệm vụ chính mà ông và những người kế nhiệm ông cùng chia sẻ là ‘mở ra trang mới trong quan hệ song phương và chấm dứt những sự chia rẽ.’ Nhiều người cho rằng sau 20 năm, vế sau của nhiệm vụ này vẫn chưa đạt được. Theo ông trở ngại chính là gì?

Đại sứ Peterson: Làm mới quan hệ khó hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ, có rất nhiều vấn đề thật sự rất khó để giải quyết vì phía Việt Nam ngần ngại tiến tới mối quan hệ mà Hoa Kỳ nghĩ tới. Trước đây cũng không có sự ủng hộ rộng rãi tại Mỹ đối với việc làm mới mối quan hệ này. Cho nên, đã có những trở ngại rất lớn, nhưng sự kiên nhẫn và nhiệt huyết từ những các nhà ngoại giao và thương thuyết gia có liên hệ đã thành công trong nỗ lực này. Nay, phần lớn những vấn đề mà chúng ta đương đầu lúc ấy đã qua rồi, nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt-Mỹ. Đôi bên vẫn còn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề về thương mại. Có nhiều việc hai bên đồng ý và nhiều việc không nhất trí, nhưng sự trưởng thành của mối quan hệ cho phép chúng ta đối thoại các vấn đề này một cách thẳng thắn. Cho nên, tất cả đều có thể giải quyết được. Điều chúng ta cần làm trong tương lai là duy trì quan hệ đối tác mạnh mẽ, xây dựng từ những điều đồng thuận, và tiếp tục đối thoại các vấn đề bất đồng cho tới khi đạt được giải pháp.  

VOA: Theo ông, thách thức lớn nhất trong quan hệ song phương là nhân quyền, lòng tin chính trị, hay hệ tư tưởng?

Đại sứ Peterson: Yếu tố đầu tiên tôi sẽ gạt ra là vấn đề hệ tư tưởng. Nhiều người nghĩ rằng Mỹ ngầm ý muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam. Nói thẳng, tôi cho là Mỹ thậm chí không cân nhắc tới điều này. Vấn đề lớn nhất tồn đọng là chuyện nhân quyền của Việt Nam. Đây là vấn đề mà Mỹ không đơn thuần bỏ qua. Để Việt-Mỹ từ mối quan hệ đối tác toàn diện tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, nhân quyền Việt Nam sẽ là vấn đề chính phải thảo luận và phải tìm ra giải pháp. Theo tôi, việc này đòi hỏi phía Việt Nam phải có một số thay đổi về chính sách quốc gia. Mặt khác, có các vấn đề có lợi cho Việt Nam liên quan tới hợp tác quân sự giữa bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm về Châu Á, nghĩa là phía trước cần có những sự nhượng bộ và trao đổi cho một tình huống ‘được tất, không mất gì.’ Tóm lại, có trở ngại nhưng không có nghĩa là các trở ngại đó đẩy lùi sự tiến bộ. 

VOA: Như ông nói, cách biệt nên được thu hẹp bằng phương thức ngoại giao, nhưng trong mối bang giao này, về vấn đề nhân quyền, các đường hướng ngoại giao không mang lại thay đổi đáng kể. Quan điểm ông thế nào? Làm sao có thể khắc phục?
Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. - Cựu đại sứ Pete Peterson nói.
Đại sứ Peterson: Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy  những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải cho điểm Việt Nam vì những bước đi đó. Vấn đề đang đối mặt với Việt Nam giờ đây là phải can đảm cho phép người dân chỉ trích, bất đồng quan điểm với nhà nước, hoặc cho các blogger thể hiện những ý kiến  không ca ngợi chính sách của nhà nước. Những điều này thật ra sẽ giúp tăng cường sức mạnh chứ không phải làm suy yếu nhà nước. Các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam.

VOA: Về điều đại sứ mô tả là ‘cải thiện nhân quyền’, sẽ có người lập luận ngược lại rằng nhân quyền Việt Nam có ‘cải thiện’ khi so với thành tích của chính họ nhiều năm trước đây, chứ không phải là một sự tiến bộ lớn so với các nước. Ông nghĩ sao?

Đại sứ Peterson: Nếu so thời điểm hiện tại với thời mốc từ sau năm 1975 sẽ thấy nhân quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể. Nhưng đúng là nếu so sánh nhân quyền Việt Nam với lăng kính và chuẩn mực quốc tế thì chưa đạt. Tuy nhiên, không mấy nước đạt được 100 điểm tuyệt đối. Sự hoàn thiện về nhân quyền là điều mong muốn nhưng không hẳn là mục tiêu. Cam kết về ‘nhân quyền hoàn thiện’ là điều không thể, khó nước nào làm được. Cho nên, điều phấn đấu đạt được là tiến bộ và cải thiện từ năm này sang năm khác, hướng tới các  tiêu chuẩn quốc tế. Đó là mục tiêu đối với Việt Nam và họ sẽ đạt được nếu họ thật tâm muốn làm. 

VOA: Có ý kiến cho rằng ngoài vấn đề nhân quyền và lòng tin chính trị, quan hệ Việt-Mỹ còn có một trở ngại khác là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đại sứ nghĩ sao?

Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ đó nhất thiết là một trở ngại. Việt Nam phải chơi với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Hà Nội dĩ nhiên không muốn quan hệ xấu với bạn hàng khổng lồ Trung Quốc, nhưng cũng có những vấn đề về Biển Đông  mà Việt Nam không thể nhất trí với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh trở thành mối đe dọa ổn định của Đông Nam Á, điều mà nhiều người tin là sự thật, thì Mỹ sẽ có mặt hỗ trợ Việt Nam đối phó với một số vấn đề đó, vì một Đông Nam Á không ổn định cũng chính là đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới nói chung. Trong trường hợp này, vị trí của Việt Nam sẽ được chiếu cố hơn.

VOA: Theo ông, triển vọng về mối quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ xa gần ra sao?

Đại sứ Peterson: Đã có tín hiệu là phía Mỹ muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam. Washington đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Theo tôi, chắc chắn trong 4-5 năm tới, đôi bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhưng tôi không chắc liệu sẽ có một sự đảo ngược bất thình lình, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này hay không. Việc này phụ thuộc vào chuyện đôi bên có lập quan hệ đối tác chiến lược hay không.
Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không. - Cựu đại sứ Pete Peterson nói.
VOA: Còn về quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ, chúng ta có thể trông thấy sớm nhất là chừng nào?

Đại sứ Peterson: Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không.

VOA: Nhìn mối quan hệ Mỹ-Nhật: Nhật Bản từ kẻ thù hôm qua nhanh chóng trở thành đồng minh của Mỹ hôm nay và cũng là trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Châu Á. Tại sao Việt-Mỹ không thể như vậy dù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nay?

Đại sứ Peterson: Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn khác, không thể so sánh được. 

VOA: Theo ông, Việt Nam làm thế nào có thể trở thành trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Đại sứ Peterson: Tôi nghĩ cần cẩn trọng về việc này vì Việt Nam có láng giềng khổng lồ phương Bắc. Hà Nội không muốn cho Bắc Kinh thấy là họ nghiêng về một nước nào. Việt Nam rất cẩn trọng để luôn có sự cân bằng trong chính sách đối ngoại, rằng họ là ‘toàn cầu hóa’. Tôi cho rằng Hà Nội sẽ tiếp tục chính sách này. Dĩ nhiên Việt Nam không muốn biến thành kẻ thù của Trung Quốc và họ sẽ tiếp tục giảm thiểu bất kỳ cản trở nào cho mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Hoa Kỳ sẽ không cố gắng áp lực Việt Nam đứng về bên nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của phía Việt Nam, vào quyết định của họ muốn thăng tiến quan hệ với Mỹ tới mức nào về mặt quân sự.

VOA: Ở thời mốc đánh dấu 20 năm quan hệ Việt-Mỹ năm nay, đại sứ có đề nghị gì giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương?

Đại sứ Peterson: Mối quan hệ đang tiến triển khá tốt, những tiến bộ đạt được tới nay khiến tất cả các nước đang phát triển trên thế giới khao khát có được. Dù Việt Nam còn thiếu nhiều thứ, cần phải làm nhiều thứ về mặt cơ sở hạ tầng, cần cải cách giáo dục và nhiều vấn đề khác về nhân quyền; nhưng tiềm năng trong 20 năm tới là rất lớn. Mối quan hệ Việt-Mỹ theo thời gian sẽ giúp củng cố tất cả những điều đó. Hoa Kỳ muốn là  một đối tác giúp Việt Nam thành công. Đối thoại tiếp diễn giữa đôi bên sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Không có vấn đề đặc biệt nào cần phải giải quyết ngoại trừ vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm tại Mỹ. 

VOA: Xin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho đài VOA trong cuộc trao đổi về quan hệ Việt-Mỹ.


Trà Mi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Kim Jong Un hủy chuyến xuất ngoại đầu tiên tới Matxcơva?



mediaKim Jong Un tới dự Hội nghị các sĩ quan huấn luyện quân đội Bắc Triều Tiên. Ảnh do KCNA phát hành ngày 1/5/2015.

Thông báo hủy chuyến đi Matxcơva của Kim Jong Un dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức vào ngày mùng 9/5 tới đây được Kemlin đưa ra với lý do là vì « những vấn đề đột xuất trong nước » lại khiến dư luận quốc tế đặt nhiều dấu hỏi xung quanh chế độ Nhưỡng.
Tuy nhiên phần đông giới phân tích cho rằng quyết định của Bình Nhưỡng liên quan đến vấn đề hình ảnh của vị lãnh tụ trẻ của họ nhiều hơn là khả năng tình hình nội bộ bất ổn.
Với một đất nước khép kín và nhiều bí mật như Bắc Triều Tiên thì cụm từ « công việc đột xuất trong nước » vẫn thường làm người ta liên tưởng, suy đoán về những bất ổn trong nội bộ chế độ.  Nhất là khi chuyến đi của Kim Jong Un đã được quyết định từ tháng Giêng năm nay và thông báo hoãn chỉ được đưa ra có vài hôm trước ngày khởi hành chuyến xuất ngoại đầu tiên của lãnh tụ trẻ Bắc Triều Tiên.
Tuy vậy, trong quyết định đột ngột này của Bình Nhưỡng, dường như khả năng bất ổn nội bộ không thuyết phục những chuyên gia về Bắc Triều Tiên. Ông Andrei Lankov, Giáo sư đại học Kookmin tại Seoul , một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, không tin vào lý do có biến trong nội bộ lãnh đạo Bình Nhưỡng vì « Kim đã thay thế nhân sự cao cấp trong quân đội và vị thế của ông ta bây giờ rất vững ».
Khi Kim Jong Un nhận lời mời đến Matxcơva dự lễ kỷ niệm chiến thắng Phát xít, giới quan sát chính trị đã đánh giá đây là một động thái ngoại giao quan trọng của chế độ Bình Nhưỡng. Không ít ý kiến đánh giá theo hướng chuyến đi là dấu hiệu Bắc Triều Tiên muốn thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc ngả dần về Nga để .
Đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của lãnh tụ trẻ Kim Jong Un sau khi lên kế tục quyền lực của người cha, Kim Jong Il hồi tháng 12/2011. Nếu tới Matxcơva trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức tới đây, lãnh tụ Bắc Triều Tiên sẽ có dịp tiếp cận lần đầu với các nguyên thủ quốc gia nhiều nước. Ngoài tổng thống Nga Putin, Kim Jong Un chắc chắn sẽ phải bắt tay chào hỏi xã giao hoặc tiếp kiến với các nhân vật lãnh đạo như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ, Nerendra Modi hay Chủ tịch Cuba Raul Castro....
Như vậy, những cử chỉ, động thái tiếp xúc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên ở Matxcơva sẽ được giới truyền thông cực kỳ để ý.
Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao của Kim Jong Un từ khi lên nắm quyền vẫn chỉ loanh quanh diễn ra tại Bình Nhưỡng, với một vài quan chức chính trị Trung Quốc là chính và nội dung, hình ảnh cũng không được phổ biến. Hoạt động tiếp khách ngoại quốc của Kim Jong Un được phổ biến rộng rãi nhất đó là lần đón ngôi sao bóng rổ Mỹ, Dennis Rodman, thần tượng của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Hơn nữa từ trước tới nay, những cử chỉ, hình ảnh hay phát biểu của các lãnh tụ Bắc Triều Tiên đều được hệ thống truyền thông nước này trau chuốt, cân nhắc từng ly từng ti trước khi phổ biến sao cho có tác động tuyên truyền cao nhất.
Một khi đến Matxcơva dự lễ, lãnh tụ của Bình Nhưỡng không thể tránh được các tiếp xúc với các quan khách xa lạ, mà trong đó người ưa, kẻ ghét đều có. Biết đâu chẳng có người thẳng thắn bày tỏ thái độ không thân thiện với Bình Nhưỡng. Vì thế, theo các nhà phân tích,  thì chế độ Bình Nhưỡng có thể đã nhìn thấy ở đó một « cái bẫy thực sự »  làm tổn hại đến hình ảnh Kim Jong Un và của chế độ Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên dưới các triều đại nhà họ Kim, mới chỉ có Kim Nhật Thành, nhà sáng lập chế độ, là đã nhiều lần công du nước ngoài, nhưng các chuyến đi của ông cũng chỉ giới hạn trong khối cộng sản cũ. Đến đời con, khi khối Xô Viết sụp đổ, cộng thêm vào hội chứng sợ máy bay, các chuyến công du ngoại quốc của Kim Jong Il chỉ giới hạn đến 2 nước Trung Quốc và Nga bằng đường sắt, trên đoàn tàu bọc thép đặc biệt.
Bắc Kinh, đồng minh chống lưng cho Bình Nhưỡng cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế, vậy thì sự lựa chọn tất yếu cho chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của Kim Jong Un sẽ phải là Trung Quốc. Cho dù sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành chuyến đi đầu tiên đến bán đảo Triều Tiên lại là Hàn Quốc, thì chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong hiện nay cũng không thể dễ gì vì thế mà quay lưng lại với Bắc Kinh được.
Nhà nghiên cứu Paik Hak-Soon thuộc Viện nghiên cứu chính trị Sejon Hàn Quốc nhận định dù gì thì cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của Kim sẽ phải là với lãnh đạo Trung Quốc, vì « đó là nước duy nhất có thể trợ giúp kinh tế cho miền Bắc và Kim Jong Un hiểu rõ điều đó ».
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của Kim Jong Un đến Matxcơva ngay sau khi được thông báo hồi đầu năm nay đã từng gây không ít phán đoán, phân tích và chờ đợi của giới quan sát. Cuối cùng, chuyến đi bị hủy sát ngày. Một lần nữa chế độ Bình Nhưỡng lại gây thêm bất ngờ, kích thích trí tò mò và suy đoán của dư luận chính trị quan tâm đến bán đảo Bắc Triều Tiên .
R

Phần nhận xét hiển thị trên trang