Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Cán bộ, công chức của ta tài thật! Tài đến thế là cùng!


Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Tham ô, tham nhũng thì chắc là không rồi vì các bác ấy lý lịch trong sáng lắm. Chẳng tin, cứ nhìn những bản đánh giá thành tích hàng năm của các bác ấy thì rõ. Thế mà các bác ấy lại mua được nhà Hà Nội mới tài chứ. Thôi thì đành mượn lời cụ Nam Cao: “Tài thật! Tài đến thế là cùng!...”, phải không các bạn?

Rất nhiều quan huyện, lãnh đạo sở các tỉnh mua nhà Hà Nội là thông tin được báo điện tử Vietnam Net đưa ra ngày 30/3.

Bài báo dẫn từ lời của một giám đốc công ty bất động sản ở Thủ đô. Vị “chuyên gia” này tỏ ra rất hiểu đối tượng của mình khi phân tích thị trường đã đánh giá đây là khách hàng có tiềm năng lớn:

“Nhu cầu mua nhà của đối tượng khách hàng ngoại tỉnh chiếm tới 50%, tôi tin rằng trưởng phòng một sở của một tỉnh bất kỳ ở miền Bắc sẽ có nhà ở Hà Nội. Tôi thường nói vui rằng, nhân viên kinh doanh của tôi khi muốn tìm kiếm khách hàng tỉnh ngoài sẽ xin danh bạ điện thoại các cơ quan nhà nước để gọi sếp khai thác”, ông này nói.

Bài báo còn cho biết, phân khúc của thị trường này ở mức giá trên dưới 2 tỷ đồng, một số khách hàng khác còn quan tâm đến nhà cao cấp hơn.

Đây là tin mừng. Rất mừng bởi nhu cầu hướng đến các đô thị lớn là nhu cầu tất yếu trong một đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vả lại, người xưa đã có câu “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”. Thế mà giờ đây, những người “nhà quê” “đổ bộ” lên Hà Nội, quyết tâm “Sống mãi với Thủ đô” không phải như ngày xưa, tức là “bằng vai phải lứa” với những công dân thành phố “ngồi lê”. Họ tiến về Hà Nội” với tư thế của những người khấm khá, thậm chí là giàu có.

Cái phân khúc 2tỉ đồng mà vị chuyên gia bất động sản kia đưa ra không phải là số tiền nhỏ nên cũng không phải người thành phố nào cũng có.

Thế mà nhiều đối tượng còn có nhu cầu cao hơn chứng tỏ đây là những “đại gia”.

Nếu như trước đây, cái “tiêu chí” để đánh giá sự giàu nghèo chỉ ở mức “Một yêu anh có Seiko (một loại đồng hồ) – Hai yêu anh có Pô zô (peugeot) Cá vàng” rồi tiến lên “nhà lầu, xe hơi” thì giờ đây là “Con học Mỹ, Nga – Cửa nhà Hà Nội” mới là “phẩm hàm”.

Không ít “người nhà quê” khi gặp nhau, sau mấy lời xã giao sẽ là câu hỏi thẳng: “Đã mua nhà Hà Nội chưa?” như để đánh giá “đẳng cấp”.

Tuy nhiên, theo bài báo hiện có đến 50% khách hàng là các tỉnh thì ngoài ít ỏi các “đại gia chân đất” nhờ lao động mồ hôi, nước mắt, vị giám đốc này nhận xét: “Tôi tin rằng trưởng phòng một sở của một tỉnh bất kỳ ở miền Bắc sẽ có nhà ở Hà Nội”.

Chao ôi! Nếu những thông tin này là đúng thì không còn mừng nữa mà chuyển thành… “kinh phục”.

“Kinh phục” bởi quê thì nghèo, lương thì thấp, thế mà sao một số bác ấy giàu thế nhỉ?

Kinh doanh thì chắc cũng không vì các bác bận mải đi làm việc nước, việc dân, lấy đâu ra thời gian mà buôn với bán. Vả lại, kinh doanh, buôn bán gì dân phải biết chứ có phải buôn bạc giả đâu mà bí mật đến mức dân không biết. 

Tham ô, tham nhũng thì chắc là không rồi vì các bác ấy lý lịch trong sáng lắm. Chẳng tin, cứ nhìn những bản đánh giá thành tích hàng năm của các bác ấy thì rõ.

Thế mà nhiều bác lại mua được nhà Hà Nội mới tài chứ.

Thôi thì đành mượn lời cụ Nam Cao: “Tài thật! Tài đến thế là cùng!...”, phải không các bạn?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vô trách nhiệm với tiền nhân và vô trách nhiệm với những công chúng./.


Tối qua trong lúc xem phim “Người cộng sự” ngay từ đoạn đầu mình đã cảm thấy rất thất vọng, sau đó cũng cố xem tiếp để vớt vát liệu có gì hay hơn không nhưng rốt cuộc thì cảm giác khi xem xong phim đó vẫn là “thất vọng nặng nề”. Nếu nó đơn thuần chỉ là một bộ phim tâm lý xã hội bình thường thì mình có thể mình cũng không thất vọng lắm và có thể cũng chưa chắc đã xem, nhưng đây là một phim thuộc thể loại “lịch sử” làm về một nhân vật lịch sử tầm cỡ như Phan Bội Châu nói riêng và phong trào Đông Du nói chung thì thực sự là một bộ phim “quá cẩu thả và tùy tiện”. Làm phim về lịch sử mà hình như những người làm phim “không hiểu gì về lịch sử” (phía Việt Nam). Không rõ là do thiếu hiểu biết hay cố tình làm sai đi? Làm phim về lịch sử thì tối thiểu cũng phải có sự tìm hiểu về cái mình đang làm, đằng này cái “lịch sử” trong phim được dựng lên một cách sơ sài và rất “ngây ngô” với đầy những tình tiết hết sức phi lý.

Trước tiên tóm tắt lại diễn biến của phong trào Đông Du.

1) Mắt xích đầu tiên trong mối liên hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong phong trào Đông Du cần phải kể đến là Tăng Bạt Hổ. Sau khi khởi nghĩa chống Pháp ở Bình Định năm 1887 thất bại ông sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc tìm Lưu Vĩnh Phúc (chủ tướng cũ của Quân cờ đen) nhưng Phúc đã chết, nên sau đó ông quyết định theo nghề thủy thủ, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước đồng thời có điều kiện qua lại Nagasaki, vài năm sau đó ông thông thạo tiếng Nhật và được sung vào hải quân Nhật.

Trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), vì lòng căm hờn người Âu, ông nguyện hi sinh giúp Nhật, nổi tiếng là quả cảm, có công trong những trận chiến Đài Liên và Lữ Thuận, và được thưởng huy chương quân công[cần dẫn nguồn]. Ngày khải hoàn, ông được dự bữa đại yến do Thiên hoàng Minh Trị đãi các tướng sĩ. Đỡ chén rượu của Thiên hoàng ngự rót thưởng, ông uống một hơi cạn rồi khóc lớn ở giữa triều đình. Thiên hoàng hỏi, ông giãi bày hết nỗi lòng:

“Tôi vốn không phải là người Nhật mà là một người vong mạng Việt Nam. Sau khi thất bại trong việc chống Pháp, tôi trốn qua Xiêm, qua Trung Hoa rồi tới đây, may được Bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga, làm vẻ vang cho giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được giọt lệ”.

“Bao giờ dân nước tôi mới được một bữa yến như bữa này của quý quốc!”

Thiên hoàng Minh Trị khen ông là người ái quốc, an ủi ông mấy lời và từ đó các nhà cầm quyền Nhật rất có cảm tình với ông. Ông làm quen với các nghị sĩ Nhật như Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị ), Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín), tỏ ý muốn cầu viện Nhật để đuổi Pháp. Họ bảo phải chờ cơ hội vì Nhật Bản còn lo đánh Nga mà cũng chưa có hiềm khích gì với Pháp. Rồi họ khuyên ông:

“Trước hết các ông phải lo phát triển phong trào duy tân trong nước để nâng cao dân khí, dân trí cho đại sự dễ thành. Muốn duy tân, không thể trông cậy ở Pháp được vì Pháp không thực tâm khai hóa, nên phải lựa những thanh niên tuấn tú đưa qua đây, nước chúng tôi sẽ đào tạo cho”.

Inukai lại hứa tận lực giúp cho các học sinh Việt Nam được phép cư trú và được miễn học phí. Tăng Bạt Hổ xét lời khuyên đó nên xin phép chính phủ Nhật, tức tốc về nước.

2) Lúc đó trong nước Phan Bội Châu cùng với các đồng chí nhờ được truyền bá các tư tưởng dân chủ qua các sách “tân văn” của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nên có chủ trương đánh đổ Pháp thành lâp quân chính thể quân chủ lập hiến, Duy Tân hội được lập ở Quảng Nam cùng thống nhất phò tá hoàng thân Cường Để làm vua sau khi thành công. Khi Tăng Bạt Hổ trở về nước có bắt liên lạc với Pha Bội Châu và Cường Để, năm sau đó 3 người Phan Bội Châu Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính cùng nhau sang Nhật đặt quan hệ cầu viện chính thức. Trên đường đi có ghé qua Quảng Châu gặp Lương Khải Siêu, Phan Bội Châu cũng được Lương Khải Siêu với tư cách là một nhà cách mạng rất nổi tiếng dùng uy tín của mình giới thiệu với Inukai và một số chính khách khác của Nhật nên phong trào bước đầu đạt được đến những thuận lợi. Lương Khải Siêu khi bút đàm với Phan Bội Châu có nói:

“Không lo quý quốc không có ngày độc lập, chỉ lo quốc dân không có tư cách độc lập”.

Rồi khuyên ông vào việc tập trung lo bồi dưỡng nhân tài cho cách mạng, chuẩn bị thực lực khi có thời cơ, nên ngay từ đầu công cuộc Đông Du đã là “cầu học”.

Sau đó thì như mọi người đều biết các du học sinh được đưa sang Nhật học được vài năm thì phong trào bị dập tắt do Nhật Pháp ký thỏa thuận với nhau. Năm 1909 thì phong trào chấm dứt hẳn khi tất cả các du học sinh đều bị trục xuất về nước.

Con đường của lịch sử tuy quanh co khúc chiết như vậy nhưng rất có logic và hợp lý, còn trong phim thì hoàn toàn rất phản logic nếu không muốn nói là có những chi tiết nhân vật (Phan Bội Châu) hành động một cách ngớ ngẩn. Có thể kể ra một loạt tình tiết

1) Phan Bội Châu được miêu tả như một anh chàng phiêu lưu và sốc nổi.

Phan Bội Châu đang bị quân Pháp đuổi bắn, nhảy lên thuyền-> vèo cái trôi dạt sang Nhật, không có chi tiết tàu đắm (vì gặp giống tố gió bão gì) tự nhiên nằm trên bãi biển kiểu thủy thủ shinbat hay robison?

Người xem có thể hiểu đây là do vô tình tới Nhật chứ chẳng thấy chí hướng Đông Du cầu viện ở đâu? Giả sử là có chí hướng đó không nói ra thì chi tiết sau đó cũng phủ định ngay điều này. Khi gặp những ngư dân ở bờ biển thì phản ứng một cách rất bản năng (cầm gậy đánh trả).

Một là Phan Bội Châu khi đến nước Nhật cũng đã gần ở vào cái tuổi “tứ thập nhi bất hoặc ” là một bậc túc nho uyên bác lúc nào cũng hành động theo cung cách của người quân tử không có cái lý do nào lại phản ứng hũng hãn như một anh chàng nông dân thiếu hiểu biết như vậy. Hai là bản thân ông là một nhà cách mạng đã cầu tiến trước khi đến nước văn minh để cầu viện thì đều có tìm hiểu trước về đất nước đó, ông phải tin tưởng vào sự văn minh của đất nước đó, cái văn minh có thể trợ giúp cho dân tộc mình tìm độc lập thì mới đến, không có lý nào lại coi nơi đó như nơi xa lạ đầy kẻ man rợ tới mức một ông bác sĩ ăn mặc chỉnh tề đến mà vẫn lo người ta làm hại mình.

2) Vai trò của bác sĩ Asaba được thổi phồng một cách quá đáng.

Trong thực tế ông không gặp PBC ở làng quê mà quen biết PBC ở Tokyo, nhiều lần trợ giúp tiền bạc cho phong trào Đông Du, sự giúp đỡ ấy được PBC khắc trong bia tưởng niệm là “ông giúp như trời, tôi chịu như biển”, nó rất to lớn nhưng biến ông thành cầu nối để PBC liên hệ với chính giới Nhật Bản thì là một việc làm xuyên tạc lịch sử, một bác sĩ bình thường không thể có quan hệ đối với các nhân vật quan trọng như vậy được, suốt từ đầu đến cuối phim dường như bác sĩ Asaba mới là nhân vật đóng vai trò chính trong toàn bộ công cuộc Đông Du, như đưa PBC tới gặp Inukai (trong phim còn nhầm lẫn là Inokai và còn gọi Inukai là thủ tướng , đúng là Inukai sau này có trở thành thủ tướng Nhật nhưng đó là chuyện của hơn chục năm sau, còn lúc đó ông ta mới chỉ là một chính khách của Đảng Tiến Bộ) để ông có thể thực hiện việc cầu viện.

Thông thường thì trong các bộ phim việc cường điệu hóa vai trò của một nhân vật nào đó thường được hay sử dụng, tuy nhiên trong phim này việc cường điệu hóa vai trò Asaba đồng thời với việc làm lu mờ vai trò của PBC và những nhà cách mạng Việt Nam khác.

Rõ ràng như đã nói ở trên, sở dĩ việc đặt được quan hệ giữa các nhà cách mạng Việt Nam với chính giới Nhật gặp được thuận lợi là nhờ nỗ lực dũng cảm của Tăng Bạt Hổ chiến đấu trong quân Nhật lập được thành tích, sau đó là thái độ khảng khái yêu nước của ông trước triều đình Nhật khiến người Nhật khâm phục mà có tâm muốn giúp đỡ, đó là sự nỗ lực tự thân của các nhà cách mạng Việt Nam, có tự mình giúp mình trước thì trời mới giúp mình sau.

Đó cũng không chỉ là nỗ lực của riêng TBH mà còn là nỗ lực của nhiều nhà cách mạng khác nữa, làm cách mạng bao giờ cũng có tổ chức, có mạng lưới, phải dày công xây dựng network mới có thể thành. Con đường đi đến Nhật qua rất nhiều ngả, bên Trung Quốc có các lãnh tụ Cần Vương cũ như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật vv… Chính mạng lưới của các nhà cách mạng cũ ấy đã đưa được PBC đến với Lương Khải Siêu rồi được Lương Khải Siêu giúp sức giới thiệu một lần nữa PBC với các chính trị gia Nhật. Con đường cách mạng cũng phải trải qua nhiều lắt léo mới đi được chứ đâu có dễ dàng theo kiểu

Gặp ông bác sĩ vô danh-> Gặp thủ tướng về hưu là người cùng làng–>Gặp thủ tướng đương thời.

Liệu có ông thủ tướng nào tiếp những người vô danh tiểu tốt chỉ vì “ánh mắt” của người đó nói rằng anh ta có khả năng “xoay chuyển thời thế”. Chính trị bao giờ cũng có yếu tố vụ lợi. Không có thương hiệu làm sao làm sao có chuyện người ta bắt tay làm ăn với mình. PBC là một trong những nhà cách mạng lỗi lạc đương thời của Việt Nam, uy tín và thương hiệu cá nhân của ông vô cùng lớn, Lương Khải Siêu cũng có một thương hiệu cá nhân rất lớn ở Trung Quốc nên ông sẵn sàng tiếp một nhà cách mạng Việt Nam như PBC. Thương hiệu đó đều là do nỗ lực hoạt động của nhà cách mạng PBC, thành quả của cách mạng (việc đưa được du học sinh sang Nhật) thì vai trò chính là do PBC và các nhà cách mạng Việt Nam khác chứ đâu có chuyện những nhà cách mạng Việt Nam được mô tả như những người ăn mày trong phim.

PBC là một nhà cách mạng chuyên nghiệp và lão luyện, ở trong nước ông đã đi khắp ba miền kết giao với các chí sĩ yêu nước vận động cho các tổ chức cách mạng nên rất nhiều kinh nghiệm, làm gì ông cũng đều có tính toán, ông biết đến gặp ai và nhờ giúp đỡ cái gì để được việc. Ngay cả việc đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sang Nhật cho thấy việc đi Nhật của ông có trù bị kỹ lưỡng.

Một là bản thân ông tuy là nhà cách mạng nổi danh ở trong nước như ra nước ngoài chưa hẳn có vị thế được coi trọng nên ông đưa Cường Để (dòng dõi hoàng tộc) sang để thể hiện tính chính danh, có đủ danh phận để đại diện cho tổ chức cách mang Việt Nam và nhân dân Việt Nam, sang Nhật cầu viện với tư cách chính thống, quốc gia cậy nhờ quốc gia. Nước Nhật hiện là nước có vua, nên việc đưa một hoàng thân sang thì cũng dễ được ủng hộ hơn. Ông còn tỏ ý
rằng Nhật Bản sẽ có nhiều quyền lợi kinh tế ở Việt Nam nếu sau này Việt Nam
giành được độc lập (với sự trợ giúp của Nhật).

Đó là cách mà một nhà cách mạng làm, còn cách mà nhân vật trên phim làm đó là gì?

Khi được dẫn đến gặp Inukai, PBC suốt buổi chỉ một mực nói xin vũ khí về đánh Pháp, sau đó được thông báo là sẽ không được giúp thì tỏ ra “sốc” . Mình đánh giá đây là một chi tiết cực kỳ ngớ ngẩn. Một người đầu óc bình thường với tầm suy nghĩ trung bình khi đặt vào 1 situation như thế cũng không tỏ ra khờ dại đến như vậy. Một anh chàng không tên không tuổi trôi dạt đến từ bờ biển, không danh phận không lực lượng chẳng đại diện cho ai từ dưng sồn sồn đòi người ta cấp vũ khí để “tôi về đánh Pháp” (chẳng lẽ đánh Pháp một mình à). Muốn người ta giúp đỡ thì cũng phải chứng tỏ cho họ thấy thực lực của mình ra sao, ở trong nước được quần chúng ủng hộ thế nào, có cơ sở lớn mạnh thế nào, nhưng thực tế trong phim không hề nhắc tới. Thử xem phim lịch sử Tàu, bao giờ cũng thấy có các lãnh tụ như Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông diễn thuyết biện luận trước đám đông hoặc đối phương, cho thấy tài trí mưu lược của họ, thấy được tầm vóc tư tưởng của họ. Nhưng đằngnày phim về PBC thì thế nào? Nhân vật không cho thấy được tầm vóc lớn lao vĩ đạicủa nguyên mẫu mà còn làm cho nguyên mẫu trở nên kém cỏi dưới mức trung bình.

Cả phim chỉ có mỗi điều được nhắc đi nhắc lại ánh mắt của PBC cho thấy ông là người có chí lớn, quyết tâm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cái nhân vật trong phim được miêu tả là có chí lớn ấy mỗi lần gặp khó khăn lại tỏ ra nản chí, bi quan, để rồi ông bạn Nhật Bản lại có mặt đúng lúc để sốc dậy tinh thần, tiếp sức cho ông đi tiếp, thế rốt cuộc cái chí lớn, tài năng hơn người ấy của PBC thể hiện ở chỗ nào.

Các nhân vật phía Nhật (chỉ đề cập đến nhân vật lịch sử xung quanh PBC, không care mấy ông giám đốc hay và bà già trông bia đá) thì được xây dựng rất tốt. Cảm tưởng rằng những người này tố chất con người thật phi thường. Bác sĩ Asaba thì điềm đảm bình tĩnh, cương nghị thẳng thắn, trước sau như một thể hiện quyết tâm ý chí của mình không đổi, cô y tá akane thì nhiệt tình tận tụy với ông bác sĩ như ông đã tận tụy giúp PBC (cảm giác còn hơn cả bà vợ) cả 2 người này đều là mẫu người sống vì lý tưởng, chết vì lý tưởng. Mỗi lần hành động Asaba đều không hề do dự lưỡng lự, không gì cả được ông dù ốm đau bệnh tật nhưng chí đã quyết thì vẫn làm. Ông không than phiền với ai trong khi PBC gặp khó khăn gửi thư than vãn, cách mạng bị đàn áp thì quỳ dưới mưa khóc. (đọc văn chương PBC thì thấy ông là người rất hào sảng ngạo nghễ, chưa hề tỏ ra thoái chí trước bất cứ hoàn cảnh nào).

Một người Nhật bình thường không có tên tuổi trong lịch sử Nhật Bản được miêu tả như thế còn một nhà cách mạng lỗi lạc thì chẳng khác gì trẻ con đứng cạnh người lớn Asaba? Liệu rằng với cách làm phim thế này có ai đó sẽ đặt câu hỏi rằng phải chăng một người bình thường ở Nhật còn hơn các bậc hào kiệt lẫy lừng ở Việt Nam. Người ta sẽ tin rằng việc nước Nhật như ngày nay văn minh còn Việt Nam kém cỏi đúng là chuyện đương nhiên vì bậc hào kiệt của Việt Nam khí độ còn thua một người Nhật vô danh.

Thật buồn cho các bậc hào kiệt như Phan Bội Châu, đến tận ngày nay mà đám con cháu bất tài làm một bộ phim đáng hổ thẹn về ông với danh nghĩa vinh danh nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Phim về lịch sử thì phải làm cho người ta hiểu rõ hơn về lịch sử chứ không phải cẩu thả làm cho qua chuyện thành ra bôi nhọ lịch sử thế này. Báo chí thì quảng cáo là bộ phim lớn với kinh phí khủng hơn nhiều lần bộ phim bom tấn khác, còn đưa đi tranh giải bông sen
vàng.

Lúc trước khi thấy đăng tin tuyển diễn viên quần chúng trên Cộng đồng Việt Nhật, rồi thấy ảnh Ngô Duy Sơn up lên khi đi đóng phim có vẻ ekip làm việc rất tận tình và chuyên nghiệp. Mình đã rất kỳ vọng nó là một bộ phim hay chất lượng để mọi người có thể hiểu hơn về Phan Bội Châu và lịch sử hào hùng của dân tộc nhưng rốt cuộc thì thấy không phải sạn hay sỏi mà là toàn là đá tảng. Lỗi không phải ở anh em diễn viên (trong đó có các anh em trong Cộng đồng Việt Nhật chúng ta) mà lỗi ở đạo diễn và những kẻ đứng mũi chịu sào phía Việt Nam khi làm bộ phim này. Còn về phía Nhật mình thực sự thấy họ làm phim thành công vì người Nhật nào xem phim đó cũng có thể tự hào về Nhật Bản, còn cá nhân mình xem xong mình lại cảm thấy xấu hổ về người Việt Nam (không phải xấu hổ về các bậc tiền bối như Phan Bội Châu) mà xấu hổ về những người Việt vô trách nhiệm tạo ra một bộ phim sai lạc như thế này. Vô trách nhiệm với tiền nhân và vô trách nhiệm với những công chúng./.

Bài nhặt ở đây http://giaovn.blogspot.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh khoai lang nói thế chứ dân chúng em chả thấy ai nói gì HĐ cả. Hay họ nói kín ở đâu thì dân ngu khu đen chưa biết nhở?

AI MỚI CÓ HÀNH ĐỘNG DƠ BẨN HẢ ÔNG TRƯƠNG HUY SAN?VU HOANG SON  


Khoai@

Sáng nay đọc trên FB của Trương Huy San, tức San Hô hay còn gọi là Osin, có đoạn:

"Tôi thấy, nhiều người dùng lời lẽ nặng nề để chửi ông Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp Trần Văn Chứ là chưa hiểu hết thâm ý của ông ấy. Nếu muốn xử lý cán bộ thì ông ấy chỉ cần gọi lên đe nẹt là xong. Tại sao ông Hiệu trưởng lại làm công văn rồi đưa lên website của Trường. Đọc kỹ giải thích của ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, ĐH Lâm nghiệp, thì thấy việc An ninh nhắc nhở là có và Trường chắc cũng khó chịu vì những "sức ép nội bộ" đó nên bèn "tung hê" ra trước công luận bằng "giấy trắng mực đen", dành hẳn một paragraph để nói về PA83. Việc ông đại tá trưởng phòng PA83 vội vàng phủ nhận cũng là một tín hiệu rất hay cho thấy chính họ cũng biết người dân coi những việc làm như thế là dơ bẩn".

https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=nf

Tất nhiên, quyền bình luận là của mọi người, nhưng bình luận như thế nào để thể hiện thái độ xây dựng mới là quan trọng.

Trong vụ trường ĐH Lâm Nghiệp, công an Hà Nội đã trả lời công khai và minh bạch trên báo chí, rằng họ không hề gây sức ép hay có văn bản nào nhằm "cấm" các nhà khoa học phát ngôn. Tôi cho đó là hành động minh bạch, đáng khen. Và chính trường Đại Học Lâm Nghiệp cũng đã xác nhận điều này.

Chuyện đã rõ như ban ngày, mà tại sao Huy Đức lại có phát biểu như trên?

Đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, phát ngôn sai sự thật, phán đoán xuyên tạc và bóp méo ý kiến của người khác mới là hành động dơ bẩn ông Osin Huy Đức ạ.

Làm báo, viết văn như ông, chuyên xuyên tạc lịch sử, biến kẻ xâm lược thành anh hùng cứu thế tôi thấy chỉ có một không có hai.

Làm báo mà chỉ rình rập những sai lầm của chính quyền để thổi phồng lên, bóp méo đi phục vụ cho những ý đồ của đám phản loạn thì là hạng nhà báo gì?

Nếu lắng nghe, ông có thể thấy người dân đang nói gì về ông đấy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông như vạc dầu sôi, chống bành trướng tốt nhất là du kích dưới nước


HỒNG THỦY

(GDVN) - Người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm.

Tàu ngầm Kilo thứ 3 được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ngày 31/3, tác giả Andrew Browne bình luận trên tờ The Wall Street Journal, để đánh bại đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều lần trong chiến tranh, Việt Nam đã sử dụng chiến thuật du kích với một mạng lưới đường hầm rộng lớn chống lại sức mạnh hủy diệt của B-52. Từ sâu trong lòng đất, người Việt đã phát động cuộc tấn công bất ngờ.

Ngày nay khi phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc trên Biển Đông, người Việt đang sử dụng chiến thuật tương tự, giấu mình dưới nước. Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo 636MV, người Mỹ gọi chúng là "hổ đen". Các tàu ngầm này là ví dụ điển hình cho chiến tranh phi đối xứng, nó cho phép lực lượng yếu hơn tạo ra sự không chắc chắn trong tâm trí đối thủ mạnh.

Thỏa thuận mua Kilo 636MV của Việt Nam minh họa cho các nước trong khu vực "không có hy vọng so bì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc" đang tìm cách thay thế nhằm chống lại tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Bắc Kinh, thêm một chiều hướng mới và không thể đoán trước những căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về tầm nhìn chiến lược "một cộng đồng các lợi ích chung" ở châu Á - Thái Bình Dương hay "vận mệnh chung châu Á", ông cam kết cùng xây dựng một trật tự khu vực thuận lợi hơn với châu Á và thế giới. Nhưng Biển Đông vẫn là một vạc dầu sôi. Riêng lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đặt ở Hải Nam trực tiếp nhòm ra Biển Đông đủ để Indonesia thấy rằng Bắc Kinh ngày càng xem vùng biển này là "sân sau" của họ.

Đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia hay quốc gia quần đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc. Tất cả các bên đều cảm thấy đang bị (Bắc Kinh) đe dọa, nhưng không đủ mạnh để đương đầu với sức mạnh quân sự Trung Quốc. Các tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một câu trả lời "khiêm tốn nhưng mạnh mẽ" trước sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.

Tàu ngầm Kilo được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ở các nước khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản có lực lượng tàu ngầm mạnh. Úc đang có kế hoạch chi 40 tỉ USD để mua sắm tàu ngầm mới. Philippines, Thái Lan và Myanmar cũng đang nghĩ đến việc mua lại. Tất cả điều này đang làm cho đáy biển ngày càng đông đúc. Tàu ngầm là một biến số vô hình có thể thay đổi các "phương trình quân sự".

Trong khi tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm là việc khó thì các cuộc tấn công từ tàu ngầm gần như luôn có sức mạnh tàn phá. Hơn một nửa lực lượng tàu bè hàng hải của thế giới qua lại Biển Đông hàng ngày. Trong khi đó Việt Nam với đường bờ biển dài ven Biển Đông đã trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chính trị, có lực lượng quân sự "tốp đầu" ASEAN nhưng cũng là nước dễ bị Bắc Kinh gây áp lực nhất.

Đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đang tập hợp lại xung quanh chương trình tàu ngầm của Việt Nam, Andrew Browne bình luận. Ấn Độ đang giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, bác sĩ Nhật cung cấp chuyên môn về điều trị các bệnh lý có thể thủy thủ tàu ngầm gặp phải. Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam. Tuy nhiên người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm, phòng thủ tốt nhất là tàng hình và đánh lừa đối thủ.

http://www.giaoducvietnam.vn/Quoc-te/Bien-Dong-nhu-vac-dau-soi-chong-banh-truong-tot-nhat-la-du-kich-duoi-nuoc-post157013.gd
Bài trên Tre Làng blog spot

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người lo môi trường, tài nguyên rừng sẽ rất phấn khỉ!

Hôm nay, nhiều tờ báo, tạp chí ngành giao thông ngừng xuất bản

THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1016/QĐ-BGTVT PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP CÁC BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, HÔM NAY (1/4/2015) SẼ DỪNG XUẤT BẢN 6 TỜ BÁO, TẠP CHÍ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG.

Cụ thể, dừng xuất bản báo Đường sắt trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tạp chí Hàng hải Việt Nam trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, tạp chí Hàng không Việt Nam trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, tạp chí Đường bộ Việt Nam trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tạp chí Đường thuỷ nội địa Việt Nam trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, tạp chí Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Riêng Tạp chí Công nghiệp Tàu thuỷ trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) sẽ chuyển về Hội Khoa học kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý.
Hôm nay, nhiều tờ báo, tạp chí ngành giao thông ngừng xuất bản
Báo Giao thông sẽ tiếp nhận nhân sự làm công tác chuyên môn báo chí theo bàn giao của cơ quan chủ quản các báo, tạp chí dừng xuất bản.
Quyết định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng ký duyệt yêu cầu cơ quan chủ quản của các báo, tạp chí nêu trên có trách nhiệm rà soát, bàn giao nhân sự làm công tác chuyên môn báo chí (phóng viên, biên tập viên, họa sỹ thiết kế) về Báo Giao thông, cũng như bố trí, sắp xếp công việc, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định cho nhân sự của báo, tạp chí không thuộc diện chuyển về Báo Giao thông.
Quyết định số 1016 còn nêu rõ: “Báo Giao thông có trách nhiệm: Tiếp nhận nhân sự làm công tác chuyên môn báo chí theo bàn giao của cơ quan chủ quản các báo, tạp chí; bố trí, sắp xếp, thực hiện chế độ, chính sách theo quy định kể từ ngày nhận bàn giao. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông, chủ động, kịp thời phản ánh thông tin về ngành; nghiên cứu tăng kỳ, tăng số lượng phát hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và bảo đảm hiệu quả hoạt động. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để tiếp tục thực hiện công tác thông tin, truyền thông mà các báo, tạp chí đang thực hiện”.
Ngoài ra, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy chủ trì thực hiện các thủ tục theo quy định để chuyển giao Tạp chí Công nghiệp tàu thủy về Hội Khoa học kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Thế Kha
Dân trí


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyền thông giải cứu còn kinh khủng hơn truyền thông bất lương?


FB  Thi Thao

Cách đây chưa lâu, chị Mượt có viết một bài về truyền thông bất lương, nó có thể coi là một dạng khủng bố bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội và cộng đồng. Nhưng vừa rồi, qua vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát, chị phát hiện ra có một dạng còn kinh khủng hơn truyền thông bất lương. Đó là truyền thông giải cứu.
Để các quý cô tiện theo dõi, chị nhắc lại một chút về truyền thông bất lương.

Như thế nào là truyền thông bất lương? Trước khi nói về điều thú vị và cay đắng này, chị định nghĩa lại một vấn đề.
Chắc các quý cô đái ra quần khi nghe đến những cái tên như Binladen, Taliban, hồi giáo cực đoan IS... Chúng được thế giới đặt cho cái tên "Phần tử khủng bố".
Tuy nhiên, khủng bố không chỉ đơn thuần trong việc đánh bom, giết người như bọn Taliaban, IS..., đó là khủng bố chính trị và tôn giáo. Thực tế khủng bố còn bao hàm những hoạt động khác, cho các mục đích khác.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng khủng bố được tạm định nghĩa "là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng."
Hay nói gọn lại đó là những hành động đẩy cộng đồng rơi vào nỗi sợ hãi. Càng sợ hãi càng tốt. Đặc biệt là những hành động hướng tới những mục tiêu không có khả năng tự vệ.
Hàng trăm lời đồn không kiểm chứng được các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm đều đặn tung lên hàng ngày khiến xã hội sống trong cảm giác bất an, lo sợ. Ăn đéo dám ăn, mặc đéo dám mặc. Từ mục tiêu tốt đẹp ban đầu là cảnh báo, các cơ quan truyền thông chuyển mục tiêu thành tung tin giật gân, câu khách, bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu.
Quay lại chuyện ngôn ngữ. Danh từ khủng bố "terrorism"trong tiếng Anh và "terreur" tiếng Pháp hoá ra được bắt nguồn từ "terreō" là một động từ trong tiếng Latin, có nghĩa là "sợ hãi". Đẩy nỗi sợ hãi lên cao, đó là một hành động khủng bố.
Đã đến lúc phải coi những thông tin không kiểm chứng gây bất an lo sợ cho xã hội là một dạng khủng bố thông tin. Càng đẩy nỗi sợ hãi cho cộng đồng lên cao, càng phải coi đó là một kẻ khủng bố nguy hiểm.
Tân Hiệp Phát bị truyền thông có lương và bất lương tẩn cho lên bờ xuống ruộng, trả giá bằng hàng trăm tỉ doanh số so với cùng kì, tuy nhiên, trong lúc nước sôi lửa bỏng, hàng chục nhà nghĩa hiệp nhảy vào giải cứu với những bản kế hoạch kinh hồn. "Truyền thông giải cứu" có lẽ cần phải được định nghĩa lại và Việt hoá để dễ hiểu hơn là dùng cái tên cũ "Xử lí khủng hoảng".
Trong số các đơn vị Truyền thông giải cứu, người đứng ngoài không khó nhận ra đâu là dân chuyên và đâu là kẻ cơ hội. Bằng những giải pháp chắp vá, khá nhiều đơn vị truyền thông giải cứu giống kẻ "gặp cháy nhà vác xô không có nước vào hôi của".
Không thể hiểu nổi, khi cơn thịnh nộ của xã hội đối với Tân Hiệp Phát đã qua đi, vậy mà, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một phương pháp giải cứu ngớ ngẩn khiến sự việc lại tiềm ẩn bùng nổ trở lại. Một số bài ca ngợi thô thiển hay trang suthattanhiepphat là một dạng như vậy.
Kẻ dựng lên trang suthattanhiepphat với mục đích giải cứu THP phải nói là một kẻ hoang tưởng điên rồ khi gắn sự việc thuần tuý thương mại với một hành động chính trị. Đặc biệt là thời điểm khi khủng hoảng đã dần đi vào quên lãng. Hành vi này không khác đổ dầu vào đốm lửa sắp tắt khiến những hành động giải cứu khác trở thành vô nghĩa.
Có bệnh thì vái tứ phương, nhưng rõ ràng Đông, Tây y không thể kết hợp với cúng. Tiền mất tật vẫn mang. Đó cũng là điều đau xót cho một doanh nghiệp.
Còn nếu trang bỏ mẹ kia được dựng lên với mục đích khen cho mày chết thì đối thủ của THP quả là cao tay, chứng tỏ truyền thông bất lương nguy hiểm gấp cả triệu con ruồi.
Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp xa xưa, lời khuyên chân tình nhất của chị Mượt đến với những người của THP là hãy quên cmn xử lí bằng truyền thông đi. Giờ tập trung sốc lại những đại lí đã mất trong khủng hoảng vừa qua mới là điều quan trọng nhất. Bán hàng được hay không đôi khi không phải do khách hàng mà là lời tư vấn trực tiếp của đại lí. Phỏng ạ.
Bài này là một dạng mẫu của truyền thông giải cứu, anh của truyền thông bất lương, tin thì tin đ... tin thì thôi. Hehe.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự nguy hiểm của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông


HỒNG THỦY
(GDVN) - Tháng 8 năm ngoái Trung Quốc cũng sử dụng một đội dân quân biển diễn tập ở vịnh Bắc Bộ với nhiệm vụ trinh sát và đánh chặn để bảo vệ 1 giàn khoan.

Andrew Erickson, một giáo sư đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu trung tâm Fairbank của Havard ngày 31/3 viết trên trang cá nhân của tờ The Wall Streets Journal, lực lượng dân quân biển do chính phủ Trung Quốc tổ chức và tài trợ đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tham vọng (bành trướng) lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc là một trong số rất ít quốc gia có lực lượng dân quân biển. Lực lượng này thông thường bao gồm các tàu cá dân sự đóng nhiều "vai diễn" trên biển, từ việc được điều động tham gia cứu hộ cứu nạn trên biển cho đến đổ bộ đảo, tuyên bố "chủ quyền". Những ngư dân này vẫn làm việc hàng ngày trong các công ty, tập đoàn nghề cá lớn và được tuyển dụng, huấn luyện bởi các tổ chức quân sự để bảo vệ (cái gọi là) lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Dân quân biển Trung Quốc được thành lập ngay những năm đầu tiên hình thành nhà nước này, được rút ra từ đội tàu cá lớn nhất thế giới. Những năm gần đây nó đã phát triển một cách khá tinh vi và được nâng cao tầm quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ từ vận chuyển vật liệu xây dựng ra đảo đến thu thập thông tin tình báo. Thậm chí các đơn vị "dân quân biển" trọng tâm có thể được huấn luyện cách đối đầu với tàu nước ngoài nếu cần thiết theo kiểu "chiến tranh du kích trên biển".

Hiện tại lực lượng này về cơ bản được Bắc Kinh sử dụng như tuyến đầu tiên để giám sát, hỗ trợ và gây áp lực với đối phương trong việc thúc đẩy yêu sách chủ quyền quốc gia và lợi ích (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông. Lực lượng dân quân biển Trung Quốc ít được biết đến ở nước ngoài, nhưng nó có thể cho một cái nhìn sâu sắc về giá trị của mình thông qua các nguồn Trung Quốc công bố công khai.

Trong tất cả những câu hỏi về lực lượng dân quân biển Trung Quốc, phức tạp nhất là ai điều khiển chúng. Xây dựng và đào tạo lực lượng dân quân biển hàng ngày được thực hiện bởi các lực lượng vũ trang ở các tỉnh thành ven biển. Chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp chỉ đạo các hoạt động liên quan đến quân sự của lực lượng dân quân biển này. Tuy nhiên hoạt động của chúng rất phức tạp vì lực lượng này đóng nhiều vai trò khác nhau và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của nhiều cơ quan khác nhau.

Gần đây những nỗ lực đã được thực hiện để chuyển đổi lực lượng dân quân biển riêng lẻ rời rạc bằng cách giảm quy mô kích thước và tăng cường đào tạo "chuyên môn". Một số đơn vị dân quân biển được chỉ định hỗ trợ cho quân đội và hải cảnh Trung Quốc, điển hình như tiểu đoàn dân quân biển huyện Ngọc Hoàn, tỉnh Chiết Giang được giao nhiệm vụ vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, đạn dược và các vật tư khác cho các tàu hải quân.

Các đơn vị khác có vai trò hỗ trợ qua trinh sát, bảo vệ các công trình trọng điểm, khu vực quan trọng, gây nhiễu, tung hỏa mù đối phương, làm tăng năng lực vận tải biển, sửa chữa và cứu hộ y tế. Tháng 8 năm ngoái Trung Quốc cũng sử dụng một đội dân quân biển diễn tập ở vịnh Bắc Bộ với nhiệm vụ trinh sát và đánh chặn để bảo vệ 1 giàn khoan. 

Dân quân biển là lực lượng giúp Trung Quốc duy trì sự hiện diện tại các khu vực (nước này nhảy vào) tranh chấp hoặc đổ bộ lên các đảo khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) phối hợp với các hoạt động chính trị, ngoại giao của nhà nước.

Mục đích Bắc Kinh sử dụng lực lượng này là kết hợp tốt nhất các hoạt động đánh bắt cá hàng ngày với duy trì khả năng đáp ứng nhanh chóng các hoạt động quân sự. Hàng ngàn tàu cá của lực lượng dân quân biển được trang bị hệ thống định vị vệ tinh dẫn đường quân sự Bắc Đẩu cho phép họ theo dõi các lực lượng khác, truyền tải thông điệp ngắn, thậm chí được trang bị cả máy tính bảng.

Theo một tài liệu với sự đóng góp của nhiều cơ quan quốc phòng Trung Quốc năm 2007, Bắc Kinh thậm chí còn được kêu gọi xây dựng mạng lưới "trinh sát hàng hải sử dụng tàu dân sự và dân quân biển".

Tài liệu này trích dẫn 2 tỉnh (giấu tên) sở hữu gần 20 ngàn tàu cá và thương mại, cùng với "hàng trăm ngàn" tàu của dân quân biển. Tất cả có thể sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực rộng lớn cho việc "trinh sát" của Trung Quốc. Chi phí duy trì phát triển lực lượng này do các tỉnh thành ven biển và các quận huyện có lực lượng này đảm trách. Kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thể và các dự án lớn được cấp bởi chính quyền tỉnh. Chủ sở hữu tàu thuyền và các lực lượng thành viên dân quân biển được bồi thường thiệt hại hay chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động theo quy định bằng văn bản của tỉnh.

Các cơ quan chính phủ Trung Quốc đang tham gia trong việc xây dựng lực lượng dân quân biển để thực thi luật thủy sản, an toàn hàng hải, vận tải quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Mỗi nhiệm vụ cụ thể, lực lượng này được trang bị vũ khí, các thiết bị thông tin điện tử thích hợp. Dân quân biển Trung Quốc được đào tạo hàng loạt kỹ năng, từ việc xác định tàu để dùng vũ khí hạng nhẹ và tổ chức hoạt động quân sự cho đến đảm bảo trung thành bằng giáo dục chính trị, quản lý.

Tuy nhiên lực lượng dân quân biển cũng gây ra những thách thức cho Trung Quốc. Một vấn đề cụ thể phát sinh là ngành công nghiệp đánh bắt cá tư nhân đã bị biến động lớn về lực lượng tàu cá và nhân viên. Khi đánh bắt trì trệ, nhiều công ty đánh bắt thủy hải sản đã phải bán tháo tài sản và sa thải người lao động buộc lực lượng chỉ đạo dân quân biển phải thay thế, đào tạo lại cán bộ. Hiện tại cơ quan quân sự địa phương ở Trung Quốc đang thử nghiệm các cách khác nhau để giải quyết những vấn đề này, kể cả việc duy trì đào tạo trong thời gian không phải mùa đánh bắt.

Bất kể những khó khăn nêu trên, lực lượng dân quân biển Trung Quốc có ảnh hưởng không nhó đến các nước láng giềng trong khu vực cũng như các cường quốc như Hoa Kỳ. Nếu nổ ra một cuộc xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông, lực lượng này sẽ được triển khai phục vụ mục đích quân sự. Các nước láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông phải đối mặt với lực lượng du kích và "tàu cá" vỏ thép như những gì đã từng xảy ra trong vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái.

Phần nhận xét hiển thị trên trang