Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam


Tác giả: Lê Hồng Hiệp/ Nghiên cứu Biển Đông


Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?
Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương.
Bối cảnh các quốc gia chủ chốt
Trung Quốc
Sau hơn 3 thập niên phát triển liên tục với tốc độ 2 con số, hiện nay tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chững lại ở mức khoảng 7%/năm với nhiều khó khăn chồng chất như mô hình tăng trưởng cũ hết động lực, cơ cấu và xu hướng dân số bất lợi, các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống tài chính – ngân hàng và thị trường nhà đất… Điều này đặt ra những thách thức lớn cho tính chính danh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Một mặt, thực tế này yêu cầu Trung Quốc phải tiến hành cải cách cơ cấu nền kinh tế theo hướng từ bỏ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu sang dựa trên tiêu dùng trong nước và sức sáng tạo của các doanh nghiệp, thể hiện qua các biện pháp đề ra tại Hội nghị TW 3 năm 2013. Mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ, vừa giúp củng cố quyền lực của tân Chủ tịch Tập Cận Bình, vừa giúp loại bỏ các rào cản, các nhóm lợi ích gây cản trở cải cách kinh tế, đồng thời giúp nâng cao uy tín của Đảng trong bối cảnh trụ cột chính trong tính chính danh của Đảng là thành tích phát triển kinh tế đang gặp khó khăn.
Về đối ngoại, Trung Quốc đã thoát ra ngoài tư thế “giấu mình chờ thời”, bắt đầu công khai và mạnh mẽ cạnh tranh vị thế và ảnh hưởng với Hoa Kỳ trong khu vực và trên thế giới, thể hiện qua các sáng kiến như “con đường tơ lụa thế kỷ 21”, “con đường tơ lụa trên biển”, ý tưởng “châu Á là của người châu Á”, hay việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới với nhóm BRIC…
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đề xướng mô hình “quan hệ cường quốc kiểu mới” nhằm thuyết phục Mỹ không “ngăn chặn” Trung Quốc vươn lên, vừa nhằm đạt được vị thế ngang hàng với Mỹ, qua đó phân chia khu vực ảnh hưởng với Washington. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tỏ ra hung hăng và cứng rắn hơn trong các tranh chấp biển và lãnh thổ với láng giềng, mà ví dụ tiêu biểu là vụ giàn khoan 981. Điều này vừa phù hợp với xu thế chung trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tập Cận Bình, vừa có tác dụng giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc để củng cố sự ủng hộ của người dân trong bối cảnh tính chính danh trong nước của ĐCSTQ ngày càng bị thách thức.
Trong năm tới Trung Quốc có thể thực hiện “ngoại giao hòa hoãn” do e dè trước phản ứng của cộng đồng quốc tế sau vụ giàn khoan 981 và lo sợ các nước trong khu vực sẽ nghiêng về phía Mỹ, đi ngược lại mục tiêu lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong dài hạn, với việc Trung Quốc từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” để theo đuổi tham vọng siêu cường, kết hợp với khó khăn trong nước nhiều khả năng sẽ ngày càng nghiêm trọng, xu thế hung hăng, lấn lướt của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông, nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.
Nhật Bản
Sau khi quay lại làm thủ tướng năm 2012, ông Shinzo Abe đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế và chính trị quan trọng. Về kinh tế ông Abe đã tiến hành chính sách Abenomics, với ba “mũi tên” gồm kích thích tài khóa, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu. Tuy nhiên sau khi phát huy hiệu quả vào năm 2013 với việc kinh tế Nhật tăng trưởng 1,5%, thì sang năm 2014 chính sách này đã bị “hụt hơi” khi nền kinh tế bị co lại 2%, trong đó một nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là việc chính quyền Abe tăng thuế tiêu dùng quá sớm (vào tháng 4/2014) từ mức 5% lên 8%,[1] khiến lòng tin của người tiêu dùng sụt giảm, tác động tiêu cực tới phục hồi kinh tế.
Trong bối cảnh đó, ông Abe đã tuyên bố giải tán quốc hội vào tháng trước và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 14/12 vừa qua. Kết quả Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã tiếp tục giành thắng lợi áp đảo,[2] qua đó giúp củng cố và kéo dài tuổi đời chính trị của ông Abe, giúp ông có nhiều thời gian hơn để tiếp tục thực hiện chính sách Abenomics cũng như các thay đổi về chính sách đối ngoại.
Về chính sách đối ngoại, điểm tiêu biểu trong thời gian qua là chính quyền Abe đã diễn dịch lại hiến pháp để cho phép quân đội Nhật có vai trò lớn hơn. Cụ thể hiến pháp Nhật sau khi được diễn dịch lại đã cho phép Nhật tham gia phòng thủ tập thể ở những nơi lợi ích của Nhật bị đe dọa, đồng thời mở đường cho quân đội Nhật đóng vai trò quốc tế lớn hơn (nhất là trong sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo).
Ngoài ra, mặc dù Nhật tiếp tục đề cao hợp tác quân sự với Mỹ thông qua liên minh Mỹ – Nhật, nhưng chính quyền Abe muốn tự chủ lớn hơn và bớt phụ thuộc hơn vào Mỹ về quốc phòng. Dưới thời Abe, Nhật cũng thể hiện xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc, như quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, phản đối và tảng lờ Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông… Nhật cũng tích cực hỗ trợ Philippines và Việt Nam về ngoại giao và an ninh, trong đó tiêu biểu là viện trợ các tàu tuần tra cho Hà Nội và Manila. Dù quy mô viện trợ còn hạn chế do bản thân Nhật cũng đang cần các nguồn lực để đối phó với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, nhưng nó cho thấy xu thế ngày càng cứng rắn của Nhật đối với Trung Quốc.
Nay với việc Abe tiếp tục khởi đầu một nhiệm kỳ mới, các chính sách đối ngoại và an ninh mạnh mẽ của ông sẽ hầu như chắc chắn được duy trì và thúc đẩy, đưa Nhật tái trỗi dậy thành một cường quốc “bình thường” với sức ảnh hưởng đồng thời cả về kinh tế lẫn quân sự trong khu vực và trên thế giới.
Nga
Sau khi phạm sai lầm vì đã vội vàng sáp nhập Crimea, nước Nga của Putin đã phải vật lộn trong khó khăn để đương đầu với các lệnh trừng phạt của phương Tây, bên cạnh các khó khăn kinh tế chồng chất do giá dầu thế giới giảm và tình trạng rớt giá của đồng Rúp.
Ngoài ra, do bị phương Tây cô lập nên Nga đã tìm cách thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, dẫn tới một số lo ngại rằng Trục Bắc Kinh – Moscow sẽ được hình thành nhằm giúp 2 nước đối phó với các áp lực từ Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích, bao gồm cả các quan chức Mỹ, đều cho rằng giữa hai nước vẫn còn những khác biệt lớn về sự quan tâm, mục tiêu, lợi ích… nên sự gần gũi gia tăng giữa hai nước thời gian qua chủ yếu mang tính chiến thuật chứ không phải là một liên minh chiến lược lâu dài.
Trong bối cảnh đó, mối bận tâm chính của chính quyền Putin trong thời gian qua cũng như sắp tới chủ yếu là vấn đề Ukraine và quan hệ với phương Tây chứ không phải khu vực Thái Bình Dương. Cụ thể, trước áp lực của phương Tây, khó khăn kinh tế chồng chất và nhất là địa vị “thân cô thế cô”, Nga nhiều khả năng sẽ phải nhún nhường, tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Đông Ukraine và Crimea để dần dần bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên điều này sẽ không đến sớm nếu Tổng thống Putin tiếp tục cầm quyền. Vì vậy, xu hướng chính sách đối ngoại Nga trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào diễn biến chính trị trong nước của Nga, đặc biệt là vị thế của Tổng thống Putin.
Hoa Kỳ
Trái với các quan điểm bi quan cho rằng Mỹ đang trượt dài vào thời kỳ suy thoái, sức mạnh kinh tế và quyền lực quốc gia nói chung của Hoa Kỳ vẫn được duy trì và thúc đẩy. Cụ thể, mặc dù một vài ước tính cho rằng GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) của Trung Quốc đã vượt Mỹ trong năm nay, ưu thế về sức năng động – sáng tạo, trình độ công nghệ, sự áp đảo của các công ty đa quốc gia, sự vượt trội về GDP tính theo đầu người… về cơ bản vẫn giúp cho Hoa Kỳ duy trì được khoảng cách xa về kinh tế so với Trung Quốc.
Trong khi triển vọng kinh tế Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu ảm đạm, thì kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng 2,3% năm 2012, 2,2% năm 2013, và dự kiến đạt 2,5% năm 2014, trong khi tỉ lệ thất nghiệp tới tháng 10/2014 đã giảm xuống chỉ còn 5,8%, mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và thấp hơn đáng kể so với hầu hết các nước công nghiệp phát triển.
Một đặc điểm nổi bật của kinh tế Mỹ được nhiều người đánh giá cao trong thời gian gần đây là việc ngành sản xuất dầu lửa của nước này đã phát triển mạnh nhờ vào công nghệ khai thác dầu đá phiến (shale). Cụ thể, chỉ trong vòng năm năm, công nghệ này đã đưa sản lượng dầu của Mỹ tăng gần gấp đôi từ mức 5 triệu thùng/ngày năm 2008 lên 9 triệu  thùng vào năm nay.
Nếu xu hướng này tiếp tục thì đến khoảng năm 2020 Mỹ có thể vượt Arab Saudi trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Việc ngành sản xuất dầu phát triển mạnh không chỉ mang lại sự thịnh vượng và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ mà còn mang lại cho Mỹ một vũ khí địa chính trị lợi hại, đặc biệt là giúp Mỹ có thể giảm bớt sự chú ý vào khu vực rốn dầu Trung Đông để tập trung vào các khu vực khác.
Về đối ngoại và quân sự, Hoa Kỳ đang giảm dần sự can dự vào khu vực Trung Đông, một phần do sự “mệt mỏi chiến lược” vì những can dự kéo dài nhưng kém hiệu quả ở khu vực này kể từ sau sự kiện 11/9/2001, một phần do tầm quan trọng chiến lược của khu vực có xu hướng giảm sút trong mắt Washington.
Trong khi vẫn phối hợp với EU và các đồng minh trong các vấn đề như Ukraine hay không kích Nhà nước Hồi giáo, Mỹ sẽ tập trung nhiều sự chú ý hơn vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc, bởi chính Trung Quốc sẽ là vấn đề “sống còn”, là đối thủ duy nhất đủ tầm để có thể lật đổ vị thế siêu cường của Mỹ cũng như trật tự thế giới mà Mỹ dẫn dắt. Trong bối cảnh đó, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách “tái cân bằng” sang khu vực, đồng thời thúc đẩy việc gắn kết, tăng cường sức mạnh của các nước đồng minh và đối tác, biến họ trở thành các quốc gia giàu mạnh và thực sự độc lập để có thể giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời giúp Mỹ có được vị thế tốt hơn nhằm đối phó với sự trỗi dậy ngày càng không êm ả của Bắc Kinh.
Xu hướng địa chính trị khu vực  
Một xu hướng địa chính trị khu vực đang ngày càng trở nên nổi trội, đó chính là việc Mỹ cùng các đồng minh ngày càng bất an trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc nước này công khai thách thức trật tự khu vực, nhất là vị thế siêu cường dẫn đầu của Mỹ. Xu hướng này khiến cho khu vực nhiều khả năng sẽ bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong vòng khoảng 20 năm tới.
Về mặt lý thuyết, nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy và thách thức Mỹ, mâu thuẫn và xung đột giữa hai cường quốc là không thể tránh khỏi. Trái với thuyết “cân bằng quyền lực” (balance of power theory) cho rằng hệ thống quốc tế sẽ ổn định và hòa bình khi đạt được sự cân bằng giữa các trung tâm quyền lực chính, thuyết “chuyển giao quyền lực” (power transition theory) cho rằng một khi một cường quốc đang lên tiệm cận sức mạnh của cường quốc thống trị và khao khát giành vị thế bá chủ của cường quốc đó thì xung đột giữa hai bên là không thể tránh khỏi. Chỉ sau khi cường quốc đang lên bị kiềm chế hoặc đánh bại (giữ vững nguyên trạng) hoặc cường quốc bá chủ bị lật đổ (thiết lập nguyên trạng mới) thì hệ thống quốc tế mới lại đạt được thế cân bằng và ổn định. Quy luật này đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử, và sẽ tiếp tục là logic trường tồn của chính trị hiện thực trong quan hệ quốc tế.
Về mặt thực tế, hiện nay cục diện địa chính trị khu vực đang dần đi theo hướng dự báo của thuyết “chuyển giao quyền lực”. Cụ thể, trong khi Trung Quốc (cường quốc đang lên) tìm cách mở rộng ảnh hưởng, tranh giành quyền lực với Mỹ (cường quốc thống trị), thì Mỹ đang âm thầm cố gắng tìm cách kiềm chế Trung Quốc, thông qua các chiến lược tiêu biểu như “tái cân bằng” quân sự sang tây Thái Bình Dương, đàm phán Hiệp định TPP với các nước trong khu vực mà không có sự tham gia của Trung Quốc; cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh và đối tác, nhất là các nước láng giềng Trung Quốc; sử dụng các công cụ như luật pháp quốc tế và các thể chế quốc tế để kiềm chế và điều chỉnh hành vi của Bắc Kinh….
Hiện nay, giới chức Mỹ vẫn đang cố gắng thận trọng, tránh “tư duy Chiến tranh lạnh”, trong khi cố gắng can dự với Trung Quốc để xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng. Tuy nhiên đây không phải là xu hướng lâu dài mà chỉ là ngắn hạn. Trước mắt Mỹ chưa sẵn lòng mạnh tay kiềm chế Trung Quốc như từng kiềm chế Liên Xô trước đây bởi quan hệ tốt với Trung Quốc đang mang lại cho Mỹ nhiều lợi ích, đồng thời Mỹ cần thêm thời gian để đánh giá xu hướng hành vi của Trung Quốc khi hiện nay Bắc Kinh dù có biểu hiện hung hăng và thách thức lợi ích của Mỹ nhưng sự thách thức đó chưa đủ lớn để đe dọa các lợi ích sống còn, nhất là vị thế bá chủ của Mỹ.
Vì vậy trong tương lai, mức độ kiềm chế của Mỹ và đồng minh đối với Trung Quốc sẽ biến chuyển tùy theo mức độ hung hăng và thách thức mà Trung Quốc theo đuổi trong chính sách đối ngoại của mình. Ngoài ra, về phía Mỹ, nếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 một ứng cử viên Cộng hòa đắc cử thì nhiều khả năng Mỹ sẽ có một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.
Mặc dù có một khả năng là Trung Quốc do các vấn đề trong nước sẽ bị chững lại, thậm chí rối loại và suy yếu, không thể đủ sức “trỗi dậy” mãi mãi đủ để đe dọa vị thế của Mỹ, nhưng khả năng cao hơn là Trung Quốc sẽ tiếp tục vươn lên, dù chậm dù nhanh, để làm cho Mỹ và đồng minh cảm thấy bất an, lo sợ. Khi đó, một cuộc Chiến tranh lạnh Mới ở khu vực, như đã nói trên, là khó có thể tránh khỏi. Cuộc Chiến tranh lạnh Mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khác với cuộc Chiến tranh lạnh thế kỷ 20 giữa Mỹ và Liên Xô ở 4 điểm chính:
  • Chiến lược chứ không phải ý thức hệ: Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào yếu tố lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Việc tập hợp lực lượng của hai bên sẽ dựa vào điểm đồng về lợi ích chiến lược chứ không phải ý thức hệ. Đây là đặc điểm chi phối 3 đặc điểm còn lại.
  • Ở cấp độ khu vực chứ không phải toàn cầu: Cuộc Chiến tranh lạnh này sẽ tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà ít có khả năng lan rộng ra toàn cầu bởi Trung Quốc không có một hệ thống đồng minh rộng lớn và lợi ích của Mỹ và Trung Quốc không mâu thuẫn lớn ở các khu vực khác.
  • Không phải giữa 2 khối nước cứng nhắc: Khác với Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô khi hai bên dẫn đầu hai khối nước trải khắp 5 châu thì trong Chiến tranh lạnh mới sự đối đầu tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nga, như đã nói ở trên, ít có khả năng tham gia cùng Trung Quốc thành một khối chiến lược để đối đầu với Mỹ và đồng minh.
  • Vai trò của tương thuộc kinh tế: Khác với Chiến tranh lạnh thế kỷ 20, trong cuộc Chiến tranh lạnh mới, sự tương thuộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp kiềm chế bớt hành vi của hai bên, giúp hai bên dễ đối thoại với nhau để giải quyết bất đồng. Tuy nhiên do lợi ích địa chính trị được coi trọng hơn lợi ích kinh tế nên sự tương thuộc kinh tế sẽ không đủ ngăn cản Chiến tranh lạnh mới diễn ra. Viễn cảnh khả dĩ nhất là “kinh tế nóng, chính trị lạnh” giữa các cường quốc.
Vậy xu hướng địa chính trị khu vực này sẽ tác động như thế nào tới Việt Nam, và Việt Nam cần phải ứng phó ra sao?
Lựa chọn chiến lược của Việt Nam
“Lời nguyền địa lý” khiến Việt Nam luôn phải đối diện với những thách thức trong xử lý quan hệ với Trung Quốc. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều lần, chiến lược Trung Quốc truyền thống của Việt Nam là ngoại giao hòa hiếu, trong đế ngoài vương, nhún nhường với Trung Quốc trong khả năng cho phép để giữ hòa bình và độc lập.
Nếu không có tranh chấp Biển Đông thì Việt Nam hiện nay sẽ có điều kiện thuận lợi hơn nhiều để duy trì một chính sách hòa hiếu cùng mối quan hệ ổn định, tương kính với Trung Quốc. Thế nhưng, với việc Trung Quốc ngày càng thực hiện các chính sách hung hăng và cưỡng ép, mà sự kiện Giàn khoan 981 là ví dụ điển hình, việc duy trì một chính sách ngoại giao hòa hiếu truyền thống như vậy với Trung Quốc đang ngày càng khó khăn, thậm chí phản tác dụng.
Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc hiện đối mặt với hai lựa chọn căn bản: ưu tiên quan hệ hữu hảo với Trung Quốc hay ưu tiên chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ?
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, lựa chọn này luôn được đặt ra cho các nhà cầm quyền Việt Nam, và câu trả lời luôn rõ ràng: Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích quốc gia tối thượng. Đã có những lúc Việt Nam tỏ ra hòa hiếu, nhún nhường với Trung Quốc, nhưng đó là khi Trung Quốc không trực tiếp đe dọa chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hoặc sau khi Việt Nam đã đánh bại các cuộc xâm lược của các đội quân phương Bắc (ví dụ, Lê Lợi cấp thuyền và ngựa cho lính nhà Minh rút quân về nước, Nguyễn Huệ cho chôn cất tử tế lính nhà Thanh tử trận, gửi sứ thần sang nhận sắc phong và “tạ tội” với hoàng đế nhà Thanh…). Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại nhún nhường, mềm yếu trước Trung Quốc khi Trung Quốc tìm cách xâm lược hoặc cưỡng ép, đe dọa… Việt Nam.
Hiện nay, đương nhiên chúng ta vẫn luôn coi chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích tối thượng. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xác định Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam đến mức nào để quyết định nên hòa hiếu, nhún nhường, hay cứng rắn với Trung Quốc. Nếu mối đe dọa Trung Quốc chưa lớn mà chúng ta quá cứng rắn thì sẽ gây căng thẳng không cần thiết, ngược lại nếu mối đe dọa lớn mà chúng ta nhún nhường, mềm yếu sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, làm phương hại lợi ích quốc gia.
Trong thời gian qua, xu hướng mối đe dọa từ Trung Quốc đang gia tăng là rõ ràng. Đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, một loạt các hành động của Trung Quốc từ năm 2007 đến nay càng cho thấy rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Các hành động như cắt cáp tàu Bình Minh 02, đưa giàn khoan 981 cùng lực lượng hộ tống hùng hổ vào vùng biển Việt Nam, xây dựng và mở rộng đảo nhân tạo… cho thấy cường độ hung hăng của Trung Quốc ngày càng tăng, và chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Trong tương lai gần, việc Trung Quốc đưa các giàn khoan xuống Trường Sa và bãi Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, tăng cường quân sự hóa các điểm chiếm đóng, thậm chí tìm cách khống chế các tuyến đường biển của Việt Nam hay xâm lược các đảo của Việt Nam đang nắm giữ… là những khả năng không thể bị loại bỏ, nếu không muốn nói đó chỉ là vấn đề thời gian.
Trong bối cảnh đó, ngoài việc nâng cao nội lực về kinh tế, quốc phòng, xây dựng sự đoàn kết và đồng thuận trong cũng như ngoài nước, Việt Nam cần tranh thủ tận dụng các diễn biến địa chính trị khu vực để nâng cao vị thế chiến lược của mình, góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đặc biệt việc mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần gia tăng đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh và đối tác của Mỹ, nhất là những nước có chung nhận thức về mối đe dọa và lợi ích trên Biển Đông.
Vì vậy, như tác giả bài viết từng đề xuất, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc “ba không” trên danh nghĩa, Việt Nam cần từng bước thắt chặt quan hệ chiến lược – an ninh với các quốc gia chủ chốt trong khu vực dưới dạng các “liên minh” mềm, không chính thức, đặc biệt là với Hoa Kỳ và Nhật Bản, để có thể nâng cao vị thế chiến lược của mình trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là trên hồ sơ Biển Đông.
Như đã lập luận trước đây, tranh chấp Biển Đông hiện tại gồm ba tầng nấc, với tầng nấc ngoài cùng đang trở nên ngày càng quan trọng là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này biến Biển Đông trở thành một trong những “chiến trường” cho sự đối đầu giữa hai cường quốc. Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh đó, Việt Nam có nên can dự vào cuộc đối đầu này để rồi trở thành “nạn nhân” của một cuộc đấu đá giữa các cường quốc hay không?
Một điều chúng ta phải chấp nhận đối mặt là với vị trí địa lý của mình, đặc biệt là do sự tham gia của chúng ta vào tranh chấp Biển Đông với các lợi ích đan xen, chồng chéo, chúng ta không thể và không nên đứng ngoài các diễn biến địa chính trị khu vực. Nói cách khác, làm sao để Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi cuộc đối đầu đang tăng cường giữa Mỹ và Trung Quốc là một nhiệm vụ bất khả thi. Điều chúng ta có thể làm chỉ là làm sao hạn chế được tối đa các tác động tiêu cực của cuộc đối đầu này lên chúng ta mà thôi.
Để làm được điều này, không có cách nào khả dĩ hơn việc chúng ta chủ động can dự vào các diễn biến địa chính trị khu vực, góp phần định hình các diễn biến đó (nếu có thể), hoặc ít nhất nắm bắt được các thông tin, diễn biến, can dự vào ý đồ của các cường quốc để không phải trở thành kẻ ngoài lề, bị động đối phó, và rốt cuộc sẽ trở thành “nạn nhân” bị đem ra mặc cả trong ván cờ giữa các nước lớn như đã từng xảy ra trong lịch sử.
Hiện tại, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam có hai vũ khí quan trọng có thể khiến Trung Quốc e sợ, đó là các lựa chọn pháp lý và việc theo đuổi chính trị liên minh. Tuy nhiên, trong khi phát súng pháp lý chưa thật sự sẵn sàng và một khi bắn ra sẽ không thể thu hồi lại, thì theo đuổi chính trị liên minh là một biện pháp linh hoạt và hiệu quả hơn mà Việt Nam có thể thực hiện để răn đe Trung Quốc.
Thứ nhất, biện pháp này đánh vào tâm lý sợ bị bao vây, “ngăn chặn” của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn Việt Nam ngã vào tay một cường quốc đối địch, vì vậy nếu Việt Nam dịch chuyển theo hướng chính trị liên minh thì Trung Quốc sẽ phải cân nhắc trong hành động để không đẩy Việt Nam ra quá xa.
Thứ hai, chính trị liên minh không phải là một con đường một chiều. Cách dễ nhất để hình dung chính trị liên minh là một đường trục với hai thái cực đối diện, một thái cực (-1) là phù thịnh (bandwagoning), đi theo đối thủ, và thái cực còn lại (+1) là tham gia liên minh quân sự để cân bằng (balancing) lại đối thủ. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam lý tưởng nhất là ở vị trí cân bằng (0), tuy nhiên tùy theo diễn biến quan hệ song phương và bối cảnh khu vực, chúng ta có thể điều chỉnh vị trí của mình trong khoảng từ -1 đến +1 cho phù hợp. Ví dụ, nếu Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến, Việt Nam có thể điều chỉnh dần sang vị trí  +1, nhưng nếu Trung Quốc ôn hòa, xuống nước, Việt Nam có thể điều chỉnh dần về vị trí số 0. Như vậy chúng ta không nên lo sợ phá vỡ quan hệ với Trung Quốc vì chúng ta có thể điều chỉnh tùy theo tình hình. Điều chúng ta phải lo sợ hơn là mất lãnh thổ, thứ một khi đã rơi vào tay người khác sẽ khó có thể đòi lại được.
Thứ ba, do có sự linh hoạt như trên, nên Việt Nam nếu khéo léo có thể điều chỉnh từng bước đi trong chính trị liên minh để đáp lại các hành động của Trung Quốc. Trước mắt, nếu Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng lại chiến thuật như vừa qua, kiềm chế và kiên nhẫn đấu tranh để Trung Quốc rút, phục hồi nguyên trạng. Tuy nhiên nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại hoặc leo thang, ví dụ không rút giàn khoan, đưa giàn khoan xuống khu vực Trường Sa/ Tư Chính, thiết lập ADIZ trên Biển Đông, hay thậm chí xâm lược các vị trí Việt Nam đang nắm giữ, thì Việt Nam cần ứng phó ra sao? Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải có các bước chuẩn bị để khi Trung Quốc đi một nước cờ thì Việt Nam có thể đi được một nước tương ứng để đáp lại, tránh tình trạng Trung Quốc leo thang nhưng Việt Nam chỉ có một bài để đấu tranh. Với các nấc thang khác nhau như đã kể trên, chính trị liên minh giúp Việt Nam dự liệu trước các quân bài khác nhau để đối phó với Trung Quốc, bên cạnh chuyện đấu tranh trên thực địa.
Như vậy, trước bối cảnh Trung Quốc ngày càng có các hành động hung hăng mang  tính cưỡng bức trên Biển Đông, Việt Nam cần tận dụng các biến đổi địa chính trị khu vực để giành thế chiến lược có lợi cho mình. Trước mắt, Việt Nam cần thực hiện một số các biện pháp như cảnh báo Trung Quốc về hậu quả chiến lược nếu  tiếp tục có cách hành động cưỡng bức hoặc leo thang tranh chấp; làm việc cùng các quốc gia đối tác quan trọng (đặc biệt là Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Philippines) để lập kế hoạch tăng cường các mối quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, đồng thời lập kế hoạch các bước đi và nấc thang tiếp theo mà Việt Nam cần thực hiện để đáp lại các hành động gây hấn mới hoặc leo thang tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam chỉ có thể hòa hiếu với Trung Quốc nếu Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu Trung Quốc dùng bạo quyền để cưỡng bức thì chúng ta không thể mềm yếu để rồi mãi mãi đánh mất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì một thứ “hữu nghị viễn vông”.
Trong khi tìm mọi cách cố gắng duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và tương kính với Trung Quốc, chúng ta cũng nên sẵn sàng theo đuổi các mối quan hệ liên minh với các đối tác ở các lĩnh vực và mức độ khác nhau để đối phó với các mối đe dọa trên Biển Đông. Theo nghĩa đó, liên minh không nên được hiểu là đi với nước này để chống nước kia, mà là đi với nước nào để chúng ta có thể bảo vệ được tốt nhất lợi ích quốc gia của mình.
Lê Hồng Hiệp, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, là giảng viên tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TPHCM, và là biên tập viên sáng lập và điều hành trang mạng Nghiencuuquocte.net.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu: 10 phát biểu đáng chú ý trong năm 2014(*)


(*) Dưới đây là 10 câu phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của VN trong trong năm 2014 (có kèm theo nguồn trích dẫn). Những phát biểu này được đưa ra trong những dịp khác nhau từ cấp cao nhất đến các cấp thấp hơn, về các chủ đề khác nhau qua đó phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước mà có lẽ không được đề cập trong mọi văn kiện chính thức của Đảng và  Nhà nước. Và do đó thiện nghĩ, những phát biểu này có giá trị đặc biệt miễn là chúng được hiểu với tinh thần nghiêm túc tôn trọng sự thật khách quan không định kiến, không ngụy biện cũng bóp méo xuyên tạc.
   
(1) Góp ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” 
(2) Khi trả lời câu hỏi của nhiều người về thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. 
(3) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bộc bạch: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.
(4) Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” (http://laodong.com.vn/…/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-ho…)
(5) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giải thích vì sao không thể kỷ luật Quốc hội: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai” 
(6) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam là “Một đất nước 69 năm trước không có tên trên bản đồ thế giới”.
(http://vnexpress.net/…/gs-nguyen-thien-nhan-khen-hoc-tro-gi…)
(7) Đại tướng Phùng Quang Thanh thanh minh trước Quốc hội: “Không phong Tướng, anh em tâm tư”. 
(8) PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý hiến kế cho rằng: “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền”. (http://baodatviet.vn/…/can-luat-hoa-cho-phep-chay-chuc-cha…/)
(9) Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Võ Thị Dung đề xuất: “Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”. 
(10) Thẩm phán Lê Thị Thu của Tòa án Nhân dân huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với người đưa tiền chạy án: “Vì anh là người nhà của cô Niên [Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Triệu Sơn], là người trong ngành, trong cơ quan nên bọn em mới giúp, vì tình cảm bọn em mới làm, còn là dân thì… bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật”.
Nguồn: (http://laodong.com.vn/…/tand-huyen-trieu-son-thanh-hoa-doi-…)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Những bài học rút ra từ nghèo khó...



1. Khi bạn hết tiền, bạn sẽ biết đâu là những người bạn thật sự

Bố mẹ tôi là những người rất nhân hậu, ông bà luôn sống rất chan hòa, giúp đỡ hàng xóm và những người khó khăn mà họ biết. Ông bà cũng có khá nhiều bạn bè. Đến lúc gia đình tôi gặp sự cố, bố mẹ tôi phải lao đao khốn đốn xoay sở mọi cách thì cũng là lúc những “người bạn” đó đột nhiên biến mất.

Hóa ra là việc tốt bụng và hào phóng không phải lúc nào cũng được đền đáp. Khi bố mẹ tôi không còn gì để “cho” nữa thì những người xung quanh, những người mà chúng tôi nghĩ là bạn, cũng đều nhanh chóng xoay lưng đi. Và tất nhiên, vẫn còn đó những con người tốt bụng đã giúp đỡ và luôn bên cạnh gia đình tôi trong cơn hoạn nạn cho đến tận bây giờ.
2. Chỉ nên giữ lại những người xứng đáng ở trong cuộc đời bạn.
Việc mất hết tất cả đã khiến cho tôi ngày càng trở nên chọn lọc hơn với những người tôi cho là quan trọng trong cuộc đời mình. Các mối quan hệ của tôi dựa trên tình yêu thương và sự tin tưởng chứ không phải là những giá trị vật chất. Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn vì điều đó.
3. Thật tuyệt khi hưởng thụ chính thành quả lao động của mình.

Lên năm thứ 3 đại học, tôi may mắn tìm được vào thực tập trong một công ty tốt, tôi cũng tận dụng thời gian rảnh để viết lách và làm thêm một số công việc freelance. Tôi cố gắng tự kiếm tiền bằng mọi cách, trang trải cuộc sống cá nhân và đôi lúc có thể gửi chút tiền biếu bố mẹ. Tôi không phải dựa dẫm vào kinh tế của gia đình nữa, tôi cảm thấy mình tự chủ, mạnh mẽ hơn đồng thời cảm giác tuyệt vô cùng khi tôi biết rằng, những gì tôi có được ngày hôm nay là từ chính đôi bàn tay và sự nỗ lực của bản thân tôi.
4. Không gì có thể thay thế được gia đình.

image
Chỉ vì tiền không còn không có nghĩa là tình yêu cũng biến mất. Thực tế, tôi có thể vui lòng đánh đổi hết tất cả mọi thứ trên đời để vì gia đình của mình. Gia đình là nơi bạn có thể tạm gác lại những mệt mỏi, lo âu và toan tính để ngả lưng ngủ một giấc thật sâu. Gia đình luôn có tình yêu ngập tràn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới này. Dù ở đâu hay làm gì, gia đình cũng là những người sẽ luôn dõi theo, ủng hộ và ở bên cạnh bạn, cùng bạn theo đuổi những ước mơ.
5. Tài sản lớn nhất của bạn chính là… bản thân bạn.

Bạn cần phải tin tưởng vào bản thân mình trước khi muốn làm bất cứ một việc gì. Và dù có ra sao đi nữa, giá trị của bản thân bạn là thứ bạn không bao giờ nên đánh đổi.
6. Tham vọng là thứ gây nghiện.

Khi gia đình tôi không còn khá giả như trước, tôi nhận ra rằng tương lai trước mắt đều phụ thuộc vào bản thân mình và tôi có trách nhiệm cho sự thành công của cuộc đời mình.

Từ một thực tập viên không lương, tôi đã nỗ lực hết mình trở thành thực tập viên được trả lương, thành nhân viên chính thức của công ty, và được cho quản lý một dự án nhỏ của tập đoàn – tất cả đều đến trước khi tôi chính thức tốt nghiệp đại học. Tôi hạnh phúc với sự thành công của mình và mong mỏi đạt được nhiều thành quả hơn nữa. Thử thách và sự nghèo khó dường như đã châm trong tôi một ngọn lửa tham vọng lúc nào không biết. Tôi ham muốn sự thành công là vậy nhưng một điều chắc chắn là tôi sẽ không dẫm đạp lên người khác hoặc đánh đổi lương tâm của mình để đạt được những gì mình muốn.
7. Bạn cần phải trở nên cứng cỏi.

Hãy giữ mức độ tổn tương trong tầm kiểm soát. Bạn phải chuẩn bị cho mọi thứ, kể cả điều tồi tệ nhất. Tôi không phải trở nên chai lì sắt đá nhưng sẽ cố gắng để bảo vệ mình và những người mình yêu thương khỏi những tổn thương, càng nhiều càng tốt.
8. Đừng từ bỏ hy vọng.

Dù bạn có cứng cỏi và mạnh mẽ thế nào đi nữa cũng đừng bao giờ từ bỏ những hy vọng của mình. Nếu không có hy vọng, bạn biết sẽ phải theo đuổi thứ gì? Hy vọng giúp cho bạn luôn ngẩng cao đầu và hướng về phía trước. Hãy luôn nâng niu và gìn giữ những hy vọng vì đôi lúc, chúng là tất cả những gì bạn có.
9. Đừng mong chờ sự thương hại.

Tôi không tự thấy mình đáng thương với những bất hạnh mà gia đình mình gặp phải, ngược lại tôi luôn cảm thấy đó là một trong những điều tốt đẹp đã xảy ra với mình. Và hơn bao giờ hết, tôi không bao giờ muốn ai cảm thấy thương hại cho tôi. Tôi chỉ hy vọng rằng qua những chia sẻ về suy nghĩ và cảm xúc của mình, những người mà đã từng trải qua những chuyện như tôi có thể tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia.
10. Một món đồ đơn giản chỉ là một món đồ…

Nhưng nếu bạn có phong cách, bạn sẽ có thể làm cho chúng trở nên đáng giá hơn gấp trăm lần. Tiền có thể mua được những thứ vật chất nhưng phong cách là thứ vô giá.
11. Hiểu được giá trị của đồng tiền

Tôi sống rất tiết kiệm và quản lí chi tiêu của mình khá chặt chẽ. Tôi mang cơm đi làm thay vì ăn trưa đắt tiền ngoài hàng, tôi chẳng bao giờ xài hàng hiệu đắt đỏ hoặc mua sắm không kiểm soát. Tôi thích dành dụm tiền cho những thứ lớn lao hơn và luôn tìm cách để sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
12. Đừng cứ ôm khư khư mọi thứ vì chẳng gì có thể tồn tại mãi được

Đơn giản thôi, không gì là mãi mãi – kể cả sự giàu có, tài sản vật chất cho đến tình bạn, tình yêu… Bạn cần phải luôn sẵn sàng để buông tay khi đã đến lúc cho dù điều đó là rất khó và khiến bạn rất đau.
13. Tự hào về thành quả của mình chẳng có gì là sai

Khi trong nhà tôi đến trái trứng gà cũng phải chắt chiu mới mua được thì mẹ đã nói với tôi rằng: “Khi ngã xuống nước, một là con chìm, hai là phải cố hết sức để bơi vào bờ”.

Từ sau đó, mọi việc tôi làm tôi đều nỗ lực hết mình và tôi dần đạt được thành quả. Tôi trở nên ham muốn sự thành công hơn bao giờ hết và không gì có thể ngăn được tôi hoàn thành mục tiêu của mình. Tôi luôn tự hào vì mình đã có thể đứng vững và vượt qua được những thử thách từng gặp phải.
14. Đừng mơ mộng về Bạch Mã hoàng tử nữa

Tôi sẽ không bao giờ lấy một người mà họ không biết quý trọng tôi. Tôi cần một người yêu, một người bạn đồng hành, người mà luôn sẵn sàng đến bên tôi khi tôi cần, một người có cùng mục đích sống, mục tiêu, một người có thể cùng tôi chia sẻ những băn khoăn, trăn trở, hỗ trợ tôi và cùng tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc đời – một người có thật chứ không phải là chàng hoàng tử cổ tích nào đó đến cứu rỗi đời tôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính sách ‘thoáng’ nhất chờ đón 2015


- Năm 2015, môi trường kinh doanh tại Việt Nam có độ mở thông thoáng chưa từng thấy. Tinh thần cởi trói doanh nghiệp thể hiện mạnh mẽ, nhiều chính sách mang tính bước ngoặt hứa hẹn tạo nên một sự thay đổi đột phá mới.
nhà-ở, bất-động-sản, giấy-phép-kinh-doanh, xăng-dầu, môi-trường-kinh-doanh, xếp-hàng, cải-cách, tái-cơ cấu
Năm 2015, môi trường kinh doanh tại Việt Nam có độ mở thông thoáng chưa từng thấy
1. Bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh, bỏ giấy phép đầu tư
Đứng trước một cơ hội kinh doanh mới, một DN có thể sẽ đành ngậm ngùi nuối tiếc vì đã không đăng ký ngành nghề này khi mở công ty. Còn nếu cố tình lấn sân, ông chủ sẽ phạm tội kinh doanh trái phép.

Nhưng từ 1/7/2015, câu chuyện này sẽ thay đổi. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DN sẽ được kinh doanh, đầu tư những gì mà pháp luật không cấm. Còn theo Luật Đầu tư mới, chỉ có 6 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh và 272 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Dù thế, vẫn có hàng trăm doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thấy bỡ ngỡ với quy định thông thoáng ngoài sức tưởng tượng này.
Trong khi đó, nếu trước đây, một dự án có vốn 15 tỷ đồng trở lên, thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện thì DN trong và ngoài nước đều phải làm thêm thủ tục xin giấy phép đầu tư. Đến nay, DN trong nước đã được "miễn" hoàn toàn việc này.
Luật Đầu tư 2014 còn cho phép, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn FDI dưới 51% thì sẽ được đối xử như DN trong nước với những quy định cởi mở trên. Trước đây, chỉ cần có 1% vốn ngoại thì nghiễm nhiên sẽ có sự khác biệt.
2. Một DN, nhiều con dấu
Theo Luật Doanh nghiệp, DN có quyền có nhiều con dấu, có hình thức tròn, vuông tuỳ ý và không phải xin phép cơ quan công an. DN chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quyền lực của con dấu bị cắt bỏ. Nếu như một cá nhân chiếm giữ con dấu cũng sẽ không không thể làm tê liệt hoạt động của cả một DN như trước đây.
Song, sự thay đổi này vẫn quá mới mẻ nhiều DN tự hỏi phải làm sao nếu có kẻ mạo danh con dấu của mình?. Song, băn khoăn này sẽ được giải quyết trong tương lai. Các nhà soạn thảo chính sách còn hướng tới sẽ bỏ hẳn con dấu doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp tha hồ chi quảng cáo
Theo Luật sửa đổi các điều liên quan đến Luật Thuế năm 2014, từ 2015 trở đi, các DN chi bao nhiêu vào quảng cáo thì sẽ được trừ bấy nhiêu khi tính thu nhập chịu thuế. Ngân sách trước mắt có thể sẽ thiệt đi một chút, vì số thu giảm đi.
Có lẽ, các DN sữa mừng hơn cả. Tháng 4/2014, kết luận thanh tra của Bộ Tài chính cho biết, có 4 ông lớn ngành sữa đã chi 386 tỷ đồng dành cho quảng cáo sữa vượt ngoài quy định 15%, làm tăng giá bán sản phẩm sữa từ 2,18-16,39%.
Theo các chuyên gia, việc dỡ trần quảng cáo là một quyết định đúng đắn, hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tăng năng lực cạnh tranh, khuyến khích DN mở rộng kinh doanh.
4. Giảm 370 giờ nộp thuế, 227 giờ đóng tiền bảo hiểm
Nghị quyết 19 của Chính phủ đã yêu cầu môi trường kinh doanh của Việt Nam phải tăng lên ở mức trung bình trong ASEAN-6. Mục tiêu cụ thể là phải giảm từ 872 giờ nộp thuế (gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội) theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới xuống 171 giờ vào năm 2015.
Ngành thuế và bảo hiểm xã hội trong 6 tháng cuối năm 2014 đã loại bỏ gần 300 thủ tục hành chính. Nhờ đó, Từ 1/1/2015 trở đi, doanh nghiệp nộp thuế đã giảm 370 giờ với các sửa đổi ở Thông tư 119, Thông tư 151 của Bộ Tài chính và Luật sửa đổi các điều liên quan đến thuế. Với ngành bảo hiểm xã hội, thời gian làm thủ tục đã giảm 227 giờ.
Trong năm 2015, ngành thuế còn phải chịu trách nhiệm giảm tiếp 45,5 giờ và ngành bảo hiểm xã hội sẽ giảm 58,5 giờ.
Cuộc cải cách này không chỉ mang lại tiền bạc, thứ hạng cho Việt Nam trên trường quốc tế mà mang đến một niềm tin cho cộng đồng DN. Tổ chức tư vấn quốc tế đã ước tính, giảm 1 ngày thông quan, Việt Nam tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Giảm 701 giờ nộp thuế, Việt Nam tiết kiệm được 6,6 ngàn tỷ đồng.
5. Một cửa quốc gia: môi trường phi giấy tờ
nhà-ở, bất-động-sản, giấy-phép-kinh-doanh, xăng-dầu, môi-trường-kinh-doanh, xếp-hàng, cải-cách, tái-cơ cấu
Nhiều chính sách mang tính bước ngoặt hứa hẹn tạo nên một sự thay đổi đột phá mới
Một môi trường giao dịch với cơ quan Nhà nước phi giấy tờ, hàng trăm thủ tục hành chính đều được thực hiện qua mạng internet, DN sẽ không còn phải xếp hàng dài chờ đợi nộp chứng từ kê khai, cũng không còn cảnh chạy ngược chạy xuôi xin chứng nhận, nộp giấy tờ... ở nhiều cơ quan tại nhiều nơi khác nhau.
Năm 2015, với Cơ chế một cửa quốc gia và hướng tới Cơ chế một cửa ASEAN. Một bộ hồ sơ của DN sẽ chỉ cần nộp một nơi duy nhất, bởi các bộ ngành đã kết nối với nhau, với một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chung.
7 Bộ ngành sẽ hoàn tất kết nối với nhau gồm: Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến năm 2016, cơ chế này sẽ mở rộng đến các Bộ, ngành còn lại.
Ngành thuế và bảo hiểm xã hội, hải quan cũng đã đồng loạt chuyển sang hình thức giao dịch điện tử.
Năm 2015 sẽ có 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Thay vì phải xếp hàng tại các chi cục thuế khi tới kỳ quyết toán, các DN chỉ cần ngồi trước máy tính, kết nối mạng, đăng nhập và kê khai theo hướng dẫn. Thời gian mất... chưa đến 5 phút. Thông quan điện tử được áp dụng giúp cho hàng hoá đi luồng xanh thì còn mất đúng 3 giây để hoàn tất thủ tục.
Không còn phải giao dịch trực tiếp với các công chức, DN sẽ thoát khỏi gánh nặng chi phí bôi trơn và các công chức cũng hết đường vòi vĩnh ăn vặt.
6. Người nước ngoài được mua nhà và cho vay BĐS nhiều hơn
Sau 5 năm thí điểm, Luật Nhà ở sửa đổi năm 2014 đã gỡ nút thắt này: các cá nhân người nước ngoài có thị thực từ 12 tháng trở lên sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam, thay vì chỉ giới hạn các nhà đầu tư, lãnh đạo cấp cao như trước.
Quy định mới đã cho phép, một người nước ngoài có thể sở hữu tới 30% toà chung cư, không qua 250 căn hộ trên một đơn vị hành chính cấp phường. Nếu một chung cư có 1000 căn hộ thì các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài này có thể sở hữu tới 330 căn.
Trong khi đó, từ mức rủi ro 250%, Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nới hệ số rủi ro cho vay bất động sản, chứng khoán xuống chỉ còn 150%.
Đây là một quyết định tháo van bất động sản rõ rệt. Các ngân hàng có thể cho vay bất động sản nhiều hơn gấp rưỡi so với quy định cũ. Thị trường có thêm một cú hích lớn và người dân qua đó cũng có thêm cơ hội tiếp cận vốn mua nhà.
Phạm Huyền
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/214552/chinh-sach--thoang--nhat-cho-don-2015.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản


Tâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chung không gian văn hóa Đông Bắc Á, đều có hàng ngàn năm coi Trung Hoa như trung tâm văn minh thế giới. Nhưng sự khác biệt về tinh thần cầu học đã đem lại số phận khác nhau cho hai quốc gia, hai dân tộc.
Góc quay lịch sử bắt đầu từ thời cận đại khi gió Tây thổi bạt Đông (1).
1. Bản tính dân tộc
Người Nhật là một dân tộc kiêu ngạo, quật cường và hãnh tiến. Bốn hòn đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu) mà họ sinh sống giàu có đủ tính biệt lập, bão biển, động đất, … Yếu tố tự nhiên như thế hun đúc nên bản tính người Nhật “vừa nghiêm khắc vừa mơ mộng”, tuân thủ kỷ luật xã hội và bảo vệ đến cùng các giá trị Nhật Bản.

Là quốc gia trơ trọi giữa biển khơi nên người Nhật thực dụng và ham mạo hiểm. Họ học hỏi rất nhiều từ Trung Hoa nhưng không chịu ràng buộc và không biết “sợ” Trung Hoa.

Vua Trung Hoa xưng Thiên tử, Vua Nhật xưng Thiên hoàng. Khi hùng mạnh lên, người Nhật sẵn sàng viễn chinh thẳng đến Trung Hoa lục địa, tướng Toyotomi Hideyoshi từng xâm lược Triều Tiên (cuộc chiến 1592 -1598) công khai nhắm tới nhà Minh, Lữ Chân (tiền thân của nhà Thanh sau này), Ấn Độ. Năm 1895, Minh Trị Thiên Hoàng cử quân đánh bại Bắc Dương quân cùng hạm đội Bắc Dương hùng mạnh của nhà Thanh (2), sáp nhập Đài Loan; Nhật Bản xâm lược Trung Hoa trong những năm 1937 – 1945; tranh bá Thái Bình Dương với Hoa Kỳ. Bại trận trong Thế chiến II, những samurai cúi đầu đưa thanh gươm vào bao để mấy thập kỷ sau Nhật Bản thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.

Tất cả đã thể hiện phần nào đặc tính Nhật Bản quyết liệt và ham chinh phục.

Trong khi đó người Việt sở hữu vùng châu thổ và trung du Bắc Bộ, mở mang lãnh thổ xuống phương Nam. Được thiên nhiên ưu đãi, người Việt chỉ cần cày cấy, làm lụng thì ăn mặc không phải lo lâu dần hình thành tâm tính an phận thủ thường, “dĩ thực vi thiên” (3), óc khám phá, ham chinh phục ngày một suy yếu (xem thêm Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược).

Người Việt nhìn chung cần cù, chuộng hòa bình thích thanh nhàn, không có tham vọng lớn, không có lòng chinh phục và óc mạo hiểm. Còn người Nhật thì dám vượt lên áp lực của quá khứ, cầu học để phát triển quốc gia thịnh vượng.

2. Câu chuyện trăm năm

Vì tâm tính như vậy nên người Nhật cầu học, vượt sóng gió, mạo hiểm sinh mạng để tìm lấy những giá trị văn hóa văn minh vun trồng thêm cho cốt cách của dân nước “mặt trời mọc”. Còn người Việt chỉ biết ngồi nhà chờ người ta mang tới.

Từ cải cách TaiKa năm 646 đến thời Nara (710 – 794), người Nhật tới Trung Hoa du học. Phố Đường được hình thành ở Nhật Bản, kinh thành Naran được xây dựng theo lối Trường An (kinh đô Đế quốc Đường). Các du học sinh Nhật Bản học và làm quan cho Nhà Đường mấy chục năm đưa về tổ quốc các kiến thức về văn hóa (bao gồm cả tôn giáo) học thuật, kỹ nghệ Trung Hoa.

Bước vào khúc quanh của lịch sử của thời cận đại, để bảo vệ và xây dựng quốc gia hùng cường người Nhật lại vượt trùng dương đến Tây Âu, Hoa Kỳ học hỏi kỹ nghệ, triết học, chính trị, tổ chức và trang bị quân đội… Điều gì cần cho quốc gia phú cường thì họ đều học lấy và đem về ứng dụng.

Bên cạnh những nhà chính trị và ngoại giao xuất chúng, họ có nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901). Ông không hoạt động chính trị, xây dựng Keio nghĩa thục (sau là đại học Keio nổi tiếng), cổ vũ cho tư tưởng “thoát Á”, nói rằng người Nhật muốn hùng mạnh phải thoát ra khỏi cái không gian bí bách “cổ lai hi” Á châu. Fukuzawa Yukichi kêu gọi người Nhật chung số mệnh với nền văn minh phương Tây, hãy “cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?”. Quyến luyến với những gì xưa cũ, chung vai sát cánh với Trung hoa – Triều Tiên (khi đó) đồng nghĩa với việc bị phương Tây khinh rẻ và tạo nên một “đại bất hạnh với người Nhật Bản”. (Xem thêm Fukuzawa Yukichi: Thoát Á luận – Tuần Vietnamnet)

Từ thoát Á, dứt khoát đoạn tuyệt cái cũ kỹ mà chưa đầy 30 năm sau khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, Nhật Bản đã sánh vai với các cường quốc phương Tây.

Còn Việt Nam ta thì khác hẳn. Theo guồng quay lịch sử cứ cái gì người Việt cần thì rồi sẽ tới, không theo chân các đoàn quân xâm lược thì cũng theo những đoàn thuyền buôn, nhà truyền giáo. Người Việt ngồi nhà đợi người ta đem đến rồi tiếp nhận tất thảy theo lối cưỡng bách, thụ động.

Tâm lý trông chờ, thụ động khiến cho nền triết học của người Việt không có được tư tưởng đặc sắc, Đông – Tây mỗi thứ đều có chút ít, không chịu học đến nơi đến chốn. Thời cận đại trong khi người Nhật đạp sóng gió cầu học khắp phương Tây thì Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam từ thời Minh Mạng) coi Tây Dương là thứ rợ bạch quỷ, di mọi.

Khi đó với Đại Nam với sự cai trị của Nguyễn Triều những giáo điều cũ kỹ hằn sâu trong tư duy mỗi cá nhân rồi gông cùm tư duy xã hội bằng những mỹ từ đạo đức của Nho gia; cái đẹp giả lỗi thời bao phủ lên một nội hàm già cỗi và không còn sức sáng tạo, sức làm mới. Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã không biết cách để có thể dấy lên một tinh thần cầu học, cổ vũ giới trí thức “cùng bơi trên biển văn minh” phương Tây, quanh đi quẩn lại chỉ biết kiến nghị, kiến nghị và kiến nghị.

Không đủ cơ tầng về giai cấp, về động lực xã hội cuối cùng đành “Nhất thất túc thành thiên cổ hận/Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (4). Vẻn vẹn 30 năm (kể từ 1858), Đại Nam mất nước, chung số phận với những quốc gia không thể “thoát Á”.

Cho đến ngày Phan Chu Trinh xướng “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh”; Phan Bội Châu lãnh đạo Đông du thì cũng chỉ là cầu học đánh trả lại những ông thầy, học để thoát khỏi kiếp người dân thuộc địa.

Nói đến Nhật Bản là nói đến sự khác biệt hẳn về tinh thần cầu học. Người Nhật thì cầu học, chủ động học; người Việt thì sẵn có, bị buộc phải học theo. Người Nhật học là vì tự cường quốc gia, người Việt học là để đánh trả lại “những ông thầy”. Người Nhật học là để trở thành cường quốc, người Việt học là để thoát khỏi kiếp bị trị hay những nghèo hèn cá nhân. Người Nhật xuất dương là để du học, để chinh phục (thời trước 1945 là bằng võ lực, giờ là để làm giàu), người Việt xuất dương là để kiếm việc làm thuê, thoát khổ cho riêng mình.

Cho tới tận sau năm 1945 tinh thần cầu học, vượt lên những áp lực lịch sử lại một lần nữa đưa đến những kết quả khác nhau cho cả hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Người Nhật thất bại để rồi thức tỉnh, còn người Việt? Tương lai thịnh vượng sẽ đến với mảnh đất chữ S này nếu chúng ta dấy lên và vun trồng một khát vọng cầu học vì thịnh vượng quốc gia!

Sông Hàn
_______

Chú thích:

1. Gió Tây thổi bạt gió Đông: Vào thời Cận Đại văn minh phương Tây đã lấn át văn minh phương Đông, Tư Bản phương Tây xâm lược và biến các quốc gia phương Đông thành thuộc địa.

2. Hạm Đội Bắc Dương là thành quả của phong trào Dương Vụ, trước thời điểm 1895 đây là Hạm đội mạnh nhất Á Châu và đứng hàng thứ 8 thế giới.

3. “Dân dĩ thực vi thiên”: Dân coi cái ăn như trời.

4. “Nhất thất túc thành thiên cổ hận/Tái hồi đầu thị bách niên cơ” nghĩa là: “Một bước lỡ, thành mối hận ngàn thu/Ngoảnh đầu nhìn lại cơ đồ trăm năm” Hai câu thơ tuyệt mệnh của Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách bậc nhất Việt Nam thời cận đại.

(Văn Hóa Doanh Nhân)


Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cuba, đảo quốc đa dạng
Đảo quốc Cuba đang chuyển mình vào buổi giao thời, hướng sự cô đơn của mình vào cuộc chơi toàn cầu. Tháng Mười Hai, 2014 là tháng đi vào lịch sử của đảo quốc Cuba với một sự đảo ngược chính trị ngoạn mục. Tổng Thống Barack Obama Hoa Kỳ và người lãnh đạo Cuba Raul Castro đồng loạt báo hiệu một trang sử mới giữa hai đất nước. Nhìn lại quá khứ, từ năm 1961 Hoa Kỳ và Cuba trở thành hai đất nước thù địch đối đầu nhau kéo dài hơn 50 năm. 

Trung tâm thủ đô Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Năm mươi ba năm trôi qua, trong khi thế giới đang đi dần đến một “thế giới toàn cầu” thì đảo quốc Cuba vẫn là một “đảo quốc kinh tế cô đơn” bên cạnh nền kinh tế tư bản toàn cầu khổng lồ Hoa Kỳ. Tôi đến Cuba vào cuối Tháng Giêng vì công việc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều về đảo quốc này trước khi chọn Cuba là một hành trình du lịch mới cho du khách Việt Nam. Đảo quốc Cuba có gì lạ!

Tháng Giêng, một trong những tháng có thời tiết tốt để đến du lịch các đảo quốc thuộc khu vực Caribbean. Chuyến bay từ Miami đến Havana chỉ mất khoảng bốn mươi phút. José Martin International Airport của thủ đô Havana quá bé nhỏ khiến tôi chợt nhớ đến hình ảnh của Tân Sơn Nhất cách đây ít nhất 15 năm. Bước vào trong Terminal Building của Airport du khách gặp ngay những chiếc bàn sau “khung cửa hẹp có ghi số,” trong đó người nhân viên di trú (Immigration Officer) ngồi khuất phía sau cửa kính làm việc. Tuy nhiên, các Officer này không tạo ra nét mặt “hình sự” như những lần tôi gặp ở Việt Nam. Có lẽ vì thế du khách dễ cảm được sự thân thiện cho lần đầu mới đặt chân đến đảo quốc Cuba. Chưa một thành phố nào trên thế giới khi mà mới đặt chân đến lại tạo cho tôi nhiều chữ “nếu” trong ý nghĩ như thủ đô Havana này.

Tôi xin bắt đầu với chữ “nếu” đầu tiên. Nếu có ai hỏi tôi xe nào “bền bỉ” nhất thế giới? Ở giữa thành phố Havana này, tôi sẽ trả lời ngay là xe GM (bao gồm Chevy, Buick, Pontiac...) và Ford là những loại xe bền và tốt nhất thế giới. Một trong những biểu tượng cho thủ đô Havana nói riêng và Cuba nói chung ngày nay là những chiếc xe “Classic car GM/Ford” làm taxi chạy đưa đón khách. Không có chiếc xe nào dưới 50 tuổi, có những chiếc xe từ thập niên 1950 đã hơn 60 tuổi đời vậy mà vẫn chạy bon bon trên đường phố. Với số tuổi già nua như thế mà xe vẫn “work,” vẫn miệt mài rong ruổi trên đường phố; điều này đủ chứng minh là các loại xe này quá tốt!


Các loại “xe taxi” tại Cuba. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Dù rằng nhiều chiếc xe đã cũ, màu sơn có lẽ cũng đã sơn đi sơn lại nhiều lần và trên thân xe có nhiều vết trầy trụa mục vỡ với thời gian. Nhưng cứ nhìn các bác tài nâng niu, lau chùi xe mà mình cảm thấy được họ yêu và quí các chiếc xe hơn tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, nếu bạn có dịp nhìn ngắm những chiếc xe được “tân trang” lại, từ màu sơn đến những chiếc ghế bọc lại mới tinh kèm theo dàn stereo hiện đại, những chiếc xe này làm du khách cũng phải ngẩn ngơ nhìn cái nét đẹp cổ kính sang trọng của chúng.

Nếu hỏi rằng thành phố lớn nào trên thế giới này có nhiều loại xe taxi nhất! Tôi cũng cho là thủ đô Havana. Cứ đếm thử các loại taxi được dùng trên đường phố: Thứ nhất là Coco Taxi, một loại xe gắn máy có hai chỗ ngồi đằng sau. Thứ hai là “xe Taxi Classical cổ xưa” từ các thập niên 1950-60. Thứ ba là “Taxi Xe Đạp” là loại xe mà người đạp ngồi phía trước có hai chỗ ngồi phía sau. Thứ tư là xe “Taxi Lambetta” loại xe như thời Việt Nam Cộng Hòa có hai hàng ghế dọc phía sau tài xế. Thứ năm là xe “taxi ngựa kéo” cũng chở được từ 2-4 người, nhưng taxi-ngựa chỉ đi đường gần từ phố cổ Havana ra đến trung tâm Havana mà thôi. Tất cả loại xe chuyên chở này đều được gọi chung là taxi, nhưng khi bạn dùng bất cứ loại taxi nào thì nhớ phải điều đình giá cả trước khi lên xe. Giá cả một cuốc taxi đều có hai giá (nói chung mua bán dịch vụ nào cũng hai giá). Một giá tiền Cuba-peso cho dân bản xứ và một giá tiền CUC (Cuba Convertible peso) dành cho du khách. Bạn là du khách thì tài xế taxi chỉ nói chuyện với bạn bằng CUC.

Nói về tiền tệ thì du khách cũng nên biết sơ qua một chút về các loại tiền ở đây. Lúc trước thời khối Xô Viết tan rã thì Cuba dùng đồng tiền Cuba-Peso, nhưng sự sụp đổ của khối Cộng Sản Âu Châu vào các năm 1989-90 đã khiến đồng Peso của Cuba trở nên mất giá trị và chính phủ nước này đã vội phát ra một loại tiền khác gọi là CUC để cứu vãn nền kinh tế vốn dĩ đã yếu kém của mình. Họ nghĩ là chỉ vài năm sau họ có thể nâng giá trị đồng tiền peso trở lại. Nhưng cho đến bây giờ Cuba vẫn phải dùng tiền CUC để kiếm tiền du khách cho đúng tiêu chuẩn quốc tế (chú ý rằng một đồng US dollar mới gần bằng một đồng CUC mà thôi).

Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều nghệ nhân hát rong nhất. Có lẽ câu trả lời vẫn là thủ đô Havana. Không một tiệm cafeteria nào, không một tiệm restaurant nào trong phố cổ và trung tâm Havana mà lại không có nghệ nhân đến giúp vui ca hát. Đâu đâu cũng có ban nhạc “rong ca” giúp vui. Thường một ban nhạc gồm có 3 đến 4 người, một người chơi đàn guita, một người chơi tras, một người chơi bongo tiếng xập xình, (và nếu có thêm một người chơi thì double bass thì tốt).

Ở xã hội Cuba hiện tại, có lẽ nghề sống dễ nhất là nghề “ca hát ngày tháng cho người mua vui” nhắm vào du khách nên ai có năng khiếu đàn hát là họ nhảy ngay vào nghiệp ca hát này. Phần lớn họ trình diễn nhạc Cuba-Rumba, Salsa và những bài “tình ca” của Hoa Kỳ. Họ thuộc làu những bài Only You. Yesterday, Imaging, My Way, Hello,... Nhưng phải công nhận có nhiều nghệ nhân hát rất hay và điêu luyện, không thua kém gì những nghệ sĩ thứ thật. Phải chăng họ sinh lầm thời!

Các nghệ nhân trình diễn trên khu phố Callejon 
de Hamel, Havana. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Nếu hỏi rằng thành phố nào có nhiều họa sĩ nhất! Có lẽ tôi cũng sẽ trả lời là Havana. Chưa có một thành phố nào trên thế giới này mà lại có những “họa sĩ tí-hon,” chỉ chừng 10 tuổi ngồi vẽ và bán tranh vẽ của mình. Tôi không khen chê tranh của các họa sĩ nhí này đẹp hay không đẹp. Các cậu bé vẽ đủ các đề tài, tranh trắng đen có, tranh tô màu có và giá mỗi bức tranh là 2CUC (khoảng hơn $US2.00).

Nhưng 2CUC là một số tiền lớn trong sinh hoạt ở đây so với tiền lương công chức chỉ khoảng 30 dollars một tháng. Ở các xứ nghèo, có tuổi thơ nào không khổ! Các em chỉ cần một cây viết, cần một cuốn vở để học nhưng có được những món này nhiều khi cũng cả là một sự khó khăn. Chỉ tội người dân nghèo!

Ở mỗi góc phố tôi đi, ở trong các tiệm bán những hàng kỷ niệm tôi đến, đâu đâu cũng thấy treo tranh bán, đâu đâu cũng thấy người ngồi vẽ. Nhưng giá cả phải nói là quá đắt so với phẩm chất món hàng, làm sao du khách mua được. Nhưng có nói chuyện với người dân Cuba mới thấy đất nước này vẫn còn thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Họ còn hy vọng cho đất nước họ! Nói ra thì thấy buồn nhưng rõ ràng trình độ dân trí trong cách hành xử của họ cao hơn hẳn trình độ của một số đất nước tự cho là có văn minh và phát triển.

Hình như tất cả đời sống của Havana bây giờ hướng về du lịch, người dân Cuba biết rằng họ đã bị thế giới bỏ xa trong nhiều lãnh vực. Họ đang dần dần thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào để bắt kịp cái đuôi của sự tiến bộ thì lại là chuyện khác. Du khách đến Cuba được bảo vệ an toàn, không phải lo lắng bị móc túi cướp giật như nhiều đất nước tôi đã đến. Chỉ chừng đó thôi, tôi cho rằng đảo quốc Cuba sẽ tiến rất nhanh sau khi sự cấm vận được bãi bỏ.

Havana là thủ đô còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử văn hóa Cuba để du khách có thể thưởng ngoạn như ngôi nhà của nhà văn lỗi lạc Hoa Kỳ Ernest Hemingway ngày xưa ông đã ở. Khu phố cổ Havana. Khu trung tâm Havana. Con phố lạ lùng Calle de Hammel với những tranh vẽ nghệ thuật đầy cả một khu phố, các điệu nhạc và vũ điệu Rumba-Salsa của Cuba.

Nói đôi chút sơ qua về nhà văn Hemingway. Đến Havana, một điểm làm tôi rất thích thú khi biết nhà văn Hemingway đã từng sống ở đây nhiều năm. Ông là một mẫu người cao lớn và có nhiều đam mê trong các lãnh vực như văn chương, săn bắn, câu cá. Ông vừa là ký giả, vừa làm bạn với các tay chính trị Cộng Sản như Fidel Castro. Cũng vì thế mà ông đã nhiều lần bị FBI thẩm vấn về các sự liên hệ này giữa ông và các tay trùm Cộng Sản Cuba.

Đi biển và Câu cá là một đam mê mà Hemingway rất ưa thích, ông sắm cả một chiếc thuyền đi biển đặt tên là Pilar Key West để lênh đênh trên biển đi câu cá với các bạn bè. Ông đến Cuba lần đầu tiên năm 1932 và yêu thích ngay đảo quốc này nhất là vùng biển gần thủ đô Havana. Đây là nơi thường tổ chức các chuyến đi câu và săn cá marlin (cá Kiếm) mà loại cá marlin hay bơi về đây vào mỗi tháng Sáu hàng năm. Ngày nay vùng này được đặt tên là Marina Hemingway và trở thành một điểm du lịch mà những người ái mộ tên tuổi ông đều ghé qua.

Một công nhân trình bày cách làm Cuba's cigar tại 
Vinales Valley. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Khu phố cổ Havana với con phố Obispo nhộn nhịp sầm uất. Những hotel 4 sao, những ngân hàng, những restaurant lớn nhỏ, những tiệm café Cubano, những gian hàng bán gift đan chéo nằm san sát bên nhau, tiếng đàn hát của các ban nhạc hát rong hòa quyện lẫn vào nhau tạo thành nét sinh động náo nhiệt khiến con phố Obispo trở thành một nơi chốn khó quên trong tâm tư du khách khi du ngoạn nơi đây.

Đã đến Havana thì thế nào du khách cũng phải uống thử một ly “Daiquiri” hay tệ nhất một ly “Majoto” nổi tiếng của đảo quốc Cuba. Tôi thích đến quán Floridita Bar-Restaurant là một quán nổi tiếng với món rượu “Daiquiri,” một loại thức uống pha trộn lime juice, simple sugar, rượu Rum và nước đá ghiền nhỏ. Nhà văn Hemingway ghiền uống loại thức uống này đến nỗi Daiquiri được người ta gọi là “Hemingway's daiquiri” để phân biệt. Ở Cuba còn có một loại thức uống khác, có vẻ giông giống như Daiquiri gọi là Majito nhưng uống nhẹ hơn. Khi pha Majito thì người ta pha chung với nước soda và bỏ thêm vào ly những cọng lá mint (bạc hà), uống cũng ngon miệng, nhưng tôi cho rằng vẫn không làm sao bằng Daiquiri được.

Đảo quốc Cuba ngoài những điều ngạc nhiên về sự cũ kỹ của các phương tiện giao thông, về các tòa nhà building loang lổ chưa được trùng tu. Nhưng Cuba cũng có những điểm mà du khách thích thú về những điểm văn hóa như các vũ điệu Cuba Rumba-Salsa riêng biệt, hương vị đậm đà Cubano Café, và một món đặc sản khác của Cuba đã nổi tiếng trên thế giới mà không thể không đề cập đến là điếu Cuban Cigarette (Xì Gà Cuba).

Ở Cuba không phải ở đâu người ta cũng trồng được lá Tabacco để làm xì gà. Những vùng đất đó phải là một nơi có thời tiết đất đai thích hợp mới được chọn để trồng cây tabacco. Nằm cách Havana về phía Tây Nam khoảng 120km, Vinales Valley là một trong những nơi trồng cây tabacco và cũng là một địa danh du ngoạn mà chính quyền Cuba mở mang nhắm vào kỹ nghệ du lịch. Vinales Valley chính là vùng đất nổi tiếng về Cuban Cigarette. Cuban cigars là một trong những loại xì gà lâu năm có phẩm chất nổi tiếng trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của đảo quốc Cuba từ thế kỷ 20.

Địa danh Vinales Valley không phải chỉ có đặc sản Cuban Cigras mà ở đây du khách còn có dịp viếng thăm thạch động Cueva del Indio, ăn trưa tại Palenque de los Cimarrones bên cạnh thạch động San Miguel. Thêm vào đó, con phố nhỏ thị trấn Vinales với những kiến trúc của thực dân Spain còn lưu lại cũng là một dịp để du khách xem lại dấu tích xưa thế kỷ 19.

Về thiên nhiên, phải nói đến vùng biển Caribbean là nơi có những bãi biển dài, cát trắng nước xanh trong vắt. Nhưng nếu phải so sánh, tôi vẫn cho rằng bãi biển Varadero của đảo quốc Cuba là một trong những bãi biển cát trắng đẹp nhất nhì thế giới. Chưa đến Varadero là chưa biết gì về biển và thắng cảnh thiên nhiên của Cuba. Nằm trong bán đảo Peninsula de Hicacos, Varadero là một dải đất nhô ra biển dài đến gần 20 km và được biển Atlantic Ocean và Bahia de Cardenas bao bọc hai bên nên vị thế của vùng biển nghỉ ngơi Varadero hết sức tuyệt vời và rất thuận tiện cho du khách cần dưỡng sức nghỉ ngơi. Các hotel từ ba sao đến năm sao nằm dọc theo hai bên bãi biển và người ta vẫn đang tiếp tục xây thêm rất nhiều hotel. Người hướng dẫn còn cho tôi biết có những bãi biển khác như Cayo Coco còn hoang sơ và đẹp hơn cả Varadero! Tuy nhiên với tôi, Varadero cũng quả là một bãi biển tuyệt vời mà du khách tắm nắng, bơi lội, và nghỉ ngơi.

Còn nếu bạn muốn tìm về một thành phố cổ kính thì Trinidad, thành phố phía biển Mar Caribe, là một điểm dừng chân cho du khách. Đây là một thành phố cổ kính với những con phố nhỏ được các nghệ nhân vẽ và trang trí trên các bức tường rất đẹp. Thả bộ dọc theo những con phố hẹp, nhìn cách sinh hoạt của người dân bản xứ để biết thêm ít nhiều về nét văn hóa địa phương. Năm 1988, UNESCO công nhận thành phố Trinidad là một di sản thế giới.

Đảo quốc Cuba đang chuyển mình vào buổi giao thời, hướng sự cô đơn của mình vào cuộc chơi toàn cầu. Nhưng cuộc chơi nào cũng thế, người ta không thể nhảy vào cuộc chơi mà không tuân thủ các luật lệ của cuộc chơi. Rồi thì các thay đổi nhà cửa, các building dọc bên biển Havana sẽ được trùng tu. Các loại xe taxi “cổ tích” cũng sẽ được thay thế. Những gì cũ kỹ sẽ bị thay thế dần. Tôi chỉ là một người may mắn chứng kiến tận mắt buổi giao thời này của đảo quốc Cuba.

Người Việt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=200123&zoneid=22

Phần nhận xét hiển thị trên trang