Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

ĐÂU RỒI, CHUYỆN TỬ TẾ?” ​Lòng người đáng sợ


TT - Nhiều bạn đọc gửi thư về Nhịp sống trẻ tâm sự: họ quá sợ hãi khi xung quanh còn nhiều chuyện xấu. Và họ cũng sợ hãi vì nhiều người không có lòng trắc ẩn, sẵn sàng hành xử thiếu tử tế, thậm chí là lạnh lùng, độc ác với người khác. Những câu chuyện bạn đọc kể dưới đây hoàn toàn không xa lạ với chúng ta, và ai cũng có thể trở thành người trong cuộc.

Những bình luận về nhan sắc đầy ác ý dành cho các bạn gái trên một diễn đàn... - Ảnh: H.Duyên
Ỷ mạnh hiếp yếu
Một hôm con gái tôi đi trên đường, đoạn Hoàng Văn Thụ - Trần Khắc Chân (Q.Phú Nhuận) thì bị hai nam thanh niên đi trên một xe máy cùng chiều lạng lách va phải. Con gái tôi ngã xuống đường.
Theo lời kể, khi cháu vừa gượng dậy, nhăn nhó vì đau thì hai thanh niên ấy quay xe lại hùng hổ nhảy xuống, chửi bới ầm ĩ, rồi một người cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào người cháu. Cháu hốt hoảng, vừa khóc vừa gọi điện thoại cho tôi. Tôi bảo cháu chạy ngay vào cơ quan báo Tuổi Trẻ gần đó để tránh đòn và gọi các chú bảo vệ giúp đỡ. Thấy bảo vệ của báo chạy ra can ngăn, hai thanh niên mới nhảy lên xe phóng đi.
Mấy tuần liền sau ngày đó cháu không dám ra đường đi chơi. Chỉ ngày nào phải đi học cháu mới ra khỏi nhà trọ. Con gái tôi từ một tỉnh lẻ ở miền Trung vào TP.HCM trọ học đại học. Vấp phải chuyện như trên, cháu càng thấy chán nản, sợ hãi khi sống xa nhà.
Mỗi lần nhắc lại chuyện trên, cháu lại thắc mắc: tại sao con trai khỏe mạnh lại đi ăn hiếp con gái yếu ớt như con? Tại sao con không sai lại bị đánh đập, chửi bới? Những câu hỏi này tôi không biết trả lời sao. Xin gửi lại các chàng trai trẻ trả lời.
LAM GIANG
Từ chuyện ứng xử với công nhân vệ sinh
Tôi thuê nhà trọ ở Q.Thanh Xuân (Hà Nội). Hằng ngày tôi thường đi đổ rác lúc 6 giờ chiều khi xe đổ rác tới và có tiếng kẻng thông báo. Các bác công nhân vệ sinh thu gom rác đã vất vả nhưng phải thêm công việc đi... tìm rác trong những ngóc ngách vì có nhiều hộ gia đình, nhất là sinh viên, nhét rác vào một góc nào đó thay vì đem ra nơi quy định.
Có bác công nhân vệ sinh tâm sự với tôi vẫn có những người vứt rác đúng giờ kẻng báo, nhưng thái độ của họ còn đáng sợ hơn. Có lần một sinh viên còn mặc nguyên áo đồng phục trường mang bịch rác quẳng rất mạnh lên xe khiến rác văng tứ tung, vấy cả lên quần áo bác. Thấy vậy, bạn này không nói gì, chỉ lẳng lặng quay lưng đi. Lại có người mang bịch rác ra đổ mà chuẩn bị hai ba lớp khẩu trang bịt thật kín với thái độ sợ xe rác như sợ tà...
dongdo9x@...
Nấp sau bàn phím làm chuyện độc ác!
Lắm lúc tôi bức xúc, tại sao giới trẻ trên mạng bây giờ độc ác và man rợ như thế? Trên một diễn đàn của dân công nghệ có tên là V. luôn có bài viết tổng hợp những bức ảnh của các cô gái sử dụng ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh để trông long lanh hơn kèm ảnh so sánh thực tế. Một số thành viên diễn đàn tự tiện vào Facebook của khổ chủ, lấy ảnh rồi mang lên “ném đá”.
Ai cho họ cái quyền làm vậy? Họ có nghĩ những cô gái bị đưa ảnh công khai để làm trò đùa cho họ cảm thấy như thế nào không? Họ làm vậy chỉ vì những cô gái này xấu mà không tự biết thân biết phận, đăng hình ảnh “lừa tình” lên Facebook. Chính tôi đã bị đăng hình lên đây và nhận được vô số lời bình luận thô tục như mặt ngựa, “có bộ nhai to quá”. Tại sao họ lại độc ác như vậy? Phải chăng họ có quyền ngồi sau bàn phím rồi phán xét ai thì phán xét?
Không những thế, khi có người góp ý, những thanh niên xấu xí này liền “bật” lại: “Chắc mày là một con xấu xí nên khi bị bắt thóp giả vờ ngụy quân tử hả?”, “Cút ngay con ghẻ kia!”. Những bài viết thô thiển gây cười theo kiểu ác ý này luôn được đánh dấu là bài năm sao, lượt xem hàng triệu người. Tuyệt nhiên không ai buồn để tâm hành vi xấu xí của mình vì họ đang nấp sau bàn phím, cười cho đã xong rồi thôi, đăng xuất.
HẢI THI tổng hợp
http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20141216/long-nguoi-dang-so/685419.html
  • Nam 14:37 16/12/2014
    Chị mình chưa tới ngày sinh nhưng bất ngờ bị vỡ ối, máu lênh láng, mình chạy ra đường thấy một anh xích lô trẻ chạy qua kêu liều, bế chị lên xe mà máU chảy giọt xuống đường. Mình hỏi anh ta có kiêng không thì anh nói: Cứu người thì sợ gì chứ, vừa chạy anh ta vừa la để xin đường làm mình đang lo cũng bật cười. Đến BV anh ta giúp đưa chị vào phòng cấp cứu và lấy giá như một cuốc xe bình thường. Mình ái ngại nhìn nệm xe đầy máu muốn trả thêm tiền mà anh ta không nhận rồi đi mất... Mình từ đó cố sống thật tốt với mọi người vì biết trên đời nhiều người rất bình thường nhưng rất tốt.
  • Vĩnh Côn 11:39 16/12/2014
    Vợ tôi mang bầu, có một dạo đêm nào cũng nằm mơ, la hét "Cứu lấy con tôi, xin hãy cứu cháu"... Nguyên nhân bởi trước đó vợ đi trên đường (đường Hà Nội hẳn hoi) và nhìn thấy cảnh một người mẹ đẻ con trên taxi, dây rốn lằng nhằng. Người mẹ lịm đi, nhìn con mình thều thào... Còn gã lái xe taxi thì tìm mọi cách đẩy hai mẹ con xuống đường vì sợ bà bầu, sợ sinh nở trên xe thì bị xui xẻo. Cũng may mọi người túm cổ gã lái xe khốn nạn đó, đưa hai mẹ con vào viện.

    Làm lái xe, nhiều người cứ kiêng kỵ, cầu cúng linh đình, chùa chiền tứ phương... Song cái tâm, cái đức thì không có!
  • minh trần 10:21 16/12/2014
    Thời sinh viên, tôi chuyển nhà trọ thường xuyên. Còn nhớ ông chủ nhà đầu tiên mà tôi đến thuê phòng. Ông ấy có một dãy gồm hơn 10 phòng trọ. Tiền thuê nhà, tiền điện nước thu đúng ngày quy định hàng tháng, chậm vài ngày là bắt "nộp phạt" một cách sòng phẳng, chậm 1 ngày thì bị mắng chửi, mạt sát rất kinh sợ. Chưa hết, tiền nước thu theo đầu người nên ông ấy tìm cách khống chế lượng nước dùng. Vòi nước được ông chủ nhà chỉnh lại nên chảy bé tí teo, muốn tắm giặt phải đợi nước chảy vào chậu chừng 25 phút mới đủ.
    Tôi đổi vài nhà trọ khác, tình hình cũng không khá hơn. Hễ có bạn, bố mẹ, anh chị em đến chơi nhà...thì sinh viên thuê nhà phải nộp phí gửi xe. Buổi tối xe của tôi dắt vào phòng trọ, tự trông giữ lấy cũng phải nộp phí 150 ngàn/ tháng...tiền hao mòn nền nhà chăng?
    Hoặc nhiều nhà trọ khác mà bạn bè, người quen của tôi kể lại: Có bố mẹ, chị em đến ở qua đêm với người thuê nhà thì 50 ngàn/ đêm/ người.
    Trách sao sinh viên chúng tôi đổi nhà trọ thường xuyên?
  • NKT 11:10 16/12/2014
    Tôi thì luôn gắng sức làm gương cho người khác và cả cho con cái sau này. Tôi nghĩ mọi người cũng nên như vậy và bớt kêu ca và bi quan. Mình muốn thế giới thế nào, thì mình sẽ làm như thế đó. Hi vọng thế hệ sau sẽ có ý thức hơn.
  • Con Rùa Già 13:51 16/12/2014
    Bạn nào viết bài này cho mình hỏi cái, bạn chụp ảnh up lên mạng 1 cách công khai thì coi như bạn đã chấp nhận bị người ta soi mói. Nếu không thích thì bạn có thể lên FB mà set chỉ bạn bè mới nhìn thấy được để bạn bè bạn khen bạn. Về phần bạn chụp ảnh 360 lòe người khác thiết nghĩ cũng có thể xem là 1 hình thức lừa đảo người xem đấy.
  • Hoài Nguyễn 10:53 16/12/2014
    Ai cũng muốn những thứ tốt đẹp dành cho mình, nhưng đời đâu phải mơ, nó luôn có 2 mặt. Bạn có thể chấp nhận được những lời khen, thì hãy cố gắng mà sống với lời chê bai.
  • trần thị cong vênh 07:49 17/12/2014
    Với những lời bình mà bạn coi là "độc ác" đã khiến bạn tổn thương như vậy thì làm sao mà làm "cách mệnh" được . Cuộc sống còn nhiều điều khủng khiếp hơn thế nhiều lắm bạn ơi...
  • anne.cry@gmail.com 16:20 16/12/2014
    Ức quá chẳng đành phải nói: cái facebook tôi set chỉ bạn bè mới thấy. Tôi có để duy nhất một cái avatar là chụp với instagram. Còn lại, có vài lần tôi đi với bạn nên có hình tag. Tôi có 100 người bạn, quen từ mấy năm và chẳng dám kết bạn thêm với ai, vậy mà tôi vẫn bị đưa lên đấy? Khổ chưa? Ai cho họ quyền?
  • Huy Du 09:22 17/12/2014
    Mỗi ngày bạn nên làm một điều tốt!
  • Văn Long 19:21 16/12/2014
    @Vĩnh Côn: thì tại ở đó nên nó như thế, tâm với đức đã không còn từ lâu rồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn xe siêu sang: ai nói Việt Nam nghèo?


Người Việt đôi lúc hãnh diện khi nói về số lượng xe sang – chỉ số nói lên độ ăn chơi của giới nhà giàu Việt và không quên bình luận thêm “ai bảo VN mình nghèo?
công nghiệp, nông nghiệp, thoát nghèo, chỉ tiêu, kinh tế, tăng trưởng
Cuộc sống xa xỉ của những người giàu Việt Nam
LTS: Trong bài viết trước, tác giả Trần Văn Tuấn đã nêu những kỳ vọng chuyển biến cho năm 2015 trong cải cách kinh tế. Bài viết dưới đây cảnh báo nguy cơ "giàu thiếu bền vững" ở một bộ phận dân chúng, đồng thời đề xuất hướng đi để xóa khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội.

Ai bảo nghèo?

Việt Nam luôn được đánh giá một trong ít QG thành công đáng tự hào trong cuộc chiến chống lại nghèo  đói. Trong hơn 20 năm qua, từ hơn 60% dân chúng sống trong nghèo khó những năm 1990s, ngày nay con số này đã giảm xuống chỉ còn khoảng 9% (theo tiêu chuẩn QG). Thu nhập bình quần đầu người của chúng ta tính theo sức mua quy đổi (PPP) đã tăng từ 790 năm 1990 lên 5.125 USD trong năm 2014. Như vậy từ một nước kiệt quệ vì chiến tranh, ngày nay thu nhập của người Việt đã bằng khoảng 29% trung bình của thế giới (nguồn WB).

Không ít người Việt đôi lúc hãnh diện khi nói về số lượng xe sang – chỉ số nói lên độ ăn chơi của giới nhà giàu Việt và không quên bình luận thêm “ai bảo VN mình nghèo? Nghèo mà như vậy thì khối người mơ ước!”

Khổ một nỗi, hàng ngày chúng ta quan tâm đọc các tin “nóng” về việc Cường Đô la có bao nhiêu chiếc xe, Hồ Ngọc Hà kiếm được bội tiền trong năm 2014 hay Đại gia Lê Ân vừa kịp lấy thêm một cô vợ mới chứ có mấy ai nạp được vào đầu bao nhiêu giáo viên mầm non thất nghiệp, bao nhiệu hộ dân tỉnh Trà Vinh vỡ nợ vì mất mùa Tôm...

Nếu chúng ta chú ý thêm thông tin mới cập nhật gần đây về phân phối thu nhập của người dân VN và rằng 43% thu nhập của đất nước rơi vào túi nhóm người giàu có – chiếm 20% dân số cả nước (nguồn WB). Cũng theo thống kê trên,nhóm người nghèo nhất – chiếm 10% , chỉ sở hữu 2.9% thu nhập chung thì có lẽ không ai còn ngạc nhiên khi bắt gặp thêm một chiếc Bugatti trên đường phố Sài Gòn. Khi đó, có lẽ nhiều người sẽ quan tâm hơn đến cái Tết của người H’Mông trên Mường Lát, Thanh Hóa hay mất mùa do hạn hán ở Ninh Thuận.

Lạc quan có thể giúp chúng ta thêm động lực tiến lên. Tuy vậy dù lạc quan đến đâu đi nữa thì vẫn không thể thay đổi được thực tế rằng, với hơn 90 triệu người dân, thu nhập của cả nước năm 2014 dù đã rất cố gắng cũng chỉ có thể đạt khoảng 171,4 tỷ USD (nguồn: WB).

Điều này có nghĩa, hơn 9 triệu người nghèo trên cả nước chỉ thu nhập khoảng 5 tỷ USD trong năm nay – tương đương với 550 USD/người/năm so với con số 1.900 USD trung bình của cả nước (chưa quy đổi sức mua). Con số này đồng nghĩa với một thực tế rằng sau gần 3 thập niên đổi mới và được  đánh giá cao về thành tích giảm nghèo, tại năm 2014 này VN chúng ta vẫn còn có tới hơn 9 triệu người dân đang sống với mức thu nhập thấp.

Mặc dù chỉ số Bất bình đẳng - GINI của VN năm nay vẫn nằm trong ngưỡng cho phép (thấp hơn 40 điểm) nhưng các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nghèo đói đã bắt đầu lộ ra. Đó là: (i) bất bình đẳng; và (ii) mất cân bằng quyền lực.

Trong thời đại thông tin ngày nay thì “nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịch vụ. Như vậy sự nghèo khó không chỉ đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặc không biết và không thể tìm ra các giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏi tình trạng hiện có” – người ta gọi là nghèo đa chiều (nguồn tham khảo: “People’s Action in Practice, AtionAid”). 

Đâu là hướng đi?

Nếu dựa vào khái niệm nêu trên thì hiện nay tỉ lệ hộ nghèo không hẳn chỉ là 9% như trong các báo cáo. Đặc biệt còn một bộ phận rất lớn người dân, đa số họ là nông dân có ít đất canh tác, kỹ năng hạn chế, thiếu các cơ hội việc làm khác nên họ rất chuyên cần làm nông nghiệp với quy mô nhỏ cả về diện tích lẫn vốn đầu tư. Kết quả là họ không bị xếp vào dạng “hộ nghèo” do không hội đủ các tiêu chí của Chính Phủ, nhưng về bản chất họ thực sự là “người nghèo” trong khái niệm nghèo đa chiều và cái nghèo của họ thực sự rất “bền vững” bởi vì về lâu dài vần chưa có giải pháp nào để các cộng đồng này đổi đời.

Còn giới nhà giàu thì sao?

Nếu nhìn vào cấu trúc của kinh tế VN trong những năm qua, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu về may mặc, giày dép, điện tử, máy móc đều có yếu tố đầu tư nước ngoài. Nguồn thu nhập thuần Việt chủ yếu đến từ sản xuất nông nghiệp (giá trị rất thấp), đồ gỗ, khoáng sản và dầu mỏ. Như vậy thu nhập của người giàu Việt vẫn chủ yếu đến từ hai nguồn là xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và  vay nợ nước ngoài.

Tài nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt và nợ sẽ phải trả (dự báo VN cần 10% GDP để trả nợ NN trong năm 2014) chính là tiên đề cho “cái sự giàu không bền vững” của người giàu VN vậy.

Vậy đâu là hướng đi cho việc đưa VN thoát ra khỏi tình trạng nghèo bền vững và giàu không bền vững này? Khi mà cái mốc Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, 2015 đang đến rất gần, cùng khẳng định của TTK Ban Ki Moon nhân ngày LHQ 24 tháng 10 năm nay “Nền kinh tế toàn cầu vẫn còn là một sân chơi không công bằng” và đặc biệt là thời điểm Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực tại VN, hơn bao giờ hết các Chính sách kinh tế Vĩ mô của Nhà nước cần được xây dựng tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Một nhà nước Pháp quyền, nơi các chính sách được áp dụng nhất quán cho tất cả mọi tầng lớp để tạo dựng một xã hội ổn định, minh bạch và dựa trên pháp luật. Hạn chế sự lộng hành và tùy tiện của các Chủ thể có trách nhiệm – thành tố quan trọng gây ra tham nhũng, qua đó giải trừ các nguy cơ bất bình đẳng và mất cân bằng quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm và giữa các cộng đồng có thể được xem là một trong những ưu tiên.

Cái nghèo bền vững và giàu không bền vững sẽ có thể được giải quyết khi chúng ta biết gắn kết hàm lượng trí tuệ Việt vào trong các sản phẩm “Made in Vietnam”. Khi đó mối tương quan về  giá trị tính trên đơn trọng lượng sẽ có thể làm thay đổi cán cân thanh toán thương mại của VN theo hướng tích cực trong tương lai không xa.

Thành công chỉ đến khi chúng ta được sống trong một xã hội có nhiều giá trị tốt đẹp cùng hướng đi đúng đắn, nơi tôn trọng phẩm giá của mọi người cùng động lực và quyết tâm chung - Tất cả vì một Việt Nam hùng cường và thực sự bứt phá.

Trần Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)

Còn những người nghèo, họ sẽ nghĩ gì khi đọc bài này của tác giả? Câu trả lời đang bỏ trống, đợi.. từ sự quan tâm, suy nghĩ của bạn!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá trình khai thác dầu đá phiến bằng phương pháp thủy lực phân rã

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đột kích nhà máy sản xuất phim đồi trụy khổng lồ ở Đồ Sơn


(PetroTimes) – Công an TP Hải Phòng vừa triệt phá một đường dây chuyên sản xuất phim đồi trụy xuất khẩu sang nước ngoài. Qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng triệu đĩa DVD phim có nội dung đồi trụy.
Một bìa đĩa phim khiêu dâm được sản xuất ở Huge Gain.
Ngày 16/12, Công an TP Hải Phòng bất ngờ kiểm tra Công ty TNHH Huge Gain Holdings Vietnam Co.Ltd (tại KCN Đồ Sơn thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) do ông Heng Lian Choo (quốc tịch Singapore) làm tổng giám đốc.


Khu Công nghiệp Đồ Sơn, nơi công ty Huge Gain mở xưởng sản xuất phim đồi trụy.

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, công ty trên đã có hành vi nhập lậu và sản xuất đĩa VCD, DVD phim có nội dung trụy lạc với số lượng lớn để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước đang phát triển.

Cơ quan điều tra cho biết: Hàng tháng, công ty này xuất khẩu ra nước ngoài khoảng 6 triệu đĩa phim sex.

Tại thời điểm công an kiểm tra, công ty có 38 người đang làm việc, trong đó có 7 người nước ngoài (gồm 1 người Singapore, 2 người Indonesia, 4 người Trung Quốc), 31 người Việt Nam.

Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

>> Dịch vụ chân dài Tây bán dâm ở Sài Gòn
>> Đột kích "massage đế vương" trụy lạc bậc nhất Hà Nội
>> [Nóng] Diễn viên múa tố đại gia Đà Nẵng hiếp dâm
>> [Nóng] Người mẫu nude công khai danh sách các nhiếp ảnh gia đồi bại

Tú Cẩm
http://petrotimes.vn/news/vn/phap-luat/dot-kich-nha-may-san-xuat-phim-doi-truy-khong-lo-o-do-son.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?


Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế.

Thứ nhất, đây không phải là sự kết thúc lệnh cấm vận thương mại của Mỹ vốn chỉ Quốc hội mới có thể dỡ bỏ. Quan hệ giữa hai nước cũng không hoàn toàn bình thường hóa; sẽ có đại sứ quán, nhưng không có đại sứ.

Nhưng chắc chắn thỏa thuận này, do Vatican và Canada làm trung gian, là một bước tiến quan trọng. Người Mỹ không phải gốc Cuba sẽ có thể tới Havana dễ dàng hơn. Các giao dịch ngân hàng giữa hai nước cũng có thể được thực hiện. Một số vấn đề về thương mại sẽ được giải quyết. Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ loại Cuba khỏi danh sách các quốc gia mà nó cáo buộc là hỗ trợ cho khủng bố.

Về phần mình, đúng là Cuba có vẻ phải nhượng bộ rất ít. Ngoài thả tự do một người Mỹ, Alan Gross, Castro còn đồng ý thả 53 tù nhân chính trị, nới lỏng các hạn chế về mạng Internet, và cho phép các quan chức về nhân quyền của Liên Hợp Quốc và các quan sát viên đến từ Hội Chữ thập đỏ Quốc tế vào Cuba. Đây chắc chắn là những nhượng bộ, nhưng không phải lớn lao gì khi xem xét những thứ Cuba có thể đạt được khi nối lại quan hệ ngoại giao sau một nửa thế kỷ bị cô lập.

Thế nhưng Cuba đang gặp khó khăn do một yếu tố quan trọng vốn có lẽ đã thúc đẩy quyết định của Castro: sự sụt giảm gần đây của giá dầu. Một loạt các yếu tố – như mức tăng ngoạn mục trong sản xuất dầu lửa và khí đốt của Mỹ, suy thoái ở châu Âu và Nhật Bản, quyết định giữ công suất khai thác dầu của Ả-rập Xê-út, và suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ – đã dẫn đến nguồn cung dư thừa. Và hai nước bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những quốc gia mà trong lịch sử Cuba từng phụ thuộc vào để giữ nền kinh tế của mình sống sót: Nga và Venezuela.

Trong hai nước, Venezuela và những rắc rối của nó đe dọa nhiều nhất đến sự ổn định của Cuba. Nga đã thôi viện trợ đáng kể cho Cuba kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng Venezuela, dưới thời cố Tổng thống Hugo Chávez, từng là người bảo trợ quan trọng, gửi cho Cuba khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày, cùng một khoản viện trợ 5-15 tỉ đô la mỗi năm.

Những khoản viện trợ này khó có thể tiếp tục. Quả thật, không phải ngẫu nhiên mà các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba bắt đầu không lâu sau khi Chávez qua đời năm 2013. Chắc chắn rằng nếu không còn trợ cấp từ Venezuela, Cuba sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái, như nó đã từng gặp phải sau khi viện trợ từ Nga suy giảm hồi đầu những năm 1990.

Điều này khiến Cuba rất dễ bị tổn thương. Cải cách kinh tế rõ ràng đã không đem lại những hiệu quả như mong muốn. Thu nhập giảm. Thiếu hụt (hàng hóa) trên diện rộng khiến lạm phát tràn lan, với nguy cơ siêu lạm phát ngày một tăng. Tỉ giá giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen chỉ cao hơn 3% so với tỉ giá chính thức một chút. Một biến động chính trị lớn đang ngày càng trở nên khả dĩ.

Trong cuốn Back Channel to Cuba: The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana , William LeoGrande và Peter Kornbluh đã mô tả việc Cuba liên tục từ chối đưa ra những nhượng bộ chính trị để đổi lại việc chấm dứt lệnh cấm vận hay bình thường hóa quan hệ ngoại giao như thế nào. Và quả thực, Castro đã không hề đưa ra bất cứ nhượng bộ chính trị nào trong thỏa thuận được công bố gần đây.
Nhưng những tính toán kinh tế gần đây cho thấy sự thay đổi như thế rất có thể sẽ sớm xảy ra. Khi không có một người bảo trợ giàu có và hào phóng, sự phục hồi của nền kinh tế Cuba sẽ phụ thuộc vào việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ, điều chắc chắn không thể xảy ra nếu không có những thay đổi lớn về dân chủ và quyền con người.

Khi lịch sử hiện tại được viết nên, có thể hóa ra không phải việc sử dụng vũ lực hay nỗ lực của các nhà ngoại giao, mà rốt cuộc chính sự can thiệp vô tư của những ông trùm dầu mỏ xa xôi ở Bắc Dakota và Bán đảo Ả-rập đã khiến Cuba của Castro cuối cùng phải mở cửa.

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Why Cuba Turned,” Project Syndicate, 19/12/2014.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Jorge G. Castañeda là Ngoại trưởng Mexico giai đoạn 2000-2003, sau khi cùng đối thủ ý thức hệ của ông, Tổng thống Vicente Fox, tạo nên chính phủ dân chủ đầu tiên của nước này. Ông hiện là giáo sư ngành Chính trị học và ngành Nghiên cứu Mỹ Latinh và Caribe tại Đại học New York, và là tác giả của cuốn “The Latin American Left After the Cold War” và “Compañero: The Life and Death of Che Guevara.”

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

http://nghiencuuquocte.net/2014/12/21/cuba-my-quyet-dinh-binh-thuong-hoa/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đang dùng “chiến lược đe dọa kiểu may áo theo khổ người”


  • Trung Quốc thực sự đang triển khai một chiến lược thống nhất ở Biển Đông
Trung Quốc thực sự đang triển khai một chiến lược thống nhất ở Biển Đông
Mạng “The National Interest” Mỹ ngày 16 tháng 12 đăng bài viết “Giấc mơ thực sự của Trung Quốc: Kiểm soát Biển Đông?” cho rằng, Trung Quốc đã tuyên bố rõ: “Bảo vệ (cái gọi là) lợi ích và quyền lợi biển” và “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” là nhiệm vụ ưu tiên.
Theo bài báo, cho dù là khi Trung Quốc tìm kiếm duy trì quan hệ ổn định và tốt đẹp với các nước láng giềng, sự lựa chọn ưu tiên nêu trên cũng phải kiên trì, Trung Quốc quyết không từ bỏ cái gọi là “lợi ích chính đáng” (mà thực ra là tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp), càng không thể hy sinh “lợi ích cốt lõi quốc gia” (nhưng, thực chất, Trung Quốc không có chủ quyền biển đảo dưới đảo Hải Nam).
Theo bài viết, mặc dù sự cạnh tranh giữa rất nhiều cơ quan biển (hải cảnh, hải giám, hải sự…) của Trung Quốc là một nhân tố thúc đẩy căng thẳng tình hình Biển Đông, nhưng chính như báo cáo “Cơ quan an ninh biển không thể dự đoán của Trung Quốc” của Linda Jacobson đã nói, đây có thể không phải là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra bất ổn tình hình Biển Đông.
Trái lại, quyết tâm thúc đẩy yêu sách chủ quyền và mở rộng quyền kiểm soát ở Biển Đông (bành trướng lãnh thổ) của Trung Quốc mới là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra bất ổn tình hình Biển Đông.
Bài viết cho rằng, chính như Linda Jacobson chỉ ra, hành động không phối hợp giữa các cơ quan địa phương ngẫu nhiên sẽ gây ra hỗn loạn chính sách. Nhưng, hành vi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc hầu như là có sự “phối hợp”, bao gồm việc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan Hải Dương Thạch Du ở “vùng biển Hoàng Sa” (thực chất cùng là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) vào đầu năm nay (từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014) và công trình lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn đang được Trung Quốc thúc đẩy ở Biển Đông (khu vực này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Theo bài viết, trong hoạt động lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp), Trung Quốc đang “đảo hóa” (bất hợp pháp) từ đá ngầm nhỏ thành đảo nhân tạo một cách nhanh chóng. Jacobson cho rằng, hành động này “rất có thể là một công cụ để thúc đẩy cuộc chiến pháp lý của Trung Quốc, có ý đồ củng cố quyền lợi biển dựa trên những đòi hỏi đối với địa mạo đất đai của Trung Quốc. Hành động này không phải là như một số người nói, là Trung Quốc có ý đồ quân sự hóa Biển Đông”. Nhưng, Trung Quốc cũng có khả năng đồng thời theo đuổi hai mục tiêu này.
Bài viết cho rằng: “Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng với hiện trạng của Biển Đông, họ đang tích lũy năng lực để từng bước làm thay đổi hiện trạng, làm cho ưu thế nghiêng về họ”. Bắc Kinh rất cẩn thận trong việc tránh sử dụng vũ lực.
Một số chuyên gia gọi chiến lược của Trung Quốc là “chiến lược đe dọa kiểu may áo theo khổ người”. Một số chuyên gia khác gọi đó là “chiến lược cắt xúc xích”.
Bất kể gọi hành động của Trung Quốc là đang dùng chiến lược gì, bằng chứng ngày càng rõ ràng là, Trung Quốc thực sự có một chiến lược. Tăng cường kiểm soát Biển Đông cũng là một phần của “giấc mơ Trung Quốc”.
(Theo Giáo Dục)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

40 bài học nhỏ cho một cuộc sống mạnh mẽ, lớn lao...


Hãy để quá khứ ngủ trong yên bình bởi nếu bạn có nhắc lại thì nó cũng không thay đổi được gì, đồng thời cũng không giúp ích mấy cho hiện tại. 
1. Cuộc sống không hề công bằng, bạn luôn phải chấp nhận điều đó.
2. Khi mà bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy luôn đặt ra câu hỏi.
3. Cuộc sống rất ngắn, chính vì thế bạn đừng phí thời gian để ghét một ai đó.
4. Đừng bao giờ khiến bản thân bạn trở nên quá đa nghi.
5. Hãy biết tiết kiệm tiền hàng tháng.
6. Bọn không phải là người chiến thắng trong mọi cuộc cãi vã, chỉ là việc đồng ý hay không đồng ý mà thôi.
7. Hãy khóc trước mặt một người mà bạn thực sự tin tưởng, điều này giúp bạn hàn gắn vết thương nhanh hơn là việc khóc một mình.
8. Thật không tốt khi bạn tức giận và đổ tội cho cuộc sống, cho Tạo Hóa. Hãy tự ngồi lại và suy ngẫm.
9. Hãy tiêu dùng một cách hợp lý để khi về hưu bạn sẽ có một khoản dưỡng già.
10. Hãy để quá khứ ngủ trong yên bình bởi nếu bạn có nhắc lại thì nó cũng không thay đổi được gì, đồng thời cũng không giúp ích mấy cho hiện tại.
11. Khóc trước mặt con cái bạn, điều này hết sức bình thường
12. Đừng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Bởi bạn không thể biết được cuộc hành trình tương lai của họ sẽ ra sao?
13. Nếu bạn có một mối quan hệ luôn phải giữ bí mật, tốt hơn hết bạn không nên duy trì nó.
14. Mọi thứ đều có thể thay đổi chỉ sau một cái chớp mắt.
15. Cuộc sống không chỉ có những bữa tiệc. Hãy cho mình sống bận rộn với công việc hoặc một niềm đam mê, sở thích nào đó.
16. Cuộc sống không chia thành những học kỳ và bạn không có kỳ nghỉ hè.
17. Một người viết văn luôn sáng tác. Nếu bạn muốn thành một nhà văn, hãy luôn học cách viết.
18. Khi một điều gì đó tới với cuộc sống của bạn, đừng hỏi tại sao mà hãy tận hưởng nó.
19. Không bao giờ là quá muộn để có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng để có được điều đó lần nữa, tất cả đều phụ thuộc vào bạn.
20. Hãy đốt cháy những ngọn nến, mặc những bộ quần áo bạn thích...
Đừng để dành nó cho một dịp đặc biệt nào cả bởi hôm nay đã là một ngày đặc biệt rồi.
21. Bạn không hoàn hảo và cũng không cần phải tỏ ra bạn là người hoàn hảo.
22. Hãy mạnh dạn khẳng định cái “tôi” của mình một cách lành mạnh.
23. Không ai có thể khiến bạn hạnh phúc, ngoại trừ chính bạn.
24. Bất cứ điều gì mọi người nghĩ về bạn, tất cả đều không có trong từ điển sống của bạn.
25. Dù hiện tại của bạn có tốt hay là xấu, điều đó sẽ thay đổi
26. Công việc sẽ không giúp đỡ khi bạn bị ốm, chỉ có gia đình và bạn bè mới quan tâm tới bạn. Hãy luôn để ý tới họ.
27. Bạn nghĩ thế nào không quan trọng , chỉ có những điều bạn đang làm sẽ cho bạn biết mình là ai.
28. Bạn có thể chơi thể thao giỏi nhưng chưa chắc đã trở thành tuyển thủ quốc gia.
29. Không có công việc hợp pháp nào là hèn kém. Chỉ có người ngồi không rồi mới đáng xấu hổ.
30. Hãy có tham vọng nhưng đừng thất vọng.
31. Những gì chiếu trong tivi không giống ngoài đời.
32. Hãy quan tâm đến đời sống tình dục thật an toàn
33. Đừng đổ lỗi cho người khác vì những quyết định của bạn.
34. Bạn không bất tử.
35. Lòng bao dung, sự tha thứ luôn là yếu tố cần thiết trong cuộc sống.
36. Đừng quên nói lời cảm ơn.
37. Hãy biết cách từ bỏ những thứ không có lợi ích trong cuộc sống của bạn và nghiêm khắc hơn với bản thân.
38. Không có thứ gì có thể " Giết Chết " được bạn, mỗi lần vấp ngã sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.
39. Hãy tin vào những điều kỳ diệu.
40. Hãy ra ngoài sau mỗi giờ học tập, làm việc, có thể bạn sẽ khám phá ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
(Sưu tầm)
http://ma-tu-an.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Hãy quên Putin, chính chúng ta châm ngòi cho chiến tranh"!

           Hãy quên đi Putin “ác độc”, chính chúng ta đã châm ngòi cho chiến tranh

"Hãy quên đi Putin 'ác độc': Chính chúng ta là kẻ hiếu chiến khát máu" là tiêu đề một bài báo trên tờ Daily Mail của Anh. Tác giả Peter Hitchens viết rằng, ông có ấn tượng rằng xung quanh mình là những người khao khát cuộc chiến với nước Nga, Đài Tiếng nói nước Nga hôm qua 23.12 cho biết.
Tổng thống Nga V.Putin.
Theo nhà báo này, đối với ông chiến tranh luôn gắn liền với cái đói, nỗi hoảng sợ, với quần áo rách nát, những ô cửa sổ bị vỡ và các chính khách cao ngạo thờ ơ với tất thảy. "Hôm nay, tôi có cảm giác mình đang bị bao quanh bởi những người hăng hái khao khát cuộc chiến với Nga - một cuộc chiến mà tất cả chúng ta có thể thua"- Hitchens viết. "Họ tin mình đang sống trong thế giới 'Chúa tể những chiếc nhẫn', nơi Mátxcơva là Mordor, còn ông Putin là Sauron".

"Chúng ta tưởng mình là những nhân vật dũng mãnh chống lại Chúa tể bóng tối, giải phóng người Ukraina vô tội khỏi quyền lực tàn bạo"- tác giả tiếp tục viết. "Tất cả những điều này thật vô nghĩa. Kể từ năm 1989, Mátxcơva - bị cáo buộc là kẻ xâm lược, đã không hề giành giật và nhượng lại quyền kiểm soát 180 triệu dân cùng lãnh thổ 700 dặm vuông vô cùng giá trị. Còn Liên minh Châu Âu-EU (và cánh quân sự của mình là NATO) lúc đó đã kiểm soát được hơn 120 triệu người trong số này và 400 dặm vuông lãnh thổ".

Theo nhà báo Hitchens, lỗi dẫn tới cuộc khủng hoảng Ukraina thuộc về EU, là bên đang "thèm muốn lãnh thổ Ukraina và 48 triệu dân (như một nguồn lao động giá rẻ), bờ Biển Đen, than và lúa mì".

"Trước hết, họ đã chi khoảng 300 triệu bảng cho các 'tổ chức xã hội' bài Nga ở Ukraina. Tiếp đến, các chính khách EU và NATO vi phạm mọi quy tắc ngoại giao, hạ cố đến Kiev, nơi họ đứng về phía người biểu tình muốn Ukraina gia nhập Liên minh Châu Âu"- ông Hitchens viết.

Nhà báo kêu gọi độc giả thử hình dung họ sẽ cảm thấy thế nào nếu các chính khách Nga đến Edinburgh hồi tháng 9 năm nay và khuyến khích người Scots bỏ phiếu cho quyền độc lập trong cuộc trưng cầu ở Scotland; hay nếu các tổ chức kêu gọi tách khỏi Vương quốc Anh được tài trợ bằng tiền của Nga.

"Có ai hình dung là chúng ta đang làm gì? Có thể gọi người Nga nói chung là những cột trụ, bởi họ trải qua bao điều khủng khiếp mà hầu hết chúng ta thậm chí không tưởng tượng nổi (trong đó có vỡ nợ năm 1998). Cho tới nay, ít ra họ có niềm hy vọng. Nếu ai đó quả thực muốn trừng phạt người Nga vì lòng yêu nước, bằng cách làm mất giá đồng rúp, thì tôi không thể hình dung bất cứ điều gì có thể vô trách nhiệm hơn thế" - tác giả cho biết.

* Clip "Vladimir Putin: Cuộc khủng hoảng Ukraina nên được giải quyết ở một số điểm":

http://laodong.com.vn/the-gioi/hay-quen-di-putin-ac-doc-chinh-chung-ta-da-cham-ngoi-cho-chien-tranh-281748.bld
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu chuyện về một lương y trẻ














     Anh Đặng Quốc Hợp người có bài thuốc chữa ngộ độc Paraquat

Trước đây, khi đề cập đến bệnh nhân tự độc thuốc nông nghiệp ở các khoa Hồi sức chống độc, người ta hay nhắc đến thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ, vì đây là loại thuốc trừ sâu gây tử vong cao nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Tiếp đến là thuốc diệt chuột sunfat kẽm. Khi uống loại này, bệnh nhân vào viện trong tình trạng tương đối  bình thường nhưng nếu uống số lượng lớn, bệnh nhân sẽ tử vong sau 3-4 ngày trong bối cảnh tổn thương đa phủ tạng, đặc biệt là gan và cơ tim. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, người ta nói nhiều đến loại thuốc trừ cỏ Paraquat  được nhắc đến với tên gọi “Kinh hoàng chai hủy diệt màu xanh”.
paraquat
( Paraquat – Thuốc diệt cỏ, diệt cả người )
“..Kể từ khi ra đời, thuốc diệt cỏ hiệu Paraquat đã phát huy tác dụng trong việc giúp những người nông dân, người làm vườn… diệt cỏ dại một cách nhanh chóng, đơn giản. Song kéo theo tính hữu ích ấy là một tác dụng tiêu cực khác đang làm đau đầu giới bác sỹ hồi sức chống độc. Bất cứ một bệnh nhân nào khi được đưa tới bệnh viện trong tình trạng ngộ độc Paraquat đều là một thách thức. Sau khi uống dung dịch, nước có Paraquat bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng bỏng miệng, họng, giả mạc hay loét miệng họng. Nôn, buồn nôn, đau bụng, có thể bỏng thực quản, loét trợt dạ dày,  nếu uống đậm đặc có thể gây thủng dạ dày, tràn khí màng phổi. Bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến suy thận cấp, hoại tử cơ, sốc và tử vong trong vòng vài giờ, hay vài ngày.
Trong vòng 1 tháng, tại  Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn một trăm ca tự độc sử dụng chai thuốc diệt cỏ "màu xanh" - Paraquat. Chỉ cần nghe câu thông báo đơn giản trong vội vã của người nhà bệnh nhân là các bác sỹ cấp cứu cứ như bị "điện giật"  bởi cái chai "màu xanh" đó đã làm họ phải bó tay trong 41 trường hợp (5 ca chết trong khi cấp cứu, 36 ca tử vong khi đang điều trị). Nhưng chưa hết, còn tới 22 ca do biến chứng suy hô hấp buộc phải cho về coi như cũng tử vong.
Theo bác sỹ Trịnh Thanh Mai - Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy - thì ngộ độc Paraquat cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chứ chưa có biện pháp nào hữu hiệu.
Theo bác sỹ Bạch Văn Cam (Trưởng khối Cấp cứu Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM), trong Y văn Thế giới hiện việc cứu chữa cho bệnh nhân ngộ độc Paraquat cũng chưa có tổng kết hay khuyến cáo là nên dùng phương pháp nào để cứu chữa bệnh nhân. Bác sỹ chỉ có cách "còn nước còn tát". Thay máu, thay huyết tương mới chỉ được áp dụng thời gian gần đây do được trang bị máy móc. Song để thực hiện được kỹ thuật này cũng không dễ vì một lần thực hiện cần tới 4 - 5 lít máu, ngân hàng máu không phải lúc nào cũng sẵn sàng có.
"Thời khắc vàng" trong cấp cứu ngộ độc Paraquat cũng vô cùng quan trọng vì chỉ sau 24 giờ đồng hồ chất độc sẽ ngấm vào cơ, vào máu, từ đó ngấm toàn bộ cơ quan gây suy đa phủ tạng. Để cứu sống bệnh nhân, các bác sỹ tiếp nhận đầu tiên thường phải tìm mọi cách trục xuất lượng Paraquat ra khỏi cơ thể, qua đường tiêu hoá càng nhanh càng tốt.
Có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể áp dụng với người ngộ độc Paraquat như rửa sạch dạ dày, cho uống dung dịch đất Fuller earth, được lọc máu hấp phụ hay vừa được lọc máu vừa tách huyết tương, chạy thận nhân tạo… và thường là những ca cấp cứu kiểu này đòi hỏi chi phí rất cao trong khi kết quả lại rất thấp. Được biết chỉ 1 lần lọc máu chi phí đã phải chi trả từ 8 triệu đồng tới 10 triệu đồng.
Việc cứu sống được các trường hợp "uống nhầm" thuốc diệt cỏ theo bác sỹ Tôn Thất Quỳnh Ái - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy thì mới chỉ có thể ví như một ánh sáng "le lói ở cuối đường hầm". Thế nhưng cứ như một nghiệp chướng, càng "không thích" thì những hồ sơ bệnh án vẫn cứ dày lên đến nhức mắt trên bàn làm việc của họ”.
( Theo Bs Hồ Thị Ánh )
Trong khi các bệnh viện luôn phải chật vật với những trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy Paraquat thì ở vùng quê xa xôi, hẻo lánh lại có một bà lang có thể cứu sống các bệnh nhân nhiễm độc dạng này một cách kỳ diệu. Bà lang tài ba ấy có tên là Lò Thị Tiếng (SN 1946, ngụ thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông).


“Tính từ năm 2004 đến nay, bà Tiếng đã có 10 năm dùng phương thuốc giải độc để cứu người ngộ độc thoát chết. Bà Tiếng không nhớ chính xác là đã cứu được bao nhiêu người, chỉ áng chừng 500-600 trường hợp. Tính riêng trong năm 2012 đến 2013 đã có hơn 200 trường hợp thoát khỏi cái chết nhờ bàn tay bà Tiếng, trong đó phần nhiều bệnh nhân đến từ các huyện Cư’Mgar, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), huyện Chư Prông, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai)”.. ( theo PLO ).
Đã có nhiều người, nhất là ở các tỉnh miền núi phía bắc lặn lội tìm đến bà. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để đến với bà Tiếng được. Một là đường xá xa xôi, đi đến nơi tình trạng của bệnh nhân đã rất trầm trọng, khó bề cứu chữa. Hai là hầu hết người mắc độc nan y này có điều kiện khó khăn tiền bạc, nhất là bà con người dân tộc ở vùng sâu vùng xa ( Những nơi dùng Paraquat  tương đối phổ biến ).
Nên khi biết ở Tuyên Quang có người chữa được ca bệnh nan y này, chúng tôi đặc biệt chú ý và tìm gặp anh Đặng Quốc Hợp sinh năm 1980, hiện đang ở xóm Chợ, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. ( Số điện thoại của anh Hợp 0963939781 ) Anh Hợp là người đã bằng bài thuốc gia truyền của gia đình mình cứu được nhiều ca ngộ độc Paraquat. Có người thậm chí đã đi bệnh viện, không giải quyết được, trả về. Những người này sau khi khỏi khỏi bệnh, sức khỏe đã bình thường, không có di chứng do độc tố để lại. Thậm chí sinh con mạnh khỏe, không có ảnh hưởng gì đến cháu bé ).
Hỏi thì được anh Hợp cho biết:
“Tình cờ một lần đi thăm người ốm ở bệnh viện A Tuyên Quang, tôi gặp anh Khu ( người cùng xã ) do bức xúc với gia đình đã uống Paraquat. Các bác sĩ ở đây đã lắc đầu, gia đình trong cơn tuyệt vọng. Anh trai của Khu là Quân là chỗ quen biết với tôi có cho biết là chị Lan vợ anh Quyên người xã xã Trung Trực được tôi chữa khỏi ca bệnh tương tự như của Khu và nhờ tôi cứu giúp. Tôi thấy để vậy không đành lòng, nên đã lấy thuốc cho anh Khu uống. Kết quả Khu đã khỏi bệnh. Đến nay sức khỏe rất tốt, lao động bình thường.”
Được hỏi anh có cơ sở nào để làm bài thuốc này?
Anh Hợp cho biết: Chứng kiến những ca tử vong do ngộ độc chất diệt cỏ rất thảm thương, lại nghe nói y học hiện đại đang còn bó tay trước ca ngộ độc nan y này. Có chữa được cũng rất khó khăn tốn kém. Người mắc phải thường có hoàn cảnh éo le, không sẵn tiền bạc, trong lòng tôi cứ day dứt mãi. Một liên tưởng tình cờ khiến tôi nảy ra ý nghĩ : Ngộ độc paraquat là do Phospho dạng hữu cơ, có thể nó giống như khi người ta bị con Rờ leo bám vào, chất phospho từ côn trùng này dính vào da thịt cũng làm bỏng rộp, loét thịt ra tương tự như vậy.. Đằng nào thì bệnh nhân bệnh viện cũng đã trả về, cái chết gần như không tránh khỏi. Cứ cho bệnh nhân uống thử xem sao?
Đó là lần đầu tiên tôi chữa được cho anh Hoàng Văn Quyên, người xã Trung Trực vào ngày 1/8/2010. Từ đó đến nay tôi luôn tìm hiểu, nghiền ngẫm thêm về ca bệnh này và đã cứu thêm được một số người. Sang năm tới đây, 2015 tôi sẽ dành thời gian về Hà Nội để nhờ Trung Tâm phòng độc Bạch Mai qua phòng thí nghiệm, phân tích bài thuốc này của mình, để có cơ sở vững chắc về y học. Và nếu thuận lợi sẽ xin đăng ký bản quyền bài thuốc của mình.

Một lang y trẻ mà có cái tâm, ý nguyện như vậy thật đáng trân trọng. Vì việc “Cứu người như cứu hỏa” hay còn nói: “ Cứu người còn hơn xây mười tòa bảo tháp”. Rất mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho anh, để Đặng Quốc Hợp thực hiện được hoài bão của mình.


Ngày 24/12/2014
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Khách đến chơi nhà người HMong chân đỉnh 10:







Phần nhận xét hiển thị trên trang

CĂN TÍNH ​ VÀ BẠO LỰC

Cafe học thuật nhân văn 28/11/2014

Thời gian: Từ 8h30 – 11h30thứ 6, ngày 28/11/2014
Địa điểm:  Phòng D.201 – Trường ĐH KHXH&NV – Số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM
Diễn giả: TS. Dương Ngọc Dũng, TS. Tôn giáo học ĐH Boston
căn tính bạo lực
Một trong những điều khiến tôi cảm thấy khó ở gần đây là việc nhiều người, nhất là những người có sức ảnh hưởng đến đám đông trên mạng, có những phát biểu mà qua đó thể hiện sự phân biệt lớn về căn tính. Đây không phải là lỗi của những người này. Sự phân biệt này đã nằm sẵn trong tư duy của họ, cũng như của cả xã hội, ngay từ khi họ còn chưa trưởng thành. Người ta lớn lên với sự phân biệt này trong đầu óc, suy nghĩ với nó, làm việc với nó, bởi vì họ được dạy như vậy từ khi còn nhỏ. Tôi đã cảm thấy vấn đề này từ nhiều năm trước, dần dần qua thời gian mới có định hình nó rõ hơn, nhất là khi gần đây tôi đọc được Căn Tính Và Bạo Lực của Amartya Sen. Tôi khá tâm đắc với cuốn sách này, đặc biệt thích cách mà tác giả/dịch giả sử dụng từ “căn tính”. 
Trong cuốn sách này, Sen dùng khái niệm “căn tính” (identity) để miêu tả một lối tư duy của con người mà qua đó họ phân loại chính mình, coi đó là cội nguồn của mình, là cái mà mình thuộc về một cách hiển nhiên. Ông xem tôn giáo, văn hoá như những loại căn tính điển hình nhất. Ví dụ trong tư duy một người Thiên Chúa Giáo luôn có một sự phân biệt rạch ròi giữa anh ta và những người Hồi Giáo; hoặc trong đầu óc một người Châu Á, anh ta luôn thuộc về một tập hợp khác với những người Tây Âu. Sen phát biểu quan điểm, mà tôi rất đồng tình, cho rằng việc dùng những căn tính này để phân biệt các tập hợp người là không cần thiết và có hại. Theo cách nói hình tượng của ông, thì việc này giống như bốc người ta cho vào những cái hộp riêng rẽ.
Quan điểm này của Sen cũng có thể áp dụng cho một loại căn tính khác, đó là khái niệm “dân tộc”. Tôi đặc biệt nhạy cảm với loại phân biệt này từ vài năm nay và luôn cố tránh xa khỏi nó trong suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề. Thật vậy, sự phân biệt này tồn tại như một lối mòn, một định kiến bất di bất dịch, bẻ cong quan điểm của con người trong nhiều trường hợp, nhất là khi họ cần đưa ra một phán xét về các hiện tượng xã hội hay những vận động chính trị. Dưới đây tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ.
Ví dụ thứ nhất, cách đây một thời gian ngắn, khi vài nhóm nhạc Pop của Hàn Quốc sang Việt Nam lưu diễn, họ được đám đông người hâm mộ, chủ yếu là những người trẻ ra sân bay đón một cách nồng nhiệt. Ngày hôm sau, báo mạng có đăng một bức hình chụp cảnh một nhóm vài thanh niên trẻ được cho là đang khóc vì vui mừng khi được gặp thần tượng. Ngay lập tức tấm hình này gây xôn xao dư luận trên mạng, phần lớn cười nhạo những thanh niên này. Một nhà thơ nổi tiếng tên là Quân viết một bài thơ thể hiện quan điểm phê phán của ông, trách cứ những thanh niên kia sao quá mê mẫn thần tượng ngoại lai mà quên đi nỗi đau và trách nhiệm với đất nước, với gia đình. Ông lập luận, thông qua bài thơ, rằng tại sao không để dành những giọt nước mắt kia để khóc đất nước, khóc cha khóc mẹ, mà lại đi khóc mừng thần tượng Hàn Quốc. Bài thơ này được phát tán đi rất nhanh, nhận được sự đồng tình lớn từ rất nhiều người trên mạng. Tạm thời bỏ qua cách kết nối thiếu logic của ông nhà thơ khi ông liên hệ giữa sự hâm mộ thần tượng với việc bỏ bê đất nước, gia đình; ta thấy rõ ràng một vết hằn rất sâu trong tư duy của ông này: ông phân biệt rạch ròi về căn tính dân tộc. Ông phẫn nộ là vì ông, có thể vô thức, cho rằng những thanh niên kia là người Việt Nam, và họ không nên hâm mộ những thần tượng Hàn Quốc kia. Sự phân biệt này không nằm trong lập luận của ông nhưng nó là nguyên nhân sâu xa khiến ông đi đến việc ông bất mãn và đưa ra lời phê phán. Đối với những yếu tố khác trong bài thơ, nếu nhạy cảm có thể đoán là chúng được nguỵ tạo ra trong quá trình ông viết.
Qua trường hợp trên, ta thấy tác dụng bẻ cong, làm nhiễu của căn tính dân tộc đối với tư duy của ông nhà thơ. Thay vì nhìn vấn đề một cách toàn cục, tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng văn hoá Pop Hàn Quốc ở các nước châu Á và cả các nước phương Tây trong những năm gần đây, lối mòn của căn tính dân tộc đã khiến ông nhà thơ đi lạc vào một ngõ cụt.
Một ví dụ nữa, cũng cách đây không lâu. Một hoạ sĩ khá nổi tiếng trong lĩnh vực truyện tranh, biếm hoạ và bìa sách có tên là But Chi chia sẻ trên trang Facebook của anh trang web của một cuộc thi làm video clip dành cho du học sinh trong phạm vi một trường đại học nào đó ở một nước phương Tây. Chủ đề của các video là về cuộc sống học tập ở nước ngoài, video nào được nhiều bình chọn hơn sẽ thắng, phần thưởng là một số tiền khá lớn. Trong các video clip dự thi có video của một nữ du học sinh Việt Nam, trong đó cô kể rằng bố của cô ở Việt Nam đang bị bệnh nặng và cô cần một số tiền để bay về nước thăm bố. Video clip này lúc đó đang đứng sau clip đang dẫn đầu của một nam du học sinh người Trung Quốc, không nói về một người bố bị bệnh nào cả. Anh But Chi lúc đó có lời kêu gọi bình chọn thật nhiều cho nữ du học sinh người Việt để cô có thể vượt mặt clip dẫn đầu, chiến thắng cuộc thi. Sau một ngày thì clip của cô gái Việt kia vượt mặt, dẫn đầu danh sách.
Bỏ qua những lời giải thích mang tính bao biện của anh hoạ sĩ, mà theo anh là do triết lý của anh coi trọng hành động và kết quả; người ta dễ dàng thấy rằng cái lý do thật sự của việc làm này là do sự phân biệt về căn tính dân tộc trong tư duy của anh. Sự phân biệt đó khiến anh đồng hoá cô du học sinh kia với mình, khiến anh coi trọng cô hơn những thí sinh khác. Ngay khi nhìn thấy lời kêu gọi của But Chi, tôi đã tự hỏi, giả sử nếu cô du học sinh kia không phải là người Việt Nam thì liệu vấn đề của cô có thể làm động lòng anh đến vậy hay không. Kết quả của cuộc thi đã bị thay đổi một cách không công tâm, khiến video clip của du học sinh người Trung Quốc, vốn phù hợp hơn với chủ đề của cuộc thi bị tụt lại phía sau.
Tôi khó chịu ở chỗ, tầm ảnh hưởng của ông nhà thơ và anh hoạ sĩ trong hai ví dụ trên đối với đám đông là đáng kể, việc làm của họ nhờ đó mà khuếch tán mạnh, gây ra hệ quả lớn hơn nhiều. Nếu khách quan nhìn nhận, có thể thấy căn tính dân tộc, một cách hữu thức hoặc vô thức, có một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống luân lí chung của xã hội. Một ví dụ phổ biến đó là câu khẩu hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam“. Tất nhiên không thể phủ nhận lợi ích của câu này trong việc khuyến khích người dân quan tâm hơn đến các mặt hàng sản xuất trong nước. Thế nhưng nếu ngẫm nghĩ kỹ, ta sẽ thấy việc đưa ra những câu khẩu hiệu như vậy sẽ một cách vô tình làm hằn sâu thêm trong tư duy của người dân sự phân biệt, phân loại chính mình, tách biệt mình ra khỏi các cộng đồng khác.
Căn tính dân tộc đã tồn tại từ rất lâu, gần như là suốt quá trình tiến hoá của xã hội loài người, cho nên cần phải thận trọng nếu muốn phủ nhận nó hoàn toàn. Tuy nhiên, người ta cũng nên ý thức về sự tồn tại và tác động xấu của nó đến khả năng phán xét các vấn đề xã hội hoặc chính trị. Tôi cho rằng việc xem căn tính dân tộc như một giá trị đạo đức cơ bản là rất nguy hiểm. Nó gây ra những phán xét không lành mạnh và làm hạn chế tự do cá nhân của mỗi người trong xã hội.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Year in Photos 2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi, ngựa đã xa dần rùi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang