Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Vận hạn 2014 và cú hưởng lợi bất ngờ của Dũng lò vôi

Vướng vào rắc rối trong vụ kiện tụng với Chủ tịch tỉnh Bình Dương cộng với việc đóng cửa Đại Nam khiến tên tuổi của đại gia này “nổi như cồn”. Năm 2014 có thể coi là một năm nhiều sóng gió với đại gia Dũng lò vôi (tên thật là Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đại Nam).
Việc ông Dũng vác đơn kiện để tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Sóng Thần đã khiến dư luận cả nước quan tâm. Điều đặc biệt, vụ kiện này đã kéo lê, dai dẳng suốt một thời gian dài từ thời điểm gần cuối tháng 10/2013 cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Thêm vào đó, việc liên tục thay đổi lịch đóng cửa khu du lịch Đại Nam – nơi ông Dũng đã đặt bao tâm huyết, tiền của để xây dựng, khiến cái tên Dũng lò vôi được nhắc đến nhiều trên hầu hết các mặt báo.

Khi đại gia bị truyền thông… nghi ngờ

Ông Dũng lò vôi từng được gán biệt danh “ngông” vì những quyết định “hâm, khùng” khi treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất cứ ai chứng minh được vợ ông đem tài sản đi thế chấp hay trao khối tài sản nghìn tỷ cho con trai 1 tuổi.

Mới đây, việc tuyên bố đóng cửa Đại Nam - khu du lịch hoành tráng bậc nhất Việt Nam với số vốn đầu tư khổng lồ lên đến 6000 tỷ đồng thêm một lần nữa chứng minh độ “ngông” của vị đại gia có biệt danh “hâm, khùng” này.

Bởi theo số liệu ghi nhận, mỗi năm khu du lịch Đại Nam đón khoảng 2 triệu lượt khách.

Những ngày bình thường, giá vé vào cổng, vé tại các khu biển, vườn thú 80.000-100.000 đồng/người mỗi khu, còn vé các trò chơi cũng từ 20.000 đến 50.000 đồng, cá biệt có những trò chơi với giá vé 80.000 - 115.000 đồng...

Tính tổng cộng giá vé “trọn gói” để vào cổng và chơi hết các trò không dưới 400.000 đồng một khách tham quan.




Liên tục thay đổi lịch đóng cửa khu du lịch Đại Nam, ông Dũng lò vôi bị giới truyền thông nghi ngờ về chiêu PR, làm thương hiệu của vị đại gia này.

Nhiều người đã không khỏi băn khoăn: Đóng cửa một nơi hút khách du lịch và đem lại lợi nhuận “khủng” cho ông Dũng lò vôi như vậy liệu có phải là một quyết định dại dột của vị đại gia tỉnh Bình Dương này?

Tuy nhiên, việc 3 lần liên tục thay đổi kế hoạch về thời gian đóng cửa Đại Nam (từ ngày 10/11 chuyển sang ngày 20/11 và cuối cùng là 28/11) đã khiến nhiều người hồ nghi rằng: Đây có thể chỉ là một chiêu trò PR của ông Huỳnh Uy Dũng?

Bởi lẽ, cứ sau mỗi lần Đại Nam tuyên bố sắp hết hạn mở cửa miễn phí cho du khách thì lượng người kéo đến vui chơi, thăm quan, giải trí tại khu du lịch này càng đông.

Thậm chí, cảnh chen lấn, xô đẩy, xếp hàng dài chờ tới lượt chơi diễn ra thường xuyên. Tại khu vực để xe máy của khách tham quan, số lượng xe tăng đột biến.

Trước đó, thông báo được đăng tải 4/11 cho biết, Đại Nam sẽ đóng cửa từ ngày 10/11 đến hết năm 2014, tuy nhiên đến ngày 10/11 thời gian đóng cửa được lùi lại đến ngày 20/11 đến 31/12/2014.

Cuối cùng, thông báo mới nhất cho biết, trong thời gian đóng cửa từ 20/11 – 31/12/2014, thay vì việc ngừng hoạt động liên tục, Đại Nam vẫn mở cửa miễn phí cho khách vé thăm quan, riêng trò chơi sẽ tính phí bình thường.

Trong khi dư luận không ngớt đặt dấu chấm hỏi về chiêu làm thương hiệu của ông Huỳnh Uy Dũng thì Công ty Cổ phần Đại Nam lý giải:

Việc lùi thời gian đóng cửa khu du lịch Đại Nam cũng như việc mở cửa miễn phí các ngày 6,7 và chủ nhật các tuần từ 20/11 đến 31/12/2014 nhằm giảm bớt lượng khách tập chung, đảm bảo vấn đề sức khỏe người dân và du khách.

Kiện tụng liên miên, đại gia Dũng chịu thiệt

TS.Lê Đăng Doanh chia sẻ trên Dân Việt: Việc ông Dũng đóng cửa khu du lịch Đại Nam sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cả tỉnh Bình Dương, dẫn đến những “va chạm” giữa hai bên kéo dài ngày càng căng thẳng, thiệt hại sẽ là cả hai phía.


Việc ông Dũng đóng cửa khu du lịch Đại Nam sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cả tỉnh Bình Dương.

Trên Đời sống – Pháp luật, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng bày tỏ: Chưa bàn về chuyện đúng sai, nhưng rõ ràng việc ông Dũng đóng cửa Đại Nam trước tiên gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân ông ấy.

Từ khúc mắc chưa được giải quyết với chính quyền địa phương, quyết định đóng cửa không hoạt động kinh doanh sản xuất là quyền của ông Dũng. Nhưng điều này theo ông Thuận sẽ tạo tiền lệ không tốt cho địa phương và các doanh nghiệp khác.

Trong khi đó, theo như lý giải của đại gia Dũng lò vôi: ông đóng cửa Đại Nam vì bị chính quyền Bình Dương o ép.

Mấu chốt của toàn bộ vụ việc xuất phát từ việc Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung không phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3. Trong khi đó công ty Đại Nam của Dũng lò vôi đã vội kêu gọi… góp vốn đầu tư.

Ông Dũng khẳng định, việc chậm trễ trong việc phê duyệt quy hoạch suốt 7 năm qua khiến dự án ngưng trệ, doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, ông Lê Thanh Cung phải chịu trách nhiệm chứ không thể không liên quan.

Liên quan tới vụ kiện này, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận rằng: tố cáo của ông Dũng là có cơ sở nhưng không liên quan đến cá nhân ông Lê Thanh Cung.

Đồng thời, ông Dũng bị thu hồi quyết định sử dụng đất.

Bởi lẽ, diện tích đất ở được công ty của ông Huỳnh Uy Dũng quy hoạch trong KCN Sóng Thần 3 sẽ chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm, thay vì "lâu dài" như các tuyên bố trước đó.

Không đồng tình với quyết định này, ông Huỳnh Uy Dũng “đòi” UBND tỉnh Bình Dương bồi thường nếu như muốn thu hồi đất. Số tiền Bình Dương cần thanh toán lên tới 1.800 tỷ đồng (theo giá 3 triệu đồng mỗi m2).

Thêm vào đó, vụ ông Dũng lò vôi tố cáo đích danh ông Lê Thanh Cung đến nay vẫn còn căng thẳng khi đại gia này lại mới có đơn gửi đến Thủ tướng đề nghị phúc tra lại kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Có thể nói, với các hành động “ngông” của mình, ông Huỳnh Uy Dũng không chỉ gây rúng động dư luận, mà từ nay về sau, ai nhắm đầu tư lớn vào Bình Dương cũng sẽ nghĩ về câu chuyện của ông Dũng lò vôi .

(Theo Đại Lộ)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/213918/van-han-2014-va-cu-huong-loi-bat-ngo-cua-dung-lo-voi.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Kể chuyện về Nguyễn Hữu Đang và hồ sơ Nhân văn Giai phẩm




Đây là lời kể vừa xuất hiện, tháng 12/2014, của một vị thuộc lớp đàn chú đàn bác của chúng tôi ở Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau khi ra trường, ông về Bộ Công an). Ông cũng là người được xem là có "gắn bó" với hồ sơ của vụ Nhân văn Giai phẩm


Ông cũng là người "gắn bó" lâu năm với cụ Nguyễn Hữu Đang. Hơn nữa, hai người còn là đồng hương của nhau (bức thư viết năm 1990 ở trên, cụ Nguyễn Hữu Đang ghi địa chỉ "Vũ Công" là một nơi gần với quê nhà của Thái Kế Toại).

Chú ý: theo thuật lại ở dưới đây thì, Thái Kế Toại gặp Nguyễn Hữu Đang từ sau Đổi Mới. Như vậy, tạm xem là khoảng các năm cuối thập niên 1980. Chuyện thực sự về Nguyễn Hữu Đang thời mới về quê nhà ở Vũ Công cho đến Đổi Mới, qua trải nghiệm đúng thời điểm đó, thì hiện còn ở dạng bản thảo, chưa từng được công bố (khác với những bài viết của những tác giả chỉ gặp hay gặp lại Nguyễn Hữu Đang từ sau Đổi Mới).

Toàn bộ tư liệu ở entry này là lấy về từ Fb Thái Kế Toại. Thường thì trước đây, khi viết về Nhân văn Giai phẩm, ông hay dùng bút danh là Lê Hoài Nguyên.

---

Khi ông Đang ra tù năm 1973 ông vẫn còn bị quản chế 5 năm. Theo tiền lệ thời gian đó Bộ Công an phải nuôi ông mỗi tháng 15 đồng, cũng tạm đủ ăn. Sau đời sống khó khăn số tiền đó không đủ nuôi ông, công an Thái Bình xin thêm, Bộ giải quyết cho 50 đồng nhưng hàng tháng phải cho người trực tiếp lên đơn vị tôi lĩnh về.

Bắt đầu đổi mới, tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên xem xét xử lý vụ Nhân Văn- Giai Phẩm.

Đầu tiên là phải đọc lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Đó là một công việc nan giải vì hồ sơ của vụ án này nhiều hàng mét khối. Giấy tờ đã lưu trữ hàng ba chục năm, bản viết tay nhiều, bản đánh máy thì lèm nhèm. Tôi vừa làm công tác lãnh đạo đơn vị vừa tranh thủ đọc các tập hồ sơ cơ bản. Một cán bộ là anh Dương Thanh Hưởng giúp cho tôi. Khi đọc hồ sơ tôi hiểu được bản chất vụ án, phát hiện ra một số tình tiết mà một số bài báo, bản tổng kết sau này đã viết khác đi.


Việc thứ hai là phải rà soát lại toàn bộ nhân sự cùng quan hệ nhóm, quan hệ xã hội, tâm tư, sáng tác, thái độ chính trị của những văn nghệ sỹ đã tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.


Việc thứ ba là đánh giá thái độ của các chính phủ, các cơ quan văn hóa, các đài phát thanh, truyền hình, báo chí các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm đến vấn đề Nhân Văn- Giai Phẩm này. 


Kết qủa là tôi đã đề xuất cần thực hiện nhanh các biện pháp giải tỏa cho những văn nghệ sỹ đã tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Đó là biện pháp công tác tích cực nhất góp phần tháo bớt căng thẳng dư luận xã hội và văn nghệ sỹ, góp phần làm cho việc lợi dụng sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm theo chiều hướng tiêu cực giảm đi. Đầu tiên là khôi phục ngay hội tịch cho những người đã bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật. Thứ hai là cấp lương hưu cho hai ông Nguyễn Hữu Đang và Phùng Cung sau khi đi tù về không có lương, chỉnh lương hưu cho những người đã có lương nhưng quá thấp như Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm. Thứ ba là bình thường hóa việc in tác phẩm trên báo, xuất bản sách của các ông ở các nhà xuất bản. Thứ tư là dỡ bỏ những rào cản đối với nghề nghiệp, đời sống con cái các ông.


Nói thêm là cùng với số văn nghệ sỹ tham gia Nhân Văn Giai Phẩm còn có một số văn nghệ sỹ khác cũng bị ngừng in bài, in sách trong một thời gian dài như Nguyễn Dậu, Hồ DZếnh, Vũ Trọng Phụng, Hà Minh Tuân, Hoàng Tiến, Hoàng Yến, Trần Huyền Trân, Hoàng Công Khanh...


Do nhiệt tình của Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương và các Ban, Ngành khác công việc được tiến hành nhanh chóng.


Riêng ông Nguyễn Hữu Đang do thân phận đặc biệt của ông cần được giải quyết ngay. Tôi trực tiếp đi Thái Bình. Hội ý với anh Hội Phó Giám đốc phụ trách an ninh, anh Tuất Trưởng phòng nghiệp vụ, anh Tý trinh sát xong, không dùng xe con, tôi nhờ anh Tý lấy xe máy đèo tôi xuống Trường cấp hai Vũ Công. Tôi ở lại làm việc với ông Đang, đêm ngủ ở nhà ông Hiệu trưởng ngay gần nhà ông Đang. Gọi là nhà chứ đó trước là căn bếp của trường trong buổi sơ khai, sau trường có bếp tập thể to hơn để lại cho ông Đang ở nhờ. Sau khi tôi về giải tỏa cho ông, ông Phùng Quán, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán mới về thăm ông được. Khung cảnh và cuộc sống của ông đúng như Phùng Quán đã kể trong bài viết Người tổ chức Lễ Độc lập 2-9. Gầm giường ọp ẹp của ông đầy vỏ chai rượu, vỏ bao thuốc lá ngoại ông nhặt từ Hà Nội để trao đổi với bọn trẻ con cóc nhái làm thức ăn. Ông có một đống tất cũ đã rách cũng xin từ Hà Nội sửa lại để đi. Lại còn một chiếc vại nữa xin nước gạo của nhà bếp để lắng lại rồi gạn lấy phần bột để nấu cháo mà ông gọi là xúp. Rau thì ông trồng lấy trên vạt đất nhỏ trên bờ ao. Với mấy thứ đó ông cho là tự đủ dinh dưỡng, cũng không cần chợ búa. 


Ông vẫn để dành được số tiền trợ cấp ít ỏi của công an chi mua thóc lúc đang mùa, bán lại vào lúc giáp hạt để sinh lời. Có lúc ông đã có hàng tấn thóc. Nhưng con cháu ông nghèo khó luôn luôn nhòm ngó tìm cách vay mượn của ông rồi ăn quỵt. Trong thư viết cho tôi ông gọi họ là lũ giòi bọ, lưu manh. Ông thích nói về tư tưởng của Lão Trang, triết học an nhiên tự tại thuận theo quy luật tạo hóa. Ông cũng không tỏ ra ân oán với vụ án mà ông chịu 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau mãn hạn tù. Tôi biết ông đã trải qua những trại giam khắc nghiệt như Phong Quang Lào Cai, Quyết Tiến Hà Giang nhưng ông chỉ nói đến việc lần ông bị tạm giam ở Nam Định do sang thăm người bạn tù bị một thanh niên 18 tuổi cưỡi trên lưng, bắt ông làm chó cắn gâu gâu.


Trở về công an Thái Bình tôi trao đổi mấy việc theo tinh thần chỉ đạo của Bộ như sau:

Ông Đang đang là một công dân bình thường cần phải đối xử với ông bình thường như những công dân khác. Không thể tiếp tục thực hiện biện pháp quản chế như cũ. Phải làm hộ khẩu cho ông, cấp chứng minh thư cho ông. Ông được tự do đi lại mà không cần có giấy phép của công an mới được ra khỏi đất Thái Bình. Bạn bè, người thân từ xa về thăm ông không phải trình báo xin phép. Ông được đọc và mượn sách báo tại Thư viện của tỉnh, có thể giúp cho công tác biên soạn lịch sử cách mạng của tỉnh.

Về Hà Nội tôi báo cáo với Bộ trưởng cần đề nghị Bộ Lao động Thương binh Xã hội làm lương hưu cho ông Đang chứ không tiếp tục dùng tiền nghiệp vụ nuôi ông nữa. Vì ông độc thân, không có nhà cửa chỉ còn anh em con cháu ruột ở Hà Nội nên bố trí cấp nhà cho ông và cho ông chuyển lên sống ở Hà Nội. Việc xếp lương hưu tiến hành tương đối nhanh, ông được hưởng mức trợ cấp như chuyên viên bậc 5 tương đương Vụ trưởng. Đối với một người như ông Đang số tiền lĩnh hàng tháng đó rất là có ý nghĩa và cũng là rất lớn so với số tiền công an nuôi ông.

Việc cấp nhà và chuyển lên Hà Nội thì lâu hơn nhưng cũng xong vào đầu những năm 90 với sự giúp thêm của ông Trần Quốc Hương, người đàn em của ông Đang thời Văn Hóa cứu quốc, ông Phan Diễn là cháu của ông Phan Khôi. Căn nhà ông được cấp ở cùng Khu nhà tập thể Hội Sân khâu đường Liễu Giai nhưng ông đã bán đi dọn về ở cùng người cháu tên Hà con ông anh ruột tại Khu tập thể nhà máy bánh mỳ Nghĩa Đô.

Ông Đang bắt đầu viết và đăng báo trở lại. Vaì bài báo về đời sống điện ảnh Hà Nội trước 1945, Việc tổ chức ngày Lễ Độc lập 2-9-1945, Hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ...một truyện ngắn về người yêu của ông ở Hà Nội Chiếc vòng Xơ men. Các báo cũng có bài viết và ảnh về ông.

Tôi nhớ trong thời gian chờ đợi làm thủ tục ông lên Hà Nội hay đạp chiếc xe đạp mi ni lại chỗ tôi. Người đương thời Hà Nội không thể biết được ông già bé nhỏ vẻ mặt khắc khổ, dáng điệu nhếch nhác đạp chiếc xe mi ni kia lại là Nguyễn Hữu Đang một thời nổi tiếng ở thành phố. Tôi đã trả lại cho ông bức ảnh giấy lụa còn rất đẹp về Kỳ đài Lễ Độc lập 2-9-1945 Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập. Ông Đang đứng trên lễ đài phía ngoài cùng bên phải.Một lần ông bị sưng bàn chân trái. Tôi đề nghị Bệnh viện 198 của Bộ Công an chữa cho ông. Ông Giám đốc Hoàng Tuấn mừng lắm nhận lời ngay vì mấy khi có dịp chữa bệnh cho con người đặc biệt đó. 

Trước khi vào viện anh em tôi đưa ông ra ăn phở Nam Ngư đang có tiếng. Mấy bà bán nước chè ngỡ ngàng khi ông nói chuyện phở ngày xưa. Ngày xưa Hà Nội không có phở gà như bây giờ. Chỉ có phở bò, phở chín, phở tái, phở nạm, phở gầu, phở nước trong, phở nước đục.. Họ cũng không thể biết rằng Nam Ngư là cái quán phở thời trước ông vẫn ăn, căn nhà cũ ông ở cũng ngay gần đây ngoài phố Yết Kiêu. 

Có lần tôi hỏi ông việc bối trí quay phim ngày 2-9-1945 ông bảo có đặt hiệu ảnh Hưng Ký ở Hàng Trống quay phim nhưng sau họ báo là phim bị hỏng, chỉ còn ít ảnh. Do bận nhiều việc to lớn hơn nên không ai nghĩ đến việc này. Ông cho biết hình như Đội biệt kích Con nai của người Mỹ cũng chịu trách nhiệm bảo vệ kỳ đài ngày 2-9 có thể có máy quay. Sau này khi Điện ảnh Công an làm bộ phim Điệp viên nhảy dù về nhóm các ông Lê Giản, Hoàng Đình Giong, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Hiệu, Nông Văn Hoạt được Đồng minh thả dù xuống miền Bắc Việt Nam đầu 1945 liên lạc với Việt Minh đánh phát xít Nhật chúng tôi được Hội hữu nghị Mỹ Việt tặng một cuốn băng video có những thước phim quay về hoạt động của Đội Con nai ở chiến khu Việt Bắc. Tuy vậy đấy mới chỉ là giả thiết. Cho đến giờ người quay những thước phim nhựa cực kỳ quý giá về ngày lễ Độc lập 2-9-1945 vẫn còn là một ẩn số.

Ngày 20-11-1992 hai người em kết nghĩa là thi sỹ Phùng Cung và thi sỹ Phùng Quán tổ chức cho ông Lễ mừng thọ 80 tuổi tại nhà ông Phùng Quán ven hồ Tây. Hàng trăm người đủ các thế hệ già trẻ của văn nghệ sỹ Hà Nội, những người bạn cũ, ông Vũ Tú Nam Tổng thư ký Hội Nhà văn đã đến dự. Trong lời tâm sự ông nói:
Tôi không thể nói hết được sự cảm động của tôi trước cử chỉ thân ái, ân cần của các bạn đối với tôi hôm nay. Đúng là việc may mắn lớn mà trước đây tôi không thể nào nghĩ tới, không thể nào tưởng tượng được.

Sau khi ông Đang yên vị ở Hà Nội tôi chuyển sang phụ trách Điện ảnh Công an, một công việc thuần túy quản lý nghệ thuật ít có dịp gặp lại ông. Sau nhiều năm, có một lần trong dịp kỷ niệm gì đó của Hội Nhà văn ở Cung Hữu nghị Việt Xô tôi thấy ông đứng với các ông Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú Nam... Tôi đi lại chào và bắt tay các ông. Ông Đang đã già, thần sắc ngơ ngác. Ông bắt tay mà hình như không nhận ra tôi...


Tháng 12-2014

---

Đọc thêm (tư liệu đã công bố từ năm 2010)

22/08/2010

Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành
Lê Hoài Nguyên
imageNhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân văn - Giai phẩm. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.
“Tác giả là người đã được đọc lại toàn bộ hồ sơ nghiệp vụ chuyên án NVGP, tiếp xúc với hầu hết thành viên chủ chốt của vụ án, một số văn nghệ sỹ tham gia vào đấu tranh với NVGP, tiếp xúc sớm nhất với các tài liệu nghiên cứu, các bài viết về NVGP từ nước ngoài, tiếp xúc tương đối đầy đủ các bài viết về các nhân vật NVGP ở trong nước từ sau đổi mới. Tác giả tin rằng NVGP không phải là một vụ án gián điệp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, Chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo”.
Lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Xin được giới thiệu thêm: Lê Hoài Nguyên khi đang còn là cán bộ A25 cũng là người đã nhiệt tình cung cấp nhiều tư liệu quý cho GS Nguyễn Huệ Chi để ông viết bài tiểu luận “Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại” đăng trên Tạp chí văn học của Viện Văn học số 2-1994 mà ngay sau lúc công bố, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn xuống cho Viện yêu cầu cung cấp 10 số báo để các Ủy viên Bộ chính trị “xem xét”; sau đó bài viết đã trở thành đề tài thảo luận trên đài RFI ba buổi với ba học giả, nhà văn: Đặng Tiến, Tạ Trọng Hiệp, Trần Vũ, và cũng được đăng lại nguyên vẹn trên tạp chí Hợp lưu (Hoa Kỳ), và trích đăng trên tạp chí Văn học (Hoa Kỳ).
Vì mang tính cách một bài tổng kết về Nhân văn – Giai phẩm, không thể rút gọn,BVN sẽ đăng lại công trình của Lê Hoài Nguyên thành ba kỳ trong ba Chủ nhật liên tiếp để bạn đọc tham khảo.

I– Mấy vấn đề có tính phương pháp luận
Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn - Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào (1). Người thì cho là một vụ án văn học, oan sai về văn học (2). Tất nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng đánh giá không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng.
Với tất cả những gì đã xảy ra nên coi đây là một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành thì đúng hơn. Để đi tìm cách cắt nghĩa nó. Gìn giữ những gì nó đặt ra, nó để lại cho nền văn học nước nhà. Còn nếu coi là vụ án chính trị thì không cần tốn giấy mực để viết về nó trong lịch sử văn học làm gì.
Xem xét từ cốt lõi các vấn đề chủ yếu, tức là hồn cốt vụ án, tức là hình thái của nó, các điều kiện lịch sử của nó, các nhân vật của nó, các vấn đề nó đặt ra cho xã hội đều thực sự là tư tưởng và văn học.
Vài vấn đề về phương pháp luận:
* Đánh giá NVGP trong tiến trình tư tưởng Việt Nam từ 1945- 1948- 1954- 1960 cho đến 1986- và nay 2010. Tiến trình tư tưởng cách mạng VN có đặc điểm riêng, khi du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin. Trước khi ngả hẳn, thuần hóa chủ nghĩa Mao, nó có trạng thái lưỡng phân và giao tranh giữa tư tưởng dân chủ với tư tưởng cộng sản, tư tưởng toàn trị với tư tưởng pháp quyền (3).
* Các vấn đề của NVGP đặt ra đều có nguồn gốc từ các thời kỳ trước đó, NVGP xuất hiện vào lúc hội đủ điều kiện cả khách quan và chủ quan. Vì mang tính tất yếu, những gì mà NVGP chưa làm xong thì các thế hệ sau sẽ tiếp tục phải làm.
* Đánh giá bản chất của NVGP còn phải dựa trên tập quán hành xử chính trị của hệ thống XHCN, của xã hội VN trên cơ sở thể chế hiện hành. Tức là không thể tin cậy vào các lượng thông tin chính thống, vì loại thông tin đó đã bị biến dạng và thường là không phản ánh trung thực, toàn diện bối cảnh xã hội lúc đó, không phản ánh đúng bản chất các sự việc. Cần phải tiếp cận NVGP từ nhiều phía, nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong và ngoài nước, quan trọng nhất là thông tin của những người trong cuộc.
* Xem xét vụ NVGP phải lấy việc xem xét nội dung văn học của nó, cái nội dung ấy phản ánh tình trạng văn học lúc đó thế nào, chứ không lệ thuộc vào việc nhà nước công bố nó là chống đối, tức chống đối là không có giá trị văn học. Từ trước đến nay những người viết về NVGP gần như theo quan niệm này và đã không xem xét giá trị văn học của các sáng tác.
Vậy ta có thể tạm khái quát như sau:
NVGP trước hết là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học đòi hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc Việt Nam năm 1954-1960 có nguồn gốc và đã xảy ra trong nội bộ Đảng CSVN, trong bộ máy Chính phủ Kháng chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh lãnh đạo trong quá trình đi từ chủ nghĩa dân chủ tư sản đến chủ nghĩa cộng sản hình thái Mao Trạch Đông (1948–1954), bùng phát vào thời điểm đặc biệt 1955 trên các lĩnh vực triết học, tư tưởng, pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật, báo chí chủ yếu trên các ấn phẩm báo Nhân Văn, Sáng Tạo, Trăm Hoa, Tự Do Diễn Đàn, Đất Mới - Chuyện Sinh Viên, Văn… và các sách dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Đông, Sách Tết, Vũ Trọng Phụng… do khởi xướng hầu hết là số văn nghệ sỹ, trí thức tài năng, có nhiều công lao trong kháng chiến chống Pháp, trong quân đội, bị đàn áp và xét xử công khai bằng một vụ án chính trị hoạt động gián điệp lật đổ chính quyền nhân dân với cái tên Nhân Văn - Giai Phẩm, tiếp theo là việc xử lý bằng các hình thức trừng phạt nội bộ với hàng trăm giáo sư, thày giáo, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, xuất bản, cán bộ lãnh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước…
Sau khi bị đàn áp, NVGP không chết ngay lập tức, nó còn tồn tại dai dẳng trong một số sáng tác của Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan…thậm chí cả Nguyễn Chí Thiện (4), nhóm Văn nghệ Chân đất ở Hà Nội những năm 70-80 (5), cho đến vụ Hoàng Cầm, Hoàng Hưng bị bắt năm 1983 (6) [tác giả nhầm, HC và HH bị bắt năm 1982 – BXVN], cho đến lúc Đổi mới, trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cho một số nhân vật chủ chốt của vụ NVGP 50 năm về trước. Còn mục tiêu tự do tư tưởng, tự do sáng tác, dân chủ xã hội pháp quyền, cách tân nghệ thuật mà NVGP đã đặt ra thì vẫn đang là câu hỏi cho các thế hệ người Việt Nam cho đến hôm nay…
Để có thể xem xét vụ NVGP một cách thỏa đáng không bị ràng buộc về khía cạnh vụ án chính trị, tôi chọn cách nhìn nó với tư cách là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học.
II– Các tiền đề dẫn đến vụ NVGP
1- Bối cảnh chính trị Việt Nam 1945-1954 và những tác động của quá trình Mao hóa hệ tư tưởng phản ánh vào đời sống văn học nghệ thuật.
Phản ánh của các sử gia Việt Nam về Cách mạng Tháng Tám 1945 và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp là một cách viết sử đơn giản, dường như chỉ lấy mục đích tường thuật các chiến thắng quân sự của chính phủ Hồ Chí Minh với nguồn sử liệu nghèo nàn, một phía, hoặc với những đánh giá không khách quan. Khác với các sử gia Việt Nam, các sử gia nước ngoài, chủ yếu là phương Tây, có nguồn tư liệu từ hai phía, nhất là hồ sơ của Pháp, Nga, Trung Quốc, hồ sơ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân tham gia các sự kiện lịch sử, từ chỗ đứng khách quan với phương pháp tư duy phức tạp hơn họ có thể nhìn ra tiến trình lịch sử đó dưới nhiều góc độ khác nhau đặc biệt là sự vận động của hệ tư tưởng ở những người cộng sản Việt Nam đã tạo ra tình trạng phân hóa nội bộ trong giới lãnh đạo và quần chúng, tạo ra các chính sách trước sau mâu thuẫn, các màu sắc chính trị đối ngoại, các vụ án kiểu như NVGP (7)…
Có hai điểm làm cho quá trình Mao hóa hệ tư tưởng ở VN dùng dằng ở trạng thái lưỡng phân trong một thời gian dài:
* Một là trong thời điểm 1945 Việt Minh giành được chính quyền trong tương quan cùng có nhiều lực lượng quốc gia yêu nước tham gia. VM không đủ thế lực quản lý đất nước khi họ chưa có được sự công nhận, hậu thuẫn của phe XHCN, HCM vẫn còn phải tính toán con đường tồn tại trong khối Liên hiệp Pháp. Xu thế này phản ánh trong chính bảnTuyên ngôn độc lập do HCM đọc tai Ba Đình ngày 2-9-1945 và trong thành phần chính phủ liên hiệp sau đó. Ngay cả khi cuộc chiến toàn quốc đã nổ ra, 19-12-1946, VM lập một chính phủ mới hoàn toàn là của họ nhưng vẫn còn một tỷ lệ lớn là thành phần trí thức do Pháp đào tạo, đã từng cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim, thuộc các đảng Dân Chủ và Xã Hội, trong đó có các nhân sự chủ chốt của các ngành tư pháp, y tế, giáo dục, xã hội, thậm chí cả một phần công an, quân đội nữa. Phương án muốn duy trì bộ mặt khả ái của chính sách cai trị để đi theo khối Liên hiệp Pháp còn được đẩy mạnh vào các thời điểm giữa năm 1947, giữa năm 1957 khi miền Bắc VN vẫn còn hy vọng hiệp thương thống nhất đất nước (8).
* Quá trình xây dựng nhà nước VNDCCH theo hướng dân chủ bị biến dạng và bị phá vỡ bởi sự thắng lợi của CNXH châu Á ở Trung Quốc. Không phải HCM không thấy hết mặt trái của chủ nghĩa Mao nhưng do rất cần nguồn viện trợ và do Stalin không mặn mà với ông, giao hẳn trách nhiệm cho cách mạng Trung Quốc giúp đỡ cách mạng Việt Nam, ông phải mở cửa cho các cố vấn cộng sản Trung Quốc mang theo chủ nghĩa Mao xâm nhập vào đất nước. Điều này dẫn đến sự lệ thuộc của cộng sản Việt Nam vào cộng sản Trung Quốc, tạo cơ hội cho Mao áp đặt hệ tư tưởng của ông ta lên Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam (9).
Bề mặt của quá trình này thể hiện ở các mâu thuẫn trong nội bộ cộng sản Việt Nam, ở các cuộc chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, tranh luận về văn học, luật pháp, tư pháp, ở các cuộc thanh trừng những trí thức kiên trì với tư tưởng dân chủ mới hoặc CNXH chân chính như Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh, Nguyễn Hữu Đang. Lĩnh vực giải hóa luật pháp và NVGP là điển hình của quá trình đó.
Đối với văn nghệ do cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Trường Chinh là người đã đưa các quan điểm văn nghệ của Mao Trạch Đông vào hoạt động Văn hóa cứu quốc từ năm 1943, kiên trì bảo vệ nó cho tới khi đổi mới, đã tạo ra rất nhiều vụ án văn nghệ khác, là nhân tố chính làm cho nền văn nghệ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền nhưng tụt hậu so với sự phát triển chung của nhân loại.
Trong thời kỳ ban đầu Trường Chinh không thể chi phối được mọi hoạt động của VHCQ do đa số những người thực hiện là các trí thức có ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản. Do điều kiện kháng chiến, VM không thể thành lập bộ máy văn hóa riêng để áp đặt đường lối của mình. Mâu thuẫn đã bộc lộ ra giữa Nguyễn Hữu Đang và Trường Chinh ngay từ lúc tổ chức Hội nghị VHCQ toàn quốc tháng 10 năm 1946 và có thể nói kết thúc bằng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II xóa bỏ VHCQ thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam hoàn toàn theo quỹ đạo của đường lối văn nghệ Maoist vào thời điểm tháng 7-1948 (10). Từ thời điểm này sự rạn nứt trong đội ngũ văn nghệ kháng chiến càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người bắt đầu bỏ về thành, số lượng nhiều hơn khi các cuộc chỉnh huấn theo kiểu Mao mở ra (11). Số này sau trở thành lực lượng nòng cốt của văn nghệ Sài Gòn : Tạ Tỵ, Mai Thảo, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Phạm Duy, Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh… Trong số VNS ở lại vùng kháng chiến các cuộc tranh luận về tự do sáng tác và dân chủ vẫn còn diễn ra với các ông Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Tô Ngọc Vân, Ván Cao, Sỹ Ngọc… Có khi trở thành đòn đánh nhau công khai như việc phê bình thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, tranh lập thể của Văn Cao, Tạ Tỵ… Tuy vậy trong bộ máy của Chính phủ kháng chiến HCM vẫn không có Bộ Văn hóa, Hội Văn nghệ đã phải làm thay chức năng cho bộ này cho tới tháng 2-1955. Đa số văn nghệ sĩ trong kháng chiến đều gia nhập quân đội và thuộc quản lý của Phòng Văn nghệ quân đội với các chính sách văn nghệ được quân sự hóa dưới sự lãnh đạo của các chính ủy.
Hy vọng về một cuộc sống thoải mái hơn về vật chất và tinh thần  sau khi hòa bình lập lại bị héo úa về cuộc Cải cách ruộng đất và những khó khăn trong đời sống, do cách thức quản lý xã hội như hộ khẩu, cải tạo tư sản, thương nghiệp quốc doanh… Trong văn nghệ đó là tệ lãnh đạo chính trị thô bạo, ép buộc tuyên truyền một chiều, tệ bè phái cơ hội, tác phong lãnh đạo hống hách, sáng tác đơn giản sơ lược …
2– Bối cảnh quốc tế, cuộc cách mạng dân chủ lần thứ nhất của phe XHCN tác động đến CMDC ở Việt Nam.
Sau 1945 không phải Liên Xô đã hoàn toàn chi phối được chính quyền  các nước Đông Âu. Ở một vài nước vẫn còn chính phủ DCTS. Đến đầu những năm 50 các cuộc chính biến cộng sản ở các nước này nổ ra lật đổ các chính phủ DCTS thì mới có được một hệ thống XHCN thuần nhất theo sự lãnh đạo của Liên Xô.
Cũng như ở Liên Xô toàn bộ các nước XHCN dưới sự chỉ đạo của Stalin đã bộc lộ các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ lãnh đạo các ĐCS, giữa nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ với ĐCS về các vấn đề pháp quyền dân chủ… Chỉ đợi đến lúc Stalin chết thần tượng Stalin mới bị hạ bệ, bị kết tội về những tội ác đã gây ra trong thời kỳ cai trị Liên Xô bằng chế độ độc tài và các cuộc thanh trừng nội bộ đẫm máu. Trong Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng Sản Liên Xô tháng 2-1956, Tổng Bí thư Khrútsôp đã đọc báo cáo tổng kết thời Stalin và đề xuất chiến lược mới cho phe XHCN chung sống hòa bình cũng có nghĩa là mở ra cho các nước xã hội chủ nghĩa một thời kỳ dân chủ (12).
Không phải đợi đến khi Khrútsốp chính thức tuyên bố, ở các nước XHCN đều đã có các yếu tố đòi hỏi phải cải cách dân chủ. Nhưng tiếc rằng khi hoa dân chủ nở rộ, ngọn sóng dân chủ đã làm cho các ĐCS ở đây lo sợ về nguy cơ khủng hoảng. Các phần tử bảo thủ đã tìm mọi cách làm cho những người khởi xướng, ủng hộ cải cách do dự rồi lật ngược thế cờ. Một số cuộc nổi dậy bị đàn áp, các văn nghệ sĩ cấp tiến bị xử lý, thậm chí bị kết tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Có thể gọi đó là Cuộc cách mạng dân chủ XHCN lần thứ nhất. Sau hai mươi năm cuộc Cách mạng dân chủ lần thứ hai đã nổ ra cũng khởi đầu từ Liên Xô với ngọn cờ Công khai - Cải tổ của Gorbachốp Tổng Bí thư ĐCSLX và đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN .
Vậy cuộc cải cách dân chủ lần thứ nhất ở Việt Nam chính là Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, một trào lưu tư tưởng, trong đó theo truyền thống Á Đông, đặc trưng cơ bản của nó là phản ứng và xử lý về ngôn từ chứ không phải là một vụ án gián điệp, một vụ bạo loạn. Tất nhiên khi yêu cầu cách mạng này đặt lên vai văn học thì từ bên trong văn học xuất hiện những yêu cầu thay đổi về hình thức để đáp ứng yêu cầu xã hội.
3- Bối cảnh văn nghệ miền Bắc 1945-1954.
Nền văn nghệ Việt Nam vốn từ một nền văn nghệ nho giáo bắt đầu được hiện đại hóa với chữ quốc ngữ, đỉnh cao là Thơ Mới và Tự Lực Văn Đoàn. Hai phong trào văn học này làm cho văn học Việt Nam vươn tới một nền văn học có các phương pháp sáng tác của văn học hiện đại thế giới cả về ngôn ngữ, nhân vật, thi pháp biểu hiện, chủ nghĩa cá nhân…
Nếu nói về tiến trình văn học, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã làm gián đoạn, nếu không nói là đứt đoạn quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam. Ở đây không nói toàn bộ nền văn học mà là bộ phận văn học do những người cộng sản Việt Nam thực hiện quản lí. Các chính sách về VHVN của ĐCSVN bị ảnh hường nặng nề chủ nghĩa Mao, sau nữa là chủ nghĩa Lênin, Stalin, đã đoạn tuyệt gần như hoàn toàn với quá khứ nhất là bộ phận di sản văn nghệ quan trọng nhất, 1930-1945, đã tuyệt đối hóa chức năng tuyên truyền, lấy quần chúng công nông binh làm mục tiêu, làm thước đo giá trị của văn nghệ, đã thủ tiêu mọi ý tưởng thể hiện nghệ thuật bằng ký hiệu nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chính vì vậy người ta mới cường điệu việc tìm đường, nhận đường cho văn nghệ sĩ, gọi nó cuộc lột xác đau đớn, là cuộc sống mới với câu tuyên ngôn giết chết cái cũ trong con người họ.
Chính vì thế, văn nghệ kháng chiến đã đánh mất nhiều tài năng trong các cuộc chỉnh huấn, các cuộc phê bình nội bộ tâm hồn tiểu tư sản hoặc phê bình mạt sát các loại hình nghệ thuật hiện đại. Một bộ phận đáng kể trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng tự do trong đó đa số là gốc Bắc đã ly khai văn nghệ kháng chiến. Còn các văn nghệ sĩ tiền chiến thì co mình lại, hoang mang không biết viết cái gì, vẽ cái gì. Lớp văn nghệ sĩ do công nông binh sinh ra chưa thể trở thành những cây bút có tầm vóc. Nhìn vào chất lượng các Giải thưởng văn nghệ trong kháng chiến thì thấy rõ điều đó, có thể gọi là xuất sắc với vài bài thơ, một vài tiểu thuyết có phần đơn giản.
Bước sang giai đoạn hòa bình trong khi bộ máy quản lí vẫn còn đang theo quán tính cũ, thì cuộc sống đã đặt ra những vấn đề mới.
Cách mạng đã chuyển giai đoạn. Thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, ai cũng biết là một thời kỳ có nhiều biến chuyển sâu sắc triệt để hơn tất cả các thời kỳ cách mạng trước. Cuộc sống thay đổi rất nhanh và một điều làm cho nhiệm vụ của nhà văn trở nên phức tạp hơn, là công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc còn đương tiến hành, khó phân biệt trong đó cái gì đương xây dựng chưa xong, và cái gì đương đổ sụp…
Như Phong- Nhìn lại bước đường đã qua,
(Tuyển tập Như Phong)
Trong bối cảnh văn học riêng của miền Bắc như thế, trong bối cảnh văn học thế giới, văn học Sài Gòn đang chuyển sang các chủ nghĩa hiện đại, bối cảnh cuộc cách mạng dân chủ của toàn phe XHCN, tất các văn nghệ sĩ phải đặt ra việc cách tân văn học cả nội dung và hình thức. Đặc biệt của NVGP là sứ mệnh cải cách lại do chính những trí thức, văn nghệ sĩ con đẻ của cách mạng, những người đã ở tuyến đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp khởi xướng.
Nếu cố thoát ra khỏi lối mòn, nhìn theo tiến trình phát triển văn học thế giới, có thể thấy rằng ở Việt Nam nhóm thơ Xuân Thu Nhã Tập của Nguyễn Xuân Sanh đã báo hiệu sự bế tắc của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán để chuyển qua chủ nghĩa siêu thực. Đó không phải là dòng văn học tiêu cực mà là tích cực theo ý nghĩa nó là một cố gắng của những nhà văn đi tìm lối thoát đưa văn học Việt Nam tiến lên.
Tiếp theo, mọi người còn nhớ, sau trong những ngày mấp mé bờ vực chiến tranh của nước Việt Nam mới, tiếp tục xuất hiện nhóm thơ Dạ Đài của Trần Dần, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch… Trong bản Tuyên ngôn tượng trưng nhóm Dạ Đài đã nói rõ thái độ phủ định văn học giai đoạn cũ và không giấu diếm ý đồ muốn tạo ra một dòng văn học mới:
Vì thế, cái thi ca cổ rích, cái thi ca tĩnh của tiền nhân ngâm vịnh, của bọn lãng mạn khóc bạn chẳng làm chúng ta quên, ví chẳng có thể đẩy đưa chúng ta theo những nhịp điệu bồng bềnh của bản thanh âm hoàn vũ.
Thế cho nên chúng tôi – thi sĩ tượng trưng – chúng tôi sẽ đón về đây tất cả những thế giới quay cuồng, chúng tôi sẽ bắt một vầng trăng phải lặn, một ánh sao phải mờ đi, một chế độ phải tàn vong và một bài thơ phải vô cùng linh động.
Trần Dần thủ lĩnh của nhóm Dạ Đài sau mười năm, ở một ngã ba, ngã tư thời đại, lại đã được trời đất cho nguồn cảm hứng về một cuộc lột xác cho nền văn học.
Hẳn là Trần Dần đã mang cái khát vọng sôi sục ấy vào các trường ca Cách mạng Tháng Tám, Đi - Việt Bắc, Nhất định thắng… và lôi cuốn các người bạn cùng theo. Trong nhật ký Ghi 1954 ông viết:
Lúc tôi muốn một thứ Thơ dễ dãi. Lúc một thứ Thơ không có vần. Lúc một thứ Thơ như một hạt ngọc. Lúc một thứ Thơ kể chuyện. Lúc một thứ Thơ gồ ghề. Lúc một thứ Thơ hiền lành, có cái khỏe của những bắp thịt hồng. Lúc một thứ Thơ na ná như của anh lính, nó mát mà lành, nó hiền mà khỏe, nó thực tế. Lúc là một thứ Thơ na ná như bài nói của anh cán bộ, nó đả thông, nó giục giã, nó lý luận.
Tôi thích Thơ thời sự, theo sát cái hồi hộp, lo lắng của Đảng tôi, dân tôi, triệu triệu quả tim dân chúng và quân đội, chiến sĩ và cán bộ, lãnh tụ và quần chúng.
Tôi lại cũng thích Thơ không thời sự, Thơ bao trùm đất nước và thời gian, Thơ ăn lấn sang mọi thế kỉ, và Thơ nhập cả vào cái biện chứng bao la của sự vật.
Vì vậy bây giờ tôi muốn một thứ Thơ nào đó lấy đề tài ngay ở nhịp đập trước mắt của trái tim dân tộc Việt Nam. Nhưng trong đề tài đó tôi đào mãi đào mãi tới khi tôi tìm thấy quả tim Nhân Loại. Đó là thực sự mà cũng là ý muốn của tôi. Quả tim dân tộc tôi có nghĩa là quả tim Nhân Loại. Nhịp đập của nó là nhịp đi của Biện Chứng. Cái ngày hôm nay là dồn ép của hàng triệu năm về trước và mở ra triệu thế kỷ về sau. Tôi muốn một thứ Thơ nào đó vạch ra được sự thực đó. Hạt bụi, sợi tóc mây là cả một vũ trụ. Một khoảnh khắc là cả lịch sử của trần gian. Một thắc mắc của em là tất cả lo âu nhân loại.
Qua những dòng này không ai có thể nghĩ đó là một quan niệm suy đồi. Cách mạng đã cho Trần Dần một quan niệm thơ ca mới mẻ và rất biện chứng, rất tích cực đối với cuộc sống.
Như vậy có lẽ trước tiên NVGP đi từ cảm hứng của một cuộc cách mạng văn học, bị kích thích bởi thời cuộc Việt Nam 1954-1956. Tuy vậy, vẫn phải nói thêm rằng nếu không có cái thời cuộc đó sẽ không có NVGP!
Trong NVGP trào lưu tư tưởng chính trị và trào lưu tư tưởng văn học gặp nhau đã tạo ra một sức mạnh xã hội to lớn làm chính quyền nhìn thấy một nguy cơ đe dọa nguy hiểm cần phải loại bỏ hơn là để nó tồn tại. Lúc ấy miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện để làm một cuộc cải cách dân chủ, một cuộc cải cách văn học.
Ba mươi năm sau, đứng trước nguy cơ khủng hoảng, ĐCSVN mới đưa ra sách lược đổi mới. Trường Chinh đã làm được việc khởi xướng đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có ít nhiều thay đổi, nhưng những di sản văn hóa Maoist mà ông ta đã áp đặt lên đất nước từ 70 năm nay dù đang hoen gỉ nhưng bộ khung thì vẫn còn tù hãm đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.
4- Các điều kiện nảy sinh NVGP
Mặc dù chủ nghĩa Mao đã được chính thức thừa nhận trong cương lĩnh ĐCSVN tại Đại hội lần thứ II tháng 2-1951, nhưng do các điều kiện  của thời kỳ đó, nội bộ lãnh đạo Đảng vẫn còn bị ràng buộc bởi các sự kiện sau:
Họ còn đang choáng váng về hậu quả của sai lầm do CCRĐ gây ra, Đảng phải công khai xin lỗi nhân dân, Tổng Bí thư Trường Chinh phải từ chức, một số cán bộ lãnh đạo CCRĐ bị kỷ luật (13).
Họ còn bị ràng buộc những điều kiện để hy vọng tiếp tục quá trình hiệp thương thống nhất đất nước và giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử cho nên phải cố gắng tạo bộ mặt sạch sẽ cho chính thể VNDCCH như tiếp tục sử dụng nhiều nhân sĩ trí thức trong Chính phủ, Quốc hội, ban hành các đạo luật có tính chất dân chủ cởi mở như Luật tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do lập hội… Cho đến giữa năm 1957 HCM vẫn còn tính đến khả năng Việt Nam xin gia nhập Khối Liên hiệp Pháp (14).
theo Blog Giao/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo các cụ mần lông quan tham:

 Bàn tay không che khuất nổi mặt trời?
Thiếu tướng Hồ Quốc Việt, cựu Giám dđốc Công an tỉnh Bến Tre (1)
Thiếu tướng Hồ Quốc Việt, cựu Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre.
Thời gian qua, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài phản ảnh nhiều tiêu cực xảy ra tại tỉnh Bến Tre nhưng chưa được xử lí như: “Vườn phố Thường vụ”, “Ban Thường vụ Tỉnh ủy bao che cho kẻ phá 25,8ha rừng đặc dụng”, “Một đường dây làm hộ chiếu giả”, “Nhiều vụ án giết người không bị khởi tố hình sự”, v.v… liên quan đến ngành Công an Bến Tre vẫn đang bị bưng bít, ém nhẹm… Ai bảo kê cho các loại tội phạm trên? Báo Người cao tuổi tiếp tục đăng chân dung một vị tướng công an từng gây ra nhiều tai tiếng ở tỉnh này…
Giai đoạn 1997 – 2003, ông Hồ Quốc Việt giữ chức Trưởng phòng Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bến Tre cấu kết với Hồ Văn Trí, hội viên Hội Luật gia huyện Thạnh Phú (Bến Tre) làm hàng loạt giấy tờ giả tiếp tay cho nhiều kẻ phạm tội xuất cảnh ra nước ngoài trái phép. Sau khi phát hiện hàng chục trường hợp, Sở Tư pháp Bến Tre có Văn bản số 972/CV-HT-SYP đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lí hình sự đối với ông Hồ Văn Trí, trong đó có hàng chục trường hợp nộp hồ sơ ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh bị phát hiện trả về. Tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, nhóm tội phạm này lập khống rất nhiều hồ sơ giả cho các đối tượng từng phạm tội ở các tỉnh khác đến để được “xuất cảnh lậu” ra nước ngoài. Cứ mỗi bộ hồ sơ, Hồ Văn Trí thu từ 200 triệu đến 500 triệu đồng. Tất cả các chi tiết cụ thể về đường dây làm hộ chiếu giả đã được Báo Người cao tuổi đăng trên số 77 (1394) ra ngày 14/5/2014. Thời kì 1997 đến 2003, khi ông Hồ Quốc Việt còn giữ chức Trưởng phòng Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bến Tre đã xảy ra những hành vi phạm pháp nghiêm trọng như vậy. Kể từ 2004 đến 2013, ông Việt lên Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre thì số hồ sơ giả này còn gấp bội, nhưng ông ta bưng bít hết? Những năm gần đây, có một phụ nữ ở lộ Hàng Keo thuộc phường Phú Khương, thành phố Bến Tre tố cáo ông Hồ Văn Trí cấu kết với ông Hồ Quốc Việt nhận làm hồ sơ giả cho bà xuất cảnh sang Mỹ với giá 10.000 USD, ứng trước 8.000 USD, sau hai năm không xuất cảnh được, người phụ nữ này đòi lại tiền thì Trí mới trả lại 2.000 USD, số tiền còn lại 6.000 USD, Trí hứa đòi lại từ ông Việt sẽ trả lại sau. Những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của nhóm người này nghiêm trọng như vậy, nhưng Hồ Văn Trí vẫn được Công an tỉnh Bến Tre tạo điều kiện cho vợ con ông ta xuất cảnh sang định cư ở Úc. Còn Trí hiện vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre? Nếu như Hồ Văn Trí bị khởi tố thì đường dây làm hộ chiếu giả ở tỉnh Bến Tre sẽ lộ diện và bị bóc trần. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre cho rằng: “Hiện tại, ông Hồ Quốc Việt đang điều trị… bệnh, sau khi lành bệnh, Tỉnh ủy sẽ họp xử lí”. Nhiều vị cán bộ lão thành bức xúc: “Căn bệnh của ông Việt như ma theo, hễ thấy đoàn thanh tra nào đến thì lặng lẽ… xin nhập viện, có lẽ suốt đời ông này chẳng có loại thuốc nào chữa nổi!”.
Chuyện ông Giám đốc và sĩ quan nghèo Công an tỉnh Bến Tre…
Nhiều cán bộ, sĩ quan ngành Công an Bến Tre bức xúc chuyện ông Hồ Quốc Việt lên tỉnh Bình Phước xin đất sản xuất cải thiện đời sống cho ngành, nhưng ông ta và Hồ Văn Trí chiếm đất, lập trang trại rồi bán. Thời gian trước, ông Hồ Quốc Việt đã bị kỉ luật, nhưng khi khai lí lịch để được đề bạt lên Thiếu tướng thì ông ta cố tình giấu thông tin này. Căn dinh thự của ông Hồ Quốc Việt tọa lạc tại Phường 7, thành phố Bến Tre được dư luận đánh giá thuộc loại “á hậu” của tỉnh (chỉ đứng sau khu biệt dinh của ông Trần Văn Truyền). Nó chiếm lĩnh trên 8 lô đất, rộng hàng nghìn mét vuông nằm ngay vị trí 3 mặt tiền. Đây là khu đất được phân ra thành 47 lô, UBND tỉnh Bến Tre dành riêng bán ưu tiên cho số sĩ quan nghèo trong ngành Công an Bến Tre chưa có nhà ở, đang tạm trú tại khu tập thể Phường 3, thành phố Bến Tre bị giải tỏa trắng. Theo ông Nguyễn Thái Xây, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đó là một chủ trương đúng đắn của tỉnh, nhưng sau khi ông Xây nghỉ hưu thì Giám đốc Công an tỉnh Hồ Quốc Việt đề nghị với ông Huỳnh Văn Be, Bí thư Tỉnh ủy đem rao bán giá cao. Các sĩ quan nghèo không đủ tiền mua đất cất nhà. Lợi dụng “thành tích hiến kế” này, ông Việt mua một lúc 6 lô đất cất dinh thự. Tuy chưa có chủ quyền đất, ông Việt bất chấp các quy định của luật pháp, tự động xây dinh thự, hai năm sau đó mới tiến hành hợp thức hóa chủ quyền đất và giấy phép xây dựng. Nhà của ông Giám đốc Công an tỉnh nằm ở giữa, một bên là trụ sở Công an Phường 7, một bên là trụ sở Công an tỉnh. Giữa trụ sở Công an Phường 7 và nhà ông Việt có một con đường đổ bê-tông nhựa, Thiếu tướng Hồ Quốc Việt sử dụng thứ quyền lực dùng hàng rào bê-tông và cửa sắt chắn ngang chiếm đoạt luôn đường đi công cộng của cả khu dân cư. Hành vi ngang ngược và trắng trợn như vậy vẫn được Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Nguyễn Văn Tâm cùng một số cán bộ chủ chốt của UBND Phường 7 và UBND thành phố Bến Tre “ngậm bồ hòn làm ngọt” kí giấy tờ hợp thức hóa hành vi phạm pháp chiếm đất công thổ của ông Giám đốc Công an tỉnh làm của riêng? Khi con đường công cộng bị ông Việt chiếm dụng, khu đô thị Sao Mai tại Phường 7 lại phải mất diện tích hơn một lô đất để mở đường cho cả khu dân cư ở phía sau lưng nhà ông Giám đốc. Như vậy, khu dinh thự “á hậu” của ông Việt chiếm hơn 8 lô đất để có 3 mặt tiền, nguy nga tráng lệ.
Là kẻ cắp còn già mồm?
Với nhiều tiêu cực của ông Hồ Quốc Việt bị báo chí phanh phui, nhiều vị Đại tá công tác trong ngành Công an Bến Tre đã nghỉ hưu sinh hoạt chung Tổ đảng với bà Phạm Thị Hồng (vợ ông Việt) đề nghị Chi bộ làm rõ từng vấn đề tiêu cực báo nêu. Bà Hồng nhiều lần phát ngôn thể hiện bản chất vô văn hóa: “Cái thằng Hạnh Bắc Kỳ làm ở Báo Người cao tuổi, cấu kết với mấy thằng cha già nghỉ hưu mất nết ở Bến Tre đưa lên báo bôi xấu chồng tôi!”. Trong quá trình tác nghiệp nhiều bài tiêu cực ở Bến Tre, nhà báo, luật sư Nguyễn Chính Hạnh không được tòa soạn phân công thực hiện mà là một nhóm phóng viên điều tra do vậy hành vi phát ngôn lỗ mãng của bà Hồng đã xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhà báo Nguyễn Chính Hạnh. Lần theo thông tin của các cụ cao niên cung cấp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhiều cán bộ từng là thủ trưởng đơn vị của bà Hồng công tác ngày xưa. Đề cập đến bản chất của bà Hồng, nhiều cụ khẳng định: “Vợ chồng nhà nó thì không còn chỗ để nói, đúng là nồi nào, vung nấy”. Trước đây, khi bà Hồng là Trung úy Cảnh sát thì ông Việt chồng bà là Đội trưởng, cả hai đều công tác ở Phòng Cảnh sát Xuất nhập cảnh Công an Bến Tre. Bà Hồng từng làm hồ sơ xuất cảnh ra nước ngoài cho nhiều trường hợp, trong đó có một trường hợp tố cáo bà Hồng nhận hối lộ 3 chỉ vàng. Sau khi điều tra, xác minh và đem ra cơ quan họp kiểm điểm thì bà Hồng thiếu thành khẩn. Xét thấy hành vi lừa đảo người dân để nhận hối lộ của bà Phạm Thị Hồng gây ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, danh dự, uy tín của Công an, nên Trưởng phòng Cảnh sát Xuất nhập cảnh Công an Bến Tre đã buộc bà Hồng phải nghỉ việc. Ấy vậy mà hiện tại bà Hồng vẫn có sổ lương hưu và không hề bị xử lí kỉ luật về đảng?          (Kì sau tiếp)
 Trường Sơn – Thiên Thanh – Hải Đăng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nga là bài học để Trung Quốc hành xử với láng giềng


(Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao - cho rằng, trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự nổi lên mạnh mẽ và thay đổi chính sách ngoại giao của Trung Quốc (TQ) đang tạo ra sự cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực, vừa có khía cạnh tích cực nhưng cũng vừa có nguy cơ gây bất ổn khu vực.
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đảo Gạc Ma 
thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng.
Năm qua, TQ quả quyết hơn trong thực thi đòi hỏi chủ quyền và hành xử với các nước trong khu vực. Điều đó, theo ông, gây nguy hại tới mức nào đến an ninh chính trị của khu vực?

Năm 2014, lần đầu tiên sau hàng trăm năm, TQ lấy lại vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tính theo sức mua ngang giá (PPP). Sự trỗi dậy của TQ về kinh tế, kéo theo sự tăng cường ảnh hưởng về chính trị, sức mạnh quốc phòng. Trong cách hành xử của mình, lãnh đạo TQ có thái độ tự tin và quyết đoán hơn, mong muốn thiết lập một trật tự mà TQ có vai trò trung tâm.

Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao. 

Năm qua, TQ đưa nhiều sáng kiến khác nhau về kinh tế, chính trị, an ninh, khẳng định quyết tâm của TQ mong thiết lập một trật tự mới. Trong lĩnh vực tài chính, thương mại, TQ đưa ra sáng kiến thiết lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các sáng kiến thiết lập con đường tơ lụa trên biển, trên bộ, đề nghị thiết lập khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương. Trong lĩnh vực an ninh, TQ đưa ra đề nghị thiết lập một cấu trúc khu vực mới về an ninh bao gồm TQ – Nga - Iran...

Với sức mạnh đang lên, TQ ngày càng tự tin trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình. Điều này cũng liên quan tới việc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Tại Hội nghị trung ương về đối ngoại ngày 28.11.2014 tại Bắc Kinh, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến đặt quan hệ ngoại giao với láng giềng trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của TQ, cao hơn quan hệ của TQ với các nước lớn. Điều này cũng phù hợp với thực tế là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của TQ với các nước láng giềng vượt xa quan hệ với Mỹ. Khu vực này cũng có tầm quan trọng thiết yếu trong việc duy trì môi trường an ninh, chiến lược hòa bình để TQ thực hiện "Giấc mơ phục hưng Trung Hoa". Điều này hy vọng sẽ đem lại các lợi ích to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị, mà Việt Nam và các nước ASEAN cần sớm đón bắt và thúc đẩy xu hướng này.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của TQ cũng gây ra các mối lo ngại về việc gây ra các rạn nứt trong cấu trúc kinh tế, chính trị, an ninh đã hình thành trước đó, gây ra lo ngại về cách thức TQ xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ gây bất ổn, bất an ở khu vực. Hiện, trong khu vực đang có sự cạnh tranh ảnh hưởng lớn, không chỉ Mỹ và TQ xoay trục sang Đông Á, các nước lớn khác trong và ngoài khu vực như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản cũng tái cân bằng với khu vực, tạo ra sự cạnh tranh, và cọ xát quyền lực. Tuy chưa đến mức phân cực như thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhưng đang gây lo ngại về khả năng chia rẽ và tập hợp lực lượng mới.



Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam

TQ vẫn cảnh báo không nên “kiềm chế sự trỗi dậy” của họ. Tuy nhiên, trong khi họ tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài, liệu có cần cách nào đó để kiềm chế sự quả quyết của họ không?
Khi trao đổi với một nhà nghiên cứu về TQ cách đây chưa lâu, ông ta có nói với tôi rằng không ai có thể kiềm chế, ngăn chặn được TQ, mà chỉ có người TQ làm điều đó. Tôi quan sát rất kỹ về trường hợp của Nga trong thời gian qua. Không ai nghĩ một cường quốc thế giới như Nga lại suy yếu nhanh trong một thời gian ngắn như vậy. Ở đây, tôi không bàn đến sự đúng - sai của vấn đề. Khi cuộc khủng hoảng với phương Tây diễn ra,nhiều mặt yếu của Nga bị phơi bày và cho thấy, thực chất toàn bộ sức mạnh đều dựa trên yếu tố dầu lửa, khí đốt và giá của 2 mặt hàng quan trọng này. Vũ khí hạt nhân và sức mạnh quân sự không có đất dụng võ, "vũ khí" dầu lửa vốn rất mạnh trước đây nay không còn hữu dụng, còn sức ảnh hưởng chính trị bị giảm sút sau khi "mất ghế" trong G8.

TQ chắc hẳn phải tự nhìn lại mình, nhìn bài học của Nga để rút ra bài học cho mình. Crưm không thể so sánh được với Biển Đông trên mọi phương diện về địa kinh tế, địa chiến lược. Vậy mà, khi vấn đề Crưm diễn ra, phương Tây đồng lòng và hợp sức quyết làm suy yếu nước Nga. Vậy, nếu TQ tìm cách khống chế chiếm đoạt một khu vực quan trọng như Biển Đông, chúng ta có nghĩ cộng đồng quốc tế và phương Tây "khoanh tay" ngồi nhìn? Đặt ra câu hỏi có nghĩa đã biết câu trả lời. Vậy nguồn gốc tạo ra "sức mạnh" TQ là gì? Sức mạnh này có phải bất khả chiến bại hay không? Nếu cộng đồng quốc tế đồng lòng phản đối hành động gây hấn của TQ, TQ có đối phó được không và đối phó ra sao? Chúng ta nói TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới là nói đến "độ to", "độ lớn" chứ chưa phải độ "mạnh". "To" và "mạnh" là hai khái niệm, hai câu chuyện rất khác nhau đấy nhé.

Tôi cho rằng, nếu rút ra được bài học hữu ích nhất, TQ sẽ hành xử một cách có trách nhiệm, xử lý hòa bình đối với tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên cơ sở luật pháp quốc tế, cùng ASEAN bàn về việc tiến tới COC.

http://laodong.com.vn/the-gioi/nga-la-bai-hoc-de-trung-quoc-hanh-xu-voi-lang-gieng-282708.bld

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Số liệu về người Việt ở Mĩ

Hôm nọ tôi đọc được một báo cáo về người Việt ở Mĩ có nhiều con số thống kê rất đáng lưu lại làm tham khảo. Số liệu này thật ra là trích từ kết quả điều tra dân số bên Mĩ. Qua điều tra dân số, chúng ta có thể có cái nhìn khái quát về đồng hương ở xứ đang "giãy chết". Tôi tóm lược vài nét chính dưới đây. Điều làm tôi ngạc nhiên là mỗi năm đồng hương bên Mĩ gửi về quê hương 11 tỉ USD, chiếm gần 6% tổng GDP Việt Nam.



 =====

Tính đến năm 1980, chỉ có 231,000 người Việt định cư ở Mĩ. Mười năm sau, con số này tăng gần gấp đôi (543 ngàn), đến 2012 thì có 1.26 triệu người Việt định cư ở Mĩ. Khoảng 40% người Việt định cư ở bang California, và tập trung ở 3 quận: Cam, Santa Clara và Los Angeles. Sau California là Texas cũng có nhiều người Việt định cư, với tỉ trọng 12%. Các tiểu bang khác có khá đông người Việt là Washington (4%), Florida (4%), và Virginia (3%). Cho đến nay, cộng đồng người Việt ở Mĩ đứng hàng thứ 4 về dân số (sau Ấn Độ, Phi Luật Tân, và Tàu).

Tiếng Anh: Năm 2012, khoảng 68% người Việt ở Mĩ (5 tuổi trở lên) có trình độ tiếng Anh xếp vào nhóm "Limited English Proficient" (LEP). Tỉ lệ này ở các sắc tộc Đông Nam Á là 47%. (Cần nói thêm rằng LEP bao gồm những người không nói viết được tiếng Anh, hay nói viết chưa tốt). Khoảng 7% người nói tiếng Anh trong nhà, và tỉ lệ này ở cộng đồng Đông Á là 15%. ("Đông Á" ở đây bao gồm Brunei, Miến Điện, Kampuchea, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).

Việc làm: Ở những người 16 tuổi trở lên, 69% người Việt có việc làm (số liệu 2012), và tỉ lệ này có vẻ cao hơn các cộng đồng Đông Á (68%) và cộng đồng di dân nói chung (67%) và người Mĩ bản xứ (63%). Gần 1/3 người Việt làm trong lĩnh vực dịch vụ, và tỉ lệ này trong cộng đồng Đông Nam Á là 26%, người Mĩ bản xứ là 17%.

Thu nhập: Số liệu năm 2012 cho thấy thu nhập trung bình của người Việt là 55736 USD. Mức thu nhập này thấp hơn cộng đồng Đông Nam Á (65488 USD), nhưng cao hơn các cộng đồng di dân nói chung (46983) và cao hơn thu nhập bình quân của người Mĩ bản xứ (51975).

Khoảng 15% người Việt di dân được xếp vào nhóm "nghèo". Tỉ lệ này hơi cao hơn cộng đồng Đông Nam Á (12%) nhưng thấp hơn các cộng đồng di dân nói chung (19%) và tương đương với người bản xứ (15%).

Giúp quê nhà: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2013, cộng đồng người Việt ở Mĩ gửi về VN 11 tỉ USD. Con số này chiếm gần 6% GDP của VN.

Nhận xét

Tính chung, ở Mĩ hiện nay có gần 2 triệu người sinh đẻ ở Việt Nam hay sinh đẻ ở Mĩ với cha mẹ từ Việt Nam. So sánh với các cộng đồng người Đông Nam Á ở Mĩ, người Việt nói chung có khả năng tiếng Anh kém hơn, thu nhập thấp hơn do trình độ học vấn thấp hơn. Nhưng so với cộng đồng người di dân nói chung và người Mĩ bản xứ thì người cộng đồng người Việt có thu nhập bình quân cao hơn do tỉ lệ có công ăn việc làm cao hơn. Cần phải lưu ý rằng đại đa số người Việt định cư ở Mĩ là người tị nạn, nên thời gian để ổn định cuộc sống có phần lâu hơn các cộng đồng khác. Tuy nhiên, có thể nói trong 30 năm qua, cộng đồng người Việt ở Mĩ đã ổn định, và với xu hướng hiện nay, trong vòng một thập niên nữa cộng đồng người Việt sẽ tương đương với các cộng đồng người Đông Nam Á khác.

Nguồn:


Một cái note cá nhân: Lịch sử người Việt ở Mĩ tôi nghĩ chủ yếu là từ thời dân tị nạn. Hồi đó, thời còn trong các trại tị nạn Thái Lan, người Việt mình ai cũng đòi đi Mĩ, nên phái đoàn sứ quán Mĩ là hùng hậu nhất trong trại. Họ làm việc quần quật suốt ngày, phỏng vấn hết người này đến người khác để chọn người định cư ở Mĩ. Có nhiều chuyện hài hước về mấy nhân viên sứ quán, trong đó có tay đại tá (?) Ba Gà Đá là vui nhất, nhận và từ chối thuyền nhân rất cảm tính. Tôi cũng thích cái xứ giãy chết này lắm, nên suýt tí nữa tôi cũng đi Mĩ lúc đó, nhưng số phận chọn Úc cho tôi. Sau này tôi cũng đi làm bên Mĩ và ý định là sẽ không về Úc, nhưng số phận lại bảo về! Bây giờ, nhìn đồng hương bên Mĩ thành công bước đầu mà mừng cho họ.

Những người Việt Nam ngày nay, nhất là người từ miền Bắc, có dịp đi du lịch bên Mĩ hay Úc thường hay bỉu môi nói sao người Việt mình ở bên này nghèo quá vậy. Đúng là so với đời sống dư dã và cách kiếm tiền dễ dàng của họ bên VN thì người Việt bên này còn nghèo. Họ không qua thời gian khổ cực ở các trại tị nạn và cũng đâu biết việc làm lại cuộc đời trên xứ người khó khăn ra sao. Người Việt ở Mĩ làm ra đồng tiền một cách chân chính, từ mồ hôi nước mắt của họ, chứ không tham ô hối lộ như ở VN hay vài nhóm người bên Đông Âu. Cộng đồng người Việt được như ngày nay là hay lắm rồi.

tuấn's blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tội làm hư dân

Vương trí Nhàn


Một số trang mạng đồng nghiệp vừa giới thiệu lại bài viết này của tôi.
Để tiện cho bạn nào thấy cần tôi xin tải lại nguyên văn bài viết
vốn in lần đầu trên mạng này ngày 28-1-2013


Đại Đường Tây vực ký của nhà sư Huyền Trang từng được dịch ra tiếng Việt (NXB Phương Đông, 2007). Trong thiên bút ký này, Đường Tăng ghi lại ấn tượng sau khi đi qua 138 nước nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ (có thời gộp chung là Tây vực). Đoạn tổng thuật về địa khu Tốt Lợi kể “Người Tốt Lợi phong tục kiêu ngoa, chuyên môn lừa đảo, tham lam hám lợi, giữa cha con với nhau cũng tính toán hơn thua chẳng cần người tốt kẻ xấu, cứ nhiều tiền là được quý trọng… Cư dân một nửa làm ruộng, một nửa chuyên đi trục lợi ”.

Tôi ghi lại đoạn này bởi lẽ nó góp phần gạt đi trong đầu một phân vân khi nhận thức.
Từ nhỏ bọn tôi đã được học rằng chỉ có các cá nhân xấu, chứ nhân dân lao động nơi đâu cũng tốt. Hóa ra không phải vậy! Tùy hoàn cảnh mà con người biến đổi. Và là biến đổi trên diện rộng. Tục ngữ ta xưa cũng có câu “bạc như dân bất nhân như lính “. Đọc lại lịch sử thấy nhận xét chua chát đó không hoàn toàn sai.
Thế còn bây giờ ? Một lần, chập choạng tối, tôi đang đi trên đoạn đường gần ngã tư Hàng Chiếu – Đồng Xuân Hà Nội thì gặp mưa, đành tính chuyện lánh tạm vào một mái hiên. Bất ngờ nghe người ở trong nhà nói hắt ra:
-- Biến đi cho người ta còn bán hàng.
Trời ơi! Con người đô thị bây giờ càn rỡ và bất nhân ngoài sức tưởng tượng !
Ở các tỉnh xa, các vùng kinh tế, thì sự hư hỏng lại mang sắc thái khác. Có lần trên một tờ báo, đọc thấy tin ở huyện Tam Nông Đồng Tháp nhiều người lấn chiếm đất công rừng công, bất tuân pháp luật.
Lần khác xem ti vi, lại thấy dân một xã của Quảng Trạch Quảng Bình đua nhau chặt rừng phòng hộ ven biển bán cho tư thương, huyện xã đã tìm đủ cách ngăn chặn nhưng không nổi.
Đủ chuyện đã xảy ra, dân ăn cướp, dân ăn cắp, dân ăn vạ, dân xà xẻo của công và tiếp tay cho kẻ xấu, dân làm hại lẫn nhau … thiên hình vạn trạng không xếp loại được.
Vấn đề còn lại chỉ là cắt nghĩa tại sao lại xảy ra cái chuyện chẳng ai muốn đó ?
Trở lại việc dân ở huyện Tam Nông Đồng Tháp nói trên. Đọc kỹ các bài viết liên quan thì thấy trước khi dân hư, có chuyện ông phó chủ tịch huyện phá rừng. Người dân chung quanh thấy ông cán bộ to hành xử như trên (chặt tràm đào ao làm thành lãnh địa riêng ), bảo nhau ùa vào làm bậy.
Đây cũng là diễn biến thấy ở nhiều nơi khác.
Trong phần lớn trường hợp, tình trạng dân hư liên quan tới hiện tượng nhức nhối là chuyện cán bộ kiếm chác vô nguyên tắc, tư lợi vô cảm, gộp chung là thoái hóa biến chất.
Đáng lẽ phải gương mẫu tuân thủ pháp luật thì họ lại tự đặt mình cao hơn luật, phá luật để trục lợi.
Trước mặt người dân lúc ấy, lý tưởng như bị xúc phạm. Người ta không thể thờ ơ và dễ bảo mãi. Về mặt triết học có thể bảo con người bắt đầu rơi vào hư vô. Chúa đã chết rồi ! Ai muốn làm gì thì làm ! Bởi cảm thấy trên đời này không còn cái gì là thiêng liêng, họ rơi vào liều lĩnh phá phách một cách hung hãn.
Những cái xấu sẵn có mà bấy lâu họ kìm nén, được lúc vùng lên quẫy lộn.
Tự cho phép mình hư!
Nhìn nhau để yên tâm mà hư!
Khuyến khích nhau hư thêm, càng đông người hư càng thích!
Sự bùng nổ lúc này là theo lối dây chuyền, không gì có thể giữ con người lại nữa.
Đó là phản ứng phổ biến sau cú hích của đám dân chi phụ mẫu (nói theo cách nói thẳng của ngày xưa) hoặc các vị công bộc (theo cách nói dối trắng trợn của thời nay).
Ta chưa có thói quen đánh giá bộ máy quan chức nên tưởng việc này là khó. Sự thực việc đánh giá này khá đơn giản. Muốn biết giới quan chức một địa phương ra sao, cứ xem dân ở đấy thì biết. Dân ngoan làm ăn tử tế tức là bộ máy làm việc tạm gọi là chấp nhận được, người ta còn tin. Còn dân hư, nhất định là những người quản lý họ có vấn đề, không tham nhũng thì cũng kém cỏi trong quản lý. Chỉ cần chịu tìm sẽ thấy ai có lỗi.
Tòa án thường chỉ xét những tội cụ thể. Nhưng tôi tưởng tất cả các quan chức, một khi hư hỏng, ngoài hành vi phạm pháp, còn phải xét thêm một tội nữa: Tội ngấm ngầm thúc đẩy và dung túng dân làm bậy. Tội làm hư dân.
Nhà xuất bản Tri thức từng cho in một cuốn sách thuộc loại kinh điển. Đó là cuốn Chính thể đại diện của John Stuard Mill ( nguyên bản được viết từ năm 1861). Ở trang 82, tôi đọc được một câu đại ý như sau “ Người ta phán xét một chính thể thông qua tác động của nó lên con người. Cụ thể là có thể và nên xét xem nó tạo nên những công dân như thế nào, nó làm cho dân tốt lên hay xấu đi ”. Đúng là có liên quan tới vấn đề chúng ta đang bàn.


in lần đầu TBKTSG 15-5 2008,
in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009

Viết thêm 28-1-2013 , và chữa lại đoạn cuối phần bổ sung này ngày 26-12-14

Muôn hình vạn trạng những đau khổ của người dân đang là câu chuyện đầu miệng ở xã hội VN hôm nay.
Những đau khổ này không phải từ đâu mang lại, cũng không phải là tội của thực dân đế quốc như các tài liệu chính trị vẫn rao giảng. Mà tất cả bắt đầu từ chính chúng ta, trong đó có những nguyên nhân sâu xa từ sự hư hỏng sự tha hóa của con người nói chung mà chúng tôi đã đề cập tới trong một số bài phiếm luận in gần đây.
Mục đích bài viết bạn đọc vừa đọc ở trên là tìm hiểu trách nhiệm của những người quản lý xã hội trong việc làm hư dân.
Người viết mới chỉ dừng lại ở tình trạng giới quan chức tham nhũng bất chấp luật lệ cho phép mình làm bậy, chính họ đầu têu cho người dân thường bắt chước theo.
Trong thực tế, có thể thấy cách làm hư dân của bộ máy quan chức rất đa dạng. Cũng giống như việc cha mẹ quá chiều chuộng khiến con cái không nên người, chỉ cần nhà cầm quyền dễ dãi vô nguyên tắc bỏ mặc cho dân muốn làm gì thì làm thì cái việc có vẻ nhân nghĩa này đã là nguồn gốc dẫn tới sự hư hỏng của đám đông. Họ sẽ tùy tiện làm ăn gian dối, rồi lừa lọc nhau, ăn cắp ăn cướp của nhau, như chúng ta đang chứng kiến.
Mở rộng ra, cần nghiên cứu sự hình thành tầng lớp quan chức trong lịch sử và văn hóa quản lý xã hội ở ta trước nay ra sao.
Ví dụ, cần đi vào chi tiết việc quản lý các làng xã xưa, nơi đó bọn cường hào thao túng cuộc sống người dân và kìm hãm họ trong cảnh trì trệ.
Hoặc là theo dõi sự vận hành của bộ máy quyền lực những thời gần với xã hội hôm nay như xã hội thời Lê Trịnh ở Đàng Ngoài và các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII.
Khi mà người ta làm kinh tế theo kinh nghiệm của những người chỉ quen chinh chiến và quản lý xã hội theo kiểu trại lính thì sự nghiêm túc chỉ là bề ngoài, bên trong là hỗn loạn thối nát.

Tôi muốn nói thêm đến tội làm hư dân của một hoạt động đặc thù của xã hội ngày nay là giới văn học nghệ thuật.
Vào các thế kỷ XVII-XVIII, văn nghệ vẫn là một thứ tiếng nói của nhân dân, dù chỉ là một thứ tiếng nói chuệch choạc.
Thời đó văn nghệ được dùng để nói lên nỗi đau khổ của nhân dân. Nó vẫn được xem là khá tỉnh táo.

Ngày nay trong thể chế của chúng ta một bộ phận chủ đạo trong giới văn nghệ không còn là tiếng nói của dân nữa, họ là một thành phần của giới quan liêu. Có thể chỉ là một cách tự phát - bí quá thì làm liều -, nhưng bộ phận văn nghệ này lại đang đi vào làm cái việc rất tội lỗi là kích động khuyến khích sự chơi bời hưởng lạc lười biếng gian dối, tức sự hư hỏng của con người.
Làm thế để họ quên đi những vấn đề chủ yeéu làm nên cuộc sống của họ
Trong trường hợp này, trang sách viết ra -- cũng như bài hát viết ra, vở kịch diễn ra, thước phim làm ra -- không còn đóng vai giáo hóa như các nhà nghệ sĩ thường kỳ vọng, mà chính là lại mắc vào cái tội chúng ta đang nói — tội làm hư dân.

Khi con người đau khổ thì còn có cách tổ chức lại đời sống để họ biết làm biết nghĩ, biết rõ chính mình, và hướng phấn đấu của chính mình nó là tiền đề để họ trở nên sung sướng.
Nhưng khi con người đã hư hỏng mà không tự biết sự hư hỏng của mình, rồi lại được kẻ khác khuyến khích để hư hỏng thêm, thì thật hết đường cứu vãn.
Nhưng nhân dân đang không biết trông cậy vào ai! Lấy ai là người hướng dẫn bảo ban khuyên nhủ họ bây giờ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang