Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Tin được không?

Các nhà khoa học Mỹ chứng thực về sinh mệnh luân hồi

 NTD Television

p5642333a265160099

Madonna khẳng định, kiếp trước cô chính là một cung nữ triều đại nhà Thanh.

Robert Lanza – một giáo sư đại học đến từ North Carolina cho biết, lý thuyết Bio-centrism cho rằng cái chết chỉ là toàn bộ ý thức của con người tạo ra ảo tưởng. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng, sinh mệnh chỉ là các yếu tố cacbon cũng như các hoạt động thông thường của các phân tử hỗn hợp khác. Sau khi sống một thời gian, lại trở về với đất”.
Ông Robert Lanza – giáo sư đại học.
Ông tin rằng, con người sẽ đồng ý với nhận định khái niệm về “cái chết”, bởi vì khi con người sinh ra và được giáo dục rằng “con người cuối cùng cũng chết”, đã nói lên thực tế rằng, nhân loại chỉ biết rằng thân thể xác thịt sẽ bị chết đi. Dựa trên lý thuyết này, vũ trụ và thời gian đều là “công cụ thô sơ giản đơn” của tư tưởng con người. Do đó, một khi tâm trí con người xây dựng cấu tạo nên vũ trụ và thời gian, thế thì cái chết cũng như sự bất tử sẽ tồn tại trong thế giới này, và cũng không có không gian và biên giới của tuyến tính .
Chuyện gì thế này? Sao tôi có ấn tượng rằng hành tinh này tôi đã từng đến trước đây!
Lập luận này so với quan điểm  trong Phật giáo “luân hồi chuyển thế” là có sự tương đồng. Đối với linh hồn, chuyển thế, thậm chí vẫn là sự quan tâm đối với thế giới sau khi chết, không ít các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu. Từ các lĩnh vực và phương hướng khác nhau đều tiến hành các khám phá tích cực đối với chân tướng của sinh mệnh, thậm chí có không ít những người nổi tiếng ở các lĩnh vực khác nhau trên thế giới, họ không chỉ tin vào luân hồi, mà còn có những trải nghiệm khác nhau. Dưới đây là những báo cáo về luân hồi chuyển thế của một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới:
Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới tin vào thuyết luân hồi, ở đây bao gồm cả một số nhà khoa học và nhà triết học. Ví dụ, Pythagoras tin rằng cuộc sống quá khứ trước đây của ông là một người chăn gia súc. Sylvester. Sitaluonie nhận định rằng, kiếp trước của mình là một giám sát của dân mục. Cát A Lợi. Lợi Phu Tư cho biết, cô từng là một vũ công tại một đền thờ ở Bangkok kiếp trước. Ký ức về tiền kiếp của họ đã được chứng thực thông qua thuật thôi miên, thôi miên sẽ giúp họ quay trở lại quá khứ của mình trước đây.
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ nổi tiếng và nhà triết học Karl. Gustav. Jung khi mới 12 tuổi, lần đầu tiên đã trải qua cảm giác này. Kể từ đó, ông vẫn luôn kiên trì tin rằng ông đã đồng thời sống một cuộc sống khác trước đây, đôi lúc là sống trong thế kỷ 18. Jack. London và Arthur Conan Doyle cũng từng miêu tả về các tình tiết ký ức trong tiền kiếp của mình.
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ và nhà triết học gia Karl. Gustav. Jung
Lev. Tolstoy trong một bức thư viết cho một người bạn cũng mô tả kinh nghiệm đầu tiên của mình. Trong một lần đi săn, khi ông đang đuổi theo một con thỏ, thì không may móng ngựa bị vướng vào một cái hố, ông đã bị ngã từ lưng ngựa xuống, rơi mạnh xuống đất, sau đó ông đột nhiên nhớ rằng, cách đó 200 năm trước, khi ông là một người khác cũng đã từng bị ngã từ trên yên ngựa xuống.
Trong một lần trả lời các phóng viên, nữ ca sĩ nổi tiếng Madonna đã từng cho biết, lần đầu tiên khi cô đến thăm Cố Cung ở Bắc Kinh, cô cảm thấy rất quen thuộc với từng con hẻm vắng vẻ nơi đây, vì vậy cô chắc chắn rằng kiếp trước của mình đã từng là một trong những nữ tì của vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh.
Ca sĩ nổi tiếng Madonna.
Cung  nữ triều đại nhà Thanh.
Ji Na. Turner cũng đã có một cảm giác tương tự rất kỳ lạ khi nhìn thấy những vật lạ. Lần đầu tiên đến thăm Ai Cập, cô đột nhiên cảm thấy cảnh vật nơi đây rất quen thuộc, sau đó đột nhiên cô nhớ ra rằng vào thời kỳ Pharaonic cô đã từng là bạn gái của nữ hoàng Hatshepsut, hoặc thậm chí chính là nữ hoàng.
“007” Shao. Kangnie Li gần đây cho biết, kiếp trước ông từng là một bác sĩ của bộ tộc chiến binh các dân tộc bản địa ở Châu Phi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Những tư thế làm tượng của các dân tộc


Người Mỹ

Ấn Đô
Hy Lạp
Ai Cập
Nhật

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điếu văn giã biệt Long Thành

Nguyễn Văn Hoàng/Fb Hoang Nguyen Van

“An theo” du an san bay, dat Long Thanh sot ao!

Thực ra Long Thành đã chết từ lâu trong lòng dân. Chết không phải do ĐBQH khi có tới 81,49% đồng thuận tiếp tục ba mức phiếu tín nhiệm. Long Thành chết vì mang trong mình quá nhiều bệnh. Chết vì đó là tâm nguyện của nhân dân. Chết vì chưa đủ căn cứ để được sống.

Long Thành chết vì ngay từ đầu nó đã mấy lần bộc lộ sự gian dối, man trá (nhà đầu tư). Long Thành không thể sống khi đất nước gặp khó khăn, nợ công chạm ngưỡng, thủ tướng đang kêu gào không để vỡ nợ.

Long Thành chết vì sai ngay cả phép tính cộng cực kỳ đơn giản cấp tiểu học 7,8 + 3,3 + 7 = 18,7 tỷ USD (ĐB Ngô Văn Minh). Chết vì những con số lạc quan đến mức… ngây thơ. Chết vì cuối năm 2013, cử tri TP. HCM đã gửi kiến nghị lên UBTV QH, Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu chưa xây sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Long Thành chết vì được “xây dựng trên tinh thần duy ý chí” (PGS TS Nguyễn Thiện Tống), chết vì sẽ không “cạnh tranh với ai” (TS Trần Đình Bá).

Long Thành chết vì bản thân chỉ là sự sửa sai (ĐB Lê Nam, ĐB Trần Thị Quốc Khánh), chết vì mất lòng tin, vì quá nhiều nghi ngờ (ĐBQH Dương Trung Quốc). Long Thành chết vì chi phí đề xuất xây dựng đắt gấp đôi bình quân trên thế giới (TS Trần Hữu Minh).

Long Thành chết vì Tân Sơn Nhất chưa thực sự quá tải và với hiện trạng Việt Nam thì chưa biết đến bao giờ nó mới quá tải. Long Thành chết vì Tân Sơn Nhất vẫn có thể mở rộng, đất ở Tân Sơn Nhất vẫn còn thừa thãi đến mức người ta còn lấy làm sân golf. Chết vì khi thực sự cần, có thể mở rộng Tân Sơn Nhất với 2 tỷ đô chứ không cần Long Thành với 18,7 tỷ đô (TS Nguyễn Bách Phúc).

Long Thành chết vì 21 cảng hàng không lớn nhỏ được chính phủ xây dựng hoạt động có lãi, hiệu quả chỉ ở... 3 sân bay, chết vì hứa hẹn mà sau 4 năm, Cần Thơ chưa đón 1 chuyến bay ngoại.

Long Thành chết vì ĐBQH vạch ra bệnh “thèm ngân sách”, “thích hoành tráng” (ĐB Lê Như Tiến). Chết vì "tiêu tiền thì đạt, kiếm tiền thì không” (ĐB Nguyễn Đức Kiên). Chết vì rất rất nhiều khả năng xây xong Long Thành, đất nước không những không “cất cánh” mà còn… gãy cánh.


Long Thành chết vì có những người như PGS, TS Nguyễn Thiện Tống, TS Nguyễn Bách Phúc, TS Trần Hữu Minh, ĐB Huỳnh Nghĩa, ĐB Đỗ Mạnh Hùng. Long Thành chết vì có rất nhiều những người dân không đành lòng xuôi tai, ngậm miệng để đất nước bị tàn hại.

Long Thành chết chứng tỏ chân lý, lẽ phải vẫn còn sức mạnh và đất sống. Long Thành chết bởi cái lý không chủ nhà cấp 4 nào sắp vỡ nợ lại đi vay tiền mua rolls royce để làm taxi.

Cái chết - sự chia lìa hầu như đem cho người ta cảm giác đau khổ, xót thương. Nhưng cũng có cái chết được hồi hộp mong ngóng từng giây từng phút và Long Thành là một trong những cái chết như vậy. Người dân thở phào, hể hả, loan tin, mừng vui như tai qua, nạn khỏi, như trúng sổ số. Chết mà được người đời mong mỏi thì nên chết càng nhanh càng tốt.

Nhân dân Việt Nam nguyện cầu cho Long Thành yên giấc ngàn thu!

N.V.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đinh Gang, người kể chuyện của đại ngàn



Hở bắp chân sấm rền dữ dội
























Đinh Gang chỉ có hai cái khố. Đêm đêm, bên cái nhập nhoạng của bếp lửa, Gang kể Hơ mon (sử thi) bằng giọng ca cao vút như âm vực của đàn đá. Trong câu chuyện ấy, có chàng  trai J”rai Dyông Dư tài giỏi, mũi tên của chàng leo lên đến đỉnh núi Kăh Ping cao vút; có Bia Brâu (nàng Brâu) xinh đẹp, cái đẹp của nàng như con chim vẹt ngoài rừng. Chêt chêt chêl chêl khit khing ding tơgrung dung gruih, tiếng chiêng bay tròn bên mái nhà rông. Các nàng xinh đẹp nhún nhảy đôi chân, huơ huơ đôi mông. Gang kể chuyện trong mái nhà đầy bóng tối và nồng nặc mùi khai. Vợ Gang, một phụ nữ 60 tuổi  lấy Gang theo tục nối dây, lẳng lặng che chăn thay khố cho chồng. Bà đem chiếc khố ướt ra phơi ngoài cây đào trước cổng, mang chiếc khố đã khô vào thay. Đêm cứ thế trôi, rượu ghè cứ thế chêm nước, chàng Dyông Dư đã uống rượu đến cạn nước sông Ba, sông Yun Pa, nàng Brâu đã dệt nên tấm áo mới, tấm áo có hương vị của bắp non, và những chiếc khố ướt lại được đem ra phơi.
Gang sống ở làng Hơn, một cái làng bé tí xíu với ba chục nóc nhà nằm xa lơ xa lắc dưới chân dãy Chro thuộc xã Yama huyện Kông Chro, Gia Lai. Đây là vùng đất căn cứ của Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc thời Tây Sơn. Đó đây vẫn còn sót lại những di tích được đánh số. Chẳng hạn 1- Ao ông Nhạc; 2- Kho tiền ông Nhạc…Từ An Khê và Kông Chro chỉ có một đường độc đạo leo qua một cái đèo dài toàn là vách núi và vực, một khung cảnh dữ dội cực hiếm của Tây Nguyên. Đường vào Hơn như đường thằn lằn bò. Dân Hơn từ khi đẻ ra trên nhà sàn cho đến khi về với ông bà tổ tiên thường hướng lên núi chứ chẳng mấy khi ra huyện, thành thử con đường nhiều chỗ chỉ bé bằng hai bàn tay, lụt trong cỏ tranh cao quá đầu người. Hơn lành. Không khí trong trẻo. Nắng trong trẻo. Aánh mắt người Hơn cũng trong trẻo. Hơn hiền hoà. Buổi chiều, làng chỉ có tiếng gió sào sạc qua mái liếp, tiếng gà gáy lảnh lót giữa cảnh âm u của núi rừng và tiếng trẻ con ríu rít như chim ngoài rừng. Gang không có nhà, đã đi rẫy. Chúng tôi theo anh Êu, cán bộ phòng văn hoá thông tin huyện ngồi đợi Gang trên nhà rông của làng. Làng Hơn nghèo. Cái nghèo lỗ chỗ trên mái nhà rông. Bếp nguội lạnh, tro cũng không còn. Ở góc thiêng của nhà rông, biểu tượng cho làng của người Tây Nguyên, một ghè rượu lăn lóc bốc mùi chua loét, cây cột đâm trâu nằm lăn lóc phủ bụi tầng tầng . Từ lâu lắm rồi làng Hơn không có múa hát, lễ hội, không có uống rượu ghè. Một làng Tây Nguyên mà không có rượu ghè uống thì được coi như là làng chết vậy. Theo trưởng làng Đinh Cheng thì Hơn có 31 hộ/262 nhân khẩu. Cheng vừa đi uống rượu về, nói là đi họp xã, cuốn sổ cắp dưới nách đã nát nhừ nhưng chưa hề viết một chữ nào. Vừa dùng chân, vừa dùng tay khoát khoát mấy vòng, Cheng bảo “Làng không có lúa nước đâu”. “Lúa rẫy à? Mỗi nhà được 5-6 gùi mỗi mùa thôi”. Đương đúng độ giáp hạt, dân làng đã phải đi bẻ bắp non về ăn. Bắp non mọng sữa nhưng ăn hai hôm thì cái bụng nó kêu sùng sục. Chúng tôi gặp Keng, cô gái 16 tuổi đã có chồng và con đi hái trái bơ về. Keng má hồng, người đầy mồ hôi. Trên vai cô chất ngất một chiếc gùi to tướng đầy những trái bơ non bằng quả trứng gà. Mấy bữa nay nhà Keng ăn chỉ toàn ngô. Chồng cô, một chàng trai 17 tuổi, bảo: “Đói rồi. Không đợi bơ lớn được đâu”. Thế là Keng đi hái bơ bán 500 đồng một chục trái.
Gang về vào lúc chiều nhập nhoạng, đó là một người đàn ông bé nhỏ, đen đúa, gầy guộc như củ sắn còi. Đôi bàn chân trần to bè, bắp chân như ống sáo thui tro bếp. Gang vừa đi vừa hát. Giọng hát của ông lục cục những đá sỏi và cỏ tranh, khi lại chấp chới như cánh bướm ngoài rừng, lúc ồn ào rầm rập như bước chân voi, chân ngựa. Đôi mắt của Gang sáng long lanh, cái tinh khiết ngây thơ của kẻ chưa nếm chút bụi trần. Như tất cả những người làng Hơn khác, ban ngày, Gang như con dũi chui vào lòng rừng kiếm ăn. Cái đói, cái khát có ngay ở trong gùi của ông: 4 con cá bé bằng hai ngón tay, 6 quả cà đắng và một nắm rau nhàu nhĩ. Buổi tối nay, với những thứ đó, thêm vào mấy bắp ngô, 6 con người của nhà Gang sẽ lại có một bữa tuý luý. Dứt khoát Gang sẽ khui một ghè rượu. Thức ăn thì có thể không có trong dạ dày chứ rượu thì không thể không có.
Chúng tôi nhờ Giai, một thanh niên 21 tuổi, tóc xù đỏ nắng có hai vợ và hai con đi mua hộ hai con gà to nhất làng để làm “lễ nhờ vả”. Gang không phải là người  khó tính, tôi nghĩ thế. Nhắp một ngụm rượu, ông bảo đêm nay sẽ kể hơ mon Dyông Dư, hơ mon Bia Brâu những sử thi có tính chất anh hùng ca và trữ tình của người Bahna. Chúng tôi ngồi trên nhà sàn cẩn thận đếm những ghè rượu. Hồi xưa, Hơn, cũng như tất cả các làng Tây Nguyên khác nhà nào có nhiều trâu bò, nhiều ghè rượu là nhà giàu trong vùng. Gang có hơn ba chục ghè rượu nhưng không phải là người giàu, vì đó là rượu được cho. Không có một chút gì trong ngôi nhà sàn này chứng tỏ chủ nhân của nó là một nghệ nhân hát hơ mon nổi tiếng nhất trong tộc người Bahna ở Tây Nguyên.
Bóng tối chụp xuống rất nhanh. Ngọn núi Chro chỉ còn là một đám sẫm màu. Cơm được dọn ra. Đeh, vợ Gang đi mượn được hai chiếc đèn cầy. Chúng tôi xúm lại trong bóng tối. Thắp mãi mà đèn không sáng. Hoá ra hết dầu. Trưởng làng Đinh Cheng phân công Giai đi khắp làng, cuối  cũng cũng xin được một dúm dầu đựng trong một chiếc lá. Đèn được thắp lên, ánh sáng vàng vọt bé bằng hạt đỗ, sáng được mỗi đĩa muối, trẻ con reo hò khoái trá, người lớn cũng vui, trong mắt có ánh lửa. Người Bahna có tính cộng đồng rất cao, một nhà có khách, có nghĩa là cả làng có khách. Lẳng lặng từng người làng Hơn đến, âm thầm ngồi sau bếp lửa tay vít cần rượu. Bữa nay có khách  “từ Hà Nội vào”, Gang khui liền một lúc hai ghè rượu, ông vui lắm, ánh mắt sáng biếc như ánh trăng rừng.
 
(Sáng đầu gối -dông nổi đầy trời)
Cái đẹp của Bia Brâu từ ở nước da trắng ghê trắng ghớm. Cánh tay mềm mại tựa bông, tựa mây trên trời, ngón tay lóng lánh như đeo bạc, bắp đùi lóng lánh như dính những hạt vàng li ti. Nàng đẹp như con nhện, xinh tựa ong chúa, đẹp như ánh mặt trời, dịu dàng như ánh sáng mặt trăng
Bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng
Lung linh sáng cả một vùng xung quanh
Hở bắp chân- sấm rền dữ dội
Sáng đầu gối- đông nổi đầy trời
Trắng bắp vế- mưa dâng khắp nguồn sông Ba, sông Yun
Ba trăm lớp váy màu đen thẫm
Da thịt vẫn như lúc trần truồng..
Khi kể về vẻ đẹp của Brâu, đôi mắt Gang long lanh tình tứ. Gang là kẻ tật nguyền. Gang, người bất hạnh. Từ mười năm trước đây, trong một lần đi rừng trèo cây đặt bẫy, người đàn ông Bahna 50 tuổi này đã ngã từ cây cao xuống đất. Cành cây đã đâm thủng bàng quang của ông. Như tất cả những người làng Hơn khác, Gang chỉ quấn chặt khố cho máu thôi chảy, và khi máu thôi chảy rồi thì có nghĩa là con ma đã không còn bắt người nữa. Thôi. Không phải chữa trị gì cả. Di chứng của cú ngã này đã khiến bàng quang của ông bị thủng, ông không điều khiển được việc tiểu tiện của mình. Gang gọi việc này là “Tự nó đái thôi”.
Gang đầu gối lên một đống quần áo, bao gói nhùng nhình và đen thui, tay phải đặt trên bụng, tay trái vắt trên trán, đôi chân trần trụi dưới khố gác chữ ngũ. Ông kể bằng giọng hát véo von:
Dyông Dư, Mong Maih và bia Chăm uống rượu. 3  người cắm cúi cic cic cic uống. Mỗi người uống hết 8 sừng trâu. Họ uống rượu làm cạn cả nước sông Ba. Con trăn khổng lồ dưới đáy sông nóng quá không chịu nổi, quẫy đạp kêu la ầm ĩ.
Những bản sử thi dài, Gang kể hết 5 đêm, kể từ lúc ghè rượu còn ngọt lừ, say ngất ngư cho đến khi trong cần chỉ còn nước trắng không còn mùi của rượu. Riêng hơ mon Dyông Dư đã được kể trong suốt 10 đêm với 9 băng cát sét, tương đương với 13 tiếng và dài khoảng 6000 dòng. Gang nhớ được 6 sử thi. Ông sống tự do tự tại. Thích thì hơ mon. Đêm hơ mon, ngày cũng hơ mon. Ở nhà cũng hơ mon mà đi rừng cũng hơ mon. Gang vừa ho vừa hát, vừa hút thuốc vừa xoa dầu. Trong căn nhà của ông, chỉ có ánh lửa bập bùng, khi mờ, khi tỏ, chỉ có ngọn lửa nhảy múa trong ánh mắt.
Đinh Thị Đeh, vợ Gang đã 60 tuổi. Bà đã già lắm rồi. Chồng “nó” là anh trai của Gang đã mất, (theo tục nối dây của đồng bào Bana, khi anh trai chết, em trai sẽ lấy chị dâu). Khi Gang “bắt”, nó đã già đến nỗi “cái vú như trái bầu khô, sắp rơi xuống đất”. Không ai biết là bởi vì sao nhưng Gang không có con. Đây là nỗi bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời một con người, tôi nghĩ thế. Đeh quay sang những đứa con của mình, ánh mắt bà ấm như ánh lửa. Hai vợ chồng bà nuôi 5 con. Đinh Thị Thương đứa lớn nhất, 11 tuổi, không biết nói (bị câm), không có cái chữ. Cả 5 đứa lầm lũi ăn trong bóng tối, không có một tiếng động nào. Buồn thế.
Nhưng nhà Gang không có ai buồn cả. Mỗi khi câu chuyện được kể mỗi đêm, mỗi khi rượu ghè đổ nước, má Đeh đỏ, miệng Đeh cười, chếng choáng say. Ngay cả những đứa trẻ cũng tưởng tượng mình là chàng Dyông Dư tài giỏi, đẹp đẽ đang cic cic uống rượu với Bia Chăm đến cạn cả nước sông Ba.
Gang không có trâu bò. Đêm hát, ngày vác dao lên rừng. Suốt cuộc đời 50 năm của mình, Gang chưa từng đi quá con dốc đầu làng, dẫu là các nhân vật trong hơ mon của ông lên rừng xuống biển với yêu đương, đánh nhau, si mê và say rượu.
Nhân tiện nói thêm là Hơ mon, tức sử thi của người Bana mang tính trữ tình nhiều hơn tính chất anh hùng ca và sử dụng rất nhiều hình ảnh, rất nhiều từ ngữ mô tả âm thanh. “Tiếng cồng chiêng Chêt Chêt Chêt, khing khing ding teg rung dung. Tiếng chim diều hâu: Kek coc klel klang klel gruil. Hình ảnh: Cười ngất ngưởng, cười đau cả bụng, cười đầy cả mồm.. Sau rất nhiều năm, lần đầu tiên, Sở Văn hoá thông tin Gia Lai đã cho ra mắt bạn đọc 2 cuốn sử thi Dyông Dư và Bia Brâu. Đây là những nỗ lực rất lớn trong điều kiện kinh phí eo hẹp để gìn giữ những nét văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng người Bana đang phải đối mặt với tình trạng thất truyền những hơ mon cuối cùng. Ở  Hơn, ngoài Gang không ai biết kể hơ mon cả. Trưởng thôn Đinh Cheng nói hồn nhiên: Hơn chỉ cần một người biết kể thôi. Còn Giai, thanh niên ưu tú, thông minh nhất Hơn thì bảo: “Nghe người ta hát, kể thì nhớ trong tai chứ không kể ra ra miệng được”. Ông Nguyễn Thanh Minh, trưởng phòng văn hoá huyện Kông Chro cho biết ở Kông Chro có đến 68 nghệ nhân kể hơ mon nhưng bây giờ thì chỉ còn 16 người còn đủ sức để nhớ, để kể một hơ mon.
Duch Bum và Seh Tang hai người yêu nhau, một người chết. Họ yêu nhau và họ chết cũng nhau. Đấy là bản hơ mon trữ tình và đau buồn về tình yêu mà Gang đã kể cho chúng tôi nghe đêm đó. Ông giải thích: “Cha mẹ không ưng mà, thế thì họ phải chết cũng nhau thôi”. Không cần thêm lời cho cái chết vì tình yêu ấy. Người làng Hơn, Gang, Đeh, Giai, Keo cũng vậy. Họ sống, và vô tư, và yêu đương và say rượu, sống với con dốc nghiêng nghiêng, gà trống gáy, gió rào rạt từ núi Chro thổi về và những bản tình ca đẫm mùi tối tăm, đói khát và ẩm mốc như thế đấy.
Ngay cả chuyện “tự cái bàng quang nó đái”, ngay cả chuyện “vợ nó không đẻ được” cũng không làm Gang buồn, ông sống với những câu chuyện trữ tình và thượng võ trong hơ mon, vô tư lự như cây cỏ ngoài rừng. Êu, cán bộ văn hoá bảo: Ngày mai, ngày kia, ngày kìa, có khi là lâu hơn, nó (Gang) sẽ ở nhà hút thuốc lá, ăn thịt gà và uống rượu ghè. Bao giờ hết mới đi làm. Thế đấy. Và trong ngôi làng bé tí xíu chẳng hơn bất cứ ngôi làng nào trong chuyện cổ sẽ lại cất cao giọng ca của Gang.
Ba trăm lớp váy màu đen thẫm
Da thịt vẫn như lúc trần truồng…

Đào Tuấn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Pó tay với Trung Quốc!

ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU TRÀN NGẬP NƯỚC MĨ


Один шпион может украсть 10 000 документов, но столько же украдут 10 тысяч шпионов, если каждый добудет хотя бы один документ. Фото: Mario Tama/Getty Images

  Theo: epochtimes.ru

Các cơ quan tình báo trên toàn thế giớitheo thường lệ, xem cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp của Trung Quốc là bất cẩn và khôngchuyên nghiệpTrong khi các nước khác đang chú ý đến sự kín đáo vàsự tinh tế trong các hoạt động của các cơ quan tình báo, Trung Quốc đãquyết định chọn số đông.
 
Mặc dù phương pháp này được coi là không chuyên nghiệp, nhưng Trung Quốc đã làm cho nó cực kỳ hiệu quảVấn đề của các nước khácchung quy lại một thực tế đơn giản: Trung Quốc có quá nhiều gián điệpđể cho các cơ quan tình báo nước ngoài có thể theo dõi được hết tất cả.

"Các cơ quan tình báo của chúng tôi đang quá tải. Vấn đề là quá lớn", -Paul Williams thú nhận trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ông là giám đốc về công nghệ thông tin trong BlackOps Partners Corporation, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ bí mật thương mại  lợi thế cạnh tranh cho các công ty trong danh sách của Fortune 500.

Sinh viên đóng vai trò to lớn trong hoạt động gián điệp số đông của Trung Quốc. Họ tạo thành một hệ thống, nơi mà mỗi người thực hiện một công việc nhỏ. Ý tưởng ở chỗ rằng một điệp viên giỏi khó đánh cắp được 10 nghìn tài liệu, nhưng 10 nghìn điệp viên không được đào tạo dễ dàng khai thác được ít nhất mỗi người một tài liệu.

Hoạt động gián điệp số đông này của chế độ Trung Quốc đặt các cơ quan tình báo Mỹ thành số ít. Ngay cả khi tiến hành truy tố gián điệpTrung Quốc, thì tất cả các bang của Hợp chúng quốc cũng không đủ sức để đuổi kịp họ.

Theo ông Williams, các sinh viên Trung Quốc tại trường đại học có thểđược tiếp cận được với các nghiên cứu trong các trường đại học. Sau khi tốt nghiệphọ sẽ gây dựng sự nghiệp ở Mỹ,  khi có cơ hội thuận lợi sẽ chuyển thông tin về quê hương. Do đó, chế độ Trung Quốc có điệp viên trong tất cả các cấu trúccác trường đại học, cơ quan chính phủ và các công ty.

Theo ông Williams giải thích thêm, nhiều điệp viên Trung Quốc không phải là nhà tình báo chính thức: "Vâng, có cả những điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc, nhưng họ thường là số ít. Hầu hết trong số họ -những người bình thường đôi khi hỏi điều gì đó".

Theo lời của các nguồn tinquá trình tuyển dụng thường xảy ra trước khi học sinh viên ra nước ngoài học tập. Điệp viên của các cơ quan tình báo có thể tiếp cận với họ và nhắc nhở họ phải trung thành với Tổ quốc. Điệp viên sẽ yêu cầu họ thông tin tất cả những gì có thể mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Chế độ này hành chức làm sao để sinh viên thường xuyên xem hoạt động gián điệp như một vấn đề của nghĩa vụ yêu nước.

Đây là phương pháp hoạt động rất hiệu quả, bởi vì các cơ quan tình báoTrung Quốc không yêu cầu nhiều từ các sinh viênNhư ông Williams đã nói, sự đóng góp cá nhân thường  nhỏ bé đến mức mà nhiều sinh viên thậm chí không nhận thức được hoạt động gián điệp của mình.

Điệp viên kiểu khác

Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với hoạt động gián điệp thường được các cấu trúc quyền lực khác xem là cẩu thả và bất cẩnPaul Williamsgiải thích thêm rằng trong thế giới điệp viên, tất cả cố gắng để không bị bắt. Hầu hết các nước khác áp dụng biện pháp phòng ngừa phức tạp để đảm bảo sự an toàn của các điệp viên của mình.

Trong trường hợp với Trung Quốc, tất cả đều theo kiểu khác. "Họ thậm chí không lo lắng nếu họ sẽ bị bắt - ông Williams ngạc nhiên- Thật ngạc nhiên là là họ áp dụng ít các biện pháp phong ngừa, bởi vị những rủi ro của họ rất nhỏ".

Ông nói thêm: "Người Trung Quốc có được tất cả các thông tin cần thiếtVấn đề còn là ở chỗ rằng bạn không biết chắc chắn họ đã biết được điều gì". Gián điệp số đông cho rằng chế độ thường xuyên nhận được những tài liệu đó một số lần.

"Đây là một mạng lưới rất phức tạp," - Lu Dong, cựu điệp viên Trung Quốc, bây giờ đã trở thành người chỉ trích công khai chế độ Trung Quốc, xác nhận.

Ông nói rằng các hoạt động gián điệp ở mức độ thấp đi qua Phòng mặt trận thống nhất và Văn phòng quan hệ với những người nhập cư Trung Quốc. Hoạt động phức tạp hơn đòi hỏi tính chuyên nghiệp caođi quaPhòng tổng hợp của của cơ quan đầu não quân đội Trung Quốc (phòng3).

"Phòng này chỉ gửi điệp viên có trình độ chuyên môn cao", - ông Lugiải thích  nhấn mạnh rằng phòng 3 có 200 000 nhân viên.

Các haker quân sự Trung Quốc - block 61.398 - hoạt động ở phòng ba của cục hai, theo báo cáo của công ty Mandiant nghiên cứu an ninh.

Không chỉ Hoa Kỳ

Không chỉ Hợp chúng quốc đang có vấn đề kiểu này. Tình hình tương tự đã tồn tại ở Úc.

Trung Quốc đã xây dựng những mạng lưới gián điệp thông qua các đoàn thể sinh viên trong các trường đại học ở ÚcNhững điệp viên này cũngthuyết phục ngay cả các sinh viên Trung Quốc khác tham gia "bảo vệ lợi ích" của chế độ Trung Quốc.

Mới đây, một trong những tờ báo hàng đầu của Úc Sydney Morning Herald đưa tin rằng các cơ quan tình báo Úc không thể theo kịp với số lượng các gián điệp Trung Quốc, và chính phủ Úc dự định mở rộng hoạt động phản gián của họ.

Điệp viên không chỉ ăn cắp thông tinmà còn theo dõi những người chỉ trích chế độ Trung Quốc.

Theo tờ Sydney Morning Heraldmột giảng viên đại học Úc bị thẩm vấn bốn lần ở Trung Quốc vì những nhận xét đưa ra tại một cuộc hội thảo tại một trường đại học của Úc. "Họ cho tôi thấy một báo cáo - giáo viên cho biết. - Tôi thậm chí có thể nêu tên người phụ nữ đã gửi cho họbáo cáo này".

Những sự việc như vậy rất phổ biến trong các trường đại học của Úc,nơi mà các sinh viên và giáo viên Trung Quốc cần phải theo dõi những gì họ nói.

Chen Yonglinmột nhà cựu ngoại giao của Lãnh sự quán Trung Quốctại Sydney, kể với "The Epoch Times" rằng vào năm 2005, khi ông trốn khỏi lãnh sự quán, tại Úc đã có hơn 1.000 điệp viên bí mật của Trung Quốc hoạt động một mình.

Nếu lời nói của ông ta là đúng sự thật, thì ở Hợp chúng quốcnơi có số lượng người nhiều  hơn 14 lần, còn lợi ích của Trung Quốc nhiều hơn,tình hình là rất có vấn đề.

"Ở Hoa Kỳ có rất nhiều người Trung Quốc, - ông Williams nói- Không một cơ quan gián điệp nào khác trên hành tinh này  được bất cứ điều gì tương tự như thế".

Chen Yonglin, người tự mình tham gia vào hoạt động gián điệp củaTrung Quốc ở Úc, nói với phóng viên của The Sydney Morning Herald,rằng sinh viên-điệp viên Trung Quốc thực hiện nhiều chức năng "hữu ích": chào đón các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại sân bay, ngăn chặn các nhóm chống đối và thu thập thông tin.

Khi Chen đàu tẩu, ông đã lấy theo những tài liệu bí mật. Trong số đó có danh sách các hoạt động của  lãnh sự quán Trung Quốc, nơi mô tả chi tiết lãnh sự quán đã sử dụng các mạng lưới gián điệp của sinh viên như thế nào để thực hiện các đơn đặt hàng của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài.

Trong số các nhiệm vụ khác của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney: các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng Trung, thu hút sinh viên mới vào hoạt động gián điệp và xâm nhập vào chính sách của phương Tây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt... đang làm gì?

Cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ. Tôi có một người bạn lấy bằng Tiến Sĩ tại một trường ĐH có tên tuổi ở xứ Cờ Hoa. Khi về nước anh chỉ có một ước mơ rất đơn giản - làm việc và sống được bằng nghiên cứu khoa học! Khi đó anh rất tự tin vào những gì mình đã học được có thể đóng góp và tạo ra những thay đổi tích cực cho khoa học nước nhà.

9.000 GS, PGS tại nước ta đang làm gì và được dùng vào việc gì?
Sau hơn một năm bắt tay vào thực hiện các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, bên tách cafe đắng, anh chia sẻ: "Tôi thấy người nước mình thực sự không trọng dân trí thức.".


Dù đã có ít nhiều trải nghiệm thực tế, nhưng câu nói của một người bạn có bằng TS lúc đó làm tôi có phần cảm thấy chua xót. Đồng ý rằng các ngành khoa học của chúng ta sinh sau, đẻ muộn và không nhất thiết phải bắt đầu từ con số 0. Thế nhưng, kể cả muốn đi trước đón đầu, chúng ta cũng cần phải học để biết cần đón ở đâu và đi đến đâu. Một khi nền tảng khoa học không có thì mọi thứ chúng ta tiếp thu và ứng dụng được chỉ đều là phần nổi, phần ngọn và cũng chính vì vậy mà đất nước luôn tụt lại phía sau và mãi mãi chạy theo người khác.


Khi nhìn lại các sự kiện gần đây, tôi mới thấm thía những điều mà anh bạn tôi bộc bạch.Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.

Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà "chạy dự án" chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.

Những người làm khoa học không chuyên thì sao? Sự cứng nhắc, rập khuôn và giáo điều của các cơ quan chức năng cộng với tính sính ngoại và tự coi thường khả năng, trí tuệ của chính người nhà mình đã khiến cho bao nhiêu nông dân và kể cả doanh nhân phải ngửa mặt kêu Trời.

Sự kiện hai cha con ông Hải phải tìm đường sang Campuchia để thỏa mãn khát vọng được cống hiến cho khoa học liệu có khiến cho những người có trách nhiệm thấy chua xót ít nhiều? Hay phải chăng sức ép dư luận trong những ngày qua cũng chỉ là một vài hòn đá ném xuống cái ao bèo, để rồi nhanh chóng bị những cánh bèo dày đặc kia khỏa lấp?

Theo số liệu thống kê, trên tổng số hơn 90 triệu dân hiện thời, VN có tới hơn 100 nghìn người có bằng Thạc sĩ (trình độ được xem là nghiên cứu viên) và hơn 25 nghìn người có bằng Tiến sĩ. Những con số ấn tượng này khiến tôi nghi ngờ nhận định của anh bạn mình khi cho rằng "Trí thức Việt không được trọng dụng và chỉ dùng để trang trí mà thôi!" Nếu thực sự chỉ dùng để trang trí thì quả thực đất nước ta có thể xếp vào loại xa xỉ nhất thế giới khi sử dụng một nguồn lực khổng lồ như vậy chỉ để mà chơi và trang hoàng cho đẹp mắt.

Vậy nếu không chỉ để mà chơi hay cho vui mắt thì tại sao trung bình hàng năm Việt Nam có số lượng ấn phẩm khoa học được duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học Quốc tế chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Singapore. Riêng trên tạp chí Nature, thì trong mười năm qua chúng ta chỉ có 5 ấn phẩm khoa học trong nước được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới này. Đồng ý rằng, dân ta có nhiều người học TS chỉ để cho oai, vậy con số khoảng 9.000 GS, PGS với phân nửa số lượng TS đang là giảng viên ĐH hay nghiên cứu viên tại nước ta đang làm gì và được dùng vào việc gì? Hay lại là để cho đẹp đội hình?

Thời Hoàng Đế Lê Thánh Tông, nước Đại Việt của chúng ta có thể được xem là hùng cường bậc nhất trong lịch sử Phong kiến. Có lẽ ý thức được nguyên tắc "hiền tài là nguyên khí Quốc gia" nên nhà Vua đã tạo dựng được một triều đại huy hoàng đến vậy. Tuy đời sau ít nhiều thấm nhuần tư tưởng này nhưng chưa ai làm được những gì mà "Vị Hoàng Đế mở cõi" này đã làm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi cũng giống như ngày nay, cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.

Chúng ta hiện vẫn còn thiếu rất nhiều thứ để có được một nền khoa học tiên tiến. Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thiết bị và kể cả ngân sách rồi cũng có thể có được. Cái quan trong hơn, cấp thiết hơn lúc này chính là cần phải xác định được mình thực sự mong đợi gì? Muốn làm gì và cần ưu tiên cái gì? Chỉ đến khi những người có trách nhiệm thấu hiểu được khoa học chính là con đường then chốt để thay đổi vị thế đất nước, rằng đất nước ta không thiếu vắng nhân tài và rằng phải có tinh thần cầu thị, dám chịu trách nhiệm, đức tính bao dung, không đố kị cùng một tấm lòng vì đại cục, thì ngày đó đất nước ta sẽ có thể cất cánh bay cao.

Hơn hết, dụng nhân như dụng mộc, hãy trả mọi người về đúng vai trò của họ, nơi họ có thể sống, làm việc và cống hiến theo đúng khả năng của mình. Hãy tạo dựng một môi trường phù hợp, khơi dậy sức sáng tạo của mỗi công dân và sẵn sàng lắng nghe cũng như hành động, nhằm khích lệ kịp thời, giúp tập hợp nguồn "nguyên khí Quốc gia" cho phát triển đất nước. Khi đó nhiều cái tử tế sẽ theo về và tách cafe mỗi lần tôi uống với anh bạn Tiến sĩ kia cũng sẽ đậm, ngọt hơn.

Trần Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/209195/hang-chuc-ngan-giao-su--tien-si-viet----dang-lam-gi-.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và cuốn sách cuối cùng

(TT&VH) - Cứ về Hải Phòng, dù vội mấy, tôi cũng đến thăm vợ chồng nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông bà ở gác 2 ngôi nhà Pháp cổ trong ngõ 10 Điện Biên Phủ. Tôi không quên được cầu thang gỗ đen sờn mà giờ đây, nhà văn chỉ biết tựa vào thành tiễn khách, ngóng ra đường phố cách 40m qua mấy lần tường.

(TT&VH) - Cứ về Hải Phòng, dù vội mấy, tôi cũng đến thăm vợ chồng nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông bà ở gác 2 ngôi nhà Pháp cổ trong ngõ 10 Điện Biên Phủ. Tôi không quên được cầu thang gỗ đen sờn mà giờ đây, nhà văn chỉ biết tựa vào thành tiễn khách, ngóng ra đường phố cách 40m qua mấy lần tường.
1. Cuộc đời nhọc nhằn của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934) và vợ Nguyễn Thị Ngọc Bích (1939) đủ để viết vài tiểu thuyết, không phải là tiểu thuyết tự truyện của ông mà là chất liệu cho các nhà văn khác, thậm chí đưa lên màn ảnh bằng phim dài tập. Sau vẻ “nhát”, cả tin, nhạy cảm của họ, là tấm tình đôn hậu với mọi người. Mua thêm được căn phòng 20m2 kế bên của vị hàng xóm cựu công an, ông Tấn mừng vì có 2 ban công trồng cây, hoa cảnh: sim, ngâu, mai chiếu thủy, thiết mộc lan, xương rồng, hồng tú cầu, ngũ gia bì, vạn niên thanh. “Vui lắm, chim về hót, ong rủ nhau hút mật. Hương tỏa cả vào nhà” - nhà văn hồ hởi.
Ngoài niềm vui giản dị này, thì từng ngày của ông đang chật vật. Tôi đến khi nhà văn vừa khám bệnh về, bất giác, tôi xin phép vợ chồng nhà văn làm cuộc “kiểm kê tài sản”. Ông bà vui vẻ chấp thuận. Căn phòng cũ của ông có TV Samsung 15 inch cũ, máy tính LG Flaton màn hình phẳng 14 inch kê bên chiếc giường đôi. Phía trên là gác xép, trên nữa là trần nhà tróc vôi. Phòng khách có kê tủ lạnh Panasonic mới. Bà Bích khoe: “Vợ chồng Hải Yến con gái thứ ba, sống ở Sài Gòn từ 1990, vừa ra ăn Tết. Yến chỉ có một con trai 10 tuổi, thỉnh thoảng chúng tôi lại vào thăm con cháu. Yến sắm tủ lạnh cho bố mẹ. Tủ lạnh Toshiba nhỏ, chúng tôi trả lại con cả”. Ông Tấn nói thêm: “Với lại nó cũng biết bố chẳng còn ăn được mấy cái Tết đâu”.
Vội xua tan vẻ bi quan của ông, tôi tiếp tục kiểm kê: Phòng khách có bộ bàn ghế cũ và 5 cái ghế nhựa, tủ gương, tủ sách có cửa kính, ấm chén và phích. Nhà văn chỉ có 1 đôi giày da duy nhất, màu đen, hiệu Freelife. Ông muốn có thêm đôi giày “lười” đi lại đỡ đau chân và được thay đổi, “chỉ cốt thế, chứ cả đời có ăn diện lần nào đâu”.
Vợ chồng nhà văn Bùi Ngọc Tấn tại nhà, dưới bức tranh HS Nguyễn Thanh Bình
tặng tháng 2/2012. Ảnh: Nguyễn Nhật Bích 
2. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn công tác tại báo Tiền phong từ tháng 5/1954 tới khi tiếp quản Thủ đô, ông chính thức là phóng viên báo này từ tháng 12/1959 đến tháng 1/1960, sống tại Hà Nội. Sau đó, ông chuyển về báoHải Phòng, làm việc từ 1960 - 1968. Giai đoạn từ tháng 11/1968 đến tháng 3/1973, gần 4 năm rưỡi ông vướng vào lao lý, chuyện này không “bí mật” gì vì đã gần 30 năm. Khi ra tù hơn 2 năm sau ông mới xin được về Liên hiệp Thủy sản Hải Phòng làm chân cán bộ thi đua cho văn phòng, tới lúc về hưu tháng 5/1995. Chỉ có điều, lương hưu của ông chỉ được tính năm từ 5/1975, không tính 14 năm công tác trước khi hoạn nạn, thời điểm về hưu là 160.000 đồng, nay là 1,4 triệu đồng. 
Bà Bích là kế toán Xí nghiệp may xuất khẩu Hải Phòng, từng được cử lên Hà Nội học ĐH Ngoại thương, đang năm thứ hai thì bị gọi về, liên lụy vì chồng mà không được học tiếp. Lương hưu bà Bích hiện lĩnh 1,7 triệu đồng/tháng.
Vẻn vẹn 3,1 triệu đồng cho hai ông bà đau ốm, sao đủ. Nhà tài trợ duy nhất của họ là con gái Hải Yến (nhân viên kế toán), mỗi tháng gửi cho bố mẹ 3 triệu. “Tháng nào phải mua nhiều thuốc men, tôi xin thêm con gái 2 triệu nữa”.
Ông còn hai con trai sống ở Hải Phòng, con cả Ngọc Hiến là kỹ sư công trình, con út Quang Dũng là kỹ sư máy cầu. Họ làm chỉ đủ ăn không đỡ đần được bố mẹ. Vợ chồng nhà văn cứ ấm ức lương hưu bị… tính sai, trong nhiều thua thiệt lưu niên. Rồi ông tự an ủi: “Bạn bè, kể cả bạn vong niên chết nhiều. Còn sống đến giờ này là lãi rồi”.
3. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn xuất ngoại muộn. Năm 2001, ông xuất ngoại lần đầu, tới Trung Quốc. Năm 2004, đi 5 nước châu Âu, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Áo trong 2 tháng. Năm 2005, ông được mời sang Mỹ, Nga. Các chuyến bay đều được đài thọ. “May hồi ấy có sức mà đi, giờ thì chịu rồi. Đi xa là lao động cực nhọc, phải xóa các thói quen, thích ứng mọi điều kiện, lúc này tôi không kham nổi” - nhà văn buồn rầu. Bạn bè qua đời vãn cả, còn ông bạn thân - dịch giả Dương Tường mà ông Tấn cũng chẳng mấy khi lên thủ đô thăm được. Ông Tường tuổi 80, gày gò, chịu khó đáp xe khách về thăm, đợt gần nhất là 14 tháng Giêng ÂL, sáng đi chiều về.
Thỉnh thoảng có khách các nơi hay từ nước ngoài về Hải Phòng tới chơi, ông bà mới có dịp hàn huyên. Thành ra hay nhớ kỷ niệm “Mùng 2 Tết năm ngoái, các em tôi yêu quý: nhà báo Ngô Hà Thái, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, ông bạn nhà văn Châu Diên… cùng xuống nhà tôi. Vui lắm. Lại có thêm vợ chồng nhà báo Nguyễn Thế Thanh, Thúy Nga ở TP.HCM chơi Hạ Long về ghé thăm”. Ông bà sống tình cảm và cũng được nhận nhiều tình cảm trìu mến. 
Nếu không quá mệt, nhà văn ngồi máy tính đọc và viết E-mail, xem báo. Sau tập truyện ngắn Người chăn kiến (NXB Hội Nhà văn 2010), ông chưa in gì thêm. Nản vì nhuận bút rẻ mạt lại bị tính gian số lượng, ông chua chát: “Nhà văn vắt tim óc ra, viết thành sách, rồi lại chìa cổ cho đầu nậu cắt tiết”.
Ông khoe với tôi mấy cuốn sách được dịch và in ở Pháp bởi NXB L’ AubeUne vie chien (Cuộc sống của con chó, tập truyện ngắn, 1993) tái bản, được dịch bởi Nguyễn Ngọc Giao, Đặng Trần Phương, Vũ Văn Luân, do Janine Gillon hiệu đính. La mer et lamartin - pêcheur (Biển và chim bói cá, tiểu thuyết 518 trang),10/2011.
Nhà văn đang chỉnh sửa tập hồi ký 600 trang, rút lại thành 400 trang đánh máy: “Cuộc sống của con chó là cuốn sách tập hợp 8 truyện ngắn của tôi ấn hành 3/1990, đánh dấu thời điểm cầm bút viết văn trở lại và sau cuốn hồi ký chủ yếu viết về bè bạn này, tôi sẽ gác bút. Đây là cuốn sách cuối cùng của tôi. Nhưng sẽ khó in vì tôi toàn viết sự thật. Tôi chỉ được bạn bè thương chứ thực tình, tôi nhận mình là nhà văn bị ruồng bỏ”. Ông đưa chiếc điện thoại Nokia đen, loại “cục gạch” nhờ tôi đọc hộ các tin nhắn. Ông chỉ biết nghe và gọi, có tin nhắn phải nhờ con cháu.
Nhìn hai ông bà tóc bơ phờ bạc, khuôn mặt nhàu âu lo, lòng tôi trào niềm thương cảm. Bác Bích muốn tiễn, nhưng trời đã tối, tôi ngăn lại. Chẳng khi nào tôi để bác tiễn mình. Tôi bước chậm bên vỉa hè số chẵn đường Điện Biên Phủ, Hải Phòng, suy nghĩ về vợ chồng nhà văn nghèo hiếu khách lúc nào cũng quý mến giữ người. Chỉ còn lại đôi già tự chăm lo cho nhau trên căn gác ấy. Niềm tự hào cũng là tài sản lớn nhất của họ: Người bạn, sách và tranh. 
Đáng giá nhất trong gia sản của Bùi Ngọc Tấn là tranh chân dung ông, do các HS Lê Đại Chúc, Đỗ Phấn, Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân, Tô Chiêm tặng. Cầu cho ông đủ sức khỏe để hoàn thành tác phẩm đang thành hình, cho đến khi công chúng đón đọc. Thời gian ngặt nghèo, cuộc sống lắm éo le. Ông Tấn sợ không kịp thời gian nên chỉ định làm nốt cuốn này. Trên bệ lò sưởi (không bao giờ sử dụng), bên TV LG 21 inch, tôi thấy chiếc đồng hồ Citizen của ông xước mặt chằng chịt...
Khánh Vi


Phần nhận xét hiển thị trên trang