Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Dân ngu thì phải ráng chịu thui!

Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỉ đồng và những chuyện chỉ có ở xứ... ta

Một thế giới- Hà Văn - Thịnh
Đọc bài phát biểu của GS Tương Lai tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, không dám tin vào mắt của chính mình khi thấy câu chuyện thật mà ngay cả vua hề Sác Lô cũng nghĩ không ra: Doanh nghiệp nhập về 4 bộ túi xách nhãn hiệu Hermes, giá mỗi bộ gồm 4 chiếc là 300.000 USD, chỉ có mấy ngày là các quý bà, tiểu thư mua hết (không bán lẻ), sau đó, cửa hàng còn bị trách móc là vì sao lại nhập ít thế để đến nỗi có nhiều người không kịp mua!?

Tính ra, mỗi cái túi xách trị giá 1.600.000.000 VNĐ, tương đương với lương trung bình của công chức (3 triệu đồng/tháng) trong khoảng gần… nửa thế kỷ(!) Có biết bao câu hỏi, biết mấy nỗi đau từ cái sự thật hầu như ai cũng biết mà không ai nói – nhất là các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ cán bộ, chống tham nhũng - không thể kết luận vì “không đủ chứng lý”.
 
Chứng lý ở đâu khi cái sờ thấy, biết rõ (tìm hiểu chẳng khó gì vì không lẽ người ta mua túi xách về để cất?) là không ai có thể đem đồng tiền đổ mồ hôi, sôi nước mắt để mua thứ có thì không làm cho béo hơn, thiếu chẳng gầy đi. Số tiền khủng trên đây trong một đất nước có hàng triệu người nghèo, hàng triệu người thất nghiệp không thể nói khác hơn, đó là sự thách thức của tội ác, sự trơ tráo về mặt văn hóa, sự vô lương của đạo đức và là sự tàn nhẫn của lương tâm – nếu như lương tâm là cái có thật trong thời đại nhố nhăng này.
 
Những cái túi xách đó “sinh ra” cho các thứ trưởng giả của các nước nghèo chơi trội, với cái vỏ hợm hĩnh, không rẻ tiền về giá trị của… đồng tiền nhưng lại rẻ hều về nhân cách, lối sống; chỉ nhằm vào cái đích duy nhất là chứng tỏ cái gọi là đẳng cấp, xứng mặt tay chơi. Nó là sự minh định cay đắng rằng cơ quan chống tham nhũng dường như đang nói nhiều, làm biếng và, chắc chắn, đang làm lãng phí thêm không ít tiền dân, của nước khi họ nhận lương rồi ngồi viết thành câu chữ cho các báo cáo thăng hoa, cho sự bao che liếc xéo những nụ cười mỉa mai, chua chát. 

Một đất nước không có cái gì để chứng tỏ, để “khoe” với thế giới, để đóng góp cho văn minh nhân loại ngoài những thói hư, tật xấu như tham lam, ích kỷ, vô cảm, lười nhác, dối lừa… thì còn gì để biện minh? 

Chẳng lẽ tất cả những gì báo chí, dư luận lên án mỗi ngày mãi cũng chỉ là “hiện tượng”, chưa phản ánh đủ và đúng về sự băng hoại văn hóa ở mức độ trầm trọng nhất với tốc độ nhanh nhất?

Những cái túi Hermes đó không hề lẻ loi trên cuộc đời này. Nó có rất nhiều các anh chị em song sinh, đồng hành. Chẳng hạn, quan chức mất trộm, để quên hàng tỷ đồng là chuyện bình thường; Bộ GD-ĐT trình đề án làm SGK “nhầm lẫn” 34.000 tỷ đồng nay tụt xuống còn gần 800 tỷ cũng là chuyện bình thường; đường cao tốc dài nhất Việt Nam, đứng trong top ten Đông Nam Á chưa đi đã lún cũng là bình thường… 

Những cái mà các nhà quản lý dán nhãn “bình thường” ấy là điều thậm bất thường trong một xã hội văn minh, nơi mọi khoản thu nhập của công dân được làm minh bạch, rõ ràng; mọi khả năng về quản lý không có chỗ cho nhầm lẫn bởi nhầm mà liên quan đến hàng núi tiền của là sự phá hoại rõ ràng. “Nhầm lẫn” hàng chục ngàn tỷ mà chỉ có thể “thấy sợ”, rồi, không ai phải chịu trách nhiệm sao? Giả sử nếu dư luận không phản đối, Quốc hội không tỉnh táo thì có phải là hàng vạn cái Hermes nữa lại được mua tấp nập? 

Hầu như tất cả những ai có trách nhiệm đều tuyên bố phải quyết liệt, phải thay đổi vì tham nhũng đang là căn nguyên liên quan đến sự tồn vong của chế độ. Có tìm thấy ở đâu giống với nước ta là nói nhiều, nói lắm mà tất cả sự sai trái, trì trệ vẫn ý nguyên? Hình như, chỉ có một cái thay đổi thôi: Nỗi đau của hàng triệu người nghèo, thất nghiệp ngày một nhức nhối hơn?… 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lửa trong chữ nghĩa

Dương quang Người Lao Động

Viết báo được, không khó. Viết hay mới khó. Bình luận - nhất là cho nhóm báo thời sự chính trị, kinh tế, xã hội - là một thể loại cực khó. Khó viết đã đành, viết cho hay và đều tay là một thách thức đối với người cầm bút, kể cả những nhà báo lão làng nhất.

Lê Thanh Phong, cây bút của Báo Lao Động, đã vượt qua tất cả những điều khăn khó ấy. Vượt qua một cách nhẹ nhàng và chu du vào miền chữ nghĩa thật say đắm, dù rằng những câu chuyện anh kể ra, luận bàn, khái quát và chốt hạ hầu hết đều khá gai góc và nóng hổi tính thời sự.

Bằng chứng là quyển “Sự kiện & Bình luận” tập hợp 150 bài đã đăng tại chuyên mục cùng tên trên Báo Lao Động vừa được xuất bản. Đấy mới chỉ là một phần trong gia tài viết lách của Lê Thanh Phong. Còn hàng trăm bài bình luận sắc sảo nữa của anh đã đăng trên các báo Người Lao Động, Nông thôn Ngày nay, Dân Trí với các bút danh Chân Ngôn, Chân Tâm, Lê Chân Nhân chưa được tập hợp và giới thiệu, song hơn 300 trang “Sự kiện & Bình luận” cũng đã đủ chứng minh cho sức viết kiêu mãnh và kiến văn dồi dào của ngòi bút này.

 “Sự kiện & Bình luận” gợi nhắc độc giả về những dòng thời sự trọng đại của đất nước, các vấn đề quốc kế dân sinh lớn lao, cũng có khi chỉ là một vài sự vụ nhỏ nhưng có độ rung xã hội lớn... Tất cả được tác giả bình giải thật thuyết phục rồi truy thẳng trách nhiệm hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng, cũng có lúc “đá xoáy” bâng quơ mà sâu sắc. Nhiều bài đọc rồi, nay đọc lại vẫn thấy rất đã bởi độ nóng thời sự vẫn còn hầm hập, bởi tính phản biện luôn cuồn cuộn, bởi dũng khí của người viết luôn chất ngất. Đọc bài nào cũng như thấy lửa bốc lên từ ngòi bút. Ngọn lửa của tinh thần phản biện!

Lê Thanh Phong bây giờ đã là columnist “đắt sô” hàng đầu trong làng báo Việt. Không vì thế mà anh viết hời hợt. Tất cả những bài bình luận của tác giả đều đậm chất cống hiến của một công dân - nhà báo đầy trách nhiệm với đất nước, với nghề nghiệp của mình. Đấy cũng chính là bản sắc, cũng là những tố chất để anh được độc giả tin quý. Quan sát kỹ, những gì anh đề cập cuối cùng cũng hướng về lẽ phải, mong mỏi sự thật và bảo vệ người dân. Và người dân, sự thật cùng lẽ phải đã trở thành hỗn hợp nhiên liệu siêu bền giúp ngòi bút Lê Thanh Phong tỏa sáng.

Đều đẹp, từ cả hai phía...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng không đồng ý thu hẹp diện tích dự án Văn Giang

Lời dẫn của VNTB: LẦN ĐẦU TIÊN TỪ KHI DỰ ÁN ĐƯỢC COI LÀ “KHU SINH THÁI LỚN NHẤT QUỐC GIA” ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG BẰNG CẢNH CƯỠNG ĐOẠT CHIẾM ĐẤT, MỘT QUAN CHỨC CÓ TRÁCH NHIỆM NHƯ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NGUYỄN MINH QUANG MỚI TIẾT LỘ: “DỰ ÁN VĂN GIANG, CHÚNG TÔI ĐỀ NGHỊ LÊN CHÍNH PHỦ THU HẸP DIỆN TÍCH. TUY NHIÊN, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ KHÔNG ĐỒNG Ý”. 


TÌNH TIẾT CHỨA ĐỰNG NHIỀU ẨN Ý TRÊN HIỆN RA TRONG BUỔI HỌP CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SÁNG NGÀY 29/9/2014, KHI ÔNG QUANG BỊ CÁC ĐẠI BIỂU ĐÃ CHẤT VẤN VỀ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ VĂN GIANG. 

SAU VỤ GIA ĐÌNH ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN Ở CỐNG RỘC, HẢI PHÒNG BỊ GIỚI QUAN CHỨC ĐỊA PHƯƠNG ÂM MƯU CƯỚP ĐẤT, HÌNH ẢNH THÊ THIẾT CỦA HÀNG NGÀN DÂN OAN VĂN GIANG Ở HƯNG YÊN NƠI ĐẤT BẮC ĐÃ TRỞ NÊN ÁM ẢNH NHẤT TRONG LÒNG CÔNG LUẬN VIỆT VÀO NĂM 2012. VÔ SỐ BẰNG CHỨNG ĐÃ CÓ VỀ VIỆC GIỚI ĐẠI GIA DÙNG CÔN ĐỒ VÀ “VẬN ĐỘNG” CẢ NGÀN CÔNG AN THAM GIA VÀO CHIẾN DỊCH ĐẨY ĐUỔI NGƯỜI NÔNG DÂN VĂN GIANG KHỎI MẢNH ĐẤT CHÔN RAU CẮT RỐN CỦA HỌ ĐÃ ĐƯỢC LƯU LẠI.

TRÁI NGƯỢC VỚI BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN THANH TRA CHÍNH PHỦ, CHO ĐẾN LÚC NÀY KHIẾU TỐ VĂN GIANG VẪN LÀ CÂU CHUYỆN NÓNG HỔI CỦA NHIỀU NGƯỜI DÂN KHÔNG CÒN NƠI SINH SỐNG.

VÀ CŨNG CHỈ ĐẾN GIỜ NÀY, GIỚI CHỨC CÓ TRÁCH NHIỆM CÓ VẺ MỚI CHỊU THỪA NHẬN RẰNG HẬU QUẢ KHIẾU TỐ CỦA NÔNG DÂN ĐÃ ĐƯỢC GIẢM BỚT, NGÀNH CÔNG AN CŨNG ĐỠ PHẢI NGÀY ĐÊM ĐỐI PHÓ VỚI ĐOÀN NGƯỜI RỒNG RẮN BIỂU TÌNH, NẾU THỦ TƯỚNG ĐỒNG Ý VỚI ĐỀ NGHỊ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VỀ THU HẸP DIỆN TÍCH KHU ĐÔ THỊ VĂN GIANG.

CÂU HỎI CÒN LẠI: TẠI SAO THỦ TƯỚNG LẠI KHÔNG ĐỒNG Ý? 
———————

Không thu hẹp diện tích khu đô thị Văn Giang

.

DỰ ÁN VĂN GIANG, CHÚNG TÔI ĐỀ NGHỊ LÊN CHÍNH PHỦ THU HẸP DIỆN TÍCH. TUY NHIÊN, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ KHÔNG ĐỒNG Ý”, BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MINH QUANG CHO BIẾT. 

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng nay (29/9), các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Nguyên Xúy – Phó Ban dân nguyên quốc hội về vấn đề thu hẹp diện tích Khu đô thị Văn Giang (Hưng Yên), Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết: “Dự án Văn Giang, chúng tôi đề nghị lên Chính phủ thu hẹp diện tích. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý”.

Ông Quang cũng cho biết thêm, hiện nay dự án này vẫn đang được triển khai. “Dự án này hiện cũng không thuộc quyền giải quyết của Bộ, Chính phủ đã giao Thanh tra chính phủ phụ trách. Hiện nay, tình hình kiện cáo tại dự án cũng đã bớt căng thẳng hơn khi chủ đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với dân”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng nhấn mạnh.

Được biết, Dự án khu đô thị Văn Giang của tập đoàn Vihajico thuộc địa phận Văn Giang – Hưng Yên, cách trung tâm Hà Nội 13km. Dự án có diện tích gần 500 ha và tổng vốn đầu tư dự tính trên 6 tỷ USD. Đây là một trong những dự án có quy mô và tổng vốn đầu tư lớn hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Hà Phương - Theo Infonet

và Nguyễn Tường Thụy Blog. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

DANG SINH: Vũ khí sát thương và bản lĩnh chính thể

DANG SINH: Vũ khí sát thương và bản lĩnh chính thể: Phạm Chí Dũng Hà Nội hoang mang... Ðất Việt vẫn là một trong số hiếm hoi tờ báo nhà nước cố thủ được bản sắc riêng trong tiếng nói truyền th... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tình Thế Đột Biến Ở Hồng Kông, Bắc Kinh Lo Sợ Sự Kiện 4-6 Tái Diễn

 

Học sinh Hồng Kông bỏ học đòi quyền tranh cử, học sinh đeo khẩu trang và kính bảo vệ, đề phòng cảnh sát đàn áp. (Getty Images)

Hoạt động bỏ học đòi tranh cử của học sinh Hồng Kông ngày càng diễn ra kịch liệt, tình thế tương đối hòa bình trước đây bỗng đột ngột trở nên căng thẳng sau đêm hôm qua! Một số đông học sinh bao vây trụ sở chính phủ Hồng Kông đã tiến vào quảng trường Công Dân, gây ra một cuộc bạo động kịch liệt với cảnh sát, rất nhiều người đã bị bắt. Tình hình căng thẳng đột biến ở Hồng Kông đã gây ra nỗi lo sợ bị giải thể của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các phương tiện truyền thông báo cáo rằng ĐCSTQ đã ban hành một nguyên tắc gồm 6 chữ “không thỏa hiệp, không đổ máu,”, điều này cho thấy dưới áp lực mạnh mẽ của ý kiến nhân dân ĐCSTQ đã phải xuống nước và trở nên mềm mỏng hơn.

BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).

Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.

Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.

Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.

Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.

Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.

Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.

Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.

Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.

Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.

Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.

Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.


30 Tháng Chín, 2014


Jonathan London - Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong 


 
1967                                             2014


Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9


***

Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.

Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.

Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.

1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.

Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.

2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.

Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.

Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.

3. Tự tôn văn hóa. Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ. Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập.

Vì lẽ đó, họ không chịu nổi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.

Jonathan London 

Ghi chú: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viết một vài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.

(Blog Xin Lỗi Ông)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần ngàn.. thế giới này bị điên?

Báo Đài Loan: Ông Kim Jong-Un có thể đang bị quản thúc tại gia

Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Trong những ngày qua, dư luận thế giới rất quan tâm đến sự vắng mặt khá dài một cách bất thường của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un. Trang Want China Times của Đài Loan (TQ) còn dẫn tin tờ trang Duowei News xuất bản tại Mỹ cho hay ông Kim vắng mặt không phải vì lý do sức khỏe mà vì chính trị.
Trong phiên họp quốc hội ngày 25.9, ông Kim vắng mặt và phó nguyên soái Hwang Pyong-so, đồng thời cũng là nhân vật số 2 trong Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương để trở thành người dưới một người, trên muôn người ở Triều Tiên. 
Theo Duowei, việc bổ nhiệm này đáng ra phải được thông qua bởi chủ tịch Kim nên việc ông Hwang được thăng chức trong lúc ông Kim vắng mặt là bất thường.
Bổ nhiệm Hwang là Phó chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương đã hoàn tất một cuộc cải tổ quan trọng trong quân đội Triều Tiên sau khi phó nguyên soái Choe Ryong-hae (từng được coi là nhân vật số 2 tại Triều Tiên) và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam bị buộc rời Quân ủy trung ương Triều Tiên vào tháng 5.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó đã thừa nhận rằng ông Kim đang "khó ở" như lý do cho sự vắng mặt khá lâu trước công chúng. Còn trang Duowei tuyên bố rằng lý do thực sự khiến ông Kim không được nhìn thấy kể từ 3.9 là do sự bất ổn nghiêm trọng trong chính trị Triều Tiên.
Trích dẫn tin đồn từ giới chính trị Triều Tiên, Duowei cho rằng ông Kim có thể đã bị phó nguyên soái Hwang quản thúc tại gia. Duowei cũng cho rằng ông Hwang đã buộc ông Kim phải nâng mình lên vị trí nhân vật quan trọng số 2 tại Triều Tiên như một phần trong kế hoạch để cuối cùng chiếm đoạt "ngai vàng của ông Kim".
Theo Duowei News, ônng Kim đã phải vật lộn để giữ quyền lực sau khi người cha là ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) qua đời vào cuối năm 2011. Trong cuộc đấu đá quyền lực, ông  Ri Yong-ho, tham mưu trưởng Quân đội Triều Tiên, đã buộc phải nghỉ hưu vì lý do sức khỏe vào năm 2012 và  Duowei cho rằng nó là kết quả của một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ giữa Ri và phó nguyên soái Choe.
Đến lượt mình, Choe lại mất chức trong cuộc đấu với phó nguyên soái Hwang. Kể từ khi ông Kim xử tử người dượng Jang Sung-taek vì tội phản quốc vào cuối năm ngoái, ông đã tiếp tục đặt thêm quyền lực trong tay phó nguyên soái Hwang. Duowei nói rằng đó có thể là nước cờ sai lầm của ông Kim. Tuy nhiên, Duowei cũng cho rằng ông Kim có thể không có nhiều sự lựa chọn khi phải đối mặt với người dượng Jang và phó nguyên soái Choe nên đành phải tin tưởng vào Hwang.
Vấn đề phức tạp hơn nữa là có tin đồn rằng Kim Jong-nam, con trai cả của ông Kim Jong-il, đang muốn lật đổ em trai lấy lại "vương vị". Tháng 9 năm ngoái, Kim Jong-nam đã gửi con trai mình tức cháu đích tôn của ông Kim Jong-il là Kim Han-Sol, đến Paris để học tiếng Anh, luật, chính trị và quan hệ quốc tế. Điều đó dấy lên nghi ngờ cho rằng ông Kim Jong-nam có thể đặt nền móng cho một cuộc đảo chính trong tương lai và đưa con trai mình "lên ngôi".
Dù sao Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn trọng "dòng đích" trong việc kế vị. Dù ông Kim Jong-nam không được ông Kim Jong-il coi trọng nhưng Kim Han-Sol vẫn là đích tôn mang trong mình dòng máu Bạch Đầu.
Anh Tú (Theo WCT)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một góc nhìn nguy hiểm

>> Bữa cơm có dòi và nhu cầu đại tiểu tiện!

>> Đã đổ máu tức là đau đớn!
>> Người Việt: Chỉ trích "lạnh xương" và "khen cho chết"
>> Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?
>> Sẽ hình sự hóa tội làm giàu bất chính?


FB Xê Nho Nvp
(Bài cũ của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, post lại...)
Hôm qua đọc tin >>> “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”, có lẽ nhiều người chỉ biết cười buồn, rằng tính lá cải của một số tờ báo đã đạt thêm một mốc mới. Nhưng loại tin này vô hại vì ai cũng thấy nó nhảm nhí.

Ngược lại, bài viết >>> “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”.

Nó nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện 2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài trên BBC Tiếng Việt bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.

Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng, ghi là “gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc”, lập luận: “Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm”; “Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc”.

Rất dễ phẫn nộ khi nghe người ta nhân danh kinh tế học, đưa ra những lập luận phi lý như thế. Người viết có biết gì về tương quan quy mô cung cầu mà dám nói như thế? Một vài quán cơm 2.000 đồng ở một thành phố 10 triệu dân sẽ tác động dữ dội lên hàng chục ngàn các quán cơm bình dân khác đến thế sao? Hay nói như Linh Hoang Vu, market distortion đâu ra mà dễ xuất hiện đến thế!

Tác giả lập luận tiếp: “Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề”.

Nghe qua thì dễ bị thuyết phục (nên tôi mới nói là nguy hiểm) nhưng thử hỏi chênh lệch giữa 2.000 đồng và 14.000 đồng (giá trị thật của bữa ăn) có thể gom lại mua được cái cần câu gì (cần câu theo nghĩa đen có mua nổi không)? Tại sao cứ bám vào những cliché con cá cần câu mà không chịu hiểu bữa cơm 2.000 đó chính là cần cần, để những người ăn dùng nó biến thành sức lao động, cày bừa tiếp tục nuôi sống gia đình họ? Nghĩ được như thế thì mới thấy chính những quán cơm từ thiện đang trao cho họ những chiếc cần câu sử dụng trong ngày đó thôi.

Tác giả lập luận tiếp, quán cơm 2.000 sẽ khuyến khích di cư vào thành phố theo kiểu “Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp”. Cái lập luận này nó phát xít, nó xuẩn ngốc quá nên thôi không nói làm gì. Họ bị cuốn vào một cuộc sống đầy bất trắc như được mô tả chỉ vì quán cơm 2.000 đồng ư?

Chỉ còn một lập luận sau cùng cần nói, là quán cơm 2.000 đồng có thể bị lợi dụng, anh xe ôm vào ăn để dành tiền chiều lại đi uống bia… Tác giả ở bên Anh vì sao không chịu hiểu, người vào quán cơm từ thiện họ không chỉ bỏ ra 2.000 đồng để mua xuất ăn, họ bỏ thêm vào đó Một Phần Phẩm Giá của họ, không tính được bằng tiền nhưng lớn lắm. Lớn đến nỗi nó sẽ ngăn người tự trọng bước vào quán ăn nếu họ còn có thể xoay xở ăn ở quán bình thường. Ngược lại, giá trị xã hội của phần cơm không chỉ 2.000 đồng, nó có sức lay động lòng người, khích thích thiện tâm sẵn có ở mọi người, nó góp một phần rất lớn vào “vốn xã hội” mà có lẽ tác giả cũng từng được học qua.

Tác giả và những người làm trang BBC Tiếng Việt ở nước ngoài ắt cũng biết các soup kitchen mà hiện nay hoạt động càng lớn mạnh do khủng hoảng kinh tế đi kèm với chính sách thắt lưng buộc bụng ở cả Mỹ và châu Âu. Nỡ nào BBC Tiếng Việt đăng bài theo dạng biết là sẽ gây tranh cãi để câu người vào bình luận. Làm thế có khác gì đăng tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang