Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

5 cung Hoàng Đạo sinh ra để thành người giàu có

Kim Ngưu có được niềm vui do sự tích lũy tiền bạc mang lại. Vì vậy, họ rất biết cách thắt chặt hầu bao để bảo đảm nguồn tài chính của mình luôn vững vàng, ổn định.

Hạng 1: Song Ngư (19/2 - 20/3)
Cung hoàng đạo, phụ nữ, thành đạt, giàu có, hạnh phúc, cuộc sống
Song Ngư là người có vận mệnh tốt và cũng có bản lĩnh.
Song Ngư là người có vận mệnh tốt và cũng có bản lĩnh. Ở nhà, Song Ngư thường được cưng chiều, khi có tiền cha mẹ cũng sẽ quản lí rất tốt tài sản của họ. Cơ bản họ có số phú quý, hơn nữa cũng chăm chỉ làm việc nên chòm sao này nhanh chóng phất lên như diều gặp gió.
Hạng 2: Thần Nông (23/10 - 21/11)
Bảo Bình là người cẩn thận, họ sẽ không tùy tiện trong cách dùng tiền
Thần Nông quả là phi thường, bền gan vững chí.
Thần Nông là chòm sao rất sĩ diện, họ nghĩ rằng không để người khác coi thường mình nên họ luôn muốn làm người đứng đầu, về điểm này thì Thần Nông quả là phi thường, bền gan vững chí.
Có thể kiên nhẫn với những người đáng kiên nhẫn, những người thuộc chòm sao này biết mưu tính sâu xa, mọi việc đều quan sát tinh tế, trừ khi chắc chắn thành công còn đâu họ sẽ không dễ dàng chấp nhận, và tuyệt đối nắm chặt cơ hội.
Hạng 3: Kim Ngưu (21/4 - 21/5)
Cung hoàng đạo, phụ nữ, thành đạt, giàu có, hạnh phúc, cuộc sống
Kim Ngưu có được niềm vui do sự tích lũy tiền bạc mang lại.
Chòm sao này rất có hứng thú với tiền, chỉ cần là việc có thể kiếm tiền thì họ sẽ chú ý nghiên cứu, như chơi cổ phiếu chẳng hạn, họ nhất định sẽ tự quản lí tài sản, và sử dụng ra sao trong lòng họ đã đều tính toán từ trước rồi.
Kim Ngưu có được niềm vui do sự tích lũy tiền bạc mang lại. Vì vậy, họ rất biết cách thắt chặt hầu bao để bảo đảm nguồn tài chính của mình luôn vững vàng, ổn định.
Hạng 4: Ma Kết (22/12 - 19/1)
Các Ma Kết linh hoạt và biết nhìn xa trông rộng, họ có thể gây dựng sự nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Họ thích buôn bán, trên con đường đầu tư kiếm tiền họ rất can đảm, hơn nữa còn suy tính, không tha cho bất cứ cơ hội kiếm tiền nào. Ma Kết cũng là mẫu người chăm chỉ và có khả năng tích lũy tiền bạc.
Hạng 5: Bảo Bình (20/1 - 18/2)
Cung hoàng đạo, phụ nữ, thành đạt, giàu có, hạnh phúc, cuộc sống
Bảo Bình là người cẩn thận, họ sẽ không tùy tiện trong cách dùng tiền.
Bảo Bình là người cẩn thận, họ sẽ không tùy tiện trong cách dùng tiền, nhất định sẽ suy nghĩ thật kĩ, hoặc là họ sẽ bỏ ra vốn lớn, rồi liều mạng kiếm tiền bù đắp lại, cho dù mạo hiểm thì vẫn có vốn đầu tư ổn định. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sen Ho: NHỮNG BÃI TẮM KHỎA THÂN NỔI TIẾNG NHẤT HÀNH TINH

Sen Ho: NHỮNG BÃI TẮM KHỎA THÂN NỔI TIẾNG NHẤT HÀNH TINH:   NHỮNG BÃI TẮM KHỎA THÂN NỔI TIẾNG NHẤT HÀNH TINH        Với phương châm “Nhìn và được nhìn”, Cap d’Agde thuộc nước Pháp n... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ một người quen:

Thích thì bạn cứ làm thôi!
Việc chi xin xỏ lôi thôi làm gì?
Đa mang, bèo bọt, bấc chì
Văn chương là thứ thị phi đắm lòng..
Nhắm bao nhiêu thứ "viển vông"
Đã KHÔNG thì mãi vẫn KHÔNG LÀ GÌ..


XIN LÀM VIÊN CUỘI CẦN CÙ
Xin làm viên cuội cần cù
Mặc đời xấu - tốt; hiền - ngu; thăng - trầm...
Ta về chơi với sơn cầm
Gửi vui cho lá, giấu thầm vào hoa
Đắm trong mây khói la đà
Sớm hôm đủng đỉnh pha trà, thả câu
Đã không xe đẹp, nhà lầu
Thì thôi rơm rạ, áo nâu, khăn sồng
Trả cho đời những sâu nông
Trả cho đời cả tiếng bông tiếng chì
Bịt tai cho hết xầm xì
Ngậm luôn cả miệng, dẫu gì cũng thôi…
***
Từ nay đánh dấu, bôi vôi
Gạch chân, đi-lết (delete) thói đời phù hoa…
Sơn viên, 18.10.2010

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Chờ lão tám mươi




Tôi triệu năm buồn dài theo những lóng đốt xương chân
dreamistry (bào chế giấc mơ)” – Lê Văn Tài

Sáu mươi tuổi, anh giương cu “đái vung một đường cong ngoằn ngoèo — sông chảy”.[1] Sáu mươi lăm tuổi, anh “ngỏng-cu buồn tè, thi hứng dội tuôn mưa dông ngàn trộ”. Bảy mươi tuổi, anh “trừng mắt, đèn chong nhìn xem các góc xó lịch sử, bầy muỗi lũng sâu trí trá đã làm gì”.[2]
Anh là Lê Văn Tài, một nhà thơ lửng lơ với hoạ, một hoạ sĩ lơ lửng với thơ và, sau hết, một nghệ sĩ lơ lửng với đời.
“Vung” cu với tạo vật thiên nhiên, tuôn thi hứng “mưa dông ngàn trộ”, “làm tình với cái đẹp ngoài cõi mông lung / và thở (đến phút tàn hơi) trong sự thật”, anh phiêu lãng rong chơi nhưng “trừng mắt, đèn chong” trong từng “góc xó lịch sử”. “Chong” và “trừng” là để soi rọi và truy tìm đến tận cùng của sự thật nhưng sự thật luôn là cái gì đó chập chờn bất định nên, dù hăm hở “đâm thủng bức màn lịch sử vô minh nhuộm đỏ”, anh cũng cứ lơ lửng, chập chờn.
Nếu cái “thật” hay cái “đẹp” đi tìm nằm chập chờn giữa nó và những công- trình-sắp-đặt về nó thì anh lơ lửng giữa anh và những tác-phẩm-sắp-đặt về anh, những bản-thế-vì-Lê-Văn-Tài, một Lê Văn Tài với “năm mười ba tháng / ngày 25 giờ”, một Lê Văn Tài “hoán đổi vị trí lỗ tai mù vào trái tim câm và cái mũi điếc”, một Lê Văn Tài “đập vỡ chai lọ tìm”, một Lê Văn Tài “mộng du lạc vào 4000 năm ăn / 4000 năm gắp”, cái gã không đến mà, cơ hồ, chỉ đi lạc vào đời:
khuya tôi: những sợi tóc bạc, bốc hơi...
huyền thoại khói toả về trời, mây tuôn - thác dội...
những chiếc răng long, trồi lên - đất trụt, chới với...
những lớp da mồi trầy vi tróc vảy - vỏ cây bị tổn thương...
những đầu móng tay mọc dài - rừng gai nhọn cào xước...
những tế bào chết lặng, không lời văn tế - giun dế nỉ non...
những chuỗi trí nhớ thường quên - vết chân chim, thất lạc...
(“huyền thoại khuya tôi” - 7.2012)
Đã lạc vào đời như một sự thụ thai ngẫu nhiên, một sắp đặt không chọn lựa, trong cơn bão nghiệt ngã của một lịch sử nghiệt ngã trên một vùng đất khắc nghiệt anh còn bị xô dạt về bên kia cái đầu ruồi của ống thép Kalashnikov “cắc bùm”. Bao nhiêu năm ù tai và quáng gà con mắt trong “hiện thực đỏ lòm” của thế giới những “sọ dừa chính trị thực dụng / miệt thị tất thảy hoa hồng và chùm âm lục biết” anh vẫn vậy, ngơ ngác và hiu hắt, một bên lề:
Địt mẹ mày! Mày vẽ cái gì?
vẽ cho ai?
và mày làm việc cho tổ chức nào?
[...]
Thưa cán bộ, tôi đã vẽ cho chính tôi
bởi vì
lồng ngực tôi đang hổn hển
và những cơn đau quặn sắp đẻ ra...
Địt mẹ mày! Vô lý!
Thưa cán bộ, ngài có thể thấy sự thật
trên những bức tranh ấy:
suốt năm chúng nép sát bức tường
úp mặt vào bóng tối
Hiu hắt bên lề nhưng khao khát thở “đến phút tàn hơi trong sự thật”, anh xô đẩy và dằng xé chính mình. Anh “đặt đít ngồi lên chỗ không là gì cả” nhưng tham lam “cong chân quẫy đạp mười phương địa cầu”. Anh lê lết những “cơn đau quặn” trong thân xác trĩu nặng ham muốn trần tục nhưng đau đáu với ảo ảnh nhẹ tênh của mình dội về từ một tinh cầu, một “cõi mông lung” hằng khao khát “làm tình” hay từ “thế giới bào chế những giấc mơ” nào đó.[4]
Và anh ray rứt với câu hỏi tự-ngã:
Đập vỡ chai lọ tìm tôi, ngàn vụn mảnh (không phải là tôi, là ai đó, rỗng tuếch). Tìm tôi, nơi lỗ tai (cái nồi thủng đáy) 1 tiếng khóc; tròng mắt hoe đỏ (cánh đồng không) 1 nụ cười... những lời mông quạnh ngày thường thất tán xa lạc nơi hoang mạc, những trống vắng lòng thầm lẻ loi, linh hồn đồ vật đơn độc phân thân và tản mác vào ốc đảo phận người, con-tim-ghẻ-lạnh-câm-nín-truyền-đời-ruồng-rẫy-khinh-miệt-mẩy-mình-ta sẽ làm 1 cuồng cơn đại hồng ngập lụt trấn nước môi răng.
Và anh quay cuồng, anh “xé toạc ngàn vụn mảnh phân thân”. Phân thân giữa cái đi qua và cái sáng tạo chưa thành. Giữa thể phách tinh anh hằn sâu trải nghiệm của kiếp trước và bào thai đang chuẩn bị mở ra một mầm sống tinh khôi. Giữa dư vị bội thực ê chề và cái ẩn ức thèm muốn cùng những dằn vặt - minh triết từ thế sự:
nhà thơ lau sạch đầu vú mình: ngọn đỉnh
biểu trưng sức sống tròn căng, sừng tê giác nhọn hoắc;
bài thơ tháng giêng tự thân là giọt sữa khiết trinh
nuôi một đại dương tình yêu ngọt ngào môi thơm vần điệu phi giai cấp
mớm một biển nhạc ngữ bất tận làn hơi gió sóng dân chủ rì rào
mơm mem ngàn cung bậc thuỷ triều tự do lên xuống, và
nguồn nước mát bình đẳng dội vọng triệu niềm khát hoài mong
muôn một màn mưa mù mịt mờ mịn mỏng
và thinh không có sợi nắng “lạ” chập chờn bay...
...
Anh “xé toạc phân thân” và thế giới cũng rách nát, đoạn thân. Thế giới là “muôn loài lãng mạn” và “bình dưỡng khí tươi nguyên” nhưng thế giới cũng là “trăng sao ngột ngạt và tình người co ro lạnh và đói”. Thế giới là cái “âm hộ giản nở mở ra kỳ quan sáng thế” nhưng thế giới cũng lộn đảo, tùng phèo theo “chu kỳ sáng tạo và huỷ phá phi thường”.[5]
trật tự alphabets
        grammar
                và di huấn cổ điển oằn lưng
những tầng tầng linh tượng danh-động-tính từ mòn sáo lộn đảo
bức màn hiện thực thế giới rực rỡ lời ngụy trá đã tro thiêu
Bùn lên ngôi ngày lá nho rụng ngoài thềm tam giác rêu
ao đầm taboo tháng địa ngục nóng chảy
...
(“Chữ BÙN viết hoa” – 5.2004)
Khi cái “âm hộ” sinh sôi nảy nở nằm như một thứ “tam giác rêu” hờ hững không thiết tha gì đến lớp lá nho nhân danh văn minh thì cũng là lúc anh cồn cào nỗi niềm bức hại castration anxiety, ám ảnh về ngày “sức sống tròn căng, sừng tê giác nhọn hoắc” bị giam hãm trong thân xác “con bò đực bị tước đoạt giới tính”.[6]
Và anh loay hoay bứt phá trong những ẩn ức phồn thực:
tôi nghĩ bàn tay tôi làm thế nào mà định hướng cho ý nghĩ ‘sẽ có thể’ trang trọng nâng nhẹ một đám mây thiên nga, đặt nằm giữa lòng bầu trời - đĩa gốm sứ; tôi lại nghĩ làm thế nào mà ý nghĩ đã điều kiện hoá bàn tay tuổi thơ tôi tự động - cầm cây súng nước bắn-rụng-sắc-cầu-vồng!
Nâng đám mây thiên nga đặt vào đĩa gốm sứ giữa trời là một yoni mà dương cây súng lên bầu yoni ấy đã là một dáng đứng linga. Nếu linga và yoni là hai hình tượng tràn ngập thơ anh thì “súng”, như một như một hoài niệm đầy tiếc nuối về linga, trở nên lơ lửng bất định giữa khẩu súng nhựa bỏ quên của tuổi thơ xưa và sinh thực khí của “con bò đực bị thiến” đang dày vò cấu xé trước những cái tam giác đầy rêu.
Và anh hết tha thiết với cái hoa hoè rực rỡ, giương súng bắn rụng bảy sắc cầu vồng. Rụng sắc cầu vồng, màu trời bị hoá thạch, đặc quánh màu ngọc bích và tranh anh không rực rỡ ấn tượng mà, chủ yếu, miên man hoài niệm và ấp ủ ý tưởng. Anh, trong thơ, bày ra một hiện thực “đỏ lòm” nhưng trong họa “đỏ” nhất cũng chỉ u hoài màu đất nung, u hoài những tường vách tháp Chàm: trời lửa đã rủ nhau hoá thạch và thế giới sắc màu trong con người hoạ sĩ của anh đã biến thành cuộc thương lượng lửng lơ giữa cái còn và cái mất, giữa cái đang là và cái đã từng, giữa hoài niệm tiếc nuối và những khát vọng cồn cào...
Phải đến thơ cụ thể của thời kỳ Tiền Vệ anh mới xông xáo, mới rực rỡ và lấp lánh sắc màu. Cuộc thương lượng lửng lơ với ám ảnh quá khứ đã digitalized, đã tiền vệ hoá thành vòng đàm phán dồn dập trước tương lai và anh chợt tươi ra với sắc trời và màu biển, sắc đỏ trên lưỡi mã tấu chém treo ngành, màu bồ quân đỏ mặt trên ly vang vẫn ngày ngày kết bạn, màu tím mười giờ boléro, những sắc màu của một thế giới muôn trùng điều không thể thấy hay nghe hết, bằng mắt hay bằng tai:[7]
tôi đang ngó thấy — mùa trời đất đang đi, mà không
có chuyển động mây mù, bước chân triều sóng sánh;
tôi đang nhìn — màu thời gian đang thay áo, mà không
một đường nét địa ngục hở hang, trần gian gợi dục;
tôi đang lắng nghe — tim thời gian đang vỗ nhịp, mà tuyệt
nhiên không một bổng trầm nhạc ngữ tình réo tình gọi hú;
tôi đang ủ rơm — thời gian đang ấp trứng tôi, mà không
có luồng điện âm dương giao hoà và vòng tay ôm ghì siết;
tôi đang hôn môi — thời gian đang liếm mép tôi, mà
không một vết son in dấu mắt mũi môi má gần kề;
tôi đang về gần thượng đế — thời gian đang níu râu tóc tôi
mà không hiện hữu một vị giác trời ban hương mật ngọt;
Nay anh đã là “lão” bảy mươi và, như bất cứ ai khác, anh sẽ lão hơn, sẽ “về gần với thượng đế” hơn theo cái cấp số cộng đang nghiệt ngã triển hạn cùng chiều quay của cây kim đồng hồ. Kim sẽ quay và từng xấp lịch sẽ vơi, từng tế bào sẽ âm thầm “chết lặng không giun dế nỉ non” nhưng anh vẫn tiếp tục là một “lão sáng tạo”, vẫn tiếp tục dũng mãnh dội “thi hứng vào mưa dông ngàn trộ”, vẫn tiếp tục kiên gan đội “nhật nguyệt” lên đầu hay tục “cong chân quẫy đạp” mười phương tám hướng.
Và anh sẽ còn ngất ngưỡng bên cái ly sóng sánh màu đỏ mặt giữa bàn tiệc ồn ào, đầu ngật ngừ, mắt hấp háy, lơ lửng phiêu bồng trong thế giới riêng của mình. Bao nhiêu lần là bấy nhiêu lần, giữa những anh em sôi nổi ồn ào, anh đắm mình lơ lửng trong cõi tiệc riêng của mình để rồi hậu đãi anh em bằng những bữa tiệc tươi rói cảm xúc, bằng màu hay bằng chữ, những bữa tiệc đã bày ra trên khung bố, trên Việt và hiện đang, sung mãn và đều đặn, bày ra trên Tiền Vệ.
Kim sẽ quay và lịch sẽ vơi và, mười năm sau nữa, anh sẽ là một lão tám mươi. Những tiệc rượu của anh em dẫu thịnh soạn cách mấy cũng sẽ tan biến theo cái hư ảo mong manh của đời sống phù thế nhưng những bữa tiệc của anh vẫn còn lại đó. Anh không còn ngồi lên “cái không là gì cả” nữa và anh em sẽ còn chờ đợi những mâm tiệc mới của anh, cái lão tám mươi nhưng vẫn hồn nhiên với cây súng nước của cái thời nghịch ngợm ngỏng lên trời.
Chờ tiệc anh, anh nhé, anh Tài...

7.2013

(Trích trong cuốn Thơ Lê Văn Tài 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam


Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014
Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014
US Nav

Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.

Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua 31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam. 
Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương. 
Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ». 
Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông. 
Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh. 
Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào... 
Gần một trang cho vụ HD-981

Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý. 
Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự. 
Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác. 
Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981. 
Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận. 
Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam 
Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác. 
Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam. 
Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam… ».
TAGS: MỸ - HOA KỲ - TRUNG QUỐC - VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG - PHÂN TÍCH - QUÂN SỰ - TRANH CHẤP - CHỦ QUYỀN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới

Tôi nghĩ khác với GS Châu. GS Châu cho rằng “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông" trong khi tôi cho rằng “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục phổ thông chứ không phải ở giáo dục đại học. Giáo dục đại học chỉ đào tạo một nhóm nhỏ người lao động, những thành phần tinh hoa, ưu tú có năng lực bẩm sinh về từng lĩnh vực, trong khi giáo dục phổ thông có nhiệm vụ làm cho tất cả trẻ em trở thành con người sống đúng chuẩn mực xã hội và sống vì tiến bộ xã hội, và chúng sẽ trở thành bộ phận đông đảo nhất để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Tiếc thay hiện nay chúng ta chưa có nền giáo dục phổ thông tốt để cho ra lò những con người với nhân sinh quan và thế giới quan như vậy. Các lý thuyết phát triển và kiểm nghiệm thực tế đều cho thấy chính trình độ của lao động phổ thông mới là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ở các nước văn minh, đa phần trẻ em học xong phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học là đã chuyển sang học nghề và đi làm chứ không lao đầu vào học lấy bằng đại học như ở nước ta. Những vấn đề khác mà GS Châu đề cập như "thêm thu nhập vào lương từ việc làm các đề tài nghiên cứu ", "chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình", "luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia", "đại học phải tự chủ"... đều là chuyện lớn không chỉ đối với giáo dục đại học mà còn đối với mọi lĩnh vực khác; tức là xuất phát từ lỗi của cả hệ thống xã hội chứ không chỉ của riêng đại học. Để giải quyết chúng, nhất thiết phải thiết kế lại các quan hệ xã hội cơ bản.

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới
“Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.

Gs Ngô Bảo Châu - Ảnh: Nguyễn Khánh
GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.

Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”. 
"Nhìn chung, tinh thần “hợp tác” hiện nay của các trường ĐH trong nước mới chỉ dừng ở mức độ “khai thác” các nhà khoa học Việt kiều hơn là thể hiện sự hợp tác với họ" GS NGÔ BẢO CHÂU
Những cuộc hôn nhân cận huyết thống

Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?

- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.
Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước, ngày nào các trường phải có quyết định...
* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau?

- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.

* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?

- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.

ĐH phải tự chủ

* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?

- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.

Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.

* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?

- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.

Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.

Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.

LÊ ANH HOA thực hiện

Thiếu tinh thần hợp tác

Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.

Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.

( Tuổi Trẻ )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm láo và vu cáo trắng trợn, không tốt đẹp gì cho quan hệ giữa hai nước!

TRUNG QUỐC ĐƯA GẦN 10.000 THUYỀN ĐÁNH CÁ XUỐNG BIỂN ĐÔNG, VU KHỐNG "LÁNG GIỀNG" CƯỚP VÀ GIẾT NGƯ DÂN TRUNG QUỐC!
Mặc dù không nêu tên Việt Nam, nhưng Trung Quốc cho rằng "các nước láng giềng" đã cướp và giết hại ngư dân Trung Quốc!
Theo trang blog Ifeng thì Trung Quốc có gần 700.000 tàu thuyền và có tổng cộng 50.000 thuyền đánh cá và họ sẽ sử dụng lực lượng nầy để khống chế Biển Đông.
Bài viết cho rằng Từ 1989-2010 "các nước láng giềng của Trung Quốc" trong quần đảo "Nam Sa", hành hung, cướp tài sản, cướp tàu đánh cá Trung Quốc.
Trên 380 sự kiện, liên quan đến 750 tàu thuyền và 11.300 ngư dân, bao gồm 25 ngư dân TQ đã bị giết hoặc mất tích. Hơn 800 ngư dân đã bị kết án cướp.
Bài viết đưa ra kết luận theo kiểu tuyên truyền "vừa ăn cướp, vừa la làng":
"Vào những năm gần đây, ngư dân Trung Quốc gặp nguy hiểm và bị tác hại thường xuyên hơn."
Người dân VN chúng ta ai cũng biết kẻ cướp chính là Trung Quốc, nhưng bọn nhà báo TQ nó tuyên truyền theo kiểu nầy thì sẽ làm cho người dân Trung Quốc vô cớ CĂM THÙ người VN.
Đây có thể là lý do vì sao trong thời gian gần đây, nhiều người VN bị sát hại tại Trung Quốc.

2014-07-31 22:17:01
归档在 我的博文 | 浏览 26811 次 | 评论 6 条
中国在南海有五万秘密武器?
时评/三杉      图/来自网络
据环球时报报道;美国《国家利益》杂志7月30日文章,原题:中国在南海的5万秘密武器 尽管媒体浓墨重彩地报道中国与日俱增的军事实力,及其正改变南海现状的“切香肠”战术,但我们鲜有机会走到幕后近距离了解北京正在实施的战术和战略。路透社近日一篇报道,让人得以知晓一些相关信息。事实可能终将表明,北京的最强大武器或许并非它的军队,而是它的渔船。
中国如今维护其海洋主张有多重战略:不仅诉诸“小棒外交”,还奉行“钓鱼竿外交”。
最有说服力的宣称“主权”方式,莫过于一个国家在自己的领土上做些“寻常事”,如闲庭信步般地钓鱼。从某种程度看,北京这种战略乃“天才之道”。
报道称,每当中国渔船在有争议的南海水域遇到糟糕天气或菲越的巡逻船时,渔船上安装的高科技卫星导航系统就能直接与中国海警取得联系。截至去年年底,已有5万多艘中国渔船装备了本国的北斗卫星导航系统。在海南——中国的南海门户,船老大仅为此承担不到10%的费用,其余由政府埋单。
这点相当重要,因为中国渔民不仅能在政府支持下赴争议水域捕鱼,还能在遭遇麻烦时直接与北京联系寻求帮助。事实上,目前中国拥有近70万艘渔船,尽管很明显不可能全都冒险奔赴争议水域,但有理由相信近期会有更多渔船前往。
海南潭门的多名渔民说,当地政府正鼓励他们进入争议海域作业,政府提供的燃油补贴令其得以成行。这表明北京正日益加大对渔民的财政支持。这也令中国渔船——从个体小船到上市公司的商业拖网渔船,已置身于亚洲“热点”之一的最前线。
所有这些并不令人震惊。近年来,北京一直在运用各种非海军和非军事资产推动对争议地区的声索。上述报道之所以引人关注,是中国对捕捞业的公开支持已达到让其代表政府宣称主权的程度。北京的“钓鱼竿外交”能否如愿以偿?或许我们只能拭目以待。
美媒不知为何又琢磨出来,中国在南海有5万秘密武器这个耸人听闻的消息来。似有不把天捅个窟窿来,不把中国周边国家吓趴下誓不罢休的态势。
中国渔船又没有到美国领海去捕鱼,也没有到其他国家去捕鱼,到中国自己领海的传统渔场捕鱼,不知道又犯到了美国哪门子“天条”了而那么“如临大敌”般的渲染。
从1989年到2010年中国周边国家在南沙海域,袭击、抢劫、抓扣、中国渔船、杀害渔民事件达380多宗,涉及渔船750艘,渔民11300人,其中25名渔民被打死或失踪。800多渔民被抓扣判刑。近近几年来,中国渔民遭受到的危险和伤害更为频繁。
在此情况下,中国给渔民配备了北斗卫星导航系统,一来是防止气候变化,以及海盗袭击,或受到他国军警攻击时向国内有关部门求救的装备,这又有什么不妥?
中国渔民在近海无鱼可捕,到中国南海捕鱼,国家给予适当补贴是最正常不过的了,因为中国渔民要生存下去。南海本来就是中国的,宣不宣誓与他国有何相干,有什么资格在这里说三道四?
本来,配备卫星导航的渔船并非中国才有,目前世界上远洋捕鱼有哪艘船没有配备导航设备?为何对中国渔船配有北斗卫星导航系统,就大呼小叫、大惊小怪地予以歪曲。
说实在的,中国给渔民配备导航系统,也是中国有关方面给他们提供保护的有力措施。而且中国的渔船何止5万,如果中国真要动用渔船,到南海来搞所谓“钓鱼竿外交”,也许某些国家会“精神分裂”了?!
因此,不管某些国家如何说三道四,中国爱怎么做就怎么做,只要中国南海海域安全、海洋资源安全、海盗不敢袭扰,某些国家不敢来抢劫,南海海域风平浪静,能够让渔民捕到鱼就足够了。
如果中国渔民的5万艘渔船,真能起到“钓鱼竿外交”,让某些人坐卧不安那就称奇了!
正是:
中国渔船在南海
卫星导航真风采
某些国家慌了神
秘密武器已到来

2
上一篇 << 美为何藐视朝核武袭击美本土的威…      下一篇 >> 俄开始反制裁为何不敢大动作


Phần nhận xét hiển thị trên trang