Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

DÂN TRÍ

Biển Đông là “lá chắn tự nhiên” giúp Trung Quốc có được ưu thế phòng thủ trước Mỹ, cũng như khả năng tiếp cận với nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí và nguồn lợi thủy sản tại đây. Đó là những đánh giá được Học viện Phát triển Philippines (DAP) đưa ra nhằm làm rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Báo cáo chiến lược 12 trang của DAP có tiêu đề “Duy trì cân bằng quyền lực và tăng cường lãnh địa ảnh hưởng ở Biển Đông: Theo dõi bước đi của Trung Quốc” là tài liệu dùng để giảng dạy cho sĩ quan quân đội Philippines, tập trung phân tích những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong 1 năm trở lại đây.
Trung Quốc tăng cường tiềm lực hải quân để sẵn sàng đối phó với Mỹ. Ảnh: AP
Trung Quốc tăng cường tiềm lực hải quân để sẵn sàng đối phó với Mỹ. Ảnh: AP
Đánh giá về tầm quan trọng địa chiến lược, quân sự, tài liệu nhấn mạnh: Bắc Kinh xem Biển Đông có vai trò rất quan trọng, vì đây là “lá chắn tự nhiên” đối với an ninh của Trung Quốc ở phía Nam. Giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiết lập được khu vực phòng thủ chiến lược với một dải bờ biển dài 1.000 km, tạo ra nhân tố “kiềm chế” tầm hoạt động, tác chiến đối với Hạm đội 7 của Mỹ đóng tại châu Á - Thái Bình Dương. Đi xa hơn, độc chiếm Biển Đông sẽ “giúp phát triển kinh tế, quyết định sự tồn tại chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, báo cáo nhìn nhận.
Báo cáo của DAP trích dẫn một đoạn trong tài liệu của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, chỉ ra rằng “đại dương đã trở thành một khu vực quan trọng của chạy đua quốc tế nhằm tạo lập quyền lực quốc gia tuyệt đối cũng như những ưu thế chiến lược dài hạn”.
Theo các học giả thuộc DAP, Mỹ luôn kiên định duy trì hiện diện quân sự lớn mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Trong điều kiện đó, Bắc Kinh thấy rằng phải có được thế đứng vững chắc ở Biển Đông để có được khoảng không cho tác chiến chiến lược. Trung Quốc thừa nhận vị trí địa lý của mình dễ bị tổn thương ở cả trên bộ và trên biển, nhưng tin rằng “bất cứ thách thức nào đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này trong tương lai đều sẽ đến từ đại dương, trong đó có Biển Đông. Đó là lý do Bắc Kinh đã phát triển khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (AA/AD)”.
Đối với tài nguyên thiên nhiên, báo cáo của DAP dẫn số liệu của Cơ quan Năng lượng Mỹ cho biết: Vùng biển Trường Sa có thể có trữ lượng dầu mỏ lên đến 5,4 tỉ thùng, cùng với 55,1 tỉ m3 khí, và hầu hết đều tập trung ở khu vực “Bãi Cỏ Rong ngoài khơi tỉnh Palawan”. Không những vậy, “các chuyên gia còn cho rằng Biển Đông cung cấp khoảng 25% nhu cầu protein đối với khoảng 500 triệu người, với sản lượng hơn 5 triệu tấn cá đánh bắt hàng năm, chiếm 10% sản lượng toàn cầu.
Tầm quan trọng của Biển Đông giải thích tại sao Bắc Kinh quyết đòi lãnh thổ trong phạm vi chuỗi đảo Kalayaan (KIG) thuộc Philippines. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc luôn xem thường Philippines, coi đây là “một nước nhỏ, với tiềm năng quân sự yếu kém”.
Trong một diễn biến khác, hôm 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường khả năng phòng thủ trên hướng bộ và biển, khi ông phát biểu tại một phiên họp quốc gia có sự hiện diện của Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ.
Theo Hoài Thanh
Tin tức/Inquirer

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trạnh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc?

TRẦN SƠN LÂM

(GDVN) - Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán 
đứng và xâm lược Việt Nam... Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc "đồng chí, anh em"?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông. 
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.
Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
(GDVN)- Năm 1972, trong lúc mà Hà Nội bị ném bom rải thảm, các học giả phương tây đã bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam 
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác. 
(GDVN)- “Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam.
Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Năm 1972 Mao Trạch Đông và Richad Nixon đã thỏa thuận, đổi chác lợi ích ngay trên lưng Việt Nam.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội. 
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để "dạy cho Việt Nam một bài học". Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.    
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm vỡ lan can tàu Kiểm Ngư Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu cá Việt Nam cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền 
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử. 
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng  lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế  đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.

Chỉ đơn giản là đừng để hết trứng vào cùng một giỏ không cần nói nhiều!

"Khôn khéo là giải pháp lâu dài, nổi giận là sức mạnh của đất nước"
"Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi với phóng viên Người Đô Thị về việc gia cường sức mạnh quốc gia bên cạnh mối quan hệ mang tính địa chính trị với Trung Quốc...

Cuối tháng 3.2014, một lượng lớn dưa hấu đã hỏng do xe chở ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (biên giới Việt-Trung).



Chúng ta đang bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.Nhiều người đang lo sợ kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ tác động của vấn đề biển Đông, còn ông?

Nguyễn Trần Bạt: Nhiều người tỏ ra không sợ điều này, nhưng tôi thuộc vào nhóm người sợ. Kịch bản như vậy đáng ra phải được cảnh báo ít nhất từ năm năm trước. Chỉ riêng việc hiện nay có 80 - 90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam là công ty Trung Quốc cũng đã cho thấy chúng ta không cho trứng vào một giỏ mà là cho quá nhiều trứng vào một giỏ. Điều ấy thể hiện sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái về tiêu chuẩn của giới trí thức Việt Nam. Bởi nói gì thì nói, tất cả những người lãnh đạo những cuộc đấu thầu và hợp tác đấu thầu ấy đều là những người được đào tạo rất cẩn thận.

Vậy theo ông, ta nên ứng xử với thế đã rồi này như thế nào?

Nguyễn Trần Bạt: Vấn đề này khó cho nên phải khéo. Người Việt Nam chúng ta có nhiều cách để giải quyết cái khó và về cơ bản, các giải pháp được sắp xếp thành hai nhóm. Thứ nhất là giải pháp nổi giận và thứ hai là giải pháp khôn khéo. Khôn khéo là giải pháp lâu dài, thường xuyên và hay dùng.
Còn nổi giận thì hiện nay, cả xã hội chúng ta chẳng đang nổi giận là gì?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi từng đi lính, từng tham gia chiến tranh, tôi cũng có lúc nổi giận, nhưng tôi thấy tất cả những thành công mà mình có được đều do khôn khéo mà nên. Phải biết kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo và phải phân biệt giữa ý chí và thái độ. Ý chí độc lập dân tộc là sắt đá và bền vững, còn thái độ thì phải mềm dẻo và khôn ngoan.

Trong Kinh Dịch, người ta mô tả sự sắt đá bằng một đường liền và mô tả sự mềm dẻo bằng một đường đứt. Nước là đường đứt còn lửa là đường liền, và nước bao giờ cũng thắng lửa. Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong cái nguyên lý mà chúng ta vẫn hay nhắc đến là dĩ nhu trị cương. Cho nên tôi ủng hộ một thái độ mềm dẻo và một ý chí sắt đá để giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ. Đừng xem việc thay đổi từ thái độ cứng rắn sang mềm dẻo là thua, là đầu hàng, là lùi bước. Không phải. Khi con người còn đủ khôn ngoan để mềm dẻo thì tức là con người còn đứng vững trên đôi chân của mình. Mà con người đứng vững trên đôi chân của mình là con người thắng trong các cuộc va chạm.

Chúng ta phải để Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam không phải là chỗ toàn những người dễ chịu, không biết nổi giận, nhưng cũng để cho họ thấy một thực tế nữa là ở Việt Nam không chỉ có những người nổi giận, mà còn có những người khôn khéo. Và đôi khi để đảm bảo ổn định và hoà bình thì chúng ta phải khéo. Còn kết hợp giữa hai cái đó như thế nào là công việc của nhà lãnh đạo. Nghĩa vụ của họ là nghĩ ra các giải pháp để kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo. Tất nhiên, với sự xác định rõ ràng là Trung Quốc ở cạnh chúng ta lâu dài, một triệu năm nữa, đến đời chắt, chít của chúng ta thì Trung Quốc vẫn ở bên cạnh.

Ông nghĩ sao về việc Việt Nam cần có thị trường nguyên liệu mạnh để “thoát Trung” trong lĩnh vực kinh tế?

Nguyễn Trần Bạt: Rất nhiều người đưa ra khái niệm thoát Trung, thoát Hán. Đấy là những lý thuyết mà tôi không thể vỗ tay được. Chúng ta có một sự gắn bó số phận đối với Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta buộc phải nghĩ ra cách để sống cạnh họ một cách êm ả, một cách tử tế, một cách có lợi chứ chúng ta không chạy ra khỏi họ được. Đừng tưởng rằng chúng ta muốn thì chơi, còn không muốn thì không chơi với họ. Trung Quốc có thể đem quân đến xâm lược chúng ta, chính phủ chúng ta có thể đánh trả người Trung Quốc và đánh trả không tồi, nhưng chúng ta không thể mang quân đánh trả một sự tràn ngập thương mại biên giới thường xuyên, bởi vì chính người dân ta thồ hàng cho họ. Quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc là một quan hệ không dễ gì giãy ra được. Vấn đề là chúng ta phải khôn ngoan hơn, chặt chẽ hơn, phấn đấu nâng cao năng lực của mình lên để cân bằng quyền lợi.

Cụ thể, chúng ta sẽ rút bớt trứng bỏ sang giỏ khác theo cách nào, thưa ông?

Nguyễn Trần Bạt: Nên nhớ rằng không phải cứ bỏ trứng vào giỏ Trung Quốc là thiếu khôn ngoan. Chúng ta phải có cách thức của kẻ khôn ngoan, không nên xem Trung Quốc là một chiến trường mà nên xem Trung Quốc là thị trường. Khi xem đó là thị trường, chúng ta phải có đầy đủ các cách thức để có thể xâm nhập vào đời sống kinh tế của họ một cách chủ động hơn. Trong khi chúng ta đang đàm phán về TPP thì người Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền vào Nam Định làm khu liên hợp dệt may để chuẩn bị xuất hàng sang TPP. Thế thì tại sao khi gia nhập TPP chúng ta không nghĩ đến chuyện liên minh với người Mỹ để chuẩn bị xuất hàng sang thị trường Trung Quốc chẳng hạn. Chúng ta phải dám nghĩ như họ và có gan để làm như họ. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất để chúng ta tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Không có bài toán nào dễ, không có cách gì dễ trong vấn đề với Trung Quốc. Chúng ta buộc phải gian khổ để sống được với họ, sống cùng với họ và để sống sót.

Trở lại với sự kiện HD 981 ở biển Đông, theo ông, chúng ta có cách nào để giải quyết vấn đề ngoài biển mà không làm tổn thương nền kinh tế?

Nguyễn Trần Bạt: Sự trả đũa là không tránh được. Vì thế, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và cũng buộc chúng ta phải sử dụng lực lượng khôn khéo. Tất nhiên, chúng ta không thể nào bỏ qua lực lượng nổi giận, vì nếu bỏ qua tức là bỏ qua một nửa hay một phần lớn tình cảm dân tộc, cái đó rất quý và phải được tôn trọng.

Chúng ta buộc phải nghĩ đến nó và phải tận dụng cả khả năng nổi giận lẫn khả năng khôn khéo của người Việt. Người Việt trong những lúc như thế này không đi làm cửu vạn để chở hàng lậu cho người ta nữa, đấy là một sự phấn đấu. Không lấy móng trâu móng bò bán cho người ta cũng là một sự phấn đấu. Những sự phấn đấu ấy cũng không hề dễ. Không phải chỉ có sự tràn ngập của một nền kinh tế hàng hoá rẻ tiền mau hỏng khổng lồ, mà còn có cả một âm mưu kinh tế rẻ tiền từ tất cả các lực lượng phi nhà nước của họ nữa.

Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình.

Về vấn đề biển Đông, chúng ta có nên tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nói cho thế giới biết quyền lợi của họ về kinh tế từ giao thương hàng hải sẽ bị ảnh hưởng khi Trung Quốc gây hấn ở vùng biển này?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi làm nghề tư vấn, xúc tiến các mối quan hệ kinh tế quốc tế, tôi biết rất rõ rằng chúng ta là kẻ ít khả năng nhất để giải thích cho thế giới biết quyền lợi của thế giới. Lý do không phải họ nhìn thấy hết mà họ cấu tạo ra lợi ích. Chúng ta phân tích lợi ích như một thứ trời cho, như một thứ của rơi, còn họ cấu tạo ra lợi ích của họ thì làm sao lại phải giải thích cho họ? Thay vì đặt ra mục tiêu giải thích cho thế giới thấy lợi ích của thế giới, thì chúng ta phải học xem thế giới có những lợi ích nào và chúng ta có thể dựa vào những lợi ích ấy như thế nào để tìm kiếm sự đồng thuận của họ đối với vấn đề của mình.

Ông có nghĩ rằng việc tái cơ cấu kinh tế hiện nay cần được tiến hành song song với cải cách thể chế - như tinh thần thông điệp của Thủ tướng hồi đầu năm?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi khẳng định lại là không thể nào có tái cơ cấu kinh tế nếu không tái cơ cấu thể chế, mà ở đây là cả thể chế chính trị chứ không chỉ có thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách chính trị là việc vô cùng khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để các công việc mới không trái với các tâm lý cũ. Có một số trí thức nói chính trị của chúng ta lạc hậu, nhưng nên nhớ rằng trí thức không lạc hậu nhưng trí thức thì bao giờ cũng ít. Sự không lạc hậu của một số ít không hề đảm bảo cho sự không lạc hậu của xã hội, mà các nhà lãnh đạo của chúng ta thì buộc phải cân đối sự bảo thủ của số đông với sự cấp tiến của số ít. Hơn nữa bản thân hệ thống chính trị của chúng ta cũng có những giới hạn năng lực của nó. Liệu nó có thể thực hiện, triển khai được tất cả những sự cấp tiến chính trị thái quá, vượt quá năng lực của nó không? Cho nên, tôi vẫn luôn nói rằng mức độ của cải cách bao giờ cũng gắn liền với năng lực chịu đựng của các lực lượng xã hội, trong đó có cả Nhà nước.

Ông Nguyễn Trần Bạt là Chủ tịch InvestConsult Group
(Tầm nhìn)
http://tamnhin.net/khon-kheo-la-giai-phap-lau-dai-noi-gian-la-suc-manh-cua-dat-nuoc.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điên à? Phải giữ nguyên tắc bí mật chứ, sao cứ gào toáng lên thế?

CSB 8001, ngươi ở đâu?

Nguyễn Văn Hoàng


Hôm 11/5, báo chí hồ hởi đưa tin, trước hành động ngang ngược- hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép của Trung Quốc, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã điều tàu tuần tra đa năng cỡ lớn, mang số hiệu CSB 8001 ra khu vực để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Báo chí cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã quyết định để “quả đấm thép” của lực lượng chấp pháp trên biển là các tàu CSB 8003 và 8001 đảm nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan.

Kèm theo báo chí không quên tự hào giới thiệu về đa tính năng, trang thiết bị cũng như độ hiện đại của tàu CSB 8001. Đăng cả phỏng vấn Chính trị viên tàu cùng nhận định “tàu Cảnh sát biển 8001 sẽ trở thành một bệnh viện trên biển”!

"Quả đấm thép" 8001 là tàu tuần tiễu lớn nhất và hiện đại nhất của lực lượng CSB Việt Nam được mệnh danh là, là “tảng đá ngầm di động”.

Nhưng kể từ hôm đó, báo chí không thấy đưa tin tàu CSB 8001 với những hoạt động trên biển ngăn cản, xua đuổi giàn khoan. Thông tin về nó chỉ xuất hiện trở lại qua sự việc đại diện báo Thanh niên ở Đà Nẵng đến trao 100 triệu đồng cho các cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 8001, khi đó người ta mới biết tàu này vừa trở về sau 38 ngày làm nhiệm vụ ở vùng biển Hoàng Sa.

Và tin tức về tàu CSB 8001 cũng tắt ngấm từ ngày đó, giàn khoan HD-981 thì vẫn chình ình trong nhà Việt Nam. Căng thẳng trên biển Đông thì ngày càng leo thang nghiêm trọng. Trên phần đất đang còn tranh chấp chờ phân định, giàn khoan Nam Hải 09 mới được Trung Quốc kéo ra đang tiến hành khoan.

Người dân chả ai biết tàu tuần tiễu “lớn và hiện đại nhất”, “người hùng trên biển cả”, “tảng đá ngầm di động” ở đâu, đi đâu và họ cũng chả biết hỏi ai. Hay có lẽ tàu CSB 8001… mệt vì chưa quen với sóng!? Còn tôi, mỗi lúc tuyệt vọng, tôi chỉ biết gào lên trong sâu thẳm, CSB 8001 ơi, ngươi ở đâu?

"Quả đấm thép" - “người hùng trên biển cả”, ngươi ở đâu...u...u...u???

N.V.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắt đầu đợt đánh Hổ lớn trong quân đội..

NGƯỜI ĐƯA TIN:

Dư luận cho rằng hàng loạt "hổ" (tướng lĩnh cao cấp) sẽ bị điều tra và xử lý sau bài “Quân đội không cho phép có các phần tử tham nhũng ẩn náu” đăng tải ngày 19/6.

Trong một diên biến được coi là không bình thường, trang mang www.81.cn, website chính thức của quân đội Trung Quốc ngày 19/6 đã đăng tải bài viết nhan đề “Quân đội không cho phép có các phần tử tham nhũng ẩn náu”. Dư luận cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy hàng loạt "hổ" (tướng lĩnh cao cấp) sẽ bị điều tra và xử lý.
Viên tướng mới nhất bị bắt và điều tra là Diệp Vạn Dũng, Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Ủy viên trung ương Chính Hiệp toàn quốc khóa 12, nguyên Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên (vừa về hưu cuối năm 2013). Tân Hoa xã hôm 26/6 đã xác nhận tin này.
Tướng về hưu, tướng tại vị đều tham nhũng
Theo báo chí, Diệp bị bắt do dính líu đến việc hối lộ Từ Tài Hậu (nguyên Phó chủ tịch Quân ủy). Khi các nhân viên điều tra của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương khám xét nhà của Từ, tìm thấy một va li chưa mở khóa. Mở ra, bên trong chứa đầy tiền, vàng cùng bản lý lịch của Diệp Vạn Dũng kèm một bức thư tự tiến cử, nhờ Từ nâng đỡ. Có lẽ do nhiều thứ quà biếu kiểu này quá nên Từ Tài Hậu quên khuấy, chưa mở, vì thế mà Diệp bị lộ.
Tuy nhiên, những viên tướng như Cốc Tuấn Sơn, Diệp Vạn Dũng chỉ là những “hổ con”, còn những “hổ lớn” cỡ như Từ Tài Hậu thì đang hoặc sẽ dần lộ mặt.Vụ án Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sau hơn 2 năm trì hoãn, cuối cùng cuối tháng 3/2014 đã được giao cho tòa án quân sự xét xử, nhưng quân đội lấy cớ liên quan đến những bí mật quân sự nên sẽ không xử công khai.

Trung Quốc bắt đầu đợt đánh 'hổ' lớn trong quân đội - Ảnh 1

Vạn Khánh Lương, Bí thư thành ủy Quảng Châu

Các thông tin được đăng tải trên báo chí khiến người ta kinh hoàng về nạn tham nhũng trong quân đội. Cốc Tuấn Sơn trong vòng 10 năm đã vơ vét được mấy chục tỷ tệ. Tại Phủ tướng quân Cốc xây ở quê cất giữ 550 thùng rượu quý, rất nhiều vàng bạc, đồng hồ, đồ cổ, thư họa đắt tiền. Cốc có hơn 300 ngôi nhà ở khắp nơi, bao nuôi 23 tình nhân. Cốc Tuấn Sơn dâng tiền hối lộ các quan trên Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng rồi thực hiện bán quân hàm với giá: 30 triệu tệ (gần 5 triệu USD) lon thiếu tướng…Qua điều tra đã phát hiện 4 thiếu tướng, 7 đại tá mua lon từ Cốc, trong đó 5 đã bị buộc về hưu, 6 bị giáng cấp, còn số chưa bị lộ không biết bao nhiêu…
Về Từ Tài Hậu, có tin ông ta đã chọn giải pháp khai báo thành thật, nộp lại tiền để được giảm tội. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra một phụ nữ 22 tuổi tên Triệu Đan Na từ 2 năm trước đã mở 8 tài khoản ở nhiều ngân hàng Hồng Kông, rửa tiền hơn 10 tỷ đô la Hồng Kông. Sau khi bị bắt, Triệu đã nộp 30 triệu để bảo lãnh tại ngoại rồi chuồn mất. Sau này người ta mới biết Triệu Đan Na được vợ Từ Tài Hậu ủy thác để sang Hồng Kông rửa tiền…
Một Phó chủ tịch Quân ủy khác cũng nhận hối lộ từ Cốc Tuấn Sơn là Quách Bá Hùng. Quách có hơn trăm căn nhà ở khắp các nơi từ Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Vân Nam, Quảng Tây, Thiểm Tây, Cam Túc. Hơn chục cô bồ trẻ đẹp ông ta bao nuôi được Từ Tài Hậu tuyển chọn từ các đoàn văn công quân đội đưa về.
Không chỉ các lãnh đạo quân ủy đã về hưu dính chàm, mà cả những người đương nhiệm cũng bị điều tra. Có tin, Ủy viên Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã nhận hối lộ của Cốc Tuấn Sơn ít nhất 1 tỷ tệ, đã bị điều tra nội bộ từ tháng 3/2014.
Lãnh đạo trung ương đầu tiên mất ghế
Ngày 25/6 vừa qua, Ban thường vụ Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc thông báo bãi miễn chức vụ Phó Chủ tịch Chính Hiệp của Tô Vinh, nguyên Ủy viên TW, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hải, Cam Túc, hiện đã bị bắt và điều tra về “vi phạm kỷ cươngpháp luật nghiêm trọng”. Ở Trung Quốc, những người lãnh đạo đảng, chính phủ, quốc hội và mặt trận được coi là “lãnh đạo đảng, nhà nước”, nên Tô Vinh trở thành “người lãnh đạo đảng, nhà nước” đầu tiên bị bắt kể từ sau Đại hội 18.
Tuy nhiên, bị sa lưới vì tham nhũng lần này không chỉ có mình Tô Vinh. Chiều ngày 27/6, Vạn Khánh Lương, Ủy viên dự khuyết TW, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư thành ủy Quảng Châu đang chủ trì một hội nghị quan trọng thì bị bắt, đưa lên máy bay áp giải về Bắc Kinh để điều tra về “vi phạm kỷ cương pháp luật nghiêm trọng”. Vạn Khánh Lương trở thành Ủy viên dự khuyết trung ương thứ 3, quan chức cấp bộ và tỉnh thứ 33 bị mất chức vì tham nhũng sau Đại hội 18. Sinh năm 1964, Vạn Khánh Lương trước nay được đánh giá là cán bộ trẻ có năng lực, tác phong bình dân, là ứng cử viên của chức Tỉnh trưởng Quảng Đông khóa tới.

Trung Quốc bắt đầu đợt đánh 'hổ' lớn trong quân đội - Ảnh 2

Cặp chị em Hồ Hân, Hồ Lỗi là bồ nhí của nhiều quan chức cao cấp

Ngày 19/6, trang web của Ủy ban KTKL trung ương đưa tin Lệnh Chính Sách, Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Sơn Tây “bị điều tra về vi phạm kỷ cương pháp luật”. Lệnh Chính Sách chính là anh trai của Lệnh Kế Hoạch, nguyên Chánh Văn phòng trung ương, Thư ký của nguyên TBT Hồ Cẩm Đào. Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt. Có một chi tiết báo chí không bỏ qua: Lệnh Chính Sách cùng với 3 quan chức cao cấp khác là Phó bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Kim Đạo Minh, Phó tỉnh trưởng Đỗ Thiện Học và Thiếu tướng tư lệnh quân khu Phương Văn Bình “dùng chung” một cặp chị em ruột là Hồ Hân 37 tuổi, Hồ Lỗi 35 tuổi, chủ của 7 công ty, mà không hay biết, chỉ khi một ả bị bắt vụ việc mới vỡ lở.
Được biết, cơ quan điều tra mới bắt được Hồ Lỗi, còn Hồ Hân đã trốn thoát. Báo chí địa phương cho biết, ngoài các quan chức nổi tiếng trên, có ít nhất 20 vị mày râu khác xin “phục vụ” hai ả chân dài này, trong đó có một số quan chức. Danh sách các vị này sẽ dần được công bố…
Tạp chí “Khai phóng” (Open) xuất bản ở Hồng Kông số tháng 5/2014 đã đăng bài công bố những thông tin “lấy từ nội bộ” khiến dư luận sửng sốt: hết thảy những quan chức cao cấp nhất của quân đội, kể cả những người đang tại vị đều dính đến tham nhũng
Theo Tiền Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Gật đầu với Việt Nam, lắc đầu với Trung Quốc

 

Vũ khí ngụy trang siêu răn đe: Gật đầu với Việt Nam, lắc đầu với Trung Quốc
Chiến tranh du kích Việt Nam đã trở thành thương hiệu trên toàn thế giới. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhưng nghệ thuật quân sự độc đáo này vẫn có thể tích hợp vào bản thân nó những vũ khí hết sức hiện đại.
Đầu năm 2010, công ty Concern Morinsystema-Agat của Nga đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp Club-K container.  Ngay lập tức, nó đã gây được ấn tượng mạnh. 
Tổng công trình sư Georgy Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào, tuy nhiên hầu hết các phương tiện thông tin đều cho rằng đó là Việt Nam.
 Tổ hợp Clu-K container bố trí trong các container tiêu chuẩn
Tổ hợp Clu-K container bố trí trong các container tiêu chuẩn
 Sơ đồ các chiến đấu của các biến thể tổ hợp Club-K
Sơ đồ các chiến đấu của các biến thể tổ hợp Club-K
Tin tức này khiến Mỹ và Trung Quốc hết sức lo lắng. Phía Trung Quốc cũng đã tiến hành đàm phán để mua vũ khí này nhưng bị Nga từ chối.
Tổ hợp Club-K container thực sự là một sáng tạo hết sức độc đáo, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh phi đối xứng. Do vậy, nó thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nước đang phát triển như Việt Nam và buộc các nước lớn phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình.
Tổ hợp có nhiều biến thể khác nhau sử dụng các loại tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE, Kh-35UE. Các thành phần tổ hợp được bố trí gói gọn trong các container hàng hải tiêu chuẩn. Với cách bố trí này, các tổ hợp có thể được đặt trên xe tải, tàu thủy, tàu hỏa hay chỉ đơn giản là nằm yên tại một vị trí và bất ngờ tung ra đòn đánh vào đối phương.
Kỳ 8: Chiến tranh du kích Việt Nam với vũ khí siêu ngụy trang hiện đại
 
Kỳ 8: Chiến tranh du kích Việt Nam với vũ khí siêu ngụy trang hiện đại
 
 Các tên lửa được bố trí trong các container
Các tên lửa được bố trí trong các container
Việc phát hiện các tổ hợp này là không thể đối với các phương tiện trinh sát. Kể cả khi sử dụng phương pháp ảnh nhiệt, nếu các tổ hợp trong trạng thái không hoạt động cũng không thể nhận biết được.
Cấu hình cơ bản của một tổ hợp là từ 1 - 4 container bao gồm:
- Hệ thống điều khiển hỏa lực
- Ống phóng dạng thẳng đứng (đối với 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE) hoặc nghiêng (cho tên lửa Kh-35UE).
- Hệ thống chỉ huy, định vị và thông tin liên lạc.
- Hệ thống cung cấp điện, chữa cháy và hậu cần.
Tổ hợp có thể chủ động phát hiện mục tiêu hoặc nhận tín hiệu chỉ thị từ phương tiện trinh sát như các hệ thống radar, máy bay trinh sát, vệ tinh…
Tầm bắn đến 260 km với tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE và 220 km với tổ hợp sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE. Chiều dài của container chứa đối với tên lửa Kh-35UE là 4,4 m, với tên lửa 3M-54KE là 8,9 m.
 Biến thể tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE
Biến thể tổ hợp sử dụng tên lửa Kh-35UE
 Biến thể tổ hợp Club-K sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE
Biến thể tổ hợp Club-K sử dụng tên lửa 3M-54KE, 3M-54KE1, 3M-14KE
 Hệ thống điều khiển của tổ hợp Club-K
Hệ thống điều khiển của tổ hợp Club-K
 Modul sục sạo, theo dõi và chỉ thị mục tiêu
Modul tìm kiếm, theo dõi và chỉ thị mục tiêu
 Container chứa máy bay không người lái dùng để phát hiện mục tiêu từ xa
Container chứa máy bay không người lái dùng để phát hiện mục tiêu từ xa
Với vùng biển rộng, bờ biển dài và liên tục xảy ra tranh chấp, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K container.
Nếu được trang bị, Club-K container cùng với Bastion-P có khả năng bao quát phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K container sẽ vươn xa hơn nữa. 
Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K container trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.
Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam ký thỏa thuận phát triển một tên lửa hành trình mới dựa trên hệ thống tên lửa Kh-35E Uran-E. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Kh-35 là Kh-35UE có tầm bắn 260 km.
Hơn nữa, tên lửa Kh-35E đang là loại vũ khí chủ lực của các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K.
Có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K container nên trong một clip video quảng cáo Club-K container xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).
Ngoài Việt Nam, các nước như Iran, Syria, Venezuela được cho là đang muốn sở hữu Club-K container. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ Club-K container có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới. Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp.
 Club-K được bố trí trên các xe đầu kéo
Club-K được bố trí trên các xe đầu kéo
 Club-K bố trí trên các tàu, thuyền vận tải
Club-K bố trí trên các tàu, thuyền vận tải
 Club-K bố trí trên các toa tàu đường sắt
Club-K bố trí trên các toa tàu đường sắt
Kỳ 8: Chiến tranh du kích Việt Nam với vũ khí siêu ngụy trang hiện đại
 
 Tổ hợp Club-K khai hỏa tiêu diệt mục tiêu
Tổ hợp Club-K khai hỏa tiêu diệt mục tiêu
ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
Theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang