Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Bạn biết những gì về ngày 1 tháng 6?

Lịch sử ra đời đầy đau thương của ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 - THIÊN ĐƯỜNG CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM


  • Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
    Với trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mình, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
    Tiếp theo, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
    Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Matxacơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước.
    Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 – 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
    bao ve tre em

    Bảo vệ trẻ em

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển cũng bán được tiền ư?


Triều Tiên bán cho Trung Quốc quyền đánh cá trên biển... Hàn Quốc

(TNO) CHDCND Triều Tiên đã bán cho Trung Quốc quyền đánh bắt cá tại một vùng biển của Hàn Quốc ở gần Đường biên giới phía bắc (NLL) giữa 2 nước ở Hoàng Hải, một quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay hôm 31.5.


Tàu cá Trung Quốc tại Hoàng Hải - Ảnh: Reuters
“Triều Tiên đã cho phép tàu Trung Quốc đánh bắt cá tại một phần vùng biển của chúng tôi ở Hoàng Hải. Khi phát hiện chuyện này, chúng tôi đã thông báo với phía Trung Quốc và yêu cầu họ không băng qua NLL để sang vùng biển Hàn Quốc”, tờ Korea Times (Hàn Quốc) dẫn lời tiết lộ của vị quan chức giấu tên nói trên.
Được xem là hải giới không chính thức giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, NLL là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột giữa hai nước, theo Reuters.
Đường ranh giới trên biển này được thiết lập sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc, mặc dù Triều Tiên không công nhận hải giới này.
Korea Times cho biết hằng năm Trung Quốc vẫn trả tiền cho Triều Tiên để tàu cá Trung Quốc được phép hoạt động trong vùng biển Triều Tiên.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng gộp cả một phần hải phận Hàn Quốc vào khu vực cấp phép đánh cá cho Trung Quốc của mình, tờ báo Hàn Quốc cho hay.
Kể từ giữa tháng 5, đỉnh điểm của mùa cua xanh, mỗi ngày có hơn 100 tàu thuyền Trung Quốc đánh bắt gần NLL, nguồn tin của Korea Times nói.
“Tuần duyên và quân đội Hàn Quốc đã tăng cường tuần tra và ngăn cản các tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải”, theo vị quan chức Hàn Quốc giấu tên.
Hoàng Uy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON RỒNG CHÁU TIÊN


Nghe nói ngày xưa, rất xưa, ở Lĩnh Nam có một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, hào hoa phong nhã tên là Lạc Long Quân.Một hôm lên núi rong chơi, săn bắn, tình cờ gặp nàng Âu Cơ xinh đẹp, con gáimột vị tù trưởng. Nhanh như chớp, trai tài gái sắc yêu nhau và lấy nhau. Trongđêm tân hôn, Âu Cơ cho chàng uống rượu ngâm sừng tê giác với củ sâm ngàn năm,chàng hỏi rượu gì mà vừa uống đã nghe sung, nàng nói rượu nầy uống vô để tăng
nhanh nòi giống, vì xứ mình đất rộng người thưa. Quả nhiên, 9 tháng 10 ngàysau, nàng Âu Cơ đẻ ra cái bọc 100 trứng, trứng nào trứng nấy to như trứng đàđiểu. Cứ lần lượt mỗi giây là một trứng khẽ mỏ, một chàng trai chui ra, vai uthịt bắp, 100 trứng, nở được 96 con ( có tài liệu nói có 4 trứng bị lép, lại cótài liệu khác nói có 4 trứng bị sát, khẽ mỏ mà không nở được).Haingười ăn ở với nhau một thời gian thì gây gổ lung tung. Lạc Long Quân suốt ngàylẻn vào rừng lấy trầm hương, săn tê giác, cốt ngà voi đem bán, còn Âu Cơ thì lẽn xuống biển lấy ngọc trai làm trang sức. Cuối cùng họ đâm đơn ra tòa ly dị.Tòa luận rằng, Lạc Long Quân là cốt rồng, còn Âu Cơ là cốt tiên nên ăn ở lâu dài vơi nhau không được. Cuối cùng tòa phán rằng: Chấp thuận cho hai người lydị, con cái chia đôi, Lạc Long Quân mang 48 người con xuống biển.
Năm ngoái, tình cờ hai người gặp nhau, ôm nhau khóc sướt mướt. Lạc Long Quân nói,tài nguyên biển bây giờ cạn kiệt, lại thêm bọn cướp biển lấn chiếm mấy quần đảo của ta. Chúng còn đặt cái giàn khoan gì đó to đùng ngoài biển của ta nữa. Khôngbiết sắp tới ta sống thế nào đây. Hay là chúng ta tái hôn, ta lên rừng ở vớinàng, ta hứa sẽ không lấy trầm hương, không săn tê giác, không cốt ngà voi nữa.Âu Cơ nói, rừng còn đâu nữa chàng ơi, lớp lâm tặc, lớp thủy điện, núi rừngthành đồi trọc hết rồi. Ngẫm nghĩ, Lạc Long Quân nói: Hay là, ta với nàng làmmột chuyến đi thăm các con xem sao, ta nhớ chúng nó quá. Bốn ngàn năm rồi còngì, ngày ta với nàng chia tay, con chúng ta chỉ có 96 đứa, bây giờ hơn tám mươitriệu đứa rồi.
Mộtđàn con tổ chức đón tổ phụ tổ mẩu rất rình rang, chúng đi toàn lexus, Rolls-Royce, có đứa đi cả phi cơ ra đón, chúngkhui rượu tây như nước, đứa nào cũng khoe mình giàu nhất trong dòng dõi rồngtiên. Tổ phụ tổ  mẩu tỏ ra mừng lắm. LạcLong Quân hỏi, các con làm gì mà giàu dữ vậy, dạ tụi con kinh doanh đất đai, ÂuCơ hỏi, kinh doanh đất đai, đất đâu mà kinh doanh, ăn cướp à ? Dạ không, đấtcủa phụ mẩu để lại là đất chung của bá tánh, đâu có đứa nào được sở hữu riêngđâu à, tui con muốn lấy thì lấy. Lạc Long Quân gật gật. Các con tranh nhau nói,phụ mẩu về ở với tụi con, muốn bao nhiêu  Resort dưới biển, trên rừng cũngcó.
Một năm sau, tức hai tháng trước,Lạc Long Quân và Âu Cơ trở về theo lời đề nghị của các con, nhưng không thấy đứa nào ra đón. Hỏi ra mới  biết, bọnchúng bị vỡ nợ.









Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, mình đồng ý với NQV là cần chọn chữ chuẩn, tránh mập mờ. Như "Đề nghị", "Đàm phán" ba chi khơ vớ vẩn!


NGHĨ GÌ VIẾT ĐÓ
+Phải nói với nhau một câu cho vuông thế này, đối với chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam là không chối cãi, không thể dùng chữ "đàm phán", dứt khoát như thế, nếu Trung Quốc cố cãi, cố chiếm thì ta kiện, chủ quyền của ta, nó xâm, nó hớt, nó cướp, nó giành, trắng trợn, hung hăng, vô nhân đạo như thế thì đàm phán đéo gì, không dùng từ đàm phán, mà đuổi, đuổi bằng truyền thông, bằng ngoại giao, bằng hành động, không đàm phán vì đàm phán chỉ dùng trong trường hợp có tranh chấp, ở đây không có chuyện tranh chấp, nhà tôi, anh lẻn vào, chui vào, mò vào thì tôi tống cổ anh đi, mình tôi không đủ sức tống cổ anh thì tôi nhờ quốc tế cùng hợp sức đuổi anh ra. Dứt khoát như thế, chữ dùng cũng thể hiện quan điểm, khí phách và lòng tự trọng của dân tộc, phải dùng chữ đúng.

+Cũng không dùng chữ "tranh chấp" khi nói tới chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa-Trường Sa. Ta đã có đủ chứng cứ lịch sử về chủ quyền, đó là của ta, không có tranh chấp tranh chiếc gì chỗ này, biển đảo của tôi anh liếm sang, thò sang, nhúng sang, vồ sang, với sang, cắn sang thì tôi tống cổ anh ra, đạp, xô, kéo, chà mặt anh ra, tranh chấp cặc gì.
+Bắt đầu từ giờ, luyện giọng lại để nói cho đúng với thực trạng quan hệ hai nước, với mưu đồ nham hiểm có truyền thống như Trung Quốc, quên ngay chữ "bạn" với lại "đông chí anh em", quên quên quên, mà chỉ là quan hệ bình thường, làm ăn bình thường thôi, lúc này mà vẫn cố nâng niu những chữ ấy thì chính Trung Quốc sẽ cười thầm, sẽ khinh thường, sẽ nhờn. Quên. Một chính quyền như Trung Quốc khiến cả thế giới quay lưng, phẫn nộ, chửi mắng thì còn gì nữa để ta phải dùng những chữ vô hồn, vô nghĩa, vô lý ấy chứ. Quên.
+Lúc này nếu ta không tiếp tục cương quyết, không rắn, không thống nhất thái độ với Trung Quốc thì không những làm lòng dân trong nước bất an, mà sẽ gây thất vọng với nhiều quốc gia vốn đã và đang ủng hộ chúng ta. Như một cuộc tình quá nhiều sóng gió, tới lúc này là ly hôn, ly hôn, ly hôn. Rứa thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta không “đề nghị”, phải “yêu cầu” và “bắt buộc” Trung Quốc rút giàn khoan

Nhà văn Đình Kính

bo-truong-ThanhLời dẫn của nhà văn Nguyễn Quang Lập:  Sau khi đọc bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La , trên Fb người thở dài kẻ văng tục. Đây là ý kiến chính thức đầu tiên mà Quê Choa vừa nhận được. Nhà văn Đình Kính là một người lính biển, suốt đời gắn bó với biển, từng sống và chiến đấu trên những con tàu không số vượt biển vào Nam. Có lẽ vì thế ông quá đau khi thấy Biển đã mất, đang mất và không chừng sẽ mất nếu  cứ tiếp tục ” trao đổi với bạn” để ” đề nghị”. Than ôi!
Đọc bài phát biểu của người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự hào với ngàn năm văn hiến tại hội nghi đối thoại Shangri-La ở Singapore trưa 31 tháng 5 năm 2014, không những không vui, mà buồn !
… Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (ViêtNamNet- 31-4-2014).
Thưa Bộ trưởng, không phải là “đôi khi” mà đó là máu bành trướng và thôn tính biển Đông mang tính chiến lược lâu dài, mà bất cứ hành động nào đối với Việt Nam hàng thập niên qua đều nằm trong ý đồ đó của họ. Chỉ cần điểm lại mấy sự kiện lớn, không tính các sự việc lặt vặt, từ 1974 đến 2015 này, đã có bao nhiêu “đôi khi”?
Và dùng chữ đôi khi cũng có những va chạm, là đánh đồng kẻ ăn cướp với chủ nhà đấy. Việt Nam đâu va chạm với Trung Quốc. Họ cố tình kéo quân vào Biển của ta đấy chứ. Và với sự kiện kéo dàn khoan 981 rồi đặt hạ vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn gọi là va chạm nữa không?
Người đứng đầu Quân đội Việt Nam nói tiếp: Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới…. (ViêtNamNet- 31-4-2014).
Kẻ cướp nó kéo cả một cái giàn khoan to như cái Hàng không mẫu hạm, với trên dưới trăm tầu hộ tống bảo về, rồi đặt chình ình trong sân nhà mình vậy mà chủ nhà lại chỉ đề nghị nó rút đi, nghe có buồn không? Đề nghị, có nghĩa là nó không có lỗi xâm lược; đề nghị có nghĩa là nó muốn rút hay không rút, tùy nó. Tại Sao không yêu cầu nó rút, không bắt buộc nó rút, mà lại đề nghị? .( Rất hy vọng rằng báo chí đã dẫn sai, để dân khỏi buồn!).
Khi kéo giàn khoan vào Biển Đông, Việt Nam có trên dưới 20 cuộc thương thảo với Trung Quốc, nhưng hoặc họ hờ hững, chiếu lệ, hoặc cả vú lấp miệng em, cãi bay, thậm chí ta muốn gặp ở cấp cao hơn, họ từ chối, trong khi đó họ đón những người lãnh đạo Căm pu Chia và Ma lai rất trọng thể. Hãy hiểu bản chất của Trung Quốc để mà không hy vọng!
Nhân dân Việt Nam không đề nghị, nhân dân Việt Nam yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan 981 và tàu hộ tống ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế việt Nam!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Nhác xem mặt biển rầu rầu - Nhìn về cố quốc một mầu tang thương.."


Đại gia Việt, người lâm bệnh, kẻ lâm nguy
- Một lớp doanh nhân Việt rút đi sau những biến động trong vài năm gần đây. Người thì vỡ nợ, suy sụp, người thì vướng vòng lao lý, tù tội. Rồi hàng loạt các đại gia bất ngờ lâm bệnh khiến DN bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương
Đại gia Diệu Hiền bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị
Lãnh đạo đổ bệnh
Vụ án Nguyễn Đức Kiên hay bầu Kiên đang được mở xét xử sơ thẩm với bị can Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB - tiếp tục không có mặt do bệnh tật. Đây là một trong những vụ án liên quan tới kinh tế lớn nhất trong hàng chục năm qua và nó gắn liền với 2 cái tên rất nổi tiếng là ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư.

Trước đó, hồi giữa tháng 9/2012, giới đầu tư xôn xao khi nghe tin ông Trần Xuân Giá từ nhiệm chức vụ chủ tịch vì lý do sức khỏe với căn bệnh ung thư và đã trải qua một cuộc đại phẫu vào đầu năm. Thông tin này ảnh hưởng tới tâm lý của giới đầu tư sau khi họ đã phải trải qua đợt cuồng phong chứng khoán giảm giá mất hàng tỷ USD hồi cuối tháng 8/2012 khi bầu Kiên bị bắt.
Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi, các NĐT rất sợ hãi mỗi khi nghe thông tin người đứng đầu của các DN vướng vào bệnh tật bởi nó đồng nghĩa với việc người cầm lái không thể sát sao với DN hoặc cũng có thể có những ảnh hưởng khác tới DN. Trong vài năm gần đây, giới đầu tư chứng kiến khá nhiều doanh nhân tài giỏi dính vào bệnh tật, suy sụp.
Gương mặt nổi bật nhất có lẽ là ông Đặng Thành Tâm, ông chủ nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hồi tháng 10 năm trước nữa, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đại gia này xuất hiện với vẻ tiều tụy, da đen xạm, mặt hốc hác, tóc rối bù, râu ria lởm chởm ...
Ông Tâm trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài mà theo ông là do chịu nhiều áp lực ...
Giới đầu tư cũng từng biết đến nhiều trường hợp đại gia mang bệnh như bà Diệu Hiền, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị; hay ông Vũ Văn Tiền chủ tịch Geleximco đã từng phải dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi do bệnh tật; ông Lâm Ngọc Khuân bỏ mất ra nước ngoài chữa bệnh; ông chủ của Nam Cường lâm trọng bệnh...
Doanh nghiệp lao đao
Một điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.
Tham gia vào ACB với tư cách thành viên HĐQT độc lập và không nắm giữ lượng lớn cổ phần nhưng có lẽ không phải vì vậy mà vai trò chủ tịch, vai trò định hướng của ông Giá bị suy giảm. Cùng với các lãnh đạo khác, ông Giá đã đưa ACB vào tốp các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam về nhiều mặt, từ quy mô cho tới chất lượng...
Tuy nhiên, sau những biến cố "bầu Kiên" cùng với sự rút lui của ông Giá và cả dàn lãnh đạo cao cấp, ACB đã trải qua một năm 2013 tái cơ cấu khá đau xót. Quý IV/2013, ACB lỗ hơn 290 tỷ, tiếp tục thua lỗ vì vàng và ngoại hối. Tính chung cả năm, ngoại hối và vàng vẫn thua lỗ.
đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương
Điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.
Bianfishco còn bi đát hơn sau khi bà Diệu Hiền đi chữa bệnh. Vụ vỡ nợ khủng lên tới cả nghìn tỷ đồng đã khiến DN đứng trước bờ phá sản. Bianfishco giờ đây gần như đã hoàn thành tái cấu trúc, đón nhận chủ mới. Vợ chồng bà Diệu Hiền đã có những bước đi mới, những dự án khác.
Còn với ông Đặng Thành Tâm, thời gian ông lao đao với áp lực, với bệnh tật thì các DN của ông cũng rơi vào tình trạng bi đát. Những khoản nợ lên tới cả nửa triệu đô-la trong khi trong một thời gian dài không vay được NH đã vùi dập các DN cũng như cổ phiếu của ông.
Cho tới quý I/2014, cho dù đã hồi phục khá nhiều, nhưng Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) - một DN trụ cột của ông Tâm vẫn lãi khá ít, gần 8 tỷ đồng so với quy mô vốn gần 4.000 tỷ đồng; còn SaigonTel vẫn trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, cổ phiếu ở mức 3.500 đồng. Từng ở vị trí đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam, sự sụt giảm giá các cổ phiếu đã khiến ông Tâm giờ đã rớt ra khỏi tốp 10.
Ông Lam Ngọc Khuân "ra đi" chữa bệnh ở nước ngoài cũng bỏ lại một Thủy sản Phương Nam - một DN có tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả trên trường quốc tế - nợ nần đầm đìa, tổng nợ 7 NH lên tới 1.600 tỷ đồng.
Gần đây, tên tuổi của một DN BĐS nổi tiếng ở khu vực miền Bắc cũng đã suy giảm khá nhiều sau khi ông chủ, người sáng lập ra DN này qua đời vì trọng bệnh. Một mặt do sự trầm lắng của thị trường BĐS nói chung nhưng nhiều người cho rằng một phần do DN mất đi một lãnh đạo xuất sắc.
Có thể thấy, ở một số đơn vị, sự phát triển của DN là nhờ vào cả một cỗ máy, một cỗ máy có quy trình quản trị, quy trình hoạt động được xây dựng truyền từ đời lãnh đạo này qua lãnh đạo khác. Tuy nhiên, ở nhiều DN khác, vai trò của người lãnh đạo rất lớn, mỗi một sự thay đổi về sức khỏe của họ đều làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DN này. Tất nhiên, nhiều doanh nhân mang bệnh là do áp lực vô hình đã khiến tinh thần và sức khỏe của họ suy sụp. Tham vọng đã là động lực đưa nhiều người lên đỉnh cao mới nhưng đó cũng là áp lực khiến cho nhiều doanh nhận gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và sức khỏe.
Mạnh Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xôn xao xóm lá tin về:


FB Nguyễn Tấn Thành

Thấy gì với Đại tướng Phùng Quang Thanh trong khủng hoảng giàn khoan 981.

Thấy ông ta là một vị tướng hiếm có, không những trong lịch sử VN mà còn cả Thế giới.

Trong quân sự làm sao cho quân địch chủ quan khinh địch là rất khó. Trong lịch sử các cuộc chiến chống trả sự xâm lăng của Trung Hoa thì các lần đại bại của quân giặc đều do khinh địch bởi các tướng của ta vừa đánh vừa thua, làm cho giặc chủ quan và tiến sâu, để rồi hậu cần không theo kịp, rồi cuối cùng nhận đòn phản công sấm sét.

Kiếm một tướng dũng mãnh, mưu trí thì dể. Nhưng kiếm một tướng giao đánh 10 trận thua cả 10 để dụ giặc là khó.

Nhưng Đất nước ta hiện nay thật may mắn có một đại tướng Phùng Quang Thanh. Không cần phải đánh để thua, chỉ cần Đại tướng nói là quân giặc nghe sẽ chủ quan khinh địch ngay. Bởi không chỉ tướng mạo mà lời nói của Đại tướng hiếm có!
***

Phần nhận xét hiển thị trên trang