Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt


Đăng Bởi  - 
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời  “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.
Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế.
Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines. Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng "cơ bắp" để thách thức tại bãi Scarborough.
Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. 
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất "sợ hãi"  khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực 
Khi Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.
Trung Quốc từ bỏ phương thức giải quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó với thái độ hung hăng của Bắc Kinh. 
Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.
Trong tương lai gần, nếu Nhật và các nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.
Anh Tú (theo Stripes)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Biển Đông với mánh 'đục nước béo cò'

Trước đây, vì quan tâm vấn đề không phận - hải phận - biên giới lãnh thổ nên Lana đã tìm đọc ít nhiều thông tin về Trường Sa, Hoàng Sa ở nhiều thời điểm: Về Hải chiến Trường Sa 1988, Hoàng Sa 1974, về 'Công hàm 1958' TQ thâm nho diễn bài anh-em lừa cậu hàng xóm ngây ngố đang lục đục trong nhà để rồi lấy đó làm cớ vẽ đường lưỡi bò bao bọc 2 quần đảo này gom làm của mình. Vì những thông tin đọc được đều kiểu chắp nối, không có nguồn chính thống nào nên đành mình biết cho mình, nay đọc được bài này khá đầy đủ xin trích về đây chia sẻ. Người Việt nam yêu đất nước mình cần được biết mọi sự thật trong lịch sử của mảnh đất ấy, biết để thương hơn và nếu tình yêu còn đó thì sâu hơn, không để bắt lỗi, đơn giản thế thôi.


(Nguồn: ĐƠN ĐỘC - Huy Đức, Quechoa Blog)
... Hơn 300 năm trước, các Chúa Nguyễn đã đưa người đến Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam đối với cả hai quần đảo. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838 của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa. Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và từ đó người Pháp hiện diện ở đây liên tục. Tháng 11-1946, khi người Pháp bắt đầu chiến tranh trở lại với Việt Minh, chỉ có thể đưa quân kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa, Tưởng Giới Thạch đã cho đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba, thuộc Trường Sa. Sau khi bị Mao đuổi khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai hòn đảo mà họ giữ gần 4 năm trước đó.

Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng, tháng 4-1956, khi lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị "Quân giải phóng Trung Quốc" chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên thực tế, cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa); Robert (Cam Tuyền); Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa, về mặt pháp lý, vẫn khẳng định chủ quyền trên phần bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tháng 4-1972, khi miền Bắc dồn lực trong một chiến dịch thảm khốc ở Quảng Trị. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ để họ dội bom ra vĩ tuyến 20. Ngày 4-4-1972, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để "trao một bức điện bằng lời", nhắn Trung Quốc: "Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm". Người Trung Quốc hiểu, nếu họ đánh Hoàng Sa, người Mỹ sẽ án binh bất động. Từ ngày 16-1-1974, Trung Quốc bắt đầu cho tàu ép sát Hoàng Sa. Theo Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: "Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam". Nhưng, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn độc chống lại Trung Quốc xâm lăng. Theo tướng Thoại: "Hạm Đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn". Kể từ ngày 19-1-1974, phần còn lại của Hoàng Sa Việt Nam bắt đầu bị Bắc Kinh chiếm đóng.

Tướng Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa khi ông đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Năm 1975, sau "chiến thắng Buôn Ma Thuột", Tướng Giáp kiến nghị Bộ Chính trị "tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo" mà miền Nam đang chiếm giữ. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: "Tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa". Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: "Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết". Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện "tối khẩn" cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: "Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời... Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện này một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm". Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân Đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản tất cả những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.

Cho dù, theo lệnh ngày 13-4-1975 của Tướng Giáp, Quân đội miền Bắc đã không đụng vào các hòn đảo do Trung Quốc khi ấy đang chiếm giữ. Nhưng, ngày 5-5-1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, "Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa", một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Ling Dequan đang thường trú tại Hà Nội đã thấy "đắng chát ở trong miệng". Ling Dequan, sau đó, nói Nayan Chanda: "Tin Việt Nam chiếm các hòn đảo đến như một cú shock vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy". Mân Lực, tác giả cuốn sách "Mười năm chiến tranh Trung-Việt", cũng gọi hành động tiếp quản Trường Sa của Hải Quân Việt Nam là "ngang nhiên chiếm đóng 4 đảo trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc". Vì theo Mân Lực: "Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam".

Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố: "Hải phận 12 hải lý kể từ đất liền là của Hoa Lục". Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai công hàm mà đời sau có thể đọc được toàn văn trên báo Nhân Dân số ra ngày 22-9-1958: "Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".

Cho dù, theo Mân Lực, Tuyên bố của Chu Ân Lai "có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)". Cho dù, theo ông Trần Việt Phương, người có 25 năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng: "Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Về phía Việt Nam, đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản; quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của Ta chứ không phải ở cấp độ vừa. Về phía Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc để, cho dù có sự 'ngây thơ quốc tế vô sản' cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn".
"Công hàm 1958" là tuyên bố của một đồng minh, được đưa ra khi Mỹ đưa Hạm đội 7 hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe dọa chủ quyền của "đồng minh" Trung Quốc. Cho dù, "Công hàm 1958" tuyên bố những gì thì nó cũng hoàn toàn không có giá trị công nhận Hoàng Sa là của Bắc Kinh. Từ năm 1954 đến trước ngày 30-4-1975, theo Hiệp định Geneve được ký bởi các bên trong đó có Hà Nội và Bắc Kinh, thì Hoàng Sa và Trường Sa – ở thời điểm 1958 – không phải là phần thuộc về miền Bắc mà đang là lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Sở dĩ những nhà văn, nhà báo như Ling Dequan, Mân Lực, bị shock khi nghe tin Việt Nam lấy lại Trường Sa, theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, với chính sách bưng bít thông tin, người dân Trung Quốc không hề biết Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ mà Việt Nam đã có chủ quyền liên tục hàng trăm năm, là phần lãnh thổ mà Chính quyền của họ mới "dùng vũ lực để cưỡng đoạt" trong thế kỷ 20 như những tên xâm lược.

Báo chí chính thống của Việt Nam, từ năm 1958, chưa bao giờ nhắc lại "Công hàm" của Phạm Văn Đồng, chưa giải thích "nội hàm" của tuyên bố ấy. Chính quyền, đã tới lúc nên tuyên bố về giới hạn pháp lý của Công hàm này, nên thừa nhận bản hiệp định (Geneve) mà mình đã đặt bút ký vào theo đó, Hoàng Sa và Trường Sa từ trước 30-4-1975 là phần lãnh thổ thuộc về Chính quyền Sài Gòn, nên dẫu Hà Nội có đưa ra tuyên bố gì thì cũng phải bị coi là "vô giá trị".
Đây không còn là chuyện "ăn-thua" với người anh em miền Nam mà là "mất-còn" với ngoại xâm. Đây cũng là lúc mà người dân tạm gác các bức xúc thường nhật để tập trung vào mối đe dọa đến từ phương Bắc.

*** Đọc thêm:
CHO MÌNH
MÌNH NÊN BIẾT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý kiến của Jonathan ( Bài đọc tham khảo )

Vài giải pháp cho Việt Nam

china's attacks, fishing vessesl, east sea, hoang sa
Viet Nam News
Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam cách đây hai tuần đã hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực. Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.
Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.
Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.
Liên quan đến các vụ bạo loạn, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là mở rộng điều tra và đưa ra được một cách giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây bạo loạn, tiến hành bồi thường nhanh chóng, và bằng mọi cách cần thiết, thể hiện cho toàn thế giới thấy tại Việt Nam vẫn sẽ là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Người ta có thể hy vọng là những việc làm cụ thể theo hướng này đang được tiến hành.
Căn bản hơn, người dân Việt Nam đang đối diện với những quyết định về tương lai của đất nước. Trên thực tế, có hai nhóm câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Thứ nhất là nhóm các câu hỏi về những chiến thuật mà Việt Nam nên sử dụng để đáp lại lối hành xử của Bắc Kinh. Thứ hai là nhóm các câu hỏi về tầm nhìn chiến lược xa hơn của Việt Nam, các mối quan hệ và các điều kiện mà nước này cần để có thể sống trong hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trong những năm tới và thập kỷ tới.
Việc Hà Nội phản ứng với Bắc Kinh một cách thận trọng và thăm dò là điều có thể thấy trước, khi mà sức mạnh của hai bên không cân xứng và thực tế là Việt Nam hiện tại không có đồng minh. Có quá ít lựa chọn, lãnh đạo Việt Nam cho thấy – ngày càng rõ ràng hơn – rằng họ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc, và họ sẽ phản ứng chỉ bằng các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Mặc dù mọi nước đều có quyền tự vệ, nhưng Việt Nam đã đúng khi nhấn mạnh yêu cầu phải tránh đối đầu quân sự. Quân sự hóa xung đột sẽ chỉ gây ra thất bại.
Nếu không có một đột phá về mặt ngoại giao thì theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội nên tiến hành ba bước sau đây:
1. Trước tiên, Hà Nội nên đề nghị Tòa án Quốc tế về UNCLOS ra một phán quyết rằng mọi cấu trúc tự nhiên trên biển Hoa Nam đều là đá và như vậy thì chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải. Trong trường hợp đó, phần biển còn lại trong khu vực (trừ các vùng đặc quyền kinh tế – EEZ – của các nước) sẽ đều có quy chế của biển quốc tế. Yêu sách của Bắc Kinh, cho rằng quần đảo Paracel [tức là Hoàng Sa trong tiếng Việt] (mà họ chiếm đóng trái phép) xứng đáng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chắc chắn sẽ bị tuyên vô hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, các đảo thuộc quần đảo Paracel mà hiện tại đang bị Bắc Kinh kiểm soát sẽ đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý, và việc triển khai giàn khoan dầu tuần trước và tuần này sẽ là bất hợp pháp.
2. Thứ hai, Việt Nam nên tham gia vụ kiện của Philippines, kiện đường 9 đoạn, dựa trên căn cứ rằng không thể có vùng nước lịch sử nào cả, trừ phi đó là một cái vịnh; mọi yêu sách về chủ quyền trên biển đều phải đặt cơ sở trên đất.
3. Thứ ba, Hà Nội nên xem xét hủy bỏ tất cả các yêu sách đối với những cấu trúc đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia, và ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia ASEAN khác cũng có yêu sách chủ quyền, để công nhận chủ quyền đối với những cấu trúc đá mà hiện tại các nước đó đang nắm giữ. Căng thẳng trên biển Hoa Nam chưa hề có dấu hiệu giảm bớt. Hà Nội và Manila có thể hiện ra rằng họ muốn hữu nghị với Trung Quốc đặt trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, tuân thủ các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Hà Nội và Manila nên đi trước để làm gương, và nên ngay lập tức giải quyết tranh chấp giữa chính họ với nhau, đồng thời tìm cách kết nối với Malaysia, Indonesia và các đối tác khác.
Quay trở lại với chuyện tương lai của Việt Nam. Việc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông của Việt Nam đã gây ra một loạt diễn biến, buộc Hà Nội và thật ra là toàn thể người dân Việt Nam phải đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của nước mình. Rất nhiều người ở Việt Nam tin rằng cách bảo vệ đất nước tốt nhất là thoát Trung, bằng cách tiến hành những cải cách thể chế “thay đổi cục diện” – vốn dĩ cần thiết để giành được sự ủng hộ của khu vực và quốc tế. Những cải cách đó bao gồm cả cam kết thực thi nhà nước pháp quyền, thực thi các sửa đổi hiến pháp căn bản, và làm cho Việt Nam phù hợp một cách nhanh chóng và thực chất với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết.
Mặc dù các bước đi táo bạo đó có thể bị nhiều người cho là bất khả thi về chính trị, hay nói đơn giản là không thể thực hiện được, nhưng các bạn hãy dành một phút để nhớ lại rằng, Việt Nam hiện đang đối đầu Trung Hoa một cách cô độc. Tuy Việt Nam vẫn phải theo đuổi quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng họ chỉ có thể sống trong an toàn, an ninh, được thế giới tôn trọng và ủng hộ, mà điều đó chỉ có thể có được nếu các lãnh đạo và nhân dân của họ xây dựng một tương lai trong đó Việt Nam được độc lập, tự do, và có một trật tự xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn. Cũng giống như với Myanmar, thế giới có thể ủng hộ Việt Nam ngay lập tức.
Điều mà Trung Quốc, Việt Nam, và toàn thể khu vực cần là năng lực lãnh đạo tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của Đông Á phải phối hợp thúc đẩy hòa bình và trật tự trong khu vực trên cơ sở hợp tác thay vì hăm dọa.
Giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa đã liên tục nói về sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Nhưng chỉ có chính họ phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc nhanh chóng bị các nước láng giềng trong khu vực căm ghét và làm cho Mỹ cũng như các siêu cường khác trên thế giới lo ngại. Nếu muốn có hòa bình và trật tự ở châu Á Thái Bình Dương, Bắc Kinh phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế, phải từ bỏ đường 9 đoạn vô căn cứ pháp lý, và phải bắt đầu công việc đàm phán, thương lượng một cách chính trực hơn. Khi đó và chỉ khi đó, Trung Quốc mới giành được sự tin tưởng và tôn trọng của khu vực và thế giới.
Người viết: Jonathan Đ. London và Vũ Quang Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bị ràng buộc và lệ thuộc vào Trung Quốc không phải là định mệnh của dân tộc ta ( Tiêu đề do Ngố đặt )

Mộng trở thành quốc gia biển khiến Trung Quốc liên tục gây hấn, tạo nên những bất ổn trên biển Đông thời gian qua.

GS. Trần Ngọc Vương từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc Kinh và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá Trung Quốc. Học giả này đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với Người Đô Thị.

Hiểu về Trung Quốc
Giáo sư Trần Ngọc Vương
Thưa ông, ngoài việc nghiên cứu, bấy lâu nay giới hàn lâm còn biết ông dịch khá nhiều sách Trung Quốc sang tiếng Việt. Vì sao ông làm công việc này?
Tôi phải nói rất rõ ràng rằng mấy chục năm nay, từ sau khi thống nhất đất nước đến giờ, thế lực duy nhất đe doạ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp sâu vào nền chính trị Việt Nam chính là Trung Quốc. Cho nên khi đối kháng với Trung Quốc cần khẩn trương hiểu biết về họ, cần khẩn trương nghiên cứu, tìm hiểu và học tập họ nữa. Tôi đang tổ chức dịch những bộ sách hết sức quan trọng của Trung Quốc về phương diện học thuật, từ lịch sử Phật giáo đến văn học, những bộ sách về Đạo giáo, Nho giáo Trung Quốc.
Hiện nay tôi đang tổ chức dịch bộ Quan huấn tập thành (những lời dạy, chỉ dẫn, khuyên bảo cho tầng lớp quan lại, từ anh mới học việc cho đến tể tướng); trong đó tổng kết toàn bộ danh tác của Trung Quốc từ xưa đến nay, văn hoá quan trường Trung Quốc trong 5.000 năm. Bộ sách này rất khổng lồ. Tôi đề nghị một loạt các cơ quan mà tôi cho là có trách nhiệm của nhà nước, nhưng chẳng đâu muốn làm và chẳng ai muốn dịch. Hiện nay có một doanh nhân bỏ tiền cá nhân tài trợ cho người của tôi dịch.
Cuốn thứ hai tôi cũng đang dịch mang tiêu đề Phản kinh, tức là cẩm nang, bí kíp của những thủ đoạn chính trị và người ta quảng cáo cuốn sách là: Lịch đại thống trị giả/ Mật như bất ngôn/ Dụng như bất tuyên bất kỳ thư (tạm dịch: Bộ kỳ thư mà kẻ thống trị ở tất cả các nơi phải giữ bí mật, làm theo nhưng không nói ra, không công bố). Bộ sách này được một nhân vật đỗ tiến sĩ đời Đường viết ra, sau đó tìm cách dâng cho vua rồi trốn biệt, về sau không ai biết ra làm sao. Ngay đến cái tên của tác giả cũng là điều kỳ bí. Tôi mua bộ sách này lần đầu vào năm 1998, lúc tôi dạy ở đại học Bắc Kinh. Đọc tên tác giả, tôi hơi ngỡ ngàng vì chưa biết chữ ấy bao giờ. Nghĩ mình người nước ngoài, học tiếng Hán có hạn chế, ai dè về hỏi các giáo sư Trung Quốc cũng không ai biết. Hai ba hôm sau nữa kỷ niệm 100 năm đại học Bắc Kinh, gần 10 xe chở các chuyên gia đại học Bắc Kinh ra đại lễ đường Nhân dân, giáo sư Phó Thành Cật cầm chữ trên tay đi hỏi cũng không ai biết. Cuối cùng, ông về tra Trung Quốc đại từ điển, ra tên này nằm ở phần đuôi của từ ghép. Phiên âm Hán Việt phải đọc là Nhuy. Cái tên này còn chưa có trong thư tịch Việt Nam, chỉ đọc theo nguyên lý thôi. Thật lạ!
Bộ sách được cất trong kho chứa sách của triều đình, nhưng thi thoảng lại lọt một phần nào đó ra ngoài nên đời Minh, Thanh đều có chỉ dụ cấm tàng trữ, đọc cuốn sách đó. Mãi tới năm 1998, lần đầu tiên nó được in ra, mà lại in ở nhà xuất bản Nội Mông Cổ, theo kiểu in để thăm dò. Nói vậy để biết đó cũng là loại bí kíp kỳ thư. Kiểu bí kíp ấy, Trung Quốc rất có truyền thống nên tôi muốn giới thiệu để chúng ta, nhất là giới chính trị, hiểu họ hơn.
Hiểu được văn hoá chính trị có lẽ sẽ giúp ta bình tĩnh và khôn khéo hơn khi phải sống cạnh một nước lớn và nhiều chiêu trò như Trung Quốc?
Đọc một số đoạn, chúng ta sẽ hiểu dần cách Trung Quốc làm chính trị. Vì họ làm đúng theo bài bản ấy thật. Song các nhà chính trị của ta có vẻ không mấy người quan tâm. Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm. Nên nhớ rằng chỉ ở Trung Quốc, những lợi ích mang màu sắc chính trị mới có thể khiến người ta thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được. 
Đông Chu Liệt Quốc còn chép lại câu chuyện: có một anh đầu bếp nấu cho chủ, một ông vua chư hầu. Có lần ông vua đùa than thở: Cao lương mỹ vị trên đời ăn hết rồi chỉ còn mỗi một thứ chưa ăn là… thịt người. Hôm sau, anh đầu bếp dâng cho chủ một món thật thơm, chế biến rất tinh xảo. Tay đầu bếp cứ nhìn xem chủ ăn, gặng hỏi chúa công ăn ngon không, thấy thế nào. Ông vua bảo: Thấy lạ, cũng ngon đấy. Rồi hỏi món gì thì đầu bếp quỳ xuống lạy: “Tâu chúa công, thần đắc tội! Hôm qua chúa công nói còn món thịt người chưa ăn, nay thần cho chúa công ăn thịt người. Thần không dám giết người ngoài, chỉ giết con của thần để nấu”. 
Cái đó là gì vậy? Người Việt Nam có dám làm chuyện đó không? Tôi nghĩ chắc không mấy ai làm được vì nó quá trái với tự nhiên. Vậy thì một khi họ đã dám làm đến những việc như vậy thì ta phải đặt ra câu hỏi: có điều gì họ không dám làm không? Hỏi để nhận ra một điều: nếu chỉ so với lương tri của người bình thường, có khi ta không đo lường hết được họ.
Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm. Nên nhớ rằng chỉ ở Trung Quốc, những lợi ích mang màu sắc chính trị mới có thể khiến người ta thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được.
Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng (dịch sang tiếng Việt là Tô Tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung Quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung Quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, của bình nguyên và cao nguyên. Người Trung Quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung Quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ “tính chiến đấu”, tinh thần “quật cường” của đồng bào họ.
“Trung Quốc mộng”
Ông nghĩ gì về tham vọng “Trung Quốc mộng” (Chinese Dream) mà gần đây đang được đề cập nhiều?
Người thể hiện tập trung nhất, cao nhất cái gọi là “Trung Quốc mộng” là Mao Trạch Đông. Muốn hiểu “Trung Quốc mộng” thì phải hiểu mô hình hoàng đế Trung Hoa.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đang nỗ lực để hiện thực hoá giấc mộng đó. Chúng ta cần tỉnh táo ở tình huống này: từ thế kỷ 15 - 16 trở lại đây, thậm chí cho đến hết thế kỷ 20, kinh nghiệm lịch sử cho thấy các cường quốc tư bản chủ nghĩa trở thành đế quốc chủ nghĩa lớn lên được là nhờ biển. Các đế chế hình thành được trong thời đại tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa đều là đế chế biển. Nhưng truyền thống của Trung Quốc mấy nghìn năm qua là đế chế lục địa.
Tại sao gọi Trung Quốc là đế chế lục địa? Từ đời Hán, Trung Quốc bắt đầu đi dần xuống phía Nam, chiếm những vùng đất sát biển, thế nhưng biển với người Trung Quốc chưa thành một thứ thế năng sống. Những sản vật biển nhiều khi bình thường, với họ vẫn là khó khăn, hiếm hoi, và đều xếp vào hàng quý hiếm, đặc sản, trong đó có muối. Người Trung Quốc bị ám ảnh bởi muối, thậm chí ứng xử với nó bằng quốc sách. Đời Hán có một cuốn sách cực kỳ nổi tiếng, đó là cuốn Diêm Thiết Luận (tạm dịch: Bàn về sắt và muối). Cho tới tận thời Quốc Dân đảng, buôn muối là một nghề mang tính đặc quyền và độc quyền ở Trung Quốc. Người Trung Quốc quản lý rất chặt môn bài buôn muối, và người buôn muối thường rất giàu. Đối với cư dân miền núi, vùng sâu của Trung Quốc thì muối trở thành vấn đề lớn. Người ta buôn muối như buôn thuốc phiện. Trung Quốc đến bây giờ có 9,6 triệu cây số vuông về mặt diện tích, nhưng chỉ có hơn 18.000 cây số bờ biển, tỉ lệ bờ biển trên lãnh thổ là thấp nên chưa bao giờ Trung Quốc được xem là một quốc gia biển cả.
Vậy người Trung Quốc ý thức về biển tự bao giờ, thưa ông?
Khi người Trung Quốc đẩy hạt nhân của mình lùi dần xuống phương Nam, tiến sâu thêm xuống phía nam vùng sông Dương Tử, (từ vùng Giang Nam cũ, bây giờ là Triều Châu, Phúc Kiến, Thượng Hải, Quảng Châu…). Từ cửa sông Dương Tử mới có lối ra của Trung Quốc với biển. Đấy là xứ mở ra với biển của nền văn hoá Bách Việt, bộ phận thứ hai của văn hoá Trung Hoa. 
Tôi phải nhấn mạnh họ không phải là người Hán, không có cùng cái vô thức lịch sử với bộ phận cư dân phương Bắc. Thế nên họ thường xuyên bị coi là khu vực ngoại vi, bị gọi là dân Nam Man, và bị kỳ thị bởi người Hán. Trong thập đại đế vương (10 bậc đế vương) được ghi danh của Trung Quốc, chỉ có một người gốc phương Nam là Chu Nguyên Chương, còn lại là người phương Bắc. Nhà Minh có gắn bó với phương Nam, nên không hề ngẫu nhiên mà trong hơn nửa thế kỷ đầu của triều đại nhà Minh, tầm nhìn biển bắt đầu được mở ra. Và chính thời đó mới xuất hiện Trịnh Hoà. 
Trịnh Hoà là người gốc Hồi giáo Ả Rập, mang toàn bộ tri thức, kinh nghiệm buôn bán Địa Trung Hải của tổ tiên ông để phục vụ Minh triều. Khi nhà Minh lập ra Nam Kinh, ông ta là tổng thái giám (hoạn quan), đề nghị và được chấp nhận đóng những đoàn tàu lớn đi ra biển. Ông có cả thảy bảy chuyến đi biển và đấy có thể coi là một trong những người sớm nhất đi vòng quanh thế giới. Tuy nhiên, ông cũng chỉ có khoảng trên dưới 30 năm thực hiện những công việc đó. Ghi chép về biển của Trung Quốc thời đó chỉ như vậy. Sau năm 1432 là được cho vào kho. Vài chục năm sau, các vua chúa thế hệ sau của nhà Minh cũng bị xâm nhập cái tâm thế lục địa Bắc phương hoá, coi lục địa quan trọng hơn, quay lưng lại với biển, trọng nông.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua, Tập Cận Bình đi xuống hạm đội Nam Hải và đứng trên hạm đội này công bố về khát vọng thực hiện giấc mộng Trung Hoa, cái khát vọng trở thành đế chế biển muộn màng từ kinh nghiệm cay đắng không theo được với các đế chế biển trước đây. Trung Quốc bây giờ cảm thấy mình đủ nội lực, cảm thấy mình cần phải trở thành như vậy: một đế chế biển. Thậm chí giờ tham vọng lớn hơn, đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ chẳng hạn. Rõ ràng cái cách đặt vấn đề vẫn là một thứ chủ nghĩa nước lớn, coi tất cả các nước khác chỉ là “gia vị” trên bàn đàm phán.
Bị ràng buộc và lệ thuộc vào Trung Quốc không phải là định mệnh của dân tộc ta. Vì trong cái vành đai văn hoá Hán truyền thống thì Nhật Bản, Hàn Quốc có bị thế đâu?
Trong bối cảnh đó, chúng ta có thoát ra được không, theo ông?
Tôi cho rằng, bị ràng buộc và lệ thuộc vào Trung Quốc không phải là định mệnh của dân tộc ta. Vì trong cái vành đai văn hoá Hán truyền thống thì Nhật Bản, Hàn Quốc có bị thế đâu? Ngay Triều Tiên bây giờ cũng đang vùng vằng thoát ra khỏi Trung Quốc. Những nước thoát ra được gần như đều trở thành nước công nghiệp lớn.
Việt Nam từ hàng nghìn năm nay rõ ràng vẫn độc lập với Trung Quốc, và khi bắt đầu có chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì thế giới bị đa cực hoá, do đó việc gắn, trói vào một cực càng không phải là định mệnh. Tuy nhiên, Trung Quốc thì rõ ràng không muốn nhìn thấy một Việt Nam mạnh, càng không muốn nhìn thấy một Việt Nam độc lập hoàn toàn với Trung Quốc mà chỉ muốn Việt Nam lệ thuộc, là chư hầu. Vấn đề còn lại ở đây là bản lĩnh, thái độ, trách nhiệm của người lãnh đạo với dân tộc. Chúng ta có làm được điều đấy không? Tôi nghĩ làm được.
Địa chính trị của ta ở cạnh một nước “lớn mà chơi không đẹp” thì cách ứng xử nên như thế nào, thưa ông?
Một điều phải thuộc nằm lòng là chúng ta cần học tập họ và hữu nghị với họ, đấy là những mệnh đề không thể khác được. Nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh vĩ đại, rực rỡ, rất nhiều thành tựu. Cha ông ta từng làm học trò của nền văn minh ấy. Và ngày nay không thiếu phương diện chúng ta vẫn tiếp tục là học trò. 
Về quan hệ quốc tế, hai nước có chung một đường biên giới dài như vậy, không muốn hữu nghị cũng không được. Nhưng mà luôn luôn nhớ rằng đấy là một nước lớn vô trách nhiệm và cư xử bẩn tính. Cộng sinh với họ rất mệt mỏi nhưng vẫn phải kiên trì vì đó là điều tất yếu, không thể khác. Chúng ta phải khẩn trương củng cố nội lực, kiện toàn tư chất, phẩm giá dân tộc… mới có đủ sức mạnh đối đầu cạnh tranh với họ. Với Trung Quốc, không bao giờ được ảo tưởng, cũng không bao giờ được mỏi gối chùn chân. Người Trung Quốc buộc ta luôn phải cảnh giác.
Lê Vũ Quý Linh (thực hiện)
(Bài đăng trên báo Người Đô Thị số 18, phát hành ngày 28/5/2014)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học giả Trung Quốc viết:

Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc rất vô trách nhiệm khi vẽ đường lưỡi bò

  

Đường lưỡi bò tham lam và phi lý của Trung Quốc
 "Ở nước ta có rất nhiều thứ được-gọi-là chuyên gia và học giả về Luật Biển. Trong một thời gian dài, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông".

 "Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay UNCLOS, họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký.


 Những gì họ nói, họ biết về “đường lưỡi bò” là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn đường lưỡi bò chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ".

Đó là những dòng mở đầu một bài viết trên trang blog cá nhân của học giả Lý Lệnh Hoa, một chuyên gia của Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc.

"Hooper, một học giả từ Trung tâm Nghiên cứu Hải dương học của Đại học Bắc Kinh, đã có bài viết khoa học, trong đó khẳng định 'Đường lưỡi bò của Trung Quốc là hợp pháp'. Đây là một văn bản cẩu thả, không chịu xem xét kỹ lưỡng các quy định pháp lý, luật pháp quốc tế.

Nếu cứ khăng khăng theo đuổi lối suy diễn, hành xử như vậy trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc sẽ đuối lý hơn các quốc gia láng giềng, một mặt sẽ bị lên án về khía cạnh đạo đức bởi cộng đồng quốc tế, mặt khác, Trung Quốc sẽ thành đối tượng của những lời chỉ trích", ông Lý Lệnh Hoa nhận xét trong một bài viết đăng trên blog cá nhân của mình.

Bài viết được đăng lên ngày 21/5/2014, trong bối cảnh tình trên Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc có nhiều phát ngôn ngang ngược, hiếu chiến và coi thường luật pháp quốc tế.

"Những phát ngôn của các “chuyên gia” này về Biển Đông đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực ở trong nước và đáng ra nên phải bị chỉ trích nghiêm khắc", học giả Lý Lệnh Hoa nhận định. 

Trong bài viết rất dài của mình, ông Lý Lệnh Hoa đã dẫn một bài nghiên cứu chi tiết và sắc sảo, chỉ ra những lỗi ngụy biện và vô lý của Trung Quốc trong việc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò tham lam và phi pháp và lối hành xử vô lối của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển hiện nay.

"Trên thực tế, Trung Quốc chưa từng có bất cứ một văn bản chính thức nào chứng minh được mình có chủ quyền lịch sử với đường chữ U mà Trung Quốc đang đòi hỏi. 

...Nói về tính lịch sử của "chủ quyền trên biển của Trung Quốc", chúng ta nên nhớ rằng, Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển.

Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử", ông Lý Lệnh Hoa căn vặn về cái mà học giả gọi là "chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông".

Nói về thứ lý luận vô lý được nhà cầm quyền và nhiều học giả Trung Quốc gọi là "lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở biển Đông", ông Lý Lệnh Hoa đã chỉ trích rất gay gắt, “Các chuyên gia hàng hải Trung Quốc gần đây thường cao giọng nói về thứ gọi là “lợi ích quốc gia của Trung Quốc” trên biển Đông, vậy các quốc gia khác trong khu vực thì không có “lợi ích quốc gia” của họ trên vùng biển này sao? 

Việt Nam có 1/3 GDP từ nguồn lợi biển, vậy Trung Quốc có nên cân nhắc đến lợi ích của họ?

Nếu nước nào cũng chỉ nhắm đến lợi ích cho riêng mình mà không tôn trọng luật pháp quốc tế, không nghĩ đến lợi ích của nước láng giềng, không xem xét, tôn trọng thái độ và khả năng chịu đựng của nhau thì Biển Đông sẽ mãi mãi là tâm bão tranh cãi, thậm chí dẫn đến chiến tranh.

"Đối với những tranh chấp trên Biển Đông, không thể chỉ nhìn từ cái lợi của mình, mà phải nhìn vào thực tế, nhìn từ quan điểm của nước khác, nhìn vào lẽ phải và công lý", ông nhấn mạnh.

"Nếu đã không biết đặt mình vào vị trí của người khác, thì tại sao Trung Quốc còn giãy nảy lên phản đối chỉ vì ông Abe đến thăm đền chiến tranh Yasukuni?”, ông Lý Lệnh Hoa phản bác mạnh mẽ lối hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên biển.

Ngoài bài viết trên, gần đây học giả Lý Lệnh Hoa cũng nhận được lời đề nghị phỏng vấn của "một phóng viên Việt Nam". Nhưng sau khi cân nhắc đến những hệ lụy có thể xảy đến, vị học giả này đã viết một "Thư ngỏ gửi truyền thông Việt Nam".

Tiếp theo, Lý Lệnh Hoa viện dẫn một phần bài viết hồi tháng 3/2014 về thái độ và những cơ sở luật pháp của Việt Nam đối với vùng lãnh hải trên biển Đông.

"Năm 1994, Quốc hội Việt Nam đã bày tỏ sẵn sàng sửa đổi luật biển ở trong nước và chấp hành các điều khoản của Luật Biển quốc tế.

Việt Nam đã phê duyệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Theo đó, Quốc hội Việt Nam cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đánh giá lại tất cả các luật pháp quốc gia, và xem xét thực hiện những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tinh thần của Công ước 1982.  

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam", tuyên bố rõ Hoàng Sa và Trường Sa  thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam vào trong điều luật cụ thể. 

Khi đó, chính phủ Trung Quốc lên tiếng gay gắt, cho rằng hai quần đảo trên thuộc lãnh thổ Trung Quốc với tên gọi Nam Sa và Tây Sa (Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Hai bên đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi” với vùng biển này. 

Giờ đây, Trung Quốc và Việt Nam hãy dùng trí tuệ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thay vì các hành vi khiêu khích", Lý Lệnh Hoa nêu quan điểm.

"Như chúng ta đều biết, vào thế kỷ 21, với sự phát triển nhanh chóng của hội nhập kinh tế toàn cầu, chủ quyền lãnh thổ không còn tuyệt đối, nếu nhất quyết theo đuổi thái độ cực đoan này, mọi chuyện sẽ rơi vào bế tắc", học giả Trung Quốc nhận định và kêu gọi các giải pháp hòa bình trong tranh chấp giữa hai nước Việt - Trung.

Trong đoạn cuối bức thư ngỏ gửi truyền thông Việt Nam, một lần nữa, ông lại kêu gọi các học giả Trung Quốc và truyền thông phải có trách nhiệm hơn với phát ngôn và việc đưa tin của mình về những tranh chấp trên Biển Đông và Việt Nam.

Đồng thời, ông mong đợi truyền thông Việt Nam cũng sẽ giữ một thái độ thân thiện, khách quan với Trung Quốc.

“Cả hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều cần phải bình tĩnh đàm phán để giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và hàng hải. 

Tôi, một học giả bình thường ở Trung Quốc, hy vọng rằng chính phủ hai nước và các dân tộc sẽ sống trong tình bạn và có một tương lai tốt đẹp hơn”, ông Lý Lệnh Hoa viết, thay lời kết cho lá thư ngỏ của mình.

Bích Chi  
lược dịch
Theo Infonet 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến tranh mang bộ mặt hoàn toàn mới:

TPO - Nga sẽ bắt đầu công tác thiết kế-thử nghiệm máy bay không người lái tấn công (UCAV) thời gian bay dài ngay trong năm 2014.
Hãng tin Lenta ngày 29/5 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga và Viện thiết kế thử nghiệm mang tên Simonov triển khai.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định việc chế tạo UCAV tiến hành ngay trong năm 2014, nhưng không tiết lộ chính xác thời gian bắt tay thực hiện.

Dự kiến, việc thử nghiệm nhà nước phối hợp hay khai thác thử trong quân đội đối với các UCAV mới có thể bắt đầu vào năm 2017.
Mục tiêu của UCAV được kỳ vọng giúp Nga giải quyết các nhiệm vụ chiến lược bởi tính năng tàng hình. Ngoài ra, chúng sẽ có khả năng sống còn cao hơn các máy bay có người lái.

Trước đó, hồi năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức đấu thầu phát triển 2 UCAV có trọng lượng tương ứng là 5 tấn và 1 tấn.
Thắng thầu là Viện thiết kế thử nghiệm mang tên Simonov và công ty Tranzas ở St. Peterburg, hai hãng này sau đó đã quyết hợp lực phát triển các UCAV.
Không lâu sau khi ký hợp đồng, có tin việc thử nghiệm UCAV tương lai sẽ bắt đầu trong năm 2015.
Theo Lenta

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá xá tin - Vui thì in ít - Buồn thì kìn kịt:

24h QUA: BIỂN ĐÔNG, VIỆT - TRUNG, VÀ THÁI ĐỘ CỦA MỸ, NHẬT, PHILIPPINES


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT



‘Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?’ (BBC). – Ai sẽ hòa giải vụ xung đột Việt – Trung? (BBC). Giáo sư Jorg Thomas Engelbert, Đại học Hamburg, Đức: “… qua diễn biến vụ Giàn khoan 981, cho thế giới thấy Trung Quốc không muốn chịu sự ‘kìm hãm’ nào nữa của quốc tế và rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu sự ‘nhượng bộ’ trước các ‘đòi hỏi chính đáng’ của bất cứ ai“.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 3 nhóm giải pháp cho tình hình biển Đông (Sea Times). – Đúng là đỉnh cao trí tuệ của loài… (FB LS Lê Đức Minh). “Tôi không nghỉ rằng ba giải pháp nói trên sẽ mang lại thành công cho vấn đề giàn khoan TQ, vì cả 3 giải pháp đã và đang được làm, và không chứng minh sự thành công ở đâu cả…  Ông Dũng cũng khẳng định dù dùng ba biện pháp nói trên nhưng vẫn tiếp tục hợp tác TOÀN DIỆN về kinh tế với TQ… Không biết làm sao vừa đấu tranh với thằng xông vào ăn cướp nhà mình, vừa hợp tác toàn diện với nó để làm ăn buôn bán? Không biết có ai hiểu ông thủ tướng không ạ?

Tướng Phùng Quang Thanh tham dự Đối thoại Shangri-la (RFA). - ‘Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc’ (BBC/ Ba Sàm). GS Carl Thayer: “Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore. Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác. Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể, Tướng Thanh có thể sẽ than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao…” – TQ sẽ phổ biến lý thuyết an ninh riêng tại Đối thoại Shangri-la (RFA).


Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn (Brooking/ Quê Choa). – Phỏng vấn ông Laurent Gédéon: Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn’ (BBC). “Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.  Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.  Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ“.  – VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang (VOA).

H7Nhật hỗ trợ tối đa cho Đông Nam Á vì an ninh biển (VNE). – Nhật sẽ hỗ trợ hết mức các nước Đông Nam Á có tranh chấp với TQ (RFA). – Thủ tướng Shinzo Abe cam kết thúc đẩy hòa bình châu Á (RFA). – Nhật sẽ ‘ủng hộ tối đa’ cho Đông Nam Á (BBC). – Shangri-la : Nhật dành toàn lực hậu thuẫn ASEAN đối phó với Trung Quốc (RFI). Ông Shinzo Abe: “Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không“. TT Nhật Shinzo Abe =>


Philippines đã dồn được hàng xóm TQ vào góc (TVN). “Philippines thực thi chiến lược này bằng ba chiến thuật: Một là thay đổi hiện trạng bằng những sự việc đã rồi; hai là quốc tế hóa tranh chấp; ba là sử dụng luật pháp quốc tế“.


Chính sách ngoại giao của Mỹ (RFI). “Thứ nhất, khi lợi ích quốc gia bị đe dọa. Hoa Kỳ sẽ không do dự đánh trả kẻ thù, thậm chí đơn phương chiến đấu nếu cần thiết. Thứ hai, nếu lợi ích quốc gia không bị ảnh hưởng, ngay cả khi cuộc khủng hoảng đó làm lung lay tâm trí của người Mỹ, và nếu cần phải can thiệp quân sự, thì nước Mỹ sẽ không đơn phương thực hiện mà phải có sự tham gia của các quốc gia khác“.

- Hoàng Tuấn Phổ: VIỆT NAM “THUỘC TRUNG QUỐC” BAO GIỜ ? (Tuấn Công TP). “Câu chuyện ‘Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm’ là hoàn toàn bịa đặt, khả năng hư cấu hạng bét!

Ngó vậy mà không phải vậy! (QĐND). “Bản chất câu chuyện ở đây chính là những gì Trung Quốc đang làm khác xa với những gì Trung Quốc nói.  Vì vậy, khi nhìn nhận những gì Trung Quốc đang hành động trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, chớ có tin vào những gì mà quan chức Trung Quốc như ông phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh vừa ‘phát’ mới đây“. Báo QĐND viết bài này cho mấy ông/ bà trong BCT? Chỉ có mấy ông/ bà đó mới tin vào quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt của TQ ban cho, người dân VN đã không còn tin từ lâu rồi.  – Biết như vậy mà vẫn còn đòi: Sử dụng Sức mạnh của lẽ phải và hòa bình, đê thắng QUỶ BÀNH TRƯỚNG? (Bùi Văn Bồng).



H8Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn (RFA). Hoàng Việt: “đó là một tín hiệu rất tốt. Và nếu Hoa Kỳ đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn như vậy, nếu Hoa Kỳ đưa ra sớm từ đầu thì có lẽ đã ngăn chặn được sự leo thang của Trung Quốc như thời gian vừa rồi”. “Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ”, bắt lỗi người phải xét lỗi mình. Mỹ mà lên tiếng sớm hơn coi chừng bị cả 2 nước Việt – Trung cáo buộc “chia rẽ tình hữu nghị của hai đảng, hai nhà nước”. Trong khi VN luôn ca ngợi tình “hữu nghị”, tình bạn “16 chữ vàng, 4 tốt” với TQ, Mỹ mà lên tiếng lúc đó chắc sẽ bị cáo buộc xen vào chuyện nội bộ của 2 nước. Rồi TQ cấu kết với VN, tiếp tục “đánh cho Mỹ cút” thêm 1 trận nữa, Mỹ làm sao chịu cho thấu?

Có phải Trung Quốc hất đi bát nước đầy? (BVN). – Hoàng Mai: Quan hệ Việt Nam – China sau sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sẽ như thế nào?  (BVN). “Qua sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981. Quan hệ Việt Nam – China đã chuyển sang một giai đoạn mới; chiếc mặt nạ ‘quan hệ 4 tốt’ và ‘phương châm 16 chữ vàng’ đã được vứt bỏ. Quan hệ Việt Nam – China từ nay trở đi là quan hệ ngượng ngịu, giả dối“.

Việt Nam : Giới nhân sĩ trí thức ra thư ngỏ về tình hình Biển Đông (RFI). – Thư ngỏ về Tình hình Khẩn cấp của Đất nước (RFA). – Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước (VOA). “Các nhà trí thức nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là ‘một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ“.

- Huỳnh Kim Báu Phải minh bạch với dân (Quê Choa). “Đất nước ông cha để lại không thể bị xâm lấn, dân tộc này dứt khoát thà mất tất cả, cương quyết không cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang. Chúng tôi mong rằng những người đang gánh vác trọng trách quốc gia hãy mạnh dạn công khai lập trường của mình để nhân dân biết và lịch sử đánh giá. Chúng tôi đang nóng lòng chờ thái độ minh bạch công khai của từng cá nhân đang nắm giữ vận mệnh đất nước“.

Bùi Công Tự: XÓA SẠCH NHỮNG “LẤN CẤN” TRONG NÃO TRẠNG (Tễu). “Xin hỏi các vị quan lớn: Các vị mua tên lửa, tàu ngầm, máy bay quân sự, súng đạn,… để chống ai? Chắc chắn là để chống TQ xâm lược. Thế nhưng cùng lúc các vị lại cho người Tàu thuê đất tới 50 năm ở biên cương, ở vùng trọng yếu an ninh quốc phòng, để cho Tàu đưa hàng chục vạn đàn ông trai tráng vào VN mà các vị không kiểm soát nổi“.

Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với Mỹ ,sau này chắc chắn Việt Nam sẽ mất Hà Nội về tay Trung Quốc (FB Hung Ha).  – Cái bức xúc của VN hiện nay (FB LS Lê Đức Minh). “Biết TQ là kẻ thù mà vẫn không thể nói lời chia tay được/ Biết Hoa kỳ có thể là bạn tốt mà không thể bắt tay được/ Biết có vũ khí tốt mà không dùng được/ Biết nhân dân có lòng yêu nước mà buộc phải trấn áp/ Biết có cơ hội mà đành nhắm mắt để cơ hội đi qua…

ĐỪNG LẶP LẠI (Nguyễn Quang Vinh). “Không lặp lại những gì đã qua trong sự nhún nhường, lệ thuộc, niềm tin viễn vông vào một chính quyền như Trung Quốc luôn lật lọng, luôn thèm khát xâm lược, luôn tráo trở và đạo đức giả. Chúng ta không chỉ nhìn thấy một giàn khoan, vì cái nhìn toàn cục, vì chủ quyền biển đảo, vì mục đích giành lại Hoàng Sa-Trường Sa, đây là thời điểm chín muồi, cơ hội thiên thời, địa lợi, nhân hòa để kiện Trung Quốc“.

Phần nhận xét hiển thị trên trang