Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Quan Nhật: xin lỗi! Quan Việt: Rút kinh nghiệm!

Một người Nhật bất ngờ xin lỗi người dân Việt Nam
(congluan.vn) - Sáng nay, ngày 2/2/2014, trong Lễ thông xe đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành, ông Tatsuya Okamura -Giám đốc dự án của liên doanh Nippon Koei và Teddi South - bất ngờ nói lời xin lỗi người dân VN.
Ông Tatsuya Okamura sau khi cúi đầu xin lỗi người Việt trước 
mặt Bộ trưởng Đinh La Thăng và đông đảo người dự lễ thông xe
 Ông Tatsuya Okamura là một trong những người bị cảnh cáo do có sai phạm trong việc thực hiện gói thầu số 3 của dự án đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây. 

Sai phạm này, theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là trong quá trình triễn khai gói thầu do nhà thầu Posco thi công, tư vấn giám sát là Nippon Koei (Nhật Bản). Theo đó, có một số vị trí Nhà thầu đã thi công trụ bằng đổ bê tông tại chỗ như đoạn Km14+900 – Km15+900, khu vực cầu Ruột Ngựa, đã xảy ra hiện tượng một số móng cột chưa bảo đảm được theo kích thước của thiết kế, các cột hộ lan không đạt yêu cầu. Các cột hộ lan này có trị giá khoảng 240 triệu đồng.
Tập thể nhà thầu thi công Posco E&C cũng bị cảnh cáo

Cùng với cảnh cáo ông Tatsuya Okamura, tập thể nhà thầu thi công Posco E&C (Hàn Quốc) cũng bị cảnh cáo; Ban Quản lý dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và tư vấn giám sát liên doanh Nippon Koei-Tedi South bị phê bình. 

Các ông Phạm Hồng Quang -Phó tổng giám đốc VEC, ông Lê Mạnh Hùng - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc, ông Ngô Tấn Quang - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc và ông Phạm Hồng Lĩnh - kỹ sư phụ trách hiện trường- bị khiển trách. Ông Đặng Quốc Thắng, kỹ sư giám sát đường 15 nhận hình thức kỷ luật, đình chỉ công tác…

Đoạn đường và các móng cột vừa được thay mới cho kịp lễ thông xe sáng nay

Sáng nay, VEC thông xe kỹ thuật 20 km đầu tiên, đoạn từ đường 
Vành đai 2 (quận 9, TPHCM) đến quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai)

Trở lại với buổi lễ thông đường, trong lúc mà ông Tatsuya Okamura đang cúi rạp người xin lỗi trên bục lễ, phía dưới, trước mặt ông Tatsuya Okamura là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Sau khi ông Tatsuya Okamura phát biểu và đưa ra lời xin lỗi, ông Đinh La Thăng đã không phát biểu mà ủy quyền cho thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu.

Trước đó, phát biểu của Tổng giám đốc VCE Mai Tuấn Anh, đã không có lời xin lỗi nào được đưa ra từ phía các quan chức người Việt. Dù chính ông Mai Tuấn Anh thừa nhận “rút kinh nghiệm trong công tác quản lý để các sai sót tương tự không tái diễn trong dự án này”. Vì vậy, hành động của ông Tatsuya Okamura đã gây chú ý và mang đến một cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng cho mọi người tham dự buổi lễ.

Cũng theo ông Mai Anh Tuấn. Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km đi qua TPHCM và Đồng Nai, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỉ đồng. Dự án được khởi công 10/2009, đến nay đã hoàn thành được hơn 20 km. Sáng nay, VEC thông xe kỹ thuật 20 km đầu tiên, đoạn từ đường Vành đai 2 thuộc quận 9, TPHCM đến quốc lộ 51 thuộc tỉnh Đồng Nai, trong có 11,5 km cầu và cầu cạn, cầu Long Thành, 2,35 km là cầu dài và lớn nhất toàn tuyến.
Tân Châu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi Phọt Phẹt tấp tểnh làm thầy:

BỐC PHỆ 2014


Cụ Bùi lâu nay bận việc lước việc lon. Có rảnh ngài lại chăn chim bẫy bướm. Thành thử ngài biếng nhác suy tư. Hôm nay trong một cơn giông gió cuối đông đầu xuân, ngài nhón tay bốc tí phệ về kinh tế An-nam đại lừa chủng quốc. Tôi dán lên đây.

Tùy bút " đêm sâu hò hẹn" chậm đi ít ngày. Muốn iêu, phải ăn đã. Khà khà...

Em chào tất cả các cụ,

Trận bú diệu hôm qua cũng mấy thằng bạn cứt làm em liêng biêng đến tận ngày hôm nay. Nhân ngay sau khi tỉnh diệu, em xin làm một bài hầu các cụ gọi là tí....đón xuân.

Em cũng đóe phải thánh thần, cũng đóe phải chuyên gia với chuyên vào gì dưng được cái cái gì em...bốc phét thì đều đúng. Nếu các cụ cất công khai quật cái bài dự đoán kinh tế Việt Nam năm 2013 thì chắc các cụ thấy em nói 10 phần thì cũng đúng mẹ nó 8  thế là tự hào mịe hơn mấy thằng chuyên làm dự báo bạn em, mấy thằng chắc giờ này còn vừa ngủ vừa ôm toilet và hễ cứ tỉnh là những gì còn được cho là đặc sản đất trời, được cho là sơn hào hải vị của bữa tối hôm qua lại được bọn nó cho trôi ngược qua đường thực quản. Ngẫm một hồi thấy đóe hiểu đi nhậu làm gì, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền và rồi sau khi ăn xong lại nôn ra những gì mình tọng vào.

Thôi, đóe nói chuyện nôn, ói và mửa nữa. Đầu năm, làm tí dự đoán kinh tế cho vui đời các cụ nhỉ.

Trước khi đi vào phần dự báo, em xin phép điểm lại tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam năm 2013, dựa vào đó đánh giá và dự báo cho tình hình của năm 2014.

Thứ nhất, dù nhiều phát biểu, nhiều tổng kết khả quan, tích cực, nhưng (cụ gạch đít cho em 3 lần chữ NHƯNG) thực tế vẫn cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn hớn hở....đi chết. Có mợ sẽ chống tay vào sườn và nói: "chết là chết thế nào, em thấy GDP vẫn tăng 4-5% đấy chứ" thì em xin thưa với cụ và các mợ là việc đánh giá sự phồn thịnh và triển vọng của nền kinh tế đôi khi đừng nhìn vào cái số liệu di-đi-pi hay di-đi-phò đấy. Sự lớn mạnh của thị trường, độ lac quan của thị trường được tính bằng giá trị tăng trưởng tuyệt đối chứ không phải theo phần trăm. Theo đồ thị dưới đây thì GDP của Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 140 tỷ USD tăng 20 tỷ so với năm 2012



Hãy bình tĩnh hỏi lại nhau rằng, kinh tế đang giãy đành đạch thế này thì 20 tỷ này ở đâu ra? Xin thưa nó ra từđây, từ 21,6 tỷ USD của FDI đổ vào Việt Nam năm 2013. Thế nghĩa là gì ạ? Thế nghĩa là nếu không có FDI đổ vào thêm thì năm nay cả nước làm hụt hơn so với năm 2012 là 3 tỷ. Có nghĩa là chúng ta đang "mượn" dòng tiền từ FDI để che đi thực tế nền kinh tế đang thực sự tăng trưởng âm.

Mà đấy là các số liệu....báo cho các cáo đấy, chứ còn đọc số liệu thực tế thì còn....kinh nữa Nói nôm na thế này, ví dụ một thằng giàu...như em (PR tí cho vui đời) em có 100 triệu đô. Năm nay em tăng trưởng 5% nghĩa là sau một năm em có thêm 5 triệu đô, chả nhiều nhưng....chia tay em cũng đóe thèm đòi lại quà. Còn các cụ, nhà nuôi 1 con heo, 2 con gà và 5 thằng người thì tăng trưởng 5% thậm chí 10% thì....vẫn cứ bốc cứt.  Đây chính là nguyên nhân tại sao chính phủ cứ phấn khởi thông báo tăng trưởng, còn các cụ vẫn cứ loay hoay với trồng con gì, nuôi cây gì và làm gì để cả nhà không....chết đói.

Thứ hai, về các yếu tố dẫn dắt tăng trưởng, mà gọi theo kiểu "lợn hóa báo cáo" là những chỗ làm ra tiền của nền kinh tế năm 2013 giãy đều và giãy mạnh. Chắc em chả cần phải biên thêm xem bao thằng phá sản, đóng cửa, kho thóc, kho cà phê toàn rác, thủy sản chết hay xây dựng và bất động sản đứng hình nữa vì cái này báo nói rồi. Quan điểm em là cái gì báo nói là em...đóe nói, vì dự thế không còn gọi là dự báo nữa 

Túm lại, với thông tin toàn cảnh thị trường thế thì năm 2014 chúng ta có gì để trông mong và ngóng chờ không. Em xin nói ngắn gọi là: KHÔNG, chả có gì để chờ đợi cho năm 2014 đâu.

Thứ nhất, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Năm 2014 tiếp tục sẽ là một năm vật vã chứa đựng không ít kết cục bất ngờ của toàn hệ thống. Thông tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng rồi sẽ lại được...hoãn thêm một thời gian nữa . Thông tư 02 nó được hiểu nôm na là thế này, giả dụ em đang nợ cụ 1 tỷ. Mỗi tháng em sẽ trả cụ đều đặn 100 triệu và giả sử sau 2 tháng em không trả cụ nữa thì hiện tại Ngân hàng đang coi 100 triệu của tháng thứ 3 của em chưa trả cụ là Nợ xấu  nhưng thông tư 02 nó sẽ coi toàn bộ 800 triệu là nợ xấu . Về nguyên tắc thằng thông tư 02 nó đúng, nhưng nếu đem vào áp dụng thì 100% các ngân hàng hiện tại sẽ có một con số báo cáo cuối năm 2014 không-thể-thảm hơn  Tuy nhiên, Thông tư 02 cũng có thể coi là một cơ hội cho những nhóm đang muốn đu theo ngành ngân hàng. Với giá cổ phiểu rẻ "bất ngờ", chả ai bất ngờ khi có một "vô-va" nào đấy đứng lên và nói: Tớ theo!

Thứ hai, trong lĩnh vực bất động sản. Những thông tin có định hướng nhằm làm "tươi tươi" và "âm ấm" thị trường chẳng còn xu nào tác dụng. Những tuyên bố "đanh thép" của các chủ đầu tư nhằm vọc tay vào ngân sách để....giãy ra cũng sẽ chẳng dọa được ai. Vì sao, vì chính phủ cũng chẳng còn tiền mà bơm ra nữa. Chiến dịch "dân túy trong bất động sản" thảm bại. Dù giá có thấp thế, chứ thấp nữa thì chả có thằng dân nghèo nào đủ điều kiện vay nổi 500 triệu mua nhà. Mà cho dù là vay được 500 triệu mua nhà thì sau 5 năm trả góp, số tiền kia nó cũng thành mẹ 1 tỷ cả gốc lẫn lãi. Dân họ có thể nghèo, nhưng không hẳn là họ ngu khi nói đến quyền lợi sát sườn của họ.  Túm lại năm 2014 vẫn là năm mà thị trưởng BĐS chứng kiến nhiều kẻ đi người ở mà cuối năm, tiếng khóc sẽ nhiều hơn tiếng cười.

Thứ ba, trong lĩnh vực FDI. Năm 2014 sẽ đánh dấu một năm bản lề của công cuộc....xâm lược của các doanh nghiệp FDI từ Đông Bắc Á vào Việt Nam với tập trung chủ yếu ở lĩnh vực điện, điện tử và các mặt hàng FMCG. Với những bất ổn chính trị mang tính cố hữu của Thái Lan, những khác biệt văn hóa và tư duy điều hành chính phủ của Indonesia và quan trọng hơn là thằng dở hơi Bắc Triều Tiên rảnh ra nó lại dọa đánh cả....lò thằng Hàn Quốc cộng với chính phủ Trung Quốc bắt đầu muốn thay đổi hình ảnh là xưởng gia công giá rẻ của thế giới, thì dòng vốn FDI sẽ được chuyển vào Việt Nam sẽ là một sự thay thế hoàn hảo. Các doanh nghiệp từ miền Đông Bắc Á xa xôi với sự tinh quái và khéo léo trong xử lý thông tin và xử lý quan hệ B2B và B2G sẽ nhanh chóng được "tin yêu, mến mộ và trải thảm đỏ" đón tiếp, dù rằng những đầu tư này chỉ được "tiếng mà không có miếng" với kỹ nghệ chuyển giá xuất sắc và các thỏa thuận miễn thuế 20-30 năm cho các doanh nghiệp khi cam kết đầu tư vào Việt Nam. Với đà tăng trưởng này, thì sớm là dăm năm, muộn là chục năm nữa, tiếng Hàn hay tiếng Nhật sẽ là môn Ngoại ngữ của khối trường cấp I, cấp II, và cấp III trên toàn Việt Nam.

Thôi, bài viết dài rồi, các cụ để em đi nôn phát  nôn xong mà còn hứng, em sẽ hầu các cụ tiếp. Còn nếu hết hứng, thì cứ coi như đây là bài Chúc mừng năm mới của em!

Thân ái

Cụ Bùi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chờ xem nhân quả thế nào?

Kim Jong-un ‘rối loạn tâm lý’ sau vụ xử Jang Song-thaek?

(TNO) Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã khóc và cho thấy những dấu hiệu rối loạn tâm lý kể từ khi xử tử người dượng quyền lực Jang Song-thaek, báo Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn lại nguồn tin truyền thông Nhật Bản cho biết ngày 26.12.

Ông Kim Jong-un tại lễ kỷ niệm hai năm ngày mất cố lãnh đạo Kim Jong-il - Ảnh: Reuters
Ông Kim Jong-un tại lễ kỷ niệm hai năm ngày mất cố Lãnh đạo Kim Jong-il - Ảnh: Reuters 
Tờ Yomiuri Shimbun dẫn một nguồn tin ở Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết vụ xử tử ông Jang, cựu Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, được tiến hành với sự thúc ép của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên Choe Ryong-hae và Bộ trưởng An ninh Nhà nước Kim Won-hong, với ảnh hưởng và quyền lực đang gia tăng nhanh chóng, và rằng ông Kim chỉ là người ký lệnh hành quyết.
Nguồn tin cho biết có vẻ như ông Kim Jong-un không biết rằng việc xử tử diễn ra quá nhanh, và nhà lãnh đạo này được cho là đã “lo lắng” về việc phải chịu trách nhiệm triệt hạ người dượng đã từng chống lưng cho mình trong giai đoạn đầu cầm quyền.
Nguồn tin cho biết ông Kim đã “khóc lóc” cho đến lúc diễn ra lễ kỷ niệm năm thứ hai ngày mất của cha mình là ông Kim Jong-il vào ngày 17.12 vừa qua, tức năm ngày sau khi ông Jang bị xử tử.
Tờ báo cũng loan tin ông Kim bị say rượu khi ra lệnh xử tử hai thủ hạ thân tín của ông Jang.
Hiện Bình Nhưỡng chưa có phản ứng gì với các thông tin trên.
Trùng Quang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn qua mũi:

Forbes: 7 nguyên nhân tại sao Nga không phải là Liên Xô

 

Forbes: 7 причин, почему Россия не СССР


Kichbu theo: inotv.rt.com

Có một ý kiến  khá phổ biến rằng  Nga và Liên Xô - một và là một mà thôi. Từ "Liên Xô" từ lâu đã là đồng nghĩa với "xấu". Hầu như mỗi ngày, các phương tiện truyền thông gán cho Putin tính cách "Liên Xô" còn chính sách của Nga được gọi là "không  Xô viết", nhà bình luận của  tạp chí Forbes Mark  Adomanis viết.

Tuy nhiên, ông cho ý tưởng này là sai lầm và  cho rằng có nhiều yếu tố làm nước Nga hiện nay khác biệt với Liên Xô. Nhà báo dẫn bảy trong số đó:

1. Các nước cũ của Liên Xô bây giờ tham gia vào NATO và EU. Moscow đã đánh mất quyền kiểm soát đối nhiều nước cộng hòa hậu Xô Viết. Các nước vùng Pribaltic từ lâu đã vượt ra ngoài ảnh hưởng của Nga, Azerbaijan và Georgia hợp tác với phương Tây - vào thời Xô Viết một điều như thế là không thể hình dung được.

2.Ở Nga người Nga  sinh sống nhiều hơn ở Liên Xô. Đến cuối những năm 80, dân số của Liên Xô chỉ  một nửa là người Nga. Ở  Nga trước cách mạng  cùng nhận thấy một bức tranh như thế. Bây giờ trong nước có 80% dân số là người Nga đang sinh sống.

3.Ở Liên Xô có một đảng cầm quyền - cộng sản. Tất cả các thực thể chính trị khác được tự động xem là bất hợp pháp. Toàn bộ hệ thống sụp đổ khi Gorbachev quyết định hủy bỏ chế độ độc quyền của ĐCSLX là không có gì ngạc nhiên bởi vì rằng từ đầu Liên bang Xô Viết được nghĩ ra như quốc gia độc đảng. Ảnh hưởng của "đảng Nước Nga Thống nhất", mặc dù là đáng kể, nhưng vẫn còn lu mờ so với đảng lãnh đạo của Liên Xô.

4. Nga - nhà nước phi quân sự hóa. Liên Xô đã chi 20-30% GDP cho các lực lượng vũ trang. Các nhà máy dân sự phải được sẵn sàng bất cứ lúc nào bắt đầu sản xuất các sản phẩm quân sự. Ở Nga chỉ 4-5% GDP chi cho quốc phòng. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với toàn thế giới, nhưng thấp hơn so với ở Hoa Kỳ.

5.Đồng ruble của Nga - đồng tiền chuyển đổi. Ở Liên bang Xô Viết đã xác lập sự kiểm soát gắt gao đối với  việc lưu thông tiền tệ. Không ai có thể trao đổi ruble lấy dollars một cách đơn giản thế được. Bây giờ, ở Nga bạn có thể tự do mua và bán đống ruble.

6.Ở Nga là nền kinh tế thị trường. Theo nhận xét của Adomanisa, đây cũng là một sự khác biệt cơ bản giữa Liên Xô và Liên bang Nga. Tuy nhiên, hệ thống kinh tế hiện nay còn lâu hới hoàn chỉnh, tham nhũng tràn lan và lĩnh vực tài chính phát triển yếu kém. Ở Liên Xô tồn tại trợ cấp chính phủ và các đơn đặt hàng. Lạm phát bị cấm, giá các mặt hàng cơ bản không thay đổi.

7. Ở Nga biên giới được mở. Không còn hạn chế tự do đi lại của người dân. "Bức màn sắt cần thiết cho hệ thống cộng sản, bởi vì nó không thể đảm bảo cho công dân của mình mức sống như ở phương Tây. Nếu mọi người có quyền lựa chọn, họ sẽ đi sang châu Âu, Mark Adomanis cho hay. Bây giờ hàng năm hàng nghìn người Nga rời Nga: đơn giản chỉ cần có visa, ngồi lên máy bay và bay.

Nga không giống như Liên Xô, nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó tuyệt vời,  nhà báo viết. Cũng như "Liên Xô" không đồng nghĩa với  "xấu", cũng như  "không Liên Xô" không có nghĩa là "tốt", ông Mark Adomanis nói.

-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sống Tử Tế!


Bình Lê
hãy làm một việc tốt và không gây hại cho người khác để sống là người tử tế
hãy làm một việc tốt và không gây hại cho người khác để sống là người tử tế
2013 là một năm bấn loạn của xã hội Việt Nam. Những sự việc làm đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, án oan sai do ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Có lẽ, một trong những điểm chung của các vụ việc này là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Nói cách khác, chúng ta đã sống không tử tế với nhau.
Năm 2014 đang đến gần, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn. Điều này nghe có vẻ khó vì chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiềm về mọi mặt. Nhưng môi trường này do chính chúng ta tạo ra nên hãy thay đổi nó từ chính mỗi người.
Sống tử tế, trước hết là sống thật với chính bản thân mình, làm những điều mình cho là đúng và nói những điều mình suy nghĩ. Như đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy đã nói, tạo hóa cho mỗi người một cái mồm để nói điều mình nghĩ, chứ không phải để nói điều “thằng khác” nghĩ. Nếu chúng ta mãi nói dối, tôn vinh những giá trị ảo và không thật thì chúng ta góp phần vào duy trì những điều dối trá và tệ hại trong xã hội. Để cuối đời khi gần đất xa trời mới thấy hận vì mình không dám sống thật là mình. Như vậy, hơn lúc nào như lúc này, hãy khởi đầu việc sống tử tế bằng cách nói những điều thật lòng.
Sống tử tế là bao dung với những điều khác biệt trong xã hội. Bao dung và tôn trọng những khác biệt chính là tạo môi trường cho những sáng tạo và đột phá, vì chẳng có sự phát triển nào không cần những cái mới, chẳng giải pháp nào cho vấn đề hiện tại dựa được vào lối suy nghĩ cũ như Albert Einstein đã nói. Nếu kỳ thị, chối bỏ hoặc trừng phạt người khác vì họ nghĩ không giống mình, quan điểm khác mình thì vô hình chung đã vi phạm giá trị đạo đức. Con người chẳng ai giống ai và con người có quyền được là chính mình, đó cũng là sự đa dạng tự nhiên và cần thiết để xã hội phát triển.
Sống tử tế là tôn trọng con người, không sử dụng con người để phục vụ cho lợi ích của mình, dù đó là lợi ích cá nhân hay tập thể. Việc hy sinh cá nhân để phục vụ quyền lợi của tập thể chỉ là ngụy biện vì đã là con người thì không thể hy sinh để phục vụ cho người khác, đặc biệt, khi những quyền lợi tập thể thật mơ hồ, nhiều khi đánh đồng với quyền lợi một nhóm nhỏ thâu tóm quyền lực hơn là quảng đại quần chúng. Chính vì vậy, sống tử tế là tôn trọng quyền con người, coi mỗi người đều là bình đẳng, lợi ích phải được tôn trọng và bảo vệ như nhau.
Sống tử tế cũng là đứng đúng chỗ của mình trong xã hội. Công an giao thông đứng ở trên bục để điều hành dòng xe thông suốt, hơn là đứng khuất sau ngã tư để rình bắt người vi phạm. Giáo viên đứng trên bục giảng ở trường để truyền cảm hứng học hỏi, hơn là tập trung dậy thêm ở nhà kiếm tiền. Bác sĩ đứng đúng chỗ của mình là bên giường bệnh, chứ không phải ở quầy dược phẩm để kê đơn lấy tiền hoa hồng của hãng dược. Mỗi người làm tròn bổn phận của mình, đỗi đãi đúng mực với người khác thì cũng đồng nghĩa mình được đối xử tử tế bởi người khác.
Sống tử tế, suy cho cùng là sống tự do theo cách mình mong muốn. Đừng để những khuôn mẫu, những bạo quyền, và nỗi sợ cướp đi nhân phẩm của mình. Tin là thấy, hãy tin vào bản chất tốt của con người, và con người có quyền đặt ra những nguyên tắc sống cho mình. Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc đơn giản nhất: không gây hại cho người khác để thanh thản nói rằng “tôi là người tử tế!”.
Theo Dienngon.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Albert Camus : Đam mê viết báo và “4 phẩm chất của một nhà báo tự do”


Albert Camus
Albert Camus
Minh Anh
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏvới chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
Thế nhưng, ít ai biết được rằng ngoài thiên phú văn chương và triết học, Albert Camus còn có một biệt tài khác đó là viết báo. Đối với giới chuyên môn, nghệ thuật viết báo của Camus có thể được xếp vào hàng thượng thặng. Trong suốt ba giai đoạn 1938-1939, 1944-1947 và 1955-1956, Albert Camus lần lượt trải nghiệm tài năng của mình tại nhiều tòa soạn với nhiều bài viết và bài xã luận nổi tiếng. Ngay từ những ngày đầu mới bước chân vào nghề, Albert Camus đã tự đặt ra cho mình những tiêu chí “tâm” và “đức” của một nhà báo tự do.
Báo Le Monde số ra ngày 18/03/2012 đã cho đăng một bản tuyên ngôn do chính Albert Camus soạn thảo, ba tháng sau khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ. Lúc ấy, ông chỉ mới 26 tuổi. Camus viết rằng: “Mọi sự ràng buộc của thế giới sẽ không buộc được một người khiêm nhường chấp nhận làm một kẻ bất lương”.  Nghĩa là,“không nên đồng lõa với sự dối trá”. Ông còn nói thêm rằng: “Một tờ báo tự do biết cân nhắc cả về những gì mình nói lẫn những gì mình không nói”.
Bản tuyên ngôn này của Camus đáng lẽ ra phải được phát hành vào ngày 25 tháng Mười một năm 1939 trên tờ Le Soir Républicain, một tờ tin tức hàng ngày chỉ có bán tại thành phố Alger, nước Algeri. Lúc ấy, Albert Camus vừa là tổng biên tập vừa là cộng tác viên duy nhất của Pascal Pia, chủ bút tờ nhật báo. Thế nhưng, bài viết này đã bị kiểm duyệt và không bao giờ xuất hiện. Mãi cho đến gần đây các phóng viên của nhật báo Le Monde lục tìm thấy được bản thảo này trong Kho lưu trữ hải ngoại tại Aix-en-Provence và cho công bố chính thức trong ấn bản ngày 18/03/2012.
Thật ra việc Albert Camus đến với nghề báo cũng rất tình cờ. Trước khi đến với công việc này, Albert Camus dấn thân như là một nhà đấu tranh chống bất bình đẳng. Năm 1935, ông tham gia Đảng Cộng sản Algeri để đòi hỏi quyền bình đẳng giữa người Ả Rập và người châu Âu, trước khi chấp nhận bị khai trừ Đảng vào mùa thu năm 1936. Tên tuổi của ông cũng đã được biết như là một nhà văn và kịch tác gia. Trong quãng thời gian tham gia đảng cộng sản, Albert Camus thành lập nhà hát kịch Lao Động (Théâtre du Travail) và cho dựng vở Le Temps du Mépris (1935), do nhà văn André Malraux sáng tác. Năm 1936, Albert dựng vở kịch đầu tiên do ông biên soạn chung cùng với mấy người bạn “Révolte dans les Asturies”. Thế nhưng, vở kịch đã bị Augustin Rozis, đô trưởng thuộc phe hữu cực đoan tại Alger cấm diễn. Một năm sau tức năm 1937, Albert Camus ra mắt tiểu luận L’Envers et l’Endroit (Mặt trái và Mặt phải).
Năm 1938, Albert Camus được một người bạn cũ của văn hào André Malraux, Pascal Pia, tuyển về làm phóng viên phóng sự cho tờ Alger Républicain. Tờ nhật báo này có lập trường tách biệt với nhiều tờ báo đương thời, vốn đa phần ủng hộ chính quyền thực dân. Tờ nhật báo Alger Républicain muốn bảo vệ các giá trị của Mặt trận nhân dân. Lúc đầu Albert Camus nghĩ rằng chỉ nhận làm vì “miếng cơm, manh áo” và ông có một cái nhìn không mấy thiện cảm với công việc này. Albert Camus từng thổ lộ với Jean Grenier- giáo sư đại học và cũng là bạn - rằng “nghề này thật là nhàm chán”.
Bốn phẩm chất quan trọng của một nhà báo tự do
Nhưng nhà văn cũng dần nhanh chóng thay đổi quan điểm sau mỗi thành công của những loạt bài viết phóng sự và xã luận. Khi quan sát phản ứng của độc giả, Albert Camus hiểu rằng các bài viết của ông có thể tác động lên công luận. Cũng từ đó ông rút ra một hướng đi, một niềm hy vọng, một giá trị đạo đức. Theo quan điểm của Camus, một nhà báo tự do cần hội đủ bốn phẩm chất: “Sáng suốt, kháng cự, châm biếm và bướng bỉnh”. Bốn giá trị này đã được Camus trình bày rất cặn kẽ trong bản tuyên ngôn và cho đến giờ vẫn còn giữ nguyên giá trị, trở thành một ‘‘cẩm nang’’ cho nghề báo chí tại Pháp.
Sự sáng suốt đòi hỏi khả năng kháng cự lại những lôi kéo của sự hận thù và tôn sùng số mệnh […] Thấu đáo sự việc giúp gạt bỏ sự thù hằn mù quáng và để nỗi tuyệt vọng choán chỗ. Một nhà báo tự do, vào năm 1939, không thất vọng và chiến đấu cho những gì anh ta tin là đúng cũng như hành động của mình có thể ảnh hưởng đến quá trình sự kiện. Anh ta không đăng tải bất cứ điều gì có thể kích thích sự thù hận hoặc gây thất vọng. Tất cả điều này là trong tay của nhà báo’’.
Về phẩm chất thứ hai, Albert Camus cho rằng một nhà báo tự do cũng phải biết “kháng cự”. Ngoài việc phải đảm bảo tính chính đáng của nguồn tin, nhà báo phải biết cân nhắc giữa những gì có thể nói và những gì không thể nói. Một nhà báo tự do phải biết kháng cự, tức là đầu tiên hết không được đồng lõa với sự dối trá.
Từ đó, đi đến phẩm chất thứ ba, phải có khiếu ‘‘mỉa mai’’. Albert Camus cho rằng, ‘‘mỉa mai’’ là một “vũ khí vô song chống lại những cường hào ác bá”. “Óc ‘châm chọc’ hỗ trợ cho sự khước từ trong một chiều hướng mà nó cho phép, không những gạt bỏ những gì sai trái, mà thường nói lên được những gì là đúng. Một nhà báo tự do năm 1939, nhất thiết phải biết mỉa mai, mặc dù nó thường là trái với ý muốn của mình”. Albert Camus còm hóm hỉnh cho rằng : “Sự thật và tự do như là những cô tình nhân đỏnh đảnh dù là có rất ít người yêu họ”.
Dĩ nhiên, tất cả những đức tính đó phải được sự bướng bỉnh ‘hỗ trợ’. Trên thực tế có rất nhiều cản trở cho tự do ngôn luận. Ở đây, tính bướng bỉnh là một đức tính quan trọng. Bởi có một nghịch lý kỳ khôi nhưng rất rõ ràng, nó giúp mang lại tính khách quan và sự độ lượng.

Tính chính xác sự việc là tiêu chí hàng đầu
Suốt quãng thời gian làm nghề viết báo, Albert Camus xem đấy như là một cuộc đấu tranh cho sự thật và cho sự độc lập. Khi mới bước chân vào nghề nhà báo, Camus đã đặt vấn đề “nguồn tin” lên hàng đầu. Các cuộc điều tra ngay tại địa bàn cho phép một cách tiếp cận thực tế các sự kiện. Ông nói: “Đi đến xem là việc đầu tiên cần phải làm. Tiếp đến, nhất thiết phải thẩm định các hướng đi khác nhau có thể bằng cách trao lời cho tất cả mọi người. Không cần thiết cứ phải làm sáng tỏ quan điểm của đối thủ, nhưng ngược lại phải biết lắng nghe và phân tích chúng. Nhà báo trẻ cần phải có một sự công minh không thể nào xâm hại được”.
Ông Jeanyves Guerin, tác giả của quyển “Dictionnaire Albert Camus” (tạm dịch là Tự điển về Albert Camus), giải thích rõ “Khi nói đến bài diễn văn, tính ‘trung thực’ và ‘lương tri’ đòi hỏi rằng những lời nói đó không được cắt ngắn, rằng các câu dẫn không được tách rời ngữ cảnh”. Đối với Albert Camus, sự thật phải là tâm điểm của cuộc tranh luận và để đạt được điều đó, nhà báo phải cố gắng “đặt tính chính xác và tìm hiểu các sắc thái lên hàng đầu”.  Những trải nghiệm này được thể hiện rõ nét trong loạt bài phóng sự điều tra “Misère de la Kabylie” (Sự khốn cùng tại Kabylie), đăng trên tờ Alger Républicain vào năm 1939. Trong 11 loạt bài điều tra, ông miêu tả không chút khoan nhượng nạn đói mà vùng này đã gánh chịu. Một sự kiện mà không một tờ báo thân chính quyền thực dân lúc bấy giờ đề cập đến.
Nhận định về tư cách nghề báo của Albert Camus, ông Jean Daniel, nhà sáng lập tuần san Le Nouvel Observateur nói như sau: “Camus rất yêu thích công việc đó (viết báo), một công việc ông rất am tường và có những công thức riêng cho mình. Nhưng trước tiên hết, Camus là một người theo chủ nghĩa thuần túy. Ông rất ghét việc khai thác các tin vặt vãnh gây ồn ào và ghét cay ghét đắng lối sử dụng thì điều kiện (đó là điểm khởi nguồn của một sự dối trá). Ông có một ý tưởng cực kỳ hiếm hoi trong nghề này: Ta có là người đầu tiên hay không điều đó không quan trọng, nhưng cần phải là người (đưa tin) tốt nhất”.
Cũng trong thời gian này, Albert Camus phụ trách mục thời luận pháp lý trên tờ Le Soir Républicain, do ông mở ra cùng với Pascal Pia vào ngày 15/09/1939. Chính công việc này đã cung cấp cho nhà văn những kinh nghiệm mà sau này ông có dịp sử dụng để dựng lại phiên xử nhân vật Mersault trong tác phẩm L’Étranger (Kẻ xa lạ) (1942). Trên tờ báo này, Albert Camus để lại nhiều bài bình luận pháp lý nổi tiếng như vụ án Hodent. Albert Camus đã tìm cách chứng minh sự trong sạch của một người quản lý trang trại bị một tên thực dân giàu có vu khống tội ăn cắp. Nhất là, trong vụ án một người Ả Rập bị buộc tội giết người, Albert Camus đã chứng minh được rằng chính quyền lúc bấy giờ kết tội ông ta chỉ vì mục đích chính trị.
Albert Camus : Một nhà báo dấn thân
Lẽ đương nhiên là những bài viết trên của Albert Camus đã không làm hài lòng chính quyền thực dân lúc bấy giờ. Kết quả là cả hai tờ Alger Républicain và Le Soir Républicain đều có cùng số phận với các tờ báo đến từ Pháp, bị đặt dưới sự kiểm duyệt. Nhưng không vì vậy mà Albert Camus tỏ ra chùn bước. Kiên định với chính kiến của mình, Camus kiên quyết từ chối thông báo trước nội dung các bài viết trước khi lên trang. Nhóm làm báo của ông thà để nhìn thấy những khoảng trắng, những đoạn văn bị cắt xén. Đến mức mà có một số ngày, tờ Alger Républicain và Le Soir Républicain được phát hành với những cột trắng xóa.
Báo Le Monde số ra ngày 18/03/2012,  trong một bài viết có tựa đề “Các bổn phận của nhà báo theo quan điểm Albert Camus” có nhắc lại một sự việc khá khôi hài lúc bấy giờ. Đại úy Lorit, trưởng ban kiểm duyệt báo chí đã có những nhận xét khá gay gắt về cấp dưới của mình khi để lọt những lời bàn bị cho là khó có thể chấp nhận. Trong bài viết đề tựa “Hitler và Staline” đăng ngày 18/10/1939 ký tên Albert Camus, viên đại úy này đã nhận xét như sau: “Rất đáng tiếc tác giả thiếu sự sáng suốt”. Ba ngày sau đó, trên đài phát thanh Radio-London (phát bằng tiếng Pháp), thính giả có thể nghe những lời như sau: “Việc gạt bỏ sự thật, trên tất cả các báo chí Đức, là nét đặc trưng của chế độ Đức quốc xã”.
Hay như vào ngày 24/11 cùng năm, Camus có ghi những dòng sau đây, và đã bị cắt xén: “Chúng ta thấy rõ là một nhà báo Anh, ngày nay, vẫn cảm thấy tự hào về công việc của mình. Một phóng viên Pháp, dù là độc lập, không thể không cảm thấy xấu hổ nơi mà người ta khư khư ôm chặt lấy giới báo chí Pháp. Đến khi nào mới có cuộc chiến thông tin tại Pháp?
Khi chiến tranh bùng nổ, do không thể cầm súng ra trận vì căn bệnh lao phổi, Albert Camus đã dùng ngòi bút đả kích mạnh mẽ vào giới cầm quyền và những kẻ trục lợi nhờ chiến tranh. Trong bài viết khác có tựa đề “Những kẻ buôn tử thần”, ông quy trách nhiệm cho các nhà sản xuất vũ khí. Ông cho rằng “việc quốc hữu hóa hoàn toàn ngành công nghiệp vũ khí, sẽ giải thoát chính phủ khỏi tầm ảnh hưởng của giới tư bản đặc biệt vô trách nhiệm, chỉ bận tâm đến việc tạo ra những khoản lợi nhuận lớn” (bài viết đăng ngày 29/11/1939).
Albert Camus cũng không quên thân phận bọt bèo của những người dân bản xứ dưới chế độ thực dân trong thời kỳ chiến tranh. Ông tố cáo cách “đối xử tàn nhẫn” của một nhóm thiểu số và chính phủ, những kẻ “cố chấp tìm cách đàn áp những đối tượng không may có cái mũi chẳng nên có, hay nói thứ ngôn ngữ chẳng nên dùng”.
Đối với Albert Camus, nghề nhà báo là tiếng nói của nhân loại. Trong công cuộc tìm kiếm này, tự do ngôn luận là điều chính yếu. Các áp lực tài chính hay chính trị không nên can dự vào việc phát hành. Ông luôn chiến đấu chống lại kiểm duyệt, như là những gì Camus đã làm tại Le Soir Républicain vào năm 1939. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, cuộc chiến này mỗi lúc mỗi mạnh mẽ. Nhà báo Camus có một thái độ cứng rắn không gì lay chuyển: “Chúng ta tình nguyện chấp nhận kiểm duyệt quân sự về những tin tức có thể có lợi cho kẻ thù. Nhưng chúng ta không chấp nhận ở bất cứ lúc nào sự kiểm duyệt chính trị”.
Mặc dù có nhiều lời đe dọa đóng cửa tòa soạn, nhưng cặp bài trùng Albert Camus – Pascal Pia vẫn không chùn bước. Sự cứng đầu cứng cổ của họ đã gây bực tức cho chính quyền sở tại. Kết quả là sau 117 số phát hành, tờ Le Soir Républicain đã bị đóng cửa vào ngày 10/01/1940, theo lệnh của thống đốc Alger.

Albert Camus : Báo chí phải độc lập với quyền lực và tiền bạc
Thất nghiệp, dưới áp lực của chính quyền sở tại, Albert Camus không được một tòa soạn nào dám tuyển dụng. Sau đó, ông còn bị chính quyền thực dân trục xuất khỏi Alger. Thế là nhà báo quyết định đến Paris. Tại đây, nhờ Pascal Pia, ông tìm được một chân thư ký cho tòa soạn báo Paris Soir. Thế nhưng, tài năng của nhà báo Albert Camus thật sự nở rộ khi ông đến làm việc cho tờ Combat (Chiến đấu). Một tờ báo hoạt động bí mật của quân Kháng chiến. Số báo miễn phí đầu tiên phát hành vào ngày 24/08/1944. Và chính trên tờ báo này tài viết báo của Albert Camus đã phát triển tốt nhất. Ông đầu tư triệt để cho thể loại “cao cấp” nhất là “xã luận”. Để làm được điều này, Camus đề xuất ba chiêu thức: “một ý tưởng, hai ví dụ, ba tờ giấy” (une idée, deux exemples, trois feuillets).
Vào ngày 08/08/1945, khi quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, Albert Camus là người đầu tiên tại Pháp đã có phản ứng, quan ngại cho “những triển vọng khủng khiếp đang mở ra cho nhân loại”. Nhà báo viết: “Nền văn minh cơ khí vừa chạm đến cực điểm của sự dã man. Trong một tương xa hay gần, cần phải biết lựa chọn, giữa sự tự sát tập thể hay việc sử dụng khôn ngoan các hiểu biết khoa học”.
Với 48 ấn bản bí mật tại tờ Combat, Albert Camus trở thành một nhà báo tiếng tăm. Tuy nhiên, yêu nghề viết báo đến chừng nào thì Camus lại ghét giới báo chí đến ngần ấy. Cuộc phiêu lưu tại Combat thể hiện rõ chữ ‘tâm’ và ‘đức’ của Albert Camus, muốn nhìn thấy một nghề viết báo trung thực, chính xác và độc lập với các thế lực của tiền bạc cũng như là quyền lực chính trị. Chính vì thế, Albert Camus thường xuyên lên án mặt trái của giới báo chí. Nhất là trong bài xã luận đăng ngày 31/08/1944 trên tờ Combat. Qua việc chỉ trích ‘thói ham tiền và thái độ thờ ơ của bọn quyền thế”, Albert Camus chỉ ra rằng bọn họ chỉ tìm cách “làm hài lòng hơn là soi sáng”. Ông đã kêu gọi các đồng nghiệp hãy cắt đứt mối liên hệ mà ông cho là “loạn luân” giữa nghề nghiệp với sự cám dỗ của đồng tiền.
Nếu như đối với độc giả Algeri, đầu tiên hết Albert Camus giải thích rõ bổn phận làm sáng tỏ và cẩn trọng là thuộc phận sự của một nhà báo, chống lại sự tuyên truyền và sự “nhồi sọ”, thì tạiCombat, Camus tiếp tục đưa ra một hiến chương về thông tin, đảm bảo cho nền dân chủ, sao cho những thông tin đó được giải thoát khỏi vấn đề tiền bạc. Camus viết: “Thông tin chính xác thay vì thông tin nhanh, nói rõ ý nghĩa của mỗi tin tức bằng một bình phẩm tương thích, xây dựng một ngành báo chí chỉ trích và, hơn cả mọi thứ, không nên chấp nhận đặt chính trị lên trên cả đạo đức cũng như là để đạo đức rơi vào chủ nghĩa giáo điều”.
Nhà báo Laurent Joffrin đã tóm lược lại như sau: “Albert Camus đã xây dựng một mô hình mà tất cả các nhà báo đúng với tên gọi này sẽ phải đi theo. Ông đã thể hiện và hình thành lý thuyết đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo phải tham chiếu vào những giá trị đạo đức chứ không phải là giá trị chính trị. Đó là những gì Camus đã làm. Đó cũng là lý do vì sao ông thường đi ngược lại với trào lưu. Cần phải có sự can đảm để bất đồng với xã hội, để nói không với một chủ nghĩa theo thời nào đó. Hơn nữa, Albert Camus cũng như Jean Daniel đã đưa ra ý tưởng : Dù có một chính kiến hợp lý và có sắc thái riêng về một sự kiện cũng không gạt bỏ được một lập trường”.
Tóm lại, đối với Albert Camus, ngành báo chí từng là một cộng đồng người ở đó ông cảm thấy được nuôi dưỡng. Đó giống như là một trường đời và đạo đức. Ở đó, ông thấy được sự cao cả. Có thể nói Albert Camus là một trong những tiếng nói hay nhất trong lãnh vực này, góp phần hình thành nên cái khung của một quy chế nghiêm ngặt cho ngành báo chí

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không thể tin nổi!

Kim Jong-un cho chó đói ăn thịt

ông Jang Song-thaek


Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 02 tháng một năm 2014
(TNO) Nhật báo Straits Times (Singapore) dẫn bản tin từ Văn Hối báo, một tờ báo lâu đời của Hồng Kông, khẳng định ông Jang Song-thaek bị hành hình bởi chó đói.
Straits Times cho biết Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài  lòng với thông tin miêu tả chi tiết cảnh hành hình tàn bạo ông Jang  Song-thaek tại CHDCND Triều Tiên vào ngày 12.12 do Văn Hối Báo đăng tải.
Ông Jang Song-thaek từng được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên và là dượng của Lãnh đạo Kim Jong-un.
Tờ báo Hồng Kông cho biết, không giống như những vụ hành quyết tội  phạm chính trị trước đây, vốn được thực hiện bằng một đội bắn súng, ông  Jang cùng 5 thuộc hạ thân cận bị lột truồng và ném vào một cái lồng.
Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được thả vào lồng để cắn xé và ăn thịt những người nói trên.
Văn Hối Báo khẳng định vụ hành quyết kéo dài trong 1 tiếng đồng hồ và được chứng kiến bởi ông Kim cùng 300 lãnh đạo cấp cao Triều Tiên.
Văn Hối là một tờ báo tiếng Trung có trụ sở tại Hồng Kông.  Tờ báo này thành lập tại thành phố Thượng Hải của Trung Quốc vào năm  1938 và phiên bản Hồng Kông ra đời vào ngày 9.12.1948.


Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim  Jong-un đã ra lệnh cho các quan chức cấp cao phải chứng kiến cảnh xử tử  ông Jang Song-thaek như một hành động nhằm cảnh cáo những ai muốn chống  lại mình, theo tiết lộ của tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc).

Lãnh  đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un bị tố là đã buộc các quan chức cấp cao  chứng kiến cảnh xử tử ông Jang Song-thaek và 7 thuộc hạ - Ảnh: Reuters
Một quan chức Hàn Quốc tiết lộ với JoongAng Ilbo rằng, ngoài ông Jang, còn có một số thuộc hạ của ông này cũng bị xử tử vào ngày hôm đó.
Ông Kim được cho là đã ra lệnh cho các quan chức cấp cao  khác chứng kiến cảnh hành quyết những người này, một hành động nhằm đe  dọa những ai dám thách thức mình.
Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc khẳng định trong một báo cáo gần đây rằng ông Jang bị 
tử hình vì đã can thiệp vào quyền lợi của các phe phái trong quân đội.
Viện này cũng dự đoán ông Kim sẽ lợi dụng một đợt tập  trận chung trong thời gian tới của Mỹ và Hàn Quốc để tạo cớ thực hiện  đợt thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4 vào năm 2014.
Hoàng Uy

(Thanh niên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang