Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Nhà ngoại cảm Bích Hằng chuyển lời vua Quang Trung - Theo Phật tử Việt Nam


Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tại Đàn cầu 
Cuối tháng 7 vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung.

Trong những ngày cuối tháng 7, cùng với đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh, những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao nhà thờ họ khác tại Việt với 3 ban thờ chính và 2 ban thờ nhỏ hai bên. Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung quanh um tùm cỏ cây.

Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.

Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:

- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có 4 người con trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19 tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu dài.

Vua Quang Trung nói :

- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng:

Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm Nhâm Tý)

Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn chơi.

Sau đó Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy.

Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng 7, ngày 29 tháng 7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng 7 này là tháng thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.

Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:

- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi, nay muốn mang trầu ra mời thông gia.

Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..

Vua Quang Trung lại mong muốn:

- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.

Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo:

Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt thêm hoa kết theo kiểu Chàm , cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị sự thì lo đôn đốc hơn 120 nhà Sư đến dự và hành lễ…

Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện – Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần 11 giờ đêm.

Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình định múa gậy, múa đao…. từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn. Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử.

Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói: bị huy động đi mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định. Nói vậy thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn nghê đặc biệt này.

Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao… Cũng may, tôi đã mang vào theo hai thùng gíây to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày, thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm… góp phần cho lễ vật thêm phong phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm…

Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng , chúng tôi cùng các sư thầy khấn chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những người bị đau đớn vì bệnh tật…

Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật …đặc biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày, người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai của một thời oanh liệt…

Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui trong thái bình vững bền.

Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi.

Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế bách chiến bách thắng Quang Trung - người anh hùng của dân tộc Việt nam.

Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy trong lòng người dân nơi đây.

Chùm ảnh cầu siêu (Phật giáo Bình Định):

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự lựa chọn khi hãnh diện hay xấu hổ

Alan Phan - Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta (A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)

Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉ”, của một tác giả Việt Kiều. Sau khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt, kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.

Bài viết chứa đựng những chi tiết khá chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.

Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.

Tự hào ngược đời 

Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn). Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh” hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến tận đỉnh cao). Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm” chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.

Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra, trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights) được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân Mỹ không kỳ thị.

Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là “sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.

Việt cồ hay vịt con? 

Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.

1. Nghèo là một cái tội 

Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”; nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó, nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người không dấu ai được.

Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch, lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá trị của con người Việt.

2. Kiến thức tụt hậu và suy thoái 

Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng bao giờ lấy một người ngu…nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân cách có thể bị phai mờ biến thể…nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong thời buổi của tiến bộ vượt tốc…những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.

Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển…không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với cặp mắt thương hại …vì một sự ngu dốt tập thể…thì ít nhất cũng nên biết đau xót…thay vì hãnh diện ngược đời.

3. Thường xuyên phạm luật 

Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…

Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ là người Nhật hay Singapore yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.

4. Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm 

Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu cường.

Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng là mèo.

Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỹ nữa vì chúng ta rất “kiên định” trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)

Vẫn do ta chọn lựa 

Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.

Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng qua.

 Nguồn: Blog Alan Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật sư Trần Đình Triển “phản pháo” VTV vụ "vạch mặt" ngoại cảm

(Soha) - Sau khi thu thập tài liệu, LS Trần Đình Triển đã đưa ra chứng cứ chứng minh VTV đưa thông tin sai về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm thủ cấp tướng Kiên.

Sự việc tìm mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên, người đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh phong tướng đã được báo chí nhắc tới từ nhiều năm nay. Năm 2008, xét nghiệm ADN xác định xương sọ chỉ là đất, mảnh sành và răng thì của lợn rừng. Tuy nhiên, việc sai sót trong việc tìm mộ bằng ngoại cảm khi đó ít người quan tâm.
Nhưng sau chương trình “Trở về từ kí ức” số 22 của VTV “vạch mặt” việc làm “thất đức” của nhà ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ, trong đó có nhắc tới việc tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên với những con số được các nhà khoa học công bố đã thực sự gây sóng dư luận.
Trong chương trình cũng đưa ý kiến trực tiếp của Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y quân đội với hai nội dung mà ông Cát nêu lên: việc tìm mộ liệt sĩ cho kết quả bằng 0 và 100% có kết quả sai.
Mặt khác ông Cát cho rằng: Việc xác định thủ cấp của Trung tướng Phùng Chí Kiên cho kết quả là mảnh sành và răng lợn. Trong phóng sự có đưa một công văn của Viện pháp y quân đội.
Trước rất nhiều những câu hỏi mà dư luận đặt ra trong sự việc này, sau quá trình trực tiếp xác minh, thu thập tài liệu, luật sư Trần Đình Triển (đoàn luật sư TP. Hà Nội, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, Hà Nội) đã đưa ra một số chứng cứ chứng minh VTV đưa thông tin sai về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm thủ cấp Trung tướng Phùng Chí Kiên.
Nhận xét đầu tiên của luật sư Triển là vô cùng đau buồn bởi theo ông, sự việc không nên nêu lại, làm cho con cháu và linh hồn bác Phùng Chí Kiên không được an tâm, tạo nên sự nghi ngờ trong quần chúng.
Luật sư Triển cho biết: “Liên quan tới vấn đề tâm linh hay nhà ngoại cảm có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới góc độ luật sư, bản thân tôi cũng là người không có khả năng đó và cũng chưa có một cái gì để tin hay không tin. Có thế giới thứ ba, có người ngoài hay tinh hay không… tất cả những vấn đề đó đang được nghiên cứu. Nhưng cũng có những điều khoa học đã từng chứng minh thì mỗi con người có những đặc tính khác nhau, có những điểm từ trường khác biệt nhau và cũng có thể đồng cảm với nhau… Với tôi, trên quan điểm những việc gì là mê tín hay không mê tín nhưng ai đóng góp được những gì có ích cho xã hội thì đều tốt cả, chúng ta phải ghi nhận để tập trung vào giải quyết những vấn đề mang tính “uống nước nhớ nguồn”, trong đó có phong trào của những nhà tâm linh”.
Trên quan điểm luật sư, ông Triển hết sức phê phán những người không có khả năng gì nhưng lợi dụng mê tín dị đoan rồi đưa ra những việc như mình có khả năng để lừa bịp, trục lợi…
Xung quanh việc mở niêm phong, giám định đối với mẫu vật thu được cho là thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên, luật sư Triển cũng đưa ra những ý kiến của con cháu của bác Phùng Chí Kiên khiếu nại việc làm không đúng quy định của Cục Chính sách và Viện pháp y quân đội, cụ thể là:
- Việc mở niêm phong thủ cấp đã thu giữ không có chứng kiến đầy đủ của thành phần đã ký vào niêm phong hộp đựng thủ cấp (trong đó có đại diện gia tộc Trung tướng Phùng Chí Kiên). Việc giám định cũng không cho con cháu Trung tướng Phùng Chí Kiên biết thời gian, địa điểm và kết quả.
- Viện pháp y quân đội làm trái chỉ đạo của Bộ Quốc phòng là giám định ADN, mặt khác lại giám định các mẫu vật thu được là gì, đồng thời giám định không đầy đủ mẫu vật thu được.

Ý kiến của con cháu Trung tướng Phùng Chí Kiên được luật sư Triển cung cấp.
Ý kiến của con cháu Trung tướng Phùng Chí Kiên được luật sư Triển cung cấp.
Để chứng thực cho ý kiến của mình, luật sư Triển cũng cung cấp cho độc giả đơn khiếu nại của con cháu Trung tướng Phùng Chí Kiên, ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là so sánh biên bản đào bới, khai quật thủ cấp của Trung tướng Phùng Chí Kiên.
“Việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tham gia vào vụ việc này là theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, không vụ lợi, được con cháu Trung tướng Phùng Chí Kiên ghi nhận, tin tưởng”, luật sư Triển nói thêm.
“Như vậy sai sót ở đây là ở chỗ: mẫu vật thủ cấp của Trung tướng Kiên khai quật được có đúng với mẫu vật mà Viện Pháp y đưa ra giám định hay không? Bộ Quốc phòng chỉ đạo giám định ADN tại sao Viện Pháp y không lấy mẫu giám định từ con cháu bác Kiên để so sánh? Các mẫu vật trong biên bản khai quật thu thập không đầy đủ như trong công văn của Viện Pháp y nêu lên?”, luật sư Trần Đình Triển đưa ra một số câu hỏi.
Bên cạnh đó, luật sư Triển cũng đưa một số văn bản, thư cảm ơn của bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước; ông Chu Tuấn Nhạ - khi đương nhiệm là Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và của Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng (những ý kiến này được đăng trong cuốn sách “Tìm mộ liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt – Nhà xuất bản Lao động 2011). Đồng thời, luật sư cũng nêu hai kết luận giám định của chính Viện Pháp y quân đội giám định hài cốt liệt sĩ được tìm qua nhà ngoại cảm được giám định ADN là chính xác (rất nhiều kết quả như thế này không chỉ của Viện Pháp y quân đội mà còn của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam… giám định ADN đưa lại kết quả chính xác của các nhà ngoại cảm).
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin cung cấp tới độc giả…
---

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tám kẻ "khủng bố" tốn 6.500 đô la để tấn công Thiên An Môn


Quảng trường Thiên An Môn, 01/11/2013.
Các hãng tin AFP và Reuters hôm nay 02/11/2013 dẫn nguồn tin từ đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV tối qua cho biết, vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn hồi đầu tuần đã huy động tám « kẻ khủng bố » và tốn khoảng 6.500 đô la. Một tổ chức người Duy Ngô Nhĩ tố cáo khoảng năm mươi người được cho là liên can đã bị bắt giữ, trong khi chưa ai lên tiếng nhận là tác giả vụ này.

Theo công an Trung Quốc, ba người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – vùng đất mà đa số dân cư theo đạo Hồi – hôm thứ Hai 28/10 đã lao chiếc xe jeep chở đầy các bình xăng vào Tử Cấm Thành. Vụ tấn công tự sát này làm năm người chết và khoảng bốn mươi người bị thương.

Đài truyền hình quốc gia CCTV tối qua nói rằng vụ tấn công Thiên An Môn được lên kế hoạch từ tháng Chín, với số tiền 40.000 nhân dân tệ (tương đương 6.500 đô la).


CCTV khẳng định nhóm tám người « khủng bố » có mang theo vũ khí, kể cả « dao Tây Tạng và 400 lít xăng », và trú ngụ tại một khách sạn ở phía tây Bắc Kinh, sau đó năm người quay lại Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Ba người Duy Ngô Nhĩ khác ở lại để tiến hành vụ tấn công đã sử dụng một chiếc xe jeep hiệu Mercedes.
Một phát ngôn viên Hội nghị Thế giới người Duy Ngô Nhĩ hôm nay tố cáo, có 53 người đã bị bắt tại Tân Cương trong các chiến dịch bắt bớ của công an hai ngày qua.

Hôm qua người đứng đầu ngành an ninh Trung Quốc là Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) khẳng định nhóm Hồi giáo ETIM - bị Liên Hiệp Quốc xếp vào loại tổ chức khủng bố, đứng sau vụ tấn công Thiên An Môn. Tuy nhiên các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ giả thiết này, vì tính chất thủ công cũng như việc các phong trào Hồi giáo chính thống không bắt rễ tại Trung Quốc.

Tên của các nghi can được công an đưa ra là những tên người Duy Ngô Nhĩ, một cộng đồng là nạn nhân của đàn áp và phân biệt đối xử của chính quyền Bắc Kinh.

Tân Cương, vùng đất mênh mông giàu tài nguyên gần Trung Á thường xảy ra những vụ xung đột đôi khi đẫm máu, mà chính quyền thường quy cho « bọn khủng bố » và « những kẻ ly khai ». Đối với các tổ chức bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ, những khẳng định như trên chỉ là phương cách để biện hộ cho những đợt trấn áp mới tại vùng này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những chuyện 'giường chiếu' hãi hùng của vua chúa Việt

 
- Chỉ nói đến vua chúa ngày xưa. Chuyện vua chúa ngày nay để ngày sau chép. 

Ân ái xong rồi giết, bắt mỹ nữ khỏa thân chèo thuyền, bỏ gái vào bao tải để thác loạn, “một đêm sáu bà”, “sưu tập gái đẹp" 5 châu... là những chuyện rùng mình về thói đam mê sắc dục của các vua chúa trong lịch sử Việt Nam.  

Lê Long Đĩnh bị trĩ giai đoạn 4 vì hoang dâm?  

Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mô tả là vị vua hoang dâm vô độ, đến mức bị mắc bệnh trĩ, không thể ngồi được, phải nằm để thiết triều, nên bị gán cho biệt danh "Ngọa Triều Hoàng đế". 

Theo y học hiện đại, bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn rất nặng chỉ có thể chữa bằng phương pháp phẫu thuật, điều không thể thực hiện ở Việt Nam thời phong kiến. Phải chăng, đó là lý do khiến ông vua này qua đời rất sớm, ở tuổi 23?

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chuyện Lê Long Đĩnh tàn ác, hoang dâm vô độ đã được người thời sau thổi phồng để bôi nhọ vị vua này trong sử sách. 

Lê Uy Mục “yêu xong rồi giết”

Lê Uy Mục (1488 - 1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, mỹ nữ và thích giết người.

Theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, ông giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp.

Ai cũng kinh sợ Lê Uy Mục, nhưng vì uy quyền tối thượng và sự tàn nhẫn của vua, nên không dám lên tiếng.

Do chỉ mê hưởng lạc, Lê Uy Mục đã bỏ bê triều chính, mặc cho bọn hoạn quan và bên họ ngoại khuynh đảo, lộng hành… Hậu quả là ông vua này đã bị một số người trong tôn thất và triều thần nổi loạn, bắt và bức tử.

Lê Tương Dực bắt mỹ nữ khỏa thân chèo thuyền

Lê Tương Dực (1495 – 1516) là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi sau khi giết bỏ Lê Uy Mục – vị vua được người đời mệnh danh là “Vua Quỷ”.

Theo sử sách, Lê Tương Dực vốn là người có tư chất thông minh. Lúc mới lên ngôi ông cũng ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, biết nghe lời phải trái, được coi là có công trạng với đất nước.

Nhưng càng về sau, Lê Tương Dực càng chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Tương truyền, vua đã cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây.

Tháng 5/1514, nghe lời của Hiệu úy Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm.

Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn. Nên mọi người ngoài và dân chúng gọi ông là “Vua Lợn”.

Mạc Mậu Hợp tan nát cơ đồ vì dâm dục

Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ 5 của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Sử cũ chép rằng, Mậu Hợp là người sống xa hoa, kiêu ngạo, hay nghe xiểm nịnh, thường ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần.

Đặc biệt, ông là người rất hoang dâm hiếu sắc. Chính điều này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy vong của cơ nghiệp nhà Mạc.

Để thỏa mãn dục vọng, Mạc Mậu Hợp đã không ngần ngại “mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân”. Cụ thể, do thích vợ của viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê, ông đã lên kế hoạch giết danh tướng này để cướp vợ.

Kế hoạch bị đổ bể khiến Bùi Văn Khuê đem quân quay sang quy phục vua Lê và chúa Trịnh Tùng. Theo gương Bùi Văn Khuê, hơn 10 tướng nhà Mạc cũng bỏ Mạc Hậu Hợp để chạy sang phe Lê – Trịnh.

Điều này khiến quân Mạc suy yếu nghiêm trọng và bị quân Trịnh Tùng đánh tan sác sau đó không lâu. Mạc Mậu Hợp phải bỏ kinh thành trốn chạy nhưng không thoát, cuối cùng đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Trịnh Giang bỏ gái vào bao tải để thác loạn

Trịnh Giang (1729-1740) là vị chúa Trịnh thứ bảy thời Lê Trung Hưng. Theo các sử gia, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những nhà cai trị tài giỏi thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là khởi đầu cho thời đại suy tàn của họ Trịnh.

Tương truyền, Trịnh Giang có tật mê đàn bà từ thuở nhỏ. Vì vậy, không có gì lạ khi lên cầm quyền, ông sớm nổi tiếng về thói ăn chơi dâm loạn không chừng mực.

Càng về sau, Trịnh Giang càng có nhiều biểu hiện kì dị trong sinh hoạt tình dục. Một số hoạn quan hàng ngày phải lựa ra một người đẹp trong số cung nữ, hoặc bắt cóc dân nữ sống quanh khu vực cho tắm rửa sạch sẽ, đến tối bỏ vào một cái bao tải lớn, vác bỏ vào phòng của chúa Trịnh Giang, rồi mặc cho chúa “hành sự”.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trịnh Giang là kẻ dâm loạn còn từng tư thông với vợ lẽ của cha mình là chúa Trịnh Cương.

Sau này, Trịnh Giang bị mắc bệnh "dâm cơ địa" mà sinh ra yếu bóng vía, sợ ánh sáng mặt trời nên phải đào hầm sống dưới đất.

Minh Mạng “một đêm sáu bà”

Vua Minh Mạng (1791-1825) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Không chỉ là một vị vua có trí tuệ, ông còn nổi tiếng bởi sức khỏe chăn gối hơn người.

Tương truyền nhà vua hoạt động chăn gối về đêm đều đặn. Mỗi đêm, vua chấm cho thái giám gọi 5 bà vào hầu, mỗi canh vua “chiều” một bà. Có khi chỉ trong một đêm vua làm cho 3 bà có thai.

Dù “lao lực” cả đêm như vậy, nhưng hàng ngày vua vẫn thiết triều, cưỡi ngựa mà không có biểu hiện mệt mỏi.

Sách sử chép rằng, để vua có sức khỏe trị vì đất nước và "chiều" các bà vợ thì ngự y cung đình đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận rất hiệu dụng, gọi là Minh Mạng thang.

Tuy nhiên, các nhà y học hiện đại cho rằng, vua Minh Mạng là người có năng lực tình dục bẩm sinh, những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò quyết định.

Với “năng lực siêu phàm” của mình, vua Minh Mạng đã trở thành vị vua có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn, với 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Bảo Đại nghiện đàn bà, “sưu tầm” mỹ nữ 5 châu 4 biển

Vua Bảo Đại (1913 - 1997), vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam nổi tiếng là vị vua ăn chơi và đa tình khét tiếng.

Trong sách “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam”, tác giả Pháp Daniel Grandclément cho biết sở thích hàng đầu của vua Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp.

Vua từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình như sau: "Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người".

Không chỉ thử ăn nằm với những người đẹp Việt Nam, Bảo Đại còn “nếm” cả phụ nữ Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Châu Phi...

Loạn luân – chuyện không hiếm của vua chúa Việt

Lịch sử Việt Nam đã nhiều lần ghi nhận hiện tượng loạn luân trong cung vua, phủ chúa của nhiều triều đại khác nhau.

Đó là các trường hợp chúa Trịnh Giang tư thông với vợ lẽ của cha mình là chúa Trịnh Cương, vua Mạc Kính Chỉ (?-1593) tòm tem với vợ của vua cha khi còn làm quan phụ chính, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) - vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử loạn luân với một bà công nữ…

Đặc biệt, loạn luân là một hiện tượng phổ biến, được thừa nhận trong thời nhà Trần như một cách để bảo vệ ngai vàng không rơi vào tay ngoại tộc.

Theo thống kê, nhà Trần có khoảng 35 cuộc hôn nhân loạn luân, tiêu biểu là cuộc hôn nhân giữa vua Trần Anh Tông với hoàng hậu Thuận Thánh mang tính chất chắt chú chắt bác lấy nhau.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngang nhà Bá Kiến

Nam Dao
        Cụ Cử đeo kính lão, bước chập chờ, mặt cúi gằm.  Trời đổ mưa, nhè nhẹ.  Cánh đồng xám sắc đông hàn. Cụ vuốt mặt, ơ thờ:
-         Dân mình khổ thật!
Câu nói động đến lòng Trời, hẳn ở trên cao, cao tít.  Mưa  lớn dần, nặng hột. Cụ móc từ hầu bao mảnh ni-lông trong, trong suốt, quàng lên đầu lên vai.  Cụ thầm trách, ông bà mình  xưa chỉ áo tơi, sao các cụ không nghĩ đến cái vật liệu công nghệ  này, made in China, vừa nhẹ vừa chắn  được cả gió, dẫu gió đến từ phương Bắc. Cụ nghĩ, rồi lẩm nhẩm:
-         Không nói nữa! Phải hành động!
Cụ trượt chân trên vũng bùn màu đỏ ối. Một bàn tay đưa ra, đỡ  lấy  cụ. Một bàn tay nhỏ xíu, yếu ớt. Cụ lấy lại thăng bằng, nhìn. Thằng bé đẩy cho cụ thẳng người, nói:
-         Bùn đỏ trơn tuột cụ nhỉ. Đi khéo không lại ngã nữa đấy cụ!
Cụ cảm ơn, giọng chân thành. Cụ hỏi:
-         Tên cháu là gì? Con cái nhà ai mà ngoan thế?
-         Cháu là Chí, bu cháu gọi thày cháu là Phèo ! Còn ở đây dân làng  gọi cháu là Phòi,  đồng chí Phòi!
Chưa dứt lời, thằng bé chìa tay. Cụ chậm hiểu, ngước mắt. Thằng bé, giọng ráo hoảnh:
-         Tiền công đỡ cụ?
Cụ định chửi, nhưng cầm lòng. Cụ phải ứng xử theo nếp sống  văn minh  đậm đà bản sắc dân tộc chứ. Lấy giọng vui vẻ, cụ thốt:
-         Tiên sư nhà mày, kinh tế thị trường có định hướng lung tung của chúng bay là vậy hử?
Cụ móc túi lấy tí tiền, mắt chòng chọc nhìn những con  số rồi chọn một tờ  giấy bạc  có hình bác Hồ, đưa và hỏi:
-         Nhà Bá Kiến ở đâu, cháu?
-         Đến hay. Nhà cụ Bá  thì ai mà chẳng biết! Cụ đi đến chổ có lũy tre đàng kia, rồi rẽ lề phải. Nhớ đấy, phải chứ không trái đâu nhé...Hay là cháu  đưa cụ đi?
Cụ ngẫm  nghĩ. Chắc thế nào nó cũng tính tiền công, cụ bắt  đầu mặc cả. Thằng bé cuối cùng đồng ý, nhưng  thắc mắc:
-         Cụ bảo phải truyền cho đời sau, nhưng mà cháu chẳng hiểu cái thằng đời sau  là thằng nào. Hỏi công an xã,  họ có biết không hả cụ?
Đưa hai tay lên, cụ thất  thanh kêu, trời ơi, rồi hạ giọng:
-         Mày đóng vai thằng mõ, thấy gì nói nấy từ đầu đến cuối cái làng Vũ Đại này, cứ ngày này qua ngày nọ là cái thằng đời sau phải biết!
Thằng bé đòi giá gấp đôi, vì kiên trì nói cũng có giá thị trường của nó. Ông cụ mặc cả mãi nhưng rồi cũng chịu, với điều kiện khi cụ chưa nằm xuống thì cứ phải đi thông báo cái mà thằng bé sẽ chứng kiến tận mắt, nghĩa là một sự  thực  mắt thấy tai  nghe,  khách quan và khoa học đến thế là cùng.  Cụ đập tay nhè nhẹ vào lưng thằng bé,  ngọt ngào:
-         Cứ thế, cháu nhé. Người ta hỏi, thì bảo chuyện tao làm là phản biện Bá Kiến, cháu ạ!
Đến trước một dinh cơ đồ sộ uy  nghi, cụ nghiêm giọng:
-         Nhà Bá Kiến là đây, phải không cháu?
Thằng bé gật. Cụ dặn:
-          Thấy gì nói nấy, trung thực cháu nhé. Khoa học là vậy, nhớ nghe không!
Thằng bé lại gật.
Rút từ hầu bao một con dao bài, Cụ Cử đưa lên ngang mặt. Cụ nhìn trân trân cái lưỡi dao cùn. Cụ ngập ngừng, buột miệng lẩm bẩm ‘’thịt da  ai cũng là người'’, rồi hạ dao xuống. Cụ kéo mắt kính cho ngay ngắn, đốt một nén hương, thì thụp xong thì đến trước cái dinh cơ của Bá Kiến, hét :
-         Tao phản  biện, tao không sợ mày!
Cụ hét ba lần cho  cư dân làng Vũ Đại  đều nghe, rồi nhổ nước bọt.
Thằng bé chứng kiến, vỗ tay, ngập ngừng hỏi :
-          Cụ ơi, cụ nhổ lên trời…Có phải miêu tả  chuyện nước bọt rơi xuống cho đủ tính khách quan  không hở  cụ?
(Từ một câu chuyện với NƯ, 21/11/2010)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gớm nhể?

Hoạ sĩ Phương Bình
Hoạ sĩ Phương Bình
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Xã Diễn Hoa của tôi có nhiều người nổi tiếng như cha con Ngô Quang Xuân (ngài đại sứ) và hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan, trung tướng Ngô Trí Nhân, Cao Thượng Lương, GS-nhạc sĩ Đặng Ngọc Long (CHLB Đức), Tiến sĩ Toán-Lý và nhà sư phạm “kỹ năng giao tiếp” Phan Quốc Việt, nhà văn – nhà viết kịch Đặng Thu Hương, đạo diễn Cao Danh Giá, nhà thơ Lê Thái Sơn, Cao Xuân Thưởng, nhà văn Thái chí Thanh, ca sĩ Lan Xuân, nhạc sĩ Ngô Trí Thậm, Tùng Vinh… Gần đây xuất hiện thêm hoạ sĩ Phương Bình (ái nữ của Tùng Vinh) như một “hiện tượng” trong làng vẽ.
Phương Bình là thạc sĩ nghệ thuật, dạy vẽ. Chị vẽ tranh sơn dầu và sơn mài. Hơn một năm qua, chị bỗng đột khởi vẽ tranh mực nho trên giấy dó (thỉnh thoảng điểm thêm chút màu nước) mà toàn tranh nude phụ nữ. Tranh của Bình đã lên tới con số nghìn, đến nỗi có lúc hết giấy, chị ngẫu hứng phóng bút lên cả giấy hoá đơn. Tranh của Bình với chủ đề “Em và Sen”, có nét vẽ tài hoa, bay bướm ẩn chứa khát khao toả sáng của thân thể. Thỉnh thoảng Bình cũng vẽ chân dung với nét cọ xuất thần đầy cá tính. Tranh Phương Bình cuốn hút công chúng trên Facebook hàng ngày. Nhiều người xin, nhiều người mua, có người mua cả seri của Bình. Có người khuyên Bình nên thay đổi chủ đề, nhưng chị đang hứng ”Em và Sen” không đừng được. Tôi đã ngồi xem Bình vẽ liền tù tì 10 bức tranh trong vòng 30 phút mà bức nào cũng có sự thú vị riêng. Chị muốn đi tới tận cùng của đam mê, đến nỗi khiến tôi nhớ tới câu thơ của Berton Brest: Nếu phải đi trở lại/ Tôi lại đi đường này. Có lẽ vì thế mà người ta ấn tượng với “Phương Bình - Em và Sen”.
Chỉ vậy thôi, Bình cũng đã là “người nổi tiếng”. Tôi tự hào về Bình, và, càng thêm yêu cái làng quê bé nhỏ của tôi…
Xin giới thiệu cùng bạn mấy bức tranh mới nhất của Phương Bình:
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen
Em và Sen

Phần nhận xét hiển thị trên trang