Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

CHÙM THƠ NGẮN HỒ CHÍ BỬU




hồ chí bửu

TẠI SAO?




Tại sao ta khoái đàn bà?
Tại vì có một cái phà sang sông
Tại sao ta chán đàn ông?
Tại vì có một khúc sông thiếu phà!


VÔ THƯỜNG...




Ta đâu phải có trái tim bằng sắt?
Cũng mềm lòng, cũng nức nở như ai
Cũng yếu đuối, cũng đau buồn quay quắt
Nhìn người tình cùng thiên hạ sánh vai?!

XIN NHƯ LÀ MÂY BAY...





Em ở bên người vui xuân mới
Ta vẫn mồ côi một góc đời
Ừ thôi hãy cố quên tình cũ
Ta vốn mây trời trôi cứ trôi..!

CÓ SAO ĐÂU?




Hứa mười mà chín có sao đâu?
Ta chỉ xin em nợ gối đầu
Trả hết mai nầy em chẳng nhớ,
Thà là trả chậm..nhớ hơi..lâu!

TRONG MƠ...



Trong mơ ta cứ thấy em
Thấy trên thấy dưới thấy thèm nọ kia
Nghĩa trang trăm vạn hàng bia
Có ai chết cái vụ kia không nè??

TỨC MÌNH...




Tức mình chửi đổng nghe chơi
Trong hang có một con dơi lộn đầu
Con gà nằm chỏng phao câu
Còn ta cứ nhỏng cái đầu..lâu chơi.!

TRỜI MƯA...




Trời mưa không ướt lá khoai
Mà sao ướt cái củ khoai mới kỳ ?
Trời mưa, kiếm chỗ nằm lỳ
Củ khoai lỡ ướt củ mì ướt luôn..


TÀI THIỆT...




Gẫm ra em giỏi vô cùng
Khi không mà lấy thằng khùng như ta?
Chẳng trẻ mà cũng không già
Làm thơ mắc cục như gà mắc thun
Cho hay thiên hạ anh hùng
Tự nhiên có một thằng khùng làm thơ…

NHẬT TỤNG




Liên Hoa ta gối đầu nằm
Hoa Nghiêm giáng xuống thì thầm – sát na
Một người – không phải là ta
Ôm kinh cứu khổ chạy ra, chạy vào.


NGỘ THIỀN




A di đà Phật làm chi
Khi đang ăn nhậu mắc gì niệm kinh
Đại bi thập chú vô hình
Làm ơn uống hết cái bình giùm tui..

CỐ LỲ




Tượng Phật bằng vàng đem đi bán
Phật có buồn cũng ráng mà vui
Bởi con nghèo đói nổi trôi
Nên xin gởi Phật vào nơi sang giàu

LÊN NÚI




Tưởng đâu xuống núi gặp vàng
Nào hay xuống núi gặp toàn ma cô
Vàng đâu dưới núi mà mơ
Thôi đành lên núi rồi ngơ ngẩn buồn

KHUYÊN BẠN




Thời đổi mới không lo chụp giựt
Tu làm gì cho cực tấm thân
Mai sau tiên Phật giáng trần
Người nào ăn mặn được phần ưu tiên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÒ MÒ


 ĐẠI TÁ CÔNG AN

NGUYỄN NHƯ PHONG GẶP

NẠN TẠI SA MẠC SAHARA

Nhà báo Nguyễn Như Phong bị nhiễm độc nặng

từ nước giếng cổ ở sa mạc Sahara
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Yêu phát điên vì thế giới này quá bé bỏng!


Cách tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian

Làm thế nào để chế tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian? Stephen Hawking, nhà Vật lý học, Vũ trụ học nổi tiếng người Anh sẽ giúp chúng ta tháo gỡ các vướng mắc đó.
Dưới đây là những lý luận mang tính cá nhân của Stephen Hawking, được phát sóng trên chương trình "Stephen Hawking’s Universe" trên kênh Discovery Channel, chỉ có tác dụng tham khảo.
Tất cả những gì bạn cần là một hố sâu, máy gia tốc hạt Large Hadron Collider hoặc một tên lửa có thể bay với vận tốc cực kỳ nhanh.
Xin chào, tên tôi là Stephen Hawking, một nhà Vật lý học, Vũ trụ học và cũng là người có tính hay mơ mộng. Mặc dù tôi bị giới hạn khá nhiều trong việc tự đi lại và phải nói chuyện thông qua máy tính do bệnh tật, nhưng tâm trí tôi thì ngược lại, chúng hoàn toàn tự do. Tự do để khám phá vũ trụ, vạn vật và tự đặt ra những câu hỏi lớn như: liệu du hành vượt thời gian có khả thi không? Liệu chúng ta có thể mở một cánh cổng dắt vào quá khứ hay tìm ra một đường tắt dẫn đến tương lai không? Chúng ta có thể dùng những quy luật tự nhiên để trở thành những bậc thầy về thời gian không?
Du hành vượt thời gian từng bị xem là ngành khoa học dị giáo. Và tôi đã phải tránh nói về nó vì sợ rằng người ta sẽ xem mình là một người kỳ quặc, nhưng ngày nay thì khác. Thực tế, tôi giống như những người đã từng xây các khối đá Stonehenge, là người bị ảm ảnh bởi thời gian. Nếu có một cỗ máy vượt thời gian, tôi sẽ "ghé thăm" Marilyn Monroe vào thời kỳ hoàng kim của cô ấy hoặc viếng thăm Galileo khi ông ta xoay kính thiên văn của mình lên bầu trời. Nhưng có lẽ tôi lại muốn du hành đến điểm tận cùng của vũ trụ để xem nó như thế nào.
Để hiểu tính thực tế của du hành vượt thời gian, chúng ta cần phải "nhìn" thời gian theo cách mà các nhà Vật lý học đang nhìn – nhìn ở chiều không gian thứ 4. Đừng lo vì nó cũng đơn giản thôi. Bất kỳ ai học qua kiến thức phổ thông đều biết rằng mọi vật thể trong tự nhiên, ngay cả con người, đều tồn tại dưới 3 chiều không gian, đó là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Nhưng thực ra còn có một chiều nữa, đó là chiều dài thời gian. Như con người chúng ta có thể sống được 80 năm, những tảng đá Stonehenge đã tồn tại hàng ngàn năm, còn hệ Mặt Trời thì sẽ tồn tại đến hàng tỉ năm, mọi thứ đều có riêng cho nó một chiều dài về thời gian, và không gian cũng không ngoại lệ. Du hành vượt thời gian nghĩa là du hành qua chiều không gian thứ 4 này.
Làm rõ hơn vấn đề này, hãy tưởng tượng đến việc chúng ta lái xe hằng ngày. Lái theo đường thẳng là bạn đang lái theo 1 chiều, quẹo trái hay quẹo phải là bạn vừa có thêm chiều không gian thứ 2, lái lên đồi hay xuống dốc chính là chiều không gian thứ 3. Vậy là bạn đã được “du hành” trong không gian 3 chiều. Vậy làm thế nào để chúng ta du hành vượt thời gian trên Trái Đất? Làm sao để tìm ra con đường của chiều không gian thứ 4?
Như bạn thường thấy trong các bộ phim khoa học giả tưởng về du hành vượt thời gian, cỗ máy thời gian sẽ tạo ra một lối đi, một đường hầm xuyên qua chiều không gian thứ 4 để cho con người bước qua nó. Ý tưởng này không quá điên rồ, nhưng thực tế có thể sẽ rất khác so với những gì bạn thấy trên phim ảnh. Các nhà Vật lý học cũng đang suy nghĩ về các đường hầm thời gian này, nhưng họ nghĩ theo một góc độ khác. Nhưng liệu cánh cổng dẫn đến tương lai hay quá khứ có thể tồn tại mà vẫn tuân theo các quy luật tự nhiên hay không? Chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời là có. Thậm chí chúng tôi còn đặt cho nó một cái tên đó là hố sâu (Wormhole). Sự thật là các hố sâu này tồn tại xung quanh chúng ta, chỉ có điều chúng quá nhỏ để ta có thể nhìn thấy được. Kích thước của hố sâu là cực kỳ nhỏ, chúng chỉ tồn tại trong những góc nhỏ và trong những khe hở, vết nứt của thời gian và không gian. Có thể bạn sẽ bắt đầu thấy khó hiểu nhưng khoan hãy bỏ đi vội.
Cách tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian - Tin180.com (Ảnh 1)
Hố sâu mở ra ở một đầu và đầu kia dẫn đến một hành tinh khác
Không có gì là hoàn toàn phẳng và đặc bên trong cả. Nếu bạn nhìn đủ gần sẽ thấy được mọi thứ đều có những lỗ nhỏ li ti và đầy các vết nhăn bên trong. Đây là một nguyên lý vật lý cơ bản, và nó cũng đúng với trường hợp của thởi gian. Ngay cả bề mặt của một hồ bơi cũng có những gợn sóng nhỏ li ti. Vì vậy, mọi thứ trong không gian 3 chiều của chúng ta đều có những khe hở, và bạn hãy tin tôi khi tôi nói rằng điều này cũng đúng đối với chiều không gian thứ 4. Thời gian cũng có những vết nứt và khe hở như những vật thể khác, và những vết nứt này có kích thước rất nhỏ.
Bây giờ, hãy tưởng tượng chúng ta tự thu nhỏ xuống một tỷ lệ nhỏ nhất có thể, nhỏ hơn cả các hạt nguyên tử, chúng ta sẽ đến được một nơi gọi là bọt lượng tử. Đây là nơi mà các hố sâu có tồn tại. Tại đây, các đường hầm xuyên không gian và thời gian liên tục được sinh ra, tồn tại và biến mất, sau đó lại được sinh ra tiếp trong thế giới lượng tử này. Và chúng thật sự liên kết giữa 2 nơi khác nhau ở 2 thời điểm khác nhau.
Nhưng một điều không may là các đường hầm thời gian thực này chỉ nhỏ bằng một phần ngàn/triệu/tỷ/nghìn tỷ centimét, quá nhỏ để con người có thể bước qua được, nhưng từ đây, khái niệm về cỗ máy thời gian sử dụng hố sâu từ từ hiện ra. Một vài nhà khoa học nghĩ rằng ta có thể "bắt" một hố sâu, sau đó phóng lớn nó lên hàng tỷ lần, đủ lớn để con người có thể bước qua, hay thậm chí là cả một chiếc phi thuyền. Nếu có đủ nguồn năng lượng và trình độ khoa học kỹ thuật, có lẽ một hố sâu khổng lồ sẽ được xây dựng trong không gian. Tôi không nói điều đó có thể thành hiện thực, nhưng nếu có, đây sẽ là một thiết bị phi thường, với một đầu đường hầm mở ra đâu đó gần Trái Đất, và đầu kia sẽ mở ra ở một nơi rất xa hoặc một hành tinh xa xôi nào đó. Về lý thuyết mà nói, một đường hầm không gian (hoặc hố sâu) có thể làm nhiều hơn là chỉ đưa ra đến những hành tinh khác. Vì nếu cả hai đầu của đường hầm đều dẫn đến cùng một nơi nhưng khác biệt về thời gian, thì chiếc phi thuyền đi xuyên qua nó sẽ trở về quá khứ rất xa, và loài khủng long sẽ có dịp được chứng kiến sự xuất hiện của những con tàu không gian hiện đại.
Phương tiện nhanh nhất mà con người từng chế tạo là chiếc phi thuyền Apollo 10 với vận tốc tối đa 25.000 dặm/giờ. Nhưng để có thể du hành vượt thời gian, chúng ta cần phải bay nhanh hơn thế gấp 2.000 lần.
Giờ đây tôi lại thấy thật khó khăn khi suy nghĩ về chiều không gian thứ 4, hố sâu là những khái niệm rất phức tạp dễ làm bạn đau đầu, nhưng đừng vội nản chí. Vì tôi đã nghĩ ra một thí nghiệm nho nhỏ có thể chứng minh liệu con người có thể du hành vượt thời gian thông qua hố sâu hay không. Tôi thích những ví dụ nho nhỏ như thế này, và cả rượu sâm-panh nữa. Nên tôi sẽ gộp hai thứ này lại để kiểm tra trong ví dụ của mình.
Hãy tưởng tượng tôi sắp mở một bữa tiệc và khách mời của tôi sẽ là những người đến từ tương lai, và tôi không cho ai biết về bữa tiệc này cho đến khi bữa tiệc diễn ra. Tôi tự tay viết các thư mời, trong đó có ghi rõ tọa độ về không gian và thời gian bữa tiệc diễn ra, sau đó chép ra nhiều bản copy và hy vọng 1 trong số những bản copy này tồn tại được qua hàng ngàn năm, để đến một ngày nào đó trong tương lai, một ai đó sẽ thấy được tờ giấy mời này và dùng cỗ máy thời gian để quay về quá khứ và… dự tiệc. Qua đó chứng minh được thuyết du hành vượt thời gian là có thực.
Trong khi chờ đợi, những người khách của tôi có thể đến bất cứ lúc nào, hãy đếm ngược 5, 4, 3, 2, 1… nhưng không có ai đến cả. Thật đáng hổ thẹn! Tôi đã hy vọng ít nhất cũng có một hoa hậu hoàn vũ sẽ đến tham dự bữa biệc của tôi. Vậy tại sao thử nghiệm này không thành công? Một trong những nguyên nhân nổi tiếng có thể kể đến khi nói về việc du hành vào quá khứ, đó là sự nghịch lý.
Những sự nghịch lý này rất thú vị khi được nói đến, nghịch lý nổi tiếng nhất thường được nhắc đến nhất là "nghịch lý ông nội", nhưng ở đây tôi có một "phiên bản" mới và đơn giản hơn, gọi là "nghịch lý nhà khoa học điên". Tôi không thích cách mà các nhà khoa học trong phim thường được mô tả là những người điên, nhưng trong trường hợp này thì nó lại đúng. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học xây dựng một hố sâu, rồi dùng nó để trở về quá khứ vài phút trước đó. Lúc này nhà khoa học đó có thể nhìn thấy chính bản thân ông ta của vài phút trước, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông ta rút súng và bắn chết ông ta của vài phút trước đó? Bây giờ thì ông ta đã chết, vậy ai là người đã giết ông ta? Đó là một nghịch lý, tuy không có ý nghĩa gì nhưng những tình huống như thế luôn là những cơn ác mộng đối với các nhà khoa học vũ trụ.
Cách tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian - Tin180.com (Ảnh 2)
Bữa tiệc của Hawking có cả (từ trái sang) Albert Einstein, Data và Isaac Newton
Loại cỗ máy vượt thời gian này sẽ vi phạm một quy luật bao trùm toàn bộ vũ trụ này, đó là luật nhân quả. Tôi tin rằng vạn vật không thể tự phủ định chính bản thân nó, bởi vì nếu như vậy thì cả vũ trụ này sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn mà không gì có thể ngăn được. Nên tôi nghĩ rằng luôn luôn có một thứ gì đó sẽ xuất hiện để ngăn các nghịch lý xảy ra. Hay nói cách khác, có một lý do cho việc tại sao nhà khoa học kể trên không thể rơi vào tình huống có thể tự kết liễu đời mình. Và trong trường hợp này, tôi rất tiếc phải nói rằng, vấn đề ở đây chính là các hố sâu.
Tôi nghĩ các hố sâu như trên không thể tồn tại được, nguyên nhân là do một hiện tượng gọi là sự phản hồi. Nếu xem một buổi biểu diễn nhạc Rock, bạn sẽ nghe thấy có nhiều âm thanh rít lên rất khó chịu, đó chính là sự phản hồi. Khi âm thanh đi vào micro, nó sẽ được truyền dẫn bên trong sợi dây điện, sau đó được khuếch đại lên nhiều lần thông qua ampli và thoát ra bên ngoài thông qua loa. Nhưng những âm thanh này quá lớn đến nỗi âm thanh phát ra từ loa lại tiếp tục "chui" vào micro và tiếp tục trải qua quá trình trên. Cứ mỗi một vòng như thế thì tiếng rít đó lại càng lớn lên, nếu không ngăn cản thì sự phản hồi này sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống âm thanh.
Quá trình trên cũng xảy ra tương tự đối với hố sâu, nhưng thay vì âm thanh được truyền dẫn thì ở đây, đó là sự bức xạ. Ngay khi các hố sâu phình to ra, các tia bức xạ tự nhiên sẽ chui vào đó trước và trải qua quá trình hệt như âm thanh trong micro, sự phản hồi làm cho các tia bức xạ ngày càng mạnh, đến nỗi phá hủy luôn hố sâu đó. Vì lẽ đó mà cho dù các hố sâu tí hon có thực sự tồn tại, và một ngày nào nó có thể phình to ra thì nó cũng không thể tồn tại đủ lâu để dùng làm cỗ máy thời gian. Đây là lý do tại sao không có ai đến dự buổi tiệc của tôi cả. Do vậy, bất cứ hình thức du hành nào trở về quá khứ bằng hố sâu hay bằng phương pháp khác là điều gần như không thể, nếu không thì những sự nghịch lý sẽ xảy ra. Đây quả là một tin đáng buồn cho những tay săn khủng long và các nhà Sử học.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây, bạn vẫn còn một hướng khác để du hành, đó là tới tương lai. Bản thân tôi rất tin tưởng vào du hành vượt thời gian, nhất là du hành vào tương lai. Thời gian trôi đi giống như dòng chảy của một con suối mà trong đó, chúng ta bị cuốn theo một cách không ngừng nghỉ. Nhưng có một điều đặc biệt mà dòng chảy thời gian giống như dòng chảy của nước, đó là nó sẽ chảy đi với những vận tốc khác nhau ở những địa điểm khác nhau, và đây là chìa khóa để chúng ta đi đến tương lai. Ý tưởng này lần đầu tiên được nghĩ tới bởi Albert Einstein cách đây hơm 100 năm. Ông ta nhận thấy rằng trong không gian, chắc chắn tồn tại những nơi mà tại đó, dòng chảy thời gian chạy chậm lại và cũng có những nơi mà tại đó thời gian sẽ chạy nhanh hơn. Và Einstein đã hoàn toàn đúng. Chứng cứ cho lý thuyết này nằm ở khoảng không ngay trên đầu của chúng ta.
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết đến hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), một mạng lưới các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất có nhiệm vụ điều giúp con người điều hướng thông qua vệ tinh. Nhưng các vệ tinh này cũng cho thấy một điều nữa đó là thời gian trong vũ trụ chạy nhanh hơn là thời gian trên Trái Đất. Trong mỗi chiếc phi thuyền phóng ra ngoài không gian đều có một đồng hồ hoạt động với độ chính xác cực cao, mặc dù vậy nhưng thật ra nó vẫn chạy nhanh hơn đồng hồ dưới Trái Đất 3/1.000.000.000 giây mỗi ngày. Và hệ thống luôn phải điều chỉnh sự thay đổi vô cùng nhỏ này, nếu không thì sự sai lệch tí hon đó sẽ gây ra rắc rối cho toàn bộ hệ thống, điển hình như việc làm cho các thiết bị GPS trên Trái Đất sai lệch 6 dặm mỗi ngày (hơn 9,6 km), một con số không hề nhỏ chút nào.
Đồng hồ chạy nhanh cũng là thứ dễ nhận thấy trong trường hợp này. Càng đưa lên cao thì đồng hồ chạy càng nhanh. Lý giải cho hiệu ứng đặc biệt này đó là do khối lượng của Trái Đất chúng ta. Einstein nhận thấy vật thể nào càng nặng thì nó càng "kéo" thời gian chạy chậm lại. Chính điều này sẽ dẫn đắt chúng ta đến với khả năng du hành đến tương lai.
Ngay chính giữa dải ngân hà Milky Way cách chúng ta 26.000 năm ánh sáng là vật thể nặng nhất trong dải ngân hà, nó là một hố đen siêu nặng chứa đựng bên trong nó một khối lượng bằng với 4 triệu Mặt Trời được nghiền nén lại thành một điểm duy nhất bởi chính trọng lượng của nó. Càng tiến gần đến hố đen này thì lực hút càng mạnh. Chỉ cần tiến đến đủ gần thì ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được và bị hút vào hố đen đó luôn. Một hố đen dạng này có ảnh hưởng rất lớn đến dòng thời gian, nó có thể kéo thời gian chạy chậm lại nhiều hơn bất cứ vật thể nào trong vũ trụ có thể làm được. Và nhờ vậy mà nó đã trở thành một cỗ máy thời gian hết sức… tự nhiên.
Tôi cảm thấy thích thú khi nghĩ đến việc làm thế nào để một chiếc phi chuyền tận dụng hiện tượng này bằng cách bay vòng quanh nó để đi đến tương lai. Đối với người ngồi điều khiển tại trung tâm dưới Trái Đất, họ sẽ thấy phi thuyền phải mất 16 phút để bay vòng quanh hố đen này, nhưng đối với những phi hành gia can đảm đang ngồi bên trong chiếc phi thuyền gần hố đen đó, thì thời gian sẽ chạy chậm lại. Và hiệu ứng mà họ trải qua còn khắc nghiệt hơn cả lực hút của Trái Đất rất nhiều, thời gian của phi hành đoàn sẽ bị giảm xuồng còn phân nửa. Đối với mỗi 16 phút bay vòng quanh, thì thật sự họ chỉ trải qua có 8 phút mà thôi.
Cách tạo một cỗ máy du hành vượt thời gian - Tin180.com (Ảnh 3)
Bên trong máy gia tốc hạt Large Hadron Collider
Và nếu cứ tiếp tục bay vòng quanh liên tục như thế và "sống" bằng phân nửa thời gian của Trái Đất, thì rõ ràng là họ cùng với chiếc phi thuyền đang du hành vượt thời gian. Hãy tưởng tượng họ bay vòng quanh hố đen trong suốt 5 năm của họ, thì ở những nơi khác, thời gian trôi qua đã là 10 năm. Khi trở về Trái Đất, mọi người đều đã già đi 10 tuổi, trong khi họ chỉ già thêm có 5 năm.
Vậy, hố đen siêu nặng đó chính là một cỗ máy thời gian, nhưng nó không mang tính thực tiễn cho lắm. Mặc dù hố đen dạng này có nhiều lợi thế hơn so với hố sâu do không tạo ra sự nghịch lý và cũng không bị phá hủy bởi hiện tượng phản hồi, nhưng nó lại rất nguy hiểm, nằm cách chúng ta rất xa và không thể đưa con người đến tương lai xa được. Thật may mắn là chúng ta vẫn còn một cách nữa để đi đến tương lai, đây cũng là hy vọng sau cùng và là cách tốt nhất để xây dựng một cỗ máy thời gian thực thụ.
Đó là bạn phải chạy (hay di chuyển) với tốc độ nhanh, cực kỳ nhanh. Nhanh hơn tốc độ cần thiết để không bị hút vào hố đen. Điều này là bởi một thực tế lạ lùng khác trong vũ trụ, đó là không một vật thể nào có thể đạt được vận tốc bằng với vận tốc của ánh sáng, còn gọi là vận tốc giới hạn (gần 300.000 km/giây). Đây là một trong những nguyên lý tốt nhất trong khoa học. Và cho dù bạn có tin hay không, thì việc di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng sẽ đưa bạn đi đến tương lai đấy.
Để giải thích cho điều này, bạn hãy tưởng tượng có một hệ thống vận chuyển mới giống như xe lửa cao tốc, có đường ray đặt vòng quanh Trái Đất. Và chúng ta sẽ dùng xe lửa siêu cao tốc này để đạt đến vận tốc càng gần vận tốc ánh sáng càng tốt và xem làm thế nào để nó trở thành cỗ xe máy vượt thời gian. Trên tàu là các hành khách cầm trên tay tấm vé 1 chiều đi đến tương lai không thể khứ hồi, đoàn tàu bắt đầu tăng tốc, càng lúc càng chạy nhanh, không lâu sau đó nó đã chạy xong một vòng quanh Trái Đất và cứ tiếp tục chạy vòng quanh như thế.
Để đạt được vận tốc ánh sáng, đoàn tàu phải chạy đủ nhanh để có thể chạy vòng quanh Trái Đất 7 lần mỗi giây. Nhưng do dù đoàn tàu có nhiều năng lượng đến thế đi chăng nữa thì nó cũng không thể đạt được vận tốc mong muốn bởi vì các định luật về Vật lý đã ngăn cản nó. Thay vào đó, hãy cho rằng đoàn tàu chỉ đạt được vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng mà thôi (cứ cho là vậy đi vì bạn không thể đạt được vận tốc đó đâu), thì lúc này đây, những điều khác thường bắt đầu xảy ra. Thời gian trên tàu sẽ chạy chậm lại so với phần còn lại của thế giới, hiệu ứng giống như khi bạn ở gần hố đen, nhưng ở đây hiệu ứng rõ ràng hơn, mọi thứ trên tàu sẽ diễn ra với tốc độ chậm giống như bạn chiếu chậm một đoạn phim vậy.
Vậy tại sao mọi thứ ngay cả con người trên đoàn tàu đều bị "chiếu chậm"? Hiện tượng này xảy ra là để bảo vệ vận tốc giới hạn. Vì nếu không bị "chiếu chậm" thì giả sử tàu đang chạy với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, rồi có một cô bé nào đó đứng từ phía đuôi tàu và chạy thật nhanh lên đầu tàu, lúc này vận tốc chạy của cô bé được cộng thêm vận tốc chạy của tàu hóa ra là cô bé đang phá vỡ vận tốc giới hạn trong vũ trụ đó sao. Các quy luật tự nhiên không cho phép điều đó, nên mọi thứ sẽ bị… "chiếu chậm". Do bị "chiếu chậm" lại như thế nên nói theo cách khác, họ đang du hành vào tương lai.
Hãy tưởng tượng đoàn tàu rời bến vào ngày 01/01/2050, nó vòng quanh Trái Đất liên tục trong suốt 100 năm trước khi phải dừng lại tạm nghỉ vào đúng ngày năm mới của năm 2150. Lúc này hành khách trên tàu chỉ mới trải qua quãng thời gian chỉ có 1 tuần do thời gian bị làm chậm lại rất nhiều (hiệu ứng mạnh hơn nhiều so với việc bay vòng quanh hố đen). Bước ra khỏi tàu, mọi người sẽ thấy được một thế giới khác xa những gì mà họ đã thấy trước khi bước chân lên tàu. Chỉ trong vòng có 1 tuần, họ đã du hành được quãng thời gian dài đến 100 năm. Tất nhiên, hiện tại chúng ta không thể làm ra đoàn tàu có thể chạy nhanh như thế được, nhưng bù lại con người đã xây dựng được một thứ khác tương tự, đó là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới đặt tại Geneva, Thụy Sỹ.
Sâu bên dưới lòng đất, bên trong các đường ống xếp theo vòng tròn dài hơn 25 km là dòng di chuyển của hàng triệu tỷ các hạt siêu nhỏ. Khi bật nguồn, các hạt này sẽ tăng tốc từ 0 lên vận tốc hơn 96.000 km/h chỉ trong vòng chưa đến 1 giây. Khi tăng nguồn điện lên cao, các hạt lại tiếp tục tăng tốc, càng lúc di chuyển càng nhanh. Và đến một lúc nào đó, chúng sẽ đủ nhanh để bay vòng quanh đường ống 11.000 vòng mỗi giây, tức là gần bằng với vận tốc ánh sáng. Giống như chiếc tàu cao tốc nói trên, chúng không thể đạt được vận tốc ánh sáng mà cùng lắm chỉ có thể đạt được 99,9% vận tốc giới hạn. Và khi đó, chính các hạt này cũng đang du hành vượt thời gian. Chúng ta xác định được điều này bởi vì một số hạt có vòng đời tồn tại cực kỳ ngắn, gọi là các hạt pi-meson, thông thường các hạt pi-meson sẽ bị phân rã chỉ sau 25 phần tỷ giây, nhưng khi chúng đạt được vận tốc gần giới hạn, chúng đã tồn tại lâu hơn bình thường đến 30 lần.
Như vậy đã rõ, nếu muốn du hành vượt thời gian, bạn chỉ cần di chuyển với tốc độ cực nhanh. Và điều mà con người từng làm tương tự đó là bay vào không gian. Phương tiện vận chuyển nhanh nhất mà loài người từng chế tạo đó là chiếc phi thuyền Apollo 10, nó đạt được vận tốc 40.000 km/h. Nhưng để du hành vượt thời gian thì bạn sẽ cần một phương tiện bay nhanh hơn chiếc Apollo 10 đến… 2.000 lần. Đó sẽ là một chiếc phi thuyền khổng lồ, đủ lớn để mang theo đủ nhiên liệu để vận hành cũng như tăng tốc đến gần vận tốc giới hạn. Và để đạt được vận tốc mong muốn, chiếc phi thuyền sẽ phải vận hành hết công suất trong suốt 6 năm liên tục.
Thời gian đầu, phi thuyền sẽ tăng tốc chậm do kích thước quá đồ sộ của mình, nhưng sau đó tốc độ sẽ tăng dần và phi thuyền nhanh chóng đạt được những quãng đường lớn hơn. Tuần đầu tiên, nó sẽ tới được các hành tinh khác trong vũ trụ, sau 2 năm nó sẽ đạt được vận tốc bằng phân nửa vận tốc ánh sáng và lúc này sẽ đang ở rất xa hệ Mặt Trời. 2 năm tiếp theo, vận tốc lúc này đã là 90% vận tốc ánh sáng và cách Trái Đất 30 ngàn tỷ dặm. Và sau 4 năm bay trong vũ trụ như thế, chiếc phi thuyền sẽ bắt đầu du hành vượt thời gian. Lúc này, cứ mỗi 1 tiếng đồng hồ trên phi thuyền thì so với trên Trái Đất, 2 tiếng đã trôi qua, tương tự với tình huống bay vòng quanh hố đen siêu nặng. Bay tiếp 2 năm nữa, lúc này vận tốc của phi thuyền đã đạt tới 99% con số mong muốn và mỗi tiếng trên phi thuyền sẽ tương đương với 1 năm ở Trái Đất. Phi thuyền đã thật sự bay vào tương lai.
Ngoài ra, việc làm chậm thời gian còn có một lợi ích khác, theo lý thuyết, nó cho phép chúng ta có thể du hành tới những nơi rất xa chỉ với 1 đời người. Một chuyến du hành đến tận cùng của dải ngân chỉ mất có 80 năm. Nhưng nhìn chung lại, điều kỳ diệu nhất của chuyến du hành này đó là nó giúp hé lộ cho chúng ta biết rằng vũ trụ này thật kỳ lạ, nó là một vũ trụ mà dòng thời gian trôi đi với những tần suất khác nhau ở những nơi khác nhau, nơi mà các hố sâu tồn tại ngay xung quanh chúng ta. Và sau cùng, chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về Vật lý để trở thành những nhà du hành vượt thời gian qua chiều không gian thứ 4.
Nguồn:tinhte/Daily Mail


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện buồn khó tin


Chuyện buồn khó tin và lời cầu chúc nhà văn Lê Lựu

bởi Trung Trung Dinh (Ghi Chú) viết vào ngày 28 tháng 6 2013 lúc 10:28
Khôngphải chỉ gần đây, mà chuyện buồn đến với nhà văn Lê Lựu cũng đã dăm năm rồi,sau khi chia tay người vợ thứ hai, ông đã “từ con” khi vợ con quyết định “giảitán” ngôi nhà tại Lý Nam Đế (Hà Nội). Đường ai nấy đi và Lê Lựu có phần 2 tỉsau khi bán nhà. Mấy năm nay bị ốm đau bệnh tật, ông chủ yếu sống tại Trung tâmVăn hóa Danh nhân - đường Tam Trinh, Hà Nội - nơi ông là Giám đốc. Và cũng theomột tờ báo và dăm tờ báo mạng cùng trang mạng cá nhân, nay nhà văn Lê Lựu đangquyết đòi lại sổ đỏ “mảnh đất hương hỏa” tại quê nhà…

ĐỗQuang Hạnh

Nhữngchuyện có thể nói là rất buồn ấy nhiều người gần gũi với nhà văn Lê Lựu đã biếtrõ từ khá lâu rồi. Cũng đã hơn hai năm, tôi mới có dịp đến thăm ông. Còn nhớ dạosau Tết Tân Mão 2011, vợ chồng nhà báo Hữu Tính (nguyên Trưởng Văn phòng đạidiện Báo Lao Động tại TP.HCM) là người bạn học cùng quê, huyện Khoái Châu, HưngYên đưa tôi đến mảnh đất “hương hỏa” của Lê Lựu. Khi ấy ông còn khá khỏe, chỉcó đôi chân rất yếu. Trí nhớ còn tốt và tương đối linh hoạt, khi nói thìnhthoảng có nước mắt nhưng vẫn hay cười… Thế nhưng buổi trưa ngày ngày 20.6 này,dường như mọi việc đã khác hơn nhiều. Khi nhà báo Hữu Tính, nhà văn Trung TrungĐỉnh (vốn là đàn em thân quý của Lê Lựu từ hồi còn ở tạp chí Văn nghệ Quân Đội)và tôi - cũng đã quen biết nhà văn Lê Lựu khoảng 30 năm - đến thăm và có ý địnhrủ ông về quê chơi.
Ôngvừa ăn xong, da dẻ vẫn khá, có thể tự đi lại với chiếc gậy nhưng vẻ như thầnsắc không được tốt lắm. Ông nói khó khăn hơn dù vẫn rành rẽ, nhưng không khócvà cũng thiếu vắng nụ cười. Lê Lựu vẫn ở trong mình một căn phòng tại tầngtrệt, có gióng tập đi, có máy tập - sau này được biết là của con gái, chị LêThị Lương mua tặng bố, vẫn có cán cán bộ, nhân viên của Trung tâm Văn hóa Danhnhân chăm sóc… Chúng tôi đã nói với ông về những mong mỏi không chỉ của mình màcó lẽ là của nhiều người thân thiết, gần gũi ông rằng, tuổi ông đã cao, sức đãyếu nên điều cần nhất giờ đây là sức khỏe, là ổn định, sống bình tâm, thanh thảnđể hy vọng ông còn có thể cầm bút viết tiếp. Nhưng Lê Lựu không mặn mà lắm vớinhững lời như thế. Ông vẫn đau đáu và trầm uất vì việc muốn “đòi lại” sổ đỏ.Ông không về quê và nói: “Mẹ con nó (bà Hoàng Thị Mỹ - vợ đầu đã ly dị và congái - chị Lê Thị Lương) muốn thì đến đây”. Sau đó ông viết vào giấy nhờ nhà báoHữu Tính một (việc) như sau: Khi chúng tôi hỏi ông cần gì bởi Hữu Tínhđang mời chúng tôi về quê. Ông vẫn nói về sổ đỏ và rằng theo lời khuyên của bácsĩ, ông phải ăn nhiều rau quả nên ông muốn có “quyền trồng cây cối hoa mầu (trên)mảnh đất ấy” và bà Mỹ “phải viết giấy cam đoan là không phá hoại hoặc ngăncấm”.



Chúngtôi về Khoái Châu với lòng nặng trĩu vì chuyện buồn thật khó tin này. Sự thậtvề mảnh đất ấy chẳng có gì là khó hiểu. Là bạn đồng hương, nhà báo Hữu Tính rõhơn chúng tôi. Nhưng việc bạn nhờ, ông vẫn làm. Sau khi đưa tờ giấy Lê Lựuviết, chị Lê Thị Lương đã đưa mẹ ký vào tờ giấy cam kết: “Thực tế tôi chưa baogiờ ngăn cản ông và đến nay tôi vẫn cam kết và mong muốn ông Lê Lựu về cùng concháu cúng giỗ tổ tiên, trồng rau ở vườn không bao giờ tôi ngăn cản”. Chị Lươngnói rằng, gia đình luôn tha thiết mời bố về quê nhà tĩnh dưỡng nhưng ông khôngchịu và đã đưa ông nhiều lần chìa khóa nhà cửa ở quê nhưng do ông làm mất hoặcđể quên đâu đó, chứ không ai ngăn cản ông về thăm quê, về quê nghỉ ngơi. Chịđưa cho chúng tôi xem “Biên bản họp gia đình bàn về quyền sử dụng đất thổ cư”ngày 18.4.2012 của gia đình ông Lê Lựu tổ chức tại thôn Mân Hòa, xã Tân Châu,Khoái Châu, Hưng Yên bao gồm “ông Lê Lựu, bà Mỹ, chị Lê Thị Lương” cùng một sốhọ hàng, cháu trai của ông Lê Lựu.
Nộidung đã thống nhất hai điều: 1. Ông Lê Lựu có quyền sử dụng mảnh đất và tài sảntrên mảnh đất này đến khi từ trần. 2. Sau khi ông Lê Lựu và bà Hoàng Thị Mỹ mấtđi, mảnh đất này sẽ được giao cho con gái: Lê Thị Lương toàn quyền sử dụng vớimục đích thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, chị Lương không được chuyển nhượng cho ai vàanh Lê Văn Soát (cháu trưởng) là người đứng ra tổ chức cúng giỗ tổ tiên giađình hàng năm. Biên bản được xác nhận của chính quyền từ thôn, xã đến tận UBNDhuyện, là một việc hiếm có, bởi nhà văn Lê Lựu là danh nhân quê hương của cảHưng Yên, luôn được quý trọng, nể vì.

Ấythế nhưng mọi việc không theo những chuẩn mực và những nguyên tắc đã được toànbộ những người trong cuộc thống nhất, thừa nhận. Chúng tôi không hiểu sao lạicó những bài đăng trên báo viết, trên báo mạng cùng những trang mạng cá nhân đãnói sai sự thật để đến mức chính các cháu ruột của nhà văn Lê Lựu cũng nhất mựcphản đối. Ngày 15.6.2013 trai họ gồm Lê Văn Soát (cháu trưởng) cùng các anh LêĐộng, Lê Văn Tảo, Lê Văn Trại viết đơn phản ứng quyết liệt vì những nội dungkhông đúng của một bài báo đã “gây tổn hại đến uy tín và danh dự gia đình vàgây ra sự bức xúc cho con cháu anh em, mất ổn định trong gia đình”.
Mộtsố nhà báo, nhà văn từng viết để “bình vực”, “thương cảm” Lê Lựu cũng là bè bạncủa chúng tôi và có thể họ chưa có điều kiện biết được tất cả sự thật, cái lývà cả cái tình trong những chuyện buồn của một nhà văn đáng quý của chúng ta.Vì thế, những người gì viết về ông cũng nên thông cảm. Chỉ có điều, chúng tôinghĩ, điều quan trọng chính là ở nhà văn Lê Lựu. Chuyện lý chuyện tình sẽ rasao khi ông cứ đòi chuyển tên sổ đỏ của người vợ đầu (đã ly dị) trong khi bà ấychỉ có một đứa con với ông, không hề đi bước nữa, bao năm qua vẫn ở ngôi nhà ấytại quê hương ông, chăm sóc bố mẹ ông cho đến khi họ mất - sang tên mình? Ngaycả việc có sổ đỏ tên ông - dù rằng vô cùng là khó, bởi rất phi lý - thì ôngđược hay mất, cái gì nhiều hơn, hay là chỉ cay đắng, đau đớn không chỉ với ôngmà còn là của những người thân trong gia đình, dòng tộc?
LêLựu không phải là một người thiếu thốn về vật chất. Điều đó là rõ ràng. Nhưngnay ông thấy còn thiếu gì, cần những gì thì có lẽ chỉ mình ông mới hiểu được.Mong sao nhà văn Lê Lựu tỉnh táo, tường minh, vững vàng và có nghị lực mạnh mẽ.Nhưng hình như, người đời thường nói, nhà văn, nghệ sĩ là kiếp người bị “trờiđầy”, hay phải cô đơn, gian nan vất vả, nên Lê Lựu cũng như thế chăng? Mong saomọi việc tốt đẹp hơn sẽ đến với ông trong những năm tháng nhiều thử thách này.Chúng tôi viết bài này với niềm mong mỏi cùng lời cầu chúc nhà văn Lê Lựu nhưthế.           




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Bài này láo, nhưng đọc biết chơi:

TƯỚNG NHÀ THƠ MỞ RỘNG RA NỀN THƠ

 Nguyễn Hoàng Đức
 .
Trong bài “Tướng mạo nhà văn” của tôi đăng trên blog Nguyễn Tường Thụy có một lời bình: “Tui thấy đầu Trần Đăng Khoa cũng tròn và mặt thi hào nhập thần HQT cũng mày tằm mắt phượng chứ bộ”.
Đây chắc hẳn là một cách nói nửa đùa nửa thật, có nghĩa nó vừa khen lại vừa chê. Vậy tôi xin qua đây bàn sâu hơn. Cách tôi bàn xin xác định không phải xem tướng mạo thuần thúy mà là “xem mặt đặt tên”, “trông giỏ bỏ thóc”, và nhìn người đoán việc, dựa trên những gì của con người đã để lại dấu vết của sự trưởng thành. Có nghĩa nó không thuần túy là tướng mạo mà còn là khoa học.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, hiển nhiên có một cái đầu tròn khá lớn. Một khuôn mặt cũng tròn khá phúc hậu. Nhưng khuôn mặt đó giống một cánh đồng hơn là một cao nguyên.
Và nhà thơ T Đ Khoa cũng là một nhà thơ rất thành công trên phương diện cánh đồng như những bài “Hạt gạo làng ta” hay “Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”, rồi “lá rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”… anh là nhà thầnđồng đệ nhất trong lịch sử Việt Nam, cũng như hàng đầu trên thế giới. Về đường quan chức anh cũng thành công bậc nhất, là nhà thơ nhưng anh còn giữ chức vụ giám đốc đài phát thanh có hình của Đài tiếng nói Việt Nam. Danh tiếng của anh thì khỏi phải bàn, anh là chứng minh thư nhà văn cho toàn thể các nhà văn quân đội. Dù đoàn nhà văn quân đội đi ít hay đông bao nhiêu, khi được giới thiệu “đoàn nhà văn quân đội”, dân Việt đâu có yêu gì sách vở và văn học, họ lơ đãng như không. Nhưng khi nghe nói “Kia kìa, Trần Đăng Khoa kìa”. “Đâu đâu?” họ hỏi nhau và chỉ tay nháo nhác, và lập tức họ tin cái đoàn đông đông này là đoàn nhà văn quân đội vì có chú thần đồng làm thơ từ bé.
Nhưng tướng mạo Trần Đăng Khoa hãm chỗ nào? Trong tướng mạo người ta nói “Nhất thanh, nhì sắc, tam hình”, tức là: thứ nhất âm thanh, thứ nhì đến sắc diện, thứ ba mới đến hình thù”. Tướng âm thanh rất quan trọng, thậm chí người ta chỉ cần nghe qua bức tường, không cần thấy cũng đoán ra người sang kẻ hèn. Giọng nói của TĐK dù rất có duyên, rí rủm, tình củm, nhưng hơi bèn bẹt, toèn toẹt, giống như người nhà quê hay đập chiếu xuống mặt ao… Tóm lại đó là giọng lúa nước khá ẻo lả, với giọng đó người ta chỉ có thể làm thơ. Đó cũng là giọng đặc trưng của khá nhiều người Việt, đặc biệt các nhà thơ. Nếu để ý kỹ các nhà thơ Việt Nam ít khi nói được mệnh đề dài, mà cứ hay ngắt dòng xuống câu như đang đọc một bài thơ vậy. Nghe ít thì êm tai, nghe nhiều như nước đường, pha nhạt lờ lợ, gây buồn ngủ và yếu đuối.
Từ Bắc vào Nam càng đi càng thấy đặc điểm ngôn ngữ của người Việt. Từ Huế trở vào chẳng hạn, nước sông nhiễm mặn, vì đất thấp, mặt sông thấp hơn mặt biển, nên bị nước biển chảy ngược vào, nước ngọt thành nước lợ, nên giọng nói của người ta cũng bị lợ, tính cách cũng “lợ” luôn. Người ta nói như hát và rất thích làm thơ. Vào miền Nam, đất càng thấp, quanh Sài Gòn chẳng hạn, lau lách đìu hiu, nước và bờ nhòe nhoẹt không phân biệt, người ta nói giọng rất võng như “ở trển” (ở trên), “ở trỏng” (ở trong), “cổ ấy” (cô ấy)… Những đoàn ca nhạc hải ngoại, dù nhạc tây rất mạnh mẽ nhưng khi cất tiếng hát thì toàn hát giọng thấp “xuống tông” nghe như hát giả vờ.
Nói chung cái giọng của người Việt rất ẻo lả yếu ớt, nó thể hiện là giọng lúa nước ở vùng trũng, không bao la quảng đại mã hiệp như giọng bình nguyên. Đó cũng là giọng thiếu lý trí và khoa học. giọng như thế chỉ có thể làm thơ với điệu ngâm nga của cảm xúc nhũn nhẽo.
Thêm một điều khác trong thực tế, tuy TĐK là một thần đồng, nhưng anh vẫn không vượt qua được thói quen “học nhi ưu tắc sĩ” của người Việt và người Trung Quốc, là thần đồng nghĩa là người ta có sở trường cao nhất, vậy mà anh lại không dùng sở trường quí nhất của mình. Người Trung Quốc và người Việt nói chung đều từ mọi ngả đổ về “ăn cơn chúa múa tối ngày”. Học để làm quan, buôn cũng để làm quan “mua quan bán tước”, đá cầu như Cao Cầu cũng để làm quan, làm thơ như Lý Bạch cũng lọ mọ về kiếm tí quan trong triều… vì thế mà không có nhà thơ chuyên nghiệp. Thêm nữa vì thể tạng người Việt yếu nên không có ý chí để thành chuyên nghiệp trong bất kể việc gì, may ra có 1/1000 người có chuyên môn vững vàng theo đuổi chuyên nghiệp từ đầu đến cuối.
Một con người vĩ đại là gì? Theo triết gia Hegel, đó chắc hẳn phải là người dùng ý chí để trở thành con người mình hướng tới. Đấy là con người biến khả năng của mình thành hiện thực giống như hạt giống thiên bẩm phải lớn lên nở hoa kết trái. Vậy người ta đâu có thấy ý chí của Trần Đăng Khoa khi từ hạt giống vươn lên. Ta được trời sinh ra làm cục sắt nhưng không mài làm sao thành kim?
Giờ đến tướng mạo của HQT. Hiển nhiên anh ta có khuôn mặt phương phi trên một cái đầu khá lớn. Nhưng mắc hãm tướng về “sắc diện”. Mặt anh ta đỏ ửng, và có tướng “mặt trơ trán bóng”, hay như nhân gian nói “thua thì mặt đỏ như vang, được thì mặt vàng như nghệ”. Trong lịch sử Tầu, Kinh Kha kia có vẻ quân tử lắm, nhưng khi nhìn thấy tần Thủy Hoàng sắc diện liền đó ửng, thế là bị chém đầu, thật tiếc lắm thay! Có người còn phát hiện anh ta có tướng “diện bất sầu tâm bất quảng”, nghĩa là mặt không buồn thì tâm không thể lớn. Vì mặt trơ nên anh ta mới đi chép cả trăm bài thơ làm của mình. Giá anh ta chép bài biết sào sáo, như trộn các bài với nhau thành một bài dài, thì cái ban giám khảo đọc sách không gáy của hội không cách nào nhận ra ( kỳ thực ngay cả khi anh ta chép nguyên si, ban giám khảo có nhận ra đâu, lại còn đưa anh ta đi đề cử giải Nobel ).
Nhân bàn về “diện mạo” của HQT, thấy rằng người Việt mắc bệnh mặt tiền trầm trọng, như “nhà mặt phố, bố làm to”. Một ngôi nhà cao quí thì kín cổng cao tường, từ đường vào đến cổng có khoảng cách, từ cổng qua vườn, qua sân mới đến nhà, nhưng người Việt ở dạng buôn bán vặt nên rất thích nhà trương ra mặt phố, vì người ta cần buôn bán chứ đâu cần ưu tư. Các nhà thơ thì đổ lên mặt báo, lên mặt đài, lên mặt vô tuyến để kiếm tí danh tức thời hơn là cái danh ở chiều sâu. Ở đời có nhiều đẳng cấp danh. Mặt tiền ra sân khấu là diễn viên. Phía sau là đạo diễn. Phía sau nữa là tác giả kịch bản. Nhưng các nhà thơ lèo tèo dăm câu ba chữ tiểu nông Việt chỉ thíc ăn xổi ở thì ăn ngay tiến lên mặt báo, cũng là cơ quan quyền lực thứ tư để kiếm chút danh tức khắc. Cho nên mới là nhà thơ không thể vượt qua được vai nhà báo.
 Tại sao các nhà thơ Việt không mấy ai dám sống trọn vẹn thuần khiết với văn chương? Trong dàn nhạc không phải nhạc cụ nào cũng có thể chơi một mình. Trống chẳng hạn, nó không thể đọc tấu hay võ vẽ lâu nếu chỉ chơi một mình, cây kèn và sáo hay violoncelle cũng vậy, chỉ có cây piano  có thể độc tấu một mình bởi lẽ nó có cả giai điệu và hòa thanh. Nó tự làm no đủ và đầy ắp chính mình. Các nhà thơ Việt có giống không, khi người ta với chính mấy vần thơ lẻ đã không thể tự tồn một cách độc lập phong phú mà cứ phải đứng vào dàn nhạc tập thể? Câu trả lời là rất rõ.
HQT không chỉ mắc tướng sắc diện, mà anh bị phá cách giữa hình thức và tâm hồn, mặt mũi thì to lớn phương phi, trong khi lại ẻo lả mấy vần thơ vụn, không khác gì một công-ten-nơ lớn lại đựng có một trăm viên sỏi – là những câu tứ tuyệt. Có những  nhà thơ đã đem thơ của mình ra sân khấu biểu diễn. Một anh bạn trẻ đi tham dự về có nói: thơ ngắn quá không thể leo lên cao trào được.
Đúng vậy, một mét không thể là con đường lên dốc. Người ta phải đi độ dài đủ nhiều để lên dốc. Đèo Pha Đin chẳng hạn, nó dài 36 km, đèo Hải Vân cũng dài hơn vài chục cây số… nếu không lên đèo đổ dốc người ta sẽ không hiểu thế nào là độ cao. Thơ Việt cũng vậy, nó quá ngắn để người ta được dâng lên dốc. Trong tình ái, nếu không có độ căng thẳng của khao khát nằm trong tâm trí người ta sẽ không thể đạt tới độ căng khoái lạc. Dây đàn phải đủ căng mới ra tiếng nhạc, còn nếu trùng nó chỉ là tiếng dây thép. Khi hát, phải đạt đến độ cao nhất định, thanh quản mới rung lên, khi đó mới tạo ra cảm xúc lớn. Thơ Việt hầu hết chỉ là những đoản ca nghiệp dư, chưa có độ rung của thanh quản, chưa có độ căng của cao trào xung đột mỹ học, làm sao đạt tới khoái cảm sung mãn?
Thơ nói chung chỉ dành cho những người ít học hay vô học vì mục đích đầu tiên của nó là để truyền khẩu cho người mù chữ. Ở Hy lạp hàng vạn nhà thơ hát rong chỉ để đọc văn vần dễ nhớ thay thế những tấm da thú viết chữ đắt tiền mà các bình dân không thể mua. Và Homer xuất hiện đã xóa đi tên gọi của cả vạn nhà thơ đoản ca. Ở Trung Quốc hàng vạn nhà thơ Đường kia không tụ hợp nổi một trăm câu hay, và không thể đổi lấy một cái tên Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký. Trời ơi cả vạn người không bằng một góc của người ta, tự hào kiêu hãnh làm gì cho nhọc lòng ra!
Trong  giá trị phổ quát nhà thơ có một tầm vóc bé nhất. Có một phương ngôn, tầm vóc của ngôn ngữ qui định tầm vóc của mỗi con người. Nhà vật lý  có ngôn ngữ của nhà vật lý. Nhà hóa học có ngôn ngữ của nhà hóa học. Nhà nông có ngôn ngữ đơn giản và nghèo nàn của nhà nông, và những nhà nông Việt chiếm 90% dân số. Nhà thơ đa phần cũng từ 90% đó mà ra, nên ngôn ngữ cũng loanh quanh đồng ruộng cá tôm như một nhà thơ có nhiều giải thú nhận: chúng ta chỉ là tép riu.
Cuộc đời không bao giờ chỉ là nông nghiệp mà nó là ý chí toàn thể của triết học, thần học, khoa học, kiến trúc, âm nhạc, hội họa, kỹ nghệ, thông tin…và những điều khác nữa. Không ai bắt thơ chỉ giới hạn trong nông nghiệp, mà nhà thơ phải leo dần lên tất cả những lãnh vực cao siêu của cuộc sống. Chỉ có thế thơ mới trở nên tầm vóc và giá trị. Hàng trăm mẩu thơ viên sỏi cũng như những đoản ca không cách gì đạt tới cao trào.
Thơ Việt làm sao lớn với các nhà thơ từ chối cả thiên bẩm quí báu của mình đi săn tìm ghế và giải của cơ chế quyền lực xin chơ? Những chiếc đàn không thể độc tấu một mình luôn hòa trộn vào tập thể để tìm sự ưu tiên của quyền lực thì làm sao nó cất được lên lời ca mỹ học? Người phương Tây có câu, “mọi con dường đều đổ về La Mã”, trong khi đó dường như các nhà thơ Việt sống theo phương châm: mọi con đường đều đổ về dạ dầy. Ghế cao, giải cao mà không có tiêu chí mỹ học chỉ là cách nối dài của dạ dầy mà thôi. Rút cục nhà nông lo trồng lúa trên cánh đồng, rồi nhà thơ vẫn là nhà nông muốn gặt lúa danh lợi trên cánh đồng giấy trắng. Nếu tâm hồn không nâng cấp, thì thơ cũng chỉ là cách gieo trồng lúa mà thôi. Liệu chúng ta có cách trả lời nào khác hơn?
.
NHĐ    25/06/2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ của ngổ:


CHÂN KHÔNG

Chẳng có gì để sẻ chia
Ngoài đắng và chát
Người chối ta mừng,
Người nhận ta lo..

Đêm nằm chỉ ước mơ sáng hôm sau bỗng nhiên thành triệu phú!
Để trả hết món nợ đời chồng chất năm xưa
Trả cả chiếc hôn lên những đôi môi thờ ơ, giá lạnh
Những mắt nhìn nghi hồ một thủa ta qua..

Ngày đi qua những ngôi đền giả mạo
Cũng thắp hương
Xin lỗi không vái lạy, không dập đầu!
Người muốn vinh danh
Ta ngần ngại chi hà tiện?
Cứ chiều người
hư vinh lên cao!

Chẳng có gì để sẻ chia
Xin người hãy nhận!
Lời nhắn này của kẻ qua đường từ tâm..
Gã chỉ có trong bọc mình ít ỏi
Một chút buồn
Một chút băn khoăn!!








Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lại thơ tý nhóe!



BÙI VĂN KHA
Nhà thơ Lê Huy Quang
Nhà thơ Lê Huy Quang
Tôi đọc “Phải Khác” trong một chiều có mưa. Phân vân. Đa lẽ. Say mà không buồn, nhưng dịu dàng lãng mạn. Đó là anh Lê Huy Quang.
Tên tập thơ chỉ có vị và bổ đề ẩn chủ từ – thế là khác.
Mà Khác là cốt yếu của Dịch – Dị. Phải là đẩy đến Tượng – Hình. Sự kết hợp của họa và thơ theo sợi chỉ luận và cảm đưa cho ta một cách nhìn Lê Huy Quang sâu sắc biểu hiện  đan quện với tột cùng thăng hoa văn hóa câu chữ làm nên một lối Văn đẹp – Phải Khác chính là một phát ngôn tư tưởng.
“Nghe tiếng mở mùa xuân1984/ Lật bàn tay mình. Soi lại mặt mình. Ơ hay. Bạn và bè. Chìm đi, tan ra/ Thơ. Nghĩ gần hai mươi năm đã viết. Không in ấn. Không xuất bản. Nào cần được cái gì. Nhớ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. suốt một đời nợ nần. Thơ đè nặng hai vai/ Song le. Ta vẫn đi. Đi hoài cô đơn và không tưởng. Không kỳ vọng. Không hoài vọng. Nhưng cũng không vô vọng./ Cha ơi. Mười một năm cha đi vào cõi vĩnh hằng. Đã sang cát, đã thay nhiều mùa cỏ héo. Nén tâm hương thắp viếng hồn cha hư ảo. Mẹ ơi. Bảy mươi sáu rồi. Bao giờ đời mẹ mới có được niềm vui? Mở Giáp Tý 1984. Con vẫn chờ. Và tin rằng hết ba mươi sẽ phải là mồng một. Phải khác đi.” – (Giáp Tý 1984).
Sau Nguyễn Đình Thi hơn 30 năm ta lại gặp một trình thơ văn xuôi giản dị, súc tích, dẫn dắt, suy tư và hình ảnh hay đến như vậy – gọn những riêng mình mà tản bao thân hữu!
Mấy năm sau anh có một bài Phải Khác, tôi cũng xin dẫn ra đây: “I. Nghe như gió chuyển mùa/ Giọng nói bạn bè đã pha màu đố kỵ/ Bay đi một cọng lá vàng/ II. Tất cả mọi người đều tiến lên hối hả/ Riêng ai lùi lại một mình/ Tất cả mọi người đều reo lên hỉ xả/ Riêng ai ngơ ngác lặng câm/ tất cả mọi người đều vỗ tay như sấm/ ai như vô hình bay lên/ III. Cuộc đời. Ai nhớ. Ai quên?/ Nhưng mà Phải khác. Mới nên chữ Người.”. Làm năm 2007- 2008, sau Đổi mới hơn 20 năm. Giọng thơ bộc trực, ý nghĩa so sánh, cũng là một bài khá hay, nhưng dụng công quá thành ra tình không thoát hết. Thì ra khi anh định tuyên ngôn thì nàng thơ lãng đãng. Khi anh tự sự đồng cảm ánh trăng cứ bay vào. Bài thơ chỉ ra cái nghịch lý ồn ào không cho cảm thương chỗ đứng – mà đúng vậy thay.
Lê Huy Quang có cách nói lạ về sự chở che và trông đợi của người mẹ: “đầu gió cửa/ khi chiều sém hoàng hôn mẹ chợ muộn về/lẫn trong màu tím của đường ngói đầu tiên/ rồi cây/ màu cây con trai mẹ đựng vào trong mắt/ những mắt cây vào đêm” – (Những bài hát ru là mẹ). “Mẹ ơi, càng đi xa càng sấp mặt quay lưng/ tìm bốn hướng con chắp tay về hướng mẹ/ Vẫn biết sinh ra trên đời là vô lý/ thân nỗi này mẹ phải đa mang” – (Bài thơ thị xã). “Em ơi em sau những ngày không nghỉ/ Anh mong về trong ngón ngón mưa em” cũng ở bài này. Tấm lòng người mẹ và hình em trong mát – trong thơ Lê Huy Quang bao giờ đặt câu cũng có vẻ ngược nhưng lại rất ấn tượng. “Không nhớ nữa mọi nẻo đường ta đến/ Màu hoa nào riêng sắc em?/ Mặt hè nghiêng tay chọn/ Mặt tường nghiêng khuất thềm./ Gió gió nghiêng về phía kín,/ Nơi nghiêng người anh điệp khúc em.” – (Chợ hoa – tặng nhà thơ Lê Đạt), cũng là em thôi, lấy ý nghiêng là đã có góc nhìn ánh sáng, nhấn điệp khúc em là kiệm lời mà rõ tứ – tặng nhà thơ bóng chữ phu chữ chơi chữ như thế còn mấy ai hơn.
“Chân Dung – I. Mọi thứ tưởng tượng đều hết linh thiêng/ Em là mẩu tin hàng ngày quán nước chè năm xu đầu phố/ Anh nhặt và anh nghe/ từ tay này anh chuyển em sang tay kia/ Anh nói/ – Em là con toán bất động sản/ Anh giải tìm trong lãng quên/…/II.Rồi cuối cùng một phút thảnh thơi hơn/ Em yêu anh gánh thêm đòn tội nợ/ Anh làm con nợ thời gian/…/ III. …Anh sẽ đến tìm em/ Anh sẽ đến vào đêm sập cửa/  …Anh không quyền yêu em, em còn sạch quá/…/ Anh lang thang em/ Anh xanh xao em/ Anh mi ni em/ Đêm về anh tiết canh em.” Cứ cho là đoạn 3 điên cuồng đi thì đây vẫn là bài thơ tình hay – Khi biểu tượng “mất giá” dĩ nhiên cái tầm thường ngự trị. Vẫn không xóa được bản thể tình yêu tự nó. Câu kết bài nói được 2 ý: Tươi mới và tột bậc. Yêu như thế là thích thú – Yêu như thế mới sung sướng.
Nằm trong chùm thơ về các chân dung văn nghệ sĩ: “1. tôi gặp người họa sĩ/ đầu chỗ rẽ/ mắt nhòe tôi/ bức tranh phố nằm nghiêng/ 2. những bức tranh phố nằm nghiêng/ đón tôi/ không về nhà/ người họa sĩ chân đóng đinh mặt hè chiều màu ghi” – (Chiều phố) ở Lê Huy Quang, nghiêng là một góc nhìn, một tư thế, một cách tiếp cận và luận giải. Nếu đứng thẳng ox – oy thì phẳng Ơ clit rồi, còn đâu đa chiều nữa – Phải khác cũng là ở đấy. Bài này tặng họa sĩ Bùi Xuân Phái.
“Cành tay anh im cành tay em/ cành tay em im cành tay đêm…” – (Khoảng cách). Đêm nhân hóa làm đêm bớt ngắn dài, cũng viết về đêm nhưng đêm ở đây không đơn thuần là bối cảnh – đêm cơ thể. “Máy nước đầu ngõ đòn gánh cong lưng/ ngực tròn sức lớn/ Sóng – sánh – tóc – nước – đọng/ Đèn – nhòe – lay – chân – thùng ”- (Ngõ) hình ảnh đẹp kiểu Lê Huy Quang.
Đến đây tôi tạm đưa ra một câu hỏi: Lê Huy Quang trong Phải Khác theo trường phái nào? Cách nhìn màu sắc và mỹ cảm thì chân thiện mỹ cổ điển. Ngôn ngữ và cấu trúc thì hậu hiện đại – có mâu thuẫn không? Ngay cả cách tìm tòi của anh cũng là tân hình thức, nói thế nhưng tôi vẫn thấy trong sáng tác của anh luôn theo một hệ quy chiếu chéo – thực ra trái đất là nghiêng cong, trừu tượng hóa thẳng phẳng. Khoa học thì thế, vào thơ không khéo chẳng được như tháp Pisa mà ngã bổ nhào. Lê Huy Quang nhìn sự vật tưởng là khác nhưng đấy mới là bản chất của tự nhiên nhân hóa. “Mưa dài hai vòng tay/ mưa dài hai vòng quay/ mưa dài đi vô lối/ mưa dài mua mùa bay/ mưa dài mua mùa say/mưa dài loa qua ngày/ mưa dài em không nói/ Ta dài mùa khóc mướn thương vay.” (Mưa).Đang khác, đến lúc ta dài mùa khóc mướn thương vay lại không khác, thành ra gượng mất nhịp so với toàn bài, Tôi nghĩ câu này ý thừa vì thật quá.
“Tôi lúc nào cũng đầy sương đêm/…/ sương con trai con gái/ tôi tự nuôi sống mình/ đơm hoa kết trái/ rồi trở về chôn chặt với đất sương” – (Sương). Là nói về trạng thái lãng mạn của đời sống và tâm hồn thi sĩ. “Mưa/ Mưa nối những chiều/ một nét buồn thẳng đứng/ nghe nong tằm ăn dâu/ mưa tắm nhựa non từng lá cây/ đằm nước mắt/ Những sợi tơ mưa nối đất lên trời ” – (Phong cảnh). Cả bài dài tả rét và mưa không khác. Chỉ một câu kết lại là khẳng định ngược: Trời không phải là duy nhất mưa móc. Đất là người mẹ ban mọi phước ơn mát lành – như mưa. Vậy nối đất lên trời bằng sợi tơ mưa là một chân giá trị. Ngược nó hay như vậy đấy.
Nhớ Hàn Mặc Tử: “Chiều nay. Ghềnh Ráng lên thăm/ Thương Hàn Mặc Tử, Vẫn nằm. Đơn côi. / Biển vạn năm. Sóng ru hời, / Một đời trinh bạch một đời xót xa…/ Biển xanh. Tung bọt khóc òa, / Heo heo gió trở. Như là bóng ai?/Nén Tâm hương. Cháy, Nghẹn. Lời,/ Tình yêu dang dở…đâu rồi thi nhân?/ Rượu say. Lưng chén vơi dần,/ Buồn ơi nghiêng xuống cõi trần đong đưa./ Xòe tay. Hứng giọt giọt mưa, / Bất ngờ ướt đẫm thưa thưa áo người…/ Ta lên Ghềnh Ráng. Em ơi,/ Lau đi nước mắt cho đời nhẹ tênh./ Sinh – lão – bệnh – tử – mênh mênh,/ Giàu nghèo sướng khổ xênh xênh kiếp người…/ Chỉ còn thơ. Với rượu thôi,/ Chỉ còn tình nghĩa – suốt đời nhớ nhau.” – làm ở Quy Nhơn, năm 1987.
Trong thơ lục bát, Lê Huy Quang rất chú ý cách đặt câu. Bị vần điệu ép, anh đổi nhịp điệu nhưng dùng dấu chấm nhiều hơn để tách hơi tạo ra tiết tấu chậm chứ không dung dấu phảy chỉ để ngắt nhịp. Câu thơ vì bị dừng nên phải cao tay ấn về tu từ và độc lập tính. Cũng là một cách thể hiện. Ta xem bài khác – Về đi thôi gió. “Về đi thôi. Gió. Đừng chờ,/ Chẳng còn chi nữa. Mắt mờ tìm nhau./ Về đi. Thôi gió. Bay mau,/Chẳng còn em. Vẫn một màu. Phố xưa,/ Về đi thôi. Gió đừng mơ,/ Xa bàn tay ấy. Bất ngờ nỗi đau./ Về đi. Thôi gió. Chớ sầu,/ Ngày mai xa lắm. Còn đâu sợi buồn./ Về đi thôi gió. Mưa tuôn,/ Tóc nhòa bóng nước cội nguồn là em./ Về đi. Thôi gió. Là đêm,/ Hương hoa sữa.Những êm đềm thời gian./ Về đi, thôi gió nồng nàn,/ Heo may gợn. Thoáng đầy tràn trong nhau.” Dấu chấm đặt ngắt câu tạo ra trong một câu có nhiều câu nhỏ với nhiều chủ vị. Nếu xét câu lục thì ngắt nhịp vẫn liền câu, nhưng cuối câu dụng phảy thì liên một phần với câu bát, nếu đặt chấm thì gọn một ý trên, cả hai đóng mở tạo cho người đọc một cách cảm tĩnh trong chuyển nhịp, khả năng biểu đạt vì thế nhân lên – tứ thơ rõ, giản dị nhưng thú vị. Điều này còn thấy ở bài Nhớ Nguyễn Bính: “Quanh quanh một nét chân quê,/ Thương thương em với bờ đê chạy dài./ Thoảng đâu hương vị hoa nhài,/ Đàn đàn bướm bay bay dài cánh tiên./ Bóng em nghiêng nét hồn nhiên,/ Áo nâu đất mẹ tóc huyền gió bay./ Không son phấn, kẻ lông mày,/ Bàn tay quê vẫn chốn này chân quê./ Câu thơ Nguyễn Bính chợt về,/ Giữa thời hiện đại trăm bề vấn vương.” Cứ câu lục phảy thì câu bát chấm. đọc hai câu một hơi hai nhịp nó là thế đấy. Thì ra với Lê Huy Quang, dấu ngắt đâu chỉ là phảy chấm. Nó là một cách thức. Lê Huy Quang, vì thế, lúc nào cũng có ý thức thường trực thi pháp.
Ở những bài: Ba khúc viếng Thâm Tâm , Ông đồ (nhớ nhà thơ Vũ Đình Liên), Sao đổi ngôi (tặng nhà thơ Trần Dần), Nam Cao, Tự do (tặng nhà thơ Tuân Nguyễn), Sáng đầu năm1973 (tặng họa sĩ Lê Huy Hòa), Giêng xuân (tặng nhà thơ Trúc Thông), Ảo ảnh (nhớ nhà thơ Phùng Quán),… cùng với những bài đã dẫn, thấy chân dung Người – Nghề chiếm một vị trí quan trọng trong Phải khác. Lê Huy Quang trân trọng sự sáng tạo của họ và vẽ họ vừa bằng họa vừa bằng thơ. Cũng cần phải nhắc anh là một họa sĩ có tài, Nghệ sĩ Nhân dân nghành Sân khấu. Quá nửa sự sáng tạo của anh là trong ánh đèn cách điệu không gian. Ở đó, một thời gian dài quan niệm Hiện thực Mới và luật Ba nhất thống trị. Phải khác có lẽ là sự trăn trở bằng thơ những gì mà Nhà soạn kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã làm dưới ánh đèn nhà hát đêm đêm. Lê Huy Quang chú trọng cấu trúc và xô đẩy ngôn từ, đặt lệch trọng tâm nhưng không xóa bỏ mỹ cảm truyền thống. Anh chỉ hướng tới một sự thay đổi nhất định chứ không phủ định hệ thống mỹ học. Đọc anh tưởng lạ mà vẫn hiểu được, thuộc được. Nếu bỏ đi điều cảm nhận tưởng như đơn giản ấy, thì chỉ có một thứ “thơ trên trời” có trời mới biết, chứ với người tưởng cũng vô bổ mà thôi.
Vậy nên, cùng với Anh Ngọc, Đỗ Trung Lai,  Hoàng Hữu, Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo, Nguyễn Hoa, Hoàng Nhuận Cầm, Trúc Thông, Vương Trọng, Hoàng Vũ Thuật, Trinh Đường, Vân Long, Lê Huy Quang… bên cạnh các nhà thơ Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu,… là Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Quý, Dương Kiều Minh, Đặng Huy Giang, Trần Anh Thái, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Lương Ngọc,…Tất cả các nhà thơ ấy đã cho 20 năm cuối thế kỷ 20 chứng kiến sự đột khởi và ghi nhận thành tựu đưa thơ và văn học Việt Nam sang Giai đoạn chuyển tiếp mở ra một chương Đổi Mới song hành cùng  Thời kỳ Đổi Mới của dân tộc. Không nên gộp thời kỳ này vào một cái tên chung là Hậu đánh Mỹ. Hậu đánh Mỹ chỉ có mấy năm thôi. Bài Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu 1981, tập Những phút xao lòng của Thuận Hữu 1982, cùng một số bài thơ khác trên báo Văn Nghệ thời gian ấy là mở đầu cho Giai đoạn chuyển tiếp. Từ 1986 trở đi là thời kỳ Mở cửa và Đổi mới trong thơ. Lê Huy Quang cũng là một nhà thơ thành công trong giai đoạn này.
Khi tính mục đích thực tế và sứ mệnh cao cả theo tiêu chí chủ nghĩa tập thể của thơ nhường chỗ cho chất tự sự phản tư của tự ý thức cá nhân và cá thể . Sự độc lập tương đối của một bộ phận trí thức văn nghệ sĩ phát lộ. Họ góp phần vào cuộc chiến đấu chống cái cũ nhưng bằng ngôn ngữ tình cảm và tâm lý thân phận. Thể loại kịch và thơ là hai công cụ hữu hiệu hơn cả. Nhạc rất khó phát huy vì khó tạo ra sự đồng diệu Bi – Hài., trừ dân ca. Thơ lúc này ít nhạc, nhiều họa. Việc làm mới thơ là tất nhiên. Nhưng như Tản Đà hồi đầu thế kỷ, việc phá vỡ cách, thức, điệu, luật không đơn giản chút nào. Cái giới hạn mong manh của nguyên tắc và khám phá. Của truyền thống và đương đại. Của bảo thủ và cách tân chỉ có thể được đo bằng tài năng và sự dũng cảm. Sự khẳng định, vì thế, của Lê Huy Quang, càng khiến ta trân trọng.
“Tóc – mẹ – bạc – rồi – ơ – hay?/ …ngực em mùa xuân đầy/…buồng không nõn nà/…ngủ nhờ trăng suông/…thềm xuân mảnh mai/…màn mi gấp gió/…đom đóm đầy gót chân/…khúc đơn ca/mãi một/ ghế ngồi/ mãi một/ nhịp xẩm buồn/ xao xác/ lẳng lơ/ Thị Màu/ chao chát/ cây đàn bầu cung đơn”. Như Hômerơ bất tử với cây đàn lia thánh thiện, chàng nghệ sĩ của chúng ta với cây đàn bầu và nỗi ám ảnh Thị Màu đang – đơn – ca – trong – sương – chiều – bảng – lảng.
Hồ Tây, 6/2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang