Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Bên thắng cuộc – Phụ lục



Mấy lời của tác giả
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.

Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra. Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn  thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.

Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày1, Thép Đã Tôi Thế Đấy2. Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.

Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam, rồi chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới. Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong3, một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù đã kiệt quệ sau tám năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy.

Mùa hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ, gồm Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Huy Đức. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Phan Xuân Loan... Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.

Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Không ai để ý đến câu nói này của Tuấn Khanh, nhưng tôi lại bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.

Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.

Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”4, như “Z30”5 cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ Chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.

Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 - ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế, chính trị học, và xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.

Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm. Trong vòng ba năm, từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012, tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có năm nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.

Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.

HUY ĐỨC, Sài Gòn – Boston, 2009-2012

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Ý kiến về một cuốn sách:

Sử gia Dương Trung Quốc nói về ‘Bên Thắng Cuộc’


>
Sử gia Dương Trung Quốc nhận xét cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ của nhà báo Huy Đức có những đóng góp về mặt phương pháp và tư liệu, khắc phục được hạn chế của sử học chính thống ở Việt Nam và đóng vai trò như một ‘cú hích’ để những ai quan tâm có thể nghiên cứu lịch sử đương đại của đất nước một cách ‘nghiêm túc’ và ‘thiện chí’ hơn.
Trong khi ‘đánh giá cao’ cuốn sách, ông Quốc, người đang nắm giữ chức vụ Tổng thư Ký hội Sử học Việt Nam nhấn mạnh không nên ‘tuyệt đối hóa’ những gì được cho là ‘sự thực lịch sử’ trong cuốn sách.
Theo ông đây mới chỉ là tác phẩm của ‘một tác giả’ về một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Dương Trung Quốc: Thực ra tôi có được bản thảo của anh Đức trước khi anh ấy công bố trên mạng không lâu. Và có lẽ nhận xét của tôi, trước hết, tôi không lấy làm ngạc nhiên về hiệu ứng của cuốn sách ấy đối với đông đảo công chúng, không chỉ vì anh sử dụng công cụ hết sức lợi hại tức là xuất bản trên mạng, khiến cho rất nhiều người có thể tiếp cận được rất nhanh. Tôi nghĩ là nếu cuốn sách này in theo cách truyền thống là in sách thì chắc là nó không được như thế này. Nhưng quan trọng hơn chính là nội dung của nó. Mà trước khi nói đến nội dung thì phải nói đến cách viết của anh ấy.
Anh ấy là một nhà báo, ai cũng biết là một nhà báo lâu năm của nhiều tờ báo lớn, và rất có ý thức trong cái việc mà thu thập tư liệu. Cho nên tôi nghĩ chắc anh cũng có ý tưởng từ lâu rồi. Vì thế mà, cái cách viết của anh ấy nó đã khắc phục được một trong những nhược điểm của rất nhiều các công trình sử học, nhất là ở trong nước Việt Nam, là nó có bóng dáng con người.
Sử học chính thống Việt Nam thường tiếp cận cái nguyên lý nhiều hơn, đề cập những cái nguyên lý lớn, quy luật nhiều hơn là nói đến số phận, thân phận cái con người ở trong … mà chúng tôi hay gọi là “vô nhân xưng”. Thì đấy là một cái gây hấp dẫn về phương pháp, cách làm này thì cũng không phải là thật mới đối với thiên hạ. Ở Việt Nam thì tôi nhớ đến Đặng Phong thì cũng là cái người khai thác cái phương pháp này trên cơ sở sử dụng rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong đó có nguồn tư liệu sống. Nhưng anh chỉ đề cập chủ yếu tới cái lịch sử kinh tế thì như thế cũng ít va chạm cái vấn đề tế nhị hay nhạy cảm như ở Việt Nam hay nói.
Thế nhưng mà đối với anh Huy Đức thì rõ ràng là anh ấy biết khai thác cây bút nhà báo. Chúng tôi cũng biết cũng có quan điểm cho rằng cái lịch sử đương đại, lịch sử còn đang tác động với những người nhân chứng còn sống hoặc hậu duệ của họ hoặc những hệ lụy xã hội còn tồn tại thì thường thuộc về báo chí chứ không phải là các nhà sử học kinh điển. Vì thế tôi nghĩ đấy là cái thế mạnh của anh Huy Đức thể hiện trong cuốn sách của mình. Cái thứ hai là những vấn đề anh nêu lên thì thực ra vấn đề nó động chạm đến rất nhiều con người, thậm chí hàng triệu con người. Thế nhưng mà cái dòng văn sử học chính thống Việt Nam thường né tránh ít đề cập tới hoặc vì nhạy cảm hoặc vì không muốn hoặc phức tạp v.v… Cho nên nó cũng là một cái hạn chế của cái dòng sử học chính thống.
Vì thế khi anh đáp ứng được một cái nhu cầu đề cập tới những vấn đề lịch sử cũng chưa xa lắm mà nó tác động đến rất nhiều con người, rất nhiều gia đình. Thí dụ như những vấn đề về di tản, vấn đề về truyền nhân, vấn đề về nạn kiều, những vấn đề liên quan đến ví dụ như chính sách cải tạo, chính sách kinh tế v.v… Thì phải nói đây là cái mảng không phải là tò mò nữa mà người ta cảm thấy hết sức là thiết thực vì họ có thể nhìn thấy bóng dáng của mình trong tất cả những cái biến cố có sự kiện ấy. Và nó tạo nên cái sự hấp dẫn.
Cho nên tôi cũng thấy phản ứng có hai chiều, chiều khen cũng có mà chiều chê cũng có. Mà phổ biến của chiều chê là gì, là tính phiến diện. Tính phiến diện, tôi nghĩ rất là đương nhiên thôi bởi vì là một vấn đề lớn như thế không thể nào mà dùng những cái nhân chứng cụ thể mà có thể khái quát được ngay trong một tác phẩm đầu tiên như vậy. Và vì thế tôi nghe không những chỉ trên báo chí ở trong nước thì nói rằng đây là một cuốn sách mà đề cập những vấn đề nhìn nhận rất là phiến diện. Và ngay cả một số nhân chứng lịch sử mà can dự ở đây đứng ở góc độ phía bên kia cũng nói rằng là … cũng chưa nói hết được những điều cần nói.
Trong khi đó giới viết sử ở hải ngoại, ta cứ tạm gọi theo cách nói về địa lý như thế thì do nhiều hoàn cảnh chính trị khác nhau thì thường viết có vẻ cực đoan hơn. Cho nên là cái cách viết phần nào đó giữ được một cái khách quan, tất nhiên khách quan là hết sức tương đối thôi. Và cũng cố gắng gửi gắm vào đó một cái thiện chí nào đó, nhưng mà chia sẻ được sự thông cảm được tất cả là rất khó.
Nhưng dẫu sao cái hiệu ứng quan trọng nhất đối với chúng tôi khi đọc cái này, nhất là những người làm nghề như chúng tôi là lịch sử là một cái hiện thực, không thể che đậy được, nó có thể bị quên lãng lúc này hoặc là bị ít quan tâm đến nhưng chắc chắn là nó vẫn tồn tại trong ký ức, trong cái trải nghiệm của rất nhiều con người. Và nếu chúng ta không có một ý thức dám nhìn thẳng vào sự thật để nhìn nhận nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó, phân tích để rút ra những bài học tốt, bài học không tốt, bài học xấu thì chúng ta luôn luôn có nợ với lịch sử. Và lịch sử thường nó sẽ xuất hiện vào những khúc quanh. Chúng ta nhìn thấy những biến động chính trị lớn trên thế giới có sự kiện nào mà không gắn với vấn đề lịch sử đâu. Vì thế nó cũng đánh thức những người có trách nhiệm là nên nhìn vào những vấn đề rất là phức tạp, rất là phong phú của cái lịch sử Việt Nam hiện đại trải qua thời gian chưa dài nhưng phải nói còn bề bộn những công việc mà còn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Tôi lấy thí dụ thôi, năm nay là 60 năm cải cách ruộng đất. Thực ra cải cách ruộng đất nếu anh dám nhìn thẳng vào nó một cái chủ trương như thế là nó phù hợp với nhu cầu của đại đa số người Việt Nam là nông dân, cái khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày” thì tôi cho rằng tự thân nó nếu không phải là một khẩu hiệu cao cả thì nó cũng chả có tội tình gì. Nhưng cái cách triển khai v.v… nó có thể tạo ra những hiệu ứng ngược lại cái mục tiêu tốt đẹp ấy. Thế nếu đã dám nhìn thẳng vào đó, ta phân tích nó là vì sao và chia sẻ được, xoa dịu được phần nào cái nỗi đau của những người trong cuộc mà chịu thiệt thòi và chia sẻ được những quan điểm nhận thức để thấy cái biện chứng của cuộc sống nó là như thế và đồng thời chấp nhận những cái sai lầm để mà sửa chữa. Tôi cho nó sẽ giảm nhẹ rất nhiều nếu như chúng ta chỉ nghĩ rằng là cứ cất giấu chỗ nào đó thì chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ bộc lộ ra mà người ta lại không thể chủ động để có thể nhận thức nó được.
Vì thế mà cái cuốn sách của anh Huy Đức thì tôi nghĩ rằng là cũng là một cái điều nhắc nhở và làm sao cho chúng ta dám giữ được một cái quan điểm, dũng cảm là nhìn thẳng vào sự thật. Và nếu mục tiêu chúng ta mong muốn là những điều tốt đẹp thì chỉ có bao giờ giải quyết được hóa giải quá khứ thì chúng ta mới có thể hướng tới một cái mục tiêu tốt đẹp như ta mong muốn được mà thôi.
PVTheo ông thì những cái sự thực lịch sử đó, mà tác giả đã đề cập trong hai phần cuốn sách của mình đó, thì có cái gì mới đối với giới sử học Việt Nam, nhất là ở trong nước hay không ạ?
Dương Trung Quốc: Tôi muốn nói là với số đông, chứ với giới sử học thì chắc anh em làm lịch sử thì trên lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì họ đều cũng tiếp cận cả. Nhất là số đông bởi vì với sử học ngoài công việc nghiên cứu còn công việc truyền bá nữa, vấn đề là in ấn xuất bản nữa. Cho nên mới thì không hẳn là mới, cái phương pháp thì có thể mới một chút, còn cái tư liệu thì tôi thấy cũng không có gì mới cả. Ít nhất là cá nhân tôi. Nhưng với nhiều số đông thì nó là mới mà nhất là với các bạn trẻ vì các bạn chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những vấn đề đó, ngay cả những khái niệm mà bạn nói là “sự thật” ý thì chúng ta cố gắng tiếp cận thôi, những cái vấn đề mà anh Đức nêu lên là anh tiếp cận với cái đó, cố gắng tiếp cận, đưa ra những cái bằng chứng, đưa ra cách phân tích để có thể thuyết phục hoặc chia sẻ được với mọi người chứ tôi không nghĩ rằng là cuốn sách của anh là nói sự thật. Cái mục tiêu muốn tìm ra sự thật thì tôi cho là điều đó có thể có, có thể thấy được, thế nhưng mà bảo đấy là sự thật thì chưa hẳn, nó mới là một cuốn sách thôi. Cuốn sách của một người viết thôi, về những vấn đề nhiều người quan tâm. Còn chính vì thế mà tôi còn muốn nhân cái cơ hội này như cú hích ý để mọi người cùng quan tâm nghiên cứu với sự nghiêm túc, với thiện chí đối với tương lai thì tôi nghĩ rằng là cái lịch sử nó sẽ sáng tỏ, sáng tỏ hơn. Chứ còn cuốn sách này tôi nghĩ nó chỉ là một cái khởi đầu mà tôi cũng đánh giá là cao.
PVThưa ông, có cái chi tiết nào đối với riêng ông mà nó nổi bật cái độ chính xác của nó mà đặt ra vấn đề phải bàn lại cái độ tin cậy của nó, của cái sử liệu, của cái chi tiết cần phải bàn lại bởi vì có thể theo ông là nó chưa được chính xác, chưa được chân xác thưa ông?
Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng là những vấn đề anh đề cập đến rất là nhạy cảm cho nên cái việc tiếp cận với một cách tương đối toàn diện về những nguồn tư liệu chắc không đơn giản, còn khó khăn là đằng khác. Cho nên tôi không nghĩ rằng đây, những điều anh ý nói dựa trên một cái nghiên cứu toàn diện, nhưng mà anh khơi ra, nêu ra được vấn đề mà tôi cho đã là quý. Còn đi vào cụ thể thì tôi muốn nói thí dụ thế này một trong những cái mảng mà anh Huy Đức sử dụng nhiều nhất mà cũng gây ấn tượng nhất, có hiệu ứng nhất là những cái hồi ức hoặc là những cái phỏng vấn. Như chúng ta biết rằng cái việc chúng ta sử dụng những lời phỏng vấn rất là phức tạp. Và không ai biết rằng … đầu tiên sẽ đặt câu hỏi đơn giản thôi là có cuộc phỏng vấn đấy thật không? Cái thứ hai, cái phỏng vấn đấy người ta có đồng ý cho công bố không? Thậm chí công bố như thế có đúng không? Và không những là những người còn sống mà những người hậu duệ của những người đã mất họ vẫn có bản quyền đối với cái đó. Cái đó là một cái phải hết sức thận trọng trong sử dụng. Nó có thể gây hiệu ứng rất là mạnh đối với người đọc nhưng mà nó cũng đòi hỏi một sự thẩm định.
Tôi rất là tin cậy anh Huy Đức với tư cách anh là một nhà báo mà tôi quen biết nhưng mà khi đã đưa vào một cuốn sách mang tính chất lịch sử như cuốn sách này thì cái sự thận trọng về việc sử dụng tư liệu tôi cho là hết sức quan trọng, nhất là bản quyền đối với những cái lời trả lời phỏng vấn ấy. Tôi nghĩ ngay ở Việt Nam thôi, ai phỏng vấn tôi sau đó theo đúng luật là anh phải ghi chép như thế nào chuyển lại cho tôi đọc, tôi đồng ý thì mới được công bố. Đấy là nguyên tắc thôi, còn trong thực tế có những mối quan hệ tin cậy lẫn nhau thì chắc không phải đi qua khâu ấy nhưng về nguyên tắc thì phải là như thế. Cho nên là tôi nghĩ rằng đây chúng ta cố gắng ghi nhận những nỗ lực của anh Huy Đức thôi, nhưng đừng tuyệt đối hóa đó là sự thật. Mà quan trọng là làm cho mọi người quan tâm đến nó và tiếp cận nó một cách rất là nghiêm túc và cùng với thời gian tôi nghĩ là chúng ta sẽ tiếp cận gần nhất cái sự thật mà chúng ta mong muốn không phải là với ý thức phê phán quá khứ mà quan trọng nhất là tìm ra bài học tốt cho hiện tại và tương lai.

Thiệp nói:

Cười lên đi!
 
     Trong một cuộc tiếp tân ở nhà hàng B. cách đây 2 năm có chừng hơn 10 người khách đặc biệt. Họ ngồi với nhau suốt đêm. Mọi người nói đủ thứ chuyện trên đời: nào chính trị, kinh tế, gia đình, văn chương, hội họa... Người ta mang cả hợp đồng kinh tế ra ký. Rồi kể chuyện vui v.v... Thời gian như nước dưới cầu... Tôi đã thử làm một cuộc thăm dò xem sau 2 năm trời người ta còn nhớ chuyện gì nhất thì có tới 2/3 số khách dự hôm ấy đều chỉ nhớ mỗi một chuyện tiếu lâm Tây vớ vẩn. Chuyện như sau:
     Có một anh lính tân binh đi nhận nhiệm vụ xa nhà. Trước khi đi, anh ta viết thư cho người yêu và phải gửi vào thư một tấm ảnh mới nhất theo đề nghị của cô. Bà nội anh cũng muốn có một tấm ảnh của anh để giữ làm kỷ niệm. Khốn nỗi, lục khắp các túi anh lính chỉ thấy có mỗi một tấm ảnh duy nhất chụp anh đứng khoả thân ở trên bãi tắm biển. Chặc lưỡi, anh lính xé tấm ảnh ra làm hai nửa: nửa trên anh gửi cho người yêu, còn nửa dưới anh đưa cho bà nội vì nghĩ bà đã già, mắt lại kém. Bà nội anh giương mục kỉnh xem xét hồi lâu rồi phàn nàn: Thật giống hệt ông nội mày ngày xưa, râu ria thì không cạo, còn cái ca-ra-vat thì chẳng bao giờ nắn cho nó thẳng!.
      Kể cũng ngạc nhiên! Sao bao nhiêu chuyện nghiêm túc chẳng ai nhớ mà người ta lại nhớ một chuyện thật là vớ vẩn?
     Trên con đường văn học, thường nhà văn phải trải qua nhiều chặng khác nhau. Khi mới bắt đầu viết, nhà văn hay bi kịch hóa các vấn đề. Nhà văn thường làm trầm trọng thêm các vấn đề, tác phẩm vì thế trở nên gai góc, điều đó bộc lộ khí uất ngút trời, bộc lộ tư chất thiên bẩm ghét cái xấu, cái ác của nhà văn. Nhiệt tình tiêu diệt cái xấu, cái ác, cái phàm tục, cái thấp hèn, cộng với tình thương người, lòng nhân đạo, tính đa cảm, cộng với cả việc thiếu vốn sống (nên hay chủ quan) ở nhà văn... tất cả những thứ ấy khiến cho những tác phẩm đầu tay của nhà văn thường lúng túng, không mạch lạc, khó tin (bởi các bi kịch tưởng tượng).
     Trải qua năm tháng, với sự từng trải và kinh nghiệm sống, nhà văn sẽ cởi mở hơn, đời hơn, hắn bắt đầu cười được. Chỉ khi nào tố chất hài kịch xuất hiện ở trong tác phẩm của nhà văn lúc ấy mới biết chắc rằng nhà văn có thật nhà văn hay không. Trừ một vài cây bút hiếm hoi cười cợt được ngay từ đầu còn đa số để cười được phải rất công phu rèn luyện (một phần trời cho, một phần phải rất có ý thức). Cuộc sống là những bi hài kịch lẫn lộn. Cười được nghĩa là bay được trên các bi kịch, trên các thành kiến và nguyên tắc... Cũng giống như một kiếm thủ, chỉ khi nào làm chủ được cây kiếm trong tay, anh ta mới biến hóa, mới đánh như đùa được.
     Đã có những tác giả viết hàng chục tập sách dày dặn, công phu nhưng vẫn nhạt, không đọc được. Sự nghiêm túc một chiều khiến độc giả không tin anh ta nữa. ở đấy không có nụ cười. ở đấy không có hình tượng. Văn học là nghệ thuật của hình tượng. Không vẽ ra được hình tượng thì tác phẩm chỉ còn toàn chữ là chữ, đọc rất sốt ruột, rất buồn ngủ.
     Trong văn học, sự phong phú nội tâm của nhà văn là yếu tố số một làm nên sự hấp dẫn cũng như khả năng quyến rũ của tác phẩm. S.Mallarmé, nói: Viết văn, tức là trước hết tự hỏi về chính mình, rồi tự đó lại cho mình một sứ mạng tạo dựng một vũ trụ mới.... Khi không có khả năng tự hỏi, đương nhiên sau đó phải tự trả lời thì rất khó viết, rất khó trở thành nhà văn được.
     Trong các nhà văn Việt Nam, chỉ có một số ít có khả năng tự nói về nghề, lại càng ít hơn những người nói hay. Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Khải... là những người biết tự hỏi mình nhất. Nói về nghề văn, có lẽ không ai điên rồ và mê sảng hơn Chế Lan Viên vì với bản tính thi sĩ phần nào khắc kỷ và hơi duy lý, Chế Lan Viên chỉ băn khoăn về các chân lý hình nhi thượng mà thôi. Hỡi ơi, ngoài những chân lý hình nhi thượng, đời còn có bao điều khác nữa, còn có chuyện tiếu lâm, còn có thơ Bút Tre nữa kia mà!
     Làm người thật khó, làm một nhà văn càng khó hơn. Việc tự bảo vệ mình để có một nguồn sinh lực dồi dào, đầy sức sáng tạo không dễ chút nào. Có nhà văn trẻ sau khi viết xong tiểu thuyết đầu tay, do sơ xuất để bệnh quai bị chạy vào... chim(!) sợ điều ấy ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học, anh lo lắng mang điều ấy tâm sự với một nhà văn lớn tuổi hơn thì được an ủi:
     - Tư Mã Thiên ngày xưa còn không có chim cơ mà! Không sao cả! Văn học đứng cao hơn mọi thành kiến, có chim hay không có chim đối với văn học đều không quan trọng.
     Văn học quả là vô chiêu! Tôi đồng ý quan niệm với nhiều người coi văn học là phương tiện, lại cũng là cứu cánh...
     Lại cũng là cuộc sống nữa.
     Vậy cứ cười lên đi! (*)

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Chuyện đời đi trước chuyện văn:


THẦN CÔNG LÝ : Ông là ai ? Ở đâu ?

Trịnh Kim Thuấn


Đọc bài “Cái ác đang hoành hành” của nhà văn Nguyễn Hiếu (tran nhuong.com ngày 04/01/2013). Buồn quá ! nhà văn Nguyễn Hiếu đã chịu khó, công phu ngồi ghi lại các bản tin, các bài báo về các cái ác trong xã hội hiện nay. Văn hóa, đạo đức, chuẩn mực của con người đang chìm dần xuống đáy rồi hay sao ?
Vấn đề nhà văn Nguyễn Hiếu đưa ra là trong dân chúng, trong đời thường, còn 1 mãng lớn nữa là : Bộ máy công quyền , bộ máy công quyền được lập ra là để giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân, mang lại sự bình ổn cho xã hội … nhưng thực tế cho thấy là :
I/ VỤ TIÊN LÃNG – HẢI PHÒNG .
Đã nóng trở lại, sau khi có kết luận điều tra của Công An TP. Hải Phòng và bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát TP.Hải Phòng “ Truy tố các anh em họ Đoàn và gia đình về tội giết người và chống người thi hành công vụ “ làm hoang mang và sửng sốt cho mọi người.
Kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 10/02/2012 rất rõ ràng : “ Huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng trong quá trình cưỡng chế đã làm sai “ và Thủ Tướng đề nghị : “ Ngành Tư pháp xem xét và giảm nhẹ cho các bị can “.
Theo ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên CT.UBND.Tinh Angiang lại cho rằng : Chống những người cưỡng chế sai, thì anh em họ Đoàn có công chứ không có tội. (xem Vụ Tiên Lãng : anh em họ Đoàn có công hay tội ?  TỘI ÁC CHỒNG TỘI ÁC- NLĐO.ngày thứ 2 13/02/2012).
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư TP.Hải Phòng :” Khi gõ gú gờ chấm Tiên Lãng thì có trên 1.500 bài viết và trên 5 triệu người đọc. Chê trách thì nhiều, khen rất ít.
                                         THẦN CÔNG LÝ Ở ĐÂU ?
II/ CÔ PHƯƠNG UYÊN , Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm.
Cô Phương Uyên viết và rãi truyền đơn phản đối Trung Quốc vụ đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bị Công An bắt cóc, đến hơn 9 ngày sau gia đình mới biết, báo hại trong 9 ngày đó gia đình đi tìm con khắp nơi, lo lắng mất ăn, mất ngủ. Các bạn sinh viên phải viết Thỉnh nguyện thư cầu cứu với ngài Chủ Tịch nước. Vấn đề Hoàng Sa. Trường sa là vấn đề nhạy cảm, Nhà nước không muốn nhắc đến, cả các vị quyền cao, chức trọng nổi danh như ông Lê Hiểu Đằng, ông Hạ Đình Nguyên, ông GS Tương Lai … còn bị làm khó dễ khi phát biểu chính kiến kia mà, huống gì cô Phương Uyên tuổi còn quá nhỏ. Ừ ! cho là có tội đi chăng nữa, nhưng cách bắt người và giam giữ người như thế thì kỳ quá, không đường đường, chính chính tí nào ? sao gọi là công quyền được ?
                                       THẦN CÔNG LÝ Ở ĐÂU ?
III/ CÔ HOÀNG VY .
Đến xem phiên xử 3 bloger ngày 28/12/2012, bị bắt về đồn Công an phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM, chỉ vì nghi cô có dấu máy ghi âm trong người, bị số Công an An ninh tại đây vừa bị lột y phục, vừa bị quay phim, chụp ảnh, đồng thời cho người móc trong âm đạo xem có dấu máy ghi âm hay không ? Kết quả không có, đến 19 giờ cùng ngày : thả về - Thế thôi.
Thiết nghĩ, hôm nay, trên thế giới còn có bộ lạc nào ăn thịt người nữa hay không ? (ngày xưa người lớn thường gọi là Mọi ăn thịt người ). Nếu có thì như trong truyên “ Trên Hoang Đảo – ROBINSON” cũng có ăn thịt người, nhưng phải là trong trường hợp 2 bộ lạc có chiến tranh với nhau, sau đó xác các chiến binh của đối phương để lại, các tù binh mới bị ăn thịt, còn xác chiến binh của bộ lạc vẫn được chôn cất tử tế, người trong bộ lạc vẫn thương yêu, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Chúng ta hôm nay có bằng được các bộ lạc nầy hay không ?
                                            THẦN CÔNG LÝ Ở ĐÂU ?
Còn nhiều lắm như : vụ anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương, vụ ông Trịnh Xuân Tùng, ông Nguyễn Mậu Thuận ở Hà Nội …..
Bộ máy công quyền mà như thế, trách sao trong đời thường Cái ác không hoành hành cho được. Thượng bất chánh, Hạ tất loạn là lẽ đương nhiên rồi.
Nói thế, xã hội nầy vẫn còn người tốt, nhưng quá ít, điển hình như :
+ Ông Bác sĩ của Trại phục hồi nhân phẩm Thanh Hà – Vĩnh Phúc, khi Trại ép đưa cô Bùi Hằng trở về Vũng Tàu, ông khuyên cô Hằng cố gắng êm đi để về nhà và sau chuyến đi nầy, ông sẽ cởi trả lại bộ cánh công quyền mà ông đang mặc trở về đời thường.
                                     KHÂM PHỤC
+ Cô Y tá khi được lệnh móc âm đạo của cô Hoàng Vy, để tìm máy ghi âm theo lệnh của các Công an phường Nguyễn Cư Trinh, cô ấy từ chối, tháo bỏ găng tay đưa cho những người an ninh và ra về (mấy ông công an nầy phải điều 2 cô y tá khác)
                                        KHÂM PHỤC
+ Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn, Diễn viên điện ảnh KIM CHI viết trong thư gởi cho Cục Điện Ảnh, có đoạn “ … tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một người làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, với tôi đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm … “
                                        VÔ CÙNG KHÂM PHỤC
Hôm rày, rộ lên việc ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư TP.Đà Nẳng về Hà Nội nhận chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương , nhiều người đặt nhiều kỳ vọng về ông : cái ác trong dân, cái ác trong bộ máy công quyền, tệ nạn tham nhũng (nay đã là bầy sâu lúc nhúc rồi) sẽ bớt đi …
Đêm rồi , xem phim Bao Thanh Thiên (Kim Siêu Quần đóng) trên đài truyền hình Kiên Giang, xong phim lên giường trằn trọc mãi, giấc ngủ muộn màng, nằm mơ thấy : lúc Trương Chấn (nhân vật trong phim) bị oan ức la lớn : “ Thần công lý ơi ! ông là ai ? đang ở đâu ?
Tôi nghe tiếng trã lời văng vẳng từ trên không : “ Tên là Nguyễn Bá Thanh, đang ở tại Hà Nội đây “ .
Giật mình thức giấc, trời gần sáng, suy nghĩ mênh mang. Phút 89 nầy chỉ còn đặt hy vọng vào ông Thanh thôi, hy vọng ông Thanh khá hoặc giỏi hơn ông Đinh La Thăng nhiều, dân được nhờ .
                                            Cố lên Ông Nguyễn Bá Thanh  !
                               
                       Ngày 18/01/2013    TRỊNH KIM THUẤN

TÌNH CŨ..

TÌNH CŨ..                                
 Truyện ngắn


Bạn. Mấy chục năm mới gặp.. Chỉ thiếu nước chưa ôm chầm lấy như trong phim, trong truyện bọn bốc phét vẫn thường hay tả. Nhưng bắt tay là có thật. Cái bắt tay đau nhói đến tận xương, hàm nhiều ý nghĩa.
Bạn gã vẫn vậy, da sát xương, môi mỏng, mép sắc, mắt lồi và to trên ống mũi hơi gồ lên ở đoạn giữa. Nói chung là vẫn nhận ra được, mặc cho tháng năm làm khuôn mặt của cả hai có chút phôi phai, lợt lạt. Trên đầu đứa nào cũng loáng thoáng có sợi tóc đổi màu.Chưa đến độ muối tiêu, nhưng không thể giấu được nếu không “đảo mái” bằng thứ thuốc nhuộm rẻ tiền. Nghe bảo thứ ấy có nguồn gốc từ bên Tàu, dùng đến đâu biết đến đấy. Nghĩa là chỉ đôi ba lần sơ qua là mụn mọc, ngứa nấm da đầu. Lúc đó tha hồ mà gãi. Được cái may cả hai vốn dĩ thật thà giản dị, không ưa sơn quết, việc ấy không xảy ra.
Bạn cùng lớp mấy chục đứa cả trai lẫn gái, giờ chết mất quá nửa. Mấy đứa hồi chống giặc phương bắc không về. Đứa ung thư, đứa ết, đứa sập hầm vàng.. Cả những đứa chết vì những cớ ái oăm không ra sao cả. Chung quy nguyên nhân cuối cũng chỉ vì danh, tham vọng hão huyền, vì tiền vì gái, vì cả những cái không đáng chết!
Sống được là may quá rồi. Qua cái thời mịt mờ sương khói, quá nhiều ảo tưởng, quá nhiều nạn tai từ trời, từ người mang lại. Còn được đến bây giờ lẽ nào không mừng, không vui? Gã nghẹn ngào suýt trào nước mắt. Hai thằng lặng nhìn nhau mất đến mấy giây đồng hồ. Thằng bạn lặng lẽ đi pha ấm trà. Có lẽ nó đang cố nhớ điều gì đó chìm vào dĩ vãng đã lâu. Còn gã cố gắng quan sát, đây là thói quen cố hữu, đúng ra không nên dùng vào lúc này.
Bà cụ mẹ bạn từ lúc gã vào đã ngồi dậy. Hình như bà bây giờ bà nặng tai. Gã chào, bà lại bảo:“Không dám, tôi ăn rồi”. Có lẽ người già chỉ còn nhớ được vài thứ, đó là chuyện ăn, chuyện ngủ. Bà hỏi đến mấy lần: “ Mấy giờ rồi?” Chả biết là hỏi để định đi đâu? Lúc tối qua ghé bà bác rồi ngủ lại, gã cũng gặp trường hợp tương tự thế. Nhưng bà khác ở chỗ ban ngày ngủ nhiều, đêm đến kể lể khóc lóc những chuyện từ bao giở bao giờ. Nào “làm dâu năm mới mười hai tuổi. Hết nuôi bố mẹ chồng lại đến anh em nhà chồng”.. Tủi thân thế nào, khóc rưng rức như bị ma hành. Cả đêm bà làm mấy giấc như vậy, con cháu trong nhà bà đã quen, còn gã không sao ngủ được.
Cái làng quê gã bao đời như cõi u ti, trì trệ. Chả xa kinh thành là bao mà tối tăm u ám, bao chuyện người, chuyện đời khốn nạn.
Đời mang gã “đi chơi”, va đập chỗ này chỗ khác. Về đến làng thấy nhà xây cao mấy tầng, cửa ngõ cổng gang đúc theo lối dinh thự, tưởng thay đổi nhiều rồi, hóa ra u ti quốc vẫn là u ti quốc. Buồn và thấy chông chênh không rõ vì cái gì?
Đang nghĩ linh tinh như thế bạn gã hỏi:
- Lâu mày có gặp con “Y cơ lét” không?
Gã thành thực:
- Không.
- Trước mày chả suýt lấy nó kia mà? Sao bây giờ lại dửng dưng đến thế?
- Ồi, chuyện hồi trẻ con nhắc đến làm gì? Nó giờ đã đi lấy chồng, chả biết đã chuyển đi đâu, mà tao có mấy khi về làng? Biền biệt từ đấy đến giờ..
- Hồi ấy bọn tao chắc mẩm thế nào chúng mày cũng lấy nhau. Đến bây giờ tao vẫn chưa hiểu vì lí do gì mà chúng mày lại bỏ nhau, nó lại lấy thằng Tờ oan đấy?
- Đời trai, mày bảo thằng nào chẳng có mấy mảnh tình rách vắt vai? Từ yêu đến nên vợ nên chồng là cả khoảng cách không phải thằng nào cũng vượt qua được. Nhưng mày nhắc đến chuyện này làm gì? Thú thật ba cái chuyện ấy giờ tao không quan tâm mấy..
Nói thì nói vậy, nhưng sao gã nghe nhói trong lòng..

Đời gã khốn nạn bởi tính ham vui và cả tin bạn bè. Giá năm ấy gã không dẫn thằng khốn, sau này là chồng của nàng đến nhà Y cờ lếch, mọi chuyện đã khác!
Thằng này chỉ được cái to xác, hơi trắng trẻo đẹp trai một tẹo, dưng đầu óc nó không có gì đáng kể. Nó dòng dõi họ “bò lai lừa”, thực dụng ham ăn no vác nặng là tính “đặc thù”. Kéo lại được cái miệng xoen xoét bánh mì quẹt bơ. Nó tới đâu là tưng bừng tươi vui đến đấy vì các câu chuyện nhả, chả như gã tẩm ngẩm tầm ngầm. Nghĩ thì nghĩ được, lại ngại nói ra lời. Có một thời gã cứ nghi nghi hoặc hoặc, không chắc có hẳn bởi như thế không, tính ưa dung tục và thích cợt nhả của phái bên kia? Nhưng mấy thứ đấy lại cũng không hẳn là nguyên nhân chính. Đằng sau cái vẻ bề ngoài xuề xòa dễ gần của kẻ cạnh tranh là con người đầy ắp thủ đoạn. Nó lại có chỗ dựa hơn người bởi có ông anh sau giải phóng chuyển ngành sang làm nghề kín, chuyên điều tra theo dõi. Cái nghề phần lớn chìm trong bóng tối không ai hay biết.Với gã hồi ấy, nghề đó gã không quan tâm vì nghĩ chả liên quan quái gì đến mình..
Bây giờ bạn cũ nhắc lại, gã mới nhớ ra rằng mọi sự từ người anh họ của tên này mà nên chuyện. Chuyện đau lòng chứ không phải chuyện vui..
Gã nhớ như in buổi chiều hôm đó gã về làng. Hôm ấy cũng mưa phùn gió bấc như hôm nay. Định ăn cơm xong là ngủ lấy sức để sớm mai về cơ quan sớm. Chợt mẹ gã bảo Y cờ lếch cũng về. Hồi đó đâu đã có điện thoại di động dùng tràn lan như bây giờ. Người ta kể cả khi đang yêu có khi hàng tháng mới gặp. Cách liên lạc thường xuyên nhờ vào những lá thư tay. Thư rơi vào đáy thùng rồi, nhanh cũng mất cả tuần mới tới tay người nhận. Cách nhau năm chục cây số mà cứ như ngàn trùng. Không như bây giờ muốn tỉ tê, ó é bất cứ lúc nào, cũng chỉ mất mấy ngàn đồng tiền cước. Nếu đăng ký có thể chuyện trò nửa tiếng đồng giờ.
Gã đâu biết hôm nay nàng cũng về?  Lại chủ động đến thăm mẹ gã?
Bao nhiêu mệt nhọc trôi tuột ra sông ra bể, như chưa từng xảy ra. Gã và vội mấy lưng cơm, sửa soạn áo quần.
Khốn nạn, thằng sinh viên mới ra trường như gã áo quần có gì đáng kể? Nhưng cũng phải ngay ngắn gọn gàng. Gã mượn cây đèn pin của mẹ. Quê gã vẫn còn thắp đèn dầu. Ngoài đường vẫn tối thui. Dẫu là “mắt con trai” cũng chả nhìn thấy gì. Hồi gã còn ở nhà gã vẫn có thói quen đi đêm ngửa mặt lên trời nhìn đám ngọn tre và khoảng nền trời làm chuẩn mà đi trúng đường. Ra đời phố xá, ăn học mấy năm, thói quen ấy không còn. Với lại lũy tre người ta đã đốn dần, không còn theo hàng lối như trước. Đi đêm là chuyện khó khăn. Điện vẫn tận đẩu đâu, chưa có ở làng này.
Gã ra đến ngõ thì gặp thằng “rách việc”. (Tên này thực ra mãi sau này gã mới đặt cho đối thủ của mình). Thằng rách việc hỏi gã đi đâu? Gã thực thà có sao nói vậy. Mà có gì phải dấu cơ chứ?
Đến nhà Y cờ lếch rồi gã mới thấy mình dở hơi. Đáng lẽ chỉ có hai đứa với nhau. Gã còn biết bao chuyện để nói và muốn nói với nàng. Tự dưng tự lành thêm thằng người thứ ba! Câu chuyện trở nên gượng gạo. Gã định cắt đuôi nhưng không tìm ra cớ gì. Bụng bảo dạ: “Cuộc đời còn dài, mình với em còn khối lúc gặp nhau, đằng nào cũng lỡ rồi, ngồi một lát rồi về”.
Gã đâu biết được tình trường cũng cần bí mật, kín đáo, bất ngờ như vào trận đánh. Hở lộ ra để đối phương biết được sẽ vô cùng bất lợi. Đến khi hiểu ra bài xương máu này việc đã lỡ mất rồi! Lúc đó thằng rách việc cứ thản nhiên như không.
Gã hoàn toàn không biết  ngay từ hôm đó tên này đã nảy sẵn âm mưu. Người ta bảo:
“ Con thầy vợ bạn là nơi phải tôn trọng”, Người yêu của bạn càng phải giữ gìn, ý tứ hơn. Nhưng đấy là những kẻ có đọc sách thánh hiền. Còn thằng rách việc này nó đâu có khái niệm? Cả đời cho đến lúc chết nó có đọc sách bao giờ đâu? Có chăng đọc là đọc sách công cụ bắt buộc phải đọc để kiếm ăn, hay sách giải trí rẻ tiền. Sách dạy làm người hắn đâu cần đọc?

Cũng phải công bằng mà nói, dù thằng rách việc có giỏi âm mưu đến mấy mà cái duyên của gã bền, cái số phận gã không đen đủi, nó có giỏi thế chứ giỏi nữa, đến mấy cũng chả làm gì được gã!
Và đâu có câu chuyện để nói hôm nay, khi đã qua hàng chục năm trời?

( Còn nữa ..)

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Đòn hơi của người Nhật!

Nhật tiết lộ chiến lược đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc

(TNO) Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ tiến hành cuộc tấn công phối hợp với quân đội Mỹ đánh chìm tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh của Trung Quốc.

Kịch bản tấn công trên vừa được báo Sankei Shimbun của Nhật tiết lộ, theo trang tin Wantchinatimes (Đài Loan) ngày hôm nay 21.1.
Theo đó, Nhật sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15 cùng với sự yểm trợ của Không quân Mỹ để tiêu diệt máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc.
Sau đó, Nhật có thể tiến hành cuộc tấn công bằng chiến đấu cơ F-2 vào các tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc.
Nhật tiết lộ chiến lược đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Hiện nay, không quân Trung Quốc có nhiều chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hơn so với Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản, theo Wantchinatimes.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Trần Quang Văn, nếu không có sự hỗ trợ từ trên không, tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu tấn công đổ bộ của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành những “con vịt ngồi” đối với chiến đấu cơ của Nhật và Mỹ.
Còn theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Quách Tuyên, tàu Liêu Ninh là mục tiêu tấn công chính đối với Nhật và nếu biểu tượng sức mạnh trên biển này bị phá hủy, Bắc Kinh sẽ quy phục.
Tàu Liêu Ninh chính là con tàu Varyag mà Trung Quốc đã mua từ Ukraine vào năm 1998.
Sau khi hoàn tất đợt chạy thử lần thứ 10, tàu này được giao cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hồi tháng 9.2012.
Đến tháng 11.2012, chiến đấu cơ J-15 hoàn tất diễn tập cất/hạ cánh đầu tiên trên tàu Liêu Ninh.
Văn Khoa

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Nào ta viết cái nhở?

TÌNH CŨ KHÔNG RỦ..
                               Truyện ngắn

Bạn. Mấy chục năm mới gặp.. Chỉ thiếu nước chưa ôm chầm lấy như trong phim, trong truyện bọn bốc phét vẫn thường hay tả. Nhưng bắt tay là có thật. Cái bắt tay đau nhói đến tận xương, hàm nhiều ý nghĩa.
Bạn gã vẫn vậy, da sát xương, môi mỏng, mép sắc, mắt lồi và to trên ống mũi hơi gồ lên ở đoạn giữa. Nói chung là vẫn nhận ra được, mặc cho tháng năm làm khuôn mặt của cả hai có chút phôi phai, lợt lạt. Trên đầu đứa nào cũng loáng thoáng có sợi tóc đổi màu.Chưa đến độ muối tiêu, nhưng không thể giấu được nếu không “đảo mái” bằng thứ thuốc nhuộm rẻ tiền. Nghe bảo thứ ấy có nguồn gốc từ bên Tàu, dùng đến đâu biết đến đấy. Nghĩa là chỉ đôi ba lần sơ qua là mụn mọc, ngứa nấm da đầu. Lúc đó tha hồ mà gãi. Được cái may cả hai vốn dĩ thật thà giản dị, không ưa sơn quết, việc ấy không xảy ra.
Bạn cùng lớp mấy chục đứa cả trai lẫn gái, giờ chết mất quá nửa. Mấy đứa hồi chống giặc phương bắc không về. Đứa ung thư, đứa ết, đứa sập hầm vàng.. Cả những đứa chết vì những cớ ái oăm không ra sao cả. Chung quy nguyên nhân cuối cũng chỉ vì danh, tham vọng hão huyền, vì tiền vì gái, vì cả những cái không đáng chết!
Sống được là may quá rồi. Qua cái thời mịt mờ sương khói, quá nhiều ảo tưởng, quá nhiều nạn tai từ trời, từ người mang lại. Còn được đến bây giờ lẽ nào không mừng, không vui? Gã nghẹn ngào suýt trào nước mắt. Hai thằng lặng nhìn nhau mất đến mấy giây đồng hồ. Thằng bạn lặng lẽ đi pha ấm trà. Có lẽ nó đang cố nhớ điều gì đó chìm vào dĩ vãng đã lâu. Còn nó cố gắng quan sát, đây là thói quen cố hữu của nó đúng ra không nên dùng vào lúc này.
Bà cụ mẹ bạn từ lúc nó vào đã ngồi dậy. Hình như bà bây giờ bà nặng tai. Nó chào, bà lại: “Không dám, tôi ăn rồi”. Có lẽ người già chỉ còn nhớ được vài thứ, đó là chuyện ăn, chuyện ngủ. Bà hỏi đến mấy lần: “ Mấy giờ rồi?” Chả biết là hỏi để định đi đâu? Lúc tối qua ghé bà bác rồi ngủ lại, nó cũng gặp trường hợp tương tự thế. Nhưng bà khác ở chỗ ban ngày ngủ nhiều, đêm đến kể lể khóc lóc những chuyện từ bao giở bao giờ. Nào “làm dâu năm mới mười hai tuổi. Hết nuôi bố mẹ chồng lại đến anh em nhà chồng”.. Tủi thân thế nào, khóc rưng rức như bị ma hành. Cả đêm bà làm mấy giấc như vậy, con cháu trong nhà bà đã quen, còn nó không sao ngủ được.
Cái làng quê nó bao đời như cõi u ti, trì trệ. Chả xa kinh thành là bao mà tối tăm u ám, bao chuyện người, chuyện đời khốn nạn.
Đời mang nó “đi chơi”, va đập chỗ này chỗ khác. Về đến làng thấy nhà xây cao mấy tầng, cửa ngõ cổng gang đúc theo lối dinh thự, tưởng thay đổi nhiều rồi, hóa ra u ti quốc vẫn là u ti quốc. Buồn và thấy chông chênh không rõ vì cái gì?
Đang nghĩ linh tinh như thế bạn nó hỏi:
- Lâu mày có gặp con “Y cơ lét” không?
Nó thành thực:
- Không.
- Trước mày chả suýt lấy nó kia mà? Sao bây giờ lại dửng dưng đến thế?
- Ồi, chuyện hồi trẻ con nhắc đến làm gì? Nó giờ đã đi lấy chồng, chả biết đã chuyển đi đâu, mà tao có mấy khi về làng? Biền biệt từ đấy đến giờ..
- Hồi ấy bọn tao chắc mẩm thế nào chúng mày cũng lấy nhau. Đến bây giờ tao vẫn chưa hiểu vì lí do gì mà chúng mày lại bỏ nhau, nó lại lấy thằng Tờ oan đấy?
- Đời trai mày bảo thằng nào chẳng có mấy mảnh tình rách vắt vai? Từ yêu đến nên vợ nên chồng là cả khoảng cách không phải thằng nào cũng vượt qua được. Nhưng mày nhắc đến chuyện này làm gì? Thú thật ba cái chuyện ấy giờ tao không quan tâm mấy..
Nói thì nói vậy, nhưng sao nó nghe nhói trong lòng..

( Còn nữa..)

( * )Bạn có thể cùng tôi viết tiếp truyện ngắn này theo ý bạn?