Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Trump nói về CNXH: giới bất đồng chính kiến 'hả hê'??


28 tháng 9 2018 - Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích xã hội chủ nghĩa. Ông đặc biệt dẫn chứng Venezuela, và rằng "chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực". "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.'' "Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người." Nội dung này trong bài phát biểu không được báo chí Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, được giới bất đồng chính kiến liên tục chia sẻ trên mạng xã hội.

Ông Trump vừa có cuộc họp báo vào ngày 26/9

GIỚI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN 'HẢ HÊ'

"[Giới bất đồng chính kiến] phát điên về ông ấy khi ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội," nhà văn Đoàn Bảo Châu nói với BBC 27/9 về bài phát biểu của ông Trump. "Tôi rất tâm đắc, bởi điều ấy là một sự thật mà cả thế giới đều biết." Ông Châu cho rằng giới đối lập chính quyền ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến ông Trump kể khi vị tổng thống Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

"Điều khiến tôi thích Trump là ông ấy có cách tư duy mạch lạc về thương mại, ông ấy nhìn ra được bản chất của [Trung Quốc] và việc đòi lại sự công bằng thương mại cho Mỹ rất tốt."
"Người Việt thích ông Trump bởi ông ấy thể hiện một sự thẳng thắn, mạnh mẽ và thái độ ấy sẽ thay đổi được thế giới tốt hơn. Nếu Mỹ mạnh lên thì sự nguy hiểm của Trung Quốc với thế giới cũng được giảm đi," ông Châu nói.
"Là công dân Việt Nam tôi trân trọng và có phần quý mến ông Trump," Trịnh Bá Phương nói với BBC hôm 27/9.
"Tôi đã đọc toàn văn phát biểu của ông Trump tại LHQ, tôi đánh giá cao bài phát biểu này," vì bài phát biểu "lột tả bản chất của chế độ XHCN, việc ông nêu minh chứng về Venezuela đã cho nhiều người không còn nghi ngờ gì về sự thối nát, tham nhũng, độc tài của những chế độ XHCN."
Bản quyền hình ảnh
Image caption
Và anh "hoan nghênh" việc ông Trump đang thực hiện những đòn trừng phạt Trung Quốc.
"Trung Quốc là nhà nước độc tài luôn muốn làm bá chủ Biển Đông, và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam! Sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ tại Biển Đông khiến tôi hi vọng sẽ ổn định lại tình hình, ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc."
Anh Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cũng cho rằng:
"Bài phát biểu của ông Trump khiến rất nhiều người trong giới bất đồng chính kiến hả hê, họ sử dụng bài phát biểu của ông ấy để chế nhạo và thách thức chính quyền việt Nam hiện tại."
"Dễ hiểu thôi vì người thường hiếm khi được nghe ý kiến chỉ trích CNXH, vốn được Đảng Cộng sản chọn để xây dựng mô hình chính trị. Rất ít khi các chỉ trích xuất hiện trong các bản tin và hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
"Mà đặc biệt đây lại là một tổng thống Mỹ, chỉ trích rất công khai trước Liên Hiệp Quốc. Đó là tin sốt dẻo khiến người bình thường cũng phải quan tâm, dù ít hay nhiều."

Ý ĐỒ CHÍNH TRỊ

Tuy nhiên, theo anh Sơn, bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia CNXH.
"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy. Thứ hai, ông ấy chỉ trích CNXH, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ CNXH."
Nguyễn Trường SơnBản quyền hình ảnhNGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Image captionNguyễn Trường Sơn, Tổ chức Ân xá Quốc tế
"Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ."
Thêm vào đó, "không khí hả hê" chỉ xảy ra trong nhóm bất đồng chính kiến, chứ không chắc chắn phản ánh được quan điểm cả phần lớn người Việt Nam, anh Sơn nói.
"Vì phần đông dân số Việt Nam, sự quan tâm đến học thuyết chính trị về XHCN là khá mờ nhạt, vì từ CNXH nó đi sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ mấy đời nay rồi, nhất là với những người sinh sau 1975.''
Nhưng dù sao thì "tình cảm của người Việt Nam dành cho Donald Trump rất tích cực" vì sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.
"Đại đa số người Việt Nam không có thiện cảm với Trung Quốc vì lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra. Nên theo phản xạ tự nhiên, nếu có ai đó thay mặt mình 'trừng trị' một đối thủ trước giờ vẫn hay bắt nạt mình thì mình luôn vui vẻ ủng hộ người đó," anh Sơn nói.
Chính vì vậy, nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump bất chấp việc ông luôn bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.
Ông Sơn cho rằng giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ủng hộ ông Trump hầu hết vì thái độ của ông ấy với Trung Quốc và cuộc chiến thương mại do ông phát động, vì "coi trọng yếu tố chống Trung Quốc hơn các vấn đề khác."
Về điều này, chính nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng thừa nhận rằng:
"Mọi người ghét Trump về những vấn đề ấy nhưng tôi quan tâm nhất tới việc làm sao để nước Mỹ mạnh lên, bởi nước Mỹ là nước tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45662301

FB Chau Doan

Người Việt Nam thích bài phát biểu của Trump nhất bởi:

1. Trump đang đập Trung Quốc, khiến TQ yếu đi và cái hay là nước Mỹ đạt được những thành tựu kinh tế rất ấn tượng nhờ những chính sách tập trung vào lợi ích của nước Mỹ và cuộc chiến thương mại. 

Tất nhiên là nhiều nước không thích bởi Trump khiến kinh tế của nước họ ảnh hưởng. Nhưng tôi thích. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc.

2. Trump tát vào mặt những kẻ còn đang mơ hồ về XHCN hay CS. Thực ra thì cũng chẳng thằng ngu nào còn mơ hồ đâu, chẳng qua là giả vờ thôi.

Hầu như những người bạn Mỹ và cả trẻ con của tôi đều ghét Trump nhưng tôi khoái ông ta vì những lý do trên.

Hầu như từng từ của lời phát biểu dài hơn 30 phút đều được nói ra như để cho người Việt Nam vậy.

Hoan hô Trump đẹp giai, chú mà sang Việt Nam, anh sẽ đưa chú đi bia hơi và mát xa nhoè chú nhé, nhưng đừng mách vợ anh, việc đàn ông là của riêng bọn mình chú nhé.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Tấn Dũng: một chút tử tế


09/26/2018 - truongduynhat - 

Ngắn gọn, đơn giản nhưng đủ tình. Tự viết. Không nhờ thư ký, không soạn trước theo văn mẫu, không ê a sến sẩm. Không chức hàm, không “cựu nguyên” như bao cụ khác. Dòng bút tang, khác hẳn so với những cựu nguyên đồng thời. Cho dù vẫn còn cách viết hoa vô lối và những lỗi chính tả cố hữu. Nhưng ấn tượng, và thật sự cho tôi chút... quí trọng!


Có vẻ, Nguyễn Tấn Dũng đã dứt bỏ được mọi danh tước để làm “người tử tế”, hay ít ra là có khát vọng tử tế để trở thành một công dân lương thiện?
Đời, không ai dám chắc mình không tội lỗi. Sự nghiệp của ông để lại nhiều tiếng ác và một di sản kinh tế mục nát đến tàn tệ.



Nhưng biết sám hối và dám tử tế trong chặng cuối cuộc đời, cũng là chút gì để chuộc tội, để chúng dân bớt cười cợt nhạo diễu khi nằm xuống, cho dù “quốc tang”, như ông đang thấy với các “đồng chí” mình, hôm nay.

Trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng của ông, duy nhất một lần tôi khen lúc ông vừa nhậm chức. Sau đó toàn chê, thậm chí nhiều lần tôi viết như luận tội ông.

Cũng chính ông đưa tôi vào tù.

Có thể, rồi tôi sẽ vẫn còn phải viết nhiều về những điều ác ông để lại. Nhưng không thể không khen ông lần này. Không thể không vài dòng, để một chút... tử tế về ông.

Cũng là để ông và các “đồng chí” ông còn nhận ra: Cho dù chỉ một thay đổi nhỏ, một hành động sám hối nhỏ nhoi của các ông cũng sẽ vẫn được nhân dân ghi nhận, miễn là sự sám hối từ tâm, tử tế và lương thiện.

truongduynhat's blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đến thăm nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười


Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười. Ảnh: Phạm Hải



VietNamNet
28/09/2018 16:56 GMT+7

Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Trọng Kính, Trợ lý của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười khẳng định: "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay".

Theo chân ông Phan Trọng Kính, sáng nay, chúng tôi vào khoa A11 bệnh viện 108 thăm nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.

Ông Kính kể, trước khi vào bệnh viện, cụ vẫn ngồi nói chuyện, làm việc với các anh em.

"Đêm hôm ấy, cụ lên một cơn sốt, gia đình đưa cụ vào bệnh viện cho đến nay", ông Kính nói.

Nói về bệnh tình của nguyên Tổng bí thư, ông Kính cho biết, lúc mới vào viện cụ bị khó thở, bệnh viện phải mở khí quản, vì vậy cụ không thể nói chuyện được.

"Hiện tại cụ vẫn nằm ở bệnh viện Quân đội trung ương 108 điều trị bệnh phổi và thận", Trợ lý nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nói.

Ông Kính cho biết thêm, cách đây một vài tháng, dù cụ không nói được nhưng vẫn nghe được. "Hàng ngày tôi vẫn thông báo tin tức cho cụ nghe". 
Thu Hằng - Hiền Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐƠN ĐỘC



Luân Lê


Nếu Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, đơn độc trước Liên hiệp quốc, thì chúng ta phải thay đổi lại ngôn ngữ, hoặc sẽ phải mô tả tình trạng của Thủ tướng chính phủ Việt Nam khi phát biểu ở mức độ cô độc hơn gấp bội phần.

Chúng ta cần một nền báo chí khách quan, trung thực và tự do, chứ không phải là những ngòi bút, và do đó lương tri và nhân cách, sẵn sàng quỳ rạp trước quyền lực hay vật chất điều khiến.


Chỉ khi biết mình là ai và đứng ở đâu, ta mới có thể thay đổi, phát triển và văn minh hơn lên được. Nếu không, chúng ta sẽ không chỉ bị cười chê, khinh nhạo, mà chúng ta cũng sẽ trở nên ngày càng hủ bại trong chính chiếc bóng và sự dối trá của chính mình.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Tình cảnh ‘Ô-sin’ Việt bị bóc lột, bỏ đói ở Saudi


https://baomai.blogspot.com/

Một phụ nữ Việt Nam sang Saudi, tức Ả Rập Xê-út, giúp việc nhà nói bà bị chủ nhân ngược đãi và bóc lột sức lao động. Trang mạng Asia Times trích một bài phóng sự của Al-Jazeera, kết luận rằng rất nhiều ‘ô-sin’ Việt Nam đang bị ngược đãi đằng sau những cánh cửa đóng kín ở vùng Vịnh bên Trung Đông, trong khi không được nhận đồng lương xứng đáng như đã được hứa hẹn.

Trong một cuộc phỏng vấn do đài Al Jazeera thực hiện, bà Phạm Thị Đào cho biết bà phải làm việc từ 5g sáng tới 1g sáng ngày hôm sau. Mỗi ngày chỉ được ăn một bữa cơm duy nhất vào lúc 1g chiều. Tác giả bài báo, Yen Duong, nhà báo kiêm phóng viên nhiếp ảnh, cho hay bà Đào, 46 tuổi, làm ô-sin tại Ả Rập Xê-út trong hơn 7 tháng trước khi trở về Việt Nam vào tháng Tư năm nay.

https://baomai.blogspot.com/
Phạm Thị Đào, 46 tuổi, cho biết cô đã làm việc hơn 18 giờ một ngày và được cho cùng một bữa ăn để sống - một lát thịt cừu và cơm.

Phóng sự điều tra của tờ Al Jazeera, cơ quan truyền thông tiếng Ả Rập, mang tựa đề: “Ô-sin Việt ở Ả Rập Xê-út: Lao động quá sức, bị ngược đãi, bị bỏ đói.”

Một số phụ nữ được phỏng vấn nói họ bị buộc phải làm việc ít nhất 18 tiếng một ngày, bị bỏ đói, đánh đập và ngăn cản, không cho về nước.

Một trường hợp khác là trường hợp chị Trịnh Thị Linh, đến từ Hà Nam. Chị Linh cho biết như nhiều người đồng cảnh ngộ chị đã gặp bên Ả Rập Xê-út, hộ chiếu của chị bị tịch thu ngay khi tới Riyadh.

Chị Linh, 30 tuổi, kể lại với Al-Jazeera rằng chị được hứa mức lương 388 USD /tháng, và rất mừng vì gia đình rất nghèo, và mức lương tháng đó cao hơn thu nhập của gia đình trong hai vụ mùa.

https://baomai.blogspot.com/  
Sang và con gái 12 tuổi của mình ở nhà tại tỉnh Tây Ninh, phía tây nam Việt Nam. 'Tôi chỉ muốn cô ấy quay lại. Chúng tôi không bao giờ ngờ rằng điều này là khó khăn - để cô ấy rời khỏi nhà, con cái và người thân của cô ấy ở đây, 'anh ta nói.
Chị phải làm việc 18 giờ một ngày, và như bà Đào, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa. Khi chị Linh = xin đổi chủ, là một quyền của người lao động dựa trên hợp đồng, thì bị nhân viên tại công ty môi giới Việt Nam quát tháo và dọa nạt.

Rốt cuộc chị phải tuyệt thực cho tới khi chủ nhân đồng ý trả chị lại cho công ty môi giới ở Ả Rập Xê-út.

Nhưng thật không may, bà chủ của gia đình thứ nhì còn tệ hơn nhiều.

“Bà chủ giữ vali của tôi, lấy hộ chiếu, không cho tôi dùng điện thoại và không cho tôi nấu ăn lấy. Tôi không có băng vệ sinh để dùng, tôi phải rửa chân cho các chủ nhân và đấm bóp họ. Có lúc, bà chủ vất thức ăn còn thừa, thay vì cho tôi ăn.”

Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Liên đoàn Lao Động Việt Tự do có trụ sở tại Úc, là tổ chức giúp lao động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài bị ngược đãi ở nhiều nước, nói tình cảnh vừa nêu không chỉ xảy ra cho những người giúp việc ở Ả Rập Xê-út.

https://baomai.blogspot.com/
  
Ông Hùng nói:
“Trường hợp này xảy ra nhiều nước khác nhau chứ không riêng gì Ả Rập Xê-út. Có nhiều trường hợp ngược đãi là bởi vì những người này là công nhân nghèo ở dưới quê, có người không biết chữ, không rành về các hợp đồng. Hợp đồng mà họ ký không phải là hợp đồng với các chủ nhân, mà là do những người môi giới ở Việt Nam ký. Nhiều người không biết nội dung hợp đồng nói gì. Khi đến nơi thì chủ nhân nói hợp đồng không có giá trị. Vì vậy họ đi là toàn bị lưà gạt. Họ sang bên đó với hy vọng có thể được đối xử tốt và đem nhiều tiền về để nuôi gia đình nhưng thực sự ra là hầu hết những công nhân Việt Nam đi gặp những hoàn cảnh bị ngược đãi và bị bóc lột rất là nhiều.”

Nhưng có lẽ tình cảnh người lao động Việt Nam ở Ả Rập Xê-út còn khó khăn hơn vì luật kafala của Ả Rập Xê-út, vốn cấm người giúp việc đổi việc và rời Ả Rập Xê-út nếu không được phép của chủ nhân. Đây là một quy định nhằm trói chân các nạn nhân phải tiếp tục làm việc với chủ, dù bị ngược đãi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Nhiều người lâm vào tình trạng tuyệt vọng tới mức họ thà bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất về nước, chứ không còn chịu đựng được cảnh bị bóc lột và và ngược đãi.

Tờ Asia Times dẫn lời bà Nguyen Thi May Thuy thuộc Văn Phòng Lao động nước ngoài Việt Nam, nói rằng môi trường làm việc đối với những người giúp việc nhà hạn chế những tiếp xúc với thế giới bên ngoài và vì thế, các nạn nhân bị ngược đãi rất khó có thể thu thập chứng cớ cho thấy họ bị ngược đãi.

https://baomai.blogspot.com/
  
Một số hiếm hoi may mắn thoát được kể lại những điều kiện sinh sống tương tự như những nô lệ.

Trên trang Facebook riêng, chị Phạm Thị Đào chia sẻ kinh nghiệm cay đắng của mình. Chị nói:
“Tôi biết rằng trong tư cách là những người giúp việc, chúng tôi phải làm quen với những điều kiện làm việc khó khăn. Chúng tôi không đòi hỏi nhiều. Xin đừng bỏ đói, đừng đánh đập chúng tôi, cơm ngày 3 bữa. Nếu đạt được những điều đó, chúng tôi đã không phải kêu cứu.”

Bà Bảo Khánh, Trưởng đài Vietnam Sydney Radio ở Úc, nói người Việt phải lên tiếng để giúp đồng bào ở trong nước tránh bị lừa gạt.

“Mọi người cần phải lên tiếng về vấn đề này. Nếu chúng ta không lên tiếng thì người lao động Việt Nam sẽ bị gạt để mà lấy tiền, bị dụ dỗ để đưa đi lao động nhưng thực ra chỉ giúp nhà cầm quyền hoặc các nhóm tham nhũng giàu thêm mà người dân thì khổ thêm.”

https://baomai.blogspot.com/
  
Ả Rập Xê-út là một trong những nước nhập khẩu người giúp việc lớn nhất thế giới.

Dựa trên các số liệu của Bộ Lao động Việt Nam thì hiện nay có khoảng 20.000 lao động người Việt ở Ả Rập Xê-út, ước lượng trong số này có 7000 tới được mướn làm ô-sin, phục vụ các gia đình Ả rập. Hồi năm 2014, hai nước đã ký thỏa thuận 5 năm cho phép thêm nhiều công dân Việt Nam sang lao động tại vương quốc Ả Rập Xê-út.

https://baomai.blogspot.com/  




Hoài Hương

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nói vuốt đuôi:



Lễ khánh thành Thư viện G. W. Bush.

Thưa các VIP đã từ trần và các VIP sắp ra đi

Hiệu Minh

Tôi viết thư này với một sự chân thành mong các VIP đã cống hiến suốt cuộc đời cho cách mạng, cho nhân dân, phụng sự cho tổ quốc tới hơi thở cuối cùng, hãy nghĩ kỹ trước khi xây lăng mộ mấy hecta (mấy chục ngàn m2) như gia đình ông chủ tịch Trần Đại Quang đang làm.

Tôi chỉ mong Quốc hội VN ra một đạo luật cấm các Bộ trưởng trở lên và bên Đảng qui định cấm các UVTW trở lên… xây lăng mộ dưới bất kỳ hình thức nào. Mà nên ra một đạo luật qui định gia đình, xã hội và các tổ chức thiện nguyện có quyền đóng góp xây thư viện mang tên các ông.

Đó mới là xây dựng tương lai của những người cộng sản chân chính. Xây lăng mộ tốn kém, chiếm đất nông lâm nghiệp mà không mang lại một chút văn hóa hay trí thức nào cho tương lai, người đời rồi sẽ quên.

Gia đình ông Trần Đại Quang mà xây thư viện cỡ lớn hơn thư viện mang tên ông Bush bên Mỹ thì tỉnh Ninh Bình sẽ được thừa hưởng những kiến thức thông tuệ của ông, những bài viết và cả những luận án tiến sỹ, bài báo trên tạp chí quốc tế, những phát biểu để đời của giáo sư – chủ tịch nước, người tới thăm sẽ kính nể ông hơn là nơi chỉ bát hương nghi ngút khói hư ảo.

===================

Tôi vừa đọc trên timeline thấy một bài viết về các tổng thống Mỹ có những thư viện mang tên họ. Lần lại blog, hóa ra tôi đã viết điều này từ năm 2013.

Bài viết năm 2013 – Thư viện mang tên các tổng thống Hoa Kỳ

Tôi thấy rằng, người giầu xứ văn minh đầu tư cho tương lai, người có của xứ nghèo đầu tư cho quá khứ và cho mình. Bên ta về vườn xây chùa chiền, nhà thờ, tư gia, thật hoành tráng, Nhưng tại nước Mỹ, các tổng thống đầu tư cho thư viện, thay vì tượng đài cản trở giao thông và chật những lối đi.

Tôi tin rằng, nếu cụ Hồ Chí Minh thức dậy hôm nay, thấy trên quảng trường Ba Đình có thư viện mang tên ông, chắc vui gấp bội phần so với cái lăng cụ đang nằm.

Thư viện có từ mấy ngàn năm trước Công nguyên và luôn là kho tri thức của nhân loại gửi cho mai sau. Thế giới hiện đại sẽ không thể hiểu nổi cuộc sống của loài người cách đây 5000 năm nếu không có những thư viện Lão Tử trên thẻ tre hay Library of Alexandria. Vai trò của thư viện khỏi phải bàn.

Chắc bạn đọc chẳng để ý là ngày 25-4-2013 có tin khánh thành Thư viện và Viện Bảo tàng Tổng thống George W. Bush tại Dallas, tiểu bang Texas.

Kể từ năm 1955, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua về điều luật Thư viện Tổng thống ( Presidential Libraries Act of 1955) cho phép thành lập hệ thống thư viện mang tên các Tổng thống do Nhà nước và Tư nhân cùng tài trợ. Hiện có 21 thư viện Tổng thống rải rác tại nhiều bang.

Đây là kho dữ liệu bao gồm sách vở, bài viết, băng video, audio, thành tích và hồ sơ trong suốt quá trình tại nhiệm, hoạt động, kỷ vật liên quan đến cuộc đời của Tổng thống đó. Những tài liệu cá nhân này được lưu trữ như tài sản quốc gia.

Tại tiểu bang nơi Tổng thống sinh ra được chọn nơi đặt thư viện. Hai cha con Bush có hai thư viện ở Texas. Bill Clinton có tòa nhà ở Arkansas. Nơi ở của George Washington, Tổng thống đầu tiên, tại Mount Vernon bên bờ sông Potomac cũng là một thư viện mang tên ông.

Tổng thống thứ 6 John Quincy Adams có tòa nhà cổ kính ở Massachusetts. J F Kennedy cũng có thư viện ở Boston, nơi vừa có vụ đánh bom khủng bố. Bom vừa nổ xong vài tiếng thì thư viện JKF cũng bị chập điện cháy.

Abram Lincoln có tòa nhà hiện đại ở Illinois. Thư viện mới nhất George W. Bush vừa khánh thành với sự tham dự của Obama và các cựu Tổng thống Bush cha, Jimmy Carter và Bill Clinton. Ngoài ra, Tony Blair và nhiều chính khách nổi tiếng khác cũng đến dự.

Liên quan đến Việt Nam nhiều nhất phải nhắc đến Lyndon Johnson qua đời năm 1973 có thư viện tại Austin, Texas. Được số hóa rất nhiều với đầu tư hơn 10 triệu đô la, người ta có thể nghe 640 giờ nói chuyện qua điện thoại của Tổng thống Johnson. Dù có nhiều công lao nhưng di sản của ông bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc chiến Việt Nam mà chắc rằng trong hơn 600 giờ điện đàm, chúng ta có thể nghe rất nhiều từ Việt Nam, Sài Gòn, Hà Nội.

Theo VOA đưa tin, Giám đốc Thư viện Johnson, ông Mark Updegrove, nói rằng các thư viện của tổng thống không vinh danh tên tuổi của các ông mà thật ra chỉ trưng bày một hình ảnh đầy đủ của thời kỳ ông nắm quyền.

“Nhiệm vụ của chúng tôi ở đây không phải để hướng dẫn lịch sử và nói cho mọi người biết họ phải nghĩ gì, chúng tôi chỉ muốn cho khách đến thăm biết tổng thống đã làm gì và đã ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào.”, ông Updegrove nói.

Thư viện Tổng thống cung cấp tư liệu cho các cuộc khảo cứu lịch sử. Điều này phản ánh tính chất xã hội dân chủ: “Những hồ sơ, những tài liệu đó thuộc về nhân dân, chúng không thuộc về vị tổng thống đó”, ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc bảo trì và quản lý các tư liệu quan trọng phải làm liên tục và đối mặt với nhiều thách thức bởi số lượng thông tin khổng lồ đòi hỏi nguồn nhân lực và kinh phí lớn.

Tôi ở Mỹ 10 năm nay, nhưng thú thật, chưa vào một thư viện Tổng thống nào, trừ lần đi Boston được Nguyễn Anh Tuấn cho vào thư viện JF Kennedy trông tựa một khách sạn 5 sao, từ giá sách, đến ghế ngồi, từ tranh trang trí đến sảnh ngồi chờ.

Có một chi tiết rất thú vị. Trong số 21 thư viện, John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson, Gerald Ford, và sau này nếu hai cụ Jimmy Carter and George W. Bush mất, được chôn ở chỗ khác.

Còn lại hầu hết các Tổng thống có thư viện đều được hoặc mong muốn mình được chôn cất ở khuôn viên của thư viện. Khách đến đọc sách, xem video về cuộc đời. Nếu cần thì ra vườn vái mấy vái, nhất cử lưỡng tiện.

Tin về Thư viện George W. Bush trên tờ Washington Post được bạn đọc có dịp comment thoải mái chế giễu ông này. Thế nào Thư viện này cũng lưu trữ những đoạn buồn cười vào kho lưu trữ. Người Mỹ nhất định không bỏ qua chi tiết nào, từ tốt đến xấu, từ thông minh đến sự dốt nát của mỗi vị Tổng thống.

Dân mạng đưa lên đủ loại video nhạo ông. Nào là ngố, mặt buồn cười, đọc sai, nhầm Australia thành Austria, APEC thành OPEC, God Saved the Queen, gọi hải quân Navy là “Corpse-Man”.

Ông Bush nhầm Mỹ có 57 bang, Canada có Tổng thống, Hawaii ở Châu Á, không phân biệt nổi giữa Tuyên ngôn và Hiến pháp, cho là Hiến pháp Mỹ được viết cách đây 20 thế kỷ, gọi châu Âu là một quốc gia, đủ kiểu ngọng và líu lưỡi.

Sau này, giới truyền thông phát hiện Nhà Trắng có chiêu tránh nhịu cho Bush bằng cách viết phiên âm các từ khó đọc. Như Nicolas Sarkozy viết thành sar-KO-zee. Mugabe – moo-GAH-bee.

Dân chúng đùa vui kết luận, ông Bush hơi bị dốt ngoại ngữ và trình độ có hạn. Có một còm trên Washington Post rất buồn cười “Cuối cùng G. W. Bush cũng tới thư viện lần đầu tiên trong đời” khi xem tin khánh thành Thư viện.

Người ta bảo gia tài của người đàn ông bao gồm ba thứ: cô vợ hiền và đảm, con gái xinh và thông minh, và thư viện sách nhỏ tại gia đình.

Hy vọng, đọc xong entry, nếu ai trong Hang Cua chưa đi thư viện thì cũng nên đến cho biết thế nào là nơi lưu trữ và sản sinh ra tri thức nhân loại. Và nếu chưa có tủ sách, hãy sắm cho mình một góc nhỏ của tâm hồn.

Đừng đợi lúc làm nguyên thủ quốc gia mới đến thăm thư viện lần đầu, chỉ để cắt băng khánh thành như một bạn đọc đùa Tổng thống Bush.

HM. 24-9-2018
Thư viện Tổng thống Hoa Kỳ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lễ tang...



Lưu Trọng Văn



Khi nhà văn Hoài Thanh mất, ông có dặn không để ai mà khi sống ông không ưa dù ở vị trí cao lại đọc điếu văn với những sụt sịt thương tiếc ông.

Khi cha gã mất, biết tính ghét lễ nghi hình thức của cha gã, gã đã yêu cầu ban lễ tang :

-Không có trưởng ban lễ tang.
 
- Tên các thành viên ban lễ tang xếp theo abc chứ không phải theo chức vụ.
- Không có điếu văn mà chỉ có phát biểu cảm tưởng.
- Các vòng hoa không để tên chức vụ của người viếng.
- Cáo phó chỉ ghi cha gã là nhà thơ cùng tên các tác phẩm, không đề chức vụ, thành tích, đảng tịch, huân chương.

Những yêu cầu này cơ bản được chấp nhận. 

Chính vì vậy, ban lễ tang các quan chức văn nghệ sĩ như Tố Hữu, Trần Hoàn, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Đình Quang tên xếp sau nhà văn Bùi Hiển... chả có chức tước gì.

Chính vì vậy vòng hoa của tướng Giáp ghi: 
“Tiễn biệt người bạn từ tuổi thơ” - Võ Nguyên Giáp. 
Vòng hoa của Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ghi: Lê Quang Đạo và vợ Kính viếng...

Và, lễ tang không có điếu văn dài dòng với đủ các thứ đánh giá này nọ mà ai muốn phát biểu chia tay thì phát biểu chân tình.

Tất cả người đến viếng cha gã đều dừng lại trước lời cha gã treo trên tường trước quan tài:

“Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào Con người”.
Đó là lời nhắn của cha gã đối với lãnh đạo đất nước: Con người không phải để lợi dụng như công cụ mà để Đặt Niềm tin như chính Con người.

Ồi, gã khó chịu khi đọc danh sách ban lễ tang ngài chủ tịch Trần Đại Quang cùng các nghi lễ sẽ diễn ra... như một cuộc trình diễn quen thuộc nên viết những dòng kể lể này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang