Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Cát, phá, Bộ Quốc phòng và Cà Mau sẽ biến mất


Cát, phá và… Bộ Quốc phòng
Trân Văn - Từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất cảng 43 triệu khối cát nhiễm mặn sang Singapore. Từ 1960 Singapore liên tục mua cát ở khắp nơi trên thế giới để bồi đắp, mở rộng diện tích lãnh thổ của họ. Đến nay, diện tích lãnh thổ của Singapore đã tăng thêm 24%, phần lớn nhờ cát mua từ Việt Nam. Việt Nam mất bao nhiêu phần trăm diện tích do khai thác cát? Không có số liệu chung về sạt lở nhưng chắc chắn con số đó hết sức kinh khủng. Theo một vài thống kê đã được công bố thì gần đây, mỗi năm, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long mất năm cây số vuông mặt đất do sạt lở tại sông rạch và bờ biển.Với tốc độ sạt lở như hiên nay, người ta ước đoán sau vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.

Từ 2007 đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát
Giống như Tây Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long), địa hình, địa mạo Đông Nam bộ tiếp tục biến dạng, vỡ nát vì khai thác cát. Trong loạt bài mô tả tình trạng tuyệt vọng của sông Đồng Nai, phóng viên tờ Người Lao Động kể rằng, tình trạng sạt lở không thể ngăn chặn được đã trở thành đại họa thường trực, đe dọa dân chúng cư ngụ dọc sông Đồng Nai, suốt từ Cát Tiên – Lâm Đồng (thượng nguồn) đến Tân Uyên – Bình Dương (hạ du). Chẳng riêng vườn tược, nhà cửa mà chợ cũng sụp xuống sông. Dòng sông hiền hòa, nguồn cung ứng nước cho các cộng đồng dân cư rộng lớn, bao gồm cả Sài Gòn đang quẫy đạp trong cơn hấp hối.Nguyên nhân chính là do khai thác cát tràn lan, vô tội vạ, dòng chảy biến đổi, cộng thêm với tác động của thủy điện và sản xuất công nghiệp.

Nguyên nhân đó đã được xác định cách nay chừng… 20 năm nhưng nước thải công nghiệp vẫn đổ thẳng vào sông, giấy phép xây dựng các công trình thủy điện, giấy phép khai thác cát vẫn được hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương tung ra như bươm bướm. Không tìm được tấm áo “nạo vét, tận thu” thì khai thác lậu. Về lý thuyết, lậu là bất hợp pháp, với sông Đồng Nai, lậu đồng nghĩa với hủy diệt môi sinh, môi trường sống nhưng hệ thống công quyền không hành động mà chỉ than… “quá khó (1).

Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực tại Việt Nam từng liên tục nhắc nhở, cát không chỉ là khoáng sản hay vật liệu xây dựng mà còn là nền móng lãnh thổ nhưng tại Việt Nam, giới hữu trách từ trung ương đến địa phương vẫn thi nhau ký - cấp giấy phép hoặc “thỏa thuận miệng” cho một số doanh nghiệp khai thác cát.

Theo sau những tờ giấy phép do hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau ký – cấp là tình trạng sạt lở ở ven suối, ven sông, bờ biển xảy ra khắp nơi. Bởi khai thác cát – sạt lở còn hủy hoại tài sản và hủy diệt sinh kế của dân chúng, hàng trăm cuộc biểu tình, một số biến thành bạo động suốt từ ngoài Bắc vào tới trong Nam vẫn không làm những viên chức hữu trách run tay.

Phần lớn cát đã khai thác được xuất cảng với giá rẻ mạt. Theo các số liệu do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố, từ 2007 đến 2016, Việt Nam đã xuất cảng 67 triệu mét khối cát. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, cát xuất cảng chủ yếu được móc từ lòng các con sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khối lượng khoảng 24 triệu mét khối. Do bị các chuyên gia và dân chúng chỉ trích kịch liệt, cuối năm 2009, chính phủ Việt Nam cấm xuất cảng cát.

Đến năm 2013, Bộ Xây dựng Việt Nam tìm ra một con đường mới để tiếp tục móc cát mang đi bán: Giao cho một số doanh nghiệp tự bỏ tiền “khai thông, nạo vét luồng lạch” rồi được “tận thu, xuất cảng” cái gọi là “cát nhiễm mặn” để trang trải chi phí. Bộ Xây dựng Việt Nam gọi con đường mới này là “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải”!

Dẫn đầu “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” là Bộ Quốc phòng Việt Nam. Kế đó là chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Tính đến đầu năm ngoái, các chủ đầu tư bao gồm Bộ Quốc phòng và chính quyền 11 tỉnh đã trình 40 dự án, nhằm móc khoảng 250 triệu khối cát từ lòng biển để xuất cảng.

Từ 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất cảng 43 triệu khối cát nhiễm mặn sang Singapore. Từ 1960 Singapore liên tục mua cát ở khắp nơi trên thế giới để bồi đắp, mở rộng diện tích lãnh thổ của họ. Đến nay, diện tích lãnh thổ của Singapore đã tăng thêm 24%, phần lớn nhờ cát mua từ Việt Nam. Việt Nam mất bao nhiêu phần trăm diện tích do khai thác cát? Không có số liệu chung về sạt lở nhưng chắc chắn con số đó hết sức kinh khủng. Theo một vài thống kê đã được công bố thì gần đây, mỗi năm, riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long mất năm cây số vuông mặt đất do sạt lở tại sông rạch và bờ biển. Với tốc độ sạt lở như hiên nay, người ta ước đoán sau vài thập niên nữa, Cà Mau sẽ biến mất.

Đầu năm 2017, tờ Tuổi Trẻ công bố một loạt phóng sự điều tra về khai thác – xuất cảng cát sang Singapore. Theo đó, trên các hợp đồng xuất cảng, giá bán cát chỉ từ 80 cents đến 1,3 Mỹ kim/khối, trong khi giá bán trên thực tế là hơn 4 Mỹ kim/khối. Nói cách khác, Việt Nam không chỉ mất tài nguyên, lãnh thổ rỗng ruột mà chẳng thu được bao nhiêu từ thuế xuất cảng cát bởi trên giấy tờ, giá bán cát xuất cảng quá thấp.

Do tác động của dư luận, sau loạt phóng sự điều tra vừa kể, tháng 3 năm 2017, chính phủ Việt Nam triệu tập một cuộc họp bất thường và chỉ đạo tạm dừng cấp giấy phép xuất cảng cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án xã hội hóa để bù đắp chi phí nạo vét, duy tu các thủy đạo, gia tăng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đang thực hiện, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chẳng biết có phải các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” để xuất cảng sang Singapore với khối lượng lớn đều thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam (chủ nhiều quân cảng) hay không mà scandal trốn thuế, có đầy đủ dấu hiệu tổ chức buôn lậu tài nguyên, hủy diệt môi sinh, môi trường, đã được tờ Tuổi Trẻ tường trình cụ thể, chìm nghỉm. Tác động duy nhất của loạt phóng sự điều tra tưởng như sẽ bắc một cây cầu, đưa nhiều viên chức, “doanh nhân khả úy” ra vành móng ngựa chỉ là lệnh tạm dừng xuất cảng cát nhiễm mặn rồi… thôi.

***
Bởi cát gắn chặt với các công trình, chẳng riêng các chuyên gia mà một số doanh nghiệp tại Việt Nam bắt đầu đề cập đến việc xử lý cát nhiễm mặn, theo họ, nếu phải “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” thì con đường tốt nhất là tận dụng cát nhiễm mặn để thỏa mãn nhu cầu trong nước (san lấp, thay cát sông làm vật liệu xây dựng) (2). Thậm chí có những chuyên gia bỏ thời gian phân tích sâu để chứng minh cát biển quý hơn vì tốt hơn, đa dụng hơn, rẻ hơn cát sông (3). Tận dụng cát nhiễm mặn từ những dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” sẽ giải quyết được chuỗi vấn đề đang là vấn nạn mà các viên chức hữu trách ở Việt Nam vẫn than là không có hướng ra: Không khai thác cát thì thiếu vật liệu xây dựng cần thiết, giá cát tăng, phải nhập cảng cát. Khai thác cát thì sạt lở còn xuất cảng cát rõ ràng chỉ mất tài nguyên, ngân sách chẳng thêm được bao nhiêu chưa kể di họa cho môi sinh, môi trường.

Tin mới nhất là sau một năm rưỡi im hơi lặng tiếng, Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa đề nghị Thủ tướng Việt Nam cho phép bộ này tiếp tục thực hiện ba dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” theo “cơ chế đặc thù cá biệt”. Cụ thể là những doanh nghiệp được chọn “nạo vét luồng vào các cảng quân sự tại Cam Ranh và Phú Quốc” xong thì được xuất cảng 25 triệu khối cát nhiễm mặn. Cần lưu ý rằng tiếng là “xin chủ trương” nhưng công văn của Bộ Quốc phòng có tính chất giống như một “tối hậu thư”: Thủ tướng lắc đầu thì chính phủ phải chi 6.000 tỉ đồng, gật đầu thì không mất 6.000 tỉ và có thêm 656 tỉ tiền thuế! Giống như trước, với Bộ Quốc phòng, “xã hội hóa hoạt động bảo đảm hàng hải” mà không cần tổ chức đua tranh, lằng nhằng trong việc lựa chọn nhà thầu, chưa cần biết Thủ tướng gật hay lắc, doanh nghiệp đã được Bộ Quốc phòng tín nhiệm có thể chủ động tìm kiếm đối tác, thương lượng hợp đồng – định giá mua bán, thay luôn cả hệ thống công quyền xác định nghĩa vụ thuế chính xác đến… hàng đơn vị (656.077.911.360 đồng) (4).

Các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” mà Vùng 5 Hải quân làm chủ đầu tư từng là nguyên nhân khiến chính quyền tỉnh Kiên Giang phản đối kịch liệt việc móc hàng triệu khối cát quanh đảo Phú Quốc xuất cảng sang Singapore, trong khi các công trình xây dựng trên đảo này phải chở cát từ đất liền ra. Đó cũng là nguyên nhân kích thích tờ Tuổi Trẻ thực hiện loạt phóng sự điều tra vạch trần những lắt léo liên quan đến “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” hồi đầu năm ngoái.

Còn các dự án “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” mà Vùng 4 Hải quân làm chủ đầu tư ở Cam Ranh, Khánh Hòa thì từng đẩy dân chúng thị xã Cam Ranh đổ ra quốc lộ 1 biểu tình vì tôm, cá nuôi tại các ao quanh đầm Thủy Triều chết sạch trong khi việc bồi thường và hỗ trợ di dời thì lại không thỏa đáng. Cuộc biểu tình khiến quốc lộ 1 bị nghẽn ba ngày hồi tháng 4 năm 2015 ấy đã bùng phát trở lại hồi tháng 9 năm 2015. Lần này có hai trong số 60 ghe, xuồng của dân chúng phường Cam Phúc Bắc tham gia ngăn chặn việc “khai thông, nạo vét luồng lạch, tận thu cát nhiễm mặn” bị tàu của Vùng 4 Hải quân đâm chìm và hàng chục người bị bắt, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng”, cản trở việc thực hiện một… “dự án quốc phòng”!

Theo Bộ Quốc phòng, do “tác động mạnh của biến đổi khí hậu”, lối ra vào các quân cảng của các chiến hạm, thủy phi cơ không còn an toàn, nạo vét – khơi thông các thủy đạo là “cần thiết và cấp bách”. Bộ Quốc phòng chưa cho biết sự “cần thiết và cấp bách” ấy nhằm bảo đảm cho các chiến hạm, thủy phi cơ tiếp tục quay mũi vào bờ hay hướng ra biển Đông.

Trân Văn
----------------
Chú thích
(1) https://nld.com.vn/thoi-su/tieng-keu-tuyet-vong-tu-song-dong-nai-tan-nat-doi-bo-20180827221724528.htm
(2) https://www.thesaigontimes.vn/td/276346/dung-tao-tien-le-co-che-dac-thu-ca-biet-voi-cat-.html
(3) https://www.thesaigontimes.vn/td/276682/cat-bien-quy-hon-cat-song.html
(4) http://vneconomy.vn/bo-quoc-phong-kien-nghi-duoc-xuat-khau-25-trieu-m3-cat-nhiem-man-20180728113152715.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Phùng Xuân Nhạ và ngành Giáo dục không thấy điều "kỳ lạ" này hay sao?


Từ Kế Tường
rối rắm, và hoàn toàn biến dạng lối chữ truyền thống mà các thế hệ trước đây đã học tôi không cho rằng đây là sáng tạo khoa học đổi mới chữ viết theo quy chuẩn của một người có đầu óc bình thường mà là một dạng tâm thần. Thế rồi một số người hùa theo chứng tỏ mình có đầu óc đổi mới, a dua theo xu hướng nghiên cứu một công trình tầm cỡ cho thấy người bất bình thường trong vụ đổi mới tiếng Việt này không phải chỉ có mình ông Bùi Hiền. Và nếu ông Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho thử nghiệm vụ chữ Việt kỳ lạ này tôi e rằng chính đầu óc ông Phùng Xuân Nhạ cũng có vấn đề chứ không phải chỉ có tật nói ngọng nờ lờ và ngược lại.
Trước năm 1975, ở Sài Gòn có một người tên Nguien Ngu Í đã “sáng tạo” ra loại chữ biến dạng này và thử áp dụng viết lại tên ông ta, những bài thơ, bài văn của ông ta theo lối “chữ lạ” này người ta cho là ông bị điên và nghe đâu có một thời gian ông Nguien Ngu Í đã vào chữa bệnh trong nhà thương điên Biên Hòa. Không lẽ ông Bùi Hiền, những người a dua theo ông và những ai có trách nhiệm ở Bộ Giáo dục, kể cả Phùng Bộ trưởng cũng muốn nối gót ông Nguien Ngu Í vào đấy để có thời gian “nghiên cứu” thêm cái vụ chữ viết kỳ lạ này. Hay mấy ông, mấy bà muốn cả dân tộc này bị điên? Không, tôi không điên, con cháu tôi không điên, bạn bè tôi không điên, dân tộc này không điên.
Vụ này chưa xong lại tới vụ đánh vần chữ viết học sinh lớp 1 theo “công nghệ Giáo dục". Thế hệ chúng tôi, ở lứa tuổi chúng tôi và nhiều lứa tuổi về sau này cho tới tận trước ngày các ông có đầu óc đầy sáng kiến, đầy cải cách, vẫn đánh vần chữ viết theo truyền thống, đơn giản, dễ nhớ, mau thuộc chứ đâu có rối rắm, khó hiểu, quẹo lưỡi và tăm tối như cái cách mà mấy ông vẽ ra để buộc các cháu học sinh lớp 1 đầu óc còn ngây thơ trong sáng nhét vào. Thầy cô giáo vì miếng cơm manh áo, vì đồng lương đứng lớp mà bắt buộc phải dạy các cháu nhỏ ngây thơ cách đánh vần rối rắm, khó hiểu khiến đầu óc chúng bi mụ đi, tiếp thu không nổi. Và rồi thì chúng tôi, những phụ huynh đã học chữ viết, đọc chữ truyền thống a, b,c, d,đ ngày xưa, rối ráp vần thuộc lòng ô thì đội mũ, ơ thì mang râu, chữ i móc ngược, chữ tờ gạch ngang…sẽ không còn biết cách kèm cặp con cháu mình ra sao.
Ngày xưa khi chúng tôi vào lớp 1 đã tắm đẵm trong “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”…Và, bộ sách “Quốc văn Giáo khoa thư” đã dạy chúng tôi không chỉ có văn hóa, kiến thức, lịch sử, văn chương mà cả học làm người với chuyện Mẫn Tử Khiêng khóc măng, Nhị thập tứ hiếu, Chuyện mẹ thầy Mãnh Tử dạy con... Lớn lên, chúng tôi có những bộ sách Giáo khoa cho từng năm, từng lớp nhưng nhiều năm sau, nhiều lớp sau vẫn học, đọc lại được vì không thay đổi, không cải cách. Bây giờ cứ cải cách xoành xoạch mỗi năm, cải cách thi cử, cải cách tuyển sinh, cải cách lùng tùng xòe và ngày càng lộn tùng phèo. Bằng chứng là dẫn đến gian lận điểm thi, lo tiền bạc chạy trường điểm, trường chuyên. Mỗi lần cải cách, mỗi mùa thi là cả nước nháo nhào, phụ huynh lo lắng, học sinh hoang mang, xã hội bấn loạn, mất an ninh trật tự trong môi trường Văn hóa, Giáo dục.
Một nền Giáo dục mãi lo cải cách, mãi lo tìm chữ lạ, cách đánh vần lạ để hành học sinh, hành phụ huynh, làm rối tinh xã hội, môi trường sư phạm loạn xà bần là có động cơ gì? Và kết quả của nó ra sao? Đó là học sinh đánh học sinh rồi quây clip tung lên mạng cã hội coi như chiến tích, thầy đánh trò, trò đánh thầy, lịch sử mù mờ, tập làm văn ngây ngô… nhưng những trò chơi cộng đồng thì đều hướng đến sự phản cảm, kém văn hóa, thậm chí thô tục. Rồi nhan nhãn gameshow nhảm nhí, đến gần đây diễn ra gameshow “Nụ hôn hẹn hò” với sự trần trụi của sự kích dục, hình ảnh nam nữ ngậm môi nhau, cố nút lưỡi để chứng tỏ nụ hôn ấn tượng, ngọt nào… để được cô bạn gái lạ hoắc mới gặp lần đầu chọn để cặp bồ, hẹn hò…
Văn hóa do Giáo dục mà ra. Văn hóa xuống tận đáy là đồng hành với môi trường Giáo dục, cách Giáo dục ngày càng “kỳ lạ” và còn tỏ ra nguy hiểm. Ông Phùng Xuân Nhạ và ngành Giáo dục không thấy điều "kỳ lạ" này hay sao?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đả đảo bọn khốn nạn!


NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - CỖ MÁY IN TIỀN HAY HÚT MÁU
Những ai từng liên quan đến Nxb GD, đều biết nơi đây ngốn tiền của của xã hội khủng khiếp như thế nào. Tôi từng tham gia đấu thầu 1 hạng mục nhỏ trong 1 chi nhánh của Nxb khổng lồ này, quen như những nơi khác, tôi chủ trương tính toán chặt chẽ để bỏ giá thấp nhất có thể. Kết quả thua vì... giá thấp.
Sự ngược đời ấy bởi những người quản lý ở cái chốn độc quyền dã man bẩn thỉu kia có trong tay cái quyền, cũng là mối lợi khổng lồ, tưởng chừng từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên... Song tất cả đều từ trong túi phụ huynh học sinh cả nước mà ra cả. Ấy là quyền gì? là tiêu tốn càng nhiều tiền càng tốt, để mà kiếm chác được nhiều, để mà nứt đố đổ vách, để mà phè phỡn ăn chơi, để mà "nuôi" các quan trên...
Móc túi hợp pháp là móc túi bằng vô vàn mưu ma chước quỷ, có sự "chống lưng" của cả 1 hệ thống khổng lồ. Nếu bọn thằng Thể với những BOT kia chỉ móc túi người đi đường, thì bọn thằng ngọng và cái Nxb GD này móc túi cả những người ở nhà, người trong công sở, người trong nhà máy, người dưới ruộng đồng... Tất tần tật, không sót 1 ai, hết năm này sang năm khác... Nxb GD thực sự là 1 "vương quốc" riêng của bộ GD, là con đỉa khổng lồ hút máu hút mủ cha mẹ học sinh, hết năm này sang năm khác, hết đời này sang đời khác...
Một trong những mưu ma chước quỷ của họ là gì? Là sách giáo khoa chỉ dùng 1 lần, là vở bài tập, là "cải cách giáo dục"... hết "dự án" này, đến "dự án" khác, mục đích để năm nào cũng in, để năm nào phụ huynh cũng phải móc túi ra...
Tôi không phải là người ủng hộ dự án SGK theo công nghệ GD của ông Hồ Ngọc Đại và cụ Phạm Toàn, các cụ vẫn có chỗ "lẩn thẩn" và bảo thủ cần phải xem lại. Nhưng tôi biết rõ rằng dự án của các cụ có nguy cơ xâm phạm đến miếng ăn béo bở khổng lồ do độc quyền xuất bản mang lại của Nxb GD. Chúng đã giật mình chống đối ngay từ đầu. Nhưng hồi đó còn có bộ trưởng GD là bà Nguyễn Thị Bình, bố vợ của ông Hồ Ngọc Đại là ngài TBT quyền thế ủng hộ. Nhưng nay thì họ không còn nữa rồi. Thời cơ tổng phản công để tiêu diệt hoàn toàn cái dự án ấy, để giành lại sự độc quyền bất khả xâm phạm của Nxb GD đã đến. Chúng sẵn sàng dùng đến trò ngậm máu phun người.
Ngậm máu phun người như thế nào? Là chúng vu cho cụ Phạm Toàn và ông Hồ Ngọc Đại có "âm mưu" độc quyền xuất bản SGK. Thật là nực cười. Chúng độc quyền bao nhiêu năm nay, miệng răng nhờn béo bao nhiêu năm nay... giờ lại "vu" cho người ta "độc quyền", mà mới chỉ SGK... lớp 1 thôi đấy. Nực cười hơn nữa, chúng thấy xã hội kinh tởm cái tư cách và "công trình" dở người của Bùi Hiền, chúng ghép cả Bùi Hiền vào với HNĐ và cụ Phạm Toàn để cho cái mồm đầy máu của chúng phun ra có hiệu quả hơn.
Chính cụ Phạm Toàn và ông Hồ Ngọc Đại cũng cần phải lên tiếng về sự độc hại, dở người và lưu manh của Bùi Hiền, để tránh xa Bùi Hiền ra, như tránh... hủi.
Cần nói thêm rằng tại sao bộ GD im lặng, thậm chí ngầm ủng hộ cái "công trình" quái đản của lão Bùi Hiền? Bởi vì nếu "công trình" đó được áp dụng, thì cái Nxb khổng lồ kia sẽ vớ hàng "núi" công việc, bằng tất cả lịch sử cộng lại, bằng tất cả tương lai dồn lại... thử tưởng tượng sức tàn phá của cải của xã hội khi cái "thảm họa" ấy diễn ra, nó khủng khiếp như thế nào.
Nhiều người băn khoăn không hiểu tại sao lại xuất hiện dư luận "ném đá" vào SGK lớp 1, vào lối phát âm "lạ" do cụ Phạm Toàn và ông HNĐ đề xuất... Tôi chỉ thẳng ra rằng đó là âm mưu của Nxb GD. Là "chiến dịch" bảo vệ sự độc quyền xuất bản của Nxb GD. Nó từ Nxb GD (nếu không muốn nói rằng từ bộ GD) mà ra.
Vì lương tâm và phúc đức để lại cho muôn đời sau, tôi kêu gọi những người có lương tri ở trong chính Nxb GD, ở bên ngoài nhưng hiểu rỏ nội tình thối nát của ngành GD, dù đang làm việc hay đã về hưu, bằng cách này hay cách khác, hãy vạch mặt cái "vương quốc" hút máu khổng lồ này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cỳ cặc ta? (Theo NN BÙi hiển )

"Đụng đến Trung Quốc là chống Đảng, bôi nhọ quân đội"!

28/08/2018 Trân Văn - Bất kể Trung Quốc thế nào, hành xử ra sao thì chủ quyền quốc gia, tương lai dân tộc vẫn không quan trọng bằng điều mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từng thay mặt giới lãnh đạo Đảng CSVN “quán triệt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho 
các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)…… Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành…
… Dịp này, lần đầu tiên không chỉ gia đình con mà còn 63 gia đình khác được công khai khóc cho những người chồng, người cha mà không sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào...
Cha cô Thủy là ai? Phải chăng ông từng phạm những tội thuộc loại “đại nghịch bất đạo”, thành ra thân nhân không chỉ sống vất vưởng, khốn khổ, khốn nạn mà còn không dám than khóc công khai?
Nếu bảo rằng cha cô Thủy – ông Trần Văn Phương là Thiếu úy Hải quân nhân dân Việt Nam, một trong số 64 người lính Việt Nam chỉ vì dám minh định chủ quyền của Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma mà bị Trung Quốc biến thành những tấm bia sống, tuần tự hạ gục từng người trong ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau khi đền nợ nước được vinh thăng Trung úy, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – thì có ai cảm thấy não lòng và hoang mang, phẫn nộ không?
***
Cho đến giờ, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News và những người tham gia biên soạn - phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” vẫn chưa được yên thân.
Dường như cuộc tấn công trên mạng xã hội không tạo ra được tác dụng cần thiết, thậm chí là phản tác dụng nên hai ông tướng đã nghỉ hưu (Nguyễn Thanh Tuấn – Trung tướng, cựu Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc Phòng và Hoàng Kiền – Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) vừa mở một mặt trận nữa trên hệ thống truyền thông chính thức (Tuần báo Văn nghệ TP.HCM các số 511, 512 phát hành vào các ngày 16 tháng 8 năm 2018 và 23 tháng 8 năm 2018) (2).
Trên hai số báo đã dẫn, tướng Tuấn và tướng Kiền nhân danh “tuyệt đại cựu chiến binh, tuyệt đại cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước”, đề nghị: Kiểm điểm Hội đồng Thẩm định bản thảo, kiểm điểm – xử lý Nhà Xuất bản Văn học – nơi chịu trách nhiệm xuất bản và những tập thể, cá nhân liên quan đến “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, thu hồi – tiêu hủy ấn phẩm này vì “sai sót cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu ‘bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ’ của các thế lực thù địch, tiến hành ‘diễn biến hòa bình’ chống phá chế độ ta”.
***
Cần nhắc lại rằng chuyện Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News tổ chức phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong sinh hoạt chính trị - xã hội ở Việt Nam hồi đầu tháng bảy.
Việc xuất bản - phát hành cuốn sách khổ 16 cm x 24 cm với 328 trang trở thành sự kiện đặc biệt vì tính chất và số phận gian truân của nó!
Trong vòng bốn năm (2014 – 2018), bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do First News thực hiện được chuyển lòng vòng qua… 13 nhà xuất bản. Chỉ đến khi một hội đồng cấp quốc gia do chính quyền Việt Nam thành lập nhằm thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) (3)!
Nhiều người đã từng thắc mắc, có cái… quái gì trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” khiến giới làm sách tại Việt Nam phải thận trọng, nhìn trước, ngó sau kỹ lưỡng như vậy và các viên chức hữu trách trong hệ thông công quyền Việt Nam phải nâng lên, đặt xuống nhiều lần trước khi đồng ý để “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trở thành một ấn phẩm chính thức?
Tất nhiên là có! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ưng Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị xem là “những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng”...
***
27 năm sau vụ thảm sát Gạc Ma, lần đầu tiên có một Đại lễ Tưởng niệm và Cầu siêu cho 64 người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắn hạ vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong Thư ngỏ gửi mọi người, cô Thủy viết: Con xin được thay mặt gia đình cảm ơn sự động viên, quan tâm của tất cả mọi người… 27 năm không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không ngắn đối với gia đình chúng con, những gia đình mất đi người thân, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng và những đứa con vĩnh viễn không bao giờ được gặp người cha thân yêu của mình. Đó chính là nỗi đau thương thiệt thòi quá lớn mà không gì có thể bù đắp được. 27 năm trôi qua con chưa bao giờ được chứng kiến hay tham dự một buổi đại lễ cầu siêu nào cầu cho linh hồn những người đã không tiếc thân minh hi sinh cho Tổ quốc để họ được yên ủi nằm lại trong lòng biển sâu lạnh lẽo, băng giá. Cho tới ngày hôm nay được chính thức tham dự một đại lễ cầu siêu lớn như vậy, thực sự con cảm thấy rất ấm lòng, cũng là sự động viên tinh thần rất lớn đối với gia đình con cũng như gia đình 63 liệt sỹ khác.
Trong thư, cô Thủy kể thêm, cha cô bị giết năm 1988 nhưng đến 2009 mẹ cô “nhiều lần ngược xuôi làm giấy tờ, thủ tục thì mới được hưởng trợ cấp”.
Cô tâm sự thêm, trước nữa, nhắc đến sự kiện 14 tháng 3 năm 1988 là điều không thể, như bị ngăn cấm, như sợ bị ảnh hưởng đến quan hệ ”láng giềng tốt đẹp” giữa mình và một quốc gia đang tâm cướp đi sinh mạng người thân của chúng con… Tại sao lại không được bày tỏ, tại sao lại không được nhắc đến và tại sao chúng ta lại phải giấu diếm cho tội ác tày trời của chúng? Chúng ta kìm nén, chúng ta nhường nhịn và chúng ta nhẫn nhục mãi cho tới tận ngày hôm nay để chúng ta nhận được những gì? Cũng không có gì thay đổi, vẫn là sự ngang nhiên xâm chiếm, vẫn là sự ngang tàng, táo tợn của những kẻ bộc lộ rõ bản chất xấu xa với những ý đồ nham hiểm trên vùng biển của ta, làm hại người dân của ta.
***
Thư của người phụ nữ chưa bao giờ được cha bồng ẵm vì ông bị giết khi cô còn đang trong bụng mẹ còn viết: Cho tới ngày hôm nay khi được tự do nói đến, khi được một số cơ quan, đoàn thể quan tâm đến thì có một số người cha, người mẹ của liệt sỹ đã mất vì già yếu, bệnh tật. Cũng có một số thương binh trở về từ cuộc chiến đã mất, những người còn sống cũng chưa được hưởng chế độ gì, hoặc nếu có thì phải trải qua bao khó khăn mới có được như mẹ con…
Xin lỗi cô Thủy khi phải nhận định rằng cô đã sai! Đến bây giờ, bốn năm sau khi cô viết Thư ngỏ đã dẫn, vẫn chưa có cái gọi là “được tự do nói đến” đâu cô Thủy ạ! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” chính là bằng chứng. Đâu chỉ có gia đình cô Thủy, 63 gia đình có thân nhân bị giết ở Gạc Ma và những cựu chiến binh may mắn sống sót gánh thảm cảnh ấy. Còn những người cha, người mẹ, người vợ, con, anh chị em, cháu,… những người lính khác đã bị giết ở biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và những cựu chiến binh may mắn sống sót trong những cuộc chiến vệ quốc ấy nữa. Không có thống kê nhưng con số phải tính bằng triệu.
Bất kể Trung Quốc thế nào, hành xử ra sao thì chủ quyền quốc gia, tương lai dân tộc vẫn không quan trọng bằng điều mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từng thay mặt giới lãnh đạo Đảng CSVN “quán triệt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Thế thôi!
Chính vì tin vào sự nhất quán về đường lối, chủ trương đó, tướng Tuấn, tướng Kiền, báo Văn nghệ TP.HCM mới liên tục đòi “chặt đầu, lột da” cho bằng được những tập thể, cá nhân liên quan tới tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, kể cả đòi truy cứu trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN – nơi đã thành lập một hội đồng chỉ để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”.
Chú thích

https://www.voatiengviet.com/a/gac-ma-vong-tron-bat-tu-truong-sa-bien-dong/4547412.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bây giờ điên nữa cho đời điên thêm...

Kỷ niệm 20 năm ngày mất thi sĩ Bùi Giáng (1998 - 2018)


28/08/2018 Trong những thi sĩ Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Giáng có lẽ là người duy nhất xứng với hai từ “quái kiệt”. Vừa là học giả, là nhà nghiên cứu, là dịch giả, là thầy giáo... nhưng sau hết ông là một thi sĩ đã để lại cho đời vô số giai thoại nửa thực nửa hư, bi hài trộn lẫn. Nhiều người đương thời không hề ngần ngại gọi ông là nhà thơ điên, thế nhưng cái điên của ông lại quá đỗi đặc biệt, như một tỷ lệ thuận với những lao động sáng tạo mà ông để lại cho đời.

Cuộc đời của Bùi Giáng được công nhận như một kỳ tích đặc biệt, hiếm có: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui và thật khó vậy” (Bùi Văn Nam Sơn). Bản thân thi sĩ tự bạch về mình qua mấy chữ: Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN chính thức sử dụng đồng nhân dân tệ của TQ ở khu vực biên giới


29/08/2018 - Hôm 28/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra một thông tư cho phép các thương nhân, cư dân khu vực biên giới Việt – Trung được sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Việc sử dụng nhân nhân tệ thanh toán ở biên giới được quy định trong Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới, có hiệu lực từ ngày 12/10, theo trang Zing.vn.
Các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam được phép sử dụng nhân dân tệ của Trung Quốc trong giao dịch vùng biên từ ngày 12/10/2018.

Theo thông tư này, các thương nhân, cư dân biên giới Việt - Trung có hoạt động thương mại qua biên giới giữa 2 nước sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán gồm VNĐ (Việt Nam đồng) hoặc CNY (Nhân dân tệ) và ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Thông tư còn quy định việc sử dụng tài khoản đồng nhân dân tệ, nhằm tạo cơ sở pháp lý để thương nhân hai nước thực hiện các giao dịch thu, chi trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, theo VietnamNet, Thông tư cũng nêu hướng dẫn các hoạt động ngoại hối khác như hoạt động ủy thác trong thanh toán bằng đồng CNY, xuất khẩu, nhập khẩu bằng CNY tiền mặt và VND tiền mặt, sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Báo BNews.vn trích lời ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, cho biết cơ chế thanh toán bằng đồng bản tệ nêu trên đã được triển khai thực hiện từ năm 2004.

Việt Nam có 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên và chỉ có những khu vực biên giới tại các tỉnh này mới được phép dùng đồng VND, CNY để thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới, theo BNews.

Truyền thông trong nước nhận định việc ban hành Thông tư 19 “góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển.”

Tháng 11/2017, nhân chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ra tuyên bố chung, trong đó việc “sử dụng đồng bản tệ trong thương mại và đầu tư song phương.”


https://www.voatiengviet.com/a/vn-chinh-thuc-su-dung-dong-nhan-dan-te-o-khu-vuc-bien-gioi/4549036.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ thỏa thuận riêng với Mexico, tưởng Canada bất lợi nhưng Trung Quốc mới thiệt nặng



Mỹ thỏa thuận riêng với Mexico, tưởng Canada bất lợi nhưng Trung Quốc mới thiệt nặng
Tổng thống Trump đang tìm cách tạo liên minh cô lập Trung Quốc. Ảnh: CNBC.
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi có thể đặt Trung Quốc vào thế bất lợi, thậm chí là bị cô lập.
Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại mới với Mexico thay thế NAFTA - ban đầu bao gồm 3 nước Mỹ, Mexico, Canada -  tất cả đều tập trung vào Canada. Nhưng Trung Quốc, không được nhắc đến, mới là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Cụ thể, thỏa thuận với Mexico buộc nước này siết chặt quy định, trong đó 40 - 45% thành phần mặt hàng phải được sản xuất bởi các công ty trong nước mà công nhân được hưởng lương ít nhất 16 USD/giờ.
Điều này giới hạn phạm vi sử dụng các bộ phận sản xuất ở Trung Quốc để lắp ráp ô tô tại Mexico, ưu tiên các sản phẩm có giá trị cao hơn từ các nhà sản xuất khác.
Thông báo về quy định mới này, Nhà Trắng cho rằng, điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sử dụng đầy đủ và đáng kể các bộ phận và vật liệu mà chỉ Mỹ và Mexico mới được hưởng ưu đãi thuế quan ưu đãi.
Một khía cạnh khác dường như nhắm vào quan ngại về Trung Quốc trực tiếp hơn. Đó là quy định về tài sản trí tuệ. Quy định này nhấn mạnh về bản quyền quốc gia, điều khoản về tên phổ biến và bảo hộ nhãn hiệu - tất cả các vấn đề lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh.
Khi bất cứ ai đi qua một thị trường đường phố Trung Quốc đều biết, các phiên bản "nhái" những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Apple là rất phổ biến.
Trong các dịch vụ kỹ thuật số, dự thảo cũng giới hạn khả năng "yêu cầu tiết lộ mã nguồn và các thuật toán máy tính độc quyền" của chính phủ - điều mà Trung Quốc đã bắt buộc đối với hầu hết các nhà cung cấp công nghệ thông tin.
Nhắm vào lĩnh vực lao động, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận hồ sơ tài chính cho thấy các điều khoản này tập trung ngăn chặn Trung Quốc nhiều hơn là Mexico hoặc Canada.
Khả năng quan trọng nhất, thỏa thuận với Mexico có thể giúp Mỹ nằm trong liên minh chống lại Trung Quốc.
Nếu chính quyền Tổng thống Trump tạo được một khối với Canada, điều này không chỉ tạo động lực mới cho tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mà có thể mở đường cho các thỏa thuận tương tự với châu Âu.
Kết quả này có thể sẽ cô lập Trung Quốc hay ở mức tối thiểu, điều này sẽ tạo ra một thỏa thuận có nền tảng tiêu chuẩn cao mà Bắc Kinh rất khó đạt được.
theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang