Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Thu toàn huân chương, không thấy tiền


"Khám nhà cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh: Thu toàn huân chương, không thấy tiền. Theo tài liệu điều tra, khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành khám nhà ông Phan Văn Vĩnh – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã thu giữ khoảng 30 huân, huy chương, giấy khen, bằng khen, kỷ niệm chương… và các loại tài liệu chứ không thu giữ được số lượng tiền, vàng hay tài sản nào khác." (TIN BÁO DANVIET)
Trương Tuần: 
- Cụ đọc tin này chưa, thu được trên 30 Huân, Huy chương nhá.
- Tuyệt quá, tiền bạc là cái đinh gì. Cái danh dự cao quý mới đáng giá, tôi thấy thế là thắng lợi.

- Tôi với cụ đã nghèo tiền lại nghèo cả Huân, Huy chương
- Thì mình phó thường dân thì vinh dự cao quý đâu đến mình nhưng được cái ngủ ngáy khò khò, sướng cụ ạ.

- Thì VƯỠN...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con trai của Nguyễn Bá Thanh làm quan? (Phần 1)


đường công danh, hoạn lộ quá hanh thông rộng mở. Nguyễn Bá Cảnh là nhân vật thứ hai ở Đà Nẵng, sau Nguyễn Xuân Anh, thăng tiến thần tốc đến chóng mặt. Cùng với Nguyễn Minh Triết, con của TT Nguyễn Tấn Dũng; Lê Trương Hải Hiếu, con của Bí thư Sài gòn Lê Thanh Hải; Lê Phươc Hoài Bảo, con của Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh… Bá Cảnh trở thành “hạt giống đỏ” sinh ra là để làm quan, sinh ra là để ăn trên ngồi trước, là để hưởng một đời phú quý vinh hoa!



Sinh năm 1983, quê làng Dương Sơn, xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, Nguyễn Bá Cảnh là con trai duy nhất của Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Khi Nguyễn Bá Cảnh vào tuổi trưởng thành, thì bố Bá Thanh đã là Chủ tịch thành phố, trực thuộc trung ương. Bá Cảnh học xong phổ thông, thì bố là Ủy viên Trung ương, Bí thư Thành uỷ ĐN.

Bố tính xa, muốn Cảnh phải làm quan kế nghiệp mình, vì vậy cho Cảnh đi du học (bằng tiền túi hay ngân sách thì chưa xác minh) mặc dù lúc đó cậu ta đang học Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Cảnh được gởi vào học Quản trị công, tại một đại học ở LonDon, Anh Quốc.

Đi một lèo, năm 2009 Nguyễn Bá Cảnh trở về nước với tấm bằng Thạc sĩ Quản trị công. Nguyễn Bá Thanh bố trí con mình về Thành Đoàn ĐN, giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội LHTN, rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên ĐN.

Tháng 1/2011, Nguyễn Bá Cảnh kết hôn cùng một cô gái Hà Nội, con của một vị thành viên HĐQT Tập đoàn Hoà Phát. Tiệc chiêu đãi với 1200 thực khách, diễn ra tại nhà hàng sang trọng bậc nhất Đà Thành – Goden Phoenic. Khách mời toàn quan chức và đại gia, người ta thấy có sự hiện diện của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Tất nhiên không thiếu các Tổng biên tập báo có Văn phòng tại ĐN.

Cuối năm 2011, Nguyễn Bá Cảnh giữ chức Phó Bí thư Thành Đoàn. Lúc này Bá Thanh “thâu tóm” 3 trong 1, vừa Bí thư thành uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND thành phố.

Bá Thanh nhận quyết định ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính, tháng 1/2013. Thì ngay sau đó, ngày 4/2/2013, Bá Cảnh được bổ nhiệm Bí thư Thành Đoàn ĐN.

Chưa dừng tại đó, ngày 1/8/2014, Quyết định số 1281-QĐNS/TW của Ban Bí thư đã chỉ định Nguyễn Bá Cảnh tham gia Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 – 2015. Bá Cảnh nghiễm nhiên ngồi cùng với các cha chú trong Thành uỷ, khi vừa bước vào tuổi 31
.


Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh vừa được TƯ chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015 (Ảnh: HC)

Xem như đường công danh, hoạn lộ quá hanh thông rộng mở. Nguyễn Bá Cảnh là nhân vật thứ hai ở Đà Nẵng, sau Nguyễn Xuân Anh, thăng tiến thần tốc đến chóng mặt.

Cùng với Nguyễn Minh Triết, con của TT Nguyễn Tấn Dũng; Lê Trương Hải Hiếu, con của Bí thư Sài gòn Lê Thanh Hải; Lê Phươc Hoài Bảo, con của Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh… Bá Cảnh trở thành “hạt giống đỏ” sinh ra là để làm quan, sinh ra là để ăn trên ngồi trước, là để hưởng một đời phú quý vinh hoa!

Còn nữa

Lê Hồng Hà
(Tiếng Dân)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thái Bá Tân - Được an ninh đến chơi nhà


Nhà thơ Thái Bá Tân cho biết: “Chiều nay an ninh gọi điện, bảo sắp tới sẽ đến chơi nhà. OK, lúc nào cũng được“. Và ông đã làm một số bài thơ về vụ này.

Nhà thơ Thái Bá Tân
1
Đã vượt qua nỗi sợ,
Nay tôi chẳng sợ gì,
Ngoài dân tình loạn lạc,
Chiến tranh và chia ly.

2
Xã hội có phản biện
Là phúc cho nước nhà.
Người dân còn phản đối
Càng phúc cho nước nhà.

Là vì dân chưa chết,
Còn day dứt với đời.
Và quan trọng hơn cả –
Còn muốn được làm người.

3
Một cái trước tưởng đúng,
Bây giờ có thể sai.
Nếu thấy sai thì sửa.
Sửa cũng không chết ai.

Đảng tiếp tục đổi mới,
Dân chúng sẽ được nhờ.
Bỏ giáo điều cổ lỗ,
Dân chúng càng được nhờ.

4
Ba mươi năm đổi mới,
Đất nước khá hơn xưa.
Có tự do, dân chủ,
Dẫu chỉ mức vừa vừa.

Kinh tế phát triển tốt.
Dân có ăn, có tiêu.
Phải ghi nhận điều ấy
Công nhà nước rất nhiều.

Nhà nước đã cho phép
Người dân được kiếm tiền.
Trong chừng mực nào đó
Còn có cả nhân quyền.

5

Tôi chỉ nói sự thật,
Không muốn lật đổ ai.
Do không biết toàn cục
Nên có thể nói sai.

Nói sai thì xin nhắc.
Các anh thấy bài nào
Không đúng, không có lợi,
Tôi gỡ xuống, không sao.

Vì tôi và nhà nước
Chung mục đích – hết mình
Mong xã hội ổn định,
Dân hạnh phúc, an bình.

Yên tâm, để tôi nói,
Chừng mực và biết điều.
Một khi chán, không nói,
Mới đáng ngại hơn nhiều…

*
Tôi đã nói như thế
Trong chuyến thăm vừa rồi
Của một bác từ Bộ,
Ngỏ ý đến nhà tôi.

Khiêm tốn và lịch sự,
Thưa gửi rất đàng hoàng.
Nói chung là dễ mến,
Lời lẽ cũng nhẹ nhàng.

Bác còn mua ủng hộ
Cuốn Lược Sử Diễn Ca.
Tôi tặng thủ trưởng bác
Cuốn Đức Phật Thích Ca.

Thế đấy, mọi chuyện ổn
Khi ta nói Với nhau.
Ngược lại, sẽ không ổn
Khi chỉ nói VỀ nhau.

Bằng chứng – Chưa thấy bác
Gọi điện yêu cầu tôi
Gỡ bỏ bài nào đó.
Thế là tốt lắm rồi.

Bài học – thấy bức xúc,
Mọi người chê thì chê,
Nhưng đàng hoàng, xây dựng,
Không báng bổ nặng nề.

Thái Bá Tân

(FB Thái Bá Tân)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiện trạng


 
Hiện trạng
 
nhiều năm, chiếc ghế vẫn đen và đầy ẩn ngữ
dị đoan, hay lên đồng
sống trong bóng đêm dày đặc những mối lo
bất an, môi sinh, cả tính mạng
những hố hầm
cả bầy ngôn ngữ
xào đi nấu lại
trên chảo dầu...
 
tôi cưỡi con chim trắng của tôi bay vào giấc ngủ của đại dương
một hòn đá vô tri nằm ngâm khuôn mặt xuống đáy thẳm.
 
thế giới đầy ánh sáng
nhưng thơ tôi lại xám và đen
trong những đêm nghe mưa tan tác trên ngói gió
trên xác thuỷ thần.
 
hiện trạng
không thể đánh vần bằng cách đẩy ngôn từ đi ngược lại với chính thời đại mình sống
nó phải chân thật.
 
con người đang trên hành trình tìm lại bản năng
sinh tồn
trên chính quê hương mình...
 
 
Thiên đường ma
 
buổi tối, một con chim hót
trên nóc ngói, tháng mười nở hoa trắng
viên bi lăn qua ngôi miếu nhỏ gần một ngôi trường tiểu học.
 
con rắn mọc sừng
cây sung to phủ bóng
những trưa hè...
 
buổi tối, con rắn mọc thêm cánh
trên thiên đường ma
dọc theo lối trở về ánh sáng
màu máu đỏ ngập tràn khắp nơi
cuộc hành quân của bóng ma
trên những cơn điên & hốt hoảng, ám ảnh cái chết
 
buổi tối, hoa gạo bung từng mùi hương
phả ngạt ngõ quê
trẻ trốn nhà chơi u quạ
đêm trăng
 
đỏ, kí ức
những lối đêm
trên thiên đường nằm trong chiếc lồng sắt...
 
buổi tối
những đám ruộng mở mắt nhìn trời mưa
tiếng ếch nhái vọng buồn cổ tích
 
trên thiên đường ma
bầy chim trắng
bay qua mái đình hoang...
 
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Loạn ngôn: Đà Lạt được coi là "tiểu Paris" của châu Á


Ông này dường như không có việc gì làm; quanh năm lang thang khắp nơi, phát ngôn toàn những câu chọc cười và múa may như hề trong rạp xiếc. Trước đây anh em cán bộ chúng tôi ngồi trong hội trường họp Quốc hội thường bảo nhau đất nước có 2 chú hề siêu đẳng; một là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai là tổng bí thư Nông Đức Mạnh, có lẽ hai năm nay đã có thêm chú thứ ba, cứ đà này năng lực chọc cười (ra nước mắt) sẽ nhanh chóng vượt các bậc tiền bối. Mình vừa lên Đà Lạt dịp Tết âm lịch, nghỉ ở đó 4 ngày 3 đêm, thuê xe đi khắp nơi; thấy Đà Lạt tan hoang, bẩn thỉu, trộm cắp, lừa đảo, đâu đâu cũng nghĩ kế cướp tiền dân du lịch; liệu có thể "được coi là tiểu Paris của châu Á" ?

Thủ tướng: Đà Lạt được coi là "tiểu Paris" của châu Á
30-07-2018 - Chiều ngày 30/7, tại Thành phố Đà Lạt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải là địa điểm nghỉ dưỡng văn hóa độc đáo xứ ôn đới trong một ASEAN nhiệt đới. "Đây được coi là tiểu Paris của châu Á", Thủ tướng nói và cho biết muốn Đà Lạt thành công, nhất là du lịch, Đà Lạt cần trở thành biểu tượng văn hóa Đông - Tây. Đà Lạt là bộ mặt của cả nước và cả ASEAN. 

Tam giác vàng cho phát triển của Lâm Đồng
Quy mô kinh tế của Lâm Đồng được Thủ tướng cho biết là chiếm gần 1,4% quy mô kinh tế cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 55 triệu đồng, là con số khá cao. Với tốc độ phát triển nhanh, trong tương lai không xa, Lâm Đồng không còn nhận hỗ trợ ngân sách trung ương và có thể đóng góp trở lại cho Trung ương.



Các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh đạt kết quả ấn tượng. Cụ thể, nông nghiệp công nghệ cao đạt doanh thu bình quân 163,8 triệu đồng/ha/năm. Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và đang nhanh chóng trở thành một cực tăng trưởng của khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tỉnh đã sớm định hình phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hình thành các mô hình chuỗi nông sản an toàn cũng như xây dựng thương hiệu cho nhiều loại nông sản địa phương…

Mặc dù vậy, Thủ tướng nhìn nhận đóng góp của lĩnh vực nông lâm thủy sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Lâm Đồng còn khiêm tốn. Lâm Đồng nên khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến gắn với các sản phẩm nông nghiệp hiện có ở địa phương thay vì xuất khẩu thô.



Nông nghiệp công nghệ cao là quan trọng, có vai trò tạo thu nhập lớn cho người dân địa phương, song nếu không phát triển công nghiệp chế biến đi kèm thì thu nhập nông nghiệp dù có tăng đến mức nào cũng sẽ chững lại, khó tăng hơn được nữa, đúng như nhà bác học Lê Quý Đôn đã nói, "phi công bất phú".

"Tôi lưu ý điều mà tôi tạm gọi là tam giác vàng cho phát triển của Lâm Đồng: nông nghiệp sạch công nghệ cao, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao", Thủ tướng cho rằng, đi theo tam giác này thì mới có thể phát triển bền vững, tốc độ cao, "chứ đi một chân như nông nghiệp công nghệ cao hiện nay thì tốt nhưng chưa thể giàu được".

Đà Lạt phải là địa điểm nghỉ dưỡng văn hóa độc đáo


Đối với ngành du lịch, Thủ tướng cũng lưu ý những bất cập, thách thức đang tồn tại. Đó là giữ rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, "nếu mất rừng thì không còn Đà Lạt, không còn Lâm Đồng".

Mặt khác, Thủ tướng nhận định nhiều tài nguyên du lịch quý giá chuyển quyền cho tư nhân khai thác nhưng chọn không đúng đối tượng, nhà đầu tư tư nhân kém năng lực cả về tài chính lẫn kinh nghiệm quản trị, không có cam kết dài hạn, chỉ biết bán vé thu tiền.

Nhiều đặc sản địa phương bị trà trộn với sản phẩm kém chất lượng từ bên ngoài, nhưng vẫn được khoác áo đặc sản Đà Lạt, gây mất niềm tin và suy giảm giá trị thương hiệu sản phẩm Đà Lạt…

Theo Thủ tướng, Đà Lạt nói riêng, Tây Nguyên, Lâm Đồng nói chung là vùng đất có những giá trị độc đáo về di sản lịch sử, văn hóa, thời tiết, cảnh quan… Không chỉ cho Việt Nam mà cả khu vực ASEAN và rộng hơn là châu Á nhưng vẫn chưa bật lên trở thành địa danh du lịch tầm cỡ quốc tế.

"Các đồng chí có biết trung bình một du khách quốc tế, trong nước đến Lâm Đồng thì lưu trú bao nhiêu đêm? Nhiều người nói với tôi là không quá 3 đêm, 2 đêm rưỡi thôi. Một thành phố mộng mơ như Đà Lạt, rồi Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà khách chỉ đến chớp nhoáng như vậy là đáng tiếc. Như thế, du lịch làm sao phát triển đột phá, trở thành kinh tế mũi nhọn", Thủ tướng nói.

Ông cũng đặt ra câu hỏi: "Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nhưng liệu Đà Lạt có trở thành thương hiệu, là nhận diện quốc tế rộng rãi về thông điệp này không? Có loại hoa nào tiêu biểu xuất sắc của Đà Lạt như tulip của Hà Lan đã lan tỏa toàn cầu? Hay chúng ta chỉ có một số loại hoa du nhập bình thường không có thương hiệu đặc sắc"

Theo Thủ tướng, Lâm Đồng, Đà Lạt tuyệt đối không nên chỉ biết đến những phát triển của người Pháp từ cách đây 100 năm.

Vì thế, Đà Lạt phải là địa điểm nghỉ dưỡng văn hóa độc đáo xứ ôn đới trong một ASEAN nhiệt đới. Sự khác biệt của Đà Lạt rất rõ, về thời tiết, địa hình, cảnh quan…

"Đây được coi là tiểu Paris của châu Á", Thủ tướng nói và cho biết muốn Đà Lạt thành công, nhất là du lịch, Đà Lạt cần trở thành biểu tượng văn hóa Đông - Tây. Đà Lạt là bộ mặt của cả nước và cả ASEAN. 
http://cafef.vn/thu-tuong-da-lat-duoc-coi-la-tieu-paris-cua-chau-a-20180730205059193.chn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không đơn thuần chỉ là một lá thư:

XEM THƯ NÀY, THẤY MỘT NHÂN CÁCH LỚN, MỘT TRÍ TUỆ LỚN


Thư của ông Trần Huỳnh Duy Thức
gửi cho gia đình từ trong tù 


30-7-2018

Nghệ An, 26/6/2018

Thưa ba và cả nhà thương,


Hôm 23/6 chị Sáu và Quân ra thăm con kể rằng ba nói ba tin sắp có nhiều thay đổi lớn và ba sẽ khỏe để chờ con về. Con rất là vui. 

Sáng hôm qua, thứ hai 25/6/2018 một phái đoàn của Liên minh Châu Âu và Đại sứ quán Đức tại VN vào đây thăm con. Đại diện gồm một anh tên là Konrad phụ trách chính trị của Đại sứ quán Đức, một cô tên là Catherine phụ trách chính trị của Phái bộ EU tại VN, một anh người Việt tên Đăng được giới thiệu là cán bộ của Đại sứ quán Đức tại VN làm phiên dịch (họ nói tiếng Anh và tiếng Đức). Cũng có lãnh đạo cùng các sĩ quan của Trại giam tham gia. Họ lắng nghe, thái độ vui vẻ, không có vấn đề gì.

Họ nói họ rất quan tâm đến con nên thông qua Chính phủ Đức và Chính phủ VN để sắp xếp cuộc gặp này. Họ muốn nghe về sức khỏe điều kiện sinh hoạt trong tù và nguyện vọng của con. Con cho biết sức khỏe của con vẫn ổn và kể thời khóa biểu một ngày của con gồm thể dục, viết thư, sáng tác (thơ, nhạc, tiểu thuyết), đọc sách báo nhà gửi, chơi đàn, học tiếng Hoa,… Con cũng khẳng định với họ rằng con không có nguyện vọng ra nước ngoài. Họ bảo họ rất nể phục con và họ cũng nghe nói nhiều về tinh thần của con. Họ thấy khó ai có được lịch sinh hoạt trong tù như con. Con nói với họ rằng con rất vui khi biết luật sư Đài được họ bảo lãnh qua Đức vừa rồi. Riêng con thì con muốn dùng cuộc sống của mình để thu hút sự quan tâm của mọi người ngày càng tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền con người, tôn trọng khác biệt. Con tin vào sự thay đổi dựa trên tinh thần đó và thấy đang có những thay đổi theo tinh thần, chiều hướng như vậy. Con hiểu luật pháp đang còn nhiều vấn đề, nhưng chỉ bằng tinh thần tôn trọng pháp luật và kiên trì đòi hỏi pháp luật phải hoàn thiện hơn thì sự thay đổi cuối cùng mới tốt đẹp. Con mong rằng họ ủng hộ và hỗ trợ cho sự thay đổi như vậy. Họ nói họ hiểu và theo sát trường hợp của con. Họ chúc con khỏe và có đủ sức mạnh để đi hết lựa chọn của mình. Họ tin con làm được vì con biết sử dụng thời gian hiệu quả. Họ khẳng định sẽ luôn quan tâm, theo dõi tình hình của con. Sau cuộc gặp, họ sẽ liên hệ với gia đình mình để thông báo về cuộc gặp này, đồng thời để trao đổi thêm những gì cần thiết. Con cảm ơn họ và cho biết cuộc gặp đã động viên con rất nhiều.

Cuộc gặp kéo dài 60 phút, đúng như thỏa thuận giữa Chính phủ Đức và Chính phủ VN. Họ hỏi rất kỹ các điều kiện ăn uống, sinh hoạt, điện thoại, gửi thư, gia đình thăm… Con có sao nói vậy, không có vấn đề gì. Họ cũng hỏi về vấn đề mắt của con như họ nghe trước đây. Con cũng kể đúng thực tế là do điều kiện điện, ánh sáng, nhưng điều kiện này đã được đảm bảo hơn 10 tháng nay. Con cũng nói rằng cũng có khi có vấn đề nhưng con phản ảnh đến Ban giám thị Trại giam để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, BGT cũng lắng nghe và giải quyết theo pháp luật. Họ nói họ nghe vậy thì rất vui. Họ cảm ơn phía VN đã tạo điều kiện để gặp.

27/6

Hôm qua thời sự VTV đưa tin VN và EU rà soát lần cuối nội dung Hiệp định thương mại tự do VN – EU (EVFTA). Bộ trưởng công thương VN hi vọng Hiệp định này sẽ được ký vào cuối năm nay. Cao ủy thương mại EU hi vọng VN sẽ giải quyết những vấn đề còn lại để Hiệp định được ký kết. Thư 112C con đã trích một bài trên Thời báo KTSG số 14 (5/4/2018) nói về lí do Hiệp định này đã bị trì hoãn ký từ cuối năm 2015 đến nay là vì môi trường và nhân quyền.

VN mình rất cần Hiệp định này để giảm thiểu những tác động của các cuộc chiến thương mại nếu chúng lan rộng. Các tranh chấp giữa Mĩ với EU và các đồng mình khác, theo con, sẽ được dàn xếp sớm. Giữa họ không có những xung đột không thể thỏa hiệp, và sự tranh chấp của họ thực sự chỉ là sự cạnh tranh thuần túy thương mại. Còn tranh chấp giữa Mĩ và TQ thì thương mại chỉ là cái cớ và là công cụ để Mĩ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của TQ thực tế đến đâu, để Mĩ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình. Ai mà lấy thiệt hơn về mặt kinh tế như là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá người Mĩ có thể chấp nhận đến mức nào, rồi từ đó suy ra Mĩ sẽ không dám dấn sâu vào Cuộc chiến thương mại với TQ thì người đó sẽ lầm to. Đó thật là ngây thơ.

Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc Chính phủ TQ mà Mĩ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi. Đó chỉ mới là sự cấm vận công nghệ chip chưa quá mức cao siêu so với nhiều công nghệ cốt lõi khác mà Mĩ nắm giữ. Nếu cuộc chiến lan rộng, Mĩ có thể đánh rơi rụng hàng trăm tập đoàn khổng lồ tương tự ZTE của TQ. Chưa nói đến rất nhiều hậu quả khác, chỉ riêng sự vỡ nợ của những tập đoàn này sẽ tạo nên một khoản nợ xấu cho Chính phủ TQ (vì Chính phủ đầu tư, cho vay hay bảo lãnh) lớn đến mức đủ thổi bay khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của TQ trong chốc lát. TQ hầu như chẳng có công cụ gì tương tự để trả đũa Mĩ. Đầu tư TQ vào Mĩ đã giảm đến 98% (tức là gần như không còn gì) trong 5 tháng đầu năm nay mà chẳng gây ra vấn đề gì cho Mĩ. TQ đã từng dọa về nguy cơ rút đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho Mĩ. TQ đã làm nhưng chẳng tác dụng. Không cần đến TQ giảm đầu tư, tới đây Mĩ đã chuẩn bị để hạn chế TQ đầu tư vào Mĩ để tiếp cận công nghệ Mĩ. Hi vọng Mĩ sợ thiệt hại mà không làm thì sẽ là tiếp tục ngây thơ.

Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của TQ, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do. Ở đó những người giỏi nhất mới sáng tạo nên những công nghệ vượt trội cho quốc gia. TQ không có và cũng không chấp nhận một xã hội vận động tự do. Vì vậy Chính phủ TQ tin vào cách thức đặc sắc của mình là dùng sự đầu tư và bảo kê (trên danh nghĩa bảo hộ) vô song của nhà nước cho một số doanh nghiệp để chúng sở hữu công nghệ vượt trội. Thực tế mấy chục năm qua, các doanh nghiệp này đã to lớn khổng lồ nhờ sự bảo kê này nhưng khả năng công nghệ chỉ ở mức sao chép giỏi và lệ thuộc nặng nề vào những công nghệ cốt lõi của Mĩ và phương Tây. TQ hiểu nguy cơ của sự lệ thuộc này. Nhưng một lần nữa, họ tiếp tục sai lầm về phương pháp. Họ tin rằng dùng sức mạnh của thị trường khổng lồ hơn 1,4 tỉ dân của họ thì sẽ ép được các doanh nghiệp sở hữu công nghệ của Mĩ và phương Tây chuyển giao công nghệ cho họ nếu muốn tiếp cận thị trường TQ. Khi TQ công bố Sáng kiến Sản xuất tại TQ 2025 với mục tiêu trên, con đã cười vì thấy niềm tin nói trên của họ ngây ngô quá. Họ nghĩ từng doanh nghiệp đơn lẻ Mĩ sẽ không thể đủ sức thoát sức ép của Chính phủ TQ để không bị mất phần trước các đối thủ tại thị trường TQ. Các doanh nghiệp Nhật và EU cũng bị như vậy. TQ không hiểu rằng sức mạnh của những xã hội vận động tự do khi đã hợp lực lại thì chẳng có sức mạnh của những xã hội độc đoán nào địch nỗi cho dù những xã hội độc đoán đó được lãnh đạo bởi những chính phủ độc tài khổng lồ đi nữa. Khối G7 sẽ cùng nhau đánh gục tham vọng chiếm lấy công nghệ bằng ban phát thị trường của TQ. Thế giới sẽ thấy chiến lược về công nghệ của TQ hóa ra là cách để họ chỉ ra gót chân Achilles chết người, không chỉ về công nghệ mà cả về sức mạnh và tham vọng bá quyền của mình.

Một khi TQ đã buộc phải bãi bỏ sự ép buộc chuyển giao công nghệ, sự bảo hộ thị trường cho các doanh nghiệp chủ lực mà Chính phủ TQ bảo kê lâu nay để làm sức mạnh cho Chính phủ, thì các doanh nghiệp Mĩ và phương Tây có lợi thế về công nghệ sẽ chiếm lĩnh các thị phần ở TQ mà các doanh nghiệp được bảo kê ở TQ chiếm giữ lâu nay. Khi đó cán cân thương mại sẽ cân bằng và công bằng. Đây là điều Tổng thống Trump muốn và không ngừng tuyên bố lâu nay. Ông ấy đang rất quyết liệt để thực hiện thành công mục tiêu này. Nếu TQ không chấp nhận sự bãi bỏ nói trên thì họ sẽ đối diện với sự sụp đổ, bắt đầu từ các tập đoàn. Nếu Chính phủ TQ nhận ra thì họ sẽ tránh được sụp đổ. Và đó là sự bắt đầu cho tự do hóa thị trường và xã hội. Người TQ sẽ sớm nhận ra rằng người ta không thể sở hữu những gì hay ho bằng cách tước đoạt và sự bảo kê bảo hộ của nhà nước không thể giúp sở hữu công nghệ mà ngược lại. Nó chỉ tạo ra những doanh nghiệp thân hữu thúc đẩy tham nhũng và khả năng cạnh tranh quan hệ và đặc quyền, chứ không phải khả năng sáng tạo. Một khi sự bảo hộ của nhà nước đã không còn có thể nữa thì các doanh nghiệp đó sẽ lăn đùng ra mà chết như đột tử vậy, bất chấp chính phủ bảo hộ có to lớn hay tài giỏi đến đâu.

Không ai vi phạm Quy luật phát triển mà có thể phát triển tốt đẹp cả. Con người dù có giỏi giang, có sức mạnh đến thế nào thì cũng không thể vượt qua được quy luật của Tạo hóa.

28/6

Dù Quy luật phát triển đã được làm sáng tỏ, nhưng giới cầm quyền TQ vẫn phải trả một giá đắt trước khi hiểu ra được và thừa nhận những gì mình đã làm trái quy luật. Điều này có nghĩa là cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ sẽ lan rộng và rất căng thẳng trước khi một trạng thái cân bằng và công bằng được xác lập. Chiến tranh căng thẳng sẽ kéo dài vài năm.

Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại vì nó thay cho Chiến tranh thế giới III vốn là điều rất khó tránh khỏi khi có sự nổi lên của các siêu cường mới muốn khẳng định vị thế bá quyền như Đức, Nhật trong quá khứ và TQ vào hiện tại. Nếu sự trỗi dậy hung hăng của TQ không bị kiềm chế thì không lâu nữa, khi tiềm lực quân sự của họ đủ sức đối trọng với Mĩ ở Châu Á TBD thì chiến tranh quân sự sẽ nổ ra không tránh khỏi. Họ đang ráo riết tăng cường tiềm lực này thông qua quân sự hóa ồ ạt trên Biển Đông. Mĩ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội sử dụng chiến tranh thương mại để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của TQ, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới. TQ lúc này cũng không còn khả năng tiên hạ thủ vi cường bằng các trận chiến chớp nhoáng được nữa, vì Biển Đông đã được quốc tế hóa cùng với cả khu vực rộng lớn Ấn Độ dương – Thái Bình dương. Anh, Pháp cũng đều tham gia vào đảm bảo tự do hàng hải, hàng không của khu vực này. Tháng trước các tàu chiến Anh, Pháp tiến vào vùng hải phận quốc tế mà TQ tuyên bố chủ quyền trái phép nhưng TQ không dám làm gì. Mĩ vừa loại TQ ra khỏi cuộc tập trận chung Vành đai TBD (RIMPAC) 2018 và yêu cầu TQ đảo ngược quá trình quân sự hóa trên Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của VN sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ đang nổ ra. TQ có rất ít cơ hội để thắng. Có người bảo họ đang nắm giữ vũ khí chiến lược là hơn 1 ngàn tỉ USD trái phiếu chính phủ Mĩ, nếu TQ bán các trái phiếu này thì Mĩ sẽ suy yếu và vì vậy mà Mĩ phải lo sợ. Nếu Chính phủ TQ mà nghe mấy chuyên gia này thì TQ sẽ còn thua sớm hơn.

Chương trình Toàn cảnh thế giới trên VTV1 ngày 24/6/18 dẫn lời tiến sĩ Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ ngoại giao VN – cho rằng hành xử của TQ đã tới giới hạn chịu đựng của Mĩ. Từ thập niên 1970 Mĩ đã giúp đỡ TQ bằng mở cửa thị trường Mĩ, cho phép hỗ trợ công nghệ Mĩ cho doanh nghiệp TQ để đưa TQ phát triển, hội nhập thế giới với cam kết của TQ rằng trở thành một nước lớn có trách nhiệm trên thế giới, giống như Mĩ đã làm với Châu Âu và Nhật sau Thế chiến II. Trong khi Châu Âu, nhất là Đức, và Nhật đã làm đúng như vậy và trở thành những quốc gia dân chủ và thịnh vượng và đóng góp quan trọng vào việc xây dựng dân chủ và thịnh vượng cho thế giới thì TQ đang làm ngược lại. Con đồng ý với tiến sĩ Thái. Nhìn vào sự mở rộng ảnh hưởng của TQ ra nước ngoài trong 2 thập niên qua, chẳng khó gì để thấy họ nuôi dưỡng cho các chính phủ tham nhũng, bảo kê độc tài, bất chấp thiệt thòi đối với người dân dưới các chính phủ đó, miễn là TQ có lợi: được tiếp cận với tài nguyên, đất đai và những hợp đồng có lợi quá mức cho TQ. Đó là chưa kể những hậu quả về môi trường và xã hội mà TQ để lại cho những con người ở đó. Ở Châu Phi, những hậu quả như vậy là không thể khắc phục sau 2 – 3 thế hệ nữa. Chẳng mấy ai mà không thấy hình ảnh đó của TQ. Từ đầu năm 2004, con đã nói về nguy cơ này trong bức thư gửi cho ông Triết lúc đó là Bí thư thành ủy HCM.

Khi Mĩ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc TQ hành xử có trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến thương mại thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi. Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng TQ cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng. Chấp nhận thị trường tự do, không bảo hộ doanh nghiệp. Những điều như vậy sẽ dẫn đến xã hội vận động tự do. Sau cuộc chiến thương mại, thế giới sẽ được thấy một lần nữa sai lầm tai hại “trọng cứng khinh mềm”: Chỉ chấp nhận và bắt chước trào lưu cứng mà không học hỏi và thúc đẩy trào lưu mềm trước. Quy luật phát triển xã hội sẽ được khai sáng hơn bao giờ hết. Bao nhiêu nỗ lực khổng lồ của giới học giả TQ mấy chục năm qua cố gắng bảo vệ những lý thuyết về một nền kinh tế thị trường được định hướng bằng sự can thiệp sâu rộng của chính phủ sẽ trở nên buồn cười. Giới học giả TQ lâu nay rất nổi tiếng thế giới về những nghiên cứu như vậy. Con biết họ rất giỏi, nhưng họ đã bị định hướng nên không có tự do để nói ra chân lý.

Trong thời kỳ Mĩ rung lắc TQ, thế giới cũng sẽ bị rung lắc và ảnh hưởng lớn. Không chỉ về kinh tế đâu, mà toàn diện các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Như con đã viết hồi đầu năm 2016, các chính phủ độc tài sẽ bị rung rụng, các quốc gia thực sự dân chủ hoặc chân thành hướng đến dân chủ bằng pháp quyền, tôn trọng quyền con người mới phát triển tốt mà không sụp đổ. Mục tiêu của Mĩ không chỉ là thương mại, mà chính yếu là trật tự thế giới. Nhưng không phải là thứ trật tự mà Mĩ ban phát cho nước này nước kia ở vị trí này vị trí nọ, mà là một trật tự theo Quy luật phát triển. Dù là nước lớn hay nhỏ thì đều phải tôn trọng luật. Dân tộc nào nỗ lực hơn thì sẽ vượt lên theo Dòng chảy của thời đại.

Ráp kịp với Dòng chảy của thời đại rồi đua nhanh và vượt lên dẫn đầu là sứ mệnh lịch sử, là mệnh lệnh của dân tộc Việt Nam đối với từng người dân Việt trong thời kỳ lịch sử này. Và con biết, dân tộc cần con vào thời khắc quan trọng này. Vì vậy con sẽ ở lại trên mảnh đất này. Dù chỉ là một thường dân hay một tù nhân, con vẫn luôn nỗ lực không tiếc sức bằng mọi cách để dân tộc hoàn thành kịp sứ mệnh lịch sử nói trên. Đó chính là mục tiêu tối thượng của con bao nhiêu năm nay.

Con mong ba, cả gia đình và mọi người hiểu và ủng hộ quyết định này của con. Đừng lo con khổ sở. Con chẳng khổ gì cả, điều kiện ở đây ổn. Đúng là con có chút vất vả, nhưng mà vui.

Viết xong thư này con sẽ viết thư cho mấy người lãnh đạo đất nước. Con nghĩ là họ đã biết, nhưng họ cần hiểu rõ hơn về sứ mệnh lịch sử, mệnh lệnh của dân tộc vào thời khắc lịch sử này. Họ thường hay nói “Tiến nhanh cùng thời đại”.

Trước khi cuộc chiến thương mại Mĩ – TQ được định đoạt, VN là một trong những nước bị tác động mạnh bởi nó. Cùng với CPTPP, Hiệp định thương mại tự do VN – EU là rất quan trọng để giúp VN giảm thiểu ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, quan hệ song phương Việt – Mĩ cũng quan trọng không kém để giúp VN tránh được những đòn trừng phạt của Mĩ lên TQ. Vì vậy cán cân ngoại giao của VN cũng sẽ thay đổi mạnh. Một Phó Thủ tướng của VN đang ở thăm Mĩ. Tối qua con xem tin này trên VTV và cảm thấy những chuyển biến nhanh trong thời gian tới. Con cảm nhận rất rõ điều này.

Diễn biến ở Đông Nam Á sẽ còn nhanh và bất ngờ hơn Đông Bắc Á với sự kiện chuyển hướng của Triều Tiên vừa rồi. Một đất nước dựa gần như tất cả vào TQ 70 năm qua giờ lại muốn Mĩ đảm bảo an ninh và thể chế chính trị cho mình. Niềm tin vào TQ sẽ còn nhiều suy giảm hơn nữa trên toàn thế giới.

Con nhìn thấy được sự dịch chuyển và tích tụ năng lượng không thể hiện trên bề mặt, dựa vào dòng chảy theo quy luật, nên con có thể biết được sự chuyển biến như thế nào. Vì vậy ba và mọi người đừng lo cho con về thời gian. Tới lúc thì chẳng ai giữ con được trong tù cả.

Mọi người hãy cứ vui vẻ, giữ sức khỏe.

Thương ba và mọi người nhiều nhiều.

Nguồn: Trần Family

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

VIẾT SAU NGÀY 29 THÁNG 7:


Cuối cùng hành tinh chưa nổ
Em tôi đi lấy chồng
Chợ vẫn phiên chợ cũ
Bến đò
phà sang sông
Vẫn nỗi lo
muôn thủa
Mưa giăng ngập cánh đồng
bao mưu hèn vỡ lở
Quan tướng chui vào tròng
Giở lần trang sách cũ
Nhà tiên tri tính nhầm?
Hay chỉ là ám dụ?
Cho một thời..
long đong?
Hiền tài lên núi ở
Kẻ tiểu nhân tranh hùng
Nhật nguyệt còn sáng tỏ
mà đất trời mung lung!
Cái đận mẹ qua chợ
Ngồi chờ bên khúc sông
đò chưa tới
đành chịu
Dù gió mưa cầm lòng
Cuối cùng không thể vội
tiên tri có nhỡ nhầm
Lại làm vườn, đọc sách
Ai đua chen
mình không!

Phần nhận xét hiển thị trên trang