Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

VỀ BỘ "LỊCH SỬ VIỆT NAM" 15 TẬP CỦA VIỆN SỬ HỌC HÀ NỘI


Trần Anh Tuấn

Giáo sư,  cựu Giảng viên Ban Sử Đại học Văn khoa Sài Gòn
hiện đang sống ở Mỹ

Lịch Sử Việt Nam (tái bản lần thứ nhất) là tựa đề của một bộ sử dài 15 tập do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017. Bản in lần thứ nhất vào năm 2013-2014.
Bộ sách nguyên là dự án lớn do Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong nước chủ trì từ năm 2002 với một tập thể tác giả 30 người.
Tất cả 30 người này là cán bộ của Viện Sử Học, cũng có nghĩa là các công chức mà nhiệm vụ là viết sử theo sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, họ không viết trong tư cách của những sử gia. Nên biết rằng Viện Sử Học nói riêng, hay Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nói chung, là những cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Về hình thức, bộ sách rất đồ sộ. Sách không bán lẻ, nằm trong 5 hộp, mỗi hộp có 3 quyển, được bao nylon bên ngoài. Năm hộp đó lại đặt vào hai hộp carton sẵn sàng đến tay người mua do Công Ty Vina Book JSC phát hành. Toàn bộ 15 quyển nặng 24kg, dày 9,084 trang, bán 4,800,000 đồng. Tổng số phát hành là 1,000 bộ. Cước phí chuyển phát nhanh từ Sài Gòn qua California theo đường hàng không mất 5 ngày là US$280.00.
Tôi nghi,̃ với lương tháng của cán bộ trung cấp (như chủ sự hay trưởng phòng) hiện nay trong nước vào khoảng 10,000,000 đồng thì chắc chắn rất hiếm độc giả có tiền mua sách.
Nhưng việc bán sách, và bán được hay không, không phải là điều bận tâm của ai. Vì dự án này là đề tài cấp nhà nước có nghĩa là Viện Sử Học và các thành viên của Viện đã được cấp phát ngân khoản để hoàn tất công tác kéo dài hàng thập niên hay lâu hơn nữa.
Hình thức in ấn bộ sách trang trọng, hình bìa rồng cuộn là một tác phẩm mỹ thuật. Bìa cứng, gáy đóng chỉ nên bền vững. Mỗi quyển có một tập thể tác giả, gọi là "Nhóm Biên Soạn." Nhóm biên soạn từ tập 1 đến tập 7 gồm 4 người, riêng tập 3 và tập 5 có 5 người. Nhưng từ tập 8 đến tập 15 nhóm biên soạn rút xuống còn 3 người. Tập thể tác giả đó gồm 24 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, và 3 nghiên cứu viên.
Để tránh những suy đoán và ngộ nhận có thể xảy ra trong cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại, tôi ghi ra đây danh sách đầy đủ 30 tác giả trong Ban Biên Soạn: Nguyễn Thị Phương Chi, Đinh Thị Thu Cúc (Chủ Biên Tập 10), Võ Kim Cương (Chủ Biên Tập 6), Trần Đức Cường (Tổng Chủ Biên và Chủ Biên Tập 12 và 14), Nguyễn Lan Dung, Lê Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Hữu Đạo, Đinh Quang Hải, Lê Thị Thu Hằng, Ngô Văn Hòa, Đỗ Đức Hùng, Hà Mạnh Khoa, Tạ Ngọc Liễn (Chủ Biên Tập 3), Nguyễn Ngọc Mão (Chủ Biên Tập 15), Vũ Duy Mền (Chủ Biên Tập 1), Nguyễn Văn Nhật (Chủ Biên Tập 11 và 13), Nguyễn Đức Nhuệ, Vũ Huy Phúc, Phạm Ái Phương, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Hữu Tâm, Phạm Như Thơm, Tạ Thị Thúy (Chủ Biên Tập 7, 8, và 9), Nguyễn Minh Tường, Đỗ Xuân Trường, Lưu Thị Tuyết Vân, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Vinh (Chủ Biên Tập 2 và 4), và Trương Thị Yến (Chủ Biên Tập 5).
Trong số 30 người này có rất nhiều người tôi mới biết đế́n tên lần đầu tiên. Chỉ có vài người là "quen thuộc" qua những nghiên cứu của họ trong các chuyên san Nghiên Cứu Lịch Sử, Xưa & Nay, Khảo Cổ Học... và qua các ấn phẩm đã được phổ biến, như Võ Kim Cương, Trần Đức Cường, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Văn Nhật, Vũ Huy Phúc, và nhất là Tạ Thị Thúy, xuất thân tiến sĩ Sử tốt nghiệp tại Pháp chuyên về đề tài khai thác thuộc điạ của thực dân Pháp tại Đông Dương.
Hầu hết -nếu không muốn nói là tất cả- tên tuổi của giới nghiên cứu sử cũng đồng thời là giới giáo sư đại học ngành Sử trong nước, những người từ nhiều năm nay đã chuyển hướng nghiên cứu từ thông tin tuyên truyền sang trình bầy sự kiện quá khứ, đều vắng bóng. Đây thật là một chỉ dấu quan trọng đầy ý nghĩa khi độc giả muốn lượng định giá trị của bộ Lịch Sử Việt Nam mới tái bản và được giới thiệu rầm rộ qua các cơ quan truyền thông đại chúng trong tháng trước.


.
Bộ Lịch Sử Việt Nam đầy đủ 15 tập chiếm hơn một ngăn trong tủ sách TAT, tặng phẩm của anh chị Nguyễn Hoàng Hải & Phương Nga (San Jose, California).
Với một bộ sách chiếm đến 9,084 trang giấy in, bài viết này chưa đi vào chi tiết, mà chỉ bàn tổng quát về nội dung bộ sách, trước hết là về quan niệm và phương pháp biên soạn.
Đây chính là bộ sử chính thức thứ hai của nhà nước Cộng Sản tại Việt Nam, do Viện Sử Học biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam nay đã được đổi thành cái tên hoành tráng là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Bộ chính sử thứ nhất gồm Tập I xuất bản năm 1971 (tái bản năm 1976) và Tập II xuất bản năm 1985 (tái bản năm 2004). Bộ sử thứ nhất này chỉ có 801 trang.
Quan niệm viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là nhằm phục vụ chính trị, khác với quan niệm viết sử của Thế Giới Tự Do Dân Chủ là trình bầy lại quá khứ y như nó đã xảy ra. Sử của Viện Sử Học Hà Nội, vì thế, có thể là những sự kiện quá khứ, mà cũng có thể là những câu chuyện dựng lên tùy nhu cầu chính trị. Hay sự kiện lịch sử có thể biên soạn dài ngắn khác nhau là tùy chủ đích chính trị.
Như Tập I của bộ chính sử thứ nhất tái bản năm 1976 chỉ có 437 trang trình bầy mấy ngàn năm lịch sử -từ nước Văn Lang đến triều Nguyễn- nhưng chỉ riêng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần đã chiếm 23 trang (trang 194-216), hay cuộc kháng chiến chống quân Thanh thời Nguyễn Tây Sơn chiếm 10 trang (trang 347-356).
Độ dài bất thường của những cuộc kháng chiến trong một bộ thông sử ngắn là do nhu cầu chính trị của thời điểm biên soạn sách: thập niên 1970 khi sách phát hành là thời điểm Bộ Chinh Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đánh chiếm miền Nam nên cần có tài liệu để thúc đẩy thanh niên miền Bắc tòng quân ra trận, sẵn sàng hy sinh mạng sống theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng! Bằng chứng có thể đọc thấy nơi trang 342-43 và 349-351 trong Tập 13. Đó là quán triệt nghị quyết của hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tháng 5.1971 và chủ trương của các hội nghị Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương tháng 6.1971, ngày 11.3.1972 Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương ra nghị quyết mở cuộc tấn công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Đến ngày 23.3.1972 thì Bộ Chính Trị thông qua kế hoạch này.
Phương pháp viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là biên soạn sao cho đúng với lý thuyết Cộng Sản quốc tế.
Điển hình của phương pháp này là tác giả Vũ Duy Mền khi trình bầy về thời đại Hùng Vương. Nguyên văn thế này, nơi trang 117 trong Tập 1: Họ (tầng lớp quý tộc gồm Hùng Vương, Lạc hầu, Lạc tướng.... TAT chú) lợi dụng chức vụ và chức năng của mình đổ chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của công làm tài sản riêng. Dần dần họ tập trung trong tay nhiều của cải và quyền lực... Trên thực tế, họ đã bóc lột nô tỳ và được quyền "ăn ruộng" của dân Lạc, nghĩa là tự thu cho mình một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới hình thức lao dịch hay cống nạp sản phẩm."
Đây là sự tưởng tượng của người Cộng Sản thế kỷ XXI khi viết về quá khứ của ngàn năm trước, đã lập lại ý niệm "thặng dư giá trị" mà không hề dẫn một sự kiện nào làm chứng cứ.
Đã không có gì chứng minh cho việc các vua Hùng đã "chiếm đoạt sản phẩm thặng dư," trong trang 117, mà trang 116 ngay trước đó, tác giả này đã có những chi tiết khác hẳn, nguyên văn thế này: "Vua cùng làm cùng ăn với dân. Vua Hùng dạy dân cấy lúa, cùng làm cho đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay. Có câu chuyện kề về việc: vua Hùng dạy dân đi săn, khi săn được chim thú cùng chia cho mọi người, vua chỉ để dành cho mình bộ lòng."
Tại sao một tác giả lại có lập luận mâu thuẫn đến vậy? Phải chăng đó là cách hành xử của một người viết sử Cộng Sản trung thành khi được Đảng giao công tác viết sử cho Đảng?
Phương pháp viết sử cũng còn là biên soạn sao cho nội dung phù hợp với những cái khuôn và những kết luận đã được Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo.
Điển hình của phương pháp này là nội dung của Tập 13 dài 587 trang.
Chiến tranh trong các năm 1965-1975 bị ép vào cái khuôn là chuỗi chiến thắng theo thời gian.
Vì thế mới có chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (Chương I, trang 23-133: 1965-1968). Rồi chiến thắng chiến tranh cục bộ (Chương II, trang 134-213: 1965-1968). Tiếp đến là chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai (Chương III, trang 214-275: 1969-1973). Sau đó là chiến thắng "Việt nam hoá chiến tranh" (Chương IV, trang 276-372: 1969-73). Cuối cùng là giải phóng miền Nam để chấm dứt tập sách (Chương VI, trang 449-553: 1973-75).
Trong cái khuôn đó, các chiến thắng liên tiếp tất nhiên sẽ khiến địch quân ngày càng suy yếu rồi đầu hàng. Thật tự nhiên và hợp lý!
Nhưng trong thực tế lịch sử, cuộc chiến giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà là cuộc chiến tự vệ của quân dân miền Nam chống lại sự xâm lăng của các binh đoàn Cộng Sản miền Bắc và bộ đội địa phương. Suốt những năm tháng ấy, VNCH không hề để mất một tỉnh nào vào tay Cộng quân nên thực tế không có gì có thể gọi là "những chiến thắng 1965-68, 1969-73..." Ngay tên gọi cuộc chiến là "Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước" cũng chỉ là sản phẩm tuyên truyền của Bộ Chính Trị xướng suất mà toàn thể xã hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải tin theo.
Trong suốt những năm tháng ấy, có những trận chiến thắng và thua của cả hai bên giữa quân lực VNCH và bộ đội miền Băc cùng bộ đội địa phương, thế thôi. Còn thả bom miền Bắc bằng oanh tạc cơ, rồi quân đội Mỹ và quân đội Đồng Minh (Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan...,) tham dự chiến tranh, và Việt Nam hoá chiến tranh không gì khác hơn là những sự thay đổi chiến lược của VNCH và Đồng Minh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do trên chính phần lãnh thổ của VNCH. VNCH nhanh chóng bị suy yếu từ sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973 rồi sụp đổ ngày 30.4.1975 có nguyên nhân nội tại và nhất là ngoại lai đặc thù của nó, là chuyện khác.
Bây giờ, trong bộ chính sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, biến chiến lược của địch thủ thành những chiến thắng của phe ta là sự dụng công khéo léo của các cán bộ thông tin tuyên truyền.
Nhưng xét về phương diện chuyên môn của ngành Sử Học, đây là sự bóp méo các sự kiện lịch sử cho hợp với khuôn mẫu đã định trước.
Phương pháp viết thông sử của thế giới văn minh là tiêu hóa những ý kiến hay những giả thuyết và nhận định về những sự kiện lịch sử của các tác giả trước đó rồi tổng hợp thành sử.
Những trang sử tổng hợp rất súc tích ấy không có khoảng trống cho sự trích dẫn từ những trang chuyên sử của người khác, lại càng không có phần cho ý kiến người này hay giả thuyết của người kia hay nhận định của người nọ. Nếu cần, những chi tiết kể trên chỉ đưa vào phần chú thích hay cước chú, mà không dông dài trong phần chính văn.
Tiếc thay, đó lại chính là cách viết của nhiều tập thể tác giả bộ chính sử của Nhà Nước này. Dở hai tập Tập 2 và Tập 4, độc giả phải đọc những đoạn dài trích dẫn sách xưa.
Ngoại lệ là một số tác giả có lòng say mê nghề nghiệp thực sự. Họ đã bỏ thời gian và công sức để biên soạn một cách nghiêm chỉnh, điển hình là Nguyễn Hữu Tâm.
Nguyễn Hữu Tâm là một trong bốn người biên soạn Tập 1. Ông phụ trách Chương III và Chương IX. Đó không phải là những trang sách trích dẫn tài liệu của người trước, mà là tổng hợp các tài liệu ấy về đề tài tác giả có trách nhiệm biên soạn. Ngoài ra, bốn phụ lục về Danh sách quan lại thời An Nam Đô Hộ Phủ, Phả hệ hoàng gia Phù Nam, Phả hệ hoàng gia Chân Lạp, và Thư tịch các tác phẩm Trung Quốc về Phù Nam, Xích Thổ, và Chân Lạp của tác giả Nguyễn Hữu Tâm là những bảng tổng hợp, một công tác chiếm nhiều thời giờ và công khó của một người nghiên cứu có trách nhiệm. Những phụ lục này hữu ích với độc giả nói chung, và nhất là với giới nghiên cứu tương lai nói riêng.
Chính việc làm này của tác giả Nguyễn Hữu Tâm đã làm lộ rõ tính cách "vô tâm" của tập thể nhóm biên soạn: Toàn thể bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 quyển không hề có ai chịu khó làm Sách Dẫn!
Sách Dẫn là gì? Trong tiêu chuẩn biên soạn của giới nghiên cứu trên toàn thế giới kể cả thời VNCH và nay ở hải ngoại, bất cứ tác giả nhà nghề nào cũng phải làm Sách Dẫn -ngôn ngữ quốc tế gọi là Index- trong phần cuối của tác phẩm.
Đó là danh sách tên người, tên đất, sự kiện, biến cố... kèm số trang để độc giả muốn tìm biết vấn đề gì hay chi tiết nào trong sách thì vào phần Sách Dẫn để tìm những trang liên hệ đến vấn đề ấy một cách dễ dàng và nhanh chóng. Một bộ sách dầy 9,084 trang là cả một rừng chữ không có chỉ dấu hướng dẫn như thế thì thật thiếu sót.
Sự thiếu sót phần Sách Dẫn lại dẫn đến sự thiếu sót phần Hình Ảnh và Bản Đồ trong phần Mục Lục. Trong tất cả 15 quyển sách, chỉ có Tập 4 là có phần Hình Ảnh và Bản Đồ trong Mục Lục.
Riêng Tập 7 và Tập 15 là có phần "Thư Mục Sách Dẫn," phần "Danh Mục Bảng, Biểu," và phần "Hình Ảnh." Nhưng chữ "Sách Dẫn" trong Tập 7 chỉ là danh từ suông, vì thật ra phần được mệnh danh là "Thư Mục Sách Dẫn" không gì khác hơn là danh sách tài liệu tham khảo mà thôi.
Phần Danh Mục Bảng trong Tập 7 chỉ dẫn 32 bảng thống kê và 93 bảng biểu trong Tập 15 là những phần quen thuộc trong khuôn khổ sách nghiên cứu nghiêm chỉnh.
Về phần tham khảo. Sách báo tạp chí ấn loát phẩm tham khảo có nhiều nguồn và trong nhiều ngôn ngữ khác nhau là ưu điểm của công trình biên khảo. Một số tác phẩm tham khảo bằng tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Nhật là những tác phẩm mà người nghiên cứu miền Nam trước nay hầu như không biết được.
Nhiều sử phẩm của các tác giả thời VNCH và sau này của người gốc Việt tại hải ngoại cũng được tham khảo là một khía cạnh đổi mới đáng kể của các thành viên Viện Sử Học Hà Nội. Đó là những nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Lê Đình Cai. Phan Du, Phạm Cao Dương, Nguyễn Sĩ Giác, Vũ Văn Hiền, Phan Phát Huồn, Bửu Kế, Huỳnh Kim Khánh, Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh), Nguyễn Hiến Lê, Vũ Văn Mẫu, Lê Kim Ngân, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nghiêm Thẩm, Đoàn Thêm, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Văn Trung... các tạp chí Sử Địa, Bách Khoa..., kể cả các ấn phẩm của Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi... thời VNCH, cùng những nhà nghiên cứu gốc Việt tại Hoa Kỳ như Nguyễn Duy Chính, Cao Thế Dung, Chính Đạo, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Linh Đỗ Mậu, Tạ Chí Đại Trường...
Tuy nhiên, trình độ sinh ngữ nói chung của tập thể tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam này khiến độc giả phải thắc mắc. Những tác phẩm bằng tiếng Nga tiếng Tàu tiếng Anh tiếng Pháp... hầu hết là được tham khảo qua bản dịch Việt ngữ. Có tập, như Tập 2, thì sách tham khảo hoàn toàn là sách tiếng Việt và sách Anh Pháp đã dịch sang tiếng Việt.
Riêng Anh văn và Pháp văn thì trình độ học sinh Tú Tài thời VNCH trước năm 1975 cũng không có những lỗi ấu trĩ như trong bộ sách 9,084 trang này. Ở đây tôi chỉ nêu lên vài trường hợp điển hình về khả năng Anh và Pháp của một số tác giả.
Như tiểu bang California viết thành "Kalifornia" trong Tập 1, trang 664. Hay the Nineteeth Century viết thành "th Nineteeth Centyry", Histoire militaire thành "Histoire miliraiv", Migration thành "Magration", military revolution và military Innovation thành "military revolusion" và "military Innovasion" nơi trang 595, 598, 599, và 604 trong Tập 4. Lạ là chữ "Revolution" tiếng Anh và "Révolution" tiếng Pháp đều bị sửa thành "Revolusion" nơi trang 604 và "Révolusion" nơi trang 608.
Đặc biệt, có trường hợp sửa chữ Pháp bày ra hoạt cảnh "hay chữ lỏng" như sau. Nguyên C. B. Maybon là người Pháp, tác giả cùa một sử phẩm nổi tiếng tựa đề Histoire moderne du Pays d'Annam (1592-1820) xuất bản tại Paris năm 1919. Trong phần Tài Liệu Tham Khảo của Tập 4, không biết ai trong nhóm biên soạn bốn người đã sửa tựa đề thành Histoire moderne des Pays d'Annam (1592-1820). Có lẽ người này tưởng "Pays" là danh từ số nhiều vì có chữ "s" đằng sau nên đã tự động sửa "du Pays" của người Pháp thành "des Pays" của Việt Nam ngày nay (trang 598, sđd) cho oách?!
Cách phiên âm ngoại ngữ ra Việt ngữ đã thu hẹp phạm vi văn hoá của dân Việt dù nhân loại đã qua thế kỷ XXI rồi. Đó là thứ văn hoá quẩn quanh trong cái vòng tác giả và độc giả trong nước Việt Nam với nhau.
Hãy lấy một thí dụ. Nguyên văn tựa đề một quyển sách của tác giả ngoại quốc, là "G.Potơ, Việt Nam - lịch sử qua các tư liệu, Niu Amêrican Librêri, Luân Đôn" nơi trang 156 trong Tập 12 thì có gì liên hệ với thế giới ngoài Việt Nam hay không? Rồi Pitô A. Puli, Mai Cơn Máclia, Rátpho, Phoxtơ Đalet, Étuốt Lênđên... trang 157, 164, 165, 170, cùng Pitơ A. Puơ, Leđơ, Râugiơ, Mơrơ, Giôdép A. Amtơ, Gabrien Côncô... trang 25, 318, 454, 456 trong Tập 13 thì viết sử mà như đánh đố độc giả.
Cũng cần nói thêm là tài liệu tham khảo đại đa số là sách báo ấn loát phẩm của chính các tác giả trong nước, có nghĩa là "chúng khẩu đồng từ." Cứ viết và viết mãi, hay cứ viết và lập lại, cuối cùng người đọc sẽ tin theo. Đó là kỹ thuật tuyên truyền mà Đức Quốc Xã đã áp dụng thành công thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945).
Kỹ thuật viết sử của một tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam làm tôi ngạc nhiên, phải nói là sửng sốt, vì đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn viết sử biên niên.
Chuyện biên niên xảy ra trong Tập 4, đầu dòng hai trang 40 và 41 bắt đầu bằng một chuỗi các năm: "Năm 1600... Năm 1602... Năm 1604... Năm 1611... Năm 1613... Năm 1614..."
Và đầu dòng hai trang 60 và 61 bắt đầu bằng một chuỗi những tháng: "Tháng Chín... Tháng Mười... Tháng Một... Tháng Chạp..."
Hoá ra người biên soạn đã sao chép nguyên văn sách cổ đã được dịch ra Việt ngữ nên mới có cách viết sử của quá khứ xa xưa như thế!
Hãy lấy thêm vài thí dụ để chứng minh cho nhận xét này.
Trang 31 trong Tập 4 chép lại ba trang 41, 42, và 43 của sách Phủ Biên Tạp Lục cộng với hai trang 238 và 239 của sách Toàn Thư.
Đến trang 41 thì tác giả chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên.
Trang 83 thì chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí cộng với hai trang 417 và 418 của sách Cương Mục.
Và trang 119 thì chép lại ba trang 148, 150, và 151 của sách Phủ Biên Tạp Lúc.
Cứ chép như thế suốt ba Chương I, II, và III từ trang 23 đến trang 165 trong Tập 4!
Thật không có dáng vẻ gì của một công trình tổng hợp lịch sử, mà chỉ là sự sao chép lười biếng các sách sử cổ xưa!
Ngoài cách viết sử biên niên nói trên, là cách viết sử không bằng sự kiện quá khứ mà viết bằng xung động tình cảm giữa ta và địch.
Đó là cách viết "tuyển cử bịp bợm... quốc hội bù nhìn... hiến pháp phản dân tộc, phản dân chủ..." nơi trang 177 Tập 12 mà không có một câu một chữ hay một sự kiện nào minh chứng cho sự bịp bợm, bù nhìn, phản dân tộc, phản dân chủ của Hiến Pháp nước Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 26.10.1956.
Sự phân bố các tập sách không hợp lý. Tập thể ban biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam này, vì đặt trọng tâm bộ sách vào một đảng chính trị thay vì lịch sử của một dân tộc, nên đã bó rọ các thời Thượng Cổ và Bắc Thuộc làm một (Tập 1, 671 trang) để dành khung cảnh bao la cho lịch sử Đảng, 5 năm cũng thành một tập như Tập 10: Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 (627 trang) và Tập 11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 (499 trang).
Trong bộ chính sử của chế độ Cộng Sản phát hành năm 2017 này, danh hiệu Ngụy Quân Ngụy Quyền đã được thay thế bằng danh xưng Quân Đội Sài Gòn. và Chính Quyền Ngô Đình Diệm, hay Chính Quyền Sài Gòn, hay Miền Nam Việt Nam.
Đó chỉ là chi tiết về chữ, còn nghĩa vẫn giữ nguyên. Đó là "thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ" nơi trang 166, sđd. Đó là "ngụy quân ngụy quyền... đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam" nơi trang 167, sđd. Đó là "Mỹ thay thế Pháp trong vai trò ông chủ ở miền Nam Việt Nam" nơi trang 168.
Tức là danh xưng mới nhưng nghĩa vẫn là nghĩa xưa như Lê Duẩn đã thêm một lần xác định lại vào năm 1971, nguyên văn nơi trang 168: "(Miền Nam Việt Nam là) một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo "dân tộc dân chủ" giả hiệu."
Chỉ nơi trang 177 và 406 trong Tập 12, nhóm biên soạn mới đề cập đến "âm mưu của Mỹ là tạo ra hai Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc và Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam" và "... căn cứ hải quân của Việt Nam Cộng Hoà" là những lần bốn chữ Việt Nam Cộng Hoà được chính thức viết ra.
Ngoài ra, toàn bộ 15 tập sách chỉ đề cập đến danh xưng VNCH hai lần. Mà lần nào cũng trong ngoặc kép, biểu thị sự khinh thường và nhạo báng. Lần thứ nhất nơi trang 177 trong Tập 12 và lần thứ hai nơi trang 19 trong Lời Nói Đầu Tập 13 của Chủ Biên Nguyễn Văn Nhật.
Danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà cũng vậy. Chỉ có một lần được viết ra nơi trang 191 trong Tập 12 và cũng trong ngoặc kép khi người viết là Trần Đức Cường đề cập đến "lực lượng quân sự mạnh" của Ngô Đình Diệm. Nhân đọc trang này, tôi mới thấy tác giả đã chuyển Trung Tâm Huấn Luyện Fort Benning tọa lạc tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ sang... Philippin (sic!)
Làm gì có chuyện nhóm biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam chính thức sử dụng danh xưng Việt Nam Cộng Hoà trong sách như dư luận rầm rộ bên ngoài?!
Qua những nhận định trên, bộ Lịch Sử Việt Nam 15 quyển mới phát hành này không có dáng vẻ của một công trình tổng hợp lịch sử, từ cách biên soạn mất quân bình đến việc xóa nhoà ranh giới giữa thời sự và lịch sử.
Không những thế, bộ sách Lịch Sử Việt Nam thứ hai tái bản năm 2017 này không phải là một bộ thông sử xuyên suốt từ đầu đến cuối. Nó chia làm hai phần rõ rệt.
Chín (9) quyển đầu với 5,904 trang là phần thông sử ghi chép quá khứ dân Việt trong mấy ngàn năm.
Sáu (6) quyển sau với 3,180 trang là lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.
Tập II của bộ Lịch Sử Việt Nam thứ nhất phát hành năm 1985 đã dừng lại tại thời điểm 1945. Nhóm biên soạn bộ này, như vậy đã thận trọng ngưng việc biên soạn quá khứ trước họ 40 năm. Do đó, trên lý thuyết, họ đã có thế lùi cần thiết để các sự kiện lịch sử trong quá khứ làm họ phai lạt nhiệt tình và xa cách ảnh hưởng của các tác nhân và chứng nhân lịch sử. Họ là những nhà viết sử chuyên nghiệp, dù là viết theo duy vật sử quan.
Bộ Lịch Sử Việt Nam thứ hai này, trái lại, kéo dài đến thời điểm 2000, tức sự kiện chỉ mới xảy ra trước dự án 2 năm. Đem thời sự vào sử sách như thế là tập thể nhóm biên soạn có chủ đích kéo dài thành tích để tôn vinh một đảng chính trị đang cầm quyền.
Nhưng tôn vinh như thế nào? Xin trả lời ngay: Họ tôn vinh bằng một nửa sự thật!
Kết quả các trận chiến bao giờ cũng chỉ có thiệt hại bên phe địch, phe ta không hề gì. Sau đây là vài bằng chứng tôi trích trong sách.
Năm 1961, loại khỏi vòng chiến đấu 28,956 binh lính quân đội Sài Gòn trong đó có 41 cố vấn Mỹ, bắt sống 3,529 người, thu 6,000 súng đủ lọai (trang 475, Tập 12). Không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Năm 1962, loại khỏi vòng chiến đấu 35,000 binh lính quân đội Sài Gòn, làm rã ngũ 32,000 người, lật đổ 18 đoàn tàu hỏa xa, đánh sập 312 cầu cống, bắn hỏng 12 tàu xuồng (trang 484, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Năm 1963, loại khỏi vòng chiến đấu 78,000 binh lính quân đội Sài Gòn trong số đó có 600 lính Mỹ, bắn và phá hủy 689 máy bay, phá hủy 800 xe cơ giới và 326 tàu xuồng, bức hàng 800 đồn bót, phá hoàn toàn 2,895 ấp chiến lược, phá từng phần 5,950 ấp khác, lật đổ 34 đoàn xe lửa, đánh chìm 236 tàu xuồng, thu trên 10,000 súng các loại (trang 496, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Năm 1964, tiêu diệt 119,000 binh lính quân đội Sài Gòn (trang 512, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Ngày 10-11.5.1965, diệt 1,398 binh lính quân đội Sài Gòn, bắn rơi 14 máy bay, thu 700 súng các loại (trang 521, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội
Ngày 26.5.1965, tiêu diệt 139 sĩ quan và binh lính Mỹ (như trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Ngày 29-31.5.1965, giết và làm bị thương 915 binh lính quân đội Sài Gòn, bắt sống 270 tên, thu 307 súng, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy hai pháo 105 ly và 14 xe vận tải (như trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Ngày 9-12.6.1965, tiêu diệt 1,500 binh lính quân đội Sài Gòn có 50 sĩ quan và lính Mỹ, bắn rơi 16 phi cơ, phá hủy 2 đại bác 204 ly và 6 xe bọc thép (hư trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Trong 4 tháng mùa khô 1965-1966, loại khỏi vòng chiến đấu 104,000 tên trong đó có 42,500 lính Mỹ, 3,500 quân các nước thân Mỹ, bắn rơi và phá hủy 1,430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng và xe bọc thép, 1,310 ô tô, 80 khẩu pháo và 27 tàu xuồng (trang 182, Tập 13). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Trong 6 tháng mùa khô 1966-1967, loại khỏi vòng chiến 175,000 tên địch trong đó có hàng trăm lính Mỹ và lính đánh thuê, bắn rơi và phá hủy 1,800 máy bay, phá hỏng 1,783 xe quân sự và 340 khẩu đại bác, bắn chìm và bắn cháy 100 xuồng, và đánh sập và đánh hỏng 270 cầu (trang 187, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Chưa đầy một tháng của cuộc Tổng Tiến Công Tết Mậu Thân, loại khỏi vòng chiến đấu 150,000 địch trong đó có 45,000 lính Mỹ, bắn rơi 2,370 máy bay các loại, bắn chìm 233 tàu xuồng, bắn cháy 3,500 xe quân sự trong đó có 1,750 xe bọc thép (trang 207, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
Thế là, theo bộ chính sử của nhà cầm quyền Cộng Sản, nội trong 4 tháng mùa khô năm 1965-1966 và 1 tháng Tết Mậu Thân năm 1968, lính và sĩ quan Mỹ đã chết mất (42,500 + 45,000) 87,500 người.
Chỉ trong 5 tháng mà số lính Mỹ bị giết đã nhiều hơn tổng số tử sĩ Mỹ (57,939 người) trên bức tường tưởng niệm tại Washington D.C. đến 30,000 người, thử hỏi thời gian lâm chiến hơn 8 năm của quân đội Mỹ (bắt đầu với hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 8.3.1965 đến ngày 27.1.1973 khi Hiệp Định Paris được ký kết) số thiệt mạng phải lên đến bao nhiêu cho vừa với thành tích vinh quang của bộ đội Cộng Sản từ Bắc Việt và bộ đội địa phương tại miền Nam?
Đó là chưa những số liệu khác, thí dụ như số ấp chiến lược tại VNCH bị triệt hạ. Bộ Lịch Sử Việt Nam này nêu thành tích là đã phá hoàn toàn và phá từng phần tổng cộng (2,895 + 5,950) 8,845 ấp riêng năm 1963 mà thôi! Cho đến năm 1963 thì toàn cõi VNCH theo thống kê có 9,095 ấp. Vậy là chỉ trong một năm, ấp chiến lược bị Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam triệt phá gần hết như đi vào chỗ không người?! Sự thật về ấp chiến lược là thế này. Sau khi ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu sáng ngày 2.11.1963, tướng Dương Văn Minh lên làm Chủ Tịch nước VNCH và với danh nghĩa đó, ông ký Sắc Lệnh số 103/SL/CT ngày 9.3.1964 giải tán chương trình Ấp Chiến Lược!
Mặt khác, nhiều vấn đề quan trọng chỉ được biên soạn một cách sơ sài có tính cách lấp liếm, hoặc bỏ ngỏ hay không hề nhắc đến.
Đề tài quan trọng nhất trong thời Cổ Đại là nguồn gốc dân tộc chỉ được biên soạn một cách rối rắm phức tạp mà không có kết luận dứt khoát, rồi phán một câu kết luận, nguyên văn thế này nơi trang 66 của Tập 1: "Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc - một trong những cái nôi sinh ra loài người." Thật là một ý tưởng độc đáo, nhân danh ngành khảo cổ học Việt Nam!
Còn trong thời Hiện Đại thì vụ Nhân Văn Giai Phẩm chỉ chiếm 2.5 trang. Vụ xét lại chống Đảng không thấy chữ nào. Vụ giết hại và chôn sống nhiều ngàn người ở Huế Tết Mậu Thân không thấy đả động. Vụ tịch thu rồi thiêu hủy tất cả ấn loát phẩm khắp miền Nam nước Việt sau ngày 30.4. 1975 không có dấu vết...
XXX
Tiếp theo bài viết tổng quát này, sẽ là hai bài về nội dung bộ sử chính thức của chế độ đương quyền. Một, sẽ nêu lên những đóng góp mới mẻ và cập nhật vào kiến thức lịch sử trong dân gian của Viện Sử Học Hà Nội, tức là phần tích cực của bộ sách. Và hai, sẽ là những sự kiện và những sự thông giải lịch sử không chính xác, tức là phần tiêu cực xuất phát từ chủ đích chính trị nhân danh một sử phẩm.

22.9. 2017
TRẦN ANH TUẤN


nhận xét hiển thị trên trang

"Quà" của Trung Quốc thực chất là...


Liên minh châu Phi (AU) được Trung Quốc chi tiền và xây dựng tòa nhà trụ sở khang trang cho nhưng lại cài một cửa hậu trong hệ thống máy tính cho phép họ tiếp cận các tài liệu mật của tổ chức này. Mở rộng điều tra, giới chức trách phát hiện một điều thậm chí còn lạ lùng hơn:Các dữ liệu, trong đó có thông tin mật, được sao chép và gửi đến các máy chủ đóng ở TP Thượng Hải - Trung Quốc. Sau khi vụ việc bị phát hiện, hệ thống máy tính của tòa nhà được thay mới đồng loạt. Trong suốt cuộc diệt trừ "rệp nghe lén" theo sau, giới chức trách tìm thấy nhiều tai nghe giấu dưới bàn và trên tường.
Một cuộc họp tại trụ sở của Liên minh châu Phi (AU) Ảnh: REUTERS
Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại toàn cầu sau sự việc vỡ lở ở châu Phi. Hiện Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch tiến hành các biện pháp ngăn gián điệp Trung Quốc nghe lén, trong đó có xây dựng mạng không dây 5G siêu tốc.


Phẫn nộ

Tiết lộ chấn động trên nổi lên từ điều tra của báo Le Monde khiến Bắc Kinh hôm 29-1 phải bác bỏ kịch liệt. Theo tờ báo uy tín của Pháp, các nguồn tin giấu tên của họ ở AU cho biết vào tháng 1-2017, đơn vị công nghệ thông tin tại trụ sở AU ở Addis Ababa, thủ đô Ethiopia nhận thấy một hiện tượng lạ lùng. Dữ liệu máy tính được truyền tải ở mức cao điểm từ 0 đến 2 giờ mỗi ngày dù lúc này tòa nhà hầu như không có ai.

Mở rộng điều tra, giới chức trách phát hiện một điều thậm chí còn lạ lùng hơn: Các dữ liệu, trong đó có thông tin mật, được sao chép và gửi đến các máy chủ đóng ở TP Thượng Hải - Trung Quốc.

Hoạt động khó ngờ này kéo dài đều đặn suốt 5 năm, tức là từ khi tòa trụ sở sáng choang của AU do Bắc Kinh chi 200 triệu USD xây dựng này đi vào hoạt động năm 2012. Đây được xem như biểu tượng cho nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở châu Phi và con đường tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của lục địa đen.

Sau khi vụ việc bị phát hiện, hệ thống máy tính của tòa nhà được Trung Quốc gọi là "món quà tới những người bạn châu Phi", trong đó có các máy chủ, đều được thay mới đồng loạt. Trong suốt cuộc diệt trừ "rệp nghe lén" theo sau, giới chức trách tìm thấy nhiều tai nghe giấu dưới bàn và trên tường.

Theo tờ Financial Times, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 29-1 ra tuyên bố bác bỏ các cáo buộc nghe lén, chỉ trích thông tin của Le Monde là vô căn cứ và hoàn toàn phi lý. Trong khi người phát ngôn của AU từ chối đưa ra bình luận, một quan chức ngoại giao châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của tổ chức này hôm 29-1 nói rằng người dân châu Phi sẽ không dễ dàng bỏ qua một hành động gây phẫn nộ lớn như vậy.
Tuy vậy, một quan chức ngoại giao phương Tây tại khu vực nói rằng AU không nên bất ngờ về chuyện này một khi đã để Trung Quốc xây tòa nhà trụ sở 19 tầng che khuất cả đường chân trời ở Addis Ababa. "Khi bạn để họ xây dựng toàn bộ hệ thống, tất nhiên họ sẽ nghe ngóng nó" - quan chức này khẳng định. Một quan chức khác của AU khẳng định còn rất nhiều vấn đề với tòa nhà cần phải giải quyết với Trung Quốc chứ không riêng về an ninh mạng.

Lo ngại
Không chỉ tại thủ đô của Ethiopia, đầu tư của Trung Quốc còn thấm đẫm các công trình hạ tầng đường bộ và đường sắt khắp châu Phi. Tại Hội nghị Thượng đỉnh với các lãnh đạo châu Phi năm 2015 ở Nam Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết viện trợ và đầu tư 60 tỉ USD cho lục địa này.

Vụ nghe lén bị phanh phui ở AU, nếu được xác thực, phần nào cho thấy nỗi lo về nguy cơ bị Trung Quốc nghe lén tại Mỹ là có cơ sở. Mối đe dọa này từng khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ khuyến nghị ngăn chặn các công ty công nghệ Trung Quốc ZTE và Huawei lấn sân vào thị trường Mỹ năm 2012. Trong tháng 1 này, nhà mạng AT&T của Mỹ đột nhiên bãi bỏ thỏa thuận phân phối mẫu điện thoại thông minh chủ lực của Huawei tại Mỹ.

Trong một nỗ lực mang quy mô lớn hơn, đội ngũ an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc các biện pháp ngăn gián điệp Trung Quốc nghe lén cuộc gọi, trong đó có việc xây dựng mạng không dây 5G siêu tốc. Phương án trên đang được tranh luận trước khi dự kiến được trình lên ông chủ Nhà Trắng xem xét sau 6-8 tháng nữa.

Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ Mike Pompeo hôm 29-1 nhận định với đài BBC rằng những nỗ lực của Trung Quốc trong việc lan truyền ảnh hưởng tại các nước phương Tây cũng đáng lo ngại như Nga. Ông Pompeo nhấn mạnh đã đến lúc các quốc gia cần hành động nhiều hơn nữa để ngăn Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại phương Tây - được tiến hành thông qua những chiêu trò như "đánh cắp thông tin thương mại" - xâm nhập trường học, bệnh viện…

http://dantri.com.vn/the-gioi/de-phong-qua-cua-trung-quoc-20180131143658801.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau Khaisilk, lộ vụ 25 ô tô chở hàng "made in Vietnam" về từ Trung Quốc bị triệt phá


Dân trí Theo tiết lộ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, năm 2017 dư luận rúng động với vụ "cắt mác" Trung Quốc thành mác Việt Nam của Khaisilk song vụ triệt phá 25 xe tải chở hàng trăm tấn hàng hoá "made in Vietnam" về từ Trung Quốc còn "khủng khiếp hơn".
 >> Bộ trưởng Công Thương: Hàng giả, hàng kém chất lượng còn tương đối phổ biến ở Việt Nam
 >> Sẽ "chấm điểm" các bộ, ngành, địa phương về chống buôn lậu, hàng giả

Chia sẻ với phóng viên Dân Trí, đại diện của Cục Phòng chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan tiết lộ: Cuối năm 2017, nếu không triệt phá được 25 chiếc xe tải chở các loại hàng hóa gắn mác, đeo tên Việt Nam từ Trung Quốc hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ về nước thì lúc này người tiêu dùng đã phải mua phải hàng trăm nghìn hàng giả.
Video tạm dừng
Hàng hóa trong 25 xe ô tô chở hàng lậu bị lực lượng hải quan và liên ngành bắt giữ
Giày giả nhãn mác mua vài chục, bán cả triệu đồng ở "hàng hiệu"
Ông Vũ Quang Toàn, Đội trưởng đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, người trực tiếp chỉ huy vụ bắt giữ 25 xe hàng lậu số lượng lớn trên cho hay: 25 chiếc xe vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ thì có 17 xe của hai công ty tại Lạng Sơn, còn lại là các xe của tư nhân làm việc theo đường dây.
Một góc hàng hóa thu giữ cực lớn được tập kết tại Hưng Yên - (ảnh hải quan cung cấp)
Một góc hàng hóa thu giữ cực lớn được tập kết tại Hưng Yên - (ảnh hải quan cung cấp)
Con số hàng vi phạm ước tính ban đầu là 14 tỷ đồng, qua công tác định giá của các cơ quan chức năng, trị giá hàng hóa vi phạm nay đã lên đến gần 20 tỷ đồng.
Cụ thể, Công ty Công ty TNHH một thành viên XNK Gia Hồng Minh (Lạng Sơn) có 12 xe ô tô đầu kéo và sơ mi rơ moóc chở hàng là bát đĩa bằng sứ, bộ ấm chén bằng sứ, đĩa - cốc thủy tinh... tất cả số hàng đều đang được đưa vào Việt Nam tiêu thụ.
Tuy nhiên, qua quá trình đấu tranh, cơ quan hải quan và lực lượng C47 (Bộ Công an) cùng các đơn vị liên ngành đã phát hiện, số hàng trên đều thừa so với khai báo trên tờ khai xuất trình. Lực lượng chức năng phát hiện nhiều hàng hóa được vận chuyển trên các xe không có trong tờ khai và doanh nghiệp không chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Tổng giá trị ước tính khoảng 3 tỷ đồng.
Công ty thứ 2 là Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hiếu Nghĩa (Lạng Sơn) có 5 xe ô tô, vận chuyển bóng đèn các loại, đèn các loại, giày nam, nữ các loại, giày trẻ em các loại, áo len các loại, thảm trải ghế, bóng bay, tẩy bút chì, đất nặn...
Qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đều thừa so với khai báo trên tờ khai hải quan mà công ty này mở. Nhiều hàng hóa không có trong tờ khai hải quan và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Nguy hiểm hơn, lực lượng chức năng phát hiện trên xe của Công ty Hiếu Nghĩa còn có số lượng lớn các mặt hàng giày các loại giả mạo nhãn hiệu FILA, VANS, JEEP được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, hàng giả mạo xuất xứ “Made in Vietnam”... với tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 8 tỷ đồng.
Một trong những lô hàng nhãn mác giả bị bắt bị bắt giữa trong 25 chiếc xe tải - (ảnh hải quan cung cấp)
Một trong những lô hàng nhãn mác giả bị bắt bị bắt giữa trong 25 chiếc xe tải - (ảnh hải quan cung cấp)
Ngoài các xe của công ty, lực lượng liên ngành còn bắt được 8 xe ô tô chở hàng hóa nhập lậu trên tuyến Lạng Sơn - Bắc Giang - Hưng Yên - Hà Nội vận chuyển giầy dép các loại, quần áo các loại, phụ kiện sạc máy tính, tất các loại, ba lô các loại, túi xách nữ... Tất cả hàng đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, thừa hoặc không có trong tờ khai. Ước tính trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 3 tỷ đồng.
Hiện toàn bộ số hàng của 25 chiếc xe tải đang được lưu giữ tại Hưng Yên, chờ cơ quan chức năng mở rộng điều tra, làm rõ các yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự vụ án và các đối tượng liên quan.
Theo ông Toàn, số hàng mà đối tượng buôn hàng giả buôn bán sẽ là siêu "lãi" bởi một chiếc giày hàng hiệu được khai giá nhập chỉ vài chục nghìn, nhưng nếu tiêu thụ trót lọt có thể bán được cả triệu đồng chiếc ở các cửa hàng trên phố. Mức lợi nhuận khủng đã khiến các đối tượng hàng giả tham lam và cực kỳ manh động khi bị kiểm tra, bắt giữ.
Hàng trăm loại hàng "made in Vietnam" về từ Trung Quốc
Theo ông Vũ Quang Toàn, hầu hết các chủ hàng đều manh động, liều lĩnh và chống trả quyết liệt khi bị bắt giữ hàng. Ông này cho rằng: Đặc điểm của hàng hóa vi phạm chủ yếu là hàng "made in Vietnam" nhưng được gia công, vận chuyển theo đơn từ Trung Quốc, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng gian lận qua đường mòn lối mở.
Một đặc điểm là các công ty lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước mở kho hàng cách biên giới vài chục hoặc vài trăm mét, sau đó thuê xe chở hàng từ Trung Quốc sang rồi đưa về kho của mình rồi làm thủ tục thông quan. Sau nhiều ngày theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện các xe hàng chục tấn hàng chỉ đứng 10 phút đến 14 phút rồi thông quan ngay.
Một chiếc giày hàng hiệu bị làm giả trong số hàng bị bắt giữ (ảnh hải quan cung cấp)
Một chiếc giày hàng hiệu bị làm giả trong số hàng bị bắt giữ (ảnh hải quan cung cấp)
"Hàng trên mỗi xe cả trăm tấn. Nhiều như vậy, không thể xếp dỡ nhanh được, trừ trường hợp chủ hàng hợp thức hóa một cách bất hợp pháp số hàng. Ngay trong quá trình bắt giữ, chúng tôi đã đưa ra nhiều mặt hàng vượt tờ khai, hàng không có trong tờ khai khiến các đối tượng đều phải thừa nhận hành vi của mình", ông Toàn cho hay.
Theo ông Toàn, số lượng hàng gian, hàng giả, hàng vi phạm cực lớn trên đều sẽ được lên kế hoạch bán trực tiếp cho các cửa hàng, đầu mối tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.
Đai diện Cục chống buôn lậu cho biết: "Mác các hàng hóa trên đều được làm giả, hàng nghìn tấn giầy dép, mũ hay quần áo hay hàng bách hóa khác được gắn "made in Vietnam" ngay từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam. Nếu lực lượng chức năng để cho đối tượng hoàn tất các thủ tục hợp pháp số hàng vi phạm thì coi như số hàng trên được nghiễm nhiên tiêu thụ tại nội địa".
Ông Toàn cho biết thêm: Các DN thường xuyên làm thủ tục nhập khẩu hàng ngày với các mặt hàng tương tự nhau như quần áo, giày dép, thảm trải sàn, đèn led, đèn sân vườn, đèn pin... Sau đó, lợi dụng việc có kho hàng ngay gần cửa khẩu để nhập thừa hàng hóa so với khai báo hải quan.
Nguyễn Tuyền

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự do thật sự


Một tu sĩ đồng môn với tôi dạy thiền nhiều tuần ở một nhà tù có mức an ninh tối đa gần Perth. Nhóm nhỏ tù nhân mới học rất tôn trọng tu sĩ. Vào cuối một buổi học, họ bắt đầu hỏi ông về thông lệ hàng ngày ở một tu viện Phật giáo.
“Chúng tôi phải dậy lúc 4 giờ sáng”, ông bắt đầu. “Nhiều lúc rất lạnh vì căn phòng nhỏ của chúng tôi không có sưởi. Chúng tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày, tất cả đồ ăn trộn vào nhau trong một cái tô. Vào buổi chiều và buổi tốt, chúng tôi không được ăn. Quan hệ tình dục hay rượu dĩ nhiên là không có. Chúng tôi cũng không có tivi, radio, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc miệt mài, dành thời gian rảnh ngồi tréo chân quan sát hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn.”
Các phạm nhân kinh ngạc với sự khắc khổ tột độ của đời sống tu sĩ. Nó khiến nhà tù của họ như một khách sạn năm sao. Một trong các tù nhân đã xúc động vì đồng cảm với hoàn cảnh của người bạn tu sĩ đến nỗi anh ta quên mất mình đang ở đâu. Anh bảo: “Sống ở tu viện của thầy như thế thật khủng khiếp. Sao thầy không đến đây ở với chúng tôi?”
Tu sĩ kể rằng trong phòng đã cười rũ rượi. Tôi cũng thế khi nghe ông kể lại. Rồi tôi bắt đầu suy ngẫm sâu sắc về điều đó.
Đúng là tu viện tôi còn khổ hạnh hơn cả nhà tù khắc nghiệt nhất cho các tội phạm, nhưng nhiều người tự nguyện đến tu viện, và họ hạnh phúc ở đây. Trong khi đó, nhiều người muốn thoát khỏi nhà tù, và họ không hạnh phúc ở đó. Vì sao?
Là vì ở tu viện của tôi, người ở đó muốn ở đó; trong tù, người ở đó không muốn ở đó. Khác biệt chỉ có vậy.
Bất kỳ nơi nào bạn không muốn ở dù thoải mái ra sao, đó là một nhà tù đối với bạn. Đây là ý nghĩa thật sự của chữ “nhà tù”. Nếu bạn ở trong một công việc không mong muốn, bạn ở tù. Nếu bạn ở trong một mối quan hệ không mong muốn, bạn ở tù. Nếu bạn ở trong một cơ thể ốm yếu và đau đớn mà mình không muốn, đó cũng là một nhà tù đối với bạn. Một nhà tù là bất kỳ hoàn cảnh nào mà bạn không muốn rơi vào.
Vậy làm sao bạn thoát khỏi nhiều nhà tù của cuộc sống?
Dễ thôi. Chỉ cần thay đổi cảm nhận của bạn về hoàn cảnh thành “muốn ở đó”. Ngay ở nhà tù hay tu viện của tôi, nếu bạn muốn ở đó, nó không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi cảm nhận về công việc, mối quan hệ hay cơ thể của mình, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không muốn nó, nó không còn có cảm giác như một nhà tù đối với bạn. Khi bạn hài lòng ở đó, bạn được tự do.
Tự do là hài lòng với hoàn cảnh hiện tại. Nhà tù là muốn ở một nơi khác. Thế giới tự do là thế giới của người cảm thấy hài lòng. Tự do thực sự không bao giờ là tự do ham muốn, mà là tự do vì thoát khỏi ham muốn.
Trích dẫn từ cuốn Ai đổ đống rác ở đây? của Sư Ajahn Brahm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vật chất tối, Fritz Zwicky và Vera Rubin – Michio Kaku


Vera Rubin, nhà thiên văn học nữ hiếm hoi trong lịch sử, qua đời ngày 25 tháng 12 vừa qua. Trong những năm 1970, Vera Rubin và đồng nghiệp đã quan sát thiên hà Andromeda và xác nhận sự tồn tại của vật chất tối (dark matter) trong vũ trụ, một ý tưởng được Friz Zwicky ở Caltech đưa ra năm 1933. 
Vera Rubin hiểu hơn ai hết sự phân biệt giới trong khoa học, đặc biệt là thiên văn học, một lĩnh vực do nam giới thống trị hàng ngàn năm. No room for woman. Nhiều nhà vật lý đương đại cho rằng ủy ban Nobel bỏ quên Vera Rubin là việc rất đáng trách. 
Dưới đây là “Omega và Vật chất tối” trích từ Các thế giới song song của tác giả Michio Kaku (Nhã Nam, NXB Thế Giới, 2015).
OMEGA VÀ VẬT CHẤT TỐI
Câu chuyện về vật chất tối có lẽ là một trong những chương kỳ lạ nhất trong vũ trụ học. Trở lại thập niên 1930, nhà thiên văn người Thụy Sĩ không theo một khuôn phép nào là Fritz Zwicky của Cal Tech nhận thấy rằng các thiên hà trong quần thiên hà Tóc Tiên (Coma) không di chuyển chính xác theo học thuyết hấp dẫn của Newton. Ông thấy các thiên hà này di chuyển nhanh tới mức lẽ ra chúng phải bay tứ tán và đám thiên hà này phải tan rã, nếu tuân theo các định luật Newton về chuyển động. Ông nghĩ rằng cách duy nhất mà quần thiên hà Tóc Tiên có thể được giữ lại với nhau, thay vì bay tứ tán ra ngoài, là cụm này phải có lượng vật chất nhiều hơn hàng trăm lần so với lượng vật chất có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn. Hoặc là các định luật Newton vì lý do nào đó đã không còn đúng ở các khoảng cách tầm thiên hà hoặc đã có một lượng rất lớn vật chất vô hình bị bỏ sót trong quần thiên hà Tóc Tiên đã giữ nó lại cùng nhau.
Điều này là dấu hiệu đầu tiên trong lịch sử rằng có một cái gì đó hết sức không ổn liên quan tới sự phân bố của vật chất trong vũ trụ. Điều không may là các nhà thiên văn đã đồng loạt từ chối hoặc bỏ qua công trình tiên phong này của Zwicky, vì vài lý do.
Trước hết, các nhà thiên văn khó có thể chấp nhận rằng thuyết hấp dẫn của Newton, vốn đã thống trị vật lý trong vài thế kỷ, lại có thể không đúng. Có một tiền lệ để xử lý các khủng hoảng giống như vậy trong thiên văn học. Khi quỹ đạo của sao Thiên Vương được phân tích trong thế kỷ 19, người ta thấy rằng nó bị lắc lư – bị lệch một lượng nhỏ so với các phương trình của Isaac Newton. Vì vậy, hoặc là Newton sai, hoặc phải có một hành tinh mới mà lực hấp dẫn của nó đã lôi kéo sao Thiên Vương. Hóa ra điều thứ hai là đúng, và sao Hải Vương được tìm thấy ngay từ nỗ lực đầu tiên vào năm 1846 bằng việc phân tích vị trí dự đoán của nó theo các định luật Newton.
Thứ hai, có vấn đề liên quan đến tính cách của Zwicky và đến việc các nhà thiên văn đã đối xử với những “kẻ ngoại đạo” như thế nào. Zwicky là một người nhìn xa trông rộng nhưng thường hay bị chế giễu hay bị bỏ qua trong suốt cuộc đời. Năm 1933, cùng với Walter Baade, ông đã đặt ra từ “supernova” (“sao siêu mới”) và dự đoán đúng rằng một sao nơtron nhỏ, kích thước khoảng 14 dặm (22,5 km), sẽ là tàn tích cuối cùng của một ngôi sao nổ tung. Ý tưởng này kỳ dị tới mức nó đã bị đả kích trong một bức tranh biếm họa trên nhật báo Los Angeles Times vào ngày 19 tháng 1 năm 1934. Zwicky tức giận một nhóm nhỏ các nhà thiên văn thượng lưu, những kẻ mà ông nghĩ rằng đã ra sức không công nhận ông, đã ăn cắp các ý tưởng của ông và không cho ông làm việc trên các kính viễn vọng 100 và 200 inch (2,5 m và 5 m). (Ngay trước khi ông qua đời vào năm 1974, Zwicky tự xuất bản một danh lục liệt kê các thiên hà. Danh lục này mở đầu với tiêu đề: “Một lời nhắc nhở với các Tu sĩ Cao cấp của Thiên văn học Mỹ và những kẻ nịnh hót họ.” Bài tiểu luận này đã đưa ra lời phê phán nghiêm khắc bản chất bè phái, hẹp hòi của tầng lớp thượng lưu trong giới thiên văn học, những kẻ có xu hướng loại trừ những người không tuân theo khuôn phép như ông. “Ngày nay những kẻ nịnh hót và những kẻ trộm cắp rõ ràng dường như được tự do, trong hội Thiên văn học Mỹ nói riêng, chiếm đoạt các khám phá và các sáng kiến do những con sói cô độc và những kẻ không theo lề thói tạo ra,”* ông đã viết như vậy. Ông còn gọi các cá nhân này là “những kẻ chết tiệt béo tròn,” bởi vì “chúng là những kẻ chết tiệt theo bất kỳ cách nào bạn nhìn chúng.” Ông còn điên tiết vì đã bị gạt ra khi giải Nobel được trao cho người khác do thành tích phát hiện ra sao nơtron.*)
Năm 1962, vấn đề lạ lùng nói trên trong chuyển động thiên hà được nhà thiên văn Vera Rubin tái khám phá. Bà đã nghiên cứu chuyển động quay của Ngân Hà và nhận thấy cùng một vấn đề; thế nhưng bà cũng đã nhận được cái nhún vai lạnh lùng từ cộng đồng thiên văn học. Thông thường, một hành tinh càng xa Mặt Trời thì nó càng di chuyển chậm. Và càng gần thì nó càng di chuyển nhanh. Lý do sao Thủy được đặt tên theo thần tốc độ[1] vì nó quá gần Mặt Trời, và vận tốc của sao Diêm Vương chậm hơn vận tốc của sao Thủy 10 lần vì nó ở xa Mặt Trời nhất. Tuy nhiên, khi Vera Rubin phân tích những ngôi sao xanh lam trong thiên hà của chúng ta, bà nhận thấy rằng những ngôi sao đó quay quanh thiên hà với cùng một tốc độ, không phụ thuộc vào khoảng cách của chúng đến tâm thiên hà (gọi là đồ thị tốc độ quay không đổi[2]), do đó chúng vi phạm các quy tắc của cơ học Newton. Trên thực tế, bà nhận thấy rằng Ngân Hà quay nhanh tới mức đúng ra thì nó phải bay nở tóe ra. Tuy nhiên, Ngân Hà vẫn khá ổn định trong khoảng 10 tỉ năm nay; quả là bí ẩn không rõ tại sao đồ thị lại chạy theo phương ngang. Để giữ cho thiên hà không bị tan rã, nó phải nặng gấp 10 lần mức độ mà các nhà khoa học hiện đang hình dung. Rõ ràng, 90% khối lượng của Ngân Hà đã bị bỏ sót!
Vera Rubin đã không được để ý tới, một phần vì bà là phụ nữ. Với một sự đau xót nhất định, bà nhớ lại rằng, khi bà nộp đơn thi vào Đại học Swarthmore College theo chuyên ngành khoa học và tình cờ nói với viên chức của bộ phận tuyển sinh rằng bà thích vẽ, người phỏng vấn đã hỏi: “Đã bao giờ bạn xem xét một nghề nghiệp mà công việc là vẽ những bức tranh về các thiên thể chưa?” bà nhớ lại. “Điều đó đã trở thành một câu nói vui trong gia đình tôi: trong nhiều năm, bất cứ khi nào có điều gì đó không ổn với bất kỳ ai, chúng tôi lại nói: ‘Đã bao giờ bạn xem xét một nghề nghiệp mà công việc là vẽ những bức tranh về các thiên thể chưa?’”* Khi bà nói với thầy giáo vật lý trường trung học phổ thông của bà rằng bà đã được nhận vào trường Vassar, ông thầy liền đáp: “Em sẽ ổn miễn là không lao vào khoa học.” Sau đó bà nhớ lại: “Phải có nghị lực phi thường để nghe những điều như thế mà không bị đánh gục.”
Sau khi tốt nghiệp, Rubin nộp đơn và được chấp nhận vào Harvard, nhưng bà đã từ bỏ vì bà đi lấy chồng và theo chồng mình, một nhà hóa học, tới Cornell. (Bà nhận được một bức thư hồi đáp từ Harvard, với dòng chữ viết tay được viết ở phía dưới: “Những phụ nữ chết tiệt. Cứ mỗi khi tôi nhận được một cô nàng được việc, thì cô ta lại bỏ cuộc và đi lấy chồng.”) Gần đây, bà tham dự một hội nghị thiên văn học tại Nhật Bản, và bà là người phụ nữ duy nhất tại đó. “Quả thật suốt một thời gian dài tôi không thể kể câu chuyện đó mà không rơi nước mắt, vì chắc chắn trong một thế hệ… chắc chả có mấy thay đổi,” bà thú nhận.
Tuy nhiên, sức nặng đáng kể từ công trình cẩn thận của bà, và công trình của những người khác, đã dần dần thuyết phục cộng đồng thiên văn về vấn đề khối lượng vật chất bị bỏ sót. Vào năm 1978, Rubin và các đồng nghiệp của bà đã kiểm tra mười một thiên hà xoắn ốc; tất cả chúng đều quay quá nhanh nên nếu theo các định luật của Newton thì chúng không thể ở lại cùng nhau. Cùng năm đó, nhà thiên văn vô tuyến Hà Lan là Albert Bosma đã công bố phân tích hoàn thiện nhất về hàng chục thiên hà xoắn ốc, gần như tất cả chúng đều thể hiện cùng một hành vi dị thường. Điều này cuối cùng dường như đã thuyết phục được cộng đồng thiên văn rằng vật chất tối quả thật có tồn tại.
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề cùng quẫn này là giả định rằng các thiên hà được bao quanh bởi một quầng vô hình có chứa vật chất nhiều gấp 10 lần bản thân các ngôi sao. Kể từ đó, các phương pháp khác tinh vi hơn đã được phát triển để đo đạc sự hiện diện của thứ vật chất vô hình này. Một trong những phương pháp ấn tượng nhất là đo sự biến dạng của ánh sáng sao khi nó di chuyển qua vật chất vô hình. Giống như các mắt kính của đôi kính của bạn, vật chất tối có thể uốn cong ánh sáng (do khối lượng khổng lồ nên nó có lực hấp dẫn lớn). Gần đây, bằng phân tích kỹ lưỡng các bức ảnh của kính viễn vọng không gian Hubble nhờ máy tính, các nhà khoa học đã có thể xây dựng các bản đồ phân bố của vật chất tối trong khắp vũ trụ.
Một cuộc tranh giành ác liệt đã xảy ra để khám phá xem vật chất tối được hình thành từ cái gì. Một số nhà khoa học nghĩ rằng nó có thể bao gồm vật chất thông thường, ngoại trừ rằng nó rất mờ (có nghĩa là, hợp thành từ các sao lùn nâu[3], sao nơtron, lỗ đen, v.v. tất cả gần như là vô hình). Những thiên thể như vậy được gộp lại với nhau thành “vật chất baryon”, nghĩa là vật chất hợp thành từ các hạt baryon[4] quen thuộc (như các nơtron và proton). Chúng được gọi một cách tập thể là các MACHO (viết tắt trong tiếng Anh của massive compact halo objects, nghĩa là “các vật thể đặc nặng của quầng”).
Những người khác thì nghĩ rằng vật chất tối có thể bao gồm vật chất phi baryon rất nóng, như các nơtrino (gọi là vật chất tối nóng). Tuy nhiên, các nơtrino di chuyển nhanh tới mức không thể lấy chúng để giải thích cho phần lớn sự kết tụ của vật chất tối và các thiên hà mà chúng ta thấy trong tự nhiên. Còn những người khác thì giơ cả hai tay lên trời chịu thua với ý nghĩ rằng vật chất tối hợp thành từ một kiểu vật chất hoàn toàn mới, được gọi là “vật chất tối lạnh”, hoặc các WIMP (viết tắt trong tiếng Anh của “weakly interacting massive particles”, nghĩa là “các hạt nặng tương tác yếu”), ứng viên hàng đầu để giải thích hầu hết vật chất tối.

[1]. Sao Thủy trong các ngôn ngữ phương Tây được đặt theo tên thần Mercury, vị thần truyền tin trong thần thoại La Mã.
[2]. Đồ thị thể hiện vận tốc quay của các sao trong thiên hà lấy theo biến số khoảng cách đến tâm thiên hà cho thấy ban đầu vận tốc quay tăng lên khi ngôi sao xa dần tâm, nhưng đến một giá trị khoảng cách nhất định thì vận tốc quay của sao gần như không đổi cho dù khoảng cách tăng lên. Do đó nó được gọi là flat rotation curve (đồ thị tốc độ quay không đổi).
[3]. Sao lùn nâu là loại sao “thui chột”, có kích thước nhỏ nên không có đủ năng lượng để khởi phát phản ứng hạt nhân và phát sáng như sao thường. Chúng chỉ phát ra các tia hồng ngoại.
[4]. Một loại hạt hạ nguyên tử nặng (baryon gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “nặng”) gồm ba hạt quark, cùng với loại hạt meson nhẹ hơn tạo nên họ hạt hadron chịu lực tương tác hạt nhân mạnh.
cac-the-gioi-song-song-01


Phần nhận xét hiển thị trên trang