Phải nói sự ra đời thi phẩm “Bức tranh quê” khá đặc biệt. Khi nhậnđược tin cuộc thi thơ của Tự Lực Văn Đoàn chỉ còn hạn một tháng, vậy mà với sự thôi thúc nội tâm, cứ mỗi ngày viết một bài thơ, lại còn phải viết dấu diếm không để người cha biết mình làm thơ, nữ sĩđã hoàn thành tập thơ để kịp gửivề dự thi. Ban tổ chứccuộcthi thơ Tự Lực Văn Đoànđã trao giải chính thức cho tập “Bức tranh quê”, mà tác giả là cô gái bên dòngsông Thương mười tám tuổi xanh.
Anh Vũ có một phầnđời gắn với sông Thương, hẳn có sự thán phục nữ sĩ từng sống trên mảnh đất mình ở, nên những nghĩ, những cảm về tập thơ “Bức tranh quê” cứàoạt tuôn chảy.Bài thơ“Chiều xuân”, mở đầu tập thơ, với những câu thơ thậtđẹp “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”Anh Vũcảm nhận: “Bức tranh đầu tiên, lấy bếnđò làm khung cảnh, có quán tranh, có hàng xoan, có con đò dầm dãi chờ khách…tất cả làm cái nền, cho tiếng dịu nhẹ của hoa xoan trút cành, từngđợt cánh tím rơi rơi, lại rơi rơi.”Rồi “Nữ sĩ tác giả lúcđó chưa đầy hai chục tuổiđờiđã có cái nhìn chân xác của bậc lão nông già dặn mới nhận ra cái màu đồng lúaxanh rờn vàướt lặng của sắc lúa dậy thì trong mưa thuận gió hòa.”
“Bức tranh quê” là tập hợp những bài thơ mô tả cảnh sắc thôn quê bốn mùa cùng với cuộc sống làmăn của con người, thì ai cũng rõ. Nhưng để hiểu cho cặn kẽ từng bức tranh phong cảnh, như bài thơ “Mưa”, Anh Vũđãphát hiện ra cáiđẹp thuận lý của nó.“Mưa có thể coi là một trong những bài thơđạt tới vẻđẹp toàn bích củaBức tranh quê.Dung dị mà đầy đặn.Thoángđãng mà thắm thiết.Quen thuộc mà chả phải ai cũng nhìn ra.”Hai câu thơ mở đầu bài thơMưa, nữ sĩ viết “Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội/ Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi.”Anh Vũ phát hiện ra vẻđẹp bên trong của câu thơ “Thật ra kiếp phận cây, cũng nhiều nét tương đồngđời người.Cau và tre như người nam nữ song song liền kề.Được cơn mưa tưới tắm xui giục, thì sao cảđôi không muốn giao hòaâm dương cùng nhau.” Và còn bìnhthêm “Trong cơn mưa nhuần thấm lẽâm dương hòa hợp, tượng hình phồn thực chập chồng. Đủ tiến lùi, lên xuống, bù đắp, là cặp thơ tiếptheo tả rất thật…” Anh Vũcòn bình tiếp “Cảm thông nỗi người vất vả trong mưa, mới hiểu được mấy cảnh thơ về loài vật: con gà, con ruồi, con nhặng, con lợn, đâu phải là thêm thắt cho vui. Đúng là vui, là cái cười ngân ngấnđuôi mắt…Những câu thơ tỏ vẻ khách quan cứtưng tửng như thấy sao viết vậy, sao câu nào cũng như thấp thoáng bóng ai đó.”Và tácgiảđã nhậnđịnh “Chỉ sự hiểu biết thấuđáo tự nhiên đã thấy nữ sĩ tác giả công phu.”Bài thơ “Chợ ngày thu”, nữ sĩ Anh Thơ lại nói về mưa “Đường đã lội trời còn mưa rườn rượt/ Và lại còn trận gió vội bay qua/ Trong lều quán ngưởi người chen chúc ướt…”, Anh Vũ như nhập đồng khi đọc những dòng thơ này. “Phải rồi, tự bao lâu nay trong đủ loại trời mưa đãđược nhắc tới, nào mưa to, mưa nhỏ, mưa bụi, mưa đá, mưa phùn, mưa lâm thâm, mưa lăn phăn, mưa lún phún, mưa sầm sập, mưa ướt tóc, mưa chết cò, mưa gãy cànhtrám, mưa thối đất thối cát…thì mưa rườn rượt vẫn có vẻ gì đấy riêng của mùa thu mưa ngâu, chợt mưa chợt tạnh, chẳng biết bao giờ hết cho.”Đánh giá, nhậnđịnh về tài năng của nữ sĩ Anh Thơ, Anh Vũđã khẳngđịnh “Có thể ba chữmưa rườn rượt, nữ sĩđã họcđượcởđâu đấy trong chợ búa đồngáng dân dã dân gian, người chỉ có tí công là dámđưa chữ lạ lùngấy vào thơmình, mời thiên hạ từđây cùngdùng chung thôi. Thì ngay trong bốn câu thơ trên… khuyên son cho ba chữ, rành rành dấu vết bàntaysáng tạo của bậc nữ sĩ tài hoa. Sao ba chữchen chúc ướt để bên nhau gợi cảm gợi hình đến thế nhỉ.”
“Ngày tết” là bài thơ cuối tập, nữ sĩ Anh Thơ như khép lại vòngquay của trời đất một năm, để mở ra thời khắc mới. Anh Vũ xúc động bình phẩm “Hai câu thơ mở ra thật tự nhiên và trong sáng Trước cổng làng chòm nêu vừa thức gió/ Bụi mưa phùn đã đổ xuống sân vôi…Chữchòm nêu viếtởđây đúng chất hội họa tạo hình tạo khối nên thơ… Chữthức gió thật sáng tạo. Ai biết thức gió là chòm nêu đánh thức ngọn gió, hay đích thực ngọn gió thổi đến, đánh thức chòm tre.Thật khó phân tích xácđịnh rạch ròi. Chính vì trạng thái lưỡngnan này, câu thơ cóđược hấp lực riêng.”
“Bức tranh quê” là bức tranh phong cảnh liên hoàn về làng quê vàđời sống con ngườiở làng quê. Trong mỗi câu thơ, mỗi bài thơlà một bức tranh phập phồng cảm xúc của nữ sĩ.Nó là riêng biệt của nữ sĩ. Nếu Nguyễn Bính nhìn làng quê bằng con mắtcủaanh chàng lãng tửđã từ làng lang bạt ra phố phường;Đoàn Văn Cừ tái tạo làng quê bằng nhịpđiệuhồ hởi, kể lể, liệt kê; thì bức tranh làngquê của Anh Thơ ngập tràn hồn vía của người nhìn ngắm làng. Với “Bức tranh quê” của nữ sĩ Anh Thơ, sau ba phần tư thế kỷ, Anh Vũđã nhận ra “Từđây con sông, bờđê, bãi dâu đồng lúa, mặt ao bờ tre, gốcđa bến tắm, con thuyềnđường dọc, chiếcđò sang ngang…Từđây ông lão bắt rận, bà già vá khâu, người mẹ về chợ, anh tuần canh đêm, cácả, các chàng, thằng cu, cái hĩm…Từđây đàn trâu đàn bò, con chó con lợn, đàn gà, bầy chim, cò mẹ cò con, chim sâu chim sẻ, đom đóm, chuồn chuồn, bướm vàng bướm trắng… Từđây vi vu sáo diều, thậm thình cối xay cối giã,cái cũi cái lồng, cái hom cái giỏ…Tất cả từđây, thêm hình thêm vóc, thêm cốt thêm hồn, tự nhiên thiên nhiên, mây chiều ráng sớm, miên man hương lý hương hồng, bèo rau dập dềnh, xuân thu đắp đổi, đêm ngàyâm dương. Và sao và trăng…Nếu không phơi ra, sao thành bíẩn.Không dài không rộng, lấyđâu cao sâu”. Anh Vũ nhậnđịnh “Mỗi bài thơ là một bức tranh đầy đặn hình sắc, xao độngâm thanh…Đặc biệt hơn cả là sự chân thành đến mộc mạc, với nhiều chi tiết hồn nhiên tới mứcnhưvụng về, lại như có ma lựcámảnh…Đó là kết quả sự gặp gỡ một tâm hồn nhi nữ không vướng mưu cầu riêng tư, màđơn giản, trinh khiết, luôn hướng tới mỹ cảm thánh thiện, với sự dồn nén bao ước nguyệnđơn sơ và khao khát phía chân trời xa rộng.” Về bút pháp thi phẩm “Bức tranh quê”,Anh Vũ khẳngđịnh“Cả tập thơ chung một thể tám chữ, chung một độ dài mười hai câu, đã là những lý do gợi tới sự liên hoàn củaBức tranh quê.”
Bằng tình cảm trân trọng, yêu quý với một nữ sĩ tài hoa, trên mình, trước mình, từng cùng sống trên mảnhđất Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), nhà thơ Anh Vũđã dồn cảm xúc của mình trên từng trang sách tiểu luận phê bình “Bút lực Bức tranh quê”, đã góp thêm một góc nhìn về một tác phẩm văn họcđãđược khẳngđịnh với thời gian. Cũng có thể vì quá trọng, quá yêu tác phẩm của nữ sĩ Anh Thơ, mà Anh Vũ gắn bút pháp “Bức tranh quê” cóthấp thoángnhững phẩm chất tượng trưng, siêu thực, hậu hiệnđại…thì, xem ra, chưa đủ sức thuyết phục ngườiđọc. Tuy rằng, ông có viết “Bao bíẩn mới chỉ gọi là sơ sơ nhận diện, đang chờ bạn tiếp tục cuộc khám phá mới”. Tiếc thay, viết đến những trang cuối này, nhà thơ Anh Vũđã phải buông bút, vì cái chết đếnđường đột. Những muốn hoàn chỉnh tập bản thảo của mình hơn, cũng không còn cơ hội nữa.Tập bản thảo“Bút lực Bức tranh quê” này, được gia đình nhà thơ Anh Vũ tổ chức in ấn, cho ra mắt bạnđọc, nhân ngày giỗ của ông.
Tháng 8-2016
(*)Đọc “Bút lực Bức tranh quê, tiểu luận phê bình của Anh Vũ, NXB Hội Nhà Văn, 2016”
(*)Đọc “Bút lực Bức tranh quê, tiểu luận phê bình của Anh Vũ, NXB Hội Nhà Văn, 2016”
Phần nhận xét hiển thị trên trang