Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Tỉ phú Trump “tuyên chiến” với Trung Quốc


Tỉ phú Donald Trump hôm 28-6 tuyên bố sẽ xé bỏ các thỏa thuận thương mại quốc tế và bắt đầu một cuộc tấn công không ngừng chống lại các thủ đoạn kinh tế của nền kinh tế số 2 thế giới.

Tuyên bố trên được cho là động thái định hình chiến dịch cạnh tranh với bà Hillary Clinton của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu tại Tây Pennsylvania, vị đại gia bất động sản đang tìm đường “sang trang” chiến dịch tranh cử sau nhiều tuần rối loạn, bằng cách quay lại với con át chủ bài về đối phó kinh tế với Trung Quốc vốn giúp ông ghi điểm từ đầu chiến dịch tranh cử.
Ông Trump đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào dạng thao túng tiền tệ, đồng thời áp đặt thuế quan phủ đầu đối với hàng hóa của nước này.
Bên cạnh đó, vị ứng viên nắm chắc suất đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng kịch liệt công kích việc bà Clinton từng ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hiệp định thương mại tự do do chính quyền của Tổng thống Barack Obama đàm phán. Ông Trump đã lớn tiếng thách thức nữ cựu ngoại trưởng cam kết làm mất hiệu lực toàn bộ hiệp định này. Viện dẫn việc bà Clinton cũng từng ủng hộ những hiệp định thương mại tự do như NAFTA trong quá khứ, ông Trump nhấn nhá: “Bà ấy sẽ lại phản bội quý vị”.
Trong khi đó, tại cuộc vận động tranh cử tiếp đó ở phía đông bang Ohio, tỉ phú Trump tiếp tục công kích TPP với những lời lẽ gay gắt hơn, ông nói rằng TPP là “một vụ cưỡng hiếp đối với nước Mỹ”.
Theo New York Times, nếu trở thành tổng thống, ông Trump sẽ nắm trong tay những quyền lực đáng kể để hiện thực hóa kết hoạch tăng rào cản thương mại của mình. Bài phát biểu nói trên của vị tỉ phú một lần nữa khẳng định ông cực kỳ quyết liệt với kế hoạch đó khi ông khẳng định sẽ rút nước Mỹ khỏi NAFTA nếu Mexico và Canada không đồng ý đàm phán lại.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ có vị tổng thống nào có quyền đảo ngược toàn cầu hóa . Theo luật hiện hành, nếu là tổng thống, ông Trump chỉ có thể áp đặt thuế quan đối với những mặt hàng nhập khẩu cụ thể. Tác động rõ ràng nhất của việc này là chuyển sản xuất tới những quốc gia chi phí thấp khác.
Theo Đỗ Quyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không riêng phái "diều hâu" đâu, cả phái "quạ khoang"; phái "tuyệt cú mèo"// vưn vưn nữa đấy các pác ạ!

Cuộc chiến Biển Đông: Phái diều hâu Trung Quốc đòi chiếm thêm đảo, nuốt hết biển

VietTimes -- Giới này cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đặng Thị Phương Thảo - /
Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vựcHải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vực
Khi phán quyết từ tòa án quốc tế đặc biệt về vụ khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông dần trở nên rõ ràng hơn thì những căng thẳng trong khu vực cũng được đẩy lên cao trào. Một vấn đề quan trọng là không quốc gia nào liên quan đến những căng thẳng này có một cái nhìn rõ nét về ý đồ của Trung Quốc trên Biển Đông (kể cả Trung Quốc).
Theo Foreign Policy, đó là bởi có ba luồng ý kiến khác nhau đang tranh đấu để chiếm ưu thế trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc. Xem xét cuộc tranh đấu trong nội bộ Trung Quốc sẽ giúp giải thích cho sự thiếu hụt biện pháp truyền thông hiệu quả và sự mất lòng tin chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền lãnh thổ.
Các lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, các quan chức quân sự như Đô đốc Tôn Kiến Quốc - phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đều lặp lại những câu nói quen thuộc đại loại như “các hòn đảo trên Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc”, nào là “hành động của Trung Quốc hoàn toàn hợp pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của mình”.
Foreign Policy nhìn nhận, Trung Quốc cũng luôn rêu rao sẽ không theo đuổi chính sách bành trướng dựa trên những tuyên bố lãnh thổ và những căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mới xây dựng phi pháp, biện bạch rằng chúng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ. Tuy nhiên một số nước ASEAN cho rằng lời giải thích này của Bắc Kinh không thỏa đáng, họ luôn cảm thấy bị đe dọa bởi việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc, do đó họ muốn Mỹ kiềm chế  tham vọng của Trung Quốc. Một vài quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực này, thậm chí muốn làm“bá chủ khu vực”.
Nhưng trên thực tế, chính Trung Quốc cũng chưa chắc đã biết rõ họ muốn đạt được những gì ở Biển Đông. Nói chung, có ba trường phái tư tưởng giữa các nhà phân tích Trung Quốc về các chính sách tối ưu đối với khu vực này, tạm gọi ba luồng tư tưởng đó là thực tế, cứng rắn và ôn hòa. Các ẩn phẩm học thuật, các bài viết trên các phương tiện thông tin và các ý kiến trên mạng của Trung Quốc đều cung cấp cái nhìn thoáng qua về ba quan điểm khác biệt này. Từ năm ngoái, tác giả bài viết trên  Foreign Policy đã nói chuyện với rất nhiều học giả Trung Quốc, các quan chức chính phủ và những người dân thường. Ba trường phái kể trên đại diện cho rất nhiều các quan điểm của người dân Trung Quốc, cho dù họ không chắc đã hiểu đầy đủ về tất cả các luồng ý kiến.
Do sự căng thẳng đang được đẩy lên cao trào, các nhà phân tích Trung Quốc đang phải chịu áp lực về việc phản ánh các quan điểm mơ hồ của chính phủ và những lời chỉ trích nặng nề hiếm khi được công bố. Điều này giải thích tại sao thế giới thường không biết đến những cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, những cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận định các hướng đi của chính sách Trung Quốc trong tương lai.

Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực
Giới theo quan điểm thực tế Trung Quốc tin rằng các nguyên tắc cơ bản của chính sách Biển Đông của Trung Quốc hiện tại hoàn toàn đúng đắn và không cần chỉnh sửa gì thêm. Họ nhận thức được cái giá phải trả về mặt ngoại giao và danh tiếng nhưng có xu hướng coi nhẹ chúng vì họ coi trọng vật chất và sức mạnh quốc gia hơn là hình ảnh bên ngoài. Niềm tin của họ dựa trên sự hiểu biết sống sượng về chính trị quốc tế: đề cao sức mạnh vật chất – chứ không phải những nhân tố phù du như tiếng tăm, hình ảnh hay luật pháp quốc tế - mới là nhân tố quyết định trong chính trị quốc tế.
Do đó họ cho rằng thời thế đang ủng hộ Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể quản lý sự trỗi dậy của minh. Trường phái quan điểm chính trị hiện thực này đang thống trị trong việc ra các quyết sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Giới chính trị thực tế cho rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở khu vực Biển Đông.
Nhưng họ cũng không chắc chắn về việc họ sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mới được xây dựng phi pháp. Trung Quốc có nên thúc đẩy một giai đoạn quân sự hóa mới, thông qua việc triển khai các hệ thống vũ khí tấn công hay các thiết bị phòng thủ hiện nay đã thực sự đủ để thay đổi nguyên trạng Giới thực tế muốn thể hiện sức mạnh trên Biển Đông, cho dù không chắc liệu bao nhiêu sức mạnh mới là đủ.
Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa và chiến đấu cơ ra các đảo ở Biển Đông khiến tình hình khu vực nóng lên
Tàu đệm khí của hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trân ở Biển Đông
Trường phái thứ hai – những người có quan điểm cứng rắn lại đưa ra những câu trả lời đầy tính cảnh báo cho những câu hỏi mà giới thực dụng chưa trả lời được. Họ cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Sự bành trướng này có thể bao gồm việc xây dựng các hòn đảo thành các căn cứ quân sự nhỏ, chiếm một số (nếu không phải là tất cả) những hòn đảo đang thuộc quyền kiểm soát của nước khác, hoặc biến bản đồ  (được chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra, công bố năm 1947 và hiện nay đang được sử dụng như là cơ sở pháp lí cho những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông) trở thành đường ranh giới lãnh thổ, và như vậy yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
(còn nữa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguy cơ mất tự do bay trên Biển Đông đã hiện hữu!

Tướng Lê Mã Lương: Nguy cơ mất tự do bay trên Biển Đông đã hiện hữu!

Vị tướng từng kinh qua trận mạc và có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử khoa học quân sự đã thẳng thắn như vậy khi trả lời phóng viên Báo điện tử PetroTimes về hàng loạt động thái gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua.

Tình hình Biển Đông thời gian qua đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Điều này một lần nữa làm dấy lên quan ngại của nhiều nước trước những bước đi đầy phiêu lưu của Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng lưỡi bò phi pháp này.
Trong đó, hành vi bồi lấp các đảo nhân tạo, quân sự hóa với việc đưa máy bay chiến đấu J – 11, hệ thống tên lửa HQ – 9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khiến cho những cam kết trước đó của Trung Quốc với các bên liên quan đang dần bị “cuốn theo chiều gió”.
Để hiểu rõ hơn bản chất của tình hình hiện nay, PV Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. (Ảnh Thảo Phượng).
PetroTimes: Thưa Thiếu tướng, ông có bình luận gì về chuyến thị sát của tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy TƯ Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 15/4 vừa qua?
Tướng Lê Mã Lương: Phải thấy rằng, bản chất bành trướng của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là xuyên suốt nhiều năm nay rồi. Mỗi bước đi của nước này càng thể hiện tính hiếu chiến, hung hăng và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn cả kinh tế, ngoại giao và quân sự để áp đặt các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trước các nước láng giềng có cùng yêu sách.
Sự việc tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy TƯ đã có chuyến đi trái phép ra Trường Sa trùng với thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có chuyến công du Châu Á và đến thăm Philippines giám sát cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines, thăm cụm tác chiến tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú trên Biển Đông.
Đây được hiểu là hành động dằn mặt mà Bắc Kinh muốn gửi đến khối các nước G7. Vì trước đó, khối này đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Đồng thời, đó cũng là hành vi thách thức Mỹ.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Hình ảnh ông Ashton Carter – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên hàng không mẫu hạm John C. Stennis ở Biển Đông. (Ảnh: Defence.gov).
PetroTimes: Theo ông việc máy bay quân sự Y – 8 của Trung Quốc công khai hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập hôm 17/4 sẽ báo hiệu những nguy cơ tồi tệ nào có thể diễn ra trên Biển Đông trong thời gian tới?
Tướng Lê Mã Lương: Nguy cơ nhãn tiền về một kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông, đe dọa an toàn và tự do bay qua vùng biển này đối với Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Chỉ trong vòng hơn 1 năm, Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo, bố trí lực lượng quân đồn trú cùng với số lượng lớn vũ khí, khẩu đội tên lửa đất đối không HQ – 9 ra đảo Phú Lâm, hàng chục chiếc máy bay quân sự, chiến lược J -11 ra Trường Sa. Liên tục tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, cộng với hành vi cản trở, đe dọa tàu cá của các nước đánh bắt trong ngư trường truyền thống đang là những hành động vô cùng nguy hiểm mà Bắc Kinh đang cố tình thực hiện.
Trước đây tôi cũng đã dự đoán trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ đưa máy bay quân sự ra Trường Sa neo đậu ở các đường băng quân sự mà họ xây dựng trên các thực thể đảo nhân tạo. Sự xuất hiện của chiếc máy bay vận tải quân sự Y – 8 tại đá Chữ Thập hôm 17/4 đã minh chứng đó là sự thật.
Sâu xa hơn, hành vi lần này của Trung Quốc thể hiện một bước đệm để nước này tiến gần hơn tới việc thành lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ngay trên Biển Đông. Đặc biệt, thời điểm tháng 5 và tháng 6 sẽ là cơ hội tốt, khi đó là thời gian Tòa quốc tế ra phán quyết về vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc mà Philippines khởi xướng.
Rõ ràng, nếu ADIZ thực hiện thì Việt Nam sẽ bị “cắt” đường ra biển và tự do đi lại trên Biển Đông. Điều tồi tệ sẽ này yêu cầu chúng ta có các bước đi mạnh mẽ hơn, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bố trí tên lửa phòng không, lắp đặt rada quan sát và các công trình khác trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: CSIS).
PetroTimes:  Theo ông, trước các nguy cơ tiềm ẩn đó, Việt Nam cần có các bước đi cần thiết gì?
Tướng Lê Mã Lương: Thời gian qua, bất chấp phản ứng của dư luận Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện những việc làm phi pháp. Phản ứng của chúng ta trước các hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc tiến hành, theo tôi là rõ ràng, và cần tiếp tục duy trì nhưng ở mức độ mạnh mẽ hơn.
Giờ đây, Trung Quốc dần hoàn thành việc cải tạo xong các bãi đá ngầm ở Trường Sa mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1988 trở lại đây. Rồi liên tục có các bước quân sự hóa như xây dựng đường băng, đưa máy bay chiến đấu, pháo phòng không, tên lửa ra Biển Đông nhằm từng bước kiểm soát cửa ngõ ra biển của Việt Nam và đe dọa tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
Chúng ta là bên có chính nghĩa trong tay, tư liệu lịch sử và chứng cứ pháp lý cũng rất đầy đủ. Vì vậy theo tôi, cần đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục pháp lý để đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
PetroTimes:  Có ý kiến cho rằng, Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào một bên thứ 3 nào đó trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ông nhận định sao về việc này?
Tướng Lê Mã Lương: Chúng ta là một nước yêu chuộng hòa bình và luôn muốn sống trong hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng với thực tế hiện nay, Trung Quốc đã công khai mưu đồ độc chiếm Biển Đông và thách thức toàn bộ các nước trong khu vực để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ ra biển, Việt Nam cần có sự đánh giá và nhìn nhận vấn đề thật toàn diện và thận trọng.
Khi vấn đề này có sự tham gia ngày càng tích cực và sâu hơn của các bên liên quan như Mỹ, Úc, Nhật Bản hay Ấn Độ thì chúng ta cũng cần áp dụng linh hoạt đường lối ngoại giao đa phương. Sử dụng các biện pháp đấu tranh pháp lý cần thiết chứ không phải chỉ phụ thuộc vào một bên thứ ba nào đó. Bởi lợi ích của các bên là khác nhau.
Tôi xin nói thêm, trong tư duy quân sự của Việt Nam, chưa bao giờ có từ “run sợ”. Bất cứ kẻ thù nào xâm phạm đến bờ cõi này thì đều bị đánh bại. Việt Nam sẽ luôn bảo vệ hòa bình, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ bằng chính nghĩa!
PV: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câng câng, trục lợi ra mặt..Khỏi cần nghe ông ta nói gì!

Hun Sen một tuần 3 lần lên tiếng về Biển Đông

Ngày 28/6, tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảnh báo những người đồng cấp của ông trong khối ASEAN chớ can thiệp vào các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Phú Lộc - /
Ông HunsenÔng Hunsen
Lời phát biểu của ông được đưa ra tại một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, và trước khi một tòa quốc tế có thể ra phán quyết vào tuần sau về vụ khiếu nại của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Campuchia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông song những năm gần đây đã trở nên thân thiết hơn với Trung Quốc rất nhiều. Philippines đã kiện ra tòa trọng tài ở La Haye vào năm 2013 sau khi các tàu hải quân của Trung Quốc tiến vào bãi cạn Scarborough có tranh chấp rồi không rời đi. Dự kiến phán quyết của tòa sẽ được đưa ra ngày 7/7 tới. Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết.
Ông Hun Sen đã phát biểu về vấn đề Biển Đông vào hôm 28/6 như sau: “Đảng CPP không ủng hộ - đúng hơn là chống lại - bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Các nỗ lực của một số nước ngoài khu vực nhằm huy động lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ đem lại những tác động tiêu cực đến ASEAN và hòa bình trong khu vực”. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tuần thủ tướng Campuchia và đảng CPP cầm quyền nêu ra vân đề Biển Đông.
Campuchia gần đây đối mặt với những chỉ trích nặng nề vì thân Trung Quốc. Một số nước ASEAN đã chỉ trích nước này sau khi Campuchia phối hợp với một số nước khác rút lại các tuyên bố của ASEAN phê phán Trung Quốc về những hành động của họ trên biển sau một hội nghị giữa ASEAN và Trung Quốc mới đây cũng như tại một hội nghị của ASEAN ở Phnom Penh hồi năm 2012.
Theo Jakartaglobe, Cambodiadaily
Phần nhận xét hiển thị trên trang

LS. Trần Vũ Hải: NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM SAU KHI CÔNG BỐ THỦ PHẠM




LS. Trần Vũ Hải
Vu Hai Tran

Có quá nhiều việc phải làm sau khi Chính phủ công bố thủ phạm thảm hoạ cá chết:

1. Việc đầu tiên cần làm, (mà lẽ ra làm từ trước), áp dụng khoản 10 điều điều 28 Luật tổ chức chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo điều tra và khắc phục thảm hoạ cá chết do 1 phó Thủ tướng đứng đầu, để giải quyết một việc loạt việc và vấn đề liên quan vụ thảm hoạ này.

2. Tuyên bố tiếp tục lệnh cấm đánh, bắt, nuôi, trồng và khai thác thuỷ sản trong vùng biển cách bờ 20 hải lý tiếp tục tại khu vực thảm hoạ ít nhất 6 tháng và các biện pháp để giúp các ngư dân và các hộ kinh doanh liên quan trong thời gian duy trì lệnh cấm này

3. Xác định tổng thiệt hại do thảm hoạ gây ra và buộc thủ phạm phải bồi thường. Một hội đồng chuyên gia độc lập cùng một công ty giám định thiệt hại có uy tín được trưng cầu để xác định thiệt hại. Khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư và xã hội dân sự hướng dẫn ngư dân và các hộ kinh doanh khác ( kể cơ sở du lịch) xác định thiệt hại và gửi đơn từ, làm các thủ tục pháp lý.

4. Huy động các chuyên gia, công ty hàng đầu Việt nam và quốc tế nghiên cứu các phương án làm sạch biển và phục hồi thuỷ sản, sinh thái khu vực thảm hoạ. Toàn bộ chi phí cho các công việc này do thủ phạm trả.

5. Yêu cầu kẻ gây ra thảm hoạ môi trường cam kết áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường ở mức cao nhất và giám sát chặt chẽ việc thực thi.

6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân chúng, chuyên gia, nhà khoa học, xã hội dân sự giám sát việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, minh bạch thông tin khi các cơ quan chức năng giải quyết liên quan đến thảm hoạ này. Mọi khiếu nại, thắc mắc liên quan phải được giải quyết nhanh chóng và công khai. Có 1 trang web riêng của Ban chỉ đạo để thông tin về việc điều tra và khắc phục thảm hoạ.

7. Đối với những người có biểu hiện bị nhiễm, bị bệnh và chết do nghi nhiễm độc từ việc xả thải hoặc ảnh hưởng từ hoạt động của các nhà máy, cơ sở kinh doanh tại khu công nghiệp Vũng Ánh, ưu tiên chữa chạy và xác định nguyên nhân, nếu xác định do nguồn từ Formosa, buộc tập đoàn này chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu những hiện tượng trên diễn ra trên diện rộng, cần kiểm tra sức khoẻ cho toàn dân khu vực sát khu công nghiệp Vũng Ánh, và các ngư dân khu thảm hoạ

8. Những người có trách nhiệm liên quan đến thảm hoạ cá chết, kể cả quá trình khắc phục thảm hoạ, nếu thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật phải được xử lý công khai và nghiêm minh.

9. Tạm đình chỉ việc xả nước thải ra biển cho đến khi Formosa cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện trên và trên thực tế đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường (đã được nâng cấp), kể cả các điều kiện về thải khí, thải chất rắn.

Trên đây là ý kiến của tôi. Xin các bạn cho ý kiến thêm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Sợ lời nói phải, không hãi kẻ nói to".Trong tường hợp này nên như nào?

Formosa Hà Tĩnh phải đền bù như thế nào mới thỏa đáng?

FB Chau Doan

Con số 11,000 tỷ đồng nếu là thực thì như muối bỏ biển nhưng chúng ta không cần nói kĩ về một con số được đưa ra bởi tin đồn. Đọc lướt trên mạng thì một số bạn bảo con số ấy khá lớn nhưng các bạn sẽ thấy con số này không là gì cả khi chia cho những hộ gia đình sống bằng nghề đánh cá. Điều này chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng dễ dàng. Nhưng khi đọc về con số này tôi vẫn có cảm giác lo lắng bởi biết đâu tin đồn này là thật. 

Theo ý kiến của một nhà khoa học thì tác hại của thảm hoạ này như một quả bom nguyên tử dưới biển, di chứng của nó trong thiên nhiên còn kéo dài tới gần một trăm năm sau. 


Theo Dân Trí: "Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị có đến 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Thời gian qua, do ảnh hưởng cá chết, hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt, làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Một số bà con chuyển sang làm trang trại chăn nuôi bước đầu ổn định cuộc sống."


Qua đây chúng ta thấy tác hại là kinh khủng đến đâu. Tôi đưa thêm thông tin này để các bạn thấy con số ấy là bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô la cho đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai. 


So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc hẳn phải lớn hơn nhiều. 


Nếu quả thực con số này là thật thì đây là một trò đùa thô bỉ của cả chính quyền và Formosa. Có thể chính quyền tưởng con số này là lớn, bởi họ không có chuyên gia kinh tế tính toán giỏi và họ không quan tâm tới những vụ bồi thường tương tự trên thế giới. Nếu thế thì đây lại là một sai lầm vô cùng đáng tiếc của chính quyền. 


Tôi xin lỗi đã sa đà vào một chủ đề tôi không dự định đi sâu khi con số chưa chính thức nhưng lòng tôi như lửa đốt vì sợ con số này là thật nên không đừng được. Ở đây có mấy điểm chính tôi muốn nói là: 


1. Khi một thảm hoạ này nảy xảy ra thì nhất định phải có quan chức chịu trách nhiệm, họ phải từ chức, phải bị truy cứu trách nhiệm tại sao để thảm hoạ xảy ra. 
Hãy bỏ đi cái kiểu xử lý chung chung không ai chịu trách nhiệm. 
Quá trình này đòi hỏi một sự đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ chính quyền. Nhưng đây là một việc làm cần thiết để lấy lại được lòng tin của dân chúng. 


2. Khi có tiền đền bù, cũng giống như tiền phân bổ ngân sách về các tỉnh, sự thất thoát là rất lớn. Cần phải có một uỷ ban kiểm soát sự minh bạch trong việc phân bổ, chi tiêu. Đây cũng là một hành động cần thiết để lấy lòng tin của dân chúng. 


3. Cần huy động lực lượng báo chí trong việc kiểm soát này. Bởi báo chí vẫn có một sự độc lập nhất định đối với những cơ quan thực hiện việc đền bù cho người dân. 


4. Không phải chỉ đền bù cho người dân mà còn cần một khoản tiền để thực hiện một công việc vô cùng khó khăn và tốn kém là hút chất độc từ đáy biển lên. Việc này cần thiết để trả lại môi trường trong lành của biển. Và đây cũng là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin người tiêu dùng vào hải sản và cũng là củng cố niềm tin của dân chúng vào chính quyền. 
Tuy nhiên, ở đây có hai loại chất độc, phản ứng nhanh và chậm. Phản ứng nhanh thì đã một phần vào cá. Phản ứng chậm như thuỷ ngân thì tác hại của nó sẽ thể hiện trong nhiều năm nữa. Do vậy, có được thành phần hoá học của chất xả thải là rất quan trọng. 


5. Formosa phải mang ống thải nên mặt đất và có phương án xử lý chất thải trên bờ. 


6. Bất luận điều gì sẽ được công bố sau cuộc họp báo thì người dân cũng không nên có hành động dại dột trong phản ứng với Formosa. Dân ta nông nổi, rất dễ manh động, nhất là sau thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tồi tệ đến chính cuộc sống hàng ngày thì điều này rất dễ xảy ra. Khi xảy ra hỗn loạn như năm 2014 thì lại phải tốn tiền đền bù.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRỰC TIẾP - HỌP BÁO CÁ CHẾT

( Chỉ tiếc để quá lâu, khi tình hình đã "nguội"! )


Xem TRỰC TIẾP, bấm vào links dưới đây

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chuan-bi-cong-bo-thu-pham-khien-ca-bien-chet-hang-loat-3428561.html
---------

Nhà báo Trần Ngọc Kha

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP
họp báo Chính phủ về nguyên nhân cá chết

16h50. Các bạn thân mến! Chỉ còn ít phút nữa cuộc họp báo CP sẽ diễn ra. Hiện nay, tôi đã có mặt tại phòng họp. Lúc này đã có hàng chục phóng viên các báo, đài tề tựu sẵn sàng đưa tin. Bên cạnh phòng viên VN còn có khá nhiều PV quốc tế. Theo KH cuộc họp báo sẽ được bắt đầu lúc 17h hôm nay mà giờ đã quá thời điểm này.


Đúng 5h7ph cuộc họp báo bắt đầu

Chủ trì cuộc họp báo như thường lệ là Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Tham gia còn có bt các bộ Thông tin và truyền thông, QP, CA, NG, VHTTDL, NV, các tuỳ viên báo chí một số DSQ tại Việt Nam.

BT, CN VPCP Mai Tiến Dũng mở đầu bài phát biểu bằng giọng rất dõng dạc: Hôm nay CP họp báo 2 nd: Thông báo ban hành chi tiết hai luật Đt và luật DN có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016. ND thứ hai công bố nguyên nhân cá chết tại 4 tỉnh miền trung trong thời gian qua.

ND thứ nhất không đáng quan tâm lắm. Hai bộ luật này đã được ban hành các văn bản hướng dẫn.

ND thứ hai: Nguyên nhân sự cố cá chết trong tháng tư năm 2016 tại ven biển 4 tỉnh Quảng Bình Quảng Trị Thưa thiên huế... đã gây thiệt hai lớn, ảnh hưởng cuộc sống, môi trường, an ninh xã hội.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Thủ tướng CP đã chỉ đạo tìm rõ nguyên nhân, đánh giá thiệt hại, và trợ giúp ngư dân.

Thủ tướng giao Bộ KHCN chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan huy động 100 nhà khoa học điều tra nguyênh nhân vụ việc.
Đã phát hiện nguồn thải lớn nhất tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa phức hợp hôn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển làmỗhải sản chết.

Đã phát hiện CTy Formosa xả thải ra biển có chứa độc tố phenol vượt quá cho phép.

Các nhà khoa học và quản lý kết luânj Cty Formosa là đơn vị gây ra vụ cá chết này.

Với chứng cứ xác định, Bộ Tài nguyên và MT cùng các bộ, ngành, địa phuongư đã nhiều lần làm việc với công ty nói trên.

ngày 28.6, công ty Formosa đã thừa nhận xả thải gây ô nhiễm môi trường làm các chết.

CTy này đã cam kết chịu trách nhiệm hậu quả này và sẽ đền bù 1.500 tỷ, tương đương 500 triệu đô la.

Formosa cam kết sẽ không để tái diễn tình trạng này nữa và sẽ tổ chức sản xuất an toàn hơn.

Với nhận thức sâu sắc hậu qủa vừa qua, Thủ tướng CP chỉ thị các địa phương tổ chức đền bù thoả đáng cho các hộ dân. Yêu cầu Cty Formosa thực hiện các cam kết nói trên, triển khai quan tắc môi trường cũng như đảm bảo an toàn theo quy định của CP VN. Các cấp các ngành không để xảy ra những tổ chức, các nhân sai phạm liên quan đến sự cố MT tại các tỉnh MT vừa qua. CP đánh giá cao các nố lực quyết tâm cu ảhọc, các nhà khoa hoc. Thủ tướng cũng cảm ơn CP Đài Loan đã hợp tác ủng hộ VN giải quyết hậu quả vụ các chết này.

Thủ tướng cũng cho rằng đây là bài học chung cho tất cả chúng ta. Hết thông báo!
Ngay sau đó, Một đoạn videp clip Ban lãnh đạo Tập đoàn Formosa xin lỗi nhân dân và CP VN. Lời xin lỗi của họ nghe rất thành khẩn và mong muốn được khắc phục hậu quả, tạo điều kiện được tiếp tục sản xuất tại VN, thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

17h36 ph hết clip.

Clip nói trên sẽ được cung cấp phát trên các kênh truyền hình và các trang tin báo chí khác.
Cuộc họp báo được chuyển sang phần phỏng vấn.

Nôi dung phỏng vấn đầu tiên được BT bộ TNMT Trần Hồng Hà cho rằng: Đây là một sự cố nghiêm trọng, phải thận trọng, khác quan, bài bản điều tra. Trước sức ép dư luận đòi hỏi, công việc điều tra được chia làm 3 nhóm: Phải xác định đc cái gì đang diễn ra và cơ chế nào gây ra các chết hàng loạt. Nhóm thức hai tìm rõ nguồn gây ô nhiễm. Nhóm này phải huy động nhiều nhà khoa học trong đó có hải dương học, hoá học... Qua những phân tích thí nghiệm, khi đã có kết quả, chúng tôi tổ chức hội đồng khoa học. Khi đã được phản biện cũng như xác định chính xác vấn đề chúng tôi mới công bố. 

Theo ông Hà, Hỗn hợp do Tập đoàn Formosa thải ra đi đến đâu lấy ô xi đến đó và gây độc tố làm cá chết. Chúng tôi đã rà soát hàng trăm cơ sở, cuối cùng khu biệt lại ba cơ sở: Formosa, điện Vũng áng và Khu CN Hà Tĩnh.

Cuối cùng các nhà khoa học xác định chỉ có lò luyện cốc của Tập đoàn Formosa mới thải ra chất gây cá chết.

Có nhà báo hỏi tại sao trong thời gian qua biết rồi mà không cung cấp nguyên nhân này cho báo chí, ông Hà cho rằng phải có thời gian để phân tích, phản biện mới có thể công bố như hôm nay một cách bài bản, chính xác, có tính thuyết phục...

Tiếp đến là trả lời của BT Bộ KHoa học và CN: Có rất nhiều khó khăn khi xác định nguyên nhân cá chết. Chúng ta phải tìm kiếm nguyên nhân từ dưới đáy biển trở lên. Các nhà khoa học thể giới như Mỹ,... cùng với các nhà khoa học VN đã phối hợp với nhau. Chũng ta đã tạo ra "mình chứng sinh động" trong viêcj cố gắng lớn để tìm ra nguyên nhân này(!!!).

BT Mai Tiến Dũng trước khi tiếp tục cuôc họp báo đã nhắn nhủ lại với các nhà báo: Việc điểu tra nguyên nhân cá chết trong thời gian qua được diễn ra rất khách quan, chuẩn xác. Có một số phần tử trong xã hội đã lợi dụng sự bức xúc trong nhân dân trước sự cố này để chống phá đảng và Nhà nước.
Tiếp tục cập nhật 

--------------------- 

Chùm ảnh của Báo Dân trí:





Phần nhận xét hiển thị trên trang