Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Nick 5xu là ai?

TP - Vào quãng đầu năm 2007, lúc Yahoo! 360o còn đang phát triển mạnh, giới thanh niên say mê chơi blog, tôi tình cờ lạc vào blog của một cái nick là 5xu, nghe rất vớ vẩn, rẻ tiền.
Thực ra khi đó ở một vài diễn đàn mạng, cái nick 5xu cũng khá nổi, gắn liền với câu châm biếm: “Rẻ vừa thôi, rẻ quá ai chịu nổi!”.
Nguyễn Phương Văn (trái) và dịch giả Trần Đĩnh Ảnh nhân vật cung cấp
Nguyễn Phương Văn (trái) và dịch giả Trần Đĩnh Ảnh nhân vật cung cấp.
5xu tên thật là Nguyễn Phương Văn, đồng tác giả với GS. Ngô Bảo Châu, vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết toán hiệp Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình – bán hết veo vạn bản ngay tuần đầu phát hành.
Đọc những bài viết “chém gió” của gã viết trên blog, tôi không sao dứt ra được, bởi lối viết tinh quái, hài hước, ngôn ngữ bình dân, về đủ mọi thứ trên giời dưới biển.
Từ văn học nghệ thuật, kinh tế, cho đến những mẩu chuyện vớ vỉn kiểu như mẹo mực làm thế nào để luôn thắng độ bạn nhậu bia bọt vỉa hè, cho đến những nguyên tắc chăm sóc… bướm, rồi thì lan man giễu nhại sang thói mê tín, tật xấu người Việt.
Blog của 5xu rất đắt khách, thường khiến tôi cười rúc rích. Bèn lân la làm quen. Hồi đó tôi có cái quán cà phê ở phố Hồng Phúc, gần công ty của hắn. Mời mọc hẹn hò mãi, một hôm tôi thấy một gã đầu tròn, mắt cũng tròn xoe như bi ve, người tròn nốt, cưỡi một chiếc xe cà tàng Dream hay Wave gì đấy, đỗ xịch cửa quán. Anh là 5xu đây, gã nói, mắt cười cười chớp chớp. Sau đó câu chuyện hai thằng cứ thế chả dứt ra được.
Câu chuyện đời hắn cũng không quá phức tạp. Hắn sinh năm 1973, hơn tôi 1 tuổi, lớn lên giữa một thư viện sách gia đình thừa hưởng từ người cha. Học khoa Lý, Đại học Tổng hợp, ra trường có thời gian buôn bán vào Nam ra Bắc, chạy việc loăng quăng trong ngạch showbiz, rồi mở công ty kinh doanh thiết bị viễn thông.
Thời điểm tôi gặp, hắn đã có vợ và cô con gái nhỏ. Sau giai đoạn đó, tôi bỏ kinh doanh, quay về viết văn, hắn giới thiệu tôi với bạn bè viết lách, bảo nên tìm đọc cái gì, ở đâu.
5xu chính là tên một nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Đảo Cát Trắng của tôi xuất bản năm 2008, hắn gần như nguyên mẫu vậy. Đến cuối 2008, hắn nhảy sang làm PR, mánh mung, đầu têu và thực hiện các dự án ngắn hạn cho các mạng xã hội. Làm đủ thứ, miễn là ra xèng, cày cuốc tứ tung, gánh nặng kiếm tiền trĩu hai vai.
Hồi hắn còn ở gần, có hôm đi câu cá về tôi ghé qua biếu mẹ hắn con chép con rô, lần khác ghé thăm cái thư viện của hắn, cơ man là sách, thôi rồi là sách. Đọc nhiều thế thảo nào mà cái quái gì cũng biết!
Lần gần nhất tôi gặp hắn đâu như đầu năm 2010 ở cái quán cà phê cóc yêu thích gần nhà, hắn đạp xe đến và bảo: Đạp xe hay lắm mày ạ, khỏe người, lành mạnh, giờ đi đâu anh cũng đạp xe thôi.
Cuộc sống nhiều bất ngờ, hiện hắn đã chuyển hẳn vào Sài Gòn sinh sống làm ăn, có thêm một cậu con giai kháu khỉnh. Hắn gom các bài viết blog lại in thành cuốn sách với cái tên Thời tiết đô thị bút danh Phương Cẩm Sa (tên cô con gái rượu). Cuốn sách được nhiều người yêu thích, đa phần là giới trẻ.
Mới đây nhất, hắn cùng một số người bạn xúc tiến dự án “Góp chữ thành sách”, nhằm gây quỹ dịch thuật xuất bản e-book miễn phí, một dự án táo bạo. Tôi tin dự án thành công, bởi Văn vốn thông minh lại có những người bạn tài năng, tâm huyết.
Hắn nói nhanh như bắn súng liên thanh, tư duy nhanh, chặt chẽ, logic, thuần lý tính. Ấy thế nhưng đôi khi không thiếu những bài viết của hắn lại lãng đãng chậm rãi và thanh khiết như sương sớm, như thiền sư nhập định, biến ảo khó lường.
Ý tưởng siêu hình khó nắm bắt, nhưng biết dùng ngôn ngữ để diễn tả những suy tư đó, về thời gian, về bản chất của tồn tại, về cái đẹp và điều thiện.
Trực giác của tôi mách bảo ngay từ đầu rằng hắn là người dễ thương. Nhiều người khác có lẽ lại khá ác cảm với cách ăn nói văng mạng, cả ngoài đời lẫn trên mạng của hắn.
Chả có gì ngạc nhiên, khi hắn chấp bút cùng GS. Ngô Bảo Châu viết cuốn tiểu thuyết toán hiệp với lời văn trong trẻo. Vẻ đẹp toát ra từ những câu văn trong cuốn tiểu thuyết kia, nó bắt nguồn từ một tâm hồn đẹp, thiện tâm, tôi tin như vậy, và đó chính là một 5xu - Nguyễn Phương Văn mà tôi biết.
Báo giấy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm sao viết được bằng một cái đầu trống rỗng?

Làm sao viết được bằng một cái đầu trống rỗng? Câu hỏi kỳ quái này chắc chắn không chỉ mình tôi gặp phải lúc này, mà rất nhiều người khác nữa. Ngôn ngữ, sau một chặng đường dài phát triển, đã đến lúc suy tàn. Chúng, những nguyên âm phụ âm và các thanh các dấu, đã có dấu hiệu cận kề cái chết.
Trong bóng chiều nhập nhoạng sắc màu ma mị, chúng ngồi vạ vật như những bộ xương trưng bày trong nhà bảo tàng các chứng tích về một nạn đói khủng khiếp nào đó của dân tộc...
Những người tử tế đã ít dần đi trong buổi xế chiều này, những con chữ tử tế cũng không còn chỗ trú ngụ, như những pho tượng nhà mồ chơ vơ trong nghĩa địa hoang vu. Những kẻ cơ hội và say máu khoác lên mình các ký tự một mớ trang sức gươm dao và bắt chúng khom lưng oằn mình chịu đựng. Mà chúng, bọn chữ nghĩa ấy, thì chân yếu tay mềm!
Rồi chúng nỉ non, vang rền, hùng hồn, nhấm nhẳng... chết. Chúng chết hàng loạt như mắc phải virus dịch tả, và nằm đè lên nhau. Chữ A đè lên chữ L, chữ I bị sứt đầu, dấu ? nằm co quắp, chữ Y dạng chân ra, máu chảy giữa hai đùi...
Khủng khiếp!
Tôi nhặt những thi thể chữ đẫm máu, đặt lên giữa bàn tay, nghe mùi cái chết tanh xông lên mũi. Làm sao để chúng sống lại, vui đùa, hoan hỉ, dịu dàng như cũ? Không phải là một phù thuỷ tài ba, tôi chẳng qua là một gã nhà quê đứng bên ngoài cánh đồng văn chương vốn chỉ dành cho những tay chơi cự phách. Tôi ngậm ngùi nhìn chữ nghĩa bị phanh thây và cưỡng hiếp, mà đành bất lực.
Tôi lay gọi: “Này, dậy đi thôi, đừng chết!”
Tôi khóc to: “Này, thôi đừng chết nữa!”
Lũ chữ vẫn không nhúc nhích. Chúng chết thật rồi...
Như cậu bé nhà nghèo ngồi nhìn những chú búp-bê thân thương bị vặt tay bẻ cổ và giẫm bẹp dí, tôi chẳng biết làm sao. Tôi nghĩ: Ước gì mình có phép màu khiến cho người chết có thể sống lại! Nhưng Phật và các thánh thần đã từ lâu không còn vãng lai cõi trần chật hẹp và hỗn láo này. Điều ước mãi mãi không thành hiện thực. Chiều đổ bóng âm thầm trên nền đất cát còn vương vãi thịt da và hình bóng của cái chết. Tôi tẩn mẩn nhặt từng mẩu tay chân thịt da của các ký tự, đem ghép vào nhau. Trăng đột ngột hiện ra chiếu ánh hào quang xuống mặt đất hoang tàn, như một ngọn hải đăng rạng ngời trong mắt người đi biển. Tôi nghĩ: Hay chờ trăng lên cao chút nữa, soi thật sáng chỗ này, tôi sẽ âm thầm làm một cuộc cải tử hoàn sinh...
Bạn có khi nào để ý đến cách diễn đạt của những nhân vật mặt mày sáng láng trên các kênh truyền hình không? Những con chữ được nhả ra từ tốn, nhẹ nhàng, khi phấn khởi, lúc băn khoăn trăn trở, khi nhấn mạnh, khi kéo dài ra... Những âm điệu uốn lượn lên bổng xuống trầm như khói thuốc. Lúc ấy, ngôn ngữ đang đóng vai những diễn viên múa, uốn éo, làm dáng. Chúng bị làm tình làm tội bởi con người, những con người đầy tham vọng bá quyền và tráo trở. Cả cộng đồng uốn éo theo những bờ môi đĩ thoã khiến ngôn ngữ cũng bị đoạ đày. Không chỉ có con người khổ, chữ nghĩa cũng khổ lây, thật đấy!
Trong khi đó, trong một hoàn cảnh khổ đau không kém, những ký tự thoát khỏi rào chắn răng lưỡi của lũ trẻ trâu, các ký tự lại bị nhai, bị cắn, bị vặn cho méo mó không còn ra hình dáng ban đầu. Lũ trẻ trâu tha hồ hành hình chữ nghĩa: chúng viết lộn ngược, viết không dấu, viết tắt có chèn hình, làm đủ trò nhào lộn khiến cho chữ nghĩa bị què cụt, thậm chí chấn thương sọ não, chết hàng đống trong các tin nhắn, các phản hồi trao đổi trên mạng, thậm chí trong các bài tập chính tả, làm văn trong lớp học. Đến nỗi, cùng sống chung một thời đại, cũng sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ chính, mà tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, vẫn không tài nào hiểu được chúng muốn nói gì...
Ví dụ: ca´j măt ngu ngu hơhơ :-q :) aj tkươq iem like + tka? <3 đê.ra´nk tôj wua cku´c ngâu nqon ne`k hjhj :) <3 :* tôj âm nka´ ca? nka`...
Bây giờ thì, chúng nằm đây, lăn lóc như sọ người sau nạn diệt chủng. Trăng thì vẫn sáng trên đầu. Tôi ôm lấy từng cơ thể lạnh ngắt, rồi ghé miệng truyền hơi ấm vào. Những vòm ngực bắt đầu phập phồng trở lại. Thì ra chúng vẫn còn thoi thóp, chưa chết hẳn.
Ánh mặt trời lột hết những mặt nạ đóng thế đêm qua, trả lại nguyên vẹn màu tươi xanh trên trái đất. Một chú gấu đi qua dừng lại nhìn chúng tôi, ánh mắt trìu mến chứa chan rồi bước đi, để lại một ít sữa ngọt ngào. Bầy ong mật bay qua, dừng lại hỏi han, để lại một ít mật ngọt lành trước khi bay tiếp. Bầy kiến đang xây tổ, dừng lại nhìn chúng tôi, và sau đó để lại những trứng kiến vàng ươm béo ngậy. Tôi lấy sữa gấu mật ong và trứng kiến bón cho lũ chữ vừa tỉnh lại. Chúng há miệng ra nuốt lấy và gắng gượng ngồi dậy. Cứ thế, ngày này, qua ngày khác, những tháng ngày bất tận.
Giờ thì lũ chữ đã khoẻ hơn, chúng đang hồi phục từng ngày. Chữ Y dắt chữ A, chữ L tựa vào vai chữ H, chữ K chống gậy, dấu ? tập ngồi thiền... chúng đang tập đi, tập nói tập cười. Tiếng cười nói xôn xao cả một khoảng trời mênh mông...




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tập đồng chí bắt hết, không sợ không có người thay, bỏ trống chỗ ngồi à?

Trung Quốc truy tố cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương 


TTO - Ông Quách Bá Hùng, nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa bị khai trừ Đảng và truy tố vì dính líu tham nhũng.
Ông Quách Bá Hùng, nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa bị truy tố vì tội tham nhũng - Ảnh: AFP
Ông Quách Bá Hùng, nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa bị truy tố vì tội tham nhũng - Ảnh: AFP
Theo AFP, hôm qua (30-7), các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã giao vụ điều tra những cáo buộc tham nhũng liên quan đến ông Quách Bá Hùng cho các công tố viên quân đội xử lý.
Ông Quách bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ và ảnh hưởng của mình để nhận tiền hối lộ và cất nhắc chức vụ cho một số cán bộ trong quân đội.
Cựu quan chức quân đội 73 tuổi từng là phó chủ tịch Quân ủy trung ương trong suốt 10 năm từ 2002 đến 2012. Đây là một trong số những tướng lĩnh quân đội cao cấp nhất bị “ngã ngựa” trong chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn dưới thời ông Tập Cận Bình.
Hãng tin Tân Hoa cho biết: “Các điều tra cho thấy ông Quách đã lợi dụng chức vụ để giúp người khác thăng chức, trục lợi và nhận lại tiền hối lộ trực tiếp hoặc thông qua gia đình ông ta”.
Việc truy tố ông Quách ngay trước dịp kỷ niệm 88 năm thành lập quân đội nhân dân Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày mai (1-8) đã được dự đoán kể từ thời điểm ông này bắt đầu bị điều tra từ tháng 4 năm nay.
Vụ việc của ông Quách được giao cho các công tố viên quân đội xử lý cho thấy ông này gần như chắc chắn sẽ phải ra tòa và chịu án tù.
Con trai ông Quách, một sỹ quan hải quân cũng đã bị bắt giam hồi đầu năm nay.
D. KIM THOA
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?


Phát triển bền vững
Đăng ngày Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015
Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.
Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới

Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.
Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...
Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.
Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.
Làm chủ bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên.
Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”
Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên
Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.
Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP.
Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.
Việt Nam liệu có tránh được?
Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.
Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.
Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.
Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 - 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.
Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 - 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.
Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?
Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.
Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu "khoa học - công nghệ là then chốt" xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.
***
 
Xem thêm:


>> Xuất khẩu tài nguyên thô là ăn thịt chính mình

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá - hiện đại hoá!
Có người phản biện: "Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?" Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học - công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.
GS PHẠM DUY HIỂN (THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lỡ rùi nên lợn ăn khoai!


Việt nam "ca ngợi tổ quốc" Trung Hoa lên mạng Tàu - Nhục quốc thể quá trời luôn!

FBker Nguyên Trung Thuan CHO BIẾT: "báo Tàu đưa nguyên cả video rồi nhá. Còn nhắc lại cả vụ Cờ 6 sao nữa, có kèm theo lời bình của cư dân mạng TQ. Nhục quốc thể quá trời luôn!
- Người quan sát:
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đọc lời chào mừng, hội trường vang lên ca khúc tiếng Trung "Ca ngợi Tổ quốc"
越南国家主席张晋创致辞 会场响起中文歌《歌唱祖国》
http://www.guancha.cn/Neighbors/2015_07_31_328880.shtml
- Hoàn cầu:
Báo Mĩ: Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đọc lời chào mừng, hội trường vang lên ca khúc yêu nước tiếng Trung "Ca ngợi Tổ quốc"
美媒:越南国家主席致词时会场响起中文爱国歌曲《歌唱祖国》http://news.china.com.cn/live/2015-07/31/content_33772090.htm
(Miễn dịch vì nội dung cũng giống thông tin báo chí nước ngoài đã đưa)."
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liên minh Việt - Thái bất ngờ rầm rộ đối phó với Trung Quốc và Campuchia


Xu thế chính trị ở Phnom Pênh vẫn có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh. Vì thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng một đoàn hết sức hùng hậu sang ngay Bangkok để làm việc. Hai bên ký bản tuyên bố chung để nâng dần mối liên kết. Mối liên kết này mà chặt chẽ thì đương nhiên Campuchia phải dè chừng...

Ảnh: Hội đàm nội các Việt- Thái 

Sau chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ, dư luận dành nhiều lời tốt đẹp cho mối quan hệ trong tương lai của hai nước. Đương nhiên Trung Quốc không hài lòng và tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam bằng nhiều cách. Thứ nhất là chuẩn bị cuộc tập trận quy mô ngay trên Biển Đông trong đầu tháng 8. Thứ hai lại dùng con bài mua chuộc Campuchia gây bất ổn ở phía Nam qua vấn đề biên giới.

Mặc dù trong tháng 6 và tháng 7 các đoàn cao cấp của Việt Nam sang Phnom Pênh như con thoi. Từ đảng, chính quyền và quân đội đều cử các người có tiếng nói sang trao đổi. Thế nhưng xu thế chính trị ở Phnom Pênh vẫn có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh.

Vì thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng một đoàn hết sức hùng hậu sang ngay Bangkok để làm việc.

Dù rằng có khác biệt về hệ thống chính trị, nhưng hai quốc gia có nhiều mục tiêu chung. Cả hai đều đóng một vai trò quan trọng trong khối ASEAN và không muốn Trung quốc chi phối xu hướng phát triển.

Hai bên ký bản tuyên bố chung để nâng dần mối liên kết.

Mối liên kết này mà chặt chẽ thì đương nhiên Campuchia phải dè chừng...

Từ trước đến nay giữa Campuchia và Thái Lan có nhiều tồn đọng tranh chấp về biên giới. Hai nước vẫn trong tình trạng tạm hòa hoãn. Thế của Thái Lan và tiềm lực của Thái Lan mạnh hơn Campuchia. Nếu Campuchia gây bất ổn cho Việt Nam thì Thái Lan cũng có thể là một đối trọng lại cán cân quan hệ quốc tế.

Vì thế chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tiến hành rất nhanh. Báo chí không đưa tin nhiều. Nhưng nhìn số lượng quan chức cao cấp của chính phủ ( đủ thành phần nội các) thì mới thấy nó quan trọng biết nhường nào.

Bản tuyên bố của hai nước sẽ mở đường cho một liên minh chiến khu Việt- Thái trong thời kỳ mới.

http://baochinhphu.vn/…/Hop-tac-Viet-NamThai-Lan…/232351.vgp

Dân Choa
(FB Dân Choa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chống đổ bộ-nhiệm vụ cuối cùng của tuyến phòng thủ


Chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Cô Công (Campuchia) cuối năm 1979 của hơn 30 tàu chiến của Hải quân Việt Nam với Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 Vùng 5 Hải quân, kết hợp với không quân ném bom, thì có thể thấy, đó là một cuộc đổ bộ lớn nhất của Hải quân Việt Nam từ trước đến nay nhưng hình thức tác chiến truyền thống. (Trinh sát, tìm bãi đổ bộ; dọn bãi đổ bộ bằng hỏa lực; dùng lực lượng nhỏ, nhanh, đánh chiếm đầu cầu; cuối cùng đại quân tràn vào bờ). Thời đó, năm 1979, cuộc đổ bộ này đã khiến không ít quốc gia ĐNA và kể cả Trung Quốc giật mình, lo lắng, về mức độ và khả năng hợp đồng tác chiến của Hải quân Việt Nam.

Lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam 
trong một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển.
Việt Nam chắc chắn sẽ không ngồi nhìn khi các thế lực hung hăng đang củng cố, xây dựng đảo nhân tạo hòng tạo ra ưu thế tác chiến, diễu võ dương oai bằng các cuộc tập trận... Cách đây 40 năm, khi giao nhiệm vụ đánh chiếm quần đảo Trường Sa cho quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nếu không hành động sớm sẽ bị nước khác đánh chiếm”.

Biết bao nhiêu xương máu của thế hệ cha anh đã nhuộm đỏ vùng biển Trường Sa để cho con cháu có được thành quả như hôm nay. Nhưng nguy cơ “bị nước khác đánh chiếm” là tiềm tàng, đang thách thức quân và dân huyện đảo Trường Sa từng giờ từng ngày. Vì vậy, không ngừng cảnh giác, chuẩn bị đầy đủ mọi phương án giáng trả có hiệu quả để buộc kẻ thù phải trả giá đắt nếu cậy thế đông, mạnh.

Tác chiến đổ bộ trong chiến tranh hiện đại.

Trong phương án tác chiến phòng thủ biển, sau khi gây khó khăn cho địch ở các tuyến phòng thủ từ xa thì chống lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo, điểm đầu cầu ở đất liền…là nhiệm vụ mà thành bại quyết định sự mất còn khả năng phòng thủ biển.

Nghệ thuật tác chiến đổ bộ hiện đại sử dụng 3 lực lượng: tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng mà giới quân sự coi là phương thức tác chiến 3 chiều (lập thể) đã tạo nên một thế "chân kiềng" vững chắc.

Bộ 3 lực lượng này đã đáp ứng các tiêu chí rất cơ bản trong tác chiến đổ bộ, đó là: tập trung, mạnh và nhanh.

Tập trung, vì cả 3 lực lượng trên đều có thể cập bờ, đảo, để triển khai tác chiến cùng một lúc.

Mạnh là vì hỏa lực của 3 lực lượng này đủ mạnh để đè bẹp mục tiêu từ cấp chiến dịch trở xuống mà không cần sự hỗ trợ của các lực lượng khác.

Nhanh là vì khả năng cơ động của chúng rất cao. Nếu đối phương có một sức mạnh vừa phải, một sự cảnh giác tối thiểu thì sẽ không có cơ hội trở tay.

Có thể nói bằng sự xuất hiện tàu đổ bộ cỡ lớn (LPD) và tàu đệm khí cỡ lớn (LCAC)... đã làm cho lực lượng đổ bộ của các cường quốc biển trở thành một lực lượng có tính răn đe cao, uy hiếp mạnh, là "dao găm kề cổ, súng gí mang tai" vào nạn nhân không chỉ là những hòn đảo trơ trọi giữa đại dương mà ngay cả những quốc gia nhỏ bé.

Rõ ràng, chính sự thay đổi công nghệ đã thay đổi lớn chiến thuật đổ bộ đường biển truyền thống.

Chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Cô Công (Campuchia) cuối năm 1979 của hơn 30 tàu chiến của Hải quân Việt Nam với Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 Vùng 5 Hải quân, kết hợp với không quân ném bom, thì có thể thấy, đó là một cuộc đổ bộ lớn nhất của Hải quân Việt Nam từ trước đến nay nhưng hình thức tác chiến truyền thống. (Trinh sát, tìm bãi đổ bộ; dọn bãi đổ bộ bằng hỏa lực; dùng lực lượng nhỏ, nhanh, đánh chiếm đầu cầu; cuối cùng đại quân tràn vào bờ). Thời đó, năm 1979, cuộc đổ bộ này đã khiến không ít quốc gia ĐNA và kể cả Trung Quốc giật mình, lo lắng, về mức độ và khả năng hợp đồng tác chiến của Hải quân Việt Nam.

Trong cuộc đổ bộ này, không có “máy bay trực thăng đổ bộ thẳng đứng” nên gánh nặng tập trung lên tàu LCM-8 chở đại đội đánh chiếm đầu cầu. Do khu vực Cô Công-Campuchia rộng, nếu như có trực thăng đổ bộ vào một khu vực nào đó rồi vận động tấn công đánh chiếm đầu cầu thì giảm tải rất nhiều cho tàu LCM-8. Và lúc đó, nếu quân Pol Pôt mà có ý chí chiến đấu thì đại đội đánh chiếm đầu cầu sẽ gặp khó khăn…khi lính trinh sát và đại đội đánh chiếm đầu cầu thay vì triển khai nhanh bám bờ thì phải đánh chiếm đầu cầu trong tư thế phải vượt sông dưới làn đạn của địch để tiếp cận bãi đổ bộ.

Ngày nay, đương nhiên, chiến thuật đổ bộ luôn là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhưng theo mức độ, nhiệm vụ và do đó sẽ có những hình thức tác chiến khác nhau.

Chẳng hạn, đổ bộ xâm chiếm một quốc gia khác là hình thức tác chiến đổ bộ kết hợp hiện đại với truyền thống với sự tham gia của tất cả các lực lượng quân binh chủng với toàn bộ sức mạnh đột phá.


Đổ bộ đánh chiếm các khu vực ven biển, các khu vực bàn đạp đầu cầu, các căn cứ hải quân ven biển, các hải cảng lớn, các đảo đơn lẻ hoặc các cụm đảo, quần đảo và giữ chúng, thì hình thức tác chiến khác đi. Bởi do mục tiêu chỉ có ý nghĩa về chiến dịch, chiến thuật nên thông thường được tiến hành bởi lực lượng của hải quân và lính thủy đánh bộ mà tác chiến đổ bộ hiện đại như "siêu nhanh, siêu xa, ngoài đường chân trời" thì phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể).

Đây là hình thức tác chiến mà rất nguy hiểm đối với các mục tiêu là quần đảo, đảo nhỏ đơn lẻ rất dễ bị thất thủ. Đặc biệt trong tranh chấp biển đảo mà với lực lượng LPD, LCAC, ngày càng hiện đại thì hình thức tác chiến này càng tỏ ra ưu việt, khả thi, thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ bé ven biển muốn bảo vệ chủ quyền.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.

Cứ nhìn vào phương tiện, vũ khí trang bị, các cuộc diễn tập...đánh chiếm đảo trên Biển Đông của TQ thì hình thức tác chiến đổ bổ ngày nay khiến cho không ít các quốc gia "mất tinh thần" khi bị hù dọa, uy hiếp. Song, hình thức tác chiến đổ bộ hiện đại, kết hợp 3 lực lượng tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng không phải là tuyệt chiêu, không phải có thế vững chắc như "kiềng 3 chân" mà chúng vẫn tồn tại những điểm yếu không thể khắc phục.

Chống địch đổ bộ đánh chiếm đảo, đầu cầu…thì tổng thể nhiều biện pháp với 2 nội dung gồm chống đổ bộ đường không, đường biển. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến cách sử dụng 2 thứ vũ khí chiến thuật để tác chiến phi đối xứng của lực lượng hiện có được bố trí trên đảo.
Một là:..................................................................................... 
Và, trong thời đại vũ khí công nghệ cao thì to lớn, đông chưa hẳn là lợi thế.

Lê Ngọc Thống
(Blog Lê Ngọc Thống)

Phần nhận xét hiển thị trên trang